CHÍNH
PHỦ
******
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
113/2007/NĐ-CP
|
Hà
Nội, ngày 28 tháng 06 năm 2007
|
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT
ĐÊ ĐIỀU
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm
2001;
Căn cứ Luật Đê điều ngày 29 tháng 11 năm
2006;
Căn cứ Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão ngày
20 tháng 3 năm 1993 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung
một số điều của Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão ngày 24 tháng 8 năm 2000;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đê điều ngày 29 tháng 11 năm 2006,
bao gồm:
a) Điều 4 về
phân loại và phân cấp đê;
b) Điều 6 về
chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực đê điều;
c) Điều 9 về
nội dung quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê;
d) Điều 26 về
sử dụng bãi sông nơi chưa có công trình xây dựng;
đ) Điều 27 về
xử lý công trình, nhà ở hiện có trong phạm vi bảo vệ đê điều và ở bãi sông;
e) Khoản 2 Điều
37 về cơ cấu tổ chức, sắc phục, phù hiệu, cấp hiệu và chế độ chính sách đối
với lực lượng chuyên trách quản lý đê điều;
g) Điều 44 về
thanh tra đê điều và Điều 46 về xử lý vi phạm pháp luật về
đê điều của Luật Đê điều.
2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với mọi
tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có các hoạt động liên quan đến đê điều tại
Việt Nam.
Điều 2. Phân
loại và phân cấp đê theo Điều 4 của Luật Đê điều
được quy định như sau:
1. Đê được phân loại thành đê
sông, đê biển, đê cửa sông, đê bối, đê bao và đê chuyên dùng.
2. Cấp của từng tuyến đê thực hiện
theo quyết định phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được Chính
phủ ủy quyền.
3. Giao Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn có trách nhiệm hàng năm rà soát, điều chỉnh cấp đê theo tiêu
chí quy định tại khoản 3 Điều 4 của Luật Đê điều để phù hợp
với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Điều 3. Chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực
đê điều theo khoản 2 và khoản 3 Điều 6 của Luật Đê
điều được quy định như sau:
1.Tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu
hoặc ứng dụng khoa học công nghệ vào lĩnh vực đê điều mà được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền cho phép áp dụng thì được hỗ trợ về kinh phí và các quyền lợi
khác theo quy định hiện hành.
2. Tổ chức, cá nhân đầu tư vào
đê điều để kết hợp làm đường giao thông được hưởng những quyền lợi sau:
a) Sử dụng đê theo mục đích đầu
tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Được chính quyền địa phương tạo
điều kiện về mặt bằng thi công;
c) Cho các phương tiện giao
thông hoạt động theo quy định về tải trọng của dự án đầu tư;
d) Được phép thu phí giao thông
theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức, cá nhân đầu tư vào
việc trồng cây chắn sóng bảo vệ đê điều được hưởng các quyền lợi sau:
a) Được bố trí đất trong phạm vi
bảo vệ đê điều để trồng cây;
b) Hỗ trợ kinh phí trong nguồn vốn
xây dựng, tu bổ đê điều hàng năm;
c) Được phép khai thác và hưởng
lợi trong phạm vi đầu tư theo quy định.
Điều 4. Nội dung quy hoạch phòng, chống lũ của
tuyến sông có đê theo khoản 2, khoản 3 và khoản
5 Điều 9 của Luật Đê điều được quy định như sau:
1. Xác định lũ thiết kế của tuyến
sông gồm lưu lượng lũ thiết kế và mực nước lũ thiết kế cho từng giai đoạn quy
hoạch, xác định mực nước lũ báo động để tổ chức hộ đê.
2. Xác định các giải pháp kỹ
thuật của quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, phân tích, đánh giá
vai trò của từng giải pháp:
a) Xây dựng hồ chứa nước thượng
lưu;
b) Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn
và trồng cây chắn sóng bảo vệ đê;
c) Xây dựng, tu bổ đê điều;
d) Xác định các vùng phân lũ,
làm chậm lũ, khả năng phân lũ vào các sông khác, xác định thứ tự vận hành của
các công trình phân lũ, làm chậm lũ;
đ) Làm thông thoáng dòng chảy;
e) Tổ chức quản lý và hộ đê.
3. Các giải pháp tổ chức thực hiện
quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê phải được sắp xếp theo thứ tự ưu
tiên của từng giai đoạn.
Điều 5. Sử dụng bãi sông nơi
chưa có công trình xây dựng theo điểm c khoản 3 Điều 26 của Luật Đê điều được quy định như sau:
Để việc xây dựng công trình
không được làm giảm quá giới hạn cho phép của lưu lượng lũ thiết kế; không làm
tăng quá giới hạn cho phép của mực nước lũ thiết kế; không ảnh hưởng đến dòng
chảy của khu vực lân cận, thượng lưu, hạ lưu phải đáp ứng các quy định sau:
1. Ngoài phạm vi bảo vệ đê điều.
2. Tuân theo quy hoạch phòng, chống
lũ, quy hoạch đê điều, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng theo quy định
tại điểm b khoản 3 Điều 26 của Luật Đê điều.
3. Dự án xây dựng mới phải cách
bờ sông một khoảng cách nhất định để thông thoáng dòng chảy, tránh sạt lở; phục
vụ việc xây dựng đường ven sông, tạo cảnh quan môi trường; Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh quyết định cụ thể khoảng cách này.
4. Các công trình trạm điện, trạm
y tế, trường học, trạm cấp nước, nhà kho khi lập dự án xây dựng phải bảo đảm
các quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này, đồng thời phải cao hơn mực nước thiết
kế đê để hoạt động được thường xuyên và an toàn trong mùa lũ.
Điều 6. Xử lý công trình, nhà ở hiện có trong phạm vi bảo
vệ đê điều và ở bãi sông theo Điều 27 của Luật Đê
điều được quy định như sau:
1. Trên cơ sở quy hoạch phòng, chống
lũ của tuyến sông có đê do Chính phủ phê duyệt, quy hoạch phòng, chống lũ chi
tiết của tuyến sông có đê trong phạm vi địa phương do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
phê duyệt,Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo xây dựng quy hoạch và
phê duyệt hoặc trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án điều chỉnh quy
hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng ở bãi sông theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật Đê điều;
b) Tổ chức cắm mốc chỉ giới trên
thực địa theo quy hoạch;
c) Xác định số lượng công trình,
nhà ở phải di dời;
d) Xây dựng kế hoạch và biện pháp
thực hiện việc di dời.
2. Thời gian di dời đối với công
trình, nhà ở hiện có trong phạm vi bảo vệ đê điều và ở bãi sông thuộc diện phải
di dời được quy định như sau:
a) Công trình, nhà ở hiện có trong
khu vực đang bị sạt lở phải di dời ngay để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản
của nhân dân;
b) Công trình, nhà ở hiện có
trong phạm vi bảo vệ đê điều phải tổ chức di dời trong thời gian tối đa 2 năm,
kể từ ngày Luật Đê điều có hiệu lực;
c) Công trình, nhà ở không phù hợp
với quy hoạch (quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch phòng, chống lũ; quy hoạch xây
dựng các công trình, nhà ở và các quy hoạch khác có liên quan) do cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt thì phải tổ chức di dời trong thời gian tối đa 5 năm, kể từ
ngày Luật Đê điều có hiệu lực thi hành.
3. Chính sách đối với công
trình, nhà ở hiện có trong phạm vi bảo vệ đê điều và ở bãi sông thuộc diện phải
di dời được quy định như sau:
a) Công trình, nhà ở hợp pháp được
bồi thường theo quy định của pháp luật;
b) Công
trình, nhà ở không hợp pháp có thể được xem xét hỗ trợ; mức hỗ trợ cụ thể do Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
4. Các dự án xây dựng đã được
phê duyệt trước ngày Pháp lệnh Đê điều có hiệu
lực (ngày 01 tháng 01 năm 2001), nhưng chưa thực hiện hoặc chưa hoàn thành, nếu
phù hợp với các quy hoạch quy định trong Luật
Đê điều và các quy định của pháp luật hiện hành thì được tiếp tục thực hiện.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét để quyết định cụ thể cho từng dự
án nêu trên.
Điều 7. Cơ
cấu tổ chức của lực lượng chuyên trách quản lý đê điều theo khoản 2 Điều 37 của Luật Đê điều được
quy định như sau:
1. Lực lượng chuyên trách quản
lý đê điều thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là cấp
tỉnh) có đê được tổ chức thành các Hạt Quản lý đê trong phạm vi một huyện hoặc
liên huyện.
Hạt Quản lý đê là đơn vị của Chi
cục Quản lý đê điều và Phòng, chống lụt, bão thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn cấp tỉnh; có trụ sở làm việc, có con dấu và tài khoản riêng.
2. Lực lượng chuyên trách quản
lý đê điều có chức năng trực tiếp quản lý và bảo vệ đê điều, từ đê cấp III đến
đê cấp đặc biệt.
Đối với các tuyến đê cấp IV, cấp
V; tuyến đê và công trình phân lũ, làm chậm lũ việc tổ chức quản lý do Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh quy định.
3. Biên chế của Hạt Quản lý đê do
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo định mức:
a) Một người quản lý trực tiếp từ
1 đến 2 km đê đối với đê cấp đặc biệt; từ 3 đến 4 km đê đối với đê từ cấp I đến
cấp III;
b) Định mức biên chế quản lý tuyến
đê cấp IV, cấp V; tuyến đê và công trình phân lũ, làm chậm lũ do Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh quy định.
Điều 8. Chế
độ, chính sách đối với lực lượng chuyên trách quản lý đê điều theo khoản 2 Điều 37 của Luật Đê điều được
quy định như sau:
1. Sắc phục, phù hiệu, cấp hiệu
và thẻ của lực lượng chuyên trách quản lý đê điều được quy định chi tiết tại Phụ
lục kèm theo Nghị định này.
2. Việc cấp sắc phục, phù hiệu,
cấp hiệu và thẻ của lực lượng chuyên trách quản lý đê điều được thực hiện theo
các quy định như sau: mũ kêpi 3 năm cấp một lần; mũ mềm 2 năm cấp một lần; mũ
bông 3 năm cấp một lần. áo bông 3 năm cấp một lần; quần áo thu đông, áo gi lê
và ca vát 3 năm cấp một lần ; quần áo xuân hè 1 năm cấp một lần (năm đầu cấp
hai bộ); tất chân 1 năm cấp hai đôi; giày da 3 năm cấp một lần; thắt lưng da 3
năm cấp một lần; phù hiệu, cấp hiệu và thẻ được đổi hoặc cấp lại khi bị hư hỏng.
3. Lực lượng chuyên trách quản
lý đê điều được hưởng các chế độ, chính sách về tiền lương, phụ cấp ưu đãi và
chế độ trang bị dụng cụ, thiết bị, phương tiện bảo hộ lao động.
Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với
các Bộ, cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định về chế độ, chính
sách tiền lương và phụ cấp; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối
hợp với các Bộ, cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định về chế độ
trang bị dụng cụ, thiết bị, phương tiện, bảo hộ lao động cho lực lượng chuyên
trách quản lý đê điều.
4. Kinh phí hoạt động của Hạt Quản
lý đê do ngân sách cấp theo quy định của Luật
Ngân sách nhà nước.
Điều 9.
Thanh tra đê điều theo Điều 44 của Luật Đê điều
được quy định như sau:
1. Thanh tra đê điều là thanh
tra chuyên ngành thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và được thực hiện
theo quy định tại Nghị định số 153/2005/NĐ-CP
ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy
của thanh tra đê điều.
Điều 10. Xử
lý vi phạm pháp luật về đê điều theo Điều 46 của Luật
Đê điều được quy định như sau:
1. Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp
luật về đê điều thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử
lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại
thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Việc xử phạt vi phạm hành
chính trong quản lý, bảo vệ đê điều Chính phủ có quy định riêng.
Điều 11. Hiệu
lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi
hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và khi Luật Đê điều có hiệu lực thi hành.
Nghị định số 171/2003/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2003 của
Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Đê điều và Nghị định số 78/2005/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2005 của Chính
phủ về quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và sắc phục của lực lượng chuyên
trách quản lý đê điều hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
Bãi bỏ và các quy định trước đây
trái với quy định của Nghị định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Văn phòng BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN,
Website Chính phủ, Ban Điều hành 112,
Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, NN.
|
TM.
CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
|
PHỤ LỤC:
QUY
ĐỊNH
VỀ PHÙ HIỆU, CẤP HIỆU, THẺ VÀ SẮC PHỤC CỦA LỰC LƯỢNG CHUYÊN
TRÁCH QUẢN LÝ ĐÊ ĐIỀU
(Ban hành kèm theo Nghị định số 113/2007/NĐ-CP ngày 28
tháng 6 năm 2007 của Chính phủ)
I. PHÙ HIỆU
1. Phù hiệu đeo trên mũ mềm
Làm bằng kim loại, hình tròn, đường
kính 32 mm. Ngôi sao vàng dập nổi trên nền đỏ hình tròn đường kính là 17 mm, đường
viền nổi xung quanh rộng 1 mm. Từ ngôi sao có các tia nổi chiếu ra; có hai cành
tùng dập nổi mạ bạc ôm lấy phù hiệu, hai cành lá bắt chéo nhau ở phía dưới hình
tròn. ở khoảng trống phía dưới hình tròn và bên trên cành lá có các chữ QUẢN
LÝ ĐÊ màu xanh đen; khoảng trống này có chiều cao 6 mm, chiều dài là 26 mm,
chiều cao của chữ QUẢN LÝ ĐÊ là 3 mm.
2. Phù hiệu đeo trên mũ kêpi
Có hai cành tùng bắt chéo nhau mạ
bạc dập nổi ôm phù hiệu, có chiều rộng nhất là 60 mm, chiều cao là 40 mm.
II. CẤP HIỆU
1. Cấp hiệu gắn ở cầu vai
Trong lực lượng chuyên trách quản
lý đê điều có 6 cấp hiệu đối với Kiểm soát viên đê điều. Trên nền cấp hiệu có gắn
phù hiệu thu nhỏ ở góc. Cấp hiệu quản lý đê hình chữ nhật một đầu vát nhọn cân,
màu đỏ được dệt bằng vải tơ, dài 125 mm, rộng 45 mm, độ chếch đầu nhọn rộng 35
mm; ở giữa cấp hiệu có vạch dệt bằng tơ màu vàng, ba mặt viền mép màu vàng, sao
đính trên cấp hiệu bằng kim loại màu trắng có đường kính 20 mm. Sao và vạch thể
hiện cấp bậc, chức vụ như sau:
a) Hạt trưởng Hạt Quản lý đê:
hai sao đính phía trên hai vạch vàng.
b) Phó Hạt trưởng Hạt Quản lý
đê: một sao đính phía trên hai vạch vàng.
c) Kiểm soát viên chính: ba sao
đính phía trên một vạch vàng.
d) Kiểm soát viên: hai sao đính
phía trên một vạch vàng.
đ) Kiểm soát viên trung cấp: một
sao đính phía trên một vạch vàng.
e) Những viên chức quản lý đê
khác: cấp hiệu chỉ có một vạch vàng.
2. Cấp hiệu gắn ở ve áo: cấp hiệu
hình bình hành, bằng dạ màu đỏ có chiều dài 52 mm, chiều cao 32 mm. Trên nền cấp
hiệu có gắn phù hiệu thu nhỏ ở chính giữa cấp hiệu.
III. THẺ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
Thẻ công chức, viên chức làm bằng
bìa cứng, hình chữ nhật ép plastic, kích thước 5,5 cm x 8,5 cm.
- Phía trên:
Dòng thứ nhất: ghi tên cơ quan cấp
trên của Hạt Quản lý đê.
Dòng thứ hai: ghi tên Hạt Quản lý
đê của công chức, viên chức
- Phía dưới:
Bên trái dán ảnh mầu cỡ 4 cm x 6
cm của công chức, viên chức đeo thẻ.
Bên phải:
+ Ghi họ và tên công chức, viên
chức đeo thẻ.
+ Chức vụ của công chức, viên chức.
+ Mã số cơ quan, mã ngạch công
chức, viên chức số thứ tự của công chức, viên chức.
IV. SẮC PHỤC
1. Áo thu - đông nam: được may bằng
vải có màu xanh nước biển.
- Kiểu ve áo cổ chữ K, có 4 túi
nổi, đáy túi vát, giữa túi có đố túi, hai túi dưới nổi, nắp túi hình cánh dơi.
Dựng thân trước, áo có ken lót; lót vải lụa cùng màu với vải chính thân trước,
tay áo, cầu vai thân sau.
- Cúc đính trên túi áo: hai túi
trên đính cúc 17 ly, hai túi dưới đính cúc 22 ly (cúc nhựa mạ màu vàng giữa cúc
có chữ QLĐ là chữ viết tắt của chữ quản lý đê).
- Ngực áo cài 4 cúc 22 ly (màu
và hình dạng cúc như mô hình phía trên).
- Tay
áo làm bác tay (không có lé tay). Trên tay trái áo đính phù điêu quản lý đê điều.
- Thân sau có xẻ sống.
2. Áo thu - đông nữ: may bằng vải
có màu xanh nước biển.
- Kiểu ve áo cổ bẻ, chữ K, có
hai túi nổi, miệng túi vát, hai nắp túi có sòi. Thân trước đính 4 cúc to 22 ly
(màu và hình dáng mô tả như ở phần áo nam), áo có chiết ly tạo dáng.
- Dựng thân trước, áo có ken
lót, lót bằng vải lụa đồng màu với màu vải chính, thân trước, tay áo, cầu vai
áo, thân sau. Tay áo làm bác tay (không có lé
tay) trên tay áo trái đính phù điêu quản lý đê điều.
3. Quần phăng (sử dụng chung cho
trang phục thu - đông và xuân - hè): Sản phẩm được may bằng vải có màu xanh nước
biển.
- Quần phăng nam: kiểu hai ly nổi
túi dọc chéo, một túi sau hai viền. Thân sau có một túi hậu cài khuy nhựa, cửa
quần có khoá kéo, cạp quần có 6 đai dây lưng, gấu quần được cắt vát về phía ly
trước có đáp mặt nguyệt để giữ poly mũi giầy. Đầu cạp làm hai móc và một cúc
hãm trong.
- Quần phăng nữ: kiểu hai ly
chìm, túi thẳng, cửa quần khoá kéo, gấu quần được cắt vát về phía ly trước có
đáp mặt nguyệt để giữ poly mũi giày. Đầu cạp làm hai móc và một cúc hãm trong.
4. Áo gile nam: Sản phẩm được
may bằng vải có màu xanh nước biển.
Áo có 3 túi cơi, phía trên
túi cơi nhỏ, túi dưới cơi to, áo không có cổ, thân sau vòng cổ có viền. Ngực áo
đính bằng cúc nhựa 15 ly cùng màu với vải chính, áo có xẻ sườn, thân sau của áo
làm bằng chun có bản rộng 30 mm.
5. Áo sơ mi nam dài tay, ngắn
tay: Sản phẩm được may bằng vải có màu xanh nước biển.
- Cổ áo kiểu cài, hai túi ngực nổi,
nắp túi hình cánh dơi, giữa có đố túi, trên nắp túi trái có chỗ cài bút, cúc áo
bằng nhựa mạ vàng loại 17 ly (màu và kiểu như cúc áo mùa đông), áo chia làm 6
cúc (cả cúc cổ).
- Áo có bật vai đính cúc nhựa
cùng màu, cỡ 12 ly, thân sau áo làm cầu vai.
- Tay
áo: tay áo bên trái có đính phù điêu quản lý đê điều.
+ Áo dài tay: măng séc tay rộng
55 mm, dài 240 mm.
+ Áo ngắn tay: gập ra ngoài rộng
35 mm may 2 đường.
- Cả hai loại áo ngắn tay và dài
tay bo gấu, khi sử dụng áo bỏ ngoài quần.
6. Áo sơ mi nữ dài tay, ngắn tay
- Màu sắc, loại vải như áo xuân
- hè nam.
- Áo kiểu cổ bẻ hai ve. Thân trước
có hai túi dưới có nắp liền, chiết 4 ly tạo dáng, thân sau có sống sau, xanh tê
theo kiểu ký giả, cúc áo cỡ 17 ly (màu và kiểu như cúc áo đông), ngực áo chia
làm 4 cúc.
- Áo có bật vai đính cúc nhựa
cùng màu, cúc cỡ 12 ly.
- Tay
áo bên trái có gắn phù điêu quản lý đê điều.
+ Áo dài tay: măng séc tay rộng
45 mm, dài 22mm.
+ Áo ngắn tay: gập vào trong may
1 đường.
- Cả hai loại áo ngắn tay và dài
tay là kiểu áo buông khi sử dụng không phải bỏ áo trong quần.
7. Áo bông: sản phẩm được may bằng
vải có màu xanh nước biển (cùng màu với bộ thu - đông).
- Vải lót bên trong cùng màu với
chính. Lớp bông ở giữa là loại bông sơ mốc có độ dày 160 g/m2.
- Áo kiểu áo choàng dài (không
bo gấu), áo có hai lần cổ: cổ bên ngoài kiểu cổ bẻ chữ K (như áo thu - đông), cổ
bên trong có khoá kéo cao để đảm bảo giữ ấm cho người sử dụng. Thân trước có 4
túi: hai túi trên nổi có đố túi, nắp túi nhọn hình cánh dơi, hai túi dưới chéo
chìm, chỉ nổi phần miệng túi, ở giữa áo có đai, khoá đai hình chữ nhật bằng nhựa
cứng cùng màu với vải chính. Tay áo buông, có
cá tay, phía đầu tay bên ngoài có đính hai cúc để điều chỉnh độ rộng của tay,
phía đầu tay bên trong có chun.
8. Mũ kêpi: sản phẩm được may bằng
vải có màu xanh nước biển.
- Mũ kêpi có thành, đỉnh và cầu
mũ được may cùng một loại vải, phía trước có lưỡi trai bằng nhựa màu đen bóng,
thấp dần về phía trước.
- Mũ có hai dây coóc đông được tết
bằng sợi kim tuyến màu vàng, hai đầu được đính cúc kim loại màu vàng, trên mặt
cúc có chữ QLĐ nổi. Trên mũ phía trước được đính phù hiệu quản lý đê (phù hiệu
được mô tả như phần trên).
- Hai bên thành mũ có đính 4 ôdê
tạo sự thông thoáng cho người đội mũ.
- Thành mũ phía trước được dựng
bằng nhựa mỏng để tạo dáng.
- Lót cầu mũ làm bằng vải tráng
nhựa, phía trong được gắn với bọt xốp tạo độ êm khi đội mũ.
9. Mũ bông: sản phẩm được may bằng
vải có màu xanh nước biển (cùng màu với vải áo bông).
- Bên trong được lót bằng một lớp
bông sơ mốc có độ dày 160 g/m2. Vải lót mũ cùng màu với vải
chính.
- Mũ kiểu chùm, có hai dải tay
dài bản rộng trùm qua tai để giữ ấm cho người sử dụng, ở phía đầu hai dải trùm
có dây nhỏ để buộc phía dưới cằm. Phía trước mũ có lưỡi trai lật hình chữ nhật,
hai đầu cạnh hơi tròn, phía trên có một ôdê để gắn phù hiệu quản lý đê. Trên
mũ, các đường diễu được may diễu hình quả trám để giữ chắc giữa phần vải chính,
bông và vải lót.
10. Mũ mềm: sản phẩm được may bằng
vải có màu xanh nước biển.
Kiểu mũ lưỡi trai, phía
trên đỉnh mũ các đường may chia làm 8 khoản theo chiều dài mũ, hai bên cạnh mũ
mỗi bên đính 3 ôdê tạo sự thông thoáng cho người sử dụng. Phía trước mũ có lưỡi
trai cứng tạo dáng mũ, phía trên trán có lưỡi trai cứng hình bán nguyệt tạo
dáng khoẻ cho mũ, trên lưỡi trai phía trán mũ có một ôdê để gắn phù hiệu quản
lý đê. Phía mũ có dây nhựa cùng màu với vải chính để điều chỉnh độ rộng, hẹp của
mũ cho phù hợp với người sử dụng.
11. Ca vát: sản phẩm được may bằng
vải có màu xanh nước biển; ca vát kiểu thắt sẵn, có khoá kéo có chốt hãm tự động.
12. Thắt lưng da: sản phẩm được
làm bằng da màu đen, bản rộng 35 mm; khoá thắt lưng làm bằng kim loại mạ bạc, ở
giữa mặt khoá chính giữa có chữ "QLĐ" màu đen; thắt lưng
kiểu khoá có chốt cố định phía trong, khi sử dụng dây lưng được dấu mối vào
phía trong.
13. Giày, tất chân: giày được
làm bằng da màu đen, thấp cổ, đế giày cao trung bình, có dây buộc loại thông
thường; tất chân nilon hoặc dệt kim./.