ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 879/KH-UBND
|
Ninh Thuận, ngày 16 tháng 3 năm 2017
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG KHÔNG NUNG ĐẾN NĂM
2020 VÀ LỘ TRÌNH XÓA BỎ LÒ NUNG THỦ CÔNG SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương số 77/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13
ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Quyết định số 1469/QĐ-TTg ngày
22 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể
phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 567/QĐ-BXD ngày
28 tháng 4 năm 2010 của Bộ Xây dựng về việc phê duyệt chương trình phát triển vật
liệu xây dựng không nung đến năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 24a/2016/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng;
Căn cứ Thông tư 09/2012/TT-BXD ngày
28 tháng 11 năm 2012 của Bộ Xây dựng quy định sử dụng vật liệu xây không nung
trong các công trình xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 09/2013/QĐ-UBND
ngày 26 tháng 02 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc phê duyệt
Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020;
Căn cứ Công văn số 1452/BXD-GĐ ngày
15 tháng 7 năm 2016 của Bộ Xây dựng về việc tăng cường công tác quản lý đối với
các lò nung thủ công sản xuất vật liệu xây dựng trên phạm vi toàn quốc;
Theo đề nghị của Sở Xây dựng tỉnh
Ninh Thuận tại Tờ trình số 3149/TTr-SXD ngày 04 tháng 11 năm 2016 và Công văn số
564/SXD-KT&VLXD ngày 09 tháng 3 năm 2017,
Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban
hành Kế hoạch cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
1. Mục tiêu chung
- Phát triển sản xuất và sử dụng vật
liệu xây không nung (VLXKN) để thay thế gạch đất sét nung, tiết kiệm đất nông
nghiệp, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, giảm thiểu khí phát thải
gây hiệu ứng nhà kính và ô nhiễm môi trường, giảm chi phí xử lý phế thải của
các ngành công nghiệp, tiết kiệm nhiên liệu than, đem lại hiệu quả kinh tế
chung cho toàn xã hội.
- Đảm bảo các dự án đầu tư sử dụng lò
nung theo công nghệ tiên tiến, hiện đại nhằm đáp ứng các
yêu cầu về khả năng chịu lực, an toàn vận hành, tiết kiệm tài nguyên và vệ sinh
môi trường.
2. Mục tiêu cụ thể
- Phát triển sản xuất và sử dụng loại
VLXKN thay thế gạch đất sét nung đạt tỷ lệ 25% vào năm 2015 và 40% vào năm
2020.
- Sử dụng phế thải công nghiệp (tro xỉ
nhiệt điện, xỉ lò cao,... ) để sản xuất vật liệu xây không nung, tiết kiệm đất nông nghiệp và diện tích đất chứa phế thải của địa phương.
- Tiến tới chấm dứt hoạt động hoàn
toàn các cơ sở sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công, lò thủ công cải tiến,
lò đứng liên tục và lò vòng sử dụng nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí).
- Ngăn chặn những tiềm ẩn, nguy cơ
gây thiệt hại về người trong quá trình khai thác, sử dụng các lò nung thủ công
sản xuất vật liệu xây dựng.
II. ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020
1. Đối với vật liệu
xây bằng gạch không nung
a) Về chủng loại sản phẩm (Theo định
hướng phát triển tại Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 của Thủ tướng
Chính phủ)
- Gạch xi măng - cốt liệu: tỷ lệ gạch
xi măng - cốt liệu trên tổng số vật liệu xây không nung khoảng 74% vào năm 2015
và 70% vào năm 2020.
- Gạch nhẹ: tỷ lệ gạch nhẹ trên tổng
số vật liệu xây không nung khoảng 21% vào năm 2015 và 25% vào năm 2020. Trong
đó:
+ Gạch từ bê tông khí chưng áp (AAC),
gạch bê tông khí không chưng áp: tỷ lệ gạch AAC và gạch bê tông khí không chưng
áp trên tổng số vật liệu xây không nung khoảng 16% vào năm 2015 và 20% vào năm
2020.
+ Gạch từ bê tông bọt: tỷ lệ gạch từ
bê tông bọt trên tổng số vật liệu xây không nung khoảng 5% từ năm 2015.
- Gạch khác: Tấm tường thạch cao, tấm
3D, đá chẻ, gạch đá ong, vật liệu xây không nung từ đất đồi và phế thải xây dựng,
phế thải công nghiệp, gạch silicat,... đạt tỷ lệ khoảng 5% từ năm 2015 trên tổng
số vật liệu xây không nung.
b) Dự kiến sản lượng gạch không nung
trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
Căn cứ Quyết định số 09/2013/QĐ-UBND ngày 26/02/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về
việc phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Ninh Thuận đến năm
2020 đã quy hoạch dự kiến sản lượng từ năm 2015 - 2020 như sau:
- Năm 2015: 76.000.000 viên tiêu chuẩn/năm
- Năm 2020: 360.000.000 viên tiêu chuẩn/năm
Đối chiếu các chỉ tiêu chung của toàn
quốc và tổng sản lượng quy hoạch trên địa bàn tỉnh, sản lượng sản xuất, sử dụng
từng giai đoạn thể hiện qua bảng sau:
Loại vật liệu xây
|
Giai
đoạn
|
Năm
2015
|
Năm
2020
|
Sản
lượng (Tr. viên)
|
Tỷ lệ
(%)
|
Sản
lượng (Tr. viên)
|
Tỷ lệ
(%)
|
Gạch xi măng - cốt liệu
|
57
|
75
|
252
|
70
|
Gạch nhẹ
|
-
|
-
|
90
|
25
|
Gạch không nung khác
|
19
|
25
|
18
|
5
|
Giai đoạn năm 2015, trên địa bàn tỉnh
chưa có cơ sở sản xuất và chưa có công trình, dự án sử dụng vật liệu xây chủng
loại gạch nhẹ; do đó phấn đấu đến giai đoạn năm 2020 phải đạt theo chỉ tiêu
chung của toàn quốc,
c) Về công nghệ và quy mô sản xuất
Phát triển các cơ sở sản xuất vật liệu
xây không nung bằng công nghệ tiên tiến với quy mô công suất
phù hợp với điều kiện địa phương, số lượng dây chuyền sản xuất:
Loại
vật liệu dây chuyền
|
Công
suất (Tr.viên /năm)
|
Giai
đoạn
|
Năm
2015
|
Năm
2020
|
Số
lượng dây chuyền
|
Số
lượng dây chuyền
|
Gạch xi măng - cốt liệu
|
1
|
5-10
|
10
|
<7
|
5-10
|
10-15
|
Gạch nhẹ
|
<7
|
-
|
3-5
|
Gạch không nung khác
|
-
|
1-2
|
3-5
|
d) Sử dụng vật liệu xây không nung
- Các công trình xây dựng được đầu tư
bằng nguồn vốn nhà nước theo quy định hiện hành bắt buộc phải sử dụng vật liệu
xây không nung theo lộ trình sau:
+ Tại khu vực thành phố Phan Rang-
Tháp Chàm phải sử dụng 100% vật liệu xây không nung kể từ năm 2013.
+ Tại các khu vực còn lại phải sử dụng
tối thiểu 50% vật liệu xây không nung
kể từ năm 2013 đến hết năm 2015, từ ngày 01/01/2016 phải sử dụng 100% vật liệu
xây không nung.
- Các công trình xây dựng từ 9 tầng trở lên bằng nguồn vốn nhà nước, từ năm 2014 đến năm 2015 phải sử dụng
tối thiểu 30% và sau năm 2015 phải sử dụng tối thiểu 50% vật liệu xây không
nung loại nhẹ trong tổng số vật liệu xây (tính theo thể tích khối xây).
- Khuyến khích sử dụng vật liệu xây
không nung trong các công trình xây dựng không thuộc nguồn vốn nhà nước, không
phân biệt khu vực đô thị, không phân biệt số tầng, nhưng đối với công trình từ
09 tầng trở lên phải sử dụng vật liệu xây không nung loại nhẹ tối thiểu 50% từ
ngày 01/01/2016.
2. Đối với vật liệu
xây bằng gạch đất sét nung
- Không tiếp tục
đầu tư sản xuất gạch đất sét nung bằng công nghệ lò tuynel.
- Đối với các cơ sở sản xuất gạch đất
sét nung bằng công nghệ lò tuynel hiện có, cần phát huy đầy đủ năng lực sản xuất
đã đầu tư. Trên cơ sở đó tiếp tục đầu tư cải tạo lò nung, hệ thống chế biến và
hệ thống sân bãi để nâng sản lượng lên từ 1,2 - 1,5 lần so với công suất thiết
kế, nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư, giảm giá thành sản phẩm, nhanh chóng đáp ứng
nhu cầu của thị trường.
3. Đối với lò
nung thủ công sản xuất các nhóm vật liệu xây dựng khác
- Không chấp thuận đầu tư dự án, cơ sở
sản xuất vật liệu xây dựng bằng lò nung thủ công.
- Đối với cơ sở sản xuất vật liệu xây
dựng bằng lò nung thủ công hiện có cần tiếp cận các lò nung theo công nghệ tiên
tiến, hiện đại để cải tạo nâng cấp dây chuyền, tăng năng suất sản xuất.
III. LỘ TRÌNH CHẤM
DỨT
1. Với lò thủ công sản xuất gạch đất
sét nung
- Các huyện và thành phố thuộc tỉnh
phải thực hiện ngay các biện pháp quản lý sau:
+ Không cấp giấy phép cho các dự án mới.
+ Đối với các dự án đang xây dựng trái phép, không phép phải đình chỉ xây dựng, buộc tháo dỡ.
+ Đối với dự án chưa xây dựng đã được
cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng chưa triển khai đầu tư thì không được tiếp tục
đầu tư hoặc cho phép chuyển sang xây dựng dây chuyền sản xuất gạch không nung.
+ Đối với các dự án đã hoàn thành xây
dựng thì lên kế hoạch dừng sản xuất (chậm nhất vào tháng 06/2017) hoặc chuyển đổi
sang dây chuyền sản xuất gạch không nung.
- Các huyện Bác Ái, Thuận Nam, Thuận
Bắc, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm là những địa phương không có lò nung thủ
công sản xuất gạch đất sét nung, cần khuyến khích đầu tư các dự án sản xuất
VLXKN để đáp ứng nhu cầu xây dựng trên địa bàn.
- Các huyện Ninh Phước, Ninh Hải và
Ninh Sơn hiện còn một số lò nung gạch thủ công chậm nhất đến ngày 01/01/2018 phải
chấm dứt hoạt động.
2. Với lò nung thủ công sản xuất vật
liệu xây dựng (thép xây dựng) trên địa bàn huyện Ninh Hải phải được kiểm tra,
đánh giá cụ thể mức độ an toàn chịu lực, an toàn vận hành và vệ sinh môi trường
mới được duy trì sử dụng. Nếu đủ điều kiện tồn tại thì được
phép hoạt động đến ngày 31/12/2018.
IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI
PHÁP THỰC HIỆN
1. Nhiệm vụ chủ yếu
- Tổ chức thực hiện đúng các nội dung
lộ trình chấm dứt sản xuất vật liệu xây dựng bằng lò nung thủ công, sản xuất gạch
đất sét nung trên địa bàn tỉnh theo Kế hoạch này.
- Các Sở, ngành và địa phương phân
công cụ thể cho từng đơn vị phụ trách trực tiếp theo dõi và chỉ đạo thực hiện
việc chấm dứt sản xuất vật liệu xây dựng bằng lò nung thủ
công, sản xuất gạch đất sét nung trên địa bàn tỉnh theo đúng lộ trình đã được UBND tỉnh phê duyệt.
- Xây dựng bổ sung các cơ chế, chính
sách cần thiết phù hợp với pháp luật và thực tiễn; ban hành đầy đủ các văn bản
hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ sở tổ chức thực hiện đồng bộ, thống
nhất và có hiệu quả.
- Thống kê đầy đủ, chính xác hiện trạng sản xuất gạch thủ công trên địa bàn từng huyện về số lượng lò, số
lượng lao động, trên cơ sở đó triển khai việc xóa bỏ lò gạch thủ công tại các
huyện theo lộ trình này.
- Nghiên cứu, lựa chọn các lò gạch có
công nghệ mới trong sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất gạch nung đảm bảo các
quy định, quy chuẩn hiện hành để tuyên truyền, hướng dẫn áp dụng, triển khai
trên địa bàn tỉnh.
2. Giải pháp thực hiện
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của
cấp ủy, chính quyền các cấp.
- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên
truyền, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội.
- Bổ sung các văn bản hướng dẫn, tạo
sự thống nhất trong tổ chức thực hiện, kịp thời giúp đỡ, tháo gỡ khó khăn cho
cơ sở.
- Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra,
kiên quyết xử lý triệt để những trường hợp vi phạm theo quy định.
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện kế hoạch
này.
- Tăng cường phối hợp với các đơn vị
tư vấn tổ chức hội thảo giới thiệu các mô hình sản xuất gạch không nung, lò
nung sản xuất vật liệu xây dựng theo công nghệ tiên tiến, hiện đại và kinh phí
thực hiện các công nghệ này.
- Quản lý chặt chẽ, nghiêm túc việc
đưa VLXKN vào các công trình từ khâu lập dự án, thiết kế kỹ thuật, lập dự toán,
thẩm định, phê duyệt dự án.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm
Sở Xây dựng:
a) Xây dựng và công bố đơn giá xây dựng cơ bản của tỉnh, trong đó có đơn giá sử dụng VLXKN
trên cơ sở định mức của Bộ Xây dựng, để các chủ đầu tư và
đơn vị tư vấn tham khảo, sử dụng vào việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng
công trình trên địa bàn tỉnh;
b) Phổ biến chủ trương, chính sách, nội
dung phát triển vật liệu xây dựng không nung, định mức, đơn giá xây dựng và
tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, quy phạm thiết kế, thi công nghiệm thu đối với
các công trình xây dựng sử dụng vật liệu xây dựng không nung;
c) Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân lập
dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất VLXKN, sản xuất các nhóm vật liệu xây dựng
khác để trình duyệt theo quy định về quản lý đầu tư xây dựng;
d) Chỉ đạo lực lượng Thanh tra Xây dựng
trực thuộc Sở phối hợp với UBND các huyện, thành phố và các cơ quan liên quan,
tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, quy định và các chương
trình nêu trên; đôn đốc, nhắc nhở, giám sát việc thực hiện, phát hiện và kiên
quyết xử lý các hành vi vi phạm theo quy định. Định kỳ hàng năm rà soát, đánh
giá tình hình đầu tư sản xuất và sử dụng VLXKN của các tổ chức, cá nhân; báo
cáo Bộ Xây dựng và UBND tỉnh; đề xuất khen thưởng cho các tổ chức, cá nhân có
thành tích tốt trong việc tham gia thực hiện Chương trình phát triển VLXKN trên
địa bàn tỉnh;
đ) Kiểm tra, đánh giá chất lượng sản
phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng được sản xuất thông qua tiếp nhận công bố hợp
quy của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa
bàn tỉnh.
2. Trách nhiệm
Sở Tài nguyên và Môi trường:
a) Chủ trì rà soát lại quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất, khai thác đất sét làm nguyên liệu sản xuất gạch, ngói nung;
quy hoạch các nguồn nguyên liệu cung ứng cho việc sản xuất vật liệu xây không
nung; tăng cường kiểm tra việc quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên đất sét
để sản xuất gạch;
b) Định kỳ kiểm tra, đánh giá mức độ
ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh, trong đó có tình trạng
ô nhiễm môi trường tại các cơ sở sản xuất gạch đất sét nung, đặc biệt là các cơ
sở sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công, kịp thời phát hiện vi phạm và xử
lý theo quy định;
c) Hướng dẫn tổ chức, cá nhân sử dụng
chất thải công nghiệp làm nguyên liệu, nhiên liệu, phụ gia để sản xuất VLXKN đảm
bảo quy định về môi trường trong quá trình vận chuyển, lưu trữ và sản xuất;
d) Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính
và các ngành, các cấp liên quan rà soát mức phí bảo vệ môi trường đối với lò
nung sản xuất vật liệu xây dựng; đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh để trình Hội đồng
nhân dân quyết định nâng mức phí bảo vệ môi trường đối với việc khai thác đất
sét làm gạch nung lên mức tối đa.
3. Trách nhiệm
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Quản lý và hướng dẫn quản lý sử dụng
đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, nhất là đất trồng lúa và rau màu theo đúng quy
định tại Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 của Chính phủ về quản lý, sử
dụng đất trồng lúa và các quy định liên quan khác của pháp luật.
b) Quản lý và nghiêm cấm các hành vi
như chia nhỏ vùng có cùng điều kiện cải tạo như nhau đưa vào nhiều công trình cải
tạo đồng ruộng riêng lẻ để phù hợp với thẩm quyền phê duyệt chuyển đất từ ngoài
vùng ruộng cải tạo vào vùng cải tạo để trang mặt bằng, lợi
dụng việc cải tạo đồng ruộng để khai thác đất sét;
c) Phối hợp với các ngành liên quan,
UBND các huyện, thành phố tăng cường kiểm tra việc sử dụng đất nông nghiệp để
khai thác đất sét làm nguyên liệu sản xuất gạch, ngói nung để kịp thời phát hiện
xử lý theo quy định các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm Luật Đê điều, Pháp
lệnh phòng, chống lụt bão và các trường hợp gây thiệt hại đến sản xuất nông
nghiệp trên địa bàn tỉnh;
d) Phối hợp với Sở Lao động Thương
binh và Xã hội tư vấn chuyển đổi nghề nghiệp, đào tạo nghề mới cho người lao động
đang làm việc tại các lò thủ công sau khi bị xóa bỏ theo Kế hoạch này, đồng thời
lồng ghép chương trình này với chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông
thôn mới.
4. Trách nhiệm Sở
Giao thông vận tải:
Chỉ đạo Thanh tra giao thông phối hợp
với Thanh tra Xây dựng, Thanh tra môi trường, Công an, quản lý thị trường, UBND
các huyện, thành phố thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý đối với các hành vi
vi phạm của các phương tiện vận chuyển gây ô nhiễm môi trường từ các điểm khai
thác đất làm gạch, kinh doanh vật liệu xây dựng trong đó có gạch thủ công, gây
cản trở giao thông, gây bụi bẩn trên đường phố.
5. Trách nhiệm Sở
Công Thương:
a) Chủ trì phối hợp với các ngành chức
năng thực hiện chính sách khuyến công hàng năm vào việc hỗ trợ chuyển đổi công
nghệ cho các cơ sở sản xuất gạch đất sét nung sử dụng công nghệ nung bằng lò thủ
công; xem xét chính sách khuyến công hỗ trợ chuyển đổi nâng cấp công nghệ cho
lò nung thủ công sản xuất vật liệu xây dựng;
b) Không sử dụng kinh phí khuyến công
hàng năm vào việc hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất gạch, ngói đất sét nung, sản xuất
vật liệu xây dựng sử dụng công nghệ nung bằng lò thủ công;
c) Chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường
kiểm tra xử lý các vi phạm kinh doanh vật liệu xây dựng mà không đăng ký kinh
doanh, hoạt động không có giấy phép đầu tư hoặc không đúng nội dung giấy phép đầu
tư đã được cấp; kinh doanh, mua bán đất làm gạch trái quy định;
d) Cung cấp thông tin cho Sở Xây dựng
định kỳ hàng năm trước ngày 05 tháng 12 hoặc đột xuất về các hoạt động và
chương trình xúc tiến đầu tư liên quan đến sản xuất và sử dụng VLXKN để tổng hợp,
báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Xây dựng.
6. Trách nhiệm Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội:
Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp
và PTNT và các cơ quan liên quan nơi có lò gạch thủ công, xây dựng kế hoạch đào
tạo nghề cho nông dân, trong đó có tư vấn chuyển đổi nghề nghiệp, đào tạo nghề
mới cho người lao động đang làm việc tại các lò gạch thủ công sau khi bị xóa bỏ
theo Kế hoạch này. Hướng dẫn chính sách hỗ trợ học nghề ở địa phương theo Đề án
“Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” đã được Chủ tịch UBND tỉnh
Ninh Thuận phê duyệt tại Quyết định số 45/2011/QĐ-UBND ngày 14 tháng 9 năm
2011.
7. Trách nhiệm Sở
Khoa học và Công nghệ:
a) Tổ chức nghiên cứu khoa học và
phát triển công nghệ, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực sản xuất vật liệu
xây không nung, ưu tiên sử dụng các nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương;
lĩnh vực sản xuất gạch, ngói bằng đất sét nung theo công nghệ sạch, thân thiện
với môi trường;
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng
tổ chức các hoạt động về khoa học công nghệ, giới thiệu các công nghệ sản xuất
VLXKN tiên tiến, hiện đại đến các nhà đầu tư; hướng dẫn nhà đầu tư lựa chọn dây
chuyền, công nghệ đảm bảo về môi trường, phù hợp với quy mô sản xuất, ưu tiên lựa
chọn thiết bị, máy móc trong nước đã sản xuất được;
c) Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có
dự án đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng đặc biệt là VLXKN đổi mới công nghệ, đầu
tư công nghệ mới, chuyển giao công nghệ; các dự án ứng dụng các kết quả nghiên
cứu khoa học trong lĩnh vực VLXKN, chế tạo thiết bị sản xuất VLXKN được hưởng các ưu đãi của Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, Quỹ
phát triển khoa học và công nghệ tỉnh, Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia, áp dụng
ưu đãi về chuyển giao công nghệ theo Luật Chuyển giao công nghệ. Đồng thời thực
hiện có hiệu quả Quyết định số 67/2015/QĐ-UBND ngày 18/9/2015 của Chủ tịch UBND
tỉnh quy định về chế độ hỗ trợ cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong hoạt
động khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016-2020;
d) Không sử dụng vốn khoa học hàng
năm vào việc hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công.
8. Trách nhiệm Sở
Kế hoạch và Đầu tư:
a) Chủ trì, phối hợp với các Sở,
ngành liên quan nghiên cứu xây dựng các chương trình xúc tiến đầu tư sản xuất vật
liệu xây không nung, hoàn chỉnh các chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư nhằm khuyến
khích phát triển và tạo điều kiện cho các dự án chế tạo
thiết bị sản xuất VLXKN; các dự án sản xuất VLXKN;
b) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh
ưu tiên việc cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án sản xuất vật liệu xây dựng
đảm bảo điều kiện: dự án phù hợp với Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng của
tỉnh, có công nghệ tiên tiến, hiện đại, mức tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu thấp,
sản phẩm đạt chất lượng cao, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ
môi trường.
9. Trách nhiệm Sở
Tài chính:
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên
quan thẩm định phương án hỗ trợ, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối bố trí
ngân sách để hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng bằng lò nung
thủ công chuyển đổi công nghệ hoặc chấm dứt hoạt động theo
lộ trình. Hỗ trợ cho người lao động tại các cơ sở sản xuất
gạch thủ công trong thời gian chờ chuyển đổi nghề nghiệp và hỗ trợ kinh phí đào
tạo nghề cho người lao động tại các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng nhất là
các cơ sở sản xuất gạch bằng lò thủ công.
10. Trách nhiệm
Cục thuế tỉnh:
a) Hướng dẫn và tạo điều kiện cho các
tổ chức, cá nhân sản xuất VLXKN; chế tạo thiết bị sản xuất VLXKN chính sách ưu
đãi về thuế nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp; ưu đãi đối với các dự án chế
tạo thiết bị sản xuất VLXKN nhẹ và sản xuất gạch xi măng - cốt liệu công suất từ 7 triệu viên quy tiêu chuẩn/năm
trở lên theo điểm 5.1 Khoản 4 Điều 1 Quyết định số 567/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ;
b) Chủ trì nghiên cứu, trình Ủy ban
nhân dân tỉnh giải pháp chống thất thu, thất thoát nguồn kinh phí từ thu thuế sản
xuất vật liệu xây dựng nhất là việc khai thác đất, sản xuất và sử dụng gạch thủ
công trên địa bàn tỉnh.
11. Trách nhiệm
Ban Quản lý các Khu Công nghiệp tỉnh:
a) Hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi
để các doanh nghiệp đảm bảo điều kiện về công nghệ, môi trường và quy mô được đầu
tư nhà máy sản xuất VLXKN, các nhóm vật liệu xây dựng khác trong các Khu công
nghiệp theo quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng của tỉnh đến năm 2020;
b) Cung cấp thông tin cho Sở Xây dựng
định kỳ 06 tháng (trước ngày 15/6), một năm (trước ngày 15/12) hoặc đột xuất về
tình hình đầu tư, sản xuất VLXKN, trình độ công nghệ của các doanh nghiệp hoạt
động trong các Khu công nghiệp để tổng hợp báo cáo Bộ Xây dựng và Ủy ban nhân
dân tỉnh.
12. Ủy ban nhân
dân các huyện (địa bàn còn tồn tại lò nung thủ công):
a) Thành lập ban chỉ đạo xóa bỏ lò
nung thủ công, phân công cụ thể cho từng thành viên trực tiếp theo dõi và chỉ đạo
thực hiện Kế hoạch này, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Xây dựng);
b) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ
biến chủ trương của Chính phủ, Bộ Xây dựng và Ủy ban nhân dân tỉnh về lộ trình
xóa bỏ lò gạch, ngói thủ công, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá
nhân đầu tư sản xuất vật liệu xây không nung trên địa bàn; khuyến khích cơ sở sản
xuất vật liệu xây dựng (thép xây dựng) nâng cấp, cải tiến công nghệ để thay thế
lò nung thủ công;
c) Lập phương án triển khai thực hiện
việc xóa bỏ các cơ sở sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công trên địa bàn,
đề xuất phương án xử lý, giải tỏa lò nung thủ công sản xuất vật liệu xây dựng
gây ô nhiễm môi trường. Kiên quyết chỉ đạo, tập trung ngăn chặn, xử lý các tình
trạng khai thác, sử dụng đất sét trái phép để sản xuất gạch đất sét nung, cưỡng
chế lò nung thủ công theo đúng Kế hoạch này;
d) Không cho phép đầu tư xây mới hoặc
tái sản xuất (đối với các cơ sở đã chấm dứt hoạt động) các cơ sở sản xuất gạch,
ngói đất sét nung bằng lò thủ công trên địa bàn. Không được
sử dụng các loại đất sét sau để sản xuất gạch, ngói đất sét nung: Đất sản xuất
nông nghiệp, đất trong phạm vi các khu di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng
cảnh; đất thuộc phạm vi bảo vệ hành lang đường giao thông, đê, kè, cầu, cống,
đường sắt, đường điện cao thế, khi cần thiết cải tạo đồng ruộng thì phải thực
hiện theo đúng quy định hiện hành;
đ) Chỉ đạo các phòng chuyên môn tăng
cường kiểm tra, thanh tra, xử lý đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị
định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành
chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất,
kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát
triển nhà và công sở; Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ
về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và các văn bản quy
phạm pháp luật khác theo thẩm quyền;
e) Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ
chức, cá nhân tham gia hoạt động sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công
chuyển đổi nghề nghiệp theo Đề án “Đào tạo nghề cho lao động
nông thôn đến năm 2020” của Ủy ban nhân dân tỉnh và Chương trình mục tiêu quốc
gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 của Chính phủ.
g) Báo cáo cho Sở Xây dựng định kỳ 06
tháng (trước ngày 15 tháng 6), một năm (trước ngày 15/12) hoặc đột xuất về danh
sách các chủ đầu tư và dự án trên địa bàn có sử dụng VLXKN, loại VLXKN, số
lượng sử dụng và tỷ lệ sử dụng (%) trên tổng số vật liệu xây của
công trình, đặc biệt là các đối tượng bắt buộc sử dụng, để tổng hợp báo cáo Bộ
Xây dựng và Ủy ban nhân dân tỉnh.
13. Trách nhiệm
Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Ninh Thuận:
Xây dựng chương trình, thời lượng cụ
thể và đăng tải các nội dung tuyên truyền thực hiện chủ trương của Đảng, chính
sách; pháp luật của Nhà nước về quản lý, đầu tư sản xuất kinh doanh, định hướng
sản xuất vật liệu xây dựng, lộ trình chấm dứt hoạt động sản xuất gạch đất sét
nung, sản xuất vật liệu xây dựng bằng lò nung thủ công; Khuyến khích sản xuất,
ưu tiên sử dụng VLXKN và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung trên địa
bàn tỉnh Ninh Thuận.
Căn cứ vào Kế hoạch này, các Sở, Ban,
Ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các đơn vị, tổ chức liên quan có
trách nhiệm triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh
vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân
có liên quan kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận (thông qua Sở Xây
dựng) để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Bộ Xây dựng (báo cáo);
- Thường trực Tỉnh ủy (báo cáo);
- Thường trực HĐND tỉnh (báo cáo);
- Chủ tịch và các Phó CT UBND tỉnh;
- Các Sở, Ban, Ngành thuộc tỉnh;
- Báo Ninh Thuận;
- Cục Thuế tỉnh;
- Cục Thống kê tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- UBND các xã, phường, thị trấn;
- VPUB: KTN, QHXD;
- Lưu VT. (Đạt-XD)
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm Văn Hậu
|
THÔNG TIN CÁC LÒ NUNG THỦ CÔNG VẬT LIỆU XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH
THUẬN
(Đính kèm văn bản số 564 SXD-KT&VLXD ngày 09/3/2017 của Sở Xây
dựng)
STT
|
Tên
chủ hộ/doanh nghiệp
|
Địa chỉ
|
Số
lượng lò
|
Chiều cao lò/ diện tích
|
Công
suất
|
1
|
Lê
Quốc Hùng
|
K.P6-thị
trấn Tân Sơn, huyện Ninh Sơn
|
1
|
7m
|
80.000
viên/tháng
|
2
|
Trương
Văn Kim
|
K.P7-thị
trấn Tân Sơn, huyện Ninh Sơn
|
1
|
7m
|
80.000
viên/tháng
|
3
|
Trương
Văn Sa
|
K.P7-thị trấn Tân Sơn, huyện Ninh Sơn
|
1
|
7m
|
80.000
viên/tháng
|
4
|
Nguyễn
Ngọc Tuyền
|
K.P5-thị
trấn Tân Sơn, huyện Ninh Sơn
|
1
|
7m
|
80.000
viên/tháng
|
5
|
Lê
Văn Chương
|
Xã
Phước Vinh, huyện Ninh Phước
|
1
|
4m
|
500
viên/ngày
|
6
|
Công
ty TNHH cán sắt thép Thanh Hạnh
|
Thôn
Đá Bắn, xã Hộ Hải, huyện Ninh Hải
|
3
|
7m
|
10 tấn
thép/ngày đêm
|