Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 72/KH-UBND 2023 nâng cao hiệu quả hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị Hà Nội 2021 2025

Số hiệu: 72/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Dương Đức Tuấn
Ngày ban hành: 07/03/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 72/KH-UBND

Hà Nội, ngày 07 tháng 3 năm 2023

KẾ HOẠCH

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG CÔNG CỘNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Thực hiện Chương trình số 03-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025”; Thông báo số 1544-TB/BCSĐ ngày 05/12/2022 của Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố về việc ban hành Kế hoạch nâng cao chất lượng, hiệu quả hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2021-2025;

Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch nâng cao chất lượng, hiệu quả hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2021-2025 như sau:

I. PHẠM VI VÀ MỤC TIÊU

1. Phạm vi của Kế hoạch

Phạm vi của Kế hoạch gồm các hạng mục chiếu sáng công cộng đô thị (công tác lập quy hoạch, nâng cấp, mở rộng trung tâm điều khiển chiếu sáng, chiếu sáng đường giao thông, chiếu sáng cảnh quan, chiếu sáng kiến trúc các công trình tiêu biểu) theo ranh giới hành chính của 12 quận nội thành, 17 huyện (trung tâm các thị trấn, thị tứ và các đường tỉnh lộ, quốc lộ), và thị xã (các dự án đầu tư xây dựng các khu đô thị mới, các tuyến đường giao thông đồng bộ, đề án đầu tư xây dựng 5 huyện lên quận, công tác trang trí bằng ánh sáng (trang trí chiếu sáng) cho các kỳ cuộc, lễ hội không nằm trong kế hoạch này).

2. Mục tiêu kế hoạch

- Đầu tư phát triển hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị để thực hiện Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 07/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2020-2025, trong đó tại Mục 1.b yêu cầu “Triển khai các giải pháp công nghệ tiết kiệm điện trong chiếu sáng công cộng, sử dụng thiết bị chiếu sáng hiệu suất cao, tiết kiệm điện cho 100% công trình chiếu sáng công cộng chuẩn bị đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp; Đẩy nhanh lộ trình thực hiện tự động hóa chiếu sáng theo khung thời gian và điều kiện thời tiết của các công trình chiếu sáng công cộng”;

- Đảm bảo chiếu sáng theo quy chuẩn, an toàn, hiệu quả và tiết kiệm điện;

- Đạt tỷ lệ 100% đường đô thị, tối thiểu 80% ngõ, xóm được chiếu sáng;

- Hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị được đầu tư xây dựng đạt quy chuẩn và an toàn trong vận hành bảo dưỡng.

- Nâng cao chất lượng chiếu sáng công cộng đô thị và sử dụng các sản phẩm chiếu sáng hiệu suất cao, tiết kiệm điện; nghiên cứu và từng bước sử dụng năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, năng lượng gió) trong chiếu sáng công cộng đô thị;

- Các công trình giao thông được chiếu sáng đầy đủ với các chức năng định vị và dẫn hướng; thiết kế chiếu sáng có tính thẩm mỹ cao; thuận tiện, an toàn trong quá trình sử dụng;

- Chiếu sáng không gian công cộng đô thị, chiếu sáng trang trí (chiếu sáng cảnh quan và chiếu sáng kiến trúc) phải bảo đảm các yêu cầu về ánh sáng, an toàn góp phần đảm bảo an toàn giao thông, bảo vệ an ninh trật tự;

- Mở rộng phạm vi hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị được quản lý vận hành và điều khiển bằng trung tâm điều khiển chiếu sáng công cộng;

- Thực hiện việc hạ ngầm đường dây cấp điện chiếu sáng, bao gồm công tác cải tạo, nâng cấp hệ thống chiếu sáng hiện có (thay cột, thay chóa đèn,...) tại các tuyến phố, ngầm hóa các đường dây, cáp đi nổi của các đơn vị viễn thông.

- Nghiên cứu, hiện thực hóa các giải pháp để hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị trở thành một bộ phận quan trọng của đô thị thông minh.

II. KHÁI QUÁT VỀ HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ:

1. Về phân cấp quản lý:

Công tác quản lý, đầu tư hệ thống chiếu sáng công cộng được thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 21/2022/NQ-HĐND ngày 12/9/2022 của HĐND Thành phố về việc ban hành Quy định về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội (Điều 5 - Quản lý chiếu sáng công cộng).

2. Quy mô, hiện trạng của hệ thống chiếu sáng công cộng trên địa bàn Thành phố:

2.1. Quy mô hệ thống chiếu sáng công cộng Thành phố:

Theo thống kê hiện trạng hệ thống chiếu sáng công cộng Thành phố của 12 quận nội thành và các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ của 17 huyện và thị xã tính đến hết tháng 12/2021, bao gồm:

* 2.794 tủ điều khiển chiếu sáng (1.970 thuộc khu vực các quận nội thành và 824 tủ khu vực ngoại thành), trong đó: 1.898 tủ điều khiển chiếu sáng được kết nối với Trung tâm điều khiển hệ thống chiếu sáng Thành phố (1.336 tủ tại khu vực nội thành và 562 tủ tại khu vực ngoại thành), đạt tỷ lệ 67,9%; 896 tủ điều khiển bằng đồng hồ hẹn giờ đặt tại tủ (634 tủ khu vực nội thành chủ yếu cho các tuyến đèn ngõ, xóm và 262 tủ khu vực ngoại thành).

* Tổng chiều dài lưới điện chiếu sáng: 5.584 km (khu vực nội thành là 4.008 km và khu vực ngoại thành là 1.576 km);

* Công suất điện năng: 29.995 kW (khu vực nội thành là 20.353 kW; khu vực ngoại thành là 9.642 kW);

* Tổng số bộ đèn: 229.272 bộ (đèn LED là 27.280 bộ đạt tỷ lệ 11,9%), trong đó: khu vực 12 quận có 169.790 bộ đèn (đèn LED là 18.109 bộ đạt tỷ lệ 10,66%); khu vực 17 huyện và thị xã có 59.482 bộ (đèn LED là 9.171 bộ đạt tỷ lệ 15,4%).

2.2. Hệ thống điều khiển, giám sát vận hành hệ thống chiếu sáng

Hệ thống chiếu sáng công cộng hiện tại được vận hành tự động thông qua 2.794 tủ điện điều khiển chiếu sáng và 01 Trung tâm điều khiển và giám sát chiếu sáng công cộng đặt tại số 30 phố Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm (trụ sở Công ty TNHH MTV Chiếu sáng & Thiết bị đô thị). Nguyên lý vận hành điều khiển trên phương thức sử dụng công nghệ truyền thông qua sóng vô tuyến GSM/GPRS, do vậy việc kết nối các tủ trong phạm vi toàn Thành phố về trung tâm điều khiển gần như tức thời và độ tin cậy khá cao. Tuy nhiên, hệ thống chưa điều khiển giám sát hoạt động đến từng đèn chiếu sáng.

Hiện nay, hệ thống chiếu sáng đang có 1.898/2.794 tủ điều khiển chiếu sáng được kết nối điều khiển, giám sát với Trung tâm điều khiển hệ thống chiếu sáng Thành phố, đạt tỷ lệ 67,9%. Các tủ điện chưa kết nối điều khiển, được vận hành đóng, cắt tự động bằng các đồng hồ hẹn giờ đặt tại tủ.

2.3. Hệ thống chiếu sáng trang trí (chiếu sáng cảnh quan, chiếu sáng kiến trúc):

Chiếu sáng kiến trúc tòa nhà di tích: 08 địa điểm (trụ sở Báo Nhân Dân, trụ sở Báo Hà Nội Mới, Công an quận Hoàn Kiếm, Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, các điểm trang trí xung quanh hồ Hoàn Kiếm (Tượng đài Cảm tử, đền Bà Kiệu, Ô Quan Chưởng, Tháp Hòa Phong,...); chiếu sáng kiến trúc cổng các cơ quan Trung ương và Thành phố: 17 khu vực cổng (cổng Văn phòng Trung ương Đảng, cổng Văn phòng Chính phủ, cổng trụ sở Thành ủy,...); chiếu sáng kiến trúc các công trình giao thông: 25 công trình (cầu Nhật Tân, cầu vượt đường Nguyễn Chí Thanh - Kim Mã,...); chiếu sáng cảnh quan khu vực Gò Đống Đa bằng hệ thống các đèn pha;

2.4. Hệ thống trang trí bằng ánh sáng (trang trí chiếu sáng):

- Hệ thống trang trí tuyên truyền cổ động bằng ánh sáng được đầu tư, lắp đặt bằng nguồn vốn ngân sách và xã hội hóa: phố Nguyễn Cảnh Chân, trục đường Nguyễn Trãi - Trần Phú, Gò Đống Đa (236 khung trang trí); 14 tuyến phố khu vực trung tâm, đường trục (các phố Ngô Quyền, Phan Chu Trinh, Phan Đình Phùng, .... đường Võ Chí Công,...) được trang trí bằng 663 khung biểu tượng trang trí lắp trên cột chiếu sáng công cộng.

- Khu vực do UBND các huyện quản lý, đầu tư, lắp đặt: Một số UBND các huyện và thị xã đã chủ động thực hiện đầu tư lắp đặt trang trí bằng ánh sáng trên địa bàn. Các khung biểu tượng chiếu sáng được lắp trên cột đèn chiếu sáng công cộng tại địa bàn. Quy mô trang trí bằng ánh sáng cụ thể như sau: thị xã Sơn Tây (105 khung); huyện Thạch Thất (26 khung); huyện Ứng Hòa (60 khung); huyện Phúc Thọ (36 khung).

3. Đánh giá về hiện trạng hệ thống chiếu sáng của Thành phố:

3.1. Đối với hệ thống chiếu sáng 12 quận:

Hệ thống chiếu sáng các tuyến đường phố khu vực này về cơ bản được đầu tư kết nối đồng bộ với Trung tâm điều khiển chiếu sáng Thành phố, do đó giúp đơn vị được giao quản lý thông qua Trung tâm điều khiển thực hiện việc vận hành hệ thống chiếu sáng linh hoạt theo thời tiết, nhu cầu của từng khu vực; đồng thời các sự cố cũng được thông tin kịp thời, thuận lợi cho quá trình kiểm soát, khắc phục cũng như tiết kiệm chi phí quản lý duy tu, duy trì. Số lượng các tủ điều khiển được kết nối trực tiếp từ Trung tâm điều khiển chiếu sáng là 1.336/1.970 tủ được kết nối (đạt 67,8%). Các tủ chiếu sáng còn lại chủ yếu tại các dự án được tiếp nhận quản lý sau đầu tư trong năm 2020 và tại khu vực ngõ, xóm được vận hành thông qua điều khiển cục bộ bằng đồng hồ hẹn giờ;

Đa số tuyến chiếu sáng đã được đầu tư lắp đặt từ lâu, chất lượng chiếu sáng không đảm bảo do các bộ đèn bị suy giảm khả năng chiếu sáng trong quá trình sử dụng, khoảng cách các cột quá xa, vướng cây xanh và các công trình hạ tầng khác che chắn xung quanh nên cần được cải tạo, nâng cấp hệ thống để đảm bảo độ sáng theo tiêu chuẩn quy định. Nhìn chung hệ thống chiếu sáng các tuyến đường, phố khu vực nội thành (trừ các tuyến chiếu sáng được đầu tư xây dựng mới hoặc thay đèn công nghệ cũ bằng đèn LED) mới chỉ đảm bảo phục vụ nhu cầu an sinh xã hội ở mức tối thiểu.

Với hệ thống chiếu sáng khu vực ngõ, xóm do các quận, huyện thực hiện công tác đầu tư qua nhiều thời kỳ, ngoài việc chưa được kết nối và điều khiển từ Trung tâm chiếu sáng, chất lượng các tuyến đèn đa số sử dụng công nghệ cũ, đã lắp đặt từ lâu bị suy giảm khả năng chiếu sáng.

3.2. Đối với hệ thống chiếu sáng khu vực các huyện và thị xã

Hiện nay, hệ thống chiếu sáng khu vực các huyện ngoại thành và thị xã đã từng bước được kết nối và điều khiển trực tiếp từ Trung tâm điều khiển chiếu sáng, với số lượng 562/824 tủ được kết nối (đạt 68,2%). Các tủ chiếu sáng còn lại được vận hành chủ yếu thông qua điều khiển cục bộ bằng đồng hồ hẹn giờ. Do đó, việc đóng cắt phụ thuộc vào thời gian cài đặt trước của thiết bị điều khiển nên không phát huy được hiệu quả khi thời tiết thay đổi bất thường; không kịp thời phát hiện những sự cố thường gặp như không sáng đèn, mất pha, chạm chập trên lưới để kịp thời sửa chữa; việc vận hành thường khó khăn do phải thường xuyên lập các đội kiểm tra về thời gian làm việc của thiết bị và phát hiện sự cố.

Ngoài ra, hệ thống chiếu sáng khu vực ngoại thành được đầu tư không đồng bộ, còn nhiều bất cập trong công tác quản lý duy tu, duy trì.

3.3. Đối với hệ thống chiếu sáng cảnh quan, chiếu sáng kiến trúc và trang trí bằng ánh sáng:

- Đa số hệ thống chiếu sáng trang trí kiến trúc được đầu tư từ năm 2010 phục vụ Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội nên đã xuống cấp. Riêng hệ thống chiếu sáng kiến trúc cầu Nhật Tân sử dụng đèn chiếu sáng công nghệ LED được hoàn thành vào năm 2017 bằng nguồn vốn xã hội hóa, chất lượng nguồn sáng tốt tuy nhiên sau thời gian hệ thống điều khiến hoạt động không ổn định. Hệ thống chiếu sáng trang trí kiến trúc thường chỉ được duy trì, sửa chữa bằng nguồn vốn ngân sách nên ít được đầu tư cải tạo nâng cấp thường xuyên, không có các dự án tách biệt như các hạng mục chiếu sáng khác;

- Các khung biểu tượng trang trí chiếu sáng hiện có đều được gắn trực tiếp lên cột chiếu sáng nên hình thức trang trí không đa dạng, khả năng thu hút nguồn kinh phí xã hội hóa chưa cao do thời gian chiếu sáng trang trí phụ thuộc vào chế độ vận hành của hệ thống chiếu sáng công cộng;

- Hệ thống chiếu sáng trang trí trên các tuyến đường chỉ tập trung thực hiện trong thời gian trước, trong và sau Tết Nguyên đán. Do vậy, số lượng trang trí chiếu sáng sau thời điểm ngày 30/4 cho đến hết tháng 12 hàng năm trên địa bàn Thành phố còn rất ít.

3.4. Hệ thống chiếu sáng sử dụng năng lượng tái tạo:

Mới được thử nghiệm cục bộ, quy mô nhỏ, chưa có nghiên cứu và thử nghiệm một cách đầy đủ việc sử dụng năng lượng mặt trời cho chiếu sáng công cộng tại Thành phố, đặc biệt trong những thời điểm mùa đông, ít năng lượng bức xạ mặt trời thu được thấp để rút kinh nghiệm trước khi triển khai nhân rộng trên địa bàn toàn Thành phố.

III. CÁC GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG CÔNG CỘNG ĐÔ THỊ:

1. Xây dựng và phê duyệt đồ án Quy hoạch cấp điện và chiếu sáng đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2050:

Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Viện Quy hoạch xây dựng nghiên cứu việc tích hợp quy hoạch chuyên ngành nói chung, quy hoạch cấp điện và chiếu sáng nói riêng khi nghiên cứu lập: Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô.

Sở Công Thương là cơ quan chủ trì thực hiện đồ án: Quy hoạch cấp năng lượng và chiếu sáng đô thị giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên cơ sở tận dụng tối đa kết quả của Quy hoạch phát triển điện lực sẵn có đồng thời cập nhật các nội dung của Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia và điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, Quy hoạch Thủ đô.

2. Mở rộng phạm vi hoạt động và từng bước nâng cấp Trung tâm điều khiển chiếu sáng Thành phố:

(1) Mở rộng phạm vi giám sát điều khiển đến các tủ điều khiển chiếu sáng trên hệ thống:

Lắp đặt các bộ điều khiến giám sát phục vụ kết nối các tủ điều khiển chiếu sáng với Trung tâm điều khiển chiếu sáng Thành phố. Đến hết năm 2022, số lượng các tủ điện được lắp thiết bị kết nối giám sát điều khiển đạt số lượng 1.898/2.794 tủ (đạt tỷ lệ 67,9%).

Trong giai đoạn từ năm 2023 - 2025, lắp đặt thiết bị điều khiển cho 896 tủ còn lại và các tủ dự kiến tiếp nhận quản lý sau đầu tư của các công trình:

- Khối lượng thực hiện: 900 tủ;

- Tổng mức đầu tư dự kiến: 45 tỷ đồng;

- Thời gian thực hiện: 3 năm 2023 - 2025.

(2) Thí điểm thực hiện điều khiển/giám sát đến các điểm đèn chiếu sáng:

Phạm vi thực hiện tập trung vào hệ thống chiếu sáng tại khu vực trung tâm Thành phố

- Khối lượng thực hiện: 1.000 bộ đèn;

- Tổng mức đầu tư dự kiến: 12 tỷ đồng;

- Thời gian thực hiện: 3 năm 2023 - 2025.

3. Xây dựng cơ sở dữ liệu, số hóa công tác quản lý hệ thống chiếu sáng công cộng Thành phố, cập nhật trên bản đồ GIS:

- Tổng mức đầu tư dự kiến: 20 tỷ đồng;

- Thời gian thực hiện: 2 năm 2023 - 2024.

4. Xây dựng, nâng cấp hệ thống chiếu sáng trên địa bàn các huyện và thị xã:

Xây dựng mới hệ thống chiếu sáng tại các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ chưa có hệ thống chiếu sáng, trên địa bàn Thành phố, ưu tiên các tuyến đường có mật độ giao thông cao, các tuyến đường có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

- Khối lượng thực hiện: 44 công trình;

- Tổng mức đầu tư dự kiến: 300 tỷ đồng;

- Thời gian thực hiện: 3 năm 2023 - 2025.

5. Lắp đặt bổ sung hệ thống chiếu sáng công cộng tại các ngõ, xóm trên địa bàn Thành phố:

Lắp đặt hệ thống chiếu sáng tại các tuyến ngõ, xóm hiện chưa có chiếu sáng tại 12 quận nội thành và các huyện, thị xã (không bao gồm các huyện: Đông Anh, Gia Lâm, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Trì trong lộ trình lên quận).

- Khối lượng thực hiện: 350 km;

- Tổng mức đầu tư dự kiến: 500 tỷ đồng;

- Thời gian thực hiện: 3 năm 2023 - 2025.

6. Cải tạo, nâng cấp hệ thống chiếu sáng hiện có kết hợp công tác chỉnh trang đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật:

Cải tạo, nâng cấp hệ thống chiếu sáng hiện có, thay thế các cột chiếu sáng cũ (loại cột bê tông ly tâm, các vị trí đèn chiếu sáng lắp trên cột điện hạ thế) kết hợp với công tác chỉnh trang hạ tầng kỹ thuật, hạ ngầm đường dây cáp điện lực, thông tin đi nổi trên các tuyến phố do các đơn vị điện lực, viễn thông thực hiện.

- Khối lượng thực hiện: 91 công trình;

- Tổng mức đầu tư dự kiến: 350 tỷ đồng;

- Thời gian thực hiện: 3 năm 2023 - 2025.

7. Từng bước thay thế đèn LED trong hệ thống chiếu sáng công cộng trên địa bàn Thành phố:

Thay thế các bộ đèn công nghệ cũ bằng các bộ đèn mới công nghệ LED trên các tuyến phố có hệ thống chiếu sáng ổn định, thời hạn sử dụng đèn công nghệ cũ trên 10 năm tại địa bàn các quận và 05 huyện: Đông Anh, Đan Phượng, Gia Lâm, Hoài Đức, Thanh Trì và thị xã Sơn Tây:

- Khối lượng thực hiện: 50.000 bộ đèn;

- Tổng mức đầu tư dự kiến: 560 tỷ đồng;

- Thời gian thực hiện: 3 năm 2023 - 2025.

8. Thí điểm ứng dụng cột đa năng để cải tạo hệ thống chiếu sáng khu vực trung tâm Thành phố:

Thay thế các cột đèn chiếu sáng hiện có tại khu vực trung tâm Thành phố bằng các cột đèn chiếu sáng đa năng có thể kết hợp lắp đặt khẩu hiệu tuyên truyền dọc thân cột,... có kích thước phù hợp, lắp camera giám sát, bộ thu phát wifi,...

- Khối lượng thực hiện: 100 cột đèn;

- Tổng mức đầu tư dự kiến: 5 tỷ đồng;

- Thời gian thực hiện: 3 năm 2023 - 2025.

9. Chiếu sáng trang trí kiến trúc:

(1) Chiếu sáng các công trình di tích lịch sử, chiếu sáng kiến trúc các công trình tiêu biểu:

Chiếu sáng kiến trúc các cầu bắc qua sông Hồng; các công trình di tích lịch sử, kiến trúc nổi bật (cột cờ Hà Nội, trụ sở: Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Thành ủy, UBND Thành phố, Quận ủy, UBND các quận,...).

- Tổng mức đầu tư dự kiến: 145 tỷ đồng;

- Thời gian thực hiện: 3 năm 2023 - 2025.

(2). Chiếu sáng cảnh quan:

Chiếu sáng mặt tiền các tòa nhà có kiến trúc đẹp để đảm bảo đồng bộ trong chiếu sáng trang trí, khu vực các địa điểm tổ chức phố đi bộ:

- Tổng mức đầu tư dự kiến: 50 tỷ đồng;

- Thời gian thực hiện: 3 năm 2023 - 2025.

10. Thí điểm ứng dụng năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, năng lượng gió) trong chiếu sáng công cộng:

Nghiên cứu, hoàn thiện việc sử dụng năng lượng mặt trời cho chiếu sáng công cộng tại Thành phố, đặc biệt trong những thời điểm mùa đông, ít năng lượng bức xạ mặt trời thu được thấp để rút kinh nghiệm trước khi triển khai nhân rộng trên địa bàn toàn Thành phố. Xây dựng tiêu chí kỹ thuật cho đèn LED việc sử dụng năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, năng lượng gió) trong chiếu sáng công cộng và xử lý ắc quy sau sử dụng. Lắp đặt thí điểm và từng bước nhân rộng hệ thống chiếu sáng công cộng sử dụng năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, năng lượng gió) tại các khu vực phù hợp.

- Khối lượng dự kiến thực hiện: 100 cột đèn tại các khu vực, tuyến đường cách xa lưới điện cấp nguồn;

- Tổng mức đầu tư dự kiến: 5 tỷ đồng;

- Thời gian thực hiện dự án: 3 năm 2023 - 2025.

11. Về nguồn vốn và cơ chế thực hiện:

11.1. Về nguồn vốn:

Tổng kinh phí (dự kiến): 2.100 tỷ đồng, từ nguồn vốn ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Giá trị tổng kinh phí là cơ sở để cân đối, bố trí kinh phí thực hiện bằng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản (đầu tư công trung hạn) hoặc các nguồn vốn hợp pháp khác. Tổng mức đầu tư được xác định làm cơ sở thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư và đầu tư xây dựng theo kế hoạch bố trí nguồn vốn thực hiện.

11.2. Về cơ chế, chính sách:

- Ban hành chính sách khuyến khích đầu tư, huy động vốn góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân vào việc sử dụng điện trong chiếu sáng công cộng tiết kiệm và hiệu quả; xây dựng hệ thống chiếu sáng kiến trúc và chiếu sáng mặt ngoài các công trình có ảnh hưởng lớn đến cảnh quan đô thị như: công trình kiến trúc cổ, công trình kiến trúc đẹp trên các tuyến phố chính, công trình cao ốc, công trình kết cấu lớn.

- Tăng cường phân cấp về đầu tư, trách nhiệm quản lý vận hành cho các quận, huyện, thị xã; nâng cao trách nhiệm cơ quan đầu mối chủ trì, quan hệ phối hợp quản lý giữa Sở, ngành Thành phố với UBND các quận, huyện, thị xã và trách nhiệm của các đơn vị chuyên ngành quản lý chiếu sáng công cộng.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát thủ tục xây dựng cơ bản, chất lượng, tiến độ trong việc thực hiện đầu tư xây dựng chiếu sáng công cộng đô thị.

- Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực của các Chủ đầu tư được Thành phố giao triển khai các dự án chiếu sáng công cộng đô thị.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Xây dựng:

- Là đầu mối chủ trì thực hiện Quy chuẩn Quốc gia QCVN 07-7:2016/BXD của Bộ Xây dựng về chiếu sáng công cộng đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội, chủ động đề xuất điều chỉnh cho phù hợp yêu cầu và đặc điểm của Thành phố;

- Trên cơ sở “Kế hoạch nâng cao chất lượng, hiệu quả hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2021-2025” và thực tế thực hiện hàng năm, chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Giao thông vận tải và các Sở, ngành, quận, huyện, thị xã để xây dựng kế hoạch chiếu sáng công cộng từng năm, làm căn cứ để bố trí kinh phí đầu tư.

- Tiếp tục hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật và xây dựng kế hoạch, chương trình cải tạo đầu tư xây dựng hệ thống chiếu sáng, tiêu chí kỹ thuật cho việc sử dụng đèn LED trên hệ thống chiếu sáng Thành phố. Đảm bảo hệ thống chiếu sáng đáp ứng các yêu cầu về chiếu sáng đô thị.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính bố trí nguồn vốn chuẩn bị đầu tư, vốn đầu tư thực hiện các dự án đầu tư phát triển hệ thống chiếu sáng trên địa bàn Thành phố theo kế hoạch, tiếp tục bố trí vốn còn thiếu cho các dự án đầu tư, cải tạo hệ thống chiếu sáng đang thực hiện;

- Rà soát, cập nhật bổ sung danh mục đầu tư công trung hạn để tránh trùng lặp khi thực hiện.

- Nghiên cứu đề xuất cơ chế thu hút đầu tư trong lĩnh vực năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, năng lượng gió), trong đó có lĩnh vực chiếu sáng công cộng.

3. Sở Tài chính:

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối nguồn vốn ngân sách để bố trí nguồn kinh phí cho công tác đầu tư các dự án đầu tư phát triển chiếu sáng;

- Hướng dẫn về cơ chế sử dụng các nguồn kinh phí ngoài ngân sách khi thực hiện các dự án đầu tư phát triển hệ thống chiếu sáng.

4. Sở Giao thông vận tải:

Phối hợp với Sở Xây dựng trong việc triển khai các công trình chiếu sáng trên các tuyến đường đảm bảo tính đồng bộ, hiệu quả.

5. Sở Công Thương:

- Quy hoạch, cân đối, bố trí đảm bảo nguồn điện duy trì hoạt động thường xuyên đáp ứng yêu cầu của hệ thống chiếu sáng đô thị;

- Phối hợp với Sở Xây dựng và UBND các quận, huyện, thị xã kiểm tra, thanh tra việc quản lý, vận hành, bảo trì hệ thống chiếu sáng đô thị;

- Phối hợp với Sở Xây dựng thực hiện các biện pháp tiết kiệm năng lượng trong chiếu sáng đô thị.

- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ bổ sung thêm các ý kiến đánh giá việc sử dụng năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, năng lượng gió) trong chiếu sáng công cộng và thông tin về các dự án thí điểm đã thực hiện.

6. Sở Thông tin và Truyền thông:

Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn Sở Xây dựng, UBND các quận, huyện, thị xã về công nghệ hướng đến việc xây dựng Trung tâm quản lý hạ tầng kỹ thuật Thành phố theo kế hoạch.

7. Sở Quy hoạch - Kiến trúc

- Chủ trì phối hợp với Viện Quy hoạch xây dựng thẩm định đồ án Quy hoạch cấp điện đô thị (có lồng ghép nội dung Quy hoạch chiếu sáng đô thị) do Sở Công Thương và các đơn vị có liên quan lập, cập nhật bổ sung nội dung trong quá trình nghiên cứu lập: Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô;

- Cung cấp thông tin quy hoạch (khi nhận được yêu cầu từ cơ quan chủ trì) để phục vụ công tác nâng cao chất lượng, hiệu quả hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị.

9. Viện Quy hoạch xây dựng:

Phối hợp cùng Sở Quy hoạch - Kiến trúc cung cấp các thông tin quy hoạch (khi nhận được yêu cầu từ cơ quan chủ trì), thẩm định đồ án Quy hoạch cấp điện đô thị (có lồng ghép nội dung Quy hoạch chiếu sáng đô thị) do Sở Công Thương và các đơn vị có liên quan lập, cập nhật bổ sung nội dung trong quá trình nghiên cứu lập: Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô.

10. Sở Khoa học và Công nghệ

- Chủ trì xây dựng tiêu chí kỹ thuật cho đèn LED việc sử dụng năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, năng lượng gió) trong chiếu sáng công cộng và xử lý ắc quy sau sử dụng;

- Phối hợp với Sở Công Thương bổ sung thêm các ý kiến đánh giá việc sử dụng năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, năng lượng gió) trong chiếu sáng công cộng và thông tin về các dự án thí điểm đã thực hiện.

11. Công an Thành phố.

Chỉ đạo lực lượng Công an của các quận, huyện, thị xã phối hợp với Sở Xây dựng và UBND các quận, huyện, thị xã kiểm tra, xử lý kịp thời các vi phạm liên quan đến hệ thống chiếu sáng công cộng theo quy định của pháp luật.

12. UBND các quận, huyện, thị xã và các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành Thành phố được giao làm Chủ đầu tư các công trình nâng cao chất lượng, hiệu quả hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị trên địa bàn Thành phố:

- Chủ động xây dựng kế hoạch đầu tư các công trình chiếu sáng trên địa bàn; chịu trách nhiệm quản lý nhà nước, quản lý, vận hành, duy tu, duy trì theo phân cấp trên địa bàn.

- Tổ chức triển khai thực hiện các trình tự thủ tục theo đúng quy định của pháp luật; trong đó phải khảo sát tổng thể, đánh giá hiện trạng, xác định đối tượng, phạm vi, khối lượng cụ thể các hạng mục cần thiết cải tạo, nâng cấp trên cơ sở kế thừa và kết nối hài hòa với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đã được đầu tư còn đảm bảo chất lượng để tiết kiệm kinh phí.

- Chủ động phối hợp với các Sở chuyên ngành để được hướng dẫn, lấy ý kiến các nội dung thuộc chức năng, nhiệm vụ của các Sở, ngành theo quy định.

- Tập trung chỉ đạo, quyết liệt, đẩy nhanh tiến độ các dự án có công trình chiếu sáng. Chỉ đạo thi công các công trình đảm bảo chất lượng, tiến độ, đồng bộ, dứt điểm, hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng do thi công tới môi trường, giao thông và đời sống, sinh hoạt của nhân dân.

- Chịu trách nhiệm trong việc tổ chức triển khai thực hiện theo đúng quy định của pháp luật; tổng hợp tình hình thực hiện, kết quả thực hiện hàng năm gửi về Sở Xây dựng để tổng hợp báo cáo UBND Thành phố.

- Tổ chức bàn giao cho các cơ quan, đơn vị quản lý, duy tu, duy trì theo quy định phân cấp của Thành phố sau khi hoàn thành công tác đầu tư.

13. Các đơn vị quản lý, duy trì hệ thống chiếu sáng công cộng:

Có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các chủ đầu tư, đơn vị thi công trong quá trình chuẩn bị đầu tư, tổ chức thực hiện dự án. Tiếp nhận quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng để đảm bảo hiệu quả đầu tư.

14. Chế độ thông tin báo cáo:

Các Sở, ban, ngành Thành phố, các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này; định kỳ ngày 25 tháng 11 hàng năm báo cáo tình hình thực hiện gửi Sở Xây dựng để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố.

Sở Xây dựng theo dõi, tổng hợp, định kỳ tháng 12 hàng năm báo cáo UBND Thành phố tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch.

Trong quá trình thực hiện, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành Thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị chủ động báo cáo, đề xuất với UBND Thành phố những nội dung cần điều chỉnh, bổ sung để đảm bảo thực hiện kế hoạch của Thành phố./.


Nơi nhận:
- Đ/c Bí thư Thành ủy;
- Bộ Xây dựng;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND Thành phố;
- Chủ tịch UBND TP;
- Các PCT UBND TP;
- Các Ban Đảng, Văn phòng Thành ủy;
- Các Ban HĐND TP;
- Văn phòng Đoàn ĐBQH-HĐND TP;
- Các sở: XD, KHĐT, QHKT, KHCN, CT, TC,

GTVT, TT&TT, CATP, các Ban QLDA TP
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- VPUB TP: CVP, các PCVP,
các phòng: TH, KTN, KTTH, KGVX, ĐT;
- Lưu: VT, ĐT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Dương Đức Tuấn

DANH MỤC

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG CÔNG CỘNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Kế hoạch số 72/KH-UBND ngày 07/3/2023 của UBND Thành phố)

TT

Danh mục dự án

Địa điểm

Kinh phí - Nguồn vốn dự kiến (tỷ đồng)

Thời gian

Thành phố

Quận, Huyện

Xã hội hóa

Tổng cộng

Tổng cộng

959

983

50

2.100

I

Đồ án: Quy hoạch cấp điện và chiếu sáng đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2050

2023-2025

II

Mở rộng phạm vi hoạt động và từng bước nâng cấp Trung tâm điều khiển chiếu sáng Thành phố

165

1

Mở rộng phạm vi giám sát điều khiển đến các tủ điều khiển chiếu sáng trên hệ thống: quy mô 900 tủ

45

2023-2025

2

Thí điểm thực hiện điều khiển/giám sát đến các điểm đèn chiếu sáng: quy mô 10.000 bộ đèn

120

2023-2025

III

Xây dựng cơ sở dữ liệu, số hóa công tác quản lý hệ thống chiếu sáng công cộng Thành phố, cập nhật trên bản đồ GIS

20

Công tác xây dựng cơ sở dự liệu quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật (cây xanh, chiếu sáng, thoát nước,...) và xây dựng Trung tâm

20

2023-2025

IV

Xây dựng, nâng cấp hệ thống chiếu sáng trên địa bàn các huyện và thị xã Sơn Tây

247

53

-

300

2023-2025

1

Phố Yên Lộ đoạn từ trường Mầm non Yên Hòa đến cuối phố và Khu dịch vụ khu D Yên Lộ, phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông

Hà Đông

2

2

Quốc lộ 21A thuộc địa phận xã Sơn Đông và xã Cổ Đông

Ba Vì

10

3

Tỉnh lộ 414 - đoạn từ K9 Đá Chông (xã Minh Quang) đi ngã ba Chắm Mè (xã Ba Trại) (Km 15+00 đến Km20+00)

Ba Vì

12

4

Tỉnh lộ 411C đoạn từ Quốc lộ 32 vào nghĩa trang Yên Kỳ (Km0+00 đến Km5+900)

Ba Vì

10

5

Quốc lộ 32, đoạn từ Km57+00 đến Km59+00

Ba Vì

13

6

Các tuyến đường đô thị, ngõ tại thị trấn Tây Đằng

Ba Vì

10

7

Tuyến đường nối QL32 đi cầu Văn Lang sang Việt Trì

Ba Vì

10

8

Tỉnh lộ 419 - đoạn từ xã Hợp Đồng đi Quảng Bị đến xã Đồng Phú

Chương Mỹ

5

9

Tỉnh lộ 419 - từ Quốc lộ 6 đến điểm cuối hết địa phận xã Tiền Phương giáp với huyện Quốc Oai

Chương Mỹ

6

10

Đường vào Trung tâm huấn luyện Miếu Môn - từ đường Hồ Chí Minh đến Trung tâm huấn luyện

Chương Mỹ

3

11

Đường Hồ Chí Minh đoạn từ trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây đến Km435+900

Chương Mỹ

16

12

Đường dọc tuyến Đê Tả Đáy qua địa bàn huyện Hoài Đức

Hoài Đức

10

13

Tuyến đường từ ngã tư Cổ Ngựa đến đê Tả sông Hồng

Mê Linh

3,5

14

Tuyến đê Tả sông Hồng (khoảng 20km)

Mê Linh

30

15

Đường 312 (đoạn từ chùa Liên Vân đến cầu Cong) thôn Nam Cường, xã Tam Đồng, huyện Mê Linh

Mê Linh

11

16

Tuyến đường Tiền Phong - Tráng Việt,

Mê Linh

9

17

Đường bờ tả đê sông Nhuệ (13,5km)

Phú Xuyên

17

18

Đường bờ hữu đê sông Nhuệ (13,7km)

Phú Xuyên

17,3

19

Đường đê sông Lương (9km)

Phú Xuyên

11,5

20

Đường đê sông Duy Tiên (10km)

Phú Xuyên

12,5

21

Các tuyến đường trục trên địa bàn thị trấn Phú Minh (5,5km)

Phú Xuyên

7

22

Các tuyến đường trục trên địa bàn thị trấn Phú Xuyên (6,5km)

Phú Xuyên

8,2

23

Tuyến đường Hoàng Long - Phú Túc

Phú Xuyên

8,5

24

Tuyến đường Hồng Minh - Tri Trung

Phú Xuyên

3,5

25

Tuyến đường Tri Trung - Hoàng Long - Ứng Hòa

Phú Xuyên

3,8

26

Tuyến đường Nội Hợp - Thụy Phú và đường trục xã Đại Thắng đoạn vào điểm đỗ xe buýt 113

Phú Xuyên

7,5

27

Tuyến đường trục xã Đại Xuyên

Phú Xuyên

2,2

28

Tuyến đường trục xã Châu Can (đê sông Nhuệ)

Phú Xuyên

2,3

29

Tuyến đường trục xã Minh Tân

Phú Xuyên

6

30

Tuyến đường Quân Sự xã Châu Can

Phú Xuyên

2,3

31

Tuyến đường Truyền Thống

Phú Xuyên

6

32

Tuyến đường Đại Thắng - Tân Dân

Phú Xuyên

3

33

Tuyến đường Nam Phong - Nam Triều

Phú Xuyên

3,2

34

Tuyến đường trục xã Chuyên Mỹ

Phú Xuyên

16

35

Quốc lộ 2 - đoạn từ Thạch Lỗi đi Tân Dân

Sóc Sơn

6

36

Đoạn đường dẫn từ tỉnh lộ 16 vào cầu Đò Lo (tuyến đường do Thành phố quản lý) trên địa bàn xã Kim Lũ

Sóc Sơn

5

37

Quốc lộ 21A đoạn từ km4+500 đến km6+00 và đoạn từ km 10+600 đến km 12+300

Sơn Tây

6,5

38

Các đoạn đường: Đường tránh Quốc lộ 32 từ Viện Quân y 105 đi xã Đường Lâm, đoạn đường hết địa phận phường Trung Sơn Trầm đi Sơn Đông, đoạn từ ngã tư Lục Quân đến Hòa Lạc

Sơn Tây

5,5

39

Đoạn đường Quốc lộ 21A, từ Ngã tư Lục Quân đến cầu Asean và đến Trường Sỹ quan phòng hóa

Sơn Tây

13

40

Đường Quốc lộ 21A thuộc địa bàn xã Sơn Đông và xã Cổ Đông

Sơn Tây

11

41

Quốc lộ 21A đoạn qua huyện Thạch Thất và đường Tỉnh lộ 420 đoạn qua xã Bình Yên

Thạch Thất

7,5

42

Tuyến đường 429 đoạn qua địa bàn huyện Ứng Hòa (từ Quán Tròn, huyện Ứng Hòa đến Phú Túc, huyện Phú Xuyên)

Ứng Hòa

8

43

Tuyến đường 426 (Quán Xá - Thái Bằng), đoạn đi qua xã Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa

Ứng Hòa

6,5

44

Tuyến đê Tả Hồng, Tả Đuống, đê sông Cà Lồ, đường Vân Trì

Đông Anh

45

V

Lắp đặt bổ sung hệ thống chiếu sáng công cộng tại các ngõ, xóm trên địa bàn các quận, huyện, thị xã Sơn Tây

-

500

-

500

2023-2025

Tổng chiều dài tuyến: 350km lắp đặt đèn chiếu sáng công nghệ LED

Các quận, huyện và thị xã Sơn Tây

500

VI

Cải tạo, nâng cấp hệ thống chiếu sáng hiện có kết hợp công tác chỉnh trang đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật

350

-

-

350

2023-2025

1

Hàng Bông - Hàng Gai

Hoàn Kiếm

8

2

Bạch Đằng

Hoàn Kiếm

Hai Bà Trưng

12

3

Lý Nam Đế

Hoàn Kiếm

5

4

Cầu Gỗ - Hàng Thùng

Hoàn Kiếm

4

5

An Xá

Ba Đình

2

6

Cao Bá Quát

Ba Đình

2

7

Hoàng Hoa Thám

Ba Đình

8

8

Kim Mã (đoạn dưới thấp)

Ba Đình

3

9

Nghĩa Dũng

Ba Đình

2

10

Nguyễn Văn Ngọc

Ba Đình

2

11

Phúc Xá

Ba Đình

2

12

Tôn Thất Thiệp

Ba Đình

2

13

Trần Huy Liệu

Ba Đình

5

14

Trấn Vũ - Trúc Bạch

Ba Đình

6

15

Vĩnh Phúc

Ba Đình

2

16

Đông Các

Đống Đa

2

17

Hàng Cháo

Đống Đa

2

18

Kim Hoa

Đống Đa

2

19

Trần Quý Cáp

Đống Đa

3

20

Nguyễn Phúc Lai

Đống Đa

2

21

Ngô Tất Tố

Đống Đa

2

22

Ngô Sĩ Liên - Nguyễn Như Đổ - Y Miếu

Đống Đa

3

23

Chợ Khâm Thiên

Đống Đa

3

24

Trần Hữu Tước

Đống Đa

4

25

Vĩnh Hồ

Đống Đa

2

26

Vũ Thạnh

Đống Đa

3

27

Trần Thánh Tông

Hai Bà Trưng

4

28

Nguyễn Hiền

Hai Bà Trưng

2

29

Nguyễn Cao

Hai Bà Trưng

2

30

Lạc Nghiệp

Hai Bà Trưng

4

31

Dương Văn Bé - Tân Khai

Hai Bà Trưng

3

32

Vĩnh Tuy

Hai Bà Trưng

4

33

Lãng Yên

Hai Bà Trưng

3

34

Mạc Thị Bưởi

Hai Bà Trưng

2

35

Tây Kết

Hai Bà Trưng

2

36

Tương Mai

Hai Bà Trưng

2

37

Vân Đồn

Hai Bà Trưng

2

38

Yên Lạc

Hai Bà Trưng

2

39

Đặng Thùy Trâm

Cầu Giấy

3

40

Đỗ Quang

Cầu Giấy

2

41

Doãn Khế Thiện

Cầu Giấy

2

42

Đông Quan

Cầu Giấy

2

43

Hoàng Sâm

Cầu Giấy

2

44

Mai Dịch

Cầu Giấy

4

45

Chính Kinh

Thanh Xuân

2

46

Cù Chính Lan

Thanh Xuân

2

47

Cự Lộc

Thanh Xuân

3

48

Hoàng Ngân

Thanh Xuân

Cầu Giấy

4

49

Khương Trung

Thanh Xuân

5

50

Nguyễn Viết Xuân

Thanh Xuân

2

51

Nguyễn Huy Tưởng

Thanh Xuân

5

52

Phan Đình Giót

Thanh Xuân

2

53

Quan Nhân

Thanh Xuân

5

54

Tô Vĩnh Diện

Thanh Xuân

2

55

Triều Khúc

Thanh Xuân

3

56

Vũ Hữu

Thanh Xuân

3

57

Định Công

Hoàng Mai

5

58

Định Công Hạ

Hoàng Mai

4

59

Nguyễn Chính

Hoàng Mai

3

60

Hoàng Mai

Hoàng Mai

6

61

Mai Động

Hoàng Mai

4

62

Nam Dư

Hoàng Mai

4

63

Cổ Nhuế

Bắc Từ Liêm

5

64

Đức Thắng

Bắc Từ Liêm

5

65

Đỗ Nhuận

Bắc Từ Liêm

5

66

Đình Thôn

Nam Từ Liêm

4

67

Phùng Khoang

Nam Từ Liêm

5

68

Nguyễn Văn Giáp (K2)

Nam Từ Liêm

12

69

Phúc Diễn

Nam Từ Liêm

12

70

Đường 19-5

Hà Đông

6

71

Nguyễn Thái Học

Hà Đông

3

72

Nguyễn Viết Xuân

Hà Đông

4

73

Ngô Thì Nhậm

Hà Đông

2

74

Trần Hưng Đạo - Phan Bội Châu - Bùi Bằng Đoàn

Hà Đông

5

75

Ba La - phố Xốm - Nguyễn Trực (Quốc lộ 21B)

Hà Đông

12

76

La Dương

Hà Đông

4

77

Phố Lụa

Hà Đông

3

78

Lý Thường Kiệt

Hà Đông

2

79

Lý Tự Trọng

Hà Đông

4

80

Phan Đình Giót

Hà Đông

2

81

Phùng Hưng

Hà Đông

5

82

Văn Phú

Hà Đông

3

83

Ỷ La

Hà Đông

4

84

Yên Bình

Hà Đông

2

85

Yên Lộ

Hà Đông

5

86

Yết Kiêu

Hà Đông

2

87

Cầu Bươu

Thanh Trì

5

88

Cổ Điển

Thanh Trì

5

89

Đông Mỹ

Thanh Trì

4

90

Tả Thanh Oai

Thanh Trì

9

91

Tứ Hiệp

Thanh Trì

7

VII

Từng bước thay thế đèn LED trong hệ thống chiếu sáng công cộng trên địa bàn Thành phố

560

-

-

560

2023-2025

1

Quận Hoàn Kiếm

35

2

Quận Ba Đình

40

3

Quận Đống Đa

50

4

Quận Hai Bà Trưng

50

5

Quận Tây Hồ

35

6

Quận Cầu Giấy

40

7

Quận Thanh Xuân

50

8

Quận Long Biên

50

9

Quận Hoàng Mai

50

10

Quận Hà Đông

50

11

Quận Bắc Từ Liêm

45

12

Quận Nam Từ Liêm

45

13

Thị xã Sơn Tây

20

VIII

Thí điểm ứng dụng cột đa năng để cải tạo hệ thống chiếu sáng khu vực Trung tâm Thành phố

5

5

2023-2025

1

Tràng Tiền - Tràng Thi

Hoàn Kiếm

2

Hàng Đào - Hàng Ngang - Hàng Đường - Hàng Giấy

Hoàn Kiếm

3

Hàng Lược - Hàng Cân - Chả Cá - Lương Văn Can

Hoàn Kiếm

4

Lý Thường Kiệt

Hoàn Kiếm

5

Trần Hưng Đạo

Hoàn Kiếm

6

Ngô Quyền

Hoàn Kiếm

7

Phan Chu Trinh

Hoàn Kiếm

8

Lý Thái Tổ

Hoàn Kiếm

9

Phố Huế - Hàng Bài

Hoàn Kiếm

Hai Bà Trưng

10

Phan Đình Phùng

Ba Đình

11

Quán Thánh

Ba Đình

12

Điện Biên Phủ

Ba Đình

13

Thanh Niên

Ba Đình

14

Nguyễn Thái Học - Kim Mã

Ba Đình

15

Trần Nhân Tông

Hai Bà Trưng

IX

Chiếu sáng trang trí kiến trúc

65

80

50

195

2023-2025

1

Chiếu sáng các công trình di tích lịch sử, chiếu sáng kiến trúc các công trình tiêu biểu

65

50

30

145

2023-2025

Tượng đài

8

Cột cờ Hà Nội

Ba Đình

4

Tượng đài Quang Trung

Đống Đa

2

Tượng đài Lê nin

Ba Đình

2

Các trụ sở, tòa nhà

17

Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng

Ba Đình

5

Trụ sở Thành ủy và các Ban của Thành ủy

Hoàn Kiếm Hà Đông

7

Trụ sở HĐND và UBND Thành phố

5

Trụ sở Quận ủy - HĐND - UBND các quận (Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, ... tại các tuyến phố chính)

50

Các cầu qua sông Hồng

40

-

30

70

Cầu Vĩnh Tuy 1

10

10

Cầu Thanh Trì

10

10

Cầu Long Biên

10

5

Cầu Chương Dương

10

5

2

Chiếu sáng cảnh quan

30

20

2023-2025

Khu vực phố đi bộ quận Tây Hồ (phố Trịnh Công Sơn,...)

Tây Hồ

15

Khu vực phố đi bộ quận Hai Bà Trưng (đường Trần Nhân Tông và cổng công viên Thống Nhất)

Hai Bà Trưng

30

Khu vực phố đi bộ thị xã Sơn Tây

Sơn Tây

5

Các tòa nhà kiến trúc đẹp khu vực trung tâm

20

X

Thí điểm ứng dụng năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, năng lượng gió) trong chiếu sáng công cộng

5

2023-2025

Số lượng 100 cột đèn tại các khu vực, tuyến đường cách xa lưới điện cấp nguồn

5

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 72/KH-UBND ngày 07/03/2023 về nâng cao chất lượng, hiệu quả hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2021-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.893

DMCA.com Protection Status
IP: 18.227.114.218
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!