ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 488/KH-UBND
|
Ninh Thuận, ngày 18 tháng 02 năm 2016
|
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
PHÁT TRIỂN CÂY XANH ĐÔ THỊ BẰNG PHƯƠNG THỨC XÃ HỘI HÓA NĂM 2016 VÀ GIAI
ĐOẠN 2016-2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 28 tháng 9 năm 2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Tăng cường sự
lãnh đạo của cấp ủy Đảng thực hiện chủ trương xây dựng và phát triển Ninh Thuận
xanh-sạch-đẹp giai đoạn 2012-2015 và những năm tiếp theo”; Nghị quyết số
06/2013/NQ-HĐND ngày 16 tháng 7 năm 2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc phê
duyệt Đề án “Chung tay xây dựng Ninh Thuận xanh - sạch - đẹp”; Quyết định số
55/2013/QĐ-UBND ngày 29 tháng 8 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Đề án “Chung tay xây dựng Ninh Thuận xanh - sạch - đẹp”; Nghị quyết số
33/2015/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2015 của Hội đồng
nhân dân tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận 5 năm
2016-2020; Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành Kế hoạch hành động phát triển
cây xanh đô thị bằng phương thức xã hội hóa giai đoạn 2016-2020 với những nội
dung cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề
án “Chung tay xây dựng Ninh Thuận xanh-sạch-đẹp”, từng bước nâng
cao chất lượng quản lý, tăng cường sự tham gia giám sát, đóng góp tích cực của
cộng đồng trong việc trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh đô thị.
- Tận dụng và phát huy tối đa các nguồn
lực sẵn có của cộng đồng xã hội để chung tay phát triển cây xanh đô thị phấn đấu
đến năm 2020 diện tích cây xanh đô thị bình quân đầu người đạt từ 8m2-10m2
đối với thành phố Phan Rang Tháp- Chàm, từ 4m2-5m2
đối với các thị trấn Tân Sơn, Khánh Hải, Phước Dân, góp phần tạo mỹ quan, cải
thiện và bảo vệ môi trường đô thị.
- Nâng cao trách nhiệm quản lý của
các cơ quan chuyên môn trong việc quản lý, phát triển hệ thống cây xanh đô thị.
2. Yêu cầu
- Tuyên truyền, vận động để mọi tầng
lớp nhân dân trong tỉnh hiểu, thay đổi suy nghĩ, hành động về trồng, chăm sóc
và bảo vệ cây xanh nhằm từng bước nâng cao chất lượng môi
trường sống của nhân dân.
- Biểu dương, khen thưởng kịp thời những
tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào phát triển cây xanh;
rút kinh nghiệm từ thực tiễn để có điều chỉnh thích hợp theo từng giai đoạn; đồng thời nhân rộng các mô hình về xã hội hóa phát
triển cây xanh đã đạt hiệu quả ra các tuyến đường chính, khu dân cư mới trên địa
bàn.
II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP VÀ LỘ
TRÌNH THỰC HIỆN
1. Nhiệm vụ
a) Công tác tuyên truyền, vận động:
Tổ chức tuyên truyền đến các tầng lớp
nhân dân về vai trò, lợi ích của cây xanh đối với môi trường
sống, cảnh quan và sức khỏe của người dân đô thị nhằm mục
đích:
- Từng bước xây dựng, nâng cao ý thức
của người dân đối với công tác bảo vệ cây xanh, lên án những hành vi phá hoại
cây xanh, đặc biệt cây xanh ở những nơi công cộng, cây xanh đường phố.
- Tạo sự đồng thuận của người dân đối
với các chủ trương trồng, chăm sóc bảo vệ cây xanh; khuyến khích mọi người dân
tham gia công tác trồng, duy trì, giám sát, quản lý cây xanh đường phố của các
đơn vị chuyên ngành liên quan.
b) Vận động, hướng dẫn các tổ chức, cá
nhân ở mặt tiền các đường phố xây dựng, vệ sinh hố trồng cây, trồng thảm cỏ,
hoa trong hố trồng cây có sẵn, trên các tuyến phố chính theo quy hoạch.
c) Vận động nhân dân trong các khu
dân cư tập trung làm tốt công tác bảo vệ cây xanh ở các
khu công viên, vườn hoa, tiểu đảo đã được nhà nước đầu tư xây dựng. Tiến tới vận
động nhân dân đóng góp kinh phí để chăm sóc duy trì cây xanh, bảo vệ cây xanh ở
vườn hoa tiểu đảo trong khu vực để duy trì cảnh quan cây xanh, tạo nơi thư giãn nghỉ ngơi kết hợp với sinh hoạt cộng đồng.
d) Khuyến khích các tổ chức, cá nhân
đầu tư xây dựng, trồng, chăm sóc duy trì cây xanh trên các khu đất quy hoạch
công viên, vườn hoa kết hợp với quảng cáo, thương mại, kinh doanh, dịch vụ.
đ) Phát động nhân dân trồng cây theo
đúng quy hoạch, chủng loại cây trên các tuyến đường, với sự hỗ trợ cây giống và
hướng dẫn kỹ thuật trồng cây của Chi cục lâm nghiệp nhằm từng bước chuẩn hóa
cây xanh đường phố. Chấm dứt việc trồng cây tạp, để trồng cây đúng theo chủng
loại cây xanh đã được phê duyệt theo Quyết định số 394/QĐ-UBND ngày 27/11/2014
của Ủy ban nhân dân tỉnh.
e) Kêu gọi, vận động các doanh nghiệp
có thương hiệu đóng góp kinh phí trồng mới cây xanh ở một số tuyến đường trọng
điểm và giao cho đơn vị chức năng thực hiện công tác duy trì bảo vệ cây xanh.
2. Giải pháp
a) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền
nâng cao nhận thức công tác trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh bằng các hình thức
sau:
- Phổ biến các chủ trương, chính sách
pháp luật về phát triển cây xanh đô thị (quy hoạch phát triển cây xanh, quy chế
quản lý cây xanh đô thị, kỹ thuật trồng chăm sóc cây
xanh..) đến các tầng lớp nhân dân bằng các hình thức như: tuyên truyền, in ấn các ấn phẩm về bảo vệ môi trường, tổ
chức các hoạt động lồng ghép sinh hoạt trong
cộng đồng, tuyên truyền qua các phương tiện truyền thông, truyền hình (phóng sự,
chuyên đề..) và qua mạng internet.
- Lồng ghép vào các buổi sinh hoạt tổ
dân phố, sinh hoạt Đoàn thanh niên, các đoàn thể ở địa phương, nhà trường để
tuyên truyền về vai trò, lợi ích cây xanh và những thông tin về công tác xã hội
hóa phát triển cây xanh.
b) Vận động nhân dân tham gia giám
sát việc thực hiện các quy định của Nhà nước về quản lý, bảo vệ chăm sóc cây
xanh.
c) Nâng cao năng lực hiệu quả quản lý
nhà nước về công tác phát triển cây xanh đô thị.
d) Triển khai tổ chức thực hiện các
phong trào “Khuyến xanh”,“Ngày chủ nhật Xanh”, Ủy ban nhân dân các huyện, thành
phố, thị trấn, phường, xã căn cứ tình hình thực tế địa
phương lựa chọn các tuyến đường, địa điểm khu vực có mặt bằng
thuận lợi để phát động các chiến dịch trồng cây xanh công cộng với thành phần
tham gia là các cụm dân cư, các cơ quan, đoàn thanh niên. Tiếp tục duy trì các
phong trào “Tết trồng cây” trên địa bàn.
đ) Tổ chức triển khai xây dựng các vườn
ươm giống cây xanh theo quy hoạch đã được duyệt, đa dạng hóa nguồn cung cấp giống
cây xanh. Đối với những vị trí đã có quy hoạch, nhưng chưa có dự án và kế hoạch
triển khai cụ thể, cho phép các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân có nhu cầu lựa chọn
một số khu vực nằm trong quy hoạch nêu trên phù hợp với
ươm cây giống, tiến hành thỏa thuận ký hợp đồng thực hiện
việc gieo ươm, chăm sóc cây giống, khi cây đủ tiêu chuẩn đem trồng thì nhà nước
tổ chức tiến hành thu mua với giá thành phù hợp.
e) Huy động các nguồn lực đầu tư:
- Phân bổ nguồn vốn ngân sách địa phương
hằng năm.
- Chủ động tìm kiếm, kêu gọi các tổ
chức cá nhân trong và ngoài nước đầu tư các dự án phát triển cây xanh đô thị,
các dự án bảo vệ môi trường, các dự án ứng phó biến đổi khí hậu toàn cầu.
3. Lộ trình thực hiện
a) Năm 2016-2017:
Tạo bước đột phá về xã hội hóa phát triển cây xanh.
- Về địa bàn:
Thành phố Phan Rang-Tháp Chàm chọn một số đường phố chính; huyện Ninh Hải chọn
thị trấn Khánh Hải, huyện Ninh Phước chọn thị trấn Phước Dân và huyện Ninh Sơn
chọn thị trấn Tân Sơn để làm điểm.
- Về xã hội hóa
phát triển cây xanh, “phát động phong trào mỗi hộ gia đình đóng góp một
(01) cây xanh (cây sao hoặc dầu) và các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp đóng góp
ít nhất hai (02) cây xanh (cây
sao hoặc dầu)”.
- Các giải pháp tổ chức thực hiện:
+ Tổ chức tuyên truyền công tác xã hội
hóa phát triển cây xanh đường phố thông qua các hình thức nói chuyện chuyên đề,
in tờ rơi, treo pa nô, phát thanh và thông qua các phương tiện thông tin đại
chúng như báo, đài, mạng internet..;
+ Vận động, kêu gọi các tổ chức, cá
nhân đóng góp kinh phí hoặc tự bỏ kinh phí xây bồn hoa, trồng cây xanh trong bồn
hoa theo mẫu được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; trồng
trên vỉa hè, trước mặt tiền nhà phố, vệ sinh hố trồng, thường xuyên tưới nước để
cây xanh phát triển tốt, tạo mỹ quan tuyến đường (khuyến khích bằng cách có thể ưu tiên cho phép gắn bảng tên hoặc logo của
tổ chức, cá nhân trên bồn hoa, chậu cây).
+ Tổ chức tuyên truyền, vận động nhân
dân trong khu vực thực hiện tốt công tác bảo vệ cây xanh ở các vườn hoa, tiểu đảo,
vườn dạo... trong các khu vực dân cư tập trung do Nhà nước đầu tư xây dựng.
+ Khuyến khích các cơ quan, đơn vị và
người dân tự tổ chức trồng cây xanh trong khuôn viên công sở, nhà ở của mình.
+ Vận động, kêu gọi các nhà máy, khu
dịch vụ, du lịch, nghĩa trang, khu công nghiệp trồng cây xanh trong khuôn viên
và trong phạm vi giải cách ly nhằm đảm bảo chức năng cách ly, điều hòa môi trường
không khí và cảnh quan trong khu vực.
+ Tổ chức thực hiện các phong trào
“Khuyến xanh”, “Ngày chủ nhật Xanh”, “Tết trồng cây” trên địa bàn với sự hỗ trợ cây giống của nhà nước và các doanh nghiệp.
+ Khảo sát, đề xuất xây dựng vườn ươm
ở những khu vực đã có quy hoạch nhưng chưa có dự án hoặc kế hoạch triển khai cụ
thể.
+ Cuối năm 2016, tổ chức sơ kết, tổng
kết đánh giá kết quả thực hiện để rút kinh nghiệm và đề ra kế hoạch tiếp tục
huy động và nhân rộng trên địa bàn các thị trấn của các huyện trong năm 2017 và
những năm tiếp theo.
b) Năm 2018-2019:
- Trên cơ sở tổng kết, đánh giá rút
kinh nghiệm công tác xã hội hóa phát triển cây xanh trên một số đường phố chính
tại thành phố Phan Rang-Tháp Chàm và các thị trấn Khánh Hải, Phước Dân, Tân Sơn
trong hai năm 2016 và 2017, tiếp tục tuyên truyền, tổ chức
nhân rộng thêm ra một số tuyến đường chính, khu dân cư mới trên địa bàn.
- Tổ chức giao, cam kết bảo vệ cây
xanh ở các vườn hoa, tiểu đảo.. đã được nhà nước đầu tư
xây dựng trong các khu dân cư tập trung cho các hộ gia đình xung quanh khu vực
chăm sóc.
- Tiếp tục duy trì thường xuyên các
phong trào “Khuyến xanh”, “Ngày chủ nhật Xanh”, “Tết trồng cây” trên địa bàn.
- Triển khai thí điểm xã hội hóa công
tác chăm sóc, bảo vệ cây xanh bóng mát đường phố tại một số khu vực thành phố
Phan Rang-Tháp Chàm và các thị trấn Khánh Hải, Phước Dân, Tân Sơn bao gồm các công việc sau:
+ Khảo sát, lựa chọn một số tuyến đường
chính, đường khu vực trong khu dân cư có đủ điều kiện về tiêu chí cây xanh và mật
độ dân cư sinh sống để thực hiện xã hội hóa.
+ Tổ chức tuyên truyền, tiến hành
giao chăm sóc, bảo vệ cây xanh bóng mát đường phố cho các hộ gia đình, các cơ
quan đơn vị ở mặt tiền đường phố; đối với cây xanh ở những khu vực chưa có người
chăm sóc vận động các hội, đoàn thể, quần chúng chăm sóc bảo vệ.
+ Hằng năm tổ chức kiểm tra, đánh giá
việc thực hiện cam kết của các hộ gia đình, cơ quan, đơn vị trong công tác chăm
sóc, bảo vệ cây xanh nhằm rút kinh nghiệm và đề ra kế hoạch triển khai trong những
năm tiếp theo.
- Tiếp tục vận động kêu gọi các nhà
máy, khu dịch vụ, du lịch, nghĩa trang, khu công nghiệp trồng cây xanh trong khuôn viên và trong phạm vi
giải cách ly nhằm đảm bảo chức năng cách ly, điều hòa môi trường không khí và cảnh
quan trong khu vực.
- Triển khai xây dựng vườn ươm ở những
khu vực đã có quy hoạch nhưng chưa có dự án hoặc kế hoạch triển khai cụ thể,
đánh giá hiệu quả làm cơ sở nhân rộng mô hình thực hiện.
- Tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm
công tác xã hội hóa phát triển cây xanh đô thị, xây dựng kế hoạch những năm tiếp
theo.
c) Năm 2020:
- Trên cơ sở tổng kết, đánh giá rút
kinh nghiệm công tác xã hội hóa phát triển cây xanh trên một số đường phố chính
tại Thành phố Phan Rang-Tháp Chàm và các Thị trấn Khánh Hải, Phước Dân, Tân Sơn
trong hai năm 2018 và 2019, tiếp tục tổ chức nhân rộng ra
một số tuyến đường chính, khu dân cư mới trên địa bàn.
- Tổ chức thực hiện các công việc giống
như năm 2018 và 2019.
- Trong quý IV năm 2020 tổ chức tổng
kết, đánh giá kết quả thực hiện công tác xã hội hóa phát triển cây xanh giai đoạn
(2016-2020).
* Danh mục các cây trồng trong đô thị
theo các phụ lục đính kèm.
Phụ lục 1: Danh mục cây xanh trồng
trên đường phố.
Phụ lục 2: Danh mục cây xanh trồng ở
các tiểu đảo, dải phân cách.
Phụ lục 3: Danh mục cây xanh trồng
công viên và các khu vực công cộng.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Xây dựng
Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trong
việc tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển cây xanh bằng phương thức xã hội
hóa, cụ thể:
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh các
chủ trương, chính sách về xã hội hóa phát triển cây xanh đô thị bằng các giải
pháp, chương trình cụ thể.
- Tổ chức thực hiện và hướng dẫn Ủy
ban nhân dân các huyện, các chủ đầu tư thực hiện các tiêu chí đất dành cho cây
xanh theo quy định tại Quyết định 04/2008/QĐ ngày 03/8/2008 của Bộ Xây dựng về
việc ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng” trong quá trình
thẩm định các dự án đầu tư xây dựng,
cấp giấy phép đầu tư xây dựng công trình.
- Phối hợp với chính
quyền địa phương triển khai thực hiện thí điểm công tác xã hội hóa phát triển
cây xanh đường phố trên một số tuyến phố chính (xây dựng mẫu
bồn hoa, lựa chọn cây giống..).
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh về
các giải pháp khuyến khích, vận động các tổ chức cá nhân đầu tư trồng, duy trì
cây xanh đường phố, vườn hoa, tiểu đảo... phối hợp với việc
cho phép quảng cáo thương mại, kinh doanh dịch vụ... phù hợp với quy hoạch và
các quy định hiện hành.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh đầu
tư chỉnh trang các khu dân cư hiện có để đảm bảo mỹ quan; bố trí đủ quỹ đất để
phát triển hệ thống vườn ươm cây xanh và hoa trên địa bàn theo quy hoạch.
- Chủ trì, phối hợp các sở, ngành
liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, tổng hợp báo cáo và đánh giá kết
quả thực hiện kế hoạch vào cuối năm; nhằm rút kinh nghiệm và có những điều chỉnh
phù hợp. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh đề xuất khen thưởng
đối với tổ chức, cá nhân có thành tích xã hội hóa trong công tác phát triển cây
xanh đô thị.
2. Sở Kế hoạch
và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan đơn vị liên quan xây dựng và trình Ủy ban nhân dân tỉnh
xem xét, ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích ưu đãi các thành phần
kinh tế, tổ chức, cá nhân tham gia trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh đô thị trên
địa bàn tỉnh,
- Kêu gọi, vận động sự tài trợ của
các doanh nghiệp, tổ chức; tăng cường tìm kiếm nguồn đầu tư, thu hút đầu tư cho
công tác phát triển cây xanh từ các nguồn vốn khác.
3. Sở Tài
nguyên và Môi trường
Thông qua các dự án bảo vệ môi trường,
vận động sự tài trợ, tham gia của các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân
trong và ngoài nước đầu tư các dự án phát triển cây xanh
đô thị để bảo vệ môi trường, các dự án ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh. Lồng
ghép tiêu chí cây xanh vào trong các dự án, chương trình, mô hình về bảo vệ môi
trường có liên quan đến phát triển cây xanh.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
- Chủ trì, phối hợp Sở Xây dựng, các
đơn vị liên quan nghiên cứu việc gieo ươm, chọn giống các loại cây xanh, hoa cảnh
phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng và cảnh quang chung của tỉnh
đề xuất Ủy ban
nhân dân tỉnh quyết định.
- Có kế hoạch ươm giống và cung cấp
cây xanh, hoa, cây cảnh cho các đơn vị và địa phương theo nội dung Đề án “Chung
tay xây dựng Ninh Thuận xanh-sạch-đẹp” và hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc
cây xanh, hoa, cây cảnh.
5. Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch
Tuyên truyền vận động các tổ chức, cá
nhân, doanh nghiệp, cơ sở hoạt động kinh doanh du lịch
nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc giữ gìn đô thị, chăm sóc bảo vệ cây
xanh bằng nhiều hình thức trực quan nhằm góp phần “Xây dựng Ninh Thuận xanh-sạch-đẹp”.
Tổ chức các hội diễn, hội thi, vận động sáng tác các tiểu phẩm văn nghệ ... nhằm
nâng cao hiệu quả tuyên truyền.
6. Ủy ban nhân
dân các huyện, thành phố
- Chủ động phối hợp Sở Xây dựng và
các đơn vị liên quan trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch
phát triển cây xanh đô thị bằng phương thức xã hội hóa, cụ thể:
- Xây dựng kế hoạch và giao chỉ tiêu
vận động cụ thể đến từng xã, phường, thị trấn trên địa bàn hành chính thuộc phạm
vi quản lý; hướng dẫn, giám sát, kiểm tra việc vận động đóng
góp cây xanh của các xã, phường, thị trấn trên địa bàn quản lý.
- Lập kế hoạch hàng năm và 5 năm để đầu
tư xây dựng và kêu gọi xã hội hóa việc đầu tư phát triển cây xanh, vườn hoa; vườn
ươm cây xanh trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển
khai tuyên truyền về công tác xã hội hóa phát triển cây xanh đô thị đến các phường,
xã trên địa bàn mình quản lý.
- Thực hiện thí điểm công tác xã hội
hóa phát triển cây xanh đường phố trên một số tuyến phố chính, với các nội dung
cụ thể sau: Vận động, kêu gọi các tổ chức cá nhân, tự bỏ kinh phí hoặc đóng góp
kinh phí xây bồn hoa, trồng cây xanh trong bồn hoa theo mẫu đã được phê duyệt;
trồng cỏ, trồng hoa cây bóng mát trên vỉa hè, trước mặt tiền
nhà phố, vệ sinh hố trồng, thường xuyên tưới nước để cây xanh phát triển tốt, tạo
mỹ quan tuyến đường (khuyến khích bằng cách có thể ưu tiên cho phép gắn bảng tên hoặc logo
của tổ chức, cá nhân trên bồn hoa, chậu cây)
- Tuyên truyền, vận động nhân dân cam
kết chăm sóc, bảo vệ cây xanh ở các vườn hoa, tiểu đảo, trong
các khu dân cư tập trung (đã được nhà nước đầu tư xây dựng)
cho các hộ gia đình xung quanh.
- Khảo sát, chọn một số tuyến đường
phố chính, khu dân cư mới có đủ điều kiện thực hiện thí điểm công tác xã hội hóa phát triển cây xanh.
- Chủ động phối hợp với các cơ quan,
đơn vị trong việc nghiên cứu đề xuất các cơ chế, chính sách để vận động, thu
hút các nhà đầu tư, các thành phần kinh tế tham gia vào việc xã hội hóa phát
triển cây xanh đô thị.
- Thực hiện việc tiếp nhận, giao chăm
sóc, bảo vệ cây xanh bóng mát đường phố cho các hộ gia đình, các cơ quan đơn vị
ở mặt tiền đường phố. Đối với cây xanh ở những khu vực công cộng chưa có
người chăm sóc, vận động các hội, đoàn thể quần chúng, đoàn thanh
niên chăm sóc bảo vệ. Thường xuyên kiểm tra, giám sát đánh giá việc thực hiện
cam kết các hộ gia đình, cơ quan đơn vị trong việc chăm
sóc, bảo vệ cây xanh đường phố trên địa bàn.
- Tổ chức phát động phong trào “Tết
trồng cây” hằng năm để vận động nhân dân tham gia trồng cây xanh trên địa bàn.
- Chỉ đạo các lực lượng chức năng
tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra và xử phạt theo thẩm quyền hoặc đề xuất
cấp có thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm hành chính về quản lý và bảo vệ
cây xanh đô thị.
- Hằng năm, tổ chức đánh giá kết quả
thực hiện công tác xã hội hóa phát triển cây xanh đô thị trên địa bàn để rút
kinh nghiệm và đề ra kế hoạch triển khai cho những năm tiếp theo, báo cáo kết
quả thực hiện và đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh khen thưởng các tổ chức, cá nhân
có đóng góp vào công tác phát triển cây xanh đô thị.
7. Đài Phát thanh
và Truyền hình Ninh Thuận, Báo Ninh Thuận, Tỉnh đoàn Ninh Thuận
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo
dục, hướng dẫn người dân cùng tham gia chăm sóc, bảo vệ cây xanh đường phố,
phát triển cây xanh đô thị bằng hình thức xây dựng các chuyên mục, bài viết,
tin, ảnh, phóng sự để tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách và pháp luật
của Nhà nước về quản lý, phát triển cây xanh và các thông tin khác về vai trò
cây xanh đối với môi trường, đời sống xã hội.
Quá trình triển khai, trường hợp có
khó khăn, vướng mắc, cần sửa đổi, bổ sung, đề nghị các đơn vị phản ánh bằng văn
bản về Sở Xây dựng để nghiên cứu, tổng hợp, báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh
xem xét, sửa đổi, bổ sung phù hợp./.
Nơi nhận:
- Thường trực: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh (báo cáo);
- Chủ tịch
và các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở: XD, KHĐT, TNMT, NNPTNT, VHTTDL;
- Đài PTTH tỉnh, Báo Ninh Thuận;
- Tỉnh đoàn Ninh Thuận;
- UBND các huyện, TP;
- VPUB: CVP, các PVP,
QHXD, TH, VX;
- Lưu VT, KTN, Hào.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Văn Bình
|