ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 482/KH-UBND
|
Thừa Thiên Huế, ngày 31 tháng 12 năm 2024
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GẮN VỚI GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG VÀ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ NĂM 2025
Thực
hiện Nghị quyết số 130/NQ-HĐND ngày 11/12/2024 của HĐND tỉnh về kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội năm 2025 và Kế hoạch số 353/KH-UBND ngày 29/9/2022 của
UBND tỉnh triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2021-2025 trên địa bàn tỉnh; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững
và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số năm 2025 với những
nội dung chủ yếu sau:
I. MỤC TIÊU
Hoàn
thành kế hoạch giai đoạn 2021-2025, đến cuối năm 2025 có:
1.
Cấp huyện
a)
Hoàn thành hồ sơ để trình Trung ương thẩm định:
- Thị
xã Hương Trà hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2025.
- Huyện
Phú Vang đạt chuẩn nông thôn mới năm 2025.
b)
Huyện Quảng Điền phấn đấu hoàn thành các tiêu chí, điều kiện huyện đạt chuẩn
nông thôn mới nâng cao.
2.
Cấp xã
- Số xã
đạt chuẩn nông thôn mới tăng thêm ít nhất 02 xã[1], nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới lên
66/78 xã, đạt tỷ lệ 85%.
- Số
xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao: 05 xã[2].
- Số
xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu: 05 xã[3].
- Các
xã còn lại tập trung rà soát đánh giá lại theo Bộ tiêu chí mới giai đoạn
2021-2025, phấn đấu số tiêu chí đạt chuẩn bình quân tăng 0,3 tiêu chí/xã/năm và
nâng chất lượng tiêu chí theo lịch trình kế hoạch đã đề ra. Trong đó, cần ưu
tiên tập trung thực hiện các tiêu chí về thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo, môi trường,
hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật, quốc phòng và an ninh.
3.
Cấp thôn, bản
- Có
ít nhất 09 thôn, bản đạt chuẩn thôn, bản nông thôn mới kiểu mẫu.
- Có
ít nhất 27 thôn, bản vùng đặc biệt khó khăn của huyện A Lưới đạt chuẩn nông
thôn mới.
4.
Các chỉ tiêu tác động trực tiếp đến đời sống sản xuất và sinh hoạt của người
dân
- Tỷ
lệ hộ dân sử dụng nước sạch toàn tỉnh 100%, trong đó tỷ lệ hộ dân nông thôn được
sử dụng nước sạch 97%.
- Tỷ
lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 99,3%.
- Tỷ
lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh giảm còn dưới 1,2% (theo chuẩn nghèo đa chiều giai
đoạn 2022-2025).
- Tỷ lệ hộ nghèo thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền
núi giảm từ 3% trở lên.
5.
Triển khai 06 chương chuyên đề của Trung ương và các mô hình thí điểm gồm
-
Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
-
Chương trình phát triển du lịch nông thôn.
- Chương
trình chuyển đổi số, hướng tới nông thôn mới thông minh.
-
Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch
nông thôn.
-
Chương trình khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới.
-
Chương trình nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện tiêu chí an ninh, trật tự
trong xây dựng nông thôn mới.
6.
Thực hiện một số nội dung khác theo chỉ đạo
của Trung ương.
II. NHỮNG NHIỆM VỤ CỤ THỂ
1.
Tập trung quyết liệt và huy động sức mạnh
của cả hệ thống chính trị triển khai hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ của Chương
trình đã đề ra.
2.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục pháp luật, công tác vận động với hình thức phù hợp, cụ thể,
có chiều sâu; thực hiện tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm
tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” nhằm thu hút được sự hưởng ứng, tích cực
tham gia của xã hội đóng góp công sức, trí tuệ và nguồn lực từ xã hội để thực
hiện Chương trình.
3.
Các địa phương cấp huyện, xã tập trung đẩy
nhanh hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu của đơn vị theo Kế hoạch số 353/KH-UBND
ngày 29/9/2022 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông
thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh và Kế hoạch năm 2025.
4.
Các sở, ban, ngành theo phân công nhiệm vụ
hướng dẫn, chỉ đạo chi tiết đối với từng huyện, từng xã cụ thể nhằm đạt mục
tiêu, kế hoạch đặt ra.
5.
Nhiệm vụ các đơn vị cấp huyện
a) Thị
xã Hương Trà và huyện Phú Vang hoàn thiện các tiêu chí, điều kiện hoàn thành/đạt
chuẩn nông thôn mới trình Trung ương thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ công
nhận năm 2025:
- Thị
xã Hương Trà hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
- Huyện
Phú Vang đạt chuẩn nông thôn mới.
b)
Huyện Quảng Điền phấn đấu hoàn thành các tiêu chí, điều kiện huyện đạt chuẩn
nông thôn mới nâng cao.
c) Huyện
A Lưới không còn xã dưới 15 tiêu chí, có thêm 27 thôn bản khó khăn đạt chuẩn
thôn nông thôn mới.
6.
Tập trung xây dựng các xã phấn đấu đạt chuẩn
nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu năm 2025. Đối với
các xã, huyện đã đạt chuẩn theo Bộ tiêu chí của giai đoạn trước, có giải pháp cụ
thể bảo đảm duy trì đạt chuẩn bền vững, tiếp tục phấn đấu xây dựng nông thôn mới
nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
7.
Tập trung tổng kết thực hiện Chương trình
giai đoạn 2021-2025, phương hướng nhiệm vụ của Chương trình giai đoạn
2026-2030.
8.
Đẩy mạnh thực hiện các chính sách khuyến
khích xã hội hóa nguồn lực xây dựng nông thôn mới; thực hiện lồng ghép các nguồn
lực để thực hiện chương trình; huy động của các tổ chức, doanh nghiệp, phát huy
vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới.
9.
Tập trung triển khai và tổng kết các chương trình chuyên đề và các mô hình thí
điểm của Trung ương trong xây dựng nông thôn mới
-
Chương trình Mỗi xã một sản phẩm - OCOP và Mô hình thí điểm của Trung ương
“Phát triển sản phẩm rượu vang Bạch Mã gắn với vùng nguyên liệu đặc trưng bản địa,
nâng cao năng lực chế biến và nâng cấp sản phẩm theo chuẩn OCOP, hướng đến sản
phẩm OCOP 5 sao tại xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc”.
- Chương trình phát triển du lịch nông thôn và Mô hình thí điểm
của Trung ương “Du lịch nông thôn Ngư Mỹ Thạnh, xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền”.
- Chương trình chuyển đổi số, hướng tới nông thôn mới thông
minh và Mô hình thí điểm của Trung ương “Xã nông thôn mới thông minh Quảng Thọ”.
- Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm
và cấp nước sạch nông thôn và 02 mô hình thí điểm của Trung ương: Mô hình “thu
gom, xử lý nước thải sinh hoạt hơn 100 hộ gia đình, kết hợp xử lý nước thải chợ
An Lỗ tại xã Phong Hiền, huyện Phong Điền”; mô hình “Chợ an toàn thực phẩm Nam
Đông”.
-
Chương trình khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới.
-
Chương trình nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện tiêu chí an ninh, trật tự
trong xây dựng nông thôn mới.
10.
Tiếp tục phát huy vai trò lãnh chỉ đạo của
Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia ở các cấp.
11.
Tiếp tục củng cố, xây dựng hệ thống chính
trị cơ sở trong sạch, vững mạnh; nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính
quyền và đội ngũ cán bộ, công chức các cấp đảm bảo yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo thực
hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
III. DỰ KIẾN NGUỒN
VỐN BỐ TRÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1.
Nguồn lực: Vốn ngân sách Trung ương, ngân
sách địa phương và huy động các nguồn lực khác theo kế hoạch.
2.
Dự kiến tổng vốn huy động: 6.288.392 triệu
đồng.
a)
Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới: Dự kiến 6.976.598 triệu
đồng, bao gồm:
- Vốn
ngân sách trung ương hỗ trợ
+
Vốn đầu tư phát triển :
+
Vốn sự nghiệp
- Vốn
ngân sách địa phương đối ứng
- Vốn
lồng ghép khác
- Vốn
tín dụng[4]
-
Doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế
- Nhân dân đóng góp
|
:
:
:
:
:
:
:
:
|
122.639 triệu đồng.
92.545 triệu đồng.
30.094 triệu đồng.
183.959 triệu đồng.
65.000 triệu đồng.
5.500.000 triệu đồng.
35.000 triệu đồng.
70.000 triệu đồng.
|
b)
Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững: 163.445 triệu đồng, bao gồm:
- Vốn
ngân sách trung ương hỗ trợ: 142.126 triệu đồng.
+
Vốn đầu tư phát triển : 12.000 triệu đồng
+
Vốn sự nghiệp : 130.126 triệu đồng
- Vốn
ngân sách địa phương đối ứng 15% (tỉnh, huyện, xã): 21.319 triệu đồng.
c)
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc
thiểu số và miền núi: Dự kiến 158.762 triệu đồng, bao gồm:
- Vốn
ngân sách trung ương hỗ trợ: 129.000 triệu đồng.
+
Vốn đầu tư phát triển: 129.000 triệu đồng.
+
Vốn sự nghiệp: 0 triệu đồng (Trung ương chưa bố trí).
- Vốn
ngân sách địa phương đối ứng 15% (tỉnh, huyện, xã): 29.762 triệu đồng.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh
chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị, đoàn thể và các địa phương có
liên quan triển khai thực hiện kế hoạch này.
2.
Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với
Sở Tài chính, các cơ quan liên quan và UBND cấp huyện, UBND cấp xã để tham mưu
UBND tỉnh lồng ghép, huy động nguồn lực (ngân sách Trung ương, ngân sách địa
phương, huy động hợp pháp khác) thực hiện kế hoạch.
3.
Sở Xây dựng hướng dẫn các địa phương quy
hoạch chung xây dựng xã, quy hoạch xây dựng vùng huyện, nhà ở dân cư để triển
khai thực hiện đảm bảo theo quy định.
4.
Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối
hợp với các sở, ban, ngành và các địa phương phát triển hạ tầng số nông thôn; vận
động, thu hút các doanh nghiệp, tập đoàn viễn thông, công nghệ thông tin để
phát triển hạ tầng số. Hướng dẫn, chỉ đạo Chương trình chuyển đổi trong xây dựng
nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh.
5.
Sở Du lịch chủ trì, phối hợp với các sở,
ban, ngành, đơn vị, đoàn thể và các địa phương có liên quan đẩy mạnh phát triển
du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới.
6.
Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp
với các sở, ban, ngành cấp tỉnh và địa phương xây dựng tiêu chí, chỉ tiêu môi
trường và Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp
nước sạch nông thôn.
7.
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chủ
trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và các địa phương xây dựng kế hoạch
thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2025, trong đó
có mục tiêu 03 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn
2021-2025 chưa đạt chuẩn nông thôn mới là Phú Gia (huyện Phú Vang), Lộc Vĩnh,
Giang Hải (huyện Phú Lộc) được cấp có thẩm quyền công nhận xã đạt chuẩn nông
thôn mới để hoàn thành 100% xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải
đảo giai đoạn 2022-2025 thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn.
8.
Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với các
sở, ban, ngành cấp tỉnh và các địa phương triển khai thực hiện kế hoạch Chương
trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tập
trung đối với các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phấn đấu đạt chuẩn
giai đoạn 2021-2025.
9.
Các sở, ban, ngành tổ chức chỉ đạo, theo
dõi, hướng dẫn và thẩm định, thẩm tra thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn
mới có liên quan theo phân công của UBND tỉnh tại các Quyết định số
2263/QĐ-UBND ; Quyết định số 2264/QĐ-UBND và Quyết định số 2265/QĐ-UBND ngày
19/9/2022 về việc ban hành Bộ tiêu chí địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, xã
nông thôn mới tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, Quyết định số
2393/QĐ-UBND ngày 12/9/2024 về việc sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ
tiêu chí về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu
chí về huyện nông thôn mới, Bộ tiêu chí về huyện nông thôn mới nâng cao trên địa
bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025.
10.
UBND các huyện, thị xã chủ động và phối hợp
chặt chẽ với các sở, ban, ngành và Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc
gia xây dựng nông thôn mới tỉnh để tổ chức triển khai thực hiện Chương trình mục
tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn bảo đảm hoàn thành mục tiêu kế
hoạch đề ra.
11.
Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh
và các tổ chức chính trị, xã hội phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tăng
cường giám sát, tuyên truyền vận động nhân dân tích cực tham gia thực hiện xây
dựng nông thôn mới; đồng thời chỉ đạo các đơn vị trực thuộc lựa chọn những nội
dung thiết thực để phối hợp vận động, khích lệ, động viên các tổ chức, cá nhân
chung sức, đồng lòng xây dựng nông thôn mới, trong đó chú trọng đến công tác vận
động, tổ chức thực hiện xây dựng cảnh quang, môi trường xanh - sạch - sáng, đẹp,
giám sát việc bảo vệ môi trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đẩy mạnh việc
nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả, xây dựng đời sống văn hóa trong cộng
đồng dân cư, góp phần giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở địa
bàn nông thôn.
12.
Hàng quý các sở, ban, ngành, đơn vị liên
quan và các huyện, thị xã báo cáo tình hình thực hiện (qua Văn phòng Điều phối
chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh) trước ngày 25 của
tháng cuối quý để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Trung ương theo quy định.
Trong
quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các sở, ban, ngành, địa phương báo cáo Uỷ
ban nhân dân tỉnh để kịp thời giải quyết./.
Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và
PTNT;
- Văn phòng Điều phối CTXDNTM TW;
- TT Tỉnh uỷ;
- TT HĐND tỉnh;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành cấp tỉnh;
- Ủy ban MTTQVN tỉnh;
- Các đoàn thể cấp tỉnh;
- Văn phòng Điều phối NTM tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã;
- VP: LĐ và các CV;
- Lưu: VT, NN.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hoàng Hải Minh
|
[1]
Gồm các xã chưa đạt chuẩn năm 2024 và các xã nằm trong lộ trình phấn đấu sau: Lộc
Tiến, Lộc Vĩnh, Hồng Thượng và Hồng Hạ.
[2]
Gồm các xã phấn đấu sau: Hương Toàn, Hương Bình, Phú Mỹ, Phú Hồ, Lộc Bổn, Hương
Phú, Quảng Phước, Hương Phong (A Lưới).
[3]
Gồm 05 xã phấn đấu sau: Hương Xuân, Hương Lộc, Quảng Thọ, Quảng Công, Vinh
Hưng, Thủy Thanh, Thủy Phù.
[4] Nguồn vốn tín dụng
đã bao gồm của cả 02 Chương trình Giảm nghèo bền vững và Chương trình phát triển
kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi