Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 442/KH-UBND 2017 xây dựng hoàn thiện tiêu chí đô thị loại III thành phố Hà Giang

Số hiệu: 442/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Hà Giang Người ký: Nguyễn Văn Sơn
Ngày ban hành: 06/12/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:442/KH-UBND

Giang, ngày 06 tháng 12 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

XÂY DỰNG THÀNH PHỐ HÀ GIANG HOÀN THIỆN TIÊU CHÍ ĐÔ THỊ LOẠI III VÀO NĂM 2020

Thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 02/12/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng thành phố Hà Giang hoàn thiện tiêu chí đô thị loại III vào năm 2020; UBND tỉnh Hà Giang xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện xây dựng thành phố Hà Giang hoàn thiện tiêu chí đô thị loại III vào năm 2020, cụ thể như sau:

I. THỰC TRẠNG VÀ SỰ CẦN THIẾT

1. Thực trạng về các tiêu chí đô thị loại III của Thành phố Hà Giang

Thành phố Hà Giang được Bộ Xây dựng Quyết định công nhận đạt đô thị loại III vào tháng 6 năm 2009 trên cơ sở đánh giá đạt 83,5 đim (mức độ đô thị miền núi, tỷ lệ đạt ở mức yêu cầu bằng 70%) theo Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 5/10/2001 của Chính phủ về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị với 5 tiêu chuẩn và 37 tiêu chí.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá đô thị thực hiện theo Nghị Quyết số 1210, 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 13, gồm 6 tiêu chuẩn và 59 tiêu chí. Trên cơ sở tự đánh giá, chấm điểm lại theo các tiêu chí quy định, đô thị thành phố Hà Giang mới đạt 44/59 tiêu chí, trong đó:

- Các tiêu chí đã đạt ở mức tính cho đô thị miền núi: 23 tiêu chí gồm: (1) Đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; (2) Cân đối thu chi ngân sách; (3) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế; (4) Mức tăng trưởng kinh tế trung bình 3 năm; (5) Tỷ lệ hộ nghèo; (6) Tỷ lệ tăng dân số hằng năm; (7) Tỷ lệ nhà kiên cố, khác kiên cố, bán kiên cố; (8) Đất dân dụng; (9) Cơ sở y tế cấp đô thị; (10) Công trình thương mại dịch vụ cấp đô thị; (11) Đầu mối giao thông; (12) Tỷ lệ đất giao thông; (13) Diện tích đất giao thông/ dân số; (14) Tỷ lệ đường, khu nhà ở, ngõ xóm được chiếu sáng; (15) Thuê bao internet; (16) Tỷ lệ phủ sóng thông tin di động; (17) Tỷ lệ chất nguy hại được xử lý; (18) Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom; (19) Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được chôn lấp vệ sinh; (20) Đất cây xanh đô thị; (21) số lượng dự án cải tạo chỉnh trang đô thị; (22) Trường học nông thôn; (23) Nhà ở dân cư nông thôn.

- Các tiêu chí đã đạt nhưng chất lượng còn thấp: 21 tiêu chí gồm: (1) Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành; (2) Đất xây dựng các công trình dịch vụ công cộng đô thị; (3) Đất xây dựng công trình công cộng cấp đơn vị ở; (4) Cơ sở giáo dục, đào tạo cấp đô thị; (5) Công trình thể dục thể thao cấp đô thị; (6) Công trình văn hóa cấp đô thị; (7) Mật độ đường giao thông; (8) Cấp điện sinh hoạt; (9) Cấp nước sinh hoạt; (10) Tỷ lệ hộ dân được cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh; (11) Tỷ lệ chất thải y tế được xử lý tiêu hủy chôn lấp an toàn; (12) Nhà tang lễ; (13) Đất cây xanh công cộng khu vực nội thành; (14) Tỷ lệ tuyến phố văn minh đô thị tính trên tổng số trục phố chính; (15) Số lượng không gian công cộng đô thị; (16) Công trình kiến trúc tiêu biểu; (17) Cơ sở vật chất văn hóa nông thôn; (18) Chợ nông thôn; (19) Giao thông nông thôn; (20) Điện nông thôn; (21) Quỹ đất nông nghiệp cảnh quan sinh thái được bảo vệ.

- Các tiêu chí chưa đạt: 15 tiêu chí chưa đạt bao gồm: (1) Thu nhập bình quân đầu người/năm so với cả nước ( năm 2015, bình quân thu nhập cả nước đạt 45 triệu/ người/ năm); (2) Dân số toàn đô thị; (3) Dân số khu vực nội thành; (4) Mật đdân số toàn đô thị; (5) Mật độ dân số khu vực nội thành/ đất xây dựng đô thị; (6) Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị; (7) Diện tích sàn nhà bình quân; (8) Tỷ lệ vận tải hành khách công cộng; (9) Tỷ lệ đường phố chính được chiếu sáng; (10) Mật độ đường cống thoát nước chính; (11) Tỷ lệ các khu vực ngập úng có giải pháp phòng chống ngập úng; (12) Tỷ lệ nước thải được xử lý đạt quy trình kỹ thuật; (13) Tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng; (14) Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị; (15) Môi trường nông thôn.

2. Scần thiết

Trên cơ sở thực trạng các tiêu chí đô thị loại III còn thiếu, còn yếu, việc xây dựng và ban hành kế hoạch của UBND tỉnh về việc xây dựng thành phố Hà Giang hoàn thiện tiêu chí đô thị loại III vào năm 2020 và các năm tiếp theo là hết sức cần thiết, nhằm tập trung lãnh đạo xây dựng và phát triển thành phố Hà Giang với vai trò là trung tâm vùng động lực của tỉnh và tạo tiền đề để xây dựng thành phố Hà Giang trở thành đô thị loại II trực thuộc tỉnh vào sau năm 2035.

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Cụ thể hóa và triển khai có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong Nghị quyết 11-NQ/TU ngày 02/12/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XV) về xây dựng thành phố Hà Giang hoàn thiện tiêu chí đô thị loại III vào năm 2020; gắn với triển khai thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TU ngày 15/4/2016 của Tỉnh ủy, Chương trình 195/T.Tr-UBND ngày 11/8/2016 của UBND tỉnh về phát triển kinh tế vùng động lực tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2016- 2020.

2. Tập trung chỉ đạo, phân công rõ trách nhiệm, bám sát nội dung cơ bản của Nghị quyết; xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm, gắn với trách nhiệm cụ thể của các cấp, các ngành; xây dựng cơ chế, chính sách huy động nguồn lực; xây dựng các kế hoạch, đề án, lộ trình cụ thể để thực hiện.

3. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức viên chức; đoàn viên, hội viên và nhân dân các dân tộc trên địa bàn thành phố về vị trí, vai trò quan trọng của phát triển đô thị đối với sự phát triển các ngành, lĩnh vực nhằm tạo sự đồng thuận và tích cực tham gia thực hiện các tiêu chí xây dựng đô thị loại III.

III. NỘI DUNG VÀ NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Về quy hoạch xây dựng đô thị

- Tổ chức triển khai thực hiện các nội dung định hướng phát triển đô thị theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thị xã (nay là thành phố) Hà Giang, tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2007-2025, bao gồm 5 phường nội thành và 3 xã ngoại thành, với 101 tổ dân phố, thôn bản, dân số tính đến năm 2017 là 5,6 vạn người; diện tích tự nhiên là 134,04 km2.

- Thực hiện rà soát, điều chỉnh các quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 các phường, xã, đảm bảo phù hợp với đồ án điều chỉnh quy hoạch chung.

- Rà soát, điều chỉnh các quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đảm bảo tính khả thi và phù hợp với quy hoạch chung thành phố; hủy bỏ các quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 không phù hợp với quy hoạch chung và quy hoạch tỷ lệ 1/2000 của các phường, xã.

- Hoàn thành đồ án các quy hoạch chuyên ngành cấp nước, thoát nước trên địa bàn thành phố.

- Xây dựng và ban hành quy chế quản lý quy hoạch và kiến trúc đô thị Hà Giang theo hướng phân cấp mạnh cho cấp xã, phường, tổ khu phố, khu dân cư.

- Triển khai phần mềm quản lý quy hoạch trên địa bàn.

2. Về công tác quản lý và phát triển đô thị

- Từng bước hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại III theo hướng duy trì các tiêu chí đã đạt; nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt ở mức thấp và phấn đấu hoàn thành các tiêu chí chưa đạt vào năm 2020.

- Tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện và hoàn thành các dự án trọng điểm, các trung tâm thương mại, khách sạn nhà hàng, sân vận động tỉnh; tiếp tục kêu gọi các dự án đầu tư mới trên các lĩnh vực thương mại, du lịch theo danh mục kêu gọi thu hút đầu tư.

- Lập kế hoạch cải tạo, nâng cấp, chỉnh trang cơ sở hạ tầng khu vực đô thị hiện có. Phối hợp chặt chẽ với nhà đầu tư tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong triển khai xây dựng khu đô thị Phương Thiện, khuyến khích, mời gọi các nhà đầu tư tiếp tục đầu tư mở rộng quỹ đất đô thị theo hình thức đối tác công-tư (PPP); hình thành một số điểm nhấn trong phát triển đô thị, phát triển không gian kiến trúc xanh như: Các khu đô thị, dân cư mới ở trục đường đôi cầu Mè - Công viên nước Hà Phương; Khu đô thị mới phường Ngọc Hà, Trung tâm thương mại, khách sạn và nhà ở thương mại Hà Giang; Khu công viên du lịch cảnh quan, sinh thái gắn với lịch sử và văn hóa tâm linh tại phường Trần Phú, thành phố Hà Giang...

- Xúc tiến triển khai Dự án: Chương trình phát triển các đô thị loại II (các đô thị xanh) tiểu dự án Hà Giang bằng nguồn vốn ADB; Đề án phát triển thành phố Hà Giang trở thành trung tâm du lịch của tỉnh.

- Chỉnh trang, cải tạo, nâng cấp, xây dựng tuyến phố văn minh đô thị đảm bảo các tiêu chí về trang trí, cây xanh, vệ sinh môi trường, giao thông thuận tiện an toàn; thực hiện ngầm hóa các công trình hạ tầng kỹ thuật khác như: Cáp viễn thông, điện...

3. Về hạ tầng kỹ thuật

Tập trung đầu tư các tiêu chí về hạ tầng đô thị còn yếu, còn thiếu gồm các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đảm bảo tiêu chí đô thị loại III, trong đó tập trung vào các nhiệm vụ sau:

3.1. Giao thông

- Tập trung phát triển hệ thống đường giao thông đô thị bờ Nam sông Lô, đoạn từ Km 15 huyện Vị Xuyên đến thành phố Hà Giang. Nghiên cứu nối với tuyến đường vành đai phía Nam thuộc dự án chương trình phát triển đô thị loại II (các đô thị xanh) đtạo tính liên kết phục vụ cho công tác quản lý và định hướng cho phát triển.

- Đầu tư nâng cấp các tuyến đường nội thành; đẩy nhanh tiến độ hoàn thành Kè bờ Đông sông Lô (đoạn sau nhà văn hóa tổ 1 phường Quang Trung); Kè từ đầu cầu Trắng đến trường cao đẳng sư phạm. Đầu tư xây dựng đon Kè từ BCHQS tỉnh đến giáp chân cầu Yên Biên 1 theo chủ trương được duyệt.

- Quy hoạch các điểm dừng, đỗ xe tại trung tâm thành phố; xây dựng các tuyến xe buýt. Sửa chữa, lp đặt bổ sung các bin báo hiệu giao thông, tên đường, tên ngõ, sơn kẻ vạch hướng dẫn giao thông các tuyến đường đô thị.

- Tiếp tục đầu tư hoàn thiện các công trình (giao thông, xây dựng) đã có chủ trương tại các xã để đảm bảo nâng cao chất lượng tiêu chí NTM. Nghiên cứu, ban hành bộ tiêu chí đặc thù xã NTM phát triển toàn diện.

Rà soát, khắc phục triệt để các điểm đen về an toàn giao thông, quản lý chặt chẽ việc sử dụng lòng đường, vỉa hè; nâng cao chất lượng tuyến đường phố đạt chuẩn tuyến phvăn minh đô thị.

3.2. Cấp nước

- Đầu tư nâng cấp nhà máy nước thành phố lên công suất 16.000m3/ngày đêm.

- Xây dựng mới và cải tạo, nâng cấp mở rộng hệ thống đường ống cấp nước trên địa bàn thành phố nhằm nâng cao khả năng cung ứng và giảm thiểu tối đa tỷ lệ thất thoát nước: Cải tạo lắp đặt mới 18 km đường ống, trong đó: Tuyến ống cấp 1 Ɵ 150300: 10km; tuyến ống cấp 2 Ɵ 75÷100: 8km.

3.3. Xử lý chất thải, vệ sinh môi trường đảm bảo theo hướng vệ sinh môi trường

- Triển khai có hiệu quả 02 dự án: Dự án thoát nước mưa và xử lý nước thải trên địa bàn thành phố Hà Giang (3 phường Trần Phú, Minh Khai, Nguyễn Trãi) từ nguồn vốn ODA của Chính phủ Đan Mạch; Kiên cố hóa hệ thống thoát nước 5 phường nội thành theo dự án: Chương trình phát triển các đô thị loại II (các đô thị xanh), tiểu dự án Hà Giang.

- Hàng năm thực hiện trồng mới và thay thế cây xanh trong đô thị đã không phù hợp theo phương án quy hoạch cây xanh của thành phố.

- Đầu tư xây dựng công viên dọc hai bờ sông Lô, sông Miện đoạn từ cầu Yên Biên I đến cầu 3/2; đoạn từ cầu Yên Biên II đến trường Cao đẳng sư phạm và các công viên cây xanh trong các khu dân cư, đô thị mới theo quy hoạch đã được phê duyệt; Đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái Núi Cấm, Núi Mỏ Neo; lòng hồ thủy điện sông Miện 6; khu Chum Vàng, Chum Bạc và Công viên du lịch cảnh quan, sinh thái gắn với lịch sử và văn hóa tâm linh tại khu vực phường Trần Phú thành phố Hà Giang.

3.4. Hạ tầng kỹ thuật khác

- Cải tạo hệ thống đường dây và thay thế hệ thống đèn chiếu sáng hiện tại bằng hệ thống đèn LED tiết kiệm điện.

- Đầu tư xây dựng các công trình kiến trúc tạo điểm nhấn của đô thị, phúc lợi xã hội và vệ sinh môi trường như: Đầu tư xây dựng bãi xử lý chất thải rắn của tỉnh tại thôn Bản Thấu, xã Kim Thạch, huyện VXuyên theo công nghệ đảm bảo vệ sinh môi trường từ nguồn vốn ODA;

- Đầu tư xây dựng các công trình: Xây dựng sân vận động, trung tâm tổ chức sự kiện, khu liên hợp thể dục thể thao cấp tỉnh tại xã Phương Độ, Phương Thiện.

- Đẩy mạnh công tác duy tu, bảo dưỡng, tăng cường xây dựng đi đôi với việc nâng cao chất lượng quản lý, sử dụng có hiệu quả các thiết chế văn hóa; bảo tồn và phát huy các công trình di tích lịch sử, văn hóa, thể dục thể thao. Huy động mọi nguồn lực, mở rộng liên doanh thu hút các doanh nghiệp đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng các điểm du lịch hiện có; tạo điều kiện phát triển các loại hình du lịch như tham quan, nghiên cứu lịch sử, văn hóa, thương mại, xây dựng nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi, giải trí...

4. Phát triển kinh tế

- Tập trung phát triển kinh tế tập trung vào các lĩnh vực thương mại, dịch vụ và du lịch, công nghiệp, thủ công nghiệp; duy trì vững chắc các tiêu chí đã đạt và hoàn thiện các tiêu chí chưa đạt so với các quy định của đô thị loại III.

- Khuyến khích, tạo điều kiện hình thành một số ngành dịch vụ: Cho thuê hạ tầng kỹ thuật, nhà ở, tạo việc làm cho người lao động, dịch vụ khoa học kỹ thuật, dịch vụ văn hóa...

- Xây dựng quy hoạch phân vùng sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh ứng dụng khoa học công nghệ cao có hiệu quả. Củng cố, kiện toàn các hợp tác xã nông nghiệp; khuyến khích phát triển sản xuất theo mô hình trang trại, gia trại có quy mô hợp lý. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tại các xã.

IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Giải pháp về lập, quản lý quy hoạch đô thị

- Đối với công tác quy hoạch đô thị: Tổ chức rà soát tổng thể, xem xét lại sự phù hợp và tính khả thi, từ đó tổ chức điều chỉnh lại quy hoạch cho phù hợp với tình hình phát triển thực tế. Đồ án quy hoạch đô thị phải được lập bởi đơn vị tư vấn có năng lực, kinh nghiệm, được lựa chọn thông qua thi tuyển thiết kế hoặc đấu thầu trên cơ sở nhiệm vụ quy hoạch đã được duyệt. Ý kiến của nhân dân, của các nhà quản lý, chuyên môn, các nhà khoa học phải được tiếp thu một cách nghiêm túc ngay từ khi lập nhiệm vụ thiết kế; là cơ sở cho việc lập, thẩm định và trình duyệt đồ án quy hoạch đô thị. Ngay sau khi đồ án quy hoạch đô thị được phê duyệt, chủ đầu tư phải tổ chức công bố công khai nội dung đồ án, kế hoạch thực hiện, thứ tự các công trình ưu tiên cần được đầu tư xây dựng theo các giai đoạn ngắn hạn - dài hạn, theo kế hoạch lộ trình đã được đặt ra; cách thức tổ chức thực hiện (phương án kêu gọi, huy động vốn, phương án tái định cư)... bằng cách thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng; in thành ấn phẩm để phát cho nhân dân vùng quy hoạch biết để thực hiện và giám sát thực hiện. Tổ chức triển khai cắm mốc giới ngoài thực địa, cấm mọi hoạt động xây dựng trong vùng quy hoạch; tăng cường công tác hậu kiểm, thanh tra kiểm tra và xử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm ngay từ khi mới bắt đầu có dấu hiệu vi phạm. Đối với các quy hoạch chậm triển khai hoặc không thể triển khai được thì phải tổ chức rà soát điều chỉnh hoặc hủy bỏ theo đúng thời hạn quy định của Luật Quy hoạch đô thị.

- Giải pháp quản lý thực hiện quy hoạch đô thị: Trong giai đoạn chưa có quy hoạch chi tiết 1/500 và thiết kế đô thị, Ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị thành phố Hà Giang trong năm 2017, theo đó xác định một số chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc đơn giản nhưng mang tính quản lý tổng quát cho từng ô phố, dãy phố như: Khoảng lùi, chỉ giới xây dựng, chiều cao tối thiểu - tối đa, chiều cao từng tầng, cao độ nền tầng 1, độ vươn ra của ban công, ô văng, màu sắc công trình theo từng tuyến phố...Xây dựng, ban hành Chương trình xây dựng phát triển đô thị thành phố Hà Giang. Đối với các dự án khu đô thị mới, khu dân cư mới, căn cứ vào đồ án quy hoạch được duyệt, Thành phố xác định những khu vực cn phát triển khu dân cư và khu đô thị mới; xây dựng chương trình kế hoạch thực hiện theo từng giai đoạn ngắn hạn, dài hạn; thông báo rộng rãi cho nhân dân biết cùng tham gia thực hiện, tổ chức cắm mốc giới, cấm mọi hoạt động xây dựng, phân lô tách thửa đất...; tập trung mọi nguồn lực đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm; kêu gọi, khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân có năng lực và kinh nghiệm cùng tham gia thực hiện đầu tư xây dựng các dự án hạ tầng đô thị. Công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư thực hiện theo nguyên tắc: Nhà nước và nhân dân cùng có lợi, nhà đầu tư sẽ tham gia đấu thầu dự án và được giao đất sạch. Đối với các khu phố hiện hữu cần cải tạo, chỉnh trang: Triển khai thực hiện cải tạo chỉnh trang đô thị với một số ô phố nhỏ, khu vực khép kín, làm mô hình thí điểm thông qua việc phân chia lại lô đất, xây dựng theo dự án đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cho phù hợp với quy hoạch được duyệt, theo đó tăng quỹ đất cây xanh, tăng diện tích công trình công cộng.

- Cải cách thủ tục hành chính - nâng cao năng lực quản lý: Áp dụng rộng rãi chế độ thi tuyển công chức, lựa chọn cán bộ có đủ năng lực, phẩm chất; có chính sách tốt, đãi ngộ cao để thu hút nhân tài; có giải pháp khuyến khích, khen thưởng,... đòi hỏi cán bộ công chức phải luôn tự nỗ lực phấn đấu, học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn. Tin học hóa công tác quản lý để dần tiến tới chính quyền điện tử, thực hiện các giao dịch hành chính thông qua mạng, giúp cho bộ máy tổ chức tinh gọn và hiệu quả. Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào công tác quản lý quy hoạch đô thị.

2. Giải pháp về xây dựng công trình hạ tầng đô thị

2.1. Đối với nhóm tiêu chí: Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội

- Tiêu chuẩn thu nhập bình quân đầu người/năm so với cả nước chưa đạt (tính theo tiêu chuẩn đô thị loại III phải gấp từ 1,05 lần đến 1,4 lần). Thực tế năm 2016, thu nhập bình quân đầu người của người dân thành phố chỉ đạt 38,2 triệu đồng/người/ năm (bình quân thu nhập cả nước đạt 45 triệu đồng/người trên năm):

- Giải pháp:

+ Với mục tiêu Nghị quyết Đảng bộ Thành phố Hà Giang khóa XVII là: Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ, kỷ cương, đẩy mạnh cải cách hành chính. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, hạ tầng dịch vụ du lịch. Xác định phát triển thương mại - dịch vụ, du lịch làm trọng tâm; phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, an toàn, chất lượng cao gắn với xây dựng nông thôn mới. Chú trọng phát triển, tăng trưởng kinh tế đi đôi với cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, bảo vệ môi trường. Tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư. Xây dựng thành phố Hà Giang hoàn thiện tiêu chí đô thị loại III vào năm 2020 và dần trở thành Thành phố dịch vụ, du lịch nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái, có môi trường sống hấp dẫn nơi địa đầu Tổ quốc.

+ Khu vực nội thành: Chú trọng tập trung phát triển thương mại - dịch vụ, du lịch gồm: Phát triển các cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh buôn bán hàng hóa, nhà hàng ăn uống, khách sạn, nhà nghỉ và vận tải; phấn đấu thu nhập bình quân đầu người khu vực nội thành đến năm 2020 là 75 triệu đồng/người/năm;

+ Khu vực ngoại thành: Tăng thu nhập là một trong những tiêu chí trọng tâm, mang tính cốt lõi của chương trình xây dựng nông thôn mới. Tập trung thực hiện đưa doanh nghiệp về với nông thôn. Quan tâm xây dựng cơ sở hạ tầng nhất là giao thông thuận lợi cho việc đi lại, đảm bảo cung ứng đủ điều kiện để sản xuất; tăng cường tuyên truyền vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa giống mới vào sản xuất và tạo mọi điều kiện thuận lợi để hộ dân có nhu cầu mở rộng sản xuất, chăn nuôi được vay vốn đầu tư phát triển kinh tế gia đình; phấn đấu thu nhập bình quân đầu người khu vực nội thành đến năm 2020 là 50 triệu đồng/người/năm;

2.2. Đối với nhóm tiêu chí quy mô dân số đô thị

- Gồm 2 tiêu chuẩn: 1. Dân số toàn đô thị từ 100.000 người đến 200.000 người (thực tế mới đạt 70.000 người tính cả quy đổi; 2. Dân số khu vực nội thành: 50.000 người (thực tế mới đạt 42.170 người);

- Giải pháp: Kêu gọi đầu tư xây dựng các trường, trung tâm đào tạo nhằm đảm bảo việc đào tạo nghề cho lao động, nhất là lao động nông nghiệp. Tiếp tục đầu tư nâng cấp các bệnh viện, trung tâm y tế, khuyến khích xã hội hóa đầu tư các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn thành phố. Xây dựng kế hoạch ưu tiên để huy động các nguồn lực đầu tư các công trình văn hóa, phúc lợi công cộng. Ưu đãi đầu tư, tạo mọi điều kiện thuận lợi về thủ tục, hỗ trợ công tác giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch cho các dự án đầu tư nhằm tạo sự hấp dẫn để mời gọi, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh đầu tư xây dựng như: Chợ, trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch. Thu hút đầu tư xây dựng các khu đô thị, dân cư mới như: Khu dân cư mới xã phương Thiện; khu dân cư mới Hà Sơn; khu dân cư tổ 2 phường Ngọc Hà; Khu dân cư tổ 3 phường Ngọc Hà; khu dân cư tổ 1, tổ 11, tổ 12 phường Nguyễn Trãi; khu đô thị mới phường Ngọc Hà...Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế; phát triển du lịch gắn với thương mại dịch vụ, phát triển đô thị và các khu dân cư theo quy hoạch;

2.3. Đối với nhóm tiêu chí mật độ dân số đô thị

- Các tiêu chí chưa đạt gồm: Mật độ dân số toàn đô thị tính đến năm 2016 mới đạt 55.360 người/133,459km2 = 414,8 người/km2 (tiêu chuẩn 1.400ng/km2); Mật độ dân số khu vực nội thành/đất xây dựng đô thị: 42.170 người/ 16km2 = 2.636 người/ km2;

- Giải pháp: Ngoài các giải pháp thu hút dân cư đến thành phố theo nhóm tiêu chí quy mô dân số đô thị, áp dụng đồng bộ thực hiện các biện pháp như: Tập trung tăng trưởng kinh tế (Phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch). Tăng cường công tác an sinh xã hội; phát triển giáo dục chất lượng cao; chú trọng tăng cường công tác bảo vệ môi trường. Tiếp tục duy trì công tác giảm nghèo; phát triển hệ thống y tế về số lượng và chất lượng.

2.4. Đối với nhóm tiêu chí về tỷ lệ lao động phi nông nghiệp

- Tiêu chí chưa đạt là tiêu chí lao động phi nông nghiệp toàn đô thị: Năm 2016 Thành phố mới đạt tỷ lệ bình quân 68% (Tiêu chuẩn đô thị loại III: ≥ 70%);

- Giải pháp: Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn nói chung và chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn nói riêng, tập trung vào: xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, cung cấp tín dụng, tăng khả năng tiếp cận tín dụng của nông dân cho mục tiêu phát triển ngành nghề phi nông nghiệp, khuyến khích phát triển các làng nghề, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn, đào tạo nghề, phát triển dịch vụ lưu trú, du lịch (làng văn hóa du lịch cộng đồng)... nâng cao chất lượng lực lượng lao động nông thôn để tạo năng lực nắm bắt cơ hội chuyển dịch lao động:; xây dựng chiến lược và kế hoạch cụ thể về đào tạo nghề cho các lao động nông thôn; Tham mưu hoàn thiện các chính sách về đất nông nghiệp, công khai và minh bạch qui hoạch đất nông nghiệp;

2.5. Đối với nhóm tiêu chí về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị

- Các tiêu chuẩn chưa đạt gồm:

+ Diện tích sàn nhà bình quân toàn đô thị mới đạt 19,6m2/người (tiêu chuẩn đô thị loại III là 26,5m2/người;

+ Tỷ lệ vận tải hành khách công cộng: Thực tế trên địa bàn thành phố chưa có hệ thống xe buýt; phương tiện vận tải khách khu vực nội thành chủ yếu là xe ô tô, xe máy của gia đình chiếm tỷ lệ 97%; 3% còn lại là hệ thống xe Taixi gồm 5 doanh nghiệp với 136 đầu xe các loại (tiêu chuẩn đô thị loại III là 6 % đến 10%);

+ Tỷ lệ đường phố chính được chiếu sáng: 20,9km/36,9km = 57%, theo tiêu chuẩn đô thị loại III là 95%;

+ Mật độ đường cống thoát nước chính (khu vực nội thành): Hiện có 17km/51,4km = 3,02, theo tiêu chuẩn đô thị loại III là 3,5; trong đó 16,4km đường thoát nước chính là các mương, suối chưa được kiên cố hóa;

+ Tỷ lệ các khu vực ngập úng có giải pháp chống ngập úng: Hiện có 5 khu vực ngập úng trong mùa mưa khi nước sông dâng cao, trong đó 3 khu vực đã có giải pháp chống ngập úng; 2 khu vực chưa có giải pháp;

+ Tỷ lệ nước thải được xử lý đạt quy trình kỹ thuật: Hiện nay trên địa bàn chưa có hệ thống xử lý nước thải; hệ thống thoát nước mưa, nước thải thoát chung vào hệ thống mương suối, ra sông Lô, sông Miện;

+ Tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng; Tỷ lệ hỏa táng bình quân hiện nay mới đạt tỷ lệ khoảng 1% (năm 2016 có 19 người/226 người chết = 0,08%), theo tiêu chuẩn của đô thị loại III là 10%;

+ Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị; Đang trình thẩm định;

+ Môi trường nông thôn: Đạt ở mức 25%. Theo tiêu chuẩn đô thị loại III từ 30% đến 40%, do: Tốc độ đô thị hóa tăng nhanh; sự gia tăng dân số gây áp lực đối với nguồn tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ, chất thải rắn ở khu dân cư nông thôn chưa thiết bị xử lý chất thải đồng bộ...Trong sản xuất nông nghiệp, do việc lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, làm các nguồn nước ở sông suối, kênh mương bị ô nhiễm;

- Giải pháp:

+ Về tăng diện tích xây dựng sàn nhà ở: Đđạt mục tiêu nâng diện tích 26,5m2 sàn/người đến năm 2020: Tập trung hướng dẫn thực hiện Luật Nhà ở và các nghị định, thông tư hướng dẫn luật; kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo các phòng ban chức năng, UBND các phường xã thực hiện tốt các chương trình phát triển nhà ở trọng điểm. Như Chương trình hỗ trợ nhà ở cho người có công (theo Quyết định 22), Chương trình hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở, Chương trình 167 giai đoạn 2; Quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu đô thị, khu dân cư mới, khu tái định cư; Tăng cường cải cách hành chính trong lĩnh vực đầu tư phát triển đô thị, cấp giấy phép xây dựng;

+ Về nâng cao tỷ lệ vận tải hành khách công cộng: Phối hợp với Sở Giao thông vận tải xây dựng đề án xe buýt trên địa bàn tỉnh và thành phố; tiếp tục vận động các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn tham gia thực hiện lĩnh vực vận tải công công theo hình thức xã hội hóa; tăng số lượng vận tải bằng Taxi, xe điện bốn bánh trên địa bàn, phấn đấu đến năm 2020 có khoảng gần 400 đầu xe hoạt động;

+ Về nâng tỷ lệ đường phố chính được chiếu sáng 100% vào năm 2020 từ nguồn vốn vay ngân hàng phát triển Châu Á, từ “Chương trình phát triển các đô thị loại II (các đô thị Xanh)” và từ các nguồn vốn của ngân sách thành phố;

+ Về nâng cao mật độ đường cống thoát nước chính (khu vực nội thành) đạt hệ số 3,5: Xây dựng mới 8,1km rãnh thoát nước dọc theo đường, trong khu dân cư, khu đô thị mới, khu dân cư mới, đồng thời kiên cố hóa toàn bộ suối kênh mương thoát nước trên địa bàn khu vực nội thành theo “Chương trình phát triển các đô thị loại II (các đô thị Xanh)” nguồn vay Ngân hàng ADB và từ các nguồn vốn huy động trong nhân dân, doanh nghiệp;

+ Về tỷ lệ các khu vực ngập úng có giải pháp chống ngập úng: Thực hiện đầu tư xây dựng 3 khu vực đã có giải pháp chống ngập úng (cải tạo, kiên cố hóa mương suối) từ nguồn vốn vay Ngân hàng ADB, ngân sách tỉnh và từ các nguồn vốn huy động trong nhân dân, doanh nghiệp; 2 khu vực chưa có giải pháp: Thực hiện quy hoạch, cải tạo đổ đất mặt bằng, quy định có nền xây dựng, đồng thời xây dựng hệ thống kè chắn dọc theo mương, suối thoát nước;

+ Về tỷ lệ nước thải được xử lý đạt quy trình kỹ thuật: Tập trung triển khai thực hiện Dự án xử lý nước thải thành phố Hà Giang, từ nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Đan Mạch gồm hệ thống thu gom nước thải và nhà máy xử lý nước thải ở phường Minh Khai, thành phố Hà Giang.

+ Về nâng cao tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng; Tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân sử dụng rộng rãi hình thức hỏa táng trong việc tang là góp phần thực hiện có hiệu quả cuộc vận động xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa tại các khu dân cư;

Khuyến khích sử dụng hình thức hỏa táng tiên tiến, hiện đại trong việc tang nhằm góp phần bảo vệ môi trường, kiểm soát ô nhiễm, tiết kiệm đất đai và hướng tới phát triển bền vững;

Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng các cơ sở hỏa táng cũng như nghiên cứu, chế tạo, sản xuất và cung cấp các thiết bị hỏa táng hiện đại, tiết kiệm năng lượng và đảm bảo vệ sinh môi trường. Triển khai dự án xây dựng nghĩa trang của tỉnh tại thôn làng Nùng, xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên;

- Về Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị: Hoàn thành và thực hiện sau khi được phê duyệt trong quý IV năm 2017;

- Về Môi trường đô thị và nông thôn:

+ Tiếp tục tăng cường và tổ chức tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, vận động quần chúng nhân dân, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ tại địa bàn khu vực nông thôn nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, ý thức thực hiện, chấp hành nghiêm quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề... Phát động các phong trào bảo vệ môi trường và tích cực tham gia vào hoạt động phòng ngừa, đấu tranh với những vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn nông thôn. Xây dựng đưa vào sử dụng khu xử lý rác thải rắn của tỉnh tại thôn Bản Thấu, xã Kim Thạch, huyện Vị Xuyên;

+ Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, các đơn vị chức năng làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; rà soát các quy định hiện hành để bổ sung, sửa đổi, khắc phục các sơ hở thiếu sót, tồn tại, bất cập trong bảo vệ môi trường nông thôn. Trong đó cần tập trung đối với nhóm các quy định về quản lý hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón, chất kích thích sinh trưng, hóa chất sử dụng trong chăn nuôi.

+ Tập trung giải quyết triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ở khu vực nông thôn. Tăng cường đầu tư nguồn vốn để đổi mới, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh tại khu vực nông thôn; đổi mới công nghệ sản xuất, đu tư hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn, chất thải sinh hoạt nông thôn. Giải quyết triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tại các điểm tồn lưu ô nhiễm ở khu vực nông thôn. Đặc biệt quá trình đầu tư, xây dựng nông thôn mới cần đảm bảo các tiêu chí về bảo vệ môi trường.

+ Xử lý triệt để chất thải rắn, nước thải chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản từ các hộ chăn nuôi cá thể, các trang trại chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản tại khu vực nông thôn bằng mô hình xử lý sinh học kết hợp sử dụng khí sinh học trong sinh hoạt tại các hộ gia đình, trang trại chăn nuôi. Bên cạnh đó cần quản lý chặt chẽ hoạt động sử dụng hóa chất, chất cấm, chất kích thích sinh trường, kháng sinh trong chăn nuôi thông qua kiểm soát, đánh giá chất lượng sản phẩm.

+ Lực lượng Cảnh sát môi trường tập trung làm tốt các mặt công tác trong phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên tại địa bàn khu vực nông thôn. Trong đó cần tập trung phòng, chống các hành vi vi phạm phổ biến về quản lý chất thải, xả thải gây ô nhiễm môi trường, vi phạm các quy định về sử dụng hóa chất, chất cấm, kháng sinh trong sản xuất nông nghiệp nói chung, nhất là tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, trang trại chăn nuôi, cơ sở kinh doanh phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc thú y.

2.6. Đối với các tiêu chí phi công trình:

- Tuyên truyền, vận động sâu rộng, tạo chuyển biến mạnh mẽ nhằm nâng cao ý thức tự giác, trách nhiệm chấp hành pháp luật trong tất cả cán bộ công chức và mọi tầng lớp nhân dân để nâng cao kết quả thực hiện trật tự, kỷ cương, văn minh đô thị, đầu tư mở rộng ngành nghề phát triển kinh doanh trên địa bàn thành phố. Công tác tuyên truyền phải đi vào chiều sâu, cách thức, nội dung tuyên truyền phải phong phú, đa dạng phù hợp với từng đối tượng. Tạo chuyển biến mạnh mẽ, nâng cao nhận thức trong cán bộ công chức và mọi tầng lớp nhân dân.

- Tạo sự thống nhất, đồng thuận cao trong nội bộ cấp ủy, Chính quyền các cấp và các tổ chức chính trị, xã hội về trật tự kỷ cương, văn minh đô thị. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy và chính quyền các cấp, thực hiện tốt sự phối hợp giữa các ngành, các cấp, các tổ chức, lực lượng và quần chúng nhân dân, phát huy vai trò vận động phong trào của các đoàn thể chính trị - xã hội nhằm tạo sức mạnh tổng hợp để thực hiện mục tiêu, nội dung và giải pháp thành phố đề ra.

- Xây dựng các quy chế phối hợp giữa các ngành với UBND thành phố, các phòng ban thành phố với UBND các phường/xã, đồng thời tổ chức thực hiện tốt các quy chế phối hợp, huy động tổng lực tất cả các cơ quan đơn vị và nhân dân trên địa bàn cùng tham gia.

- Tăng cường tuần tra kiểm soát, thực hiện nghiêm các biện pháp chế tài, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật theo quy định pháp luật nhằm kiên quyết chấn chỉnh trật tự, kỷ cương, văn minh đô thị, đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm...

- Chú trọng công tác tuyên truyền xây dựng chương trình truyền thông hướng dẫn sử dụng các dịch vụ thông minh cho người dân thông qua các kênh như cổng thông tin trực tuyến, báo đài, trung tâm học tập cộng đồng, hệ thống trải nghiệm... tập trung giáo dục, đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, vì đây là nền tảng vững chắc giúp hiện thực hóa thành phố hoàn thiện tiêu chí đô thị loại III vào năm 2020.

3. Giải pháp về huy động nguồn lực đầu tư hạ tầng kỹ thuật

- Hoàn thiện quy hoạch chi tiết các khu đô thị, các trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn thành phố; đẩy nhanh tiến độ quy hoạch các khu đô thị mới, điểm dân cư mới trên địa bàn thành phố và các quy hoạch có liên quan đến khu vực nông nghiệp, nông thôn để có cơ sở quản lý và đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật.

- Chủ động xây dựng các quy hoạch để tạo vốn từ quỹ đất đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Hoàn thiện các quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết, công khai các quy hoạch, các dự án đầu tư, kế hoạch đầu tư hàng năm, kế hoạch vốn... đảm bảo cho công tác đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng được công khai, minh bạch và dân chủ.

- Trên cơ sở các quy hoạch đã được duyệt, lập các dự án chuẩn bị đầu tư để chuẩn bị cho công tác thu hút đầu tư hoặc gọi vốn đầu tư.

- Thực hiện tốt các cơ chế, chính sách của Trung ương, tỉnh để huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Ngân sách nhà nước, nguồn vốn vay ODA tập trung đầu tư vào những công trình trọng điểm, bức xúc, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, trước mắt ưu tiên cho một số tuyến đường trọng điểm, hệ thống cấp thoát nước, xử lý chất thải rắn, hệ thống điện sinh hoạt, chiếu sáng đô thị trên địa bàn thành phố.

- Xây dựng chính sách thu từ đất và đấu giá đất trên địa bàn thành phố để tạo vốn phát triển kết cấu hạ tầng, Thành phố đứng ra đền bù, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất để phát triển kết cấu hạ tầng. Xây dựng cơ chế huy động vốn ở khu dân cư và các doanh nghiệp để xây dựng các khu dân cư và các khu tái định cư cho những nơi dành đất cho phát triển kết cấu hạ tầng hoặc đổi đất lấy hạ tầng. Tạo các nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất và thuế tài sản..

Tăng cường huy động nguồn vốn từ hợp tác công tư (PPP), nhất là từ tư nhân trong nước theo Nghị định 15/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ về PPP. Thực hiện hợp đồng cho khu vực tư nhân đấu thầu, tham gia khai thác cơ sở hạ tầng.

- Xác định một số dự án quan trọng để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và đầu tư nhằm tạo ra sự đột phá trong chương trình đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đồng thời phân kỳ đầu tư cho các công trình theo thời gian và khả năng về vốn, tránh đầu tư kéo dài, gây nợ đọng trong xây dựng cơ bản. Thực hiện tốt việc kiểm tra, giám sát, quản lý chặt chẽ thủ tục xây dựng cơ bản, chất lượng dự án, thiết kế và chất lượng thi công. Chỉ đạo thực hiện đúng Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng, không để xảy ra tình trạng lãng phí, tiêu cực, tham nhũng khi triển khai đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng thiết yếu. Các công trình đầu tư có nguồn gốc vốn đầu tư công phải được đầu tư trọng tâm, trọng điểm, dứt điểm.

- Thu hút nguồn lực đầu tư tập trung vào các ngành sản xuất kinh doanh có lợi thế như nông - lâm nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch. Tăng cường công tác xúc tiến kêu gọi xúc tiến đầu tư. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là thủ tục hành chính nhằm đơn giản hóa thủ tục, tạo môi trường thực sự thông thoáng, ổn định, bảo đảm sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế để mọi tổ chức, cá nhân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh; Công khai minh bạch, đồng bộ, nhất quán trong quản lý, đầu tư công. Bên cạnh đó là việc triển khai có hiệu quả kế hoạch hành động nâng cao chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh. Thực hiện tốt các chính sách khuyến khích đầu tư do Trung ương và HĐND tỉnh ban hành, đặc biệt là các chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, thương mại, dịch vụ và du lịch.

- Tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ ở tất cả các khâu từ công tác khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, quản lý khai thác, sử dụng công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, ứng dụng vật liệu mới, công nghệ thi công mới để giảm giá thành xây dựng;

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Nâng cao năng lực của các cơ quan, đơn vị trong thực hiện chức năng chủ đầu tư, chủ sở hữu nhà nước đối với các dự án hạ tầng kỹ thuật đô thị; ứng dụng công nghệ thông tin và phương pháp quản lý hiện đại nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả trong tổ chức xây dựng, quản lý, khai thác công trình hạ tầng đô thị; tăng cường hợp tác trong và ngoài nước về phát triển nguồn nhân lực.

- Đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông: Tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về lợi ích của xã hội hóa đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị, tập trung đánh giá hiệu quả của các dự án xã hội hóa; lập website “Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư các công trình hạ tầng đô thị” nhằm giới thiệu các cơ chế, chính sách đầu tư, trình tự, thủ tục đầu tư; danh mục các dự án ưu tiên đầu tư, hình thức và hiệu quả đầu tư dự kiến...

Các dự án, công trình xây dựng ưu tiên đầu tư giai đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn thành phố, có vai trò tạo điều kiện, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố nói riêng và tỉnh Hà Giang nói chung. Các dự án, công trình xây dựng ưu tiên đầu tư còn có ý nghĩa quan trọng quyết định việc đảm bảo tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế, giải quyết tốt các vấn đề xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Đồng thời nâng cao chất lượng các tiêu chuẩn, tiêu chí đã đạt, đạt thấp và chưa đạt (số điểm đánh giá đô thị từ 65 điểm lên trên 80 điểm, cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại III của đô thị miền núi).

4. Về cơ chế, chính sách đặc thù

UBND thành phố Hà Giang chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tiếp tục rà soát, đề xuất xây dựng cơ chế chính sách đặc thù cho phát triển đối với thành phố Hà Giang như: Chính sách miễn giảm thuế đất, tiền thuế; khai thác quỹ đất; quản lý đô thị, giao thông; y tế, giáo dục và đào tạo, chính sách khuyến khích mời gọi các nhà đầu tư các dự án phát triển đô thị và các dự án xã hội...trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

V. NHU CẦU ĐẦU TƯ

Tổng nhu cầu vốn thực hiện: 3.097,2 tỷ đồng (ba nghìn, không trăm chín mươi bảy tỷ, hai trăm triệu đồng), trong đó:

1. Ngân sách nhà nước: 354,6 tỷ đồng, gồm:

- Ngân sách TW, ngân sách tỉnh: 339,4 tỷ đồng

- Ngân sách thành phố: 15,2 tỷ đồng.

2. Vốn ODA: 1.127,3 tỷ đồng

3. Vốn TPCP: 120,0 tỷ đồng

4. Vốn huy động khác: 1.495,3 tỷ đồng

(có biểu danh mục dự án, công trình ưu tiên đầu tư kèm theo)

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN (có biểu phân công nhiệm vụ kèm theo)

1. Chủ tịch UBND thành phố Hà Giang: Căn cứ Kế hoạch xây dựng thành phố Hà Giang hoàn thiện tiêu chí đô thị loại III vào năm 2020 xây dựng kế hoạch, lộ trình chi tiết để triển khai thực hiện, định kỳ 06 tháng, 01 năm gửi báo cáo kết quả thực hiện về Văn phòng UBND tỉnh, Sở Xây dựng để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

2. Các sở, ngành của tỉnh phối hợp chặt chẽ với UBND Thành phố trong việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong kế hoạch xây dựng phát triển thành phố Hà Giang đạt tiêu chí đô thị loại III vào năm 2020.

Kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện và kịp thời đề xuất các vướng mc, khó khăn với thường trực UBND tỉnh.

Trên đây là Kế hoạch xây dựng thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại III vào năm 2020, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND thành phố Hà Giang và các đơn vị có liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện.

 


Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các đ/c Ủy viên BTV Tỉnh ủy;
- Thành ủy TP Hà Giang;
- Các sở, ngành trong tỉnh;
- UBND Thành phố Hà Giang;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Vn
ptioffice:
- Lưu: VT, CV NCTH VP UBND tỉnh.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Sơn

 

BIỂU SỐ 1

KẾT QUẢ THỰC HIỆN TIÊU CHÍ ĐÔ THỊ LOẠI III ĐẾN NGÀY 30/12/2016
(Kèm theo Kế hoạch s: 442/KH-UBND, ngày 06 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang)

TT

Tiêu chuẩn

ĐVT

Đô thị loại III

Theo thực trạng

Tiêu chuẩn

Điểm theo tiêu chuẩn

Điểm

Ghi chú

I

Các tiêu chí đã đạt ở mức tính cho đô thị miền núi

 

 

 

 

23 tiêu chí

1

Tiêu chuẩn vị trí, chức năng, vai trò

 

Là trung tâm chính trị cấp tỉnh, trung tâm tổng hợp kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục đào tạo, y tế, du lịch, khoa học và công nghệ, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển của tỉnh, vùng liên tỉnh

5

5

Đạt

Là trung tâm chuyên ngành cấp tnh về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục đào tạo, y tế, du lịch, khoa học và công nghệ cấp tỉnh, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển của tỉnh, vùng liên tỉnh

3,75

 

 

2

Cân đối thu chi ngân sách

 

2

 

 

Đủ

1,5

1,5

Đạt

3

Chuyển dch cơ cấu kinh tế

 

Tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông lâm thủy sản theo mục tiêu đề ra

3

3

Đạt

 

Tăng tỷ trọng công nghiệp hoặc tỷ trọng dịch vụ, giảm tỷ trọng nông lâm thủy sản theo mục tiêu đề ra

2,25

 

 

4

Mức tăng trưởng kinh tế trung bình 3 năm gần nhất

%

≥ 6,5

2

2

Đạt

6

1,5

 

 

5

Tỷ lệ hộ nghèo

%

≥ 6,5

2

2

Đạt

8

1,5

 

 

6

Tỷ lệ tăng dân số hàng năm (bao gồm tăng tự nhiên và tăng cơ học)

%

≥1,6

3

 

 

1,2

2,25

2,25

Đạt

7

Tỷ lệ nhà ở kiên cố, bán kiên cố

%

≥ 95

1

 

 

90

0,75

0,75

Đạt

8

Đất dân dụng

m2/ng

78

1

 

 

61

0,75

0,75

Đạt

9

Cơ sở y tế cấp đô thị

Giường/1.000 dân

≥ 2,8

1

 

 

2,4

0,75

0,75

Đạt

10

Công trình thương mại, dịch vụ cấp đô thị

C.trình

≥ 7

1

 

 

4

0,75

0,75

Đạt

11

Đầu mối giao thông

Cấp

Vùng liên tỉnh

2

 

 

Vùng tỉnh

1,5

1,5

Đạt

12

Tỷ lệ đất giao thông so với đất xây dựng

%

≥ 19

1

1

Đạt

13

0,75

 

 

13

Diện tích đất giao thông/dân số

m2/ng

≥ 11

1

 

 

9

0,75

0,75

Đạt

14

Tỷ lệ đường, khu nhà ở, ngõ xóm được chiếu sáng

%

≥ 80

1

 

 

 

 

 

 

55

0,75

0,75

Đạt

15

Thuê bao Internet

Số thuê bao internet/100 dân

≥ 25

1

1

Đạt

20

0,75

 

 

16

Tỷ lệ phủ sóng thông tin di động

%

≥ 95

1

1

Đạt

90

0,75

 

 

17

Tỷ lệ chất nguy hại được xử lý

%

≥ 85

1

 

 

70

0,75

0,75

Đạt

18

Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom

%

≥ 90

1

 

 

80

0,75

0,75

Đạt

19

Tỷ lệ chất thải rắn được chôn lấp hợp vệ sinh

%

≥ 80

1

 

 

70

0,75

0,75

Đạt

20

Đất cây xanh đô thị

m2/ng

≥ 10

2

2

Đạt

7

1,5

 

 

21

Số lượng dự án cải tạo chỉnh trang đô thị

Dự án

≥ 2

2

 

 

1

1,5

1,5

Đạt

22

Trường học

%

≥ 40

1

1

Đạt

35

0,75

 

 

23

Nhà ở dân cư

%

≥ 60

1

1

Đạt

 

 

50

0,75

 

 

II

Các tiêu chí đã đạt nhưng chất lượng còn thấp

 

 

 

 

21 tiêu chí

1

Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành, nội thị

%

≥ 80

4,5

 

 

75

3,5

3,5

Đạt thấp

2

Đất xây dựng các công trình dịch vụ công cộng đô thị

m2/sàn/người

≥ 4

1

 

 

3

0,75

0,75

Đạt thấp

3

Đất xây dựng các công trình dịch vụ công cộng cấp đơn vị ở

m2/sàn/người

≥ 1,5

1

 

 

1

0,75

0,75

Đạt thấp

4

Cơ sở giáo dục đào tạo cấp đô thị

cơ sở

≥ 10

1

 

 

4

0,75

0,75

Đạt thấp

5

Công trình thể dục thể thao cấp đô thị

C.trình

≥ 5

1

 

 

3

0,75

0,75

Đạt thấp

6

Công trình văn hóa cấp đô thị

C.trình

≥ 6

1

 

 

4

0,75

0,75

Đạt thấp

7

Mật độ đường giao thông

km/km2

≥ 10

1

 

 

7

0,75

0,75

Đạt thấp

8

Cấp điện sinh hoạt

kwh/ng/năm

≥ 700

1

 

 

500

0,75

0,75

Đạt thấp

9

Cấp nước sinh hoạt

lít/ng/ngày đêm

≥125

1

 

 

110

0,75

0,75

Đạt thấp

10

Tỷ lệ hộ dân cư được cấp nước sinh hoạt hợp VS

%

100

2

 

 

95

1,5

1,5

Đạt thấp

11

Tỷ lệ chất thải y tế được xử lý tiêu hủy chôn lấp an toàn

%

100

1

 

 

95

0,75

0,75

Đạt thấp

12

Nhà Tang lễ

cơ sở

≥2

1

 

 

1

0,75

0,75

Đạt thấp

13

Đất cây xanh công cộng khu vực nội thành

m2/người

≥5

2

 

 

4

1,5

1,5

Đạt thấp

14

Tỷ lệ tuyến phố VMĐT tính trên tổng trục phố chính

%

≥50

2

 

 

40

1,5

1,5

Đạt thấp

15

Số lượng không gian công cộng của đô thị

khu

≥5

2

 

 

3

1,5

1,5

Đạt thấp

16

Công trình kiến trúc tiêu biểu

cấp

Có công trình cấp quốc gia

2

 

 

Có công trình cấp tỉnh

1,5

1,5

Đạt thấp

17

Cơ sở vật chất văn hóa nông thôn

%

≥35

1

 

 

30

0,75

0,75

Đạt thấp

18

Chợ nông thôn

%

50

0,75

0,75

Đạt thấp

19

Giao thông nông thôn

%

≥ 40

3

 

 

30

2,25

2,25

Đạt thấp

20

Điện nông thôn

%

≥ 80

1

 

 

75

0,75

0,75

Đạt thấp

21

Quỹ đất nông nghiệp cảnh quan sinh thái được bảo vệ

%

≥ 70

2

 

 

60

1,5

1,5

Đạt thấp

III

Các tiêu chí chưa đạt

 

 

 

 

15 tiêu chí

1

Thu nhập bình quân đầu người/năm so với cả nước (năm 2015, bình quân thu nhập cả nước đạt 45 triệu/ng/năm)

lần

≥ 1,4

3

 

 

1,05

2,25

1,62

Chưa đạt

2

Dân số toàn đô thị

1000 người

≥ 200

2

 

 

100

1,5

1,05

Chưa đạt

3

Dân số khu vực nội thành

1000 người

≥ 100

6

 

 

50

4,5

3,78

Chưa đạt

4

Mật độ dân stoàn đô thị

Người/km2

≥ 1800

1,5

 

 

1400

1

0,37

Chưa đạt

5

Mật độ dân stoàn khu vực nội thành/ đất XD đô thị

lần

≥ 6000

4,5

 

 

4000

3,5

2,3

Chưa đạt

6

Tỷ lệ LĐ phi nông nghiệp toàn đô thị

%

≥ 70

1,5

 

 

60

1

0,92

Chưa đạt

7

Diện tích sàn nhà bình quân

m2/sàn/người

≥ 29

1

 

 

26,5

0,75

0,51

Chưa đạt

8

Tỷ lệ vận tải hành khách công cộng

%

≥ 10

1

 

 

6

0,75

0

Chưa đạt

9

Tỷ lệ đường phố chính được chiếu sáng

%

100

1

 

 

95

0,75

0,63

Chưa đạt

10

Mật độ đường cống thoát nước chính

km/km2

≥4

2

 

 

3,5

1,5

 

Chưa đạt

11

Tỷ lệ các khu vực ngập úng có giải pháp phòng chống giảm ngập úng

%

Đang triển khai thực hiện

1

 

 

Có giải pháp

0,75

0,5

Chưa đạt

12

Tỷ lệ nước thải được xử lý đạt quy trình kỹ thuật

%

≥ 30

1

 

 

25

0,75

0,3

Chưa đạt

13

Tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng

%

≥ 15

1

 

 

10

0,75

0,38

Chưa đạt

14

Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị

Quy chế

Đã có quy chế được ban hành tối thiểu 2 năm, thực hiện tốt quy chế

2

 

 

Đã có quy chế

1,5

0

Chưa đạt

15

Môi trường nông thôn

%

≥ 40

2

 

 

30

1,5

1

Chưa đạt

 

BIỂU SỐ: 02

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN, CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG ƯU TIÊN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2017-2020
(Kèm theo Kế hoạch số: 442/KH-UBND, ngày 06 tháng 12 năm 2017 của UBND tỉnh Hà Giang)

STT

DANH MỤC

Địa điểm xây dựng

Quy mô đầu tư

Số Quyết định (ngày, tháng, năm)

Dự kiến tổng mức đầu tư được duyệt (tr.đồng)

Dự kiến nguồn vốn

Khi công/ Hoàn thành

Ghi chú

ODA

NSNN

TPCP

Các nguồn vốn khác

NS tỉnh NS TP

 

TỔNG CỘNG

 

 

 

3.097,2

1.127,3

339,4

15,2

120,0

1.495,3

 

 

A

Các dự án ODA

 

 

 

1.365,3

1.1273

234,5

 

 

3,5

 

 

1

Dự án Chương trình phát triển đô thị loại II (các đô thị xanh). Tiểu dự án tại Hà Giang (vốn vay ADB)

TP Hà Giang

Gồm 03 hợp phần: Hợp phần 1: Phòng chống ngập lụt và VSMT; Hợp phần 2: Hệ thống các công trình giao thông; Hợp phần 3: tăng cường năng lc và hỗ trợ thực hiện dự án

QĐ s450/QĐ UBND ngày 23/3/2017 của UBND tỉnh

1.140,4

936,6

203,8

 

 

 

2017-2020

CV s1008/UBND-KT ngày 28/3/2017 của UBND tỉnh gửi Bộ KH & ĐT v/v điều chnh PA phân bổ chi tiết K.H đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020

2

Dự án thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn Thành phố Hà Giang

TP Hà Giang

Nhà máy xử lý nước thải công suất 3,000m3/ngày đêm, đường ng thu gom nước thải và đấu ni hộ gia đình

QĐ s 4147/QĐ- UBND ngày 05/12/2008

224,9

190,7

30,70

 

 

3,5

2017-2020

QĐ số 572/QĐ-BKHĐT ngày 20/4/2017 của Bộ KH & ĐT về việc giao chi tiết KH đầu tư trung hạn vốn NSNN giai đoạn 2016-2020

B

Các công trình hạ tầng

 

 

1.731,90

 

104,9

15,2

120,0

1.491,8

 

 

1

DA đường giao thông liên kết các vùng phát triển KT- XH phía Đông tnh Hà Giang

TPHG

Nâng cấp tuyến đường Sơn Hà - Quyết Thắng ( qui mô 11km)

 

150,0

 

30,0

 

120,0

 

2017-2019

CV số 4332/UBND-KT ngày 29/11/2016 của UBND tỉnh gửi Bộ KH & ĐT v/v rà soát danh mục DA dự kiến vốn và hoàn thiện thủ tục đầu tư DA sử dụng nguồn TPCP giai đoạn 2016- 2020

2

Khắc phục kè bờ Tây sông Lô

TPHG

Công trình cấp 4, nhóm C; thực hiện tại 2 tuyến: Tuyến từ cầu Yên Biên II đến cầu Trng, chiều dài 218,5 m; Tuyến từ câu Yên Biên I đến Kè Bộ chỉ huy quân sự tnh, chiều dài 91,5m

QĐ số 1076/QĐ-UBND ngày 12/6/2017 của UBND tỉnh

24,9

 

24,9

 

 

 

2017-2018

Nguồn khắc phục hậu quả thiệt hại cơn bão số 1 và mưa lũ sau cơn bão số 2 năm 2016 do TW hỗ trợ

3

Cải tạo, nâng cấp mở rộng (giai đoạn 2, công suất 16.000 3/ngày, đêm) hệ thống cấp nước trên địa bàn TP Hà Giang

Phường Trần Phú

Nâng cấp nhà máy nước lên công suất 12,000 m3/ngày đêm + Xây dựng hệ thống tuyến ống cấp I, cấp II

QĐ số 13/CT- TN ngày 22/5/2017 của Cty CP cấp thoát nước Hà Giang

52,3

 

 

 

 

52,3

2016-2019

Nguồn vốn vay thương mại + vốn tự có của doanh nghiệp (vốn vay 44,5 t; vốn tự có của DN 7,8 tỷ đồng)

4

Xây dựng Trung tâm thương mại, khách sạn và nhà ở thương mại

Phường Trần Phú

Đầu tư xây mới khu trung tâm thương mại, khách sạn và nhà ở với diện tích 2,11 ha

QĐ số 750/QĐ UBND ngày 28/4/2017

595,0

 

 

 

 

595,0

2017-2018

Nguồn vốn vay và vốn tự có của doanh nghiệp (vốn vay 476 tỷ đồng; vốn tự có của doanh nghiệp 119 tỳ đồng)

5

Xây dựng công viên cây xanh dọc hai bờ Sông Lô, sông Miện + Trồng cây đường phố

TPHG

 

 

13,2

 

 

13,2

 

 

2017-2020

KH đầu tư công trung hạn 5 năm (2016-2020) nguồn vốn cân đối NSĐP và chương trình MTQG của Thành phố Hà Giang

5.1

Trồng cây xanh đường phố trên các trục đường nội thành

TPHG

Quy mô: 8.000 cây

 

7,2

 

 

7,2

 

 

2017-2020

 

5.2

Xây dựng vườn hoa, công viên cây xanh dọc bờ sông Miện

P. Quang Trung

Quy mô: 3.000 cây

 

3,0

 

 

3,0

 

 

2017-2020

 

5.3

Xây dựng vườn hoa, công viên cây xanh dọc bờ sông Miện

P. Ngọc hà

Quy mô: 3.000 cây

 

3,0

 

 

3,0

 

 

2017-2020

 

6

Sân vận động trung tâm

Xã Phương Độ

Quy mô: 10 ha

 

50,0

 

50,0

 

 

 

2018

 

7

Cải tạo, nâng cấp đường ngõ; rãnh thoát nước đô thị

TPHG

- Ci tạo, nâng cấp rãnh thoát nước tại địa bàn: Minh Khai (5CT); Nguyễn Trãi (03 CT); (01 CT) Ngọc Hà (01 CT).

- Đường ngõ tại: Phường Trần Phú (02 CT); Minh Khai 10CT); Nguyễn Trãi (08 CT); Quang Trung 13 CT)Ngọc Hà (03 CT)

 

3,5

 

 

2,0

 

1,5

2017-2018

Sử dụng nguồn vượt thu từ đất trong năm 2017 và nguồn vốn đi ứng cửa nhân dân

8

Bó gọn hệ thống dây, cột, cáp viễn thông

TPHG

Chnh trang bó gọn dây cáp viễn thông tại 14 tuyến phố chính gồm: Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo, Trần Phố, Nguyễn Thái Học, Minh Khai, Nguyễn Văn Linh, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Ton, Yết Kiêu, Bạch Đằng, 20/8, Tô Vĩnh Diện, Hoàng Văn Thụ, Lê Văn Tám

KH s2890/KH- UBND ngày 07/11/2016 của UBND thành phố

3

 

 

 

 

3

2017

Nguồn vốn của các doanh nghiệp: Điện Lực, Viễn thông Hà Giang, Viettel Hà Giang

9

Khách sạn PHOENIX

Phường Nguyễn Trãi, TP Hà Giang

Tiêu chuẩn 4 sao, 9 tầng

3114/UBND- XD ngày 14/9/2016 về việc chủ trương xây dựng Khách sạn

150,0

 

 

 

 

150,0

2017-2018

Nguồn vốn vay tín dụng, vốn huy động khác và vn tự có của doanh nghiệp

10

Khách sạn Yên Biên

Phường Nguyễn Trãi

Quy mô khách sạn: tiêu chuẩn 4 sao, 10 tầng.

QĐ số 1081/QĐ-UBND ngày 02/6/2017 của UBND tỉnh về phê duyệt chủ trương đầu tư dự án

129

 

 

 

 

129

2017-2019

Nguồn vốn vay tín dụng, vốn huy động khác và vn tự có của doanh nghiệp

11

Khách sạn - Nhà hàng Tiến Đạt

Phường Minh Khai

Tiêu chuẩn 3 sao. Giai đoạn 1 xây dựng khách sạn 7 tầng 50 phòng. Giai đoạn 2 xây dựng thêm 70 phòng. Xây dựng khối nhà hàng 1 tầng, hệ thống sân bê tông...

Quyết định số 2977/QĐ-UBND ngày 30/11/2016 của UBND tỉnh về phê duyệt chủ trương đầu tư dự án

103

 

 

 

 

103

2017-2018

Nguồn vốn vay tín dụng, vốn huy động khác và vn tự có của doanh nghiệp

12

Bãi đỗ xe tnh phía Nam

Xã Phương Thiện

 

TB số 202/TB- UBND ngày 10/7/2017 của UBND tỉnh

8,0

 

 

 

 

8,0

2017-2018

Nguồn vốn huy động và vn tự có của doanh nghiệp

13

Khu dân cư đô thị mới Hà Sơn

Phường Nguyễn Trãi

 

Công văn số 2785/UBND- KT ngày 19/8/2016 của UBND tỉnh cho chủ trương tạo quỹ đất ở, phát triển khu dân cư

150,0

 

 

 

 

150,0

2017-2020

Nguồn vốn vay tín dụng, vốn huy động khác và vn tự có của doanh nghiệp

14

Khu dân cư đô thị mới xã Phương Thiện

Xã Phương Thiện

 

QĐ số 756/QĐ UBND ngày 29/4/2016 của UBND tỉnh về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án

100,0

 

 

 

 

100,0

2016-2019

Nguồn vốn vay tín dụng, vốn huy động khác và vn tự có của doanh nghiệp

15

Khu dân cư khu vực đầu cầu Nậm Thấu, xã Ngọc Đường, Thành phố Hà Giang

Xã Ngọc Đường

1,8ha

TB s193/TB- UBND ngày 26/6/2017 của UBND tỉnh

20,0

 

 

 

 

20,0

2017-2020

Nguồn vốn vay tín dụng, vốn huy động khác và vn tự có của doanh nghiệp

16

Khu dân cư khu vực tổ 8,9,10 phường Nguyễn Trãi, Thành phố Hà Giang

Phường Nguyễn Trãi

2,7ha

TB số 193/TB-UBND ngày 26/6/2017 của UBND tỉnh

180,0

 

 

 

 

180,0

2017-2020

Nguồn vốn vay tín dụng, vốn huy động khác và vn tự có của doanh nghiệp

 

BIỂU SỐ 3

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
(Kèm theo Kế hoạch s: 442/KH-UBND, ngày 06 tháng 12 năm 2017 của UBND tỉnh Hà Giang)

STT

Nội dung công việc

Địa bàn thực hiện

Thẩm quyền ban hành

Thời gian ban hành

Thời gian thực hiện

Cơ quan chủ trì

Cơ quan, đơn vị phối hợp

Tổng mức đầu tư (tỷ đồng)

I

Lĩnh vực quy hoạch

1

Đồ án Quy hoạch chung đô thị Hà Giang đến năm 2035 tầm nhìn đến năm 2050

TP Hà Giang + Huyện Vị Xuyên

Chính phủ

2017

2017-2020

Sở Xây dựng

Các sở ngành; UBND Thành phố

 

2

Đề án sát nhập xã Phong Quang; thôn Chang, thôn bản Thảm xã Kim Thạch; thôn Lắp 1 xã Phú Linh; thôn Tân Đức xã Đạo Đức huyện Vị Xuyên để điều chỉnh mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Giang

TP Hà Giang + Huyện Vị Xuyên

Quốc hội

2017

2017-2020

Sở Nội vụ

Các sở ngành; UBND Thành phố

 

3

Quy hoạch thành phố Hà Giang thành trung tâm văn hóa, du lịch của Tỉnh

TP Hà Giang

UBND tỉnh

2017

2017-2020

UBND thành phố

Các sở ngành; UBND Thành phố

 

4

Chương trình phát triển đô thị thành phố Hà Giang đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2025

TP Hà Giang

UBND tỉnh

2017

2017-2020

UBND thành phố

Các sở ngành; UBND Thành phố

 

II

Lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật

1

DA đường giao thông liên kết các vùng phát triển KT-XH phía Đông tỉnh Hà Giang

TP Hà Giang

UBND tỉnh

2018

2018-2020

SKH& ĐT

Các sở ngành; UBND Thành phố

150

2

Khắc phục Kè bờ Tây sông Lô

TP Hà Giang

UBND tỉnh

2017

2017-2018

SNN& PTNT

SKH&ĐT; SNN& PTNT; Sở Tài chính; UBND Thành phố

24,9

3

Cải tạo, nâng cấp mở rộng (giai đoạn 2, công suất 16.000 3/ngày, đêm) hệ thống cấp nước trên địa bàn TP Hà Giang

TP Hà Giang

UBND tỉnh

2017

2016-2019

Cty CP cấp thoát nước

Cty CP CTN; UBND thành phố

52,3

4

Xây dựng Trung tâm thương mại, khách sạn và nhà ở thương mại

TP Hà Giang

UBND tỉnh

2017

2017-2018

SKH& ĐT

Các sở ngành; UBND Thành phố

595

5

Sân vận động trung tâm

xã Phương Độ

UBND tỉnh

2018

2018

Sở VH-TT &DL

các sở, ngành; UBND thành phố

50

6

Cải tạo, nâng cấp đường ngõ, rãnh thoát nước đô thị

TP Hà Giang

TPHG

2017

2017

UBND thành phố

UBND thành phố

3,5

7

Dự án thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn thành phố Hà Giang

Phường Trần Phú; Minh Khai; Nguyễn Trãi

UBND tỉnh

2017

2017-2020

SKH& ĐT

Sở KHĐT; Sở Tài chính

224,9

8

Dự án Chương trình phát triển đô thị loại II ( các đô thị xanh). Tiểu dự án tại Hà Giang từ nguồn vốn vay Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB)

Thành phố Hà Giang

UBND tỉnh

2017

2017-2020

Thành phố Hà Giang

Sở KHĐT; Sở Tài chính; Sở XD; Sở GTVT; Sở NNPTNT; Sở TNMT

1140,4

9

Xây dựng công viên cây xanh dọc hai bờ sông Lô; Sông Min + Trồng cây đường phố

Thành phố Hà Giang

UBND tỉnh

2017

2017-2020

Thành phố Hà Giang

Sở KHĐT; Sở Tài chính; Sở XD;

13,2

III

Công tác chỉnh trang đô thị

1

Bó gọn hệ thống dây, cột, cáp viễn thông

Thành phố Hà Giang

Thành phố Hà Giang

2017

2017

Thành phố Hà Giang

Sở Công thương; Sở Viễn Thông; Điện lực Hà Giang; các đơn vị kinh doanh viễn thông

3

V

Công trình, dự án khách sạn, khu dân cư đô thị, tạo điểm nhấn mỹ quan đô thị

1

Khách sạn PHOENIX

Phường Nguyễn Trãi

UBND tỉnh

2017

2017-2020

Sở KHĐT

Sở Công thương; Sở VHTTDL; Sở Xây dựng; UBND Thanh phố Hà Giang

150

2

Khách sạn Yên Biên

Phường Nguyễn Trãi

UBND tỉnh

2017

2017-2020

SKHĐT

Sở Công thương; Sở VHTTDL; Sở Xây dựng; UBND Thanh phố Hà giang

129

3

Khách sạn - Nhà hàng Tiến Đạt

Phường Minh Khai

UBND tỉnh

2017

2017-2020

SKHĐT

Sở Công thương; Sở VHTTDL; Sở Xây dựng; UBND Thành phố Hà giang

103

4

Bãi đỗ xe tnh phía Nam

Xã Phương Thiện

UBND Thành phố

2017

2017-2020

UBND Thành phố

Công an tỉnh; SGTVT; Sở Xây dựng

8

5

Khu dân cư đô thị mới Hà Sơn

Phường Nguyễn Trãi

UBND tỉnh

2017

2017-2020

Sở KHĐT

Sở Xây dựng; Sở TNMT; UBND Thành phố Hà giang

150

6

Khu dân cư đô thị mới xã Phương Thiện

Xã Phương Thiện

UBND tỉnh

2017

2017-2020

Sở KHĐT

Sở Xây dựng; Sở TNMT; UBND Thành phố Hà giang

100

7

Khu dân cư khu vực đầu cầu Nậm Thấu, xã Ngọc Đường, Thành phố Hà Giang

Xã Ngọc Đường

UBND tỉnh

2017

2017-2020

Sở KHĐT

Sở Xây dựng; Sở TNMT; UBND Thành phố Hà giang

20

8

Khu dân cư khu vực tổ 8,9,10 phường Nguyễn Trãi, Thành phố Hà Giang

P. Nguyễn Trãi

UBND tỉnh

2017

2017-2020

SKHĐT

Sở Xây dựng; Sở TNMT; UBND Thành phố Hà giang

180

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 442/KH-UBND ngày 06/12/2017 về xây dựng thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang hoàn thiện tiêu chí đô thị loại III vào năm 2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.081

DMCA.com Protection Status
IP: 18.219.18.238
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!