ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 208/KH-UBND
|
Kiên
Giang, ngày 27 tháng 9 năm 2022
|
KẾ HOẠCH
ĐÀO TẠO, TẬP HUẤN, BỒI DƯỠNG NÂNG CAO KIẾN THỨC CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÁC
CẤP, NGƯỜI DÂN VÀ CỘNG ĐỒNG THAM GIA THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG
Thực hiện Nghị quyết số 25/2021/QH15
ngày 28/7/2021 của Quốc hội về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục
tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; Quyết định số
263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Thông tư số 05/2022/TT-BNNPTNT
ngày 25/7/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số nội
dung thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2021-2025 thuộc phạm quy quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn; Thông tư số 53/2022/TT-BTC ngày 12/8/2022 của Bộ Tài chính quy định quản
lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; Quyết định
số 3360/QĐ-BNN-VPĐP ngày 06/9/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt khung
chương trình tập huấn, bồi dưỡng cán bộ xây dựng nông thôn mới các cấp thuộc
Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch
đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ các cấp, người
dân và cộng đồng tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021-2025, cụ thể
như sau:
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU
1. Mục tiêu
a) Mục tiêu chung
Nâng cao năng lực, chuyển đổi nhận thức, tư duy cho đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới
các cấp, đặc biệt cán bộ cơ sở; nâng cao nhận thức, chuyển đổi tư duy của người
dân và cộng đồng về phát triển kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
b) Mục tiêu cụ thể
Có 100% cán bộ chuyên trách làm công
tác xây dựng nông thôn mới các cấp, 100% cán bộ trong hệ thống chính trị tham
gia chỉ đạo xây dựng nông thôn mới được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về xây dựng
nông thôn mới. Góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu Chương trình xây dựng nông
thôn mới của tỉnh, phấn đấu đến năm 2025 có 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới
(116/116 xã), 34,48% xã nâng cao (40/116 xã), 12,93% xã kiểu mẫu (15/116 xã),
60% huyện nông thôn mới (9/15 huyện), 13,33% huyện nâng cao (2/15 huyện).
2. Yêu cầu
a) Cập nhật, triển khai kịp thời chủ
trương, chính sách cựa Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới, tập trung đổi
mới và đa dạng về nội dung, hình thức trong công tác tập huấn, bồi dưỡng.
b) Nội dung tập huấn, bồi dưỡng có trọng
tâm, phù hợp với tình hình thực tế địa phương, tránh hình thức. Giảng viên, báo
cáo viên truyền đạt có tâm quyết, nhiệt tình, đối tượng tham gia phải đầy đủ,
nghiêm túc, có trách nhiệm.
II. PHẠM VI, ĐỐI
TƯỢNG
1. Phạm vi
Kế hoạch này được triển khai trên địa
bàn toàn tỉnh, trong đó: ưu tiên đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cho các huyện, xã
đang phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng
cao, nông thôn mới kiểu mẫu trong giai đoạn 2021-2025 và
các xã khó khăn, đặc biệt khó khăn, vùng ven biển và hải đảo, khu vực đồng bào
dân tộc thiểu số.
2. Đối tượng
a) Thành viên Ban Chỉ đạo các Chương
trình mục tiêu quốc gia tỉnh; cán bộ, công chức, viên chức của các sở, ban,
ngành, đoàn thể cấp tỉnh được giao nhiệm vụ thực hiện các nội dung của Chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; cán bộ, công chức Văn phòng Điều
phối nông thôn mới.
b) Thành viên Ban Chỉ đạo các Chương
trình mục tiêu quốc gia cấp huyện và cán bộ, công chức, viên chức phụ trách
công tác xây dựng nông thôn mới cấp huyện.
c) Thành viên Ban Quản lý xây dựng
nông thôn mới; cán bộ, công chức xã phụ trách công tác xây dựng nông thôn mới;
cán bộ Đảng, đoàn thể xã; cán bộ được cấp trên tăng cường về xã; cán bộ nguồn
trong diện quy hoạch của xã.
d) Bí thư Chi bộ ấp, Trưởng ấp; Trưởng
các đoàn thể ấp; thành viên Ban phát triển ấp và Ban giám sát cộng đồng.
đ) Cán bộ hợp tác xã nông nghiệp; Tổ
trưởng các Tổ hợp tác nông nghiệp; chủ trang trại nông nghiệp; Tổ khuyến nông cộng
đồng; nông dân tiêu biểu trên địa bàn.
III. NỘI DUNG THỰC
HIỆN
1. Nội dung tập huấn, bồi dưỡng
a) Theo các chuyên đề trong Khung
chương trình tập huấn, bồi dưỡng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy
định tại Quyết định số 3360/QĐ-BNN-VPĐP ngày 06/9/2022 và các bộ, cơ quan Trung
ương có liên quan ban hành.
b) Các nội dung mới trong xây dựng
nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
c) Phát triển nông nghiệp theo hướng sản
xuất hàng hóa dựa trên ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp
sinh thái, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp thông minh.
d) Chuyển đổi tư duy sản xuất nông
nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, gắn sản xuất với thị trường, đáp ứng
nhu cầu của thị trường và bảo vệ môi trường.
đ) Xây dựng mô hình liên kết, hợp tác
trong sản xuất và kinh doanh nông nghiệp, mô hình phát triển kinh tế nông thôn
theo hướng tích hợp đa giá trị (kinh tế, văn hóa, du lịch, môi trường) trong
triển khai xây dựng nông thôn mới.
e) Các nội dung về xây dựng nông thôn
mới theo nhu cầu và điều kiện thực tiễn trên địa bàn tỉnh được cấp có thẩm quyền
phê duyệt.
2. Thời gian thực hiện
Thực hiện trong giai đoạn 2021-2025.
3. Hình thức tập huấn, bồi dưỡng
a) Tập huấn theo các khóa tập huấn tại chỗ trực tiếp hoặc trực tuyến.
b) Các buổi toạ đàm, trao đổi kinh
nghiệm.
c) Tham quan, học tập kinh nghiệm tại các địa phương khác.
IV. KINH PHÍ THỰC
HIỆN
1. Nguồn kinh phí
Bố trí từ nguồn
ngân sách nhà nước (trung ương và địa phương) thực hiện Chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng nông thôn mới hàng năm và giai đoạn 2021-2025.
2. Nội dung và mức chi
Thực hiện theo quy định tại Thông tư
số 53/2022/TT-BTC ngày 12/8/2022 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh
phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc
gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 và các văn bản quy định có liên
quan.
V. GIẢI PHÁP THỰC
HIỆN
1. Xây dựng và biên soạn tài liệu,
chương trình tập huấn, bồi dưỡng các nội dung cho phù hợp với tình hình thực tế
và chủ trương chính sách pháp luật của nhà nước, đảm bảo khoa học, tính ứng dụng
của các chương trình, hạn chế tối thiểu sự trùng lặp. Tăng cường, khuyến khích
biên soạn những chương trình bồi dưỡng theo nhu cầu.
2. Lựa chọn đội ngũ giảng viên, báo
cáo viên có trình độ chuyên môn phù hợp, có kinh nghiệm thực tiễn giảng dạy và
có kỹ năng truyền đạt kiến thức dễ tiếp thu cho tất cả các đối tượng tham gia tập
huấn, bồi dưỡng; ưu tiên mời các giảng viên, báo cáo viên của các sở, ban
ngành, đoàn thể tỉnh có phụ trách các chỉ tiêu, tiêu chí nông thôn mới trên địa
bàn tỉnh.
3. Nâng cao trách nhiệm của người
lãnh đạo các đơn vị, địa phương trong việc xác định nhu cầu và cử đối tượng
tham gia phù hợp với nội dung các khóa tập huấn bồi dưỡng đảm bảo hiệu quả gắn
với yêu cầu nhiệm vụ được giao. Tạo điều kiện và hỗ trợ đối tượng tham gia cập
nhật kiến thức, kỹ năng được đầy đủ, kịp thời.
4. Hàng năm, tùy theo tình hình và
nhu cầu của từng chuyên đề tập huấn, bồi dưỡng, các cơ quan, đơn vị và địa
phương chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo phù hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh
xem xét tổ chức theo quy định.
VI. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Văn phòng Điều phối nông thôn mới
tỉnh
Giao Văn phòng Điều phối nông thôn mới
tỉnh là cơ quan chủ trì, phối hợp các sở, ban ngành, đoàn thể tỉnh và các địa
phương tổ chức triển khai thực hiện công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng
cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ các cấp, người dân và cộng đồng tham gia xây dựng
nông thôn mới giai đoạn 2021- 2025 trên địa bàn tỉnh:
- Phối hợp với các sở, ban ngành,
đoàn thể tỉnh và địa phương lựa chọn đối tượng tham gia, nội dung, hình thức tập
huấn, bồi dưỡng, thời gian và địa điểm tổ chức phù hợp tình hình thực tế.
- Hàng năm, xây dựng kế hoạch và tổ
chức tập huấn, bồi dưỡng cho đối tượng tham gia thực hiện xây dựng nông thôn mới
các cấp trên địa bàn tỉnh.
- Thẩm định, biên soạn tài liệu, bố
trí giảng viên, báo cáo viên tham gia giảng dạy các chuyên đề theo nội dung phù
hợp phục vụ cho công tác tập huấn, bồi dưỡng.
- In ấn tài liệu cho các đối tượng
tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng đảm bảo theo quy định.
2. Các sở, ban ngành, đoàn thể cấp
tỉnh có liên quan
- Các Sở, ngành: Tài chính, Kế hoạch
và Đầu tư, Kho bạc Nhà nước tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ được giao, tổng hợp
tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ vốn, giải ngân kinh phí cho công tác tập
huấn, bồi dưỡng theo quy định, đồng thời phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực
hiện.
- Các sở, ban ngành, đoàn thể tỉnh
còn lại căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao xây dựng kế hoạch tổ chức các lớp
tập huấn, bồi dưỡng theo lĩnh vực phụ trách; biên soạn nội dung, bố trí giảng
viên, báo cáo viên (nếu có) hoặc cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng
theo quy định.
3. Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố
- Hàng năm, xây dựng kế hoạch tập huấn,
bồi dưỡng về nội dung, đối tượng, thời gian theo nhu cầu thực tế của địa phương
gửi về Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh tổng hợp báo
cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Lựa chọn đối tượng tham gia phù hợp
với nội dung các khóa tập huấn, bồi dưỡng đảm bảo hiệu quả.
- Phối hợp với Văn phòng Điều phối
nông thôn mới tỉnh và các sở, ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh
có liên quan tổ chức thực hiện hiệu quả công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng
theo quy định.
- Cân đối, bố trí bổ sung nguồn ngân
sách địa phương tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho nhóm các đối tượng ưu tiên (người
dân và cộng đồng) trên địa bàn theo kế hoạch hàng năm.
Đề nghị các sở, ban, ngành, đoàn thể
cấp tỉnh có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành
phố triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này. Trong quá trình triển khai
thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản hồi về Văn phòng
Điều phối nông thôn mới tỉnh để tổng hợp, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét,
điều chỉnh cho phù hợp./.
Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và
PTNT;
- Văn phòng ĐPNTM TW;
- CT, các PCT.UBND tỉnh;
- Các sở, ban ngành TV BCĐ tỉnh;
- UBND các huyện, TP;
- VP ĐPNTM tỉnh (3 b);
- LĐVP, Phòng KT;
- Lưu: VT, tvhung.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Quốc Anh
|