Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 138/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Dương Đức Tuấn
Ngày ban hành: 04/05/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 138/KH-UBND

Hà Nội, ngày 04 tháng 5 năm 2024

KẾ HOẠCH

BẢO ĐẢM THOÁT NƯỚC, CHỐNG ÚNG NGẬP KHU VỰC NỘI THÀNH THÀNH PHỐ MÙA MƯA NĂM 2024

Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, tình hình thời năm 2024 tiết diễn ra tương đối phức tạp. Để đảm bảo công tác thoát nước đô thị, giảm thiểu úng ngập khu vực nội thành, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch bảo đảm công tác thoát nước, chống úng ngập khu vực nội thành Thành phố mùa mưa năm 2024, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Phát huy hiệu quả tiêu thoát nước của hệ thống hiện có, đưa nước nhanh nhất về các nguồn tiêu và các trạm bơm đầu mối, đảm bảo thoát nước nhanh với trận mưa có cường độ 310mm/2 ngày tại khu vực đã được đầu tư, cải tạo hệ thống thoát nước nhằm giảm thiểu các điểm úng ngập cục bộ (về mức độ ngập và thời gian ngập).

- Chủ động, sẵn sàng đối phó với các trận mưa theo từng tình huống cụ thể, kể cả những trận mưa vượt quá công suất của hệ thống thoát nước; đảm bảo an toàn giao thông và giảm thiệt hại do mưa và úng ngập gây ra.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác quản lý, khai thác, vận hành hệ thống thoát nước và phòng chống úng ngập.

- Tăng cường công tác quản lý, duy tu, duy trì hệ thống thoát nước, giảm thiểu tình trạng úng ngập, khắc phục các bất cập còn tồn tại của hệ thống thoát nước; triển khai đồng bộ các giải pháp để đưa nước nhanh nhất về nguồn tiêu, giảm thiểu tình trạng úng ngập và đảm bảo vệ sinh môi trường.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH:

1. Dự báo tình hình úng ngập trong mùa mưa năm 2024:

- Với các trận mưa có lượng mưa dưới 50mm/h: Không xảy ra úng ngập, cơ bản chỉ tồn tại một vài vị trí ứ đọng nước do cao độ mặt đường trũng thấp hoặc hệ thống thoát nước gặp sự cố.

- Với các trận mưa có lượng mưa từ 50 ÷ 70mm/h: tồn tại 11 điểm úng ngập, 01 điểm (phố Nguyễn Chính) đã được đầu tư cải tạo thoát nước năm 2023 cần theo dõi đánh giá trong mùa mưa năm 2024 (chi tiết nguyên nhân và các giải pháp giảm thiểu úng ngập tại phụ lục 2).

- Với những trận mưa có cường độ cao, tập trung trong thời gian ngắn, lượng mưa đến 100mm/h trở lên gây quá tải cho hệ thống thoát nước ghi nhận thêm 19 điểm úng ngập cục bộ (chi tiết nguyên nhân và các giải pháp giảm thiểu úng ngập tại phụ lục 3) và một số điểm ứ đọng nước do mặt đường trũng, thấp.

2. Các giải pháp thực hiện bảo đảm thoát nước, chống úng ngập khu vực nội thành Thành phố mùa mưa năm 2024:

Sở Xây dựng là cơ quan đầu mối đôn đốc, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các đơn vị quản lý, duy trì hệ thống thoát nước thực hiện các giải pháp:

2.1. Giải pháp chung:

2.1.1. Tăng cường công tác dự báo, cảnh báo, xây dựng kịch bản với các tình huống cụ thể, thực hiện duy trì thường xuyên hệ thống cống, rãnh thoát nước, mương, sông, hồ điều hoà:

- Phối hợp chặt chẽ với Đài khí tượng thủy văn khu vực Đồng bằng Bắc bộ trong việc tiếp nhận các bản tin cảnh báo về thời tiết nguy hiểm trên địa bàn Thành phố; kịp thời cập nhật, theo dõi tình hình thời tiết trên các trang dự báo (như windy.com, yr.no...) đưa ra nhận định, cảnh báo sớm về mưa bão trong thời gian sớm để chủ động phương án vận hành hệ thống thoát nước, hạ mực nước trên hệ thống, giảm thiểu tối đa khả năng úng ngập.

- Thực hiện công tác nạo vét trước mùa mưa hệ thống cống theo lưu vực, ưu tiên nạo vét bằng cơ giới, tập trung vào các trục tiêu thoát chính và các điểm úng ngập trọng điểm đảm bảo các trục tiêu thoát chính. Nạo vét đồng bộ từ ga thu, cống ngang, cống ngầm tại các tuyến nhánh đến các trục tiêu thoát nước chính, tăng cường hỗ trợ nạo vét cống ngang bằng thiết bị cơ giới, nâng cao hiệu quả nạo vét, duy trì. Sử dụng camera kiểm tra lòng cống các khu vực trọng điểm có khả năng gây úng ngập để phát hiện, xử lý các tồn tại, bất cập trên hệ thống.

- Công tác nạo vét duy trì hệ thống mương, sông, kênh được thực hiện tập trung theo từng lưu vực, đồng bộ với nạo vét các tuyến cống thoát nước chính, đảm bảo độ dốc thủy lực và cao độ mực nước khống chế của hệ thống,... Nạo vét trước mùa mưa các tuyến kênh dẫn vào ra các Trạm bơm như: Yên Sở, Đồng Bông, Bắc Thăng Long - Vân Trì,… Tiếp tục khai thác các tuyến mương, công trình nông nghiệp có khả năng phục vụ thoát nước đô thị như hệ thống các tuyến mương trên địa bàn các quận: Hà Đông, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm,...

- Phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng kế hoạch thoát nước trên từng địa bàn đảm bảo đồng bộ, hiệu quả giữa công tác duy trì hệ thống thoát nước do Thành phố quản lý và UBND quận, huyện ,thị xã quản lý theo phân cấp.

2.1.2. Kiểm soát, thường xuyên giữ mực nước đệm trên hệ thống mương, sông, hồ điều hòa thoát nước:

- Kiểm soát, khống chế mực nước đệm trên hệ thống sông, kênh, mương, hồ điều hòa được điều tiết, khống chế theo cao độ quy định, kể cả các hồ điều hòa do UBND các quận, huyện, thị xã quản lý theo phân cấp nhằm khai thác triệt để năng lực hiện có của hệ thống thoát nước, góp phần chủ động trong công tác điều hòa mực nước, giảm thiểu tình trạng úng ngập khi mưa; thực hiện công tác kiểm tra, nạo vét hồ, hệ thống thu gom, tăng cường năng lực điều hòa thoát nước các hồ; công tác quản lý, vận hành các hồ phải đảm bảo cảnh quan môi trường nước hồ, vừa đảm bảo công tác điều tiết mực nước phòng chống úng ngập đô thị.

- Kiểm tra, rà soát các hồ trong khu đô thị, hệ thống mương nông nghiệp có khả năng phục vụ thoát nước, đề xuất giải pháp kết nối với hệ thống thoát nước

Thành phố để phục vụ công tác tiêu thoát nước, chống úng ngập đô thị; rà soát, nghiên cứu xây dựng mực nước khống chế trên các sông, hồ điều hòa đảm bảo hiệu quả thoát nước trong mùa mưa năm 2024.

- Kiểm tra, hướng dẫn các Chủ đầu tư thực hiện nghiêm túc biện pháp dẫn dòng trong mùa mưa; phá dỡ rào chắn, vật cản, đập quây thi công, bơm nước dẫn dòng đảm bảo tiêu thoát nước khi có mưa…

- Kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm trong công tác quản lý hoạt động thoát nước và xử lý nước thải.

2.1.3. Công tác sửa chữa, bảo dưỡng các công trình đầu mối (trạm bơm, đập điều tiết, cống qua đê…); sửa chữa giải quyết úng ngập cục bộ và khắc phục sự cố trên hệ thống thoát nước:

* Công tác sửa chữa, bảo dưỡng, vận hành các công trình đầu mối (trạm bơm, đập điều tiết, cống qua đê…):

- Công tác sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống Trạm bơm thoát nước được triển khai thực hiện trước mùa mưa năm 2024: Trạm bơm Yên Sở 90m3/s , Trạm bơm Bắc Thăng Long - Vân Trì 20m3/s, chuẩn bị đầy đủ vật tư, vật liệu, thiết bị, nhân lực dự phòng theo phương án 4 tại chỗ, sẵn sàng đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão; công tác sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ đối với các cửa điều tiết, trạm bơm, thiết bị đóng mở cửa phai,… đảm bảo hoàn thành trước ngày 30/4/2024 để sẵn sàng hoạt động 24/24h trong suốt mùa mưa.

- Việc điều tiết hoạt động của Cụm công trình đầu mối Yên Sở (bao gồm Trạm bơm Yên Sở 90m3/s, 07 đập điều tiết, 03 đập tràn cao su, 03 cửa điều tiết và cửa thông kênh O-E) phải được vận hành hợp lý, tuân thủ quy trình vận hành đã được UBND Thành phố phê duyệt.

- Cửa điều tiết Đập Thanh Liệt: Trong mùa mưa Đập Thanh Liệt được mở để hạ mực nước hệ thống sông Tô Lịch (không vượt quá cao độ +2.80m). Công tác điều tiết xả lũ cho sông Nhuệ được thực hiện: Khi mực nước tại thượng lưu đập Thanh Liệt cos < 3.5±0.2m, mực nước hạ lưu đập (Sông Nhuệ) đạt cos >+4.5m và tình hình úng ngập khu vực nội thành đã được kiểm soát, mở đập Thanh Liệt để điều tiết nước sông Nhuệ vào sông Tô Lịch về Trạm bơm Yên Sở để giảm tải tình trạng úng ngập cho lưu vực sông Nhuệ.

- Đối với các Trạm bơm thoát nước khác trên hệ thống sông Nhuệ (Cổ Nhuế, Đồng Bông I, Đồng Bông II, Cầu Bươu…) bố trí nhân lực vận hành 24/24h theo đúng quy trình, thực hiện công tác bơm tiêu thoát nước hợp lý, chủ động nhưng không làm ảnh hưởng đến việc tiêu thoát nước hệ thống sông Nhuệ.

* Công tác sửa chữa giải quyết úng ngập cục bộ và khắc phục sự cố trên hệ thống thoát nước bằng nguồn vốn duy trì:

- Đôn đốc, giám sát việc thi công, hoàn thành các hạng mục sửa chữa giải quyết chống úng ngập, khắc phục sửa chữa sự cố đột xuất...các gói thầu quản lý, duy trì hệ thống thoát nước trên địa bàn Thành phố: khẩn trương triển khai 26 hạng mục công trình đã được UBND Thành phố phê duyệt nhằm tăng cường tiêu thoát nước nhanh, đáp ứng yêu cầu thoát nước đô thị.

- Năm 2024, 2025: tiếp tục tham mưu, đề xuất UBND Thành phố xem xét tiếp tục cải tạo, sửa chữa đối với 17 hạng mục công trình phục vụ thoát nước trên địa bàn Thành phố (Sửa chữa thoát nước ngã 4 Phan Bội Châu - Lý Thường Kiệt; Sửa chữa hệ thống thoát nước đường Quang Trung (đoạn từ Văn La đến nhà máy nước Hà Đông); Sửa chữa thoát nước ngõ 97 phố Triều Khúc; Sửa chữa thoát nước phố Cầu Cốc, Hữu Hưng…).

2.1.4. Triển khai các dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải bằng nguồn vốn đầu tư công:

Đôn đốc đẩy nhanh công tác triển khai các dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải giai đoạn 2021 - 2025 theo Kế hoạch số 312/KH- UBND ngày 28/12/2021 của UBND Thành phố, từng bước hoàn thiện hệ thống thoát nước theo quy hoạch. Khẩn trương triển khai, đẩy nhanh tiến độ thực 05 dự án đã được HĐND Thành phố phê duyệt chủ trương đầu tư và UBND Thành phố giao nhiệm vụ: (1) Dự án xây dựng hệ thống thoát nước mưa lưu vực Tả sông Nhuệ - giai đoạn I. (2) Xây dựng trạm bơm Gia Thượng, hồ điều hòa và tuyến mương Thượng Thanh, quận Long Biên (3) Xây dựng hệ thống thoát nước quận Hà Đông thuộc lưu vực Hữu Nhuệ. (4) Dự án đầu tư xây dựng chống úng ngập cục bộ cho các quận nội đô và một số huyện ven đô. (5) Dự án Xây dựng trạm bơm Cự Khối, hồ điều hòa và tuyến mương Việt Hưng- Cầu Bây,…

2.1.5. Triển khai công tác ứng trực giải quyết thoát nước mùa mưa:

- Lập đường dây nóng đặt tại Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật Thành phố Hà Nội, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội và các đơn vị thoát nước để tiếp nhận và xử lý thông tin, kịp thời giải quyết các sự cố thoát nước khi mưa đối với từng khu vực, từng vị trí có nguy cơ xảy ra úng ngập.

- Xây dựng phương án ứng trực, xử lý cụ thể cho 11 điểm úng ngập đã tồn tại nhiều năm và các điểm đọng nước khi mưa lớn, bố trí sẵn nhân lực và thiết bị phù hợp để giải quyết xử lý trong thời gian nhanh nhất, giảm thiểu thời gian và mức độ úng ngập (có chi tiết danh sách cán bộ, số điện thoại và địa bàn phụ trách được phân công).

- Các đơn vị duy trì thoát nước xây dựng kế hoạch ứng trực 24/24h để giải quyết thoát nước khi mưa, đồng thời xây dựng kế hoạch ứng trực cụ thể, chi tiết cho từng vị trí, từng khu vực khi có dự báo mưa lớn vượt công suất thiết kế của hệ thống. Triển khai phương tiện, thiết bị, điều động nhân lực khi có mưa lớn trên diện rộng, trong đó trọng tâm là các điểm úng ngập trên các trục đường giao thông chính, các đường phố có mật độ giao thông cao và địa hình trũng cục bộ dễ gây ùn tắc giao thông.

- Triển khai ứng trực giải quyết thoát nước khi mưa, điều động toàn bộ nhân lực triển khai công tác thoát nước theo địa bàn được phân công; Theo dõi chặt chẽ các bản tin khí tượng thuỷ văn, dự báo thời tiết để chỉ đạo, điều hành công tác ứng trực, giải quyết kịp thời.

- Phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an Thành phố), Đài tiếng nói Việt Nam (VOV) để thông tin và cung cấp các điểm úng ngập; có phương án phân luồng, đảm bảo an toàn giao thông tại các điểm úng ngập khi có mưa theo các tình huống đã được các đơn vị duy trì thoát nước xây dựng.

2.1.6. Nghiên cứu xây dựng phần mềm, cơ sở dữ liệu quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị trên nền tảng hệ thống thông tin địa lý GIS và cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia (bao gồm lĩnh vực thoát nước).

Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật Thành phố chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý hạ tầng kỹ thuật của Thành phố (bao gồm thoát nước) trên nền bản đồ số mục tiêu cụ thể:

- Xây dựng, thiết lập hệ thống quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu hạ tầng kỹ thuật toàn Thành phố đồng nhất trên nền bản đồ số (cơ sở dữ liệu hệ thống cây xanh, chiếu sáng, thoát nước...).

- Từng bước lưu trữ, số hoá, kết nối, chia sẻ đầy đủ thông tin hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn Thành phố.

- Từng bước chuyển đổi số trong quy trình, nghiệp vụ quản lý, duy tu, bảo dưỡng hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn Thành phố nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước.

- Hệ thống bản đồ ngập lụt tương ứng với các “kịch bản mưa” với đầy đủ thông tin vị trí điểm úng ngập, mức độ ngập (chiều dài, chiều rộng, chiều sâu của điểm ngập), hình ảnh điểm ngập…chia sẻ cho các đơn vị (Cảnh sát giao thông; Thanh tra Giao thông vận tải…) để có phương án hướng dẫn, phân luồng giao thông và để người dân có thể lựa chọn phương án tham gia giao thông hợp lý; các đơn vị thoát nước có phương án vận hành hệ thống thoát nước, hệ thống hồ điều hòa, trạm bơm chủ động, giảm thiểu tình trạng úng ngập.

2.2. Giải pháp cụ thể cho từng lưu vực:

2.2.1. Lưu vực Tô Lịch:

- Giải pháp trước mắt (ngoài việc thực hiện giải pháp chung nêu trên):

+ Phối hợp chặt chẽ với các Chủ đầu tư có công trình/dự án thi công ảnh hưởng đến hệ thống thoát nước như: Dự án Hệ thống xử lý nước thải Yên Xá thi công trên sông Tô Lịch, Lừ, Sét, phân lũ Lừ - Sét, mương N1, N2, kênh nối N1 - N2, kênh dẫn trạm bơm Cầu Bươu; Dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, khu vực nhà ga S12 (Lê Duẩn - Trần Hưng Đạo)…, thống nhất phương án dẫn dòng, phối hợp ứng trực, thanh thải, phá dỡ đập quây khi có mưa.

+ Phối hợp với các Chủ đầu tư có công trình/dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật đã hoàn thành để sớm hoàn thiện thủ tục bàn giao, đưa công trình vào quản lý, vận hành phục vụ công tác thoát nước đô thị.

+ Khẩn trương triển khai thực hiện các hạng mục công trình sửa chữa hệ thống thoát nước năm 2023 và các năm tiếp theo, kịp thời đưa vào sử dụng phục vụ thoát nước đô thị: sửa chữa thoát nước gầm cầu Vĩnh Tuy; sửa chữa thoát nước phố Khương Hạ (đoạn từ ngã ba Khương Hạ đến sông Tô Lịch); sửa chữa thoát nước đường Nguyễn Trãi; sửa chữa thoát nước phố Triều Khúc (đoạn từ ngõ 97 Triều Khúc đến Ao Đình); sửa chữa thoát nước phố Thái Hà,…để đưa vào phục vụ thoát nước mùa mưa năm 2024.

+ Đầu tư cải tạo, sửa chữa một số hệ thống cống thoát nước cũ trong các khu vực phố cổ đã bị hư hỏng, lún, sụt để đảm bảo an toàn và khả năng thoát nước cho khu vực.

- Giải pháp lâu dài:

+ Đẩy nhanh tiến độ triển khai thi công các Dự án: Khu vực nhà ga S12 thuộc Dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội đoạn Nhổn - ga Hà Nội; cống hóa mương Thụy Khuê; cống hóa mương Vĩnh Tuy; thực hiện đầu tư xây dựng dự án xây dựng bể điều tiết ngầm tại khu vực ngã năm Đường Thành

- Bát Đàn - Nhà Hỏa…để giải quyết thoát nước cho các điểm úng ngập ngã tư Phan Bội Châu - Lý Thường Kiệt, ngã năm Đường Thành - Bát Đàn - Nhà Hỏa, Thụy Khuê, Minh Khai. Đề xuất xây dựng bổ sung Trạm bơm điều tiết nước trên hồ Linh Quang và cửa xả vào hồ phục vụ thoát nước cho các điểm úng ngập trên phố Cao Bá Quát.

- Xây dựng quy định, quy trình về việc bàn giao các công trình/dự án đầu tư xây dựng, cải tạo thoát nước có tính chất đặc thù như các công trình cống hóa mương, công trình vừa thi công vừa phục vụ thoát nước…

- Kiểm tra, đánh giá tổng thể Trạm bơm Yên Sở và các Trạm bơm đã vận hành nhiều năm để có phương án tái đầu tư sửa chữa, bảo dưỡng lớn thiết bị nhằm đảm bảo các Trạm bơm hoạt động ổn định, không xảy ra sự cố gây ảnh hưởng đến công tác thoát nước.

- Tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân trong công tác bảo vệ hệ thống thoát nước Thành phố.

2.2.2. Lưu vực Tả Nhuệ:

- Giải pháp trước mắt (ngoài việc thực hiện giải pháp chung nêu trên):

+ Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công ty Thủy lợi Sông Nhuệ thống nhất quy trình phối hợp trong công tác khống chế mực nước sông Nhuệ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thoát nước đô thị của lưu vực ra sông Nhuệ.

+ Phối hợp chặt chẽ với các Chủ đầu tư có công trình/dự án thi công ảnh hưởng đến hệ thống thoát nước như Dự án Hệ thống xử lý nước thải Yên Xá thi công trên mương N1, N2, kênh nối N1 - N2, kênh dẫn trạm bơm Cầu Bươu… thống nhất phương án dẫn dòng, phối hợp ứng trực, thanh thải, phá dỡ đập quây khi có mưa.

+ Phối hợp, đôn đốc các Chủ đầu tư có công trình/dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật đã hoàn thành để sớm hoàn thiện thủ tục bàn giao, đưa công trình vào quản lý, vận hành phục vụ công tác thoát nước đô thị.

+ Đối với khu vực Võ Chí Công: (1) Bố trí, vận hành hợp lý xe bơm CP10 để tăng cường khả năng thoát nước cho hệ thống hiện trạng trên đường Võ Chí Công; (2) Hạ mực nước hồ công viên Hòa Bình, nghiên cứu bổ sung trạm bơm để hạ mực nước, tăng hiệu quả điều hòa của hồ công viên Hòa Bình; (3) Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất bàn giao, cải tạo tuyến mương kênh chính Thụy Phương, Trạm bơm Thụy Phương để phục vụ công tác thoát nước đô thị, giải quyết thoát nước cho khu vực Khu đô thị Bắc Cổ Nhuế - Chèm, Resco, Ecohome... trong giai đoạn tuyến mương quy hoạch dọc đường Đức Thắng chưa được đầu tư xây dựng; (4) kiểm tra, rà soát mặt đường, trường hợp lún võng cục bộ có phương án duy tu thảm bù cao độ mặt đường tuyến đường Võ Chí Công (đặc biệt đoạn trước cửa tòa nhà Lotte và tòa nhà UDIC) để đảm bảo độ dốc mặt đường thoát nước khi có mưa.

- Giải pháp lâu dài: đẩy nhanh công tác triển khai thực hiện các dự án Xây dựng hệ thống thoát nước mưa lưu vực tả sông Nhuệ giai đoạn 1 (đã được HĐND Thành phố phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 28/NQ-HĐND ngày 22/9/2023). Trong đó, ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình cải tạo, nâng công suất trạm bơm thoát nước ra sông Nhuệ (trạm bơm Đồng Bông 1 từ 8m3/s lên 20m3/s…) và hệ thống cống, hồ điều hòa theo quy hoạch.

2.2.3. Lưu vực Hữu Nhuệ:

- Giải pháp trước mắt (ngoài việc thực hiện giải pháp chung nêu trên):

+ Phối hợp chặt chẽ với Chủ đầu tư thực hiện các dự án kênh dẫn, kênh xả trạm bơm Yên Nghĩa…thống nhất phương án dẫn dòng, phối hợp ứng trực, thanh thải, phá dỡ đập quây khi có mưa.

+ Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vận hành hợp lý hệ thống thoát nước để điều tiết mực nước trên hệ thống giữa nội thành và ngoại thành, vừa đảm bảo công tác tiêu thoát nước, vừa đảm bảo công tác tưới tiêu, trong đó ưu tiên giải quyết thoát nước cho khu vực nội thành; xây dựng phương án vận hành Trạm bơm Yên Nghĩa trong trường hợp mưa lớn nhằm giảm mực nước sông Nhuệ, đảm bảo công tác phòng chống úng ngập cho khu vực phía Tây Thành phố; đề xuất các biện pháp đảm bảo công tác thoát nước cho việc thi công cải tạo kênh La Khê trong mùa mưa.

+ Đối với khu vực Đại lộ Thăng Long: để đảm bảo thoát nước trong giai đoạn Trạm bơm Yên Nghĩa chưa thể vận hành đủ công suất thiết kế, đẩy nhanh công tác triển khai sửa chữa thoát nước Hầm chui dân sinh số 3; nghiên cứu xây dựng các trạm bơm dã chiến nhằm giảm thiểu tình trạng, mức độ úng ngập: (1) Xây dựng trạm bơm dã chiến Đìa Sáo cuối kênh T2-4-2 nhằm bơm hạ thấp mực nước trên kênh T2-4-2; (2) Xây dựng trạm bơm dã chiến Đồng Tép bơm hạ mực nước kênh Đồng Tép và kênh Trung Thượng.

- Giải pháp lâu dài:

+ Đẩy nhanh công tác triển khai thực hiện các Dự án: xây dựng hệ thống thu gom và Nhà máy xử lý nước thải Kiến Hưng; xây dựng hệ thống thoát nước quận Hà Đông lưu vực hữu Nhuệ (đã được HĐND Thành phố phê duyệt tại Nghị quyết số 28/NQ-HĐND ngày 22/9/2023, trong đó thực hiện xây dựng, cải tạo một số tuyến kênh mương chính thuộc tiểu lưu vực Khe Tang và Yên Nghĩa, xây dựng hồ điều hòa Yên Nghĩa 2 và 3 theo quy hoạch). Đề xuất xây dựng hệ thống thoát nước đô thị dọc tuyến Đại lộ Thăng Long theo quy hoạch, thoát ra sông Đáy qua Trạm bơm Đào Nguyên (công suất 25m3/s); xây dựng các Trạm bơm tiêu thoát nước theo Quy hoạch như: Liên Trung 30 m3/s, Yên Thái 54 m3/s, Đào Nguyên 25 m3/s, Cao Viên 60 m3/s cùng Trạm bơm Liên Mạc 170 m3/s được phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện giai đoạn 2021-2025 (theo Kế hoạch số 312/KH-UBND ngày 28/12/2021 của UBND Thành phố).

2.2.4. Lưu vực Long Biên:

- Giải pháp trước mắt (ngoài thực hiện các giải pháp chung nêu trên):

+ Đôn đốc UBND quận Long Biên: Đẩy nhanh tiến độ thi công dự án Xây dựng tuyến cống thoát nước Long Biên - Cự Khối để phân lưu hướng thoát cho đường Đàm Quang Trung về mương đường Tây - mương Xuân Đỗ Hạ ra sông Cầu Bây nhằm giảm thiểu úng ngập cho trục giao thông chính là tuyến đường Đàm Quang Trung.

+ Đôn đốc Chủ đầu tư các dự án Xây dựng tuyến đường 40m từ đê Ngọc Thụy đến Khu đô thị mới Thượng Thanh; cải tạo, nâng cấp sông Cầu Bây thực hiện phương án dẫn dòng, phối hợp ứng trực, thanh thải, phá dỡ đập quây khi có mưa.

+ Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vận hành hợp lý sông Cầu Bây, đập Trại Lợn để giải quyết thoát nước khi mưa.

+ Phối hợp với các Chủ đầu tư có công trình/dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật đã hoàn thành để sớm hoàn thiện thủ tục bàn giao, đưa công trình vào quản lý, vận hành phục vụ công tác thoát nước đô thị như: dự án cống hóa mương Tư Đình; dự án cống nối 3 hồ Đầu Băng - Hồ Vực - Tư Đình; tuyến đường sau Aeon mall..

- Giải pháp lâu dài: Đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án: Xây dựng trạm bơm Gia Thượng (10 m3/s), hồ điều hòa và tuyến mương Thượng Thanh, quận Long Biên; cải thiện thoát nước và quản lý nước thải tại quận Long Biên và huyện Gia Lâm (đã được Thành phố giao nhiệm vụ lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư tại Quyết định số 3638/QĐ- UBND ngày 04/10/2022). Đồng thời triển khai các công trình tiêu thoát nước theo Quy hoạch như: trạm bơm Cự Khối 55 m3/s cùng với hệ thống hồ điều hòa và hệ thống kênh dẫn, kênh xả theo Kế hoạch số 312/KH-UBND ngày 28/12/2021 của UBND Thành phố.

3. Phương án xử lý các tình huống úng ngập cục bộ khi mưa:

Sở Xây dựng là đầu mối đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra, chỉ đạo các đơn vị quản lý và duy trì thoát nước xây dựng phương án thực hiện, cụ thể:

3.1. Với trận mưa lớn diện rộng (lượng mưa từ 50 mm/h ÷ 70 mm/h).

- Bố trí đảm bảo lực lượng ứng trực 24/24 giờ và thực hiện các giải pháp khắc phục đối với các điểm dự kiến úng ngập theo kế hoạch.

- Vận hành trạm bơm thoát nước, các cửa phai, đập điều tiết để hạ thấp mực nước đệm trên hệ thống sông, hồ điều hòa nhằm chủ động, tăng cường điều tiết thoát nước khi mưa. Trong trường hợp xảy ra mưa bão, thiên tai, tổ chức ứng trực 100% quân số trong 24/24, giờ triển khai phương án theo Kế hoạch; Phối hợp với Điện lực các quận, huyện, thị xã đảm bảo nguồn điện cho các trạm bơm, tổ chức vận hành hệ thống thoát nước nội thành, đập Thanh Liệt, các đập tràn A, B, C, kênh dẫn và kênh xả Yên Sở.

- Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để vận hành, đóng mở đập Thanh Liệt, giải quyết tiêu thoát nước hợp lý giữa nội thành và ngoại thành. Vận hành tối đa công suất của Trạm bơm Yên Nghĩa tiêu nước cho sông Nhuệ, khu vực quận Hà Đông.

- Khi có úng ngập cục bộ xảy ra, các đơn vị duy trì thoát nước theo địa bàn quản lý, duy trì bố trí 2-3 người/hố ga thoát nước để trực mở ga, tua rác miệng ga thu...đảm bảo tiêu, thoát nước nhanh, cảnh báo nguy hiểm tại những vị trí này, phối hợp với Cảnh sát giao thông, Thanh tra Giao thông vận tải,... hướng dẫn người, phương tiện qua lại đảm bảo an toàn, giải tỏa ùn tắc giao thông khi xảy ra mưa lớn để điều tiết thiết bị máy bơm, phương tiện cơ giới hỗ trợ đảm bảo tiêu thoát nước nhanh tại các khu vực úng ngập, đặc biệt là tại 11 điểm úng ngập cục bộ dự kiến với các trận mưa có cường độ từ 50mm/h đến 70mm/h (các tuyến phố: Nguyễn Khuyến (đoạn trước cổng trường THCS Lý Thường Kiệt); Hoa Bằng (đoạn từ số nhà 91 đến SN97 và SN54 đến SN56); Ngã tư Phan Bội Châu - Lý Thường Kiệt; Ngã năm Đường Thành - Bát Đàn nhà Hỏa, Cao Bá Quát (đoạn trước cửa Công ty Môi trường đô thị); Thụy Khuê (dốc La Pho); Minh Khai (đoạn chân cầu Vĩnh Tuy); Nguyễn Chính (đoạn từ ngõ 74 Nguyễn Chính đến cống hóa mương Tân Mai); Đại lộ Thăng Long (đoạn Ngã ba Lê Trọng Tấn, hầm chui số 3, 5, 6 km9+656; Nút giao An Khánh); Ngọc Lâm (đoạn từ ngã ba Long Biên 1 đến XN Môi trường đô thị Gia Lâm); Hoàng Như Tiếp (đoạn từ Trường tiểu học Ngọc Lâm đến ngã ba Hoàng Như Tiếp - Ái Mộ).

- Bố trí các tổ bơm di động tăng khả năng thoát nước cho khu vực trũng, chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện, thiết bị cơ giới thông tắc, bơm hút nước, giảm thiểu thời gian úng ngập tại các khu vực úng ngập cục bộ có địa hình trũng (xe hút, stéc, phản lực; máy phát điện 5 - 30KVA; xe bơm di động 1.800 m3/h; máy bơm chìm 100 - 150m3/h; 13 tổ máy bơm di động 200 - 300m3/h và ô tô chuyên dùng, máy xúc, xe tải cẩu...) và các trạm bơm cục bộ hiện có ứng trực khi mưa, kịp thời bơm nước chống úng ngập cục bộ tại một số điểm trũng trên các trục đường chính, giải tỏa ách tắc giao thông khi có mưa lớn.

- Triển khai thực hiện phương án phòng, chống thiên tai cụm công trình đầu mối Yên Sở và phương án phòng, chống thiên tai cụm công trình cống qua đê theo phương châm 4 tại chỗ, đảm bảo sẵn sàng đối phó với các tình huống.

3.2. Đối với tình huống dự báo mưa rất to (Lượng mưa ≥ 100mm/h)

Cùng với các biện pháp được thực hiện trong tình huống trên, khi có mưa rất to trên địa bàn, thực hiện thêm các biện pháp sau:

- Huy động toàn bộ lực lượng của các đơn vị duy trì thoát nước ứng trực, thực hiện vệ sinh, thu dọn tấm chắn, vật cản trên miệng ghi thu, hàm ếch…, kiểm tra, kịp thời xử lý các vật cản làm ảnh hưởng và thu hẹp dòng chảy;

- Phối hợp cùng các lực lượng chức năng thuộc Sở Giao thông vận tải, Công an Thành phố, Công ty Điện lực, chính quyền địa phương,… để tổ chức phân luồng giao thông, đóng cọc căng dây cảnh báo khu vực xảy ra úng ngập đảm bảo an toàn giao thông, an toàn tính mạng và tài sản của người dân.

- Đảm bảo chủ động kiểm soát mực nước tại các cửa xả ra sông Nhuệ bằng các biện pháp khác nhau (vận hành hệ thống các cửa phai và các trạm bơm cố định).

- Trong trường hợp mực nước sông + 4.50mNhuệ tại Thanh Liệt (căn cứ tình hình úng ngập trong khu vực nội thành) mở đập Thanh Liệt đưa nước về Trạm bơm Yên Sở. Vận hành tối đa Trạm bơm Yên Sở để hỗ trợ tiêu nước cho sông Nhuệ, khu vực quận Hà Đông.

- Phối hợp với các Chủ đầu tư, đơn vị thi công phá dỡ toàn bộ các đập chặn, đập dẫn dòng trên hệ thống thoát nước.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vận hành trạm bơm Yên Nghĩa và các trạm bơm tiêu nông nghiệp để điều tiết thoát nước hợp lý giữa nội thành và ngoại thành:

+ Các Trạm bơm: Yên Sở (90 m3/s), Đông Mỹ (7 m3/s), Đồng Bông 1 (8 m3/s), Đồng Bông 2 (4 m3/s), Linh Đàm (8 m3/s), … và các trạm bơm cục bộ khác vận hành 100% công suất để tiêu nước nước nội thành ra sông Hồng và sông Nhuệ.

+ Vận hành các Trạm bơm: Hòa Bình (9,7 m3/s), Siêu Quần (3,5 m3/s) tiêu úng cho khu vực Thanh Trì giảm áp lực cho sông Tô Lịch.

+ Đóng cống Cầu Đìa trên sông Đăm (kênh T1 hệ thống thủy nông Đan Hoài), cống Cầu Sa trên sông Cầu Ngà (kênh T2 hệ thống thủy nông Đan Hoài) để ngăn nước vùng đồng huyện Đan Phượng và vùng đồng phía Bắc huyện Hoài Đức chảy về sông Nhuệ.

+ Vận hành trạm bơm tưới La Khê để rút nước sông Nhuệ về các Trạm bơm: Phương Trung, Cao Xuân Dương, Vân Đình tiêu ra sông Đáy.

+ Ngừng vận hành các trạm bơm tiêu bờ hữu sông Nhuệ; mở đập Hòa Mỹ vận hành trạm bơm Vân Đình, đồng thời vận hành tối đa các Trạm bơm nông nghiệp: Ngọ Xá, Ngoại Độ, Khai Thái, Bộ Đầu, Đông Mỹ rút nước sông Nhuệ ra sông Đáy và sông Hồng.

+ Đề xuất UBND Thành phố đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo vận hành Trạm bơm Yên Lệnh hỗ trợ tiêu sông Nhuệ

+ Phối hợp với các lực lượng chức năng phân luồng, điều tiết giao thông.

- Phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã (đặc biệt tại các khu vực trũng) để có phương án chủ động ứng phó với tình huống úng ngập trên diện rộng, kéo dài.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Xây dựng là cơ quan chủ trì, đầu mối đôn đốc các cơ quan đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện.

- Phối hợp chặt chẽ với Chính quyền địa phương trong việc tiếp nhận thông tin và kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm hệ thống thoát nước Thành phố theo quyết định 41/2017/QĐ-UBND ngày 06/12/2017 của UBND Thành phố về Quản lý hoạt động thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn Thành phố.

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, xử lý vi phạm hành lang hệ thống thoát nước hoặc gây ảnh hưởng đến hệ thống thoát nước chính của Thành phố (như Dự án xử lý nước thải Yên Xá có thể ảnh hưởng đến thoát nước các sông: Tô Lịch, Lừ, Sét); kiểm tra và xử lý các đơn vị thi công không tuân thủ đúng phương án dẫn dòng thoát nước, yêu cầu tháo dỡ đập chắn, khơi thông dòng chảy khi có mưa lớn. Yêu cầu tạm dừng thi công các công trình xây dựng gây ảnh hưởng đến tiêu thoát nước khi mưa, duy trì kiểm tra thường xuyên, định kỳ trong suốt mùa mưa.

- Chỉ đạo Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật Thành phố, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội và các đơn vị duy trì hệ thống thoát nước trên địa bàn Thành phố (Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư xây dựng Hà Thành; Công ty cổ phần Xây dựng dịch vụ và thương mại 68; Công ty cổ phần Đô thị Việt Úc; Công ty cổ phần Môi trường và công trình Đô thị Sơn Tây):

+ Tăng cường công tác kiểm tra, rà soát công tác duy tu duy trì đảm bảo lòng cống rãnh thông thoáng phục vụ tốt nhiệm vụ thoát nước; thường xuyên kiểm tra, giám sát các vị trí có nguy cơ úng ngập để đôn đốc, chỉ đạo, giải quyết kịp thời, đầu mối tổng hợp để chia sẻ thông tin phục vụ cảnh báo ngập lụt và hướng dẫn người dân tham gia giao thông khi điều hành thoát nước từ xa.

+ Lập kế hoạch tổ chức kiểm tra, đôn đốc thực hiện Kế hoạch bảo đảm thoát nước, chống úng ngập mùa mưa năm 2024 của từng đơn vị theo địa bàn được giao duy tu, duy trì hệ thống thoát nước; định kỳ hàng tháng tổng hợp kết quả thực hiện gửi về Sở Xây dựng.

+ Chủ động nghiên cứu, đề xuất các dự án đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống thoát nước thuộc địa bàn được giao vận hành quản lý nhằm hoàn thiện, giải quyết thoát nước trong khu vực.

+ Phối hợp với các Chủ đầu tư đẩy nhanh công tác tiếp nhận, bàn giao công trình thoát nước đã hoàn thành để đưa vào quản lý duy trì phục vụ thoát nước chung. Phối hợp với các đơn vị thuộc UBND các quận, huyện, thị xã để khớp nối đồng bộ công tác duy tu, duy trì hệ thống thoát nước theo phân cấp; ứng trực và giải quyết kịp thời các tình huống đảm bảo công tác thoát nước đô thị.

+ Phối hợp với Chi cục Thủy lợi - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị duy trì thoát nước, các đơn vị thủy lợi và chính quyền địa phương rà soát các tuyến kênh mương nông nghiệp, các trạm bơm, hệ thống kênh mương nông nghiệp tại các khu vực đô thị hóa đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét chuyển mục đích sang phục vụ thoát nước đô thị.

+ Chủ động triển khai thực hiện Kế hoạch bảo đảm thoát nước, chống úng ngập khu vực nội thành Hà Nội mùa mưa năm 2024 trên địa bàn được giao quản lý của đơn vị và Kế hoạch này.

+ Xây dựng kế hoạch ứng trực 24/24h cụ thể, chi tiết cho từng vị trí, từng khu vực và cả kế hoạch ứng phó đối với trận mưa vượt công suất thiết kế của hệ thống. Triển khai ứng trực kịp thời, đúng kế hoạch với đầy đủ phương tiện, thiết bị, công cụ dụng cụ, nhân lực khi có mưa trên toàn địa bàn trong đó trọng tâm là các điểm úng ngập trên các trục đường giao thông chính, các đường phố có mật độ giao thông cao và địa hình trũng cục bộ dễ gây ùn tắc giao thông.

+ Phối hợp với chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan thực hiện tốt nhiệm vụ phòng chống thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ; xây dựng kế hoạch duy tu, duy trì hệ thống thoát nước theo phân cấp đồng bộ với hệ thống thoát nước Thành phố quản lý.

+ Chủ động phối hợp với Tổng công ty Điện lực Hà Nội và các Công ty Điện lực quận, huyện, thị xã đảm bảo cung cấp điện ổn định, phục vụ vận hành an toàn các trạm bơm thoát nước; phối hợp Sở Giao thông vận tải, Phòng Cảnh sát giao thông - Công an Thành phố, Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) cung cấp các điểm úng ngập; thống nhất phương án phân luồng, đảm bảo an toàn giao thông tại các điểm úng ngập khi có mưa.

+ Thực hiện duy trì vận hành các trạm, nhà máy xử lý nước thải theo quy trình, đảm bảo vận hành an toàn và chất lượng nước sau xử lý đạt quy chuẩn hiện hành trước khi xả vào nguồn tiếp nhận.

2. Sở Giao thông vận tải, Công an Thành phố:

Phối hợp bố trí lực lượng ứng trực, triển khai phương án phân luồng, đảm bảo an toàn giao thông tại các điểm úng ngập khi có mưa.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Triển khai công tác thẩm định các dự án đầu tư phát triển hệ thống thoát nước theo Kế hoạch số 312/KH-UBND ngày 28/12/2021 và Quyết định số 3638/QĐ-UBND ngày 04/10/2022 của UBND Thành phố trình cấp thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở triển khai thực hiện các bước tiếp theo; chủ trì phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát, tham mưu UBND Thành phố về chủ trương và nguồn vốn đầu tư các dự án thoát nước, xử lý nước thải theo quy hoạch.

4. Sở Tài chính:

Hướng dẫn về công tác thanh quyết toán các gói thầu duy trì thoát nước; phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét, báo cáo cấp có thẩm quyền bố trí nguồn vốn đầu tư các dự án thoát nước, xử lý nước thải theo quy hoạch.

5. Sở Công Thương, Tổng Công ty Điện lực Hà Nội:

Duy trì, cung cấp điện ổn định, đảm bảo chất lượng cho các trạm bơm có công suất lớn như: Yên Sở, Bắc Thăng Long - Vân Trì, Đồng Bông 1, Đồng Bông 2, Cổ Nhuế, các trạm bơm điều tiết mực nước hồ, các trạm bơm thoát nước cục bộ, trong mùa mưa năm 2024 phục vụ tiêu thoát nước khi mưa; hướng dẫn, đôn đốc các chủ đầu tư thực hiện công tác bàn giao các trạm biến áp cấp điện cho các trạm bơm về ngành điện quản lý theo quy định.

6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Chỉ đạo các Công ty Thủy lợi sông Nhuệ, Thủy lợi Gia Lâm vận hành các trạm bơm tiêu nông nghiệp để điều điều tiết mực nước sông Nhuệ, sông Cầu Bây một cách hợp lý, giảm áp lực thoát nước cho khu vực nội thành; Tiếp tục rà soát, đề xuất bàn giao các trạm bơm, các tuyến kênh mương không còn chức năng tưới tiêu nông nghiệp chuyển mục đích sang phục vụ công tác thoát nước đô thị.

7. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Thành phố và các Chủ đầu tư:

- Chỉ đạo các Nhà thầu thi công, khẩn trương thanh thải hệ thống thoát nước, các tuyến cống hóa mương, các hạng mục thoát nước đã hoàn thành, thực hiện công tác bàn giao quản lý, duy trì sau đầu tư theo phân cấp phục vụ thoát nước đô thị.

- Chủ động xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của đơn vị mình, phối hợp với các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thực hiện tốt nhiệm vụ theo phương châm 4 tại chỗ khi xảy ra các sự cố thiên tai.

- Đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án: Cải thiện hệ thống tiêu nước khu vực phía Tây Thành phố (cải tạo kênh La Khê); cống hóa trên mương Thụy Khuê; khu vực các nhà ga thuộc Dự án tuyến Đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội,...

+ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp Thành phố: đẩy nhanh thủ tục triển khai các dự án thoát nước và xử lý nước

thải thuộc khu vực Tả Nhuệ, quận Hà Đông, Long Biên, Gia Lâm…đã được HĐND Thành phố phê duyệt chủ trương đầu tư; đôn đốc, hoàn thiện công tác bàn giao công trình hoàn thành phục vụ thoát nước đô thị.

8. UBND các quận, huyện, thị xã:

Xây dựng Kế hoạch đảm bảo thoát nước, chống úng ngập mùa mưa năm 2024 trên địa bàn quản lý theo phân cấp và phối hợp với cơ quan chủ trì, các đơn vị liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch này đảm bảo hiệu quả, đồng bộ với hệ thống thoát nước của Thành phố; tăng cường công tác duy tu, duy trì hệ thống thoát nước theo phân cấp đồng bộ với hệ thống thoát nước Thành phố quản lý đảm bảo yêu cầu thoát nước chung./.


Nơi nhận:
- Bí thư Thành ủy; (để b/c)
- Thường trực Thành ủy; (để b/c)
- Chủ tịch UBND Thành phố; (để b/c)
- Các PCT UBND Thành phố;
- Văn phòng Thành ủy;
- Văn phòng Đoàn ĐBQH & HĐND TP;
- Các Sở, ban, ngành Thành phố; (để ph/h th/h)
- UBND các quận, huyện, thị xã; (để ph/h th/h)
- Các Ban QLDA ĐTXD thuộc TP; (để ph/h th/h)
- Cty TNHH MTV Thoát nước HN; (để ph/h th/h)
- Các đơn vị duy trì thoát nước và XLNT; (để ph/h th/h)
- VPUBTP: CVP, PCVP V.T.Anh;
Các phòng chuyên môn; TTTT ĐT TP;
- Lưu: VT, ĐT(Dương)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Dương Đức Tuấn

PHỤ LỤC 1:

THỐNG KÊ HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THEO PHÂN CẤP DO THÀNH PHỐ QUẢN LÝ
(Kèm theo Kế hoạch số 138/KH-UBND ngày 04/05/2024 của UBND Thành phố)

TT

Lưu vực thoát nước

Khối lượng quản lý

Công tác đầu tư theo Quy hoạch

Tồn tại

Lịch

- Diện tích khoảng 77,5 km2 bao gồm toàn bộ khu vực trung tâm các quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai và một phần các quận Tây Hồ, Thanh Xuân.

- Hệ thống thoát nước lưu vực được phân chia thành 7 tiểu lưu vực, các trục tiêu thoát nước chính như Liễu Giai - Cống Vị, Chẹm - Xã Đàn, Hào Nam - Yên Lãng, Vĩnh Tuy… qua hệ thống 4 con sông Tô Lịch, Lừ, Sét và Kim Ngưu được bơm cưỡng bức (qua trạm bơm Yên Sở) kết hợp tự chảy (qua đập Thanh Liệt vào mùa mưa) ra sông Hồng.

1.020,18 km cống rãnh; 64,91 km mương, sông, kênh; 15.593 ga thu; 23.089 ga thăm các loại; 33 hồ điều hòa; 26 trạm bơm thoát nước, trong đó trạm bơm Yên Sở 90 m3/s là trạm bơm thoát nước mưa chính cho lưu vực; 05 nhà máy, trạm xử lý nước thải (Yên Sở, Kim Liên, Trúc Bạch, Hồ Bẩy Mẫu, Hồ Tây khoảng 235.000 m3/ngày).

Cơ bản đồng bộ, hoàn chỉnh trong Dự án Thoát nước Hà Nội giai đoạn 1, giai đoạn 2 và một số dự án khác, có công suất thiết kế: 70mm/h đối với hệ thống cống; 310mm/2 ngày đối với toàn bộ hệ hệ thống, ứng với chu kỳ bảo vệ P=10 năm. Điển hình là cụm công trình đầu mối Yên Sở, với trạm bơm công suất 90m3/s, hệ thống kênh dẫn, kênh xả và hồ điều hòa 136,9ha…, Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở công suất 200.000 m3/ngđ.

Đối với các trận mưa có cường độ lớn, diễn ra trong thời gian ngắn (khoảng 70mm/h), tồn tại 08 điểm ngập (khoảng 20cm, 30 phút trong và sau mưa) do có bất lợi về địa hình trũng thấp hơn xung quanh (thấp hơn 50- 70cm), xa nguồn xả…

Tả Nhuệ

- Lưu vực có diện tích khoảng 58 km2(từ Sông Tô Lịch đến Sông Nhuệ): bao gồm khu vực quận Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai và một phần quận Tây Hồ, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Đông

- Hệ thống thoát nước lưu vực được phân chia thành 6 tiểu lưu vực, gồm các trục thoát nước chính Kênh tiêu Hà Nội, Đồng Bông 1, Đồng Bông 2 có hướng thoát ra sông Nhuệ và cống hóa mương Nghĩa Tân có hướng thoát ra Sông Tô Lịch. Việc tiêu thoát nước của khu vực chủ yếu vẫn bằng hình thức tự chảy và bơm cưỡng bức ra sông Nhuệ qua các trạm bơm Đồng Bông 1, Đồng Bông 2, Cổ Nhuế, Thanh Bình, Cầu Bươu.

309,01 km cống rãnh; 31,10 km mương, sông, kênh; 4.059 ga thu; 6.761 ga thăm các loại; 03 hồ điều hòa; 15 trạm bơm thoát nước.

Lưu vực đầu tư và đưa vào vận hành một số trạm bơm thoát nước như: Đồng Bông 1, 2, Cổ Nhuế và đang thực hiện đầu tư Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá.

Chưa được đầu tư trạm bơm thoát nước theo quy hoạch như: Nam Thăng Long 9m3/s, Ba Xã 20m3/s, nhà máy xử lý nước thải Phú Đô 84.000m3/ngđ và hệ thống các hồ điều hòa (Cổ Nhuế 1, 2, Phú Đô..).

- Khi có mưa lớn (khoảng trên 70mm/h) một số vị trí thoát nước chậm, như ngã tư Phạm Hùng - Keangnam, Phùng Khoang,… do khu vực có địa hình thấp, trũng.

Hữu Nhuệ

- Diện tích khoảng 115,69 km2 (từ Sông Nhuệ đến Sông Đáy): gồm một phần khu vực các quận: Hà Đông, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm.

- Hệ thống thoát nước lưu vực được phân chia thành 3 tiểu lưu vực; trục thoát nước chính kênh Ba La, kênh La Khê… ra sông Nhuệ, sông Đáy và bơm cưỡng bức ra sông Đáy qua Trạm bơm Yên Nghĩa.

564,35 km cống rãnh; 34,99 km mương, sông, kênh; 7.034 ga thu; 14.378 ga thăm các loại; 4 hồ điều hòa; 7 trạm bơm thoát nước.

Trạm bơm Yên Nghĩa đã được lắp đặt 10 tổ bơm với tổng công suất 120 m3/s nhưng các công trình phụ trợ như kênh dẫn, kênh xả đang trong giai đoạn thi công chưa phát huy tối đa công suất.

- Chưa đầu tư Trạm bơm Liên Mạc 170 m3/s, Liên Trung 30 m3/s, Yên Thái 54 m3/s, Đào Nguyên 25 m3/s, Cao Viên 60m3/s … cùng với 531 ha hồ điều hòa.

- Tồn tại các điểm úng ngập đường gom Đại Lộ Thăng Long tại các hầm chui số 3, 5, 6, ngã 3 Lê Trọng Tấn, Nút giao An Khánh…

Long Biên

- Diện tích khoảng 62 km2 gồm toàn bộ khu vực quận Long Biên.

- Hệ thống thoát nước chia thành 3 tiểu lưu vực, truc thoát nước chính thoát bằng tự chảy qua mương Nam Quốc Lộ 5, kênh Tầm Dâu ra sông Cầu Bây và bơm cưỡng bức ra sông Đuống qua trạm bơm cầu Đông Trù 2m3/s.

357,13 km cống rãnh; 33,89 km mương, sông, kênh; 6.687 ga thu; 10.548 ga thăm các loại; 6 hồ điều hòa; 8 trạm bơm thoát nước.

Hệ thống thoát nước khu vực đã được đầu tư theo quy hoạch nhưng chưa hoàn chỉnh, đồng bộ.

- Trạm bơm Gia Thượng 10m3/s và Cự Khối 55m3/s và hệ thống hồ điều hòa chưa được đầu tư. Tồn tại một số điểm úng ngập như phố Ngọc Lâm, Hoàng Như Tiếp …

PHỤ LỤC 2

TỔNG HỢP CÁC ĐIỂM ÚNG NGẬP KHI CÓ MƯA LỚN (LƯỢNG MƯA TỪ 50MM/H ĐẾN 70MM/H)
(Kèm theo Kế hoạch số 138/KH-UBND ngày 04/05/2024 của UBND Thành phố)

TT

Vị trí úng ngập

Hiện trạng

Nguyên nhân

Giải pháp duy tu, ứng trực của đơn vị thoát nước

Sở Xây dựng chủ trì

A. LƯU VỰC TÔ LỊCH (08 điểm)

I. Quận Đống Đa (01 điểm)

1

Nguyễn Khuyến (Khu vực trước cổng trường Lý Thường Kiệt)

Hệ thống thoát nước phố Nguyễn Khuyến thoát theo 2 hướng chính:

- Hướng thứ nhất: thoát vào tuyến cống phố Văn Miếu:

+ Tuyến cống hộp BxH=0,8x0,4 từ trường cấp 2 Lý Thường Kiệt chạy dọc số nhà chẵn đấu vào cống D1000 trên phố Văn Miếu

+ Tuyến cống D600 từ ngã 3 Nguyễn Khuyến - Ngô Sỹ Liên chạy dọc trên hè đấu vào tuyến D800 trên hè phố Văn Miếu.

- Hướng thứ 2: thoát vào tuyến cống phố Ngô Sỹ Liên

+ Tuyến cống D600 từ ngã 3 Nguyễn Khuyến

- Trần Quý Cáp thoát vào tuyến cống bản BxH=0,8x1,2 phố Ngô Sỹ Liên ra cống hóa mương Lương Sử vào hồ Linh Quang.

+ Tuyến rãnh B400 từ cổng trường Lý Thường Kiệt thoát qua tuyến cống D400 chảy vào tuyến cống bản phố Ngô Sỹ Liên.

- Trạm bơm Nguyễn Khuyến gồm 2 bơm dưới đường công suất 500m3/h thoát cho tuyến cống BxH=0,8x0,4 và 2 bơm trên hè công suất 500m3/h thoát cho tuyến cống D600 trên hè.

- Phố Nguyễn Khuyến (đoạn trước cổng trường THCS Lý Thường Kiệt) mặt đường trũng hơn khu vực xung quanh từ (0,3-0,4m), khi có mưa lớn 50mm/h nước dồn rất nhanh gây ngập cục bộ.

- Năm 2021, đã đưa công công trình bể điều tiết ngầm trên phố Nguyễn Khuyến vào khai thác, tình trạng úng ngập đã được cải thiện.

- Tăng cường công tác nạo vét

- Tổ chức nhân công ứng trực kịp thời vận hành 2 tổ máy bơm(500m3/h/2 máy)

- Kiểm soát giải quyết thoát nước tại ngã ba Văn Miếu - Quốc Tử Giám

- Thu dọn tấm chắn, vật cản trên các miệng ghi thu, hàm ếch trước khi mưa.

- Tổ chức nhân công ứng trực kịp thời khi có mưa thực hiện công tác đặt choạc cảnh báo, hướng dẫn phân luồng giao thông, đi tua rác, mở ga để tăng khả năng thoát nước.

- Vận hành hợp lý cửa phai điều tiết nước vào bể điều tiết ngầm;

- Bố trí tăng cường xe hút, xe bơm tại vị trí úng ngập.

- Nghiên cứu bổ sung trạm bơm hồ Linh Quang.

II. Quận Cầu Giấy (01 điểm)

1

Hoa Bằng: SN 91 đến SN 97 và SN54 đến 56 (XN2)

- Hệ thống thoát nước tuyến Hoa Bằng thoát ra sông Tô Lịch theo 2 hướng:

+ Hướng 1 thoát vào cống D800 ngõ 99 Hoa Bằng qua ngõ 315 Nguyễn Khang ra sông Tô Lịch;

+ Hướng 2 thoát vào cống D600 ngõ 35 Hoa Bằng qua ngõ 353 Nguyễn Khang ra sông Tô Lịch.

- Dự án cải tạo thoát nước cuối ngõ 99 và 35 Hoa Bằng đang được UBND Quận Cầu Giấy triển khai.

- Cao độ mặt đường từ số nhà 91 đến số nhà 97 và từ số nhà 54 đến số nhà 56 trũng hơn cao độ xung quanh 0.3-0.5m.

- Hướng thoát vào D600 ngõ 35 Hoa Bằng là tuyến ngõ nhỏ, cao độ đáy cống không đảm bảo độ dốc, chảy qua ngõ 353 Nguyễn Khang mới thoát ra sông Tô Lịch nên không đảm bảo thoát nước khi mưa

- Bố trí lực lượng ứng trực, thường xuyên duy tu, duy trì các miệng thu hàm ếch và các ghi thu nước để đảm bảo thoát nước.

- Đặt bơm 290m3/h tại ngõ 353 Nguyễn Khang để tăng cường khả năng thoát nước.

III. Quận Hoàn Kiếm (02 điểm)

1

Ngã tư Phan Bội Châu - Lý Thường Kiệt (XN1)

- Hiện trạng hệ thống thoát nước tuyến phố Phan Bội Châu gồm có các tiết diện cống như sau:

+ Cống BxH=(0,9x0,6)m, từ đầu phố Cửa Nam đến Hai Bà Trưng.

+ Cống BxH=(1,1x0,9)m từ ngã tư Hai Bà Trưng đến SN 23 Phan Bội Châu.

+ Cống BxH=(1,4x0,8)m từ SN 23 Phan Bội Châu đến SN 47 Phan Bội Châu

+ Cống BxH=2x(0,9x0,6)m từ SN 47 đến Công trường thi công xây dựng nhà ga S12

+ Cống BxH=(1,6x0,8)m Trong công trường xây dựng nhà ga S12 Trần Hưng

Đạo đấu vào cống BxH=(1,4x0,8)m trên phố Trần Hưng Đạo.

- Từ ngã ba Trần Hưng Đạo - Phan Bội Châu chảy theo 2 hướng như sau:

+ Hướng 1: Phan Bội Châu - Trần Hưng Đạo - Lê Duẩn - Hồ Bảy Mẫu. Trên tuyến cống phố Lê Duẩn bị công trình ngầm giao cắt, giảm khả năng thoát nước khi mưa.

+ Hướng 2: Phan Bội Châu - Trần Hưng Đạo - Yết Kiêu - Nguyễn Du - Trần Bình Trọng - Hồ Bảy Mẫu.

- Mặt đường tại vị trí úng ngập (cos 5.93) thấp hơn khu vực xung quanh (cos 6.50) trung bình 60cm.

- Vị trí ngập xa nguồn xả, phụ thuộc vào mực nước hồ Bảy Mẫu, Thuyền Quang.

- Ảnh hưởng của việc thi công nhà ga S12 trên phố Trần Hưng Đạo, gây ảnh hưởng đến thoát nước của khu vực

- Mở cửa phai hồ Thiền Quang và hồ Bảy Mẫu.

- Tổ chức nhân công ứng trực, cảnh báo, hướng dẫn phân luồng giao thông, mở ga khơi thông tăng cường tiêu thoát nước.

- Vận hành kịp thời xe bơm di động CP10 công suất 30m3/phút tại vị trí trước công trường xây dựng nhà ga S12.

- Bố trí xe hút, xe téc tại ngã tư Phan Bội Châu - Lý Thường Kiệt.

2

Ngã năm Đường Thành - Bát Đàn nhà Hỏa (XN1)

+ Hướng 1 (hướng thoát chính): cống BxH=0,6x1m từ Cửa Đông - Đường Thành - Hàng Da - Quán Sứ - Tràng Thi.

- Hướng 2 cống D600 từ ngã năm Đường Thành - Bát Đàn - Nhà Hỏa - Đường Thành - Hàng Nón về Hàng Điếu - Phủ Doãn -Tràng Thi & Triệu Quốc Đạt.

+ Cống Phùng Hưng - cống D1000 Trần Phú + Cống Phùng Hưng - cống D1000 Trần Phú

Cao độ mặt đường tại khu vực úng ngập (cos 7.87) thấp hơn so với khu vực xung quanh (cos 8.20) trung bình khoảng 30cm. Khi mưa, nước dồn nhanh về khu vực trũng gây úng ngập cục bộ.

- Tăng cường công tác nạo vét cống ngang hỗ trợ cơ giới tại điểm úng ngập và khu vực xung quanh;

- Thu dọn tấm chắn, vật cản trên các miệng ghi thu, hàm ếch trước khi mưa.

- Tổ chức nhân công ứng trực, cảnh báo, hướng dẫn phân luồng giao thông, mở ga khơi thông tăng cường tiêu thoát nước.

- Bố trí các xe hút, xe bơm tại vị trí úng ngập.

Đôn đốc UBND quận Hoàn Kiếm nghiên cứu, đề xuất xây dựng Bể điều tiết thoát nước khu vực trước chợ Hàng Da;

IV. Quận Ba Đình (01 điểm)

1

Cao Bá Quát Đoạn trước cửa Công ty Môi trường đô thị

+ Cống D600 từ Ngã ba Lê Duẩn - Cao Bá Quát đến ngã tư Nguyễn Thái Học - Cao Bá Quát - Văn Miếu rồi thoát ra 2 hướng:

+ Hướng thoát chính: Cống D1000 Văn Miếu - cống bao hồ Văn - mương Thông Phong - hồ Linh Quang - mương Trắng Chẹm - sông Lừ.

+ Cống bản (BxH= 1,6x1,4) Nguyễn Thái Học - Trịnh Hoài Đức - cống hóa Hào Nam - hồ Đống Đa - sông Tô Lịch.

- Cos đường trũng so với xung quanh từ 0,5- 0,7 m. Khi mưa nước chảy tràn trên mặt đường và thượng lưu dồn về với khối lượng lớn gây tình trạng úng ngập;

- Vị trí ngập xa nguồn xả, phụ thuộc vào nguồn tiêu mương Thông phong - hồ Linh Quang - Sông Lừ.

- Thu dọn tấm chắn, vật cản trên các miệng ghi thu, hàm ếch trước khi mưa.

- Tổ chức nhân công ứng trực;

- Giữ mực nước khống chế theo quy định mương Thông phong - Trắng Chẹm - Sông Lừ.

- Vận hành hợp lý cửa phai hồ Linh Quang điều tiết thoát nước.

- Bố trí các xe hút, xe bơm tại vị trí úng ngập.

Nghiên cứu lắp đặt bổ sung trạm bơm nước hồ Linh Quang để điều tiết thoát nước cho khu vực.

V. Quận Tây Hồ (01 điểm)

1

Thụy Khuê (dốc La Pho)

- Hiện trạng trục thoát nước Thụy Khuê:

+ Tuyến cống bản Vườn Ươm BtxBdxH=(3,9x3x1,75)m, nối từ bể ga số 4 Hoàng Hoa Thám đến La Pho.

+ Cống hộp BxH=2x(3,0x3,0)m (từ La Pho đến ngõ 79 Thụy Khuê);

+ Mương hở (từ ngõ 79 Thụy Khuê đến ngõ 125 Thụy Khuê).

+ cống hộp BxH=2x(3,0x3,0)m (ngõ 125 Thụy Khuê đến ngõ 151 Thụy Khuê)

+ Mương hở (ngõ 151 Thụy Khuê đến ngõ 199 Thụy Khuê).

+ BxH=2x(3,0x3,0)m (ngõ 199 Thụy Khuê đến Bưởi)

- Tuyến cống ngầm Vườn Ươm (từ bể ga số 4 đến La Pho) gồm 2 hướng thoát nước:

+ Hướng 1: Từ bể ga số 4 Hoàng Hoa Thám - cống La pho - Cống hóa (Mương Thụy Khuê) - Bưởi - Sông Tô Lịch.

+ Hướng 2: Ra Hồ Tây qua 2 vị trí: Cống D1000 chảy từ SN 17 Thụy Khuê qua sân bóng trường Chu Văn An ra Hồ Tây và từ bể ga số 4 Hoàng Hoa Thám thoát ra Hồ Tây tại cửa PS1A

- Khả năng thoát nước phụ thuộc vào tuyến mương Thụy khuê. Trên tuyến mương này đang triển khai dự án thi công cống hóa, nhiều vị trí bị co thắt dòng chảy, giảm mặt cắt làm giảm khả năng thoát nước khi mưa.

- Kiểm soát, khơi thông tuyến mương Thụy Khuê (đoạn đang thi công) ra sông Tô Lịch

- Vận hành 02 của phai tại trạm bơm PSA1 (phố Nguyễn Đình Thi) dẫn nước vào hồ Tây.

- Tổ chức nhân công ứng trực kịp thời, mở ga thu để tăng khả năng thoát nước.

- Bố trí xe hút, xe téc tại điểm ngập Thụy Khuê.

- Hạ mực nước đệm trên hồ Tây thông qua vận hành các cửa đập điều tiết hồ Tây A-B khi mực nước sông Tô Lịch xuống thấp.

VI. Quận Hai Bà Trưng (01 điểm)

1

Phố Minh Khai (đoạn chân cầu Vĩnh Tuy)

- Hệ thống thoát nước là tuyến cống D1000 (bên số nhà lẻ) và cống D1000, BxH=(0,75x0,75)m (bên số nhà chẵn) thoát theo 02 hướng:

+ Hướng 1 (hướng thoát chính): thoát ra cống hóa mương Vĩnh Tuy (chạy ngang phố Vĩnh Tuy, dưới gầm cầu Vĩnh Tuy, đoạn phố Dương Văn Bé). Cống hóa mương Vĩnh Tuy có hướng thoát ra sông Kim Ngưu.

+ Hướng 2 (hướng thoát phụ): Thoát vào cống D800 trên phố Minh Khai (đoạn từ chân cầu Vĩnh Tuy đến sông Kim Ngưu) ra sông Kim Ngưu.

- Phố Minh Khai: Tại vị trí úng ngập cao độ mặt đường (+5.44) thấp hơn so với khu vực xung quanh (+5.74) khoảng 0.3m. Khi mưa, nước dồn nhanh về gây úng ngập;

- Phụ thuộc và khả năng thoát nước của tuyến cống phố Minh Khai và cống hóa mương Vĩnh Tuy:

+ Đoạn hạ lưu mương Vĩnh Tuy chảy ra sông Kim Ngưu (chiều dài L = 29m) bị co hẹp dòng chảy giảm khả năng tiêu thoát nước.

- Tăng cường công tác nạo vét cống ngang tại điểm úng ngập và khu vực xung quanh;

- Thu dọn tấm chắn, vật cản trên các miệng ghi thu, hàm ếch trước khi mưa.

- Tổ chức nhân công ứng trực kịp thời khi có mưa.

- Vận hành kịp thời xe bơm di động

- Phối hợp vận hành kịp thời cống quay sông Kim Ngưu để hạ mực nước trên hệ thống khi mưa;

- Giữ mực nước khống chế trên hệ thống theo đúng quy định.

VII. Quận Hoàng Mai (01 điểm)

1

Phố Nguyễn Chính (đoạn từ ngõ 74 Nguyễn Chính đến cống hóa mương Tân Mai)

- Đoạn 1: Từ ngã ba đường Tân Mai đến hồ Tân Mai có rãnh B=0,4m chảy vào cống hóa mương Tân Mai, thoát qua hồ Tân Mai ra sông Sét.

- Đoạn 2: Từ ngõ 110 đến cống hóa mương Tân Mai: bao gồm tuyến rãnh B=0,4m hai bên đường, sau đó chảy vào tuyến cống D600, chảy vào cống hóa cống hóa mương Tân Mai, thoát vào hồ Tân Mai, chảy qua cửa điều tiết BxH=1x1,2m, vào bể hút trạm bơm Tân Mai và cửa tự chảy, và chảy ra Sông Sét.

- Đoạn 3: Từ ngõ 110 đến ngõ 521 Trương Định chảy vào tuyến cống D600 trên ngõ 521 Trương Định, chảy tiếp vào cống D1000 trên ngách 521/170 Trương Định ra sông Sét.

- Tại vị trí úng ngập (Từ ngõ 74 đến cống hóa mương Tân Mai) cao độ mặt đường (+4.15) thấp hơn so với khu vực xung quanh (+4.50) khoảng 0.35m. Khi mưa, nước dồn nhanh về gây úng ngập;

- Tăng cường công tác nạo vét cống ngang tại điểm úng ngập và khu vực xung quanh;

- Thu dọn tấm chắn, vật cản trên các miệng ghi thu, hàm ếch trước khi mưa.

- Tổ chức nhân công ứng trực kịp thời khi có mưa.

- Vận hành kịp thời của phai thu nước vào hồ Tân Mai để giải quyết úng ngập khi mưa;

- Giữ mực nước khống chế trên hệ thống theo đúng quy định;

- Vận hành kịp thời cống quay sông Sét khi có mưa để hạ mực nước trên hệ thống.

B. LƯU VỰC SÔNG NHUỆ (01 điểm)

I. Quận Nam Từ Liêm (01 điểm)

1

Đại lộ Thăng Long (Ngã ba Lê Trọng Tấn, hầm chui số 3, 5, 6 km9+65 6; Nút giao An Khánh)

Thoát nước chính cho các điểm úng ngập là các tuyến kênh Liên Tỉnh, kênh T2-4, Mương Đồng Tép chảy ra Sông Cầu Ngà - Sông Nhuệ.

Nguyên nhân úng ngập là do tại vị trí các hầm chui dân sinh, cos mặt đường thấp hơn 25-30cm, khi mực nước sông Nhuệ dâng cao, cos mặt nước cao hơn cos mặt đường trong hầm chui sẽ xảy ra tình trạng úng ngập.

- Nạo vét các tuyến cống dưới rãnh hình thang, các tuyến rãnh trong các hầm chui, cống ngang đường chảy vào các tuyến mương Trung Thượng, Đồng Tép, kênh T242 đảm bảo độ dốc thủy lực.

- Bố trí hoành triệt và lắp bơm di động tại các hầm chui dân sinh số 3,5,6, km 9+656 để giảm thiểu thời gian úng ngập.

- Bố trí lực lượng ứng trực, cảnh báo, hướng dẫn giao thông khu vực hầm chui.

- Phối hợp tập đoàn Geleximco trong việc vận hành trạm bơm Geleximco và các cửa phai trên mương Trung Thượng, mương Đồng Tép.

C. LƯU VỰC LONG BIÊN - SÔNG CẦU BÂY (02 điểm)

I. Quận Long Biên (02 điểm)

1

Phố Ngọc Lâm (từ ngã ba Long Biên 1 đến XN Môi trường đô thị Gia Lâm)

- Hệ thống thoát nước trên phố Ngọc Lâm bao gồm tuyến cống hộp BxH = (1,5x1,0)m thoát nước theo 02 hướng:

+ Hướng 01: Qua cống BxH=0,5x0,5m ngõ 175 Ngọc Lâm và cống D800 ngõ 211 Ngọc Lâm ra hồ Tai Trâu, hồ Cầu Tình - bơm ra cống BxH=2x3x3m ngõ 558 Nguyễn Văn Cừ, cống BxH=3x3x3m Lâm Hạ, TB Cầu Chui thoát về mương Nam Quốc Lộ 5, ra sông Cầu Bây.

+ Hướng 02: Thoát qua tuyến cống hộp BxH=1,5x1,0m ngõ 154 Ngọc Lâm qua cống BxH=2,0x1,3m; BxH=2x2m ngõ 189 Nguyễn Văn Cừ về cống bản BxH=2x2,5x2m; BxH=2x3x3m; BxH=3x3x3m phố Hồng Tiến chảy vào cống nối thông 3 hồ BxH=3x3x3m; cống hóa mương Tư Đình BxH=2x3x3m qua cống BxH=3,5x3m hai bên đường Đàm Quang Trung ra mương Nam Quốc Lộ 5 về sông Cầu Bây.

- Đường trũng cục bộ gây ngập (thấp hơn các khu vực xung quanh 0,3-0,4m). Khi mưa lớn, mực nước hồ Tai Trâu vượt cos >4.6m làm giảm khả năng thoát nước của phố Ngọc Lâm vào hồ; mực nước mương Nam Quốc Lộ 5 dâng cao hạn chế khả năng thoát nước tự chảy tuyến cống phố Ngọc Lâm.

- Đoạn ngã ba Long Biên 1 - Ngọc Lâm là chân điểm tập kết rác nên khi mưa lớn rác, ni lông cản trở khả năng thu nước của các ga thu tại vị trí úng ngập.

- Thực hiện nạo vét đồng bộ các tuyến thoát nước từ vị trí úng ngập đến cửa xả;

- Bố trí công nhân ứng trực, cảnh báo, mở ga tăng cường tiêu thoát nước, mở cửa phai tại hồ Tai Trâu, hồ Công Viên, tăng cường khả năng thu nước vào hồ.

- Hạ thấp mực nước hồ Tai Trâu, hồ Công Viên, vận hành tối đa công suất trạm bơm hồ Tai Trâu (1800m3/h), Cầu Tình (2400m3/h) để hạ đến mức thấp nhất mực nước các hồ.

2

Đường Hoàng Như Tiếp (Trường tiểu học Ngọc Lâm đến ngã 3 Hoàng Như Tiếp - Ái Mộ)

Hệ thống thoát nước trên phố Hoàng Như Tiếp là tuyến cống hộp BxH = (3,0x3,5)m thoát nước theo 02 hướng:

- Hướng 1: Ra mương 310 sân bay qua cửa xả bằng cống D1200 tại đoạn cuối phố Hoàng Như Tiếp - Lâm Hạ, thoát về cống 3 hồ ra Đàm Quang Trung về mương Nam Quốc Lộ 5, ra sông Cầu Bây.

- Hướng 2: Thoát qua tuyến cống hộp BxH=(3,0x3,5)m thoát về Phố Hồng Tiến ra cống 3 hồ về Đàm Quang Trung về mương Nam Quốc Lộ 5, ra sông Cầu Bây.

- Đường trũng cục bộ (thấp hơn các khu vực xung quanh 0,2-0,3m). Khi mưa lớn, nước dồn về điểm trũng nhanh, mực nước trong cống 3 hồ cao nên hạn chế khả năng thoát nước tự chảy, gây úng ngập cho phố Hoàng Như Tiếp.

- Thực hiện nạo vét đồng bộ các tuyến thoát nước từ vị trí úng ngập đến cửa xả;

-Bố trí công nhân ứng trực kịp thời.

- Vận hành kịp thời xe bơm di động.

- Phối hợp vận hành các đập Trại Lợn, Xuân Thụy, Báo Đáp, Tân Quang điều hòa mực nước trên sông Cầu Bây.

PHỤ LỤC 3

TỔNG HỢP CÁC ĐIỂM ÚNG NGẬP KHI MƯA LƯỢNG MƯA LỚN ĐẾN 100 MM/H TRỞ LÊN GÂY QUÁ TẢI HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC
(Kèm theo Kế hoạch số 138/KH-UBND ngày 04/05/2024 của UBND Thành phố)

TT

Vị trí úng ngập

Hiện trạng

Nguyên nhân

Giải pháp duy tu,

ứng trực của đơn vị duy trì thoát nước

Giải pháp đầu tư, cải tạo

A. LƯU VỰC TÔ LỊCH (08 điểm)

I. Quận Hoàn Kiếm (03 điểm)

1

Phố Tông Đản (đoạn cổng phụ Thành uỷ Hà Nội)

- Phố Tông Đản (đoạn từ Trần Nguyên Hãn đến Lê Lai) cống BxH=(0,6x0,9)m thoát nước từ Trần Nguyên Hãn ra cống D600 trên phố Lê Lai - cống BxH=(1,2x1,6)m trên phố Lý Thái Tổ.

- Phố Tông Đản (đoạn từ Lê Lai đến SN18B Tông Đản) không có cống ngầm dưới đường.

- Phố Tông Đản (đoạn từ SN 18B Tông Đản đến Lê Phụng Hiểu) cống D600 dưới lòng đường thoát nước ra cống D600 trên phố Lê Phụng Hiểu - Lý Thái Tổ.

- Đường trũng cục bộ tại điểm khách sạn Thủy Tiên (thấp hơn xung quanh 0,3-0,5m) khi mưa nước dồn về tràn trên mặt đường Tôn Đản, cống quá tải không thoát kịp.

- Tuyến cống D600 phố Lê Lai tiết diện nhỏ không đáp ứng lượng mưa vượt thiết kế của hệ thống thoát nước.

- Khi mưa lưu lượng nước từ khu gầm cầu Chương Dương, đường Trần Quang Khải dồn về khu vực Tông Đản, Nguyễn Hữu Huân, Lý Thái Tổ làm cho mực nước trong cống Lý Thái Tổ quá tải không thoát kịp nước chảy ngược về phố Tông Đản.

- Thường xuyên nạo vét cống ngang hỗ trợ cơ giới tại điểm úng ngập và khu vực xung quanh;

- Thu dọn tấm chắn, vật cản trên các miệng ghi thu, hàm ếch trước khi mưa.

- Vận hành xe bơm CP10 bơm nước từ Tông Đản - Lê Lai thoát về phía Lê Phụng Hiểu + xe tex thổi tăng cường thoát nước từ Lê Lai ra Lý Thái Tổ khi có mưa ngập.

2

Phố Đinh Tiên Hoàng (đoạn đài phun nước, Bến xe điện)

- Tuyến cống BxH=(0,7x1,0)m từ Đinh Liệt-Cầu Gỗ chảy về Lê Thái Tổ.

- Tuyến cống D1000 từ Hàng Đào Chảy về Lê Thái Tổ.

- Tại phố Lê Thái Tổ có 01 làn cống BxH=(1,0x1,2)m chảy đến ngã 3 Hàng Trống - Lê Thái Tổ phân lưu thành hai làn BxH=(0,9x1,3)m và D1250 chảy về ngã tư Hàng Khay - Hàng Bài

- Đường trũng cục bộ tại khu vực này (thấp hơn so với khu vực Cầu Gỗ, Hàng Đào, Hàng Gai 0,6-0,8m). Cao độ tại ngã tư là 8,50m, khu vực xung quanh từ 9,3 - 9,4m

- Khi mưa nước thoát từ khu vực Cầu Gỗ, Hàng Đào, Hàng Gai dồn nhanh về điểm trũng phố Đinh Tiên Hoàng gây quá tải.

- Tuyến cống BxH=(1,0x1,2)m phố Lê Thái Tổ bị giao cắt với tuyến cống cấp nước D400 tại khu vực đài phun nước làm co hẹp dòng chảy.

- Thường xuyên nạo vét cống ngang hỗ trợ cơ giới tại điểm úng ngập và khu vực xung quanh;

- Thu dọn tấm chắn, vật cản trên các miệng ghi thu, hàm ếch trước khi mưa.

- Bố trí lực lượng ứng trực khi có mưa

- Bố trí các xe hút, xe bơm tại vị trí úng ngập.

Sửa chữa, cải tạo hệ thống thoát nước, bổ sung ga thu nước mặt

3

155 Phùng Hưng

Hướng thoát của điểm úng ngập 155 Phùng Hưng như sau: Cống trên hè phố Phùng Hưng BxH=(1,0x1,2)m - cống D1000 trên phố Trần Phú (đoạn từ Phùng Hưng - Lý Nam Đế, dưới lòng đường) - cống BxH=(1,38x1,1) dưới lòng đường phố Trần Phú - phố Chu Văn An cống BxH=(1,7x1,1)m trên hè, BxH=(2,2x1,25)m dưới đường - Nguyễn Thái Học.

- Đường trũng cục bộ 155 Phùng Hưng so với khu vực khác 0,30m). Cao độ tại ngã tư là 7,77m, khu vực xung quanh 8,05m.

- Thường xuyên nạo vét cống ngang hỗ trợ cơ giới tại điểm úng ngập và khu vực xung quanh;

- Thu dọn tấm chắn, vật cản trên các miệng ghi thu, hàm ếch trước khi mưa.

- Bố trí lực lượng ứng trực khi có mưa

- Bố trí các xe hút, xe bơm tại vị trí úng ngập.

II. Quận Cầu Giấy (01 điểm)

4

Ngã ba Cầu Giấy - Dịch Vọng và từ số nhà 235 - 255 Cầu Giấy

Hệ thống thoát nước gồm tuyến cống D800, D1000 thoát ra sông Tô Lịch

- Đoạn cống D800 tại ngã ba Cầu Giấy - Dịch Vọng bị lún võng cục bộ gây thoát nước chậm.

- Địa hình trũng cục bộ: Khu vực ngã tư Cầu Giấy - Dịch Vọng và từ số 235 - 255 Cầu Giấy thấp hơn khu vực xung quanh 0,3-0,5m

- Định kỳ nạo vét toàn bộ tuyến cống phố Cầu Giấy

- Bố trí lực lượng ứng trực tua rác, vệ sinh miệng ga thu, đảm bảo khả năng thu nước.

- Bố trí các xe hút, xe bơm tại vị trí úng ngập.

Nghiên cứu cải tạo, sửa chữa thoát nước đường Cầu Giấy thoát ra sông Tô Lịch

III. Quận Hoàng Mai (01 điểm)

5

Mạc Thị Bưởi

- Tuyến cống thu gom gồm các tiết diện B=0,3 sát mét hè và tuyến cống D600 có hướng chảy ra cống D1000 phố Minh Khai, sau đó thoát theo 02 hướng: (i) hướng thoát ra tuyến cống hóa mương Vĩnh Tuy BxH=2(3x1,5)m ra sông Kim Ngưu; (ii) hướng thoát theo cống D800 ngầm phố Minh Khai ra sông Kim Ngưu (Khi mưa bơm tăng cường từ cống D1000 phố Minh Khai sang cống D800 của dự án Vingroup)

- Phố Mạc Thị Bưởi trũng cục bộ thấp hơn khu vực xung quanh từ 0,2-0,4m

- Khả năng tiêu thoát nước của điểm này phụ thuộc chủ yếu vào hướng ra cống hoá mương Vĩnh Tuy;

- Vận hành kịp thời cửa đập A, cống quay sông Kim Ngưu để hạ mực nước trên hệ thống khi mưa.

- Trước, trong và sau khi mưa bố trí lực lượng ứng trực tua rác, vệ sinh miệng ga thu, đảm bảo khả năng thu nước.

- Bố trí các xe hút, xe bơm tại vị trí úng ngập.

IV. Quận Thanh Xuân (03 điểm)

6

Quan Nhân

HTTN trên tuyến đường Quan Nhân bao gồm tuyến rãnh B =0,3 và các cống D400, 600, 800, 1000, 1250 với tổng chiều dài khoảng 1860m phục vụ cho khu vực có diện tích khoảng 45ha và thoát theo 3 hướng

Hướng 1: Thoát về tuyến cống phố Nhân Hòa ra tuyến cống đường 2,5 và ra cống 3 làn Lê Văn Lương Hướng 2: Chảy về tuyến cống nằm trên phố Vũ Trọng Phụng

Hướng 3: thoát ra sông Tô Lịch

- Địa hình trung cục bộ: Cao độ mặt đường thấp hơn khu vực xung quanh từ 20-50cm.

- Tuyến cống D1000 phố Quan Nhân đoạn qua ngõ 110 bị võng trung bình 0,3m.

- Tuyến cống Quan Nhân còn có nhiệm vụ thoát cho một số tuyến Cự Lộc, Vũ Trọng Phụng…nên bị quá tải.

- Định kỳ nạo vét toàn bộ tuyến cống phố Quan Nhân;

- Bố trí lực lượng ứng trực tua rác, vệ sinh miệng ga thu;

- Vận hành bơm di động 290 m3/h tại ngã ba Nhân hòa - Quan Nhân, bơm ra cống hóa mương Nhân Chính về cống bản Lê Văn Lương;

Đẩy nhanh triển khai dự án: sửa chữa thoát nước đường Nguyễn Trãi đoạn từ ngã 3 Cự Lộc đến sông Tô Lịch sẽ giảm thiểu úng ngập phố Quan Nhân

7

Cự Lộc

HTTN trên phố Cự Lộc bao gồm tuyến rãnh có kích thước B=0,3 và các tuyến cống tròn D400, D600 với tổng chiều dài khoảng 880m phục vụ cho khu vực có diện tích khoảng 10 ha và thoát theo 2 hướng:

- Thoát về cống D1000 Nguyễn Trãi

- Thoát về tuyến cống phố Quan Nhân và ra sông Tô Lịch

- Địa hình trũng cục bộ: Cao độ mặt đường của khu vực thấp hơn so với các khu vực lân cận từ 20-50cm

- Cao độ đáy cống phố Cự Lộc thoát ra Nguyễn Trãi không đảm bảo độ dốc thủy lực

- Định kỳ nạo vét toàn bộ tuyến cống phố Cự Lộc.

- Trước, trong và sau khi mưa bố trí lực lượng ứng trực tua rác, vệ sinh miệng ga thu, đảm bảo khả năng thu nước

- Bố trí các xe hút, xe bơm tại vị trí úng ngập.

Triển khai cải tạo hệ thống thoát nước phố Nguyễn Trãi (đoạn từ Cự Lộc ra sông Tô Lịch) theo quy hoạch để giảm thiểu úng ngập cho khu vực

8

Nguyễn Trãi (khu vực Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn)

Hệ thống thoát nước trên tuyến đường Nguyễn Trãi là tuyến cống tròn D1000 và thoát theo 3 hương

Hướng 1: Chạy dọc theo tuyến cống bên số nhà chẵn chảy ra sông Tô Lịch

Hướng 2: Chảy về cống bản qua đường Nguyễn Trãi qua ngân hàng công thương Thanh Xuân qua mương Đại Kim sau đó ra Sông Tô Lịch

Hướng 3: Chảy theo tuyến cống bản 0,75x0,75m thoát vào cống D1250 Khuất Duy Tiến sau đó thoát về cống 3 làn Lê Văn Lương, ra sông Tô Lịch

- Địa hình trũng cục bộ: Cos mặt đường của khu vực thấp hơn so với các khu vực lân cận từ 20-40cm

- Tuyến cống phố Nguyễn Trãi bị quá tải không thoát kịp nên xảy ra tình trạng úng ngập

- Định kỳ nạo vét toàn bộ tuyến cống phố Nguyễn Trãi.

- Trước, trong và sau khi mưa bố trí lực lượng ứng trực tua rác, vệ sinh miệng ga thu, đảm bảo khả năng thu nước.

- Bố trí các xe hút, xe bơm tại vị trí úng ngập.

Triển khai cải tạo hệ thống thoát nước phố Nguyễn Trãi (đoạn từ Cự Lộc ra sông Tô Lịch) theo quy hoạch để giảm thiểu úng ngập cho khu vực

B. LƯU VỰC SÔNG NHUỆ (08 điểm)

I. Quận Cầu Giấy (03 điểm)

9

Phan Văn Trường

HTTN phố Phan Văn Trường có 2 hướng:

+ 2 tuyến rãnh thu nước có tiết diện (B=0,4x0,6) nhỏ, hướng chảy ra mương Nguyễn Phong Sắc bằng tuyến cống D600 qua trạm bơm cưỡng bức.

+ Tuyến cống BxH=(2x1,6) thoát ra cống hóa mương Nguyễn Phong Sắc, ra mương Đồng Bông và qua Trạm bơm Đồng Bông ra sông Nhuệ

- Địa hình trũng cục bộ

- Ảnh hưởng bởi mực nước trên mương Đồng Bông, mương Nguyễn Phong Sắc

- Định kỳ nạo vét toàn bộ tuyến cống dọc phố Phan Văn Trường.

- Trước, trong và sau khi mưa bố trí lực lượng ứng trực tua rác, vệ sinh miệng ga thu, đảm bảo khả năng thu nước.

- Vận hành cửa phai hồ điều hòa CV1 điều tiết thoát nước.

- Vận hành kịp thời trạm bơm Đồng Bông 1

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án theo quy hoạch trong lưu vực.

10

Dương Đình Nghệ - Phạm Hùng (sau tòa nhà Keangnam )

Hệ thống thoát nước gồm tuyến cống D600, D800 trên đường Dương Đình Nghệ sau đó thoát vào tuyến cống BxH=2x(4,0x3,0)m đường Mễ Trì về Trạm bơm Đồng Bông 1 ra sông Nhuệ

- Khu vực ngã tư Dương Đình Nghệ

- Phạm Hùng trũng cục bộ, thấp hơn khu vực xung quanh từ 0,7-1,0m.

- Hệ thống ga thu không đảm bảo nên HTTN khu vực Dương Đình Nghệ - Phạm Hùng xuất hiện úng ngập với các trận mưa có cường độ từ 50-70mm/h

- Định kỳ nạo vét toàn bộ tuyến cống hóa mương Đồng Bông trên đường Mễ Trì.

- Trước, trong và sau khi mưa bố trí lực lượng ứng trực tua rác, vệ sinh miệng ga thu, đảm bảo khả năng thu nước.

- Vận hành hồ điều hòa CV1 (19ha) hợp lý, hiệu quả.

- Vận hành kịp thời trạm bơm Đồng Bông 1

- Bổ sung ga thu, ghi thu, cống ngang;

- Nghiên cứu cải tạo hệ thống thoát nước.

11

Trần Bình (Đoạn trước cửa UBND phường Mai Dịch đến BV 19/8

- Tuyến cống BxH=(1x0,5)m → tuyến cống (1,2x1,2)m → tuyến D200 đường Nguyễn Hoàng → cống hóa mương Mai Dịch - Phú Đô BxH=2x(3,5x3)m → trạm bơm Đồng Bông → sông Nhuệ

- Địa hình trũng cục bộ: Do có cao độ thấp hơn so với khu vực xung quanh đặc biệt đường Hồ Tùng Mậu trung bình từ 1,0 đến 1,2m.

- Khả năng thoát nước ra cống D1500 đường Phạm Hùng bị hạn chế do vướng tuyến tuynel trên hè và phụ thuộc vào mực nước cống hóa mương Đồng Bông.

- Tăng cường nạo vét tuyến cống trên đường

Trần Bình

- Trước, trong và sau khi mưa bố trí lực lượng ứng trực tua rác, vệ sinh miệng ga thu, đảm bảo khả năng thu nước.

- Vận hành kịp thời trạm bơm Đồng Bông 1

Nghiên cứu, Cải tạo hệ thống thoát nước phố Trần Bình đoạn từ UBND Phường Mai Dịch đến trường tiểu học Mai Dịch, chiều dài khoảng 300m

II. Quận Bắc Từ Liêm (03 điểm)

12

Phố Kẻ Vẽ (Đoạn ngã 3 chợ vẽ)

Tuyến cống D1000 → tuyến D1000 (Ecohome1) → tuyến BxH=(1,2x1,0)m → tuyến cống D1500 qua đường Tân Xuân → mương Đông Ngạc → tuyến D1500 (KĐT Ciputra) → mương Đông Ngạc Xuân Đỉnh → mương Kênh tiêu Hà Nội→ trạm bơm Cổ Nhuế → sông Nhuệ

- Địa hình trũng cục bộ: Ngã tư Kẻ Vẽ - Đông Thắng có cao độ nền thấp hơn khu vực xung quanh 0,3m

- Hệ thống truyền dẫn xa nguồn xả

- Tăng cường nạo vét tuyến cống trên đường Kẻ Vẽ, mương Đồng Ngạc...

- Bố trí lực lượng ứng trực tua rác, vệ sinh miệng ga thu, đảm bảo khả năng thu nước.

13

Ecohome 3

- Hệ thống thoát nước gồm tuyến cống B=0,8 → tuyến BxH=(1,2x1,0)m → tuyến cống D1500 qua đường Tân Xuân → mương Đông Ngạc →Tuyến D1500 (KĐT Ciputra) → mương Đông Ngạc Xuân Đỉnh → mương Kênh tiêu Hà Nội → trạm bơm Cổ Nhuế → sông Nhuệ

- Hệ thống thoát nước khu Ecohome 3 hiện do Chủ đầu tư quản lý.

- Hệ thống thoát nước của Dự án thực hiện theo quy hoạch nhưng đang thoát tạm vào mương Đông Ngạc ngược hướng quy hoạch, cao độ đáy cống không đảm bảo thoát nước cho hiện trạng (cao độ cống tại thượng lưu thấp hơn cao độ hạ lưu khoảng 1,0m)

- Địa hình trũng cục bộ: Cao độ khu vực úng ngập thấp hơn khu vực xung quanh từ 0,7-1,0m

Đơn vị thoát nước phối hợp:

- Đôn đốc Chủ đầu tư tăng cường nạo vét hệ thống thoát nước thuộc phạm vi trách nhiệm chủ đầu tư khu đô thị.

- Đề nghị Chủ đầu tư nghiên cứu bổ sung trạm bơm chìm bơm cưỡng bức ra mương Đông Ngạc để giải quyết thoát nước phạm vi khu đô thị.

- Đôn đốc Chủ đầu tư hoàn thiện hệ thống thoát nước, bàn giao hệ thống thoát nước khu đô thị Ecohome 1 - 3 theo phân cấp.

14

KĐT Resco

Tuyến cống D600 → tuyến

cống D800 → tuyến cống D1000

→ tuyến cống D1500 → mương

Quyết Thắng Tân Trào → Kênh

- KĐT Handiresco có cao độ từ 5.8- 6.0 trũng hơn các khu vực xung quanh khoảng cos 7.00.

- Khả năng thoát nước bị hạn chế do mương Quyết Thắng - Tân Trào có tiêu Hà Nội → trạm bơm cổ Nhuế → sông Nhuệ cao độ đáy cao khoảng 5.80 (đáy cống 2D2000 qua đường tàu có cao độ 3.40)

- Vận hành trạm bơm Resco hạ mực nước đệm trong lòng cống.

- Tăng cường nạo vét HTTN khu đô thị Resco.

- Bố trí lực lượng ứng trực tua rác, vệ sinh miệng ga thu.

III. Quận Nam Từ Liêm (01 điểm)

15

Đỗ Đức Dục

Hệ thống thoát nước phố Đỗ Đức Dục gồm:

- Làn Trái: từ Cổng số 5 đến Đại Lộ Thăng Long là tuyến cống D600, D800, D1250 chảy qua cống ngang đường D1000 chảy vào cống D1250 làn Phải tại SN72 Miếu Đầm,Tuyến D1500 ở Khu Biệt Thự Nhà Vườn sau đó chảy ra cống ngang đường D1500 sang làn Phải và chảy ra cống bản 2x(3,5x3,x5) trên hè Đại Lộ Thăng Long vào cống qua đường 2x(4x3) ra Mương Đồng Bông 2

- Làn Phải: Cổng số 5 đến Đại Lộ Thăng Long là tuyến cống D1000 sau đó ra cống D1250 tại SN 34 tiếp đến cống D1500 tại SN90 chảy ra cống bản 2x(3,5x3,x5) trên hè Đại Lộ Thăng Long vào cống qua đường 2x(4x3) ra Mương Đồng Bông 2

- Tại vị trí úng ngập cao độ mặt đường thấp hơn so với khu vực lân cận từ 30-50cm.

- Họng thoát cuối tuyến (khớp nối tại tuyến cống bản trên đường Đại lộ Thăng Long) có tiết diện nhỏ dẫn đến xung đột dòng chảy nên khả năng tiêu thoát bị hạn chế.

+ Định kỳ nạo vét toàn bộ tuyến cống phố

Đỗ Đức Dục.

+ Bố trí lực lượng ứng trực tua rác, vệ sinh miệng ga thu.

+ Vận hành trạm bơm Đồng Bông II hợp lý, an toàn và kịp thời.

Nghiên cứu cải tạo hệ thống thoát nước phố Đỗ Đức Dục

IV. Quận Thanh Xuân (01 điểm)

16

Đường Nguyễn Xiển

- Tuyến cống đường Nguyễn Xiển - Nghiêm Xuân Yêm D1250, D1500, thoát qua tuyến cống Bitexco thoát ra mương N2, 1 hướng về kênh hút trạm bơm Cầu Bươu, 1 hướng ra sông Tô Lịch

- Độ dốc mặt đường trũng cục bộ, khu vực tập trung dân cư đông đúc, lưu lượng người tham gia giao thông lớn ảnh hưởng đến khả năng thu nước của hệ thống gây ra tình trạng úng ngập cục bộ

- Hệ thống truyền dẫn về cơ bản hoạt động tốt, đảm bảo công tác thoát nước.

- Tại vị trí cống bản qua đường đối diện Ngõ 280 Nguyễn Xiển BxH=(2x2) còn tồn tại rác trong lòng cống.

- Thường xuyên thực hiện công tác duy trì, tua rác tại các vị trí ga, ghi thu T126A1, T126A2 trước và sau các trận mưa để tăng cường khả năng thu nước.

- Thường xuyên kiểm tra vớt rác tại vị trí cống bản qua đường BxH=(2x2)m

- Lắp đặt bơm CP10 tại 2 vị trí đầu ngõ 300 Nguyễn Xiển, và đầu đường Hoàng Đạo Thành giải quyết úng ngập.

Trung tâm quỹ đất huyện Thanh Trì (Chủ đầu tư) đẩy nhanh tiến độ thi công dự án khu đô thị Tây Nam Kim Giang I, khớp nối tuyến cống D1250 Nguyễn Xiển và tuyến cống bản BxH=2x2)m

C. LƯU VỰC LONG BIÊN (01 ĐIỂM)

I. Quận Long Biên (01 điểm)

17

Đường Cổ Linh - Đàm Quang Trung

- Đoạn nút giao thông Cổ Linh - Đàm Quang Trung.

- Trước và đối diện siêu thị Aeon Mall

Hệ thống thoát nước gồm tuyến cống thu gom gồm tuyến cống D1500 thoát vào cống D2000; BxH=3,5x3m trên đường Đàm Quang Trung sau đó thoát ra mương Nam Quốc lộ 5, về sông Cầu Bây

- Khu vực Aeon Mall: Địa hình trũng cục bộ, thấp hơn khu vực xung quanh từ 0,2-0,3m

- Khu vực trường tiểu học Long Biên: Địa hình trũng cục bộ do đoạn siêu cao của đường dẫn lên đê (thấp hơn khu vực xung quanh 0,5-0,6m)

- Ảnh hưởng bởi mực nước mương Nam QL5 dâng cao khi có mưa

- Bị xung đột dòng chảy do tuyến cống hóa mương Tư Đình đấu vuông góc với tuyến cống trên đường Đàm Quang Trung.

- HTTN tuyến đường phía sau AeonMall (do HimLam làm CĐT) có hệ thống ga thu nhỏ (KT 0,2x0,6m), khi mưa nước mặt tràn ra phía đường Đàm Quang Trung làm gia tăng lượng nước mặt

- Định kỳ nạo vét bằng cơ giới các tuyến BxH=2x(4,2,5)m qua đường Cổ Linh, cống dọc đường Cổ Linh, Đàm Quang Trung, đồng bộ với nạo vét mương Nam QL5

- Bố trí lực lượng ứng trực tua rác, vệ sinh miệng ga thu.

- Vận hành xe bơm 600m3/h trên đường Đàm Quang Trung ra mương Nam QL5

- Vận hành cửa phai hồ Vục hạ mực nước cống nối thông 3 hồ trước, trong và sau khi mưa.

- Đẩy nhanh tiến độ đầu tư dự án Trạm bơm Gia Thương, Cự Khối

- Sửa chữa, bổ sung ga thu nước mặt;

D. LƯU VỰC ĐÔNG ANH (02 ĐIỂM)

I. Huyện Đông Anh (02 điểm)

18

Đường Quốc lộ 3 (Đoạn qua xã Mai Lâm)

- HTTN đường Quốc lộ 3 (đoạn qua xã Mai Lâm): bao gồm tuyến rãnh BxH=(0,4x0,6)m, L=1.720m (do Thành phố quản lý) chạy dọc 2 bên đường QL3 thu nước bằng miệng ghi KT (0,43x0,86)m thoát về tuyến cống hộp BxH= (1,0x1,2)m, BxH=2x(0,6x0,6)m nằm trong khu đất Z133 (Bộ quốc phòng quản lý) ra hệ thống mương nội đồng thoát ra sông Ngũ huyện Khê

- Mặt đường tại vị trí úng ngập (cos 8.23) thấp hơn khu vực xung quanh (cos 8.57) trung bình 30cm.

- Hạ lưu là tuyến cống BxH=(1,0x1,2)m, BxH=2x(0,6x0,6)m và tuyến mương nội đồng thoát ra sông Ngũ Huyện Khê có lưu lượng thoát kém không đáp ứng được công tác tiêu thoát nước cho khu vực

- HTTN chưa hoàn thiện theo quy hoạch (theo quy hoạch N9 là cống hộp kích thước từ 1,2-3(m) và cống tròn D1000-1250(mm).

-Định kỳ nạo vét tuyến rãnh BxH=(0,6x0,8)m chạy dọc 2 bên đường quốc lộ 3.

- Đôn đốc công tác nạo vét, vệ sinh hệ thống thoát nước theo phân cấp của huyện đối với tuyến cống BxH= (1,0x1,2)m, BxH=2x(0,6x0,6) và tuyến mương nội đồng thoát ra sông Ngũ Huyện Khê.

- Rà soát khôi phục tuyến mương nội đồng (thuộc phân cấp của huyện) thoát về sông Ngũ Huyện Khê

Dự án cải tạo nâng cấp đường, rãnh thoát nước từ QL3 vào khu nhà quản trang thôn Du Ngoại (UBND xã Mai Lâm làm CĐT). Dự án hoàn thành sẽ giảm thiểu úng ngập tại khu vực này

19

Đường 23B (Đoạn qua Thôn Cổ Điển)

Hệ thống thoát nước gồm tuyến rãnh BxH=(0,4x0,6)m và các miệng ghi KT (0,43x0,86)m nằm trên tuyến rãnh chạy dọc 2 bên đường thu nước mưa, nước thải nhà dân xung quanh thoát về tuyến cống hộp BxH= (1,5x1,5)m thuộc đường gom chợ đầu mối rồi chảy ra kênh Việt Thắng.

- Tại vị trí úng ngập cao độ mặt đường (8.40m) thấp hơn so với cao độ mặt đường xung quanh (8.76m) khoảng 36cm

- HTTN chưa hoàn thiện theo quy hoạch (theo quy hoạch N4 là cống hộp kích thước từ 0,8-2(m).

- Tăng cường công tác duy tu duy trì khi có mưa với lưu lượng lớn

- Bố trí lực lượng ứng trực tua rác, vệ sinh miệng ga thu.

Khảo sát, bổ sung hệ thống thoát nước

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 138/KH-UBND ngày 04/05/2024 bảo đảm thoát nước, chống úng ngập khu vực nội thành Thành phố Hà Nội mùa mưa năm 2024

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


88

DMCA.com Protection Status
IP: 3.22.51.241
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!