ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
01/KH-UBND
|
Hà
Nội, ngày 03 tháng 01 năm 2012
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG THỦ ĐÔ HÀ NỘI
GIAI ĐOẠN 2011-2015
Thực hiện Quyết định số 1259/QĐ-TTg
ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng
Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
Triển khai Chương trình “Đẩy mạnh
công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý quy hoạch giai đoạn 2011-2015” của
Thành ủy Hà Nội.
Căn cứ nội dung kế hoạch quy hoạch
trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011-2015, UBND Thành phố ban hành kế hoạch
triển khai thực hiện công tác quy hoạch xây dựng trên địa bàn Thành phố Hà Nội
giai đoạn 2011-2015 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU
CẦU:
1. Mục đích:
- Cụ thể hóa Quy hoạch chung xây dựng
Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Tổ chức triển khai các đồ án quy hoạch
chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch vùng huyện; các quy hoạch chuyên ngành;
Hoàn chỉnh các quy chế, quy định quản lý quy hoạch - kiến trúc, quy hoạch xây dựng
tại khu vực nông thôn theo định hướng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô được
Chính phủ phê duyệt.
- Phân công cụ thể cho các sở ngành
liên quan, UBND các quận huyện thị xã để chủ động triển khai thực hiện đúng kế
hoạch đề ra theo lĩnh vực quản lý.
- Đưa ra các cơ chế, chính sách nhằm
thực hiện các quy hoạch được khả thi, kịp thời theo đúng tiến độ và trình tự ưu
tiên.
2. Yêu cầu:
- Các quy hoạch cần được tiến hành
khẩn trương, đảm bảo chất lượng, đồng bộ, có sự phối hợp giữa các Bộ ngành, Sở
ngành, địa phương và các đơn vị tư vấn có liên quan, đáp ứng tiến độ kế hoạch.
- Kế hoạch thực hiện đảm bảo tính
khả thi, hiệu quả, phù hợp thực tiễn đầu tư xây dựng, quản lý và phát triển.
Làm cơ sở lựa chọn đầu tư có trọng tâm, không dàn trải, tập trung cho các dự án
trọng điểm, hạ tầng khung, tạo động lực phát triển cho Thủ đô và góp phần tạo sự
đột phá, chuyển biến trong lĩnh vực quy hoạch, xây dựng, quản lý đô thị trên
toàn thành phố.
- Kiểm tra, giám sát có hiệu quả đối
với các đồ án quy hoạch trong triển khai xây dựng và quản lý quy hoạch xây dựng.
II. NỘI DUNG TRIỂN
KHAI:
1. Phạm vi và
thời gian thực hiện:
Kế hoạch triển khai thực hiện trên
toàn bộ 29 quận, huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội, trong giai đoạn từ năm
2011 đến năm 2015, trong đó tập trung thực hiện giai đoạn 2011-2012.
2. Nội dung kế
hoạch
2.2. Chỉ đạo tổ chức lập, thẩm định
và phê duyệt các quy hoạch:
(Tổng số khoảng 160 đồ án và quy
chế quản lý quy hoạch kiến trúc theo Danh mục dự kiến Kế hoạch quy hoạch xây dựng
trên địa bàn thành phố Hà Nội và Danh mục tại Quyết định 1332/QĐ-UBND ngày
23/3/2009 của UBND Thành phố).
- Các quy hoạch ngành và
chuyên ngành: (khoảng 20 đồ án) quy hoạch mạng lưới các công trình: y tế,
giáo dục, thương mại, công nghiệp, cây xanh, tư pháp… và các quy hoạch chuyên
ngành hạ tầng kỹ thuật như: giao thông, cấp điện, cấp thoát nước, nghĩa trang,…
theo đúng các nhiệm vụ được Thành phố giao (các quy hoạch ngành, chuyên
ngành chưa hoàn thành tại Quyết định 1332/QĐ-UBND ngày 23/3/2009 của UBND Thành
phố); đảm bảo sự đồng bộ, tránh chồng chéo với các quy hoạch xây dựng.
- Quy hoạch chung: (18
đồ án) Tại khu vực đô thị, tập trung các quy hoạch lớn, cơ bản là: 5 đô thị vệ
tinh, 01 thị xã Sơn Tây, 03 thị trấn sinh thái, 09 thị trấn thuộc huyện. Dự kiến
hoàn thành trong tháng 11/2012.
- Quy hoạch xây dựng Vùng huyện:
(14 đồ án) Tập trung các quy hoạch lớn, cơ bản trên địa bàn các huyện
(khu vực nông thôn - hành lang xanh) theo định hướng Quy hoạch chung xây dựng
Thủ đô đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Riêng huyện Sóc Sơn có đặc thù
riêng, được thực hiện chuyển tiếp theo Thông tư 10/2010/TT-BXD ngày 11/8/2010 của
Bộ Xây dựng (Điều 16). Dự kiến hoàn thành trong tháng 11/2012.
(Tập trung các quy hoạch lớn, cơ
bản trên địa bàn Thành phố theo định hướng của Quy hoạch chung đã được Thủ tướng
Chính phủ duyệt, làm cơ sở triển khai các quy hoạch tiếp theo).
- Quy hoạch phân khu đô thị: (38
đồ án)
Tập trung các quy hoạch phân khu tại
đô thị trung tâm, được giới hạn bởi đường vành đai 4, thuộc khu vực phía Bắc và
phía Nam sông Hồng, trong đó:
+ 03 Quy hoạch phân khu (do Bộ Xây
dựng chỉ đạo và tổ chức thực hiện): Khu trung tâm hành chính chính trị Ba Đình;
Khu Hoàng Thành Thăng Long và Khảo cổ 18 Hoàng Diệu; Khu vực di tích Thành Cổ
Loa.
+ 17 Quy hoạch phân khu tại Chuỗi
khu đô thị (phía Đông đường vành đai 4 và phía Bắc sông Hồng) đã được phê duyệt
Nhiệm vụ Quy hoạch. Dự kiến hoàn thành trong tháng 01/2012.
+ 03 Quy hoạch phân khu: Hồ Gươm và
phụ cận; Khu phố cổ; Khu vực Hồ Tây và xung quanh.
+ 15 Quy hoạch phân khu còn lại tại
đô thị trung tâm sẽ được tiếp tục triển khai theo tiến độ UBND Thành phố giao.
Các đồ án Quy hoạch phân khu còn lại
tại Đô thị trung tâm dự kiến sẽ hoàn thành trong tháng 12/2012.
- Quy hoạch chi tiết: (55
đồ án) Chỉ xác định lập các quy hoạch trọng điểm, cấp thiết trên cơ sở các dự
án ưu tiên tại định hướng Quy hoạch chung và sẽ được cập nhật vào các quy hoạch
phân khu theo quy định; Các Quy hoạch chi tiết một số khu đô thị mới, khu chức
năng đô thị… sẽ do các Chủ đầu tư thực hiện, đảm bảo phù hợp với các Quy hoạch
phân khu. Trong đó, khoảng 08 quy hoạch quan trọng dự kiến sẽ hoàn thành trong
tháng 10/2012. Các quy hoạch còn lại sẽ được tiếp tục triển khai, chủ yếu là
các quy hoạch hai bên tuyến đường được đầu tư xây dựng theo hình thức BT, BOT,
PPT… và do các Chủ đầu tư thực hiện.
- Quy hoạch đặc thù: (08
đồ án) Chủ yếu là các quy hoạch các khu di tích danh lam thắng cảnh, các quy hoạch
phòng thủ quan trọng. Riêng các quy hoạch phòng thủ dự kiến hoàn thành trong
tháng 10/2012.
* Lưu ý: Đối với các Quy hoạch
Trung tâm xã và các điểm dân cư nông thôn thuộc các xã, thị trấn (tại khu vực
nông thôn); các quy hoạch xây dựng cải tạo, nâng cấp các khu dân cư hiện có
(tại khu vực phát triển đô thị) và một số quy hoạch chi tiết khác theo
yêu cầu của địa phương sẽ do UBND các Quận, huyện, thị xã tổ chức lập quy hoạch
phù hợp với định hướng Quy hoạch chung và Quy định quản lý đối với khu vực
“Hành lang xanh”.
- Thực hiện việc rà soát, điều
chỉnh, bổ sung các quy hoạch trong các đồ án quy hoạch và quy định quản
lý liên quan đã ban hành đảm bảo phù hợp với quy hoạch chung đã được phê duyệt.
Đặc biệt các dự án tạo sự đồng bộ tại khu vực phía Đông Vành đai 4 (các dự
án đợt 1 được phép triển khai sau khi đã rà soát, không phải điều chỉnh theo chỉ
đạo của Thủ tướng Chính phủ tại khu vực huyện Từ Liêm, Hoài Đức, Hà Đông, khu vực
Đông Anh, Đông Anh - Mê Linh), phát triển hài hòa đô thị phía Bắc và phía
Nam hai bên sông Hồng.
- Quy chế quản lý quy hoạch,
kiến trúc đô thị: (06 quy chế) xác định các quy chế quản lý quy hoạch,
kiến trúc toàn Thành phố, các quy chế quan trọng cho các khu vực đặc thù cần tập
trung phát triển (phố cổ, phố cũ, Hồ Gươm, phố cũ Hà Đông), khu vực Hành lang
xanh. Dự kiến hoàn thành trong tháng 9/2012. Riêng khu vực Hành lang xanh và
khu phố Cũ Hà Đông dự kiến hoàn thành vào Quý I/2014.
3. Kế hoạch 05
năm, kế hoạch hàng năm:
- Căn cứ mục tiêu, chỉ tiêu, định
hướng và giải pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch được duyệt, UBND Thành phố xây dựng
Kế hoạch quy hoạch 05 năm, kế hoạch hàng năm. Trong kế hoạch 05 năm và hàng năm
cần xác định rõ danh mục công trình trọng điểm, các dự án cụ thể để bố trí vốn
đầu tư cho phù hợp.
- Căn cứ Kế hoạch 05 năm của Thành
phố, quy hoạch ngành lĩnh vực, quy hoạch xây dựng toàn Thành phố, các đơn vị được
giao xây dựng kế hoạch cụ thể cho giai đoạn 05 năm và hàng năm để triển khai thực
hiện.
4. Các chương
trình ưu tiên đầu tư:
- Đầu tư xây dựng cải tạo phát triển
đô thị mới và các cơ sở kinh tế - xã hội chính.
+ Cải tạo các khu chung cư cũ; Phát
triển các khu đô thị mới phía Đông đường vành đai 4, Đông Anh, Mê Linh - Đông
Anh.
+ Nhà ở xã hội và tái định cư; Công
viên cây xanh và hồ điều tiết nước.
+ Phát triển hệ thống trung tâm
thương mại và văn hóa, thể thao; xây dựng trung tâm tài chính, triển lãm quốc tế
và TDTT Đông Anh.
+ Thực hiện việc di dời các cơ sở
cao đẳng, đại học, y tế ở khu vực nội đô. Xây dựng các cụm trường đại học mới
và các tổ hợp y tế đa chức năng theo quy hoạch.
+ Chương trình, kế hoạch để đào tạo,
nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý đô thị.
- Đầu tư xây dựng các công trình hạ
tầng kỹ thuật đầu mối thuộc lĩnh vực giao thông, cấp nước, cấp điện và thoát nước
thải.
5. Giải pháp tổ
chức thực hiện:
5.1. Về nguồn vốn:
- Nguồn vốn ngân sách: UBND Thành
phố ưu tiên bố trí kinh phí cho công tác lập quy hoạch bằng nguồn vốn ngân sách
của Thành phố. Đặc biệt tập trung vào giai đoạn trước mắt (2011 -2012) và các đồ
án mang tính trọng điểm như Quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch vùng
huyện, quy hoạch các tuyến đường quan trọng, cải tạo các khu chung cư cũ xuống
cấp,…
- Nguồn vốn khác: UBND Thành phố
cho áp dụng cơ chế huy động vốn và năng lực tổ chức lập quy hoạch đối với các tổ
chức kinh tế trong việc lập quy hoạch xây dựng thực hiện theo Khoản 2, Điều 2 -
Thông tư số 17/TT-BXD ngày 30/9/2011 của Bộ Xây dựng về việc “khuyến khích
các tổ chức, cá nhân sử dụng vốn khác (không thuộc vốn ngân sách nhà nước) để
thực hiện quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị vận dụng các quy định tại
Thông tư này để xác định và quản lý chi phí”. Các tổ chức kinh tế tham gia
tổ chức lập quy hoạch sẽ được xem xét ưu tiên trong giai đoạn triển khai tiếp
theo trên cơ sở tuân thủ theo Quy hoạch được cấp thẩm quyền phê duyệt.
5.2. Về nguồn nhân lực:
- Đối với các Quận, huyện, thị xã:
Chủ động sắp xếp cán bộ và kiến nghị bổ sung các cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ
đủ điều kiện thực hiện việc tham mưu cho UBND quận, huyện, thị xã tổ chức lập,
thẩm định trình phê duyệt các quy hoạch thuộc thẩm quyền và các nhiệm vụ được
giao, đặc biệt các cán bộ có trình độ nghiệp vụ trong lĩnh vực ngành đào tạo:
Kiến trúc, quy hoạch, giao thông và chuẩn bị kỹ thuật.
- Đối với các Sở ngành liên quan:
tăng cường công tác tổ chức, sắp xếp đội ngũ cán bộ khoa học, hợp lý, kết hợp đẩy
nhanh công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực được giao; Phối hợp với các
quận, huyện, thị xã để có kế hoạch thực hiện, kết hợp với các trường như: Đại học
Kiến trúc, Xây dựng, Giao thông, trường Đào tạo cán bộ ngành xây dựng, tổ chức
lớp đào tạo bồi dưỡng cán bộ… nhằm nâng cao trình độ năng lực trong công tác quản
lý về quy hoạch, kiến trúc.
- Thực hiện cải cách hành chính tiến
tới giảm thiểu thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính, rút ngắn thời
gian giải quyết từ khâu chuẩn bị đầu tư dự án, thiết kế đến thẩm định, phê duyệt,
giải phóng mặt bằng và xây dựng. Xác định rõ trách nhiệm của từng cấp, từng
ngành, từng cá nhân, mối quan hệ phối hợp trong xây dựng, phát triển và quản lý
đô thị, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường, nâng cao năng lực cạnh tranh
của đô thị.
5.3. Về khoa học công nghệ:
- Khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng
tiến bộ kỹ thuật công nghệ cao, tiết kiệm năng lượng phục vụ cho nhiệm vụ xây dựng,
phát triển và quản lý, cải tạo, xây dựng và hiện đại hóa đô thị. Huy động các
nguồn lực để đầu tư cho công nghệ thông tin trong công tác quản lý không gian
đô thị toàn Thành phố, đặc biệt tại Thành phố trung tâm và các khu vực có ý
nghĩa quan trọng, phục vụ công tác kiểm soát phát triển đô thị theo định hướng
kinh tế tri thức.
- Huy động tiềm năng trí tuệ, phát
huy vai trò của các chuyên gia, nhà khoa học, các công dân có kinh nghiệm trong
công tác tư vấn, đặc biệt là các đơn vị tư vấn có kinh nghiệm, có năng lực chuyên
môn cao trong nước và nước ngoài đã tham gia thực hiện tại Việt Nam, đảm bảo chất
lượng và tiến độ đồ án, nhằm tiếp cận kinh nghiệm và các phương pháp nghiên cứu,
quản lý quy hoạch tiên tiến trên thế giới và khu vực gắn với điều kiện thực tế
trong nước và Thủ đô Hà Nội.
5.4. Về cơ chế, chính sách:
- Xây dựng cơ chế, chính sách quản
lý và khai thác nguồn lực đất đai, kế hoạch sử dụng đất phù hợp với các chương
trình phát triển liên quan tạo điều kiện tối đa tạo động lực phát triển đô thị.
Đổi mới công tác quản lý đất đai và phát triển thị trường bất động sản. Huy động
các nguồn vốn từ xã hội để đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị và cải tạo chỉnh
trang đô thị.
- Nghiên cứu, đề xuất trình Chính
phủ cho phép áp dụng một số cơ chế chính sách đặc thù về quy hoạch, đầu tư xây
dựng, phát triển và quản lý đô thị của Thủ đô. Đặc biệt trong quản lý đầu tư
phát triển các công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật thiết yếu. Trong đó
quan tâm các cơ chế, chính sách tạo nguồn vốn.
- Kiến nghị Bộ Xây dựng và Thủ tướng
Chính phủ cho phép Hà Nội thực hiện theo cơ chế đặc thù về quy trình lập, thẩm
định, phê duyệt và thành phần hồ sơ quy hoạch để các dự án đầu tư trọng điểm có
thể triển khai sớm trên cơ sở khớp nối, phù hợp với quy hoạch tổng thể. Cụ thể:
đối với một số đồ án Quy hoạch chung, Quy hoạch phân khu thành phần hồ sơ tuân
thủ theo quy định, phân tán thành 02 Giai đoạn thực hiện:
+ Giai đoạn 1 (Quy hoạch cơ bản):
Tập trung hoàn thành phê duyệt các bản vẽ Quy hoạch sử dụng đất, Quy hoạch
không gian kiến trúc cảnh quan, Quy hoạch giao thông và ban hành Quyết định phê
duyệt quy hoạch (về sử dụng đất, không gian kiến trúc cảnh quan, giao thông).
+ Giai đoạn 2: Hoàn thiện đầy
đủ thành phần hồ sơ còn lại (đảm bảo phù hợp với hồ sơ giai đoạn I đã được phê
duyệt). Thời gian cho phép hoàn thành sau khoảng 6 ÷ 9 tháng.
Ngoài ra có cơ chế chính sách tháo
gỡ để đẩy nhanh việc cải tạo, xây dựng mới các chung cư xuống cấp, góp phần sớm
hoàn thành công tác lập quy hoạch, đặc biệt tại khu vực nội đô.
5.5. Về công tác phối hợp:
- Tăng cường trao đổi, phối hợp giữa
các cơ quan của Thành phố với các Bộ ngành liên quan để kịp thời tháo gỡ các vướng
mắc trong công tác triển khai các quy hoạch ngành và chuyên ngành và các công
việc liên quan đến việc lập quy hoạch xây dựng và đầu tư xây dựng. Đặc biệt việc
áp dụng linh hoạt các tiêu chuẩn, quy chuẩn, thông tư, nghị định hoặc các văn bản
đã ban hành vào thực tiễn phát triển tại Hà Nội.
- Thông qua Hội đồng thẩm định quy
hoạch xây dựng Thành phố Hà Nội để thẩm định các đồ án quy hoạch thuộc thẩm quyền
phê duyệt của Thành phố. Đối với các đồ án thuộc thẩm quyền phê duyệt của mình,
UBND quận, huyện, thị xã phối hợp với các ngành chức năng Thành phố tham gia thực
hiện công tác lập thẩm định trình duyệt quy hoạch, đảm bảo cập nhật đầy đủ
thông tin, tiết kiệm thời gian, tránh chỉnh sửa hay điều chỉnh sau khi Quy hoạch
được phê duyệt.
- Tăng cường giao ban giữa Sở Quy
hoạch - Kiến trúc với các Quận, huyện, thị xã và các ngành liên quan theo kế hoạch,
nhằm tháo gỡ kịp thời các vướng mắc trong quá trình thực hiện các công việc được
giao, đảm bảo sự đồng bộ trong công tác quản lý.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN:
1. Phân công
trách nhiệm:
a) Sở Quy hoạch - Kiến trúc:
- Chủ trì công tác triển khai thực hiện
Kế hoạch lập quy hoạch xây dựng trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn
2011-2015. Chịu trách nhiệm tổng hợp, kiểm tra, giám sát tiến độ, chất lượng
báo cáo UBND thành phố nội dung và tiến độ thực hiện định kỳ 3 tháng/1 lần.
- Tổ chức lập quy hoạch, thẩm định
trình phê duyệt các đồ án quy hoạch theo kế hoạch và nhiệm vụ được giao; chịu
trách nhiệm quản lý và khai thác các hồ sơ quy hoạch, phục vụ công tác quản lý
quy hoạch kiến trúc trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Nghiên cứu áp dụng công nghệ
GIS trong công tác quản lý quy hoạch kiến trúc cho các đô thị.
- Phối hợp với Sở Nội vụ và UBND
các quận, huyện, thị xã rà soát, đề xuất giải pháp kiện toàn tổ chức bộ máy,
phân cấp quản lý, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý quy hoạch
- kiến trúc.
- Tham gia hướng dẫn, góp ý nội
dung quy hoạch đối với các đồ án quy hoạch do các Quận, huyện, thị xã thực hiện
theo lĩnh vực được giao.
b) Các sở ngành liên quan:
- Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài
chính, Kho bạc Nhà nước Hà Nội: Bố trí nguồn kinh phí trình UBND Thành phố phê
duyệt, hướng dẫn thủ tục thanh quyết toán theo quy định; Xây dựng các cơ chế,
chính sách huy động các nguồn lực tài chính. Tăng cường công tác xúc tiến đầu
tư để thu hút các nguồn vốn đầu tư thực hiện quy hoạch.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng
và các Sở ngành liên quan sớm hoàn thành: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
- xã hội tại các Huyện; Quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ lực; Quy hoạch
chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đô thị (Quy hoạch giao thông; Quy hoạch cấp thoát
nước; Quy hoạch cấp điện; Quy hoạch xử lý chất thải rắn; Quy hoạch nghĩa
trang…) theo các Nhiệm vụ quy hoạch đã được phê duyệt, làm cơ sở triển khai Quy
hoạch xây dựng theo định hướng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô.
+ Chỉ đạo lập kế hoạch, chương
trình cải tạo chỉnh trang đô thị, chương trình phát triển đô thị, kế hoạch đầu
tư xây dựng các công trình hạ tầng xã hội - kỹ thuật; quản lý chặt chẽ các quỹ
đất dự kiến để phát triển các công trình, các khu chức năng quan trọng của đô
thị theo đúng quy hoạch.
- Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội:
xây dựng quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị. Tổ chức thực hiện các đồ
án quy hoạch theo nhiệm vụ được giao, đặc biệt các quy hoạch phân khu thuộc đô
thị trung tâm.
- Sở Nội vụ: Tập trung xây dựng
chương trình, đề án, kế hoạch tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng nền
hành chính điện tử. Tổ chức đào tạo, tuyển dụng, tạo nguồn cán bộ đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ.
- Sở Khoa học và Công nghệ: Nghiên
cứu, trình UBND thành phố cơ chế về quản lý, ứng dụng về khoa học và công nghệ.
Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ phục
vụ trong việc thực hiện quy hoạch và quản lý theo quy hoạch. Xây dựng chương
trình, kế hoạch trong lĩnh vực phát triển nhân lực về khoa học và công nghệ,
chương trình hội nhập quốc tế của thành phố về khoa học và công nghệ.
+ Ban Thi đua thành phố chủ trì
phát động năm thi đua với chủ đề “2012- Năm đồng khởi Quy hoạch xây dựng” có kiểm
tra, giám sát và đánh giá kịp thời.
c) UBND quận, huyện, thị xã:
- Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt
các đồ án quy hoạch thuộc địa bàn mình quản lý theo nhiệm vụ được giao, lấy ý
kiến tham gia góp ý nội dung quy hoạch của Sở Quy hoạch - Kiến trúc và các
ngành liên quan trước khi phê duyệt đồ án quy hoạch.
- Thực hiện việc quản lý xây dựng
theo quy hoạch được duyệt tại địa phương.
- Chủ động rà soát, sắp xếp tổ chức
bộ máy, bố trí cán bộ làm công tác quản lý quy hoạch kiến trúc, đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ được giao.
2. Lộ trình
triển khai:
- Giai đoạn 2011-2012 (các
quy hoạch ưu tiên): Khoảng 78 đồ án (bao gồm các đồ án Quy hoạch chung:
các đô thị Vệ tinh, thị trấn sinh thái, thị trấn Huyện lỵ, thị xã; Quy hoạch
xây dựng vùng huyện; quy hoạch phân khu đô thị…) và 04 quy chế quản lý quy hoạch,
kiến trúc các khu vực quan trọng. Tập trung công tác lập, thẩm, duyệt các quy
hoạch quan trọng (bao gồm cả đô thị và nông thôn) phục vụ công tác quản lý và tạo
động lực phát triển kinh tế - xã hội tại mỗi địa phương phù hợp với định hướng
Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô.
- Giai đoạn 2013-2015 (các quy
hoạch còn lại):
+ Triển khai lập Quy hoạch chi tiết
hai bên tuyến đường theo hình thức BOT, BTO, BT… đối với các tuyến đường chính,
các tuyến đường vành đai, đường xuyên tâm quan trọng.
+ Hoàn chỉnh quy hoạch chi tiết cải
tạo tất cả các chung cư cũ đã xuống cấp thuộc thành phố Trung tâm.
+ Tiến hành hoàn thiện các quy hoạch
phân khu đô thị tại Khu vực nêm xanh, khu vực hai bên sông Hồng, sông Đuống;
Quy hoạch các khu di tích, danh lam thắng cảnh; Quy hoạch chung hệ thống công
trình không gian ngầm Thành phố và các quy hoạch chi tiết, quy chế quản lý quy
hoạch kiến trúc còn lại.
+ Hoàn thành các Quy hoạch thuộc địa
giới hành chính các Quận, huyện, thị xã như: Các điểm dân cư nông thôn thuộc
các xã, thị trấn (đối với khu vực nông thôn), các quy hoạch xây dựng cải
tạo, nâng cấp các khu dân cư (đối với khu vực phát triển đô thị) và sẽ
được cụ thể, bổ sung chi tiết khi triển khai tại các địa phương (tùy thuộc vào
ranh giới phát triển đô thị tại các đô thị vệ tinh và thị trấn sinh thái sau
khi Quy hoạch xây dựng Vùng huyện, quy hoạch phân khu được phê duyệt).
Việc triển khai kế hoạch thực hiện
Quy hoạch xây dựng trên địa bàn Thành phố Hà Nội sau khi Quy hoạch chung xây dựng
Thủ đô Hà Nội đến năm 2003 và tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt là nhiệm vụ quan trọng, đồng thời là cơ sở pháp lý cho triển khai các
dự án đầu tư xây dựng đồng bộ, hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống
cho người dân.
Yêu cầu các sở, ngành, quận, huyện,
thị xã, các cơ quan, đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện các nhiệm vụ đã được
giao đưa Quy hoạch chung vào thực tiễn./.
Nơi nhận:
- TT Thành ủy;
- TT HĐND TP;
- Đ/c Chủ tịch UBND TP;
- Các đ/c Phó Chủ tịch UBNDTP;
- Các sở, ngành, quận, huyện, thị xã;
- Viện Quy hoạch Xây dựng HN;
- VPUB: CPVP, PVP, các phòng CV;
- Lưu: VT (130 bản); XDHI
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Khôi
|