UỶ
BAN NHÂN DÂN TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ
SỞ XÂY DỰNG
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
124/SXD-XDCB
|
Huế,
ngày 07 tháng 2 năm 2007
|
HƯỚNG DẪN
THỰC
HIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY TRONG QUY HOẠCH, THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Căn cứ Luật phòng cháy và
chữa cháy ngày 29/6/2001;
Căn cứ Nghị định số
35/2003/NĐ-CP ngày 4/4/2003 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ Nghị định số 123/2005/NĐ-CP
ngày 5/10/2005 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ chỉ thị số
08/2006/CT-UBND ngày 13/3/2006 của UBND tỉnh về tăng cường chỉ đạo và thực hiện
có hiệu qủa công tác phòng cháy chữa cháy,
Để thực hiện tốt công tác
nang cao chất lượng công trình về PCCC, bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của
các chủ thể trong quá trình thi công xây dựng và khai thác sử dụng công trình,
Sở Xây dựng hướng dẫn một số quy định về PCCC trong công tác lập quy hoạch, thiết
kế, thi công xây dựng, duy tu bảo dưỡng công trình như sau:
I. DANH MỤC CƠ SỞ CÓ NGUY
HIỂM VỀ CHÁY,NỔ
1. Các cơ sở có nguy hiểm về
cháy, nổ:
Các cơ sở có nguy hiểm về cháy
nổ được quy định tại khoản 4 điều 3 Luật phòng cháy và chữa cháy gồm: Nhà máy,
xí nghiệp, kho tàng, trụ sở làm việc, bệnh viện, trường học, rạp hát, khách
sạn, chợ, trung tâm thương mại, doanh trại lực lượng vũ trang , được Nghị định
35/2003/NĐ-CP ngày 4/4/2003 của Chính phủ (phụ lục 1) hướng dẫn cụ thể như sau:
1.1 Cơ sở sản xuất vật liệu nổ,
cơ sở khai thác, chế biến dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt; cơ sở sản xuất,
chế biến hàng hóa cháy được có khối tích từ 5000 m3 trở lên.
1.2 Kho chứa , cảng xuất nhập
khẩu: Vật liệu nổ, kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, kho khí đốt hóa lỏng.
1.3 Cửa hàng kinh doanh xăng
dầu, khí dốt hóa lỏng.
1.4. Nhà máy điện, trạm biến áp
từ 110 KV trở lên
1.5. Chợ kiên cố, bán kiên cố
thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của UBND cấp huyện trở lên; Chợ kiên cố, bán
kiên cố khác, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bách hóa có tổng diện
tích các gian hàng từ 300 m2 trở lên hoặc khối tích từ 1.000 m3 trở lên.
1.6. Nhà ở tập thể, nhà chung
cư, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ cao từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ
5.000 m3 trở lên.
1.7. Bệnh viện tỉnh, bộ, ngành ;
các cơ sở y tế khám chữa bệnh khác có từ 50 giường trở lên.
1.8. Rạp hát, rạp chiếu phim,
hội trường, nhà văn hóa, nhà thi đấu thể thao trong nhà có từ 200 chỗ ngồi trở
lên, vũ trường, câu lạc bộ trong nhà, cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí và phục
vụ công cộng khác trong nhà có diện tích từ 200 m2 trở lên; sân vận động 5.000
chõ ngồi trở lên.
1.9. Nhà ga, cảng hàng không;
cảng biển, cảng sông, bến tàu thủy, bến xe khách cấp tỉnh trở lên; bãi đỗ xe có
200 xe ôtô trở lên; nhà ga hành khách đường sắt loại 1, loại 2 và loại 3; ga
hàng hóa đường sắt loại 1 và loại 2.
1.10. Cơ sở lưu trữ, thư viện,
bảo tàng, di tích lịch sử, nhà hội chợ, triển lãm thuộc thẩm quyền quản lý trực
tiếp của Bộ, cơ quan ngang bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thành phố
trực thuộc tỉnh.
1.11. Cơ sở phát thanh, truyền
hình, bưu chính viễn thông cấp tỉnh trở lên.
1.12. Trung tâm chỉ huy, điều
độ, điều hành, điều khiển với quy mô khu vực và quốc gia thuộc mọi lĩnh vực.
1.13. Kho hàng hóa, vật tư cháy
được (hoặc hàng hóa vật tư không cháy được đựng trong bao bì cháy được) có khối
tích từ 5.000 m3 trở lên; bãi hàng hóa, vật tư cháy được có diện tích từ 500 m2
trở lên.
1.14. Trụ sở cơ quan, văn phòng
làm việc, cơ sở nghiên cứu cao từ 6 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 25.000 m3
trở lên.
1.15. Hầm mỏ khai thác than và
các khoáng sản khác cháy được; công trình giao thông ngầm có chiều dài từ 400 m
trở lên; công trình trong hang hầm có hoạt động sản xuất, bảo quản, sử dụng
chất cháy, nổ và có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.
1.16. Cơ sở và công trình có
hạng mục hay bộ phận nếu xảy ra cháy, nổ ở đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới
toàn bộ cơ sở, công trình hoặc có tổng diện tích hay khối tích của hạng mục, bộ
phận chiếm từ 25% trở lên tổng diện tích hoặc khối tích
của toàn bộ cơ sở, công trình mà
các hạng mục, bộ phận đó trong quá trình hoạt động có số lượng chất cháy, nổ
nguy hiểm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
-Khi cháy với khối lượng có thể
tạo thành hỗn hợp dễ nổ chiếm từ 5% thể tích không khí trong phòng trong phòng
hoặc có từ 70 kg khí cháy trở lên.
-Chất lỏng có nhiệt độ bùng cháy
đến 61 độ C với khối lượng có thể tạo thành hỗn hợp dễ nổ chiếm từ 5% không khí
trong phòng trở lên hoặc các chất lỏng cháy khác có nhiệt độ bùng cháy cao hơn
61 độ C với khối lượng từ 1.000 lít trở lên.
-Bụi hay xơ cháy được có giới
hạn nổ dưới bằng hoặc nhỏ hơn 65 g/m3 với khối lượng có thể tạo thành hỗn hợp
dễ nổ chiếm từ 5% không khí trong phòng trở lên; các chất rắn , hàng hoá, vật
tư là chất rắn cháy được với khối lượng trung bình từ 100 kg /m2 sàn trở lên.
-Các chất có thể cháy, nổ hoặc
sinh ra chất cháy, nổ khi tác dụng với nhau với tổng khối lượng từ 1.000 kh trở
lên.
-Các chất có thể cháy, nổ hoặc
sinh ra chất cháy, nổ khi tác dụng với nước hay ôxy trong không khí với khối
lượng từ 500 kg trở lên.
2. Danh mục thuộc diện phải
có giấy chứng nhận đủ điều kiện về PCCC trước khi đua vào sử dụng (phụ lục 2):
2.1. Nhà ở, khách sạn, văn phòng
làm việc, nhà cho thuê văn phòng có chiều cao từ 7 tầng trở lên.
2.2. Cơ sở sản xuất, chế biến
xăng dầu, khí đốt hóa lỏng và hóa chất dễ cháy, nổ, với mọi quy mô.
2.3. Cơ sở sản xuất, gia công,
cung ứng, bảo quản và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
2.4. Kho xăng dầu có tổng dung
tích từ 500 m3 trở lên, kho khí đốt hóa lỏng có tổng trọng lượng từ 600 kg trở
lên.
2.5. Cửa hàng kinh doanh xăng
dầu, khí đốt hóa lỏng.
2.6. Chợ kiên cố hoặc bán kiên
cố có tổng diện tích kinh doanh từ 1.200 m2 trở lên hoặc có từ 300 hộ kinh
doanh trở lên, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bách hóa có tổng diện
tích các gian hàng từ 300 m2 trở lên hoặc có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.
2.7. Nhà máy nhiệt điện có công
suất từ 100.000 KW trở lên, nhà máy thủy điện có công suất từ 20.000 kW trở
lên, trạm biến áp có điện áp từ 220 KV trở lên.
II. YÊU CẦU PCCC KHI LẬP QUY
HOẠCH
Điều 13 của Nghị định
35/2003/NĐ-CP quy định:
Khi lập quy hoạch dự án xây dựng
mới hoặc cải tạo đô thị, khu dân cư, đặc khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế
xuất, khu công nghệ cao phải có giải pháp thiết kế về phòng cháy và chữa cháy
bảo đảm các nội dung sau:
1. Địa điểm xây dựng công trình
, cụm công trình, bố trí các khu đất, các lô nhà phải bảo đảm chống cháy lan,
giảm tối thiểu tác hại của nhiệt, khói bụi, khí độc do đám cháy sinh ra đối với
các khu dân cư và công trình xng quanh.
2. Hệ thống giao thông, khoảng
trống phải đủ kích thước và tải trọng bảo đảm cho phương tiện chữa cháy cơ giới
triển khai các hoạt động chữa cháy.
3. Hệ thống cấp nước bảo đảm
việc cấp nước chữa cháy; hệ thống thông tin liên lạc, cung cấp điện phải bảo
đảm phục vụ các hoạt động chữa cháy, thông tin chữa cháy.
4. Bố trí địa điểm xây dựng đơn
vị phòng cháy và chữa cháy ở khu vực trung tâm, thuận lợi về giao thông, thông
tin liên lạc và có đủ diện tích bảo đảm cho các hoạt động thường trực sẵn sàng
chiến đấu, luyện tập, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện chữa cháy theo quy định
của Bộ Công an.
5. Trong dự án phải có dự toán
kinh phí cho các hạng mục PCCC.
III.YÊU CẦU PCCC KHI LẬP DỰ
ÁN VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Điều 14 của Nghị định
35/2003/NĐ-CP quy định:
Khi lập dự án và thiết kế công
trình xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng của công trình phải
có các giải pháp thiết kế về PCCC bảo đảm các nội dung sau:
1. Bảo đảm khoảng cách an toàn
về PCCC đối với các công trình xung quanh.
2. Bậc chịu lửa hay mức độ chịu
lửa của công trình phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của công trình; có
giải pháp bảo đảm ngăn cháy và chống cháy lan giữa các hạng mục của công trình
và giữa công trình này với công trình khác.
3. Công nghệ sản xuất, hệ thống
điện, chống sét, chống nổ của công ttrình và bố trí các hệ thống, máy móc,
thiết bị vật tư bảo đảm các yêu cầu an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
4. Hệ thống thoát nạn gồm cửa,
lối đi, hành lang, cầu thang chung; cửa, lối đi, cầu thang dành riêng cho thoát
nạn, thiết bị chiếu sáng và chỉ dẫn lối thoát, thiết bị thông gió và hút khói,
thiết bị cứu người, thiết bị báo tín hiệu bảo đảm cho việc thoát nạn nhanh
chóng, an toàn khi xảy ra cháy.
5. Hệ thống giao thông, bãi đỗ
phục vụ cho phương tiện chữa cháy cơ giới hoạt động bảo đảm kích thước và tải
trọng; hệ thống cấp nước chữa cháy bảo đảm yêu cầu phục vụ chữa cháy.
6. Hệ thống báo cháy, hệ thống
chữa cháy và phương tịên chữa cháy khác bảo đảm số lượng, vị trí lắp đặt và các
thông số kỹ thuật phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của công trình.
7. Trong dự án và thiết kế phải
có dự toán kinh phí cho các hạng mục phòng cháy và chữa cháy.
Kinh phí PCCC trong đầu tư xây
dựng phải được bố trí ngay trong giai đoạn lập dự án quy hoạch, dự án đầu tư và
thiết kế công trình, bao gồm:
a) Kinh phí cho các hạng mục
PCCC quy định tại điều 13 và điều 14 của Nghị định 35/2003/NĐ-CP (ứng với phần
I và II trên đây)
b) Các khoản kinh phí khác phục
vụ việc lập dự án, thiết kế, thẩm duyệt, thử nghiệm, kiểm định, thi công, nghiệm
thu về PCCC.
IV. THIẾT KẾ VỀ PHÒNG CHÁY VÀ
CHỮA CHÁY
Dự án, công trình hay hạng mục
công trình (gọi tắt là công trình) sau đây (quy định tại phụ lục 3 Nghị định
35/2003/NĐ-CP) thuộc mọi nguồn vốn đầu tư, khi xây dựng mới, cải tạo hoặc thay
đổi tính chất sử dụng phải có thiết kế về PCCC do đơn vị có đủ năng lực thiết
kế và phải được thẩm duyệt về PCCC trước khi thi công .
Các công trình không thuộc danh
mục quy định tại phụ lục 3, khi xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất
sử dụng vẫn phải có thiết kế bảo đảm các yêu cầu về PCCC theo quy định của pháp
luật nhưng không bắt buộc phải thẩm duyệt về PCCC.
Khi thiết kế PCCC, áp dụng Tiêu
chuẩn Việt Nam: “ TCVN 2622-78 Phòng cháy chữa cháy cho nhà và công trình” và
các Tiêu chuẩn liên quan khác chống sét....
V. XỬ LÝ VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ
PCCC TRONG ĐẦU TƯ, XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
A. Quy định chung về PCCC
trong đầu tư và xây dựng (Điều 16 Nghị định 123/2005/NĐ-CP).
1. Khi có những thay đổi về kiến
trúc của công trình, quy mô, tính chất hoạt động làm tăng mức độ nguy hiểm về
PCCC mà không thông báo kịp thời cho Cảnh sát PCCC trực tiếp quản lý bị phạt
tiền 100.000 đến 200.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng
đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
a) Không tổ chức giám sát thi
công, lắp đặt hạng mục PCCC của công trình.
b) Không trình thẩm duyệt lại
khi có thay đổi về thiết kế và thiết bị PCCC trong quá trình thi công xây dựng
công trình..
c) Không bảo đảm một trong các
điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với công trình không thuộc
diện phải thẩm duyệt về PCCC quy định tại Phụ lục 3 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP
ngày 4/4/2003 của Chính phủ.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng
đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
a) Thi công. lắp đặt hạng mục
PCCC không theo đúng thiết kế về PCCC đã được thẩm duyệt.
b) Không có biện pháp và phương
tiện bảo đảm an toàn về PCCC trong quá trình thi công. xây dựng công trình.
c) Không nghiệm thu về PCCC theo
quy định.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng
đến 15.000.000 đồng đối với hành vi thi công công trình thuộc diện phải thẩm
duyệt về PCCC mà không có “Giấy chứng nhận thẩm duyệt về PCCC”.
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng
đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
a) Không có thiết kế PCCC đối
với công trình thuộc diện phải có thiết kế về PCCC.
b) Đưa công trình vào hoạt động
mà chưa được nghiệm thu về PCCC theo quy định.
B. Quy định cụ thể khác liên
quan đến đầu tư xây dựng:
Các đơn vị thiết kế, thi công,
chủ đầu tư, chủ sở hữu quản lý, sử dụng, khai thác công trình, các tổ chức, các
lực lượng PCCC.... khi vi phạm hành chính về PCCC sẽ bị xử phạt theo quy định
tại các điều 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23 và 24 của
Nghị định số 123/2005/NĐ-CP ngày 05/12/2005 của Chính phủ.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Hướng dẫn, tổ chức thực
hiện:
a) Đề nghị Sở quản lý xây dựng
chuyên ngành hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng thuộc chuyên
ngành thực hiện Luật PCCC và các Nghị định hướng dẫn.
b) Đề nghị UBND thành phố Huế và
UBND các huyện chỉ đạo các phòng quản lý xây dựng hướng dẫn cho các tổ chức, cá
nhân hoạt động xây dựng trên địa bàn do mình quản lý.
c) Đề nghị các cơ quan, các tổ
chức, cá nhân có công trình xây dựng, nhất là các chủ đầu tư xây dựng công
trình, đặc biệt quan tâm đến công tác PCCC cho công trình, thực hiện đúng quy
định của pháp luật.
2. Giải quyết vướng mắc: Trong
quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân có liên quan
phản ánh về các Sở quản lý xây dựng chuyên ngành giải quyết, những vấn đề chưa
giải quyết được, gửi về cơ quan đầu mối là Sở Xây dựng để tổng hợp trình cấp có
thẩm quyền cao hơn giải quyết.
Nơi nhận:
-TT HĐND (báo cáo)
-UBND tỉnh (báo cáo)
-Sở Giao thông Vận tải
-Sở Công nghiệp
-Sở Nông nghiệp và PTNT
-Sở Bưu chính Viễn thông
-Các Sở chức năng QLXD
-Các Sở có Dự án ĐTXD
-UBND TP Huê
-UBND các huyện.
-Các Ban QLDA, các tổ chức tư vấn, các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động xây dựng
trên địa bàn.
-Lưu SXD: XDCB,VP
|
GIÁM
ĐỐC
Nguyễn Việt Tiến
|