UBND
TỈNH KON TUM
SỞ XÂY DỰNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
05/SXD-HD
|
Kon
Tum, ngày 28 tháng 07 năm 2006
|
HƯỚNG DẪN
VỀ VIỆC QUẢN LÝ CÂY XANH ĐÔ THỊ
Căn cứ Thông tư số 20/TT-BXD
ngày 20/12/2005 của Bộ Xây dựng "Hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị";
Căn cứ Quyết định số
18/2006/QĐ-UBND ngày 16/5/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum "V/v giao
nhiệm vụ quản lý cây xanh đô thị";
Sở Xây dựng tỉnh Kon Tum hướng
dẫn một số nội dung của Thông tư số 20/2005/TT-BXD ngày 20/12/2005 của Bộ Xây
dựng về việc quản lý cây xanh đô thị như sau:
1. Đối tượng áp
dụng:
Tất cả tổ chức và cá nhân có liên
quan tới các hoạt động về đầu tư phát triển, tư vấn, quản lý, sử dụng và khai
thác cây xanh tại tất cả các đô thị trên toàn tỉnh đều phải thực hiện theo các
quy định tại Thông tư số 20/2005/TT-BXD ngày 20/12/2005 của Bộ Xây dựng
"Hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị" (sau đây gọi tắt là Thông tư số
20/2005/TT-BXD) và hướng dẫn này.
2. Nguyên tắc
chung về quản lý cây xanh đô thị:
a) Tất cả các loại cây xanh đô thị
(cây xanh công cộng, cây xanh sử dụng hạn chế, cây xanh chuyên dùng) đều được
xác định sở hữu (sở hữu toàn dân, sở hữu tập thề, sở hữu cá nhân …), do tổ
chức, cá nhân quản lý hoặc được giao quản lý:
- Cây xanh (cây xanh công cộng)
được trồng trên đường, phố, công viên, vườn thú, vườn hoa, vườn dạo, các khu
vui chơi giải trí, thảm cỏ tại dải phân cách, các đài tưởng niệm, quảng trường
và các khu vực sở hữu công cộng khác; cây xanh (cây xanh chuyên dùng) trong
vườn ươm, cách ly, phòng hộ; cây cổ thụ, cây cần được bảo tồn, giao cho đơn vị
quản lý cây xanh đô thị trực tiếp quản lý.
- Cây xanh được trồng trong các
công sở, trường học, đình chùa, bệnh viện, nghĩa trang, công nghiệp, kho tàng,
cây xanh phục vụ cho công tác nghiên cứu và các khu nhà ở, biệt thự của các tổ
chức, giao cho các tổ chức có cây xanh đó quản lý.
- Cây xanh được trồng trong các
biệt thự tư nhân, nhà vườn và trong các khuôn viên nhà ở tư nhân, giao cho tư
nhân có cây xanh đó quản lý.
Tổ chức cá nhân được giao quản lý,
chăm sóc cây xanh phải được thực hiện quy định tại Thông tư số 20/2005/TT-BXD.
b) Việc trồng cây xanh đô thị (bao
gồm trồng mới, dịch chuyển vị trí cây xanh) phải được thực hiện theo quy hoạch xây
dựng đô thị hoặc quy hoạch chuyên ngành cây xanh được cấp có thẩm quyền phê
duyệt.
c) Việc lựa chọn chủng loại và
trồng cây xanh phải mang bản sắc của địa phương, phù hợp với điều kiện khí hậu
và thổ nhưỡng của từng đô thị, đồng thời đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về sử
dụng; bóng mát, trang trí, cách ly, phòng hộ, mỹ quan, an toàn giao thông và vệ
sinh môi trường đô thị; hạn chế làm hư hỏng các công trình hạ tầng kỹ thuật
trên mặt đất, dưới mặt đất và trên không.
d) Các tổ chức, cá nhân có trách
nhiệm quản lý, bảo vệ, chăm sóc cây xanh trước mặt nhà, trong khuôn viên; đồng
thời thông báo kịp thời cho các cơ quan chức năng quản lý (chính quyền địa
phương, đơn vị quản lý cây xanh đô thị …) để giải quyết khi phát hiện cây xanh
nguy hiểm (cây có khuyết tật, có khả năng xảy ra rủi ro khi cây hoặc một phần của
cây gẫy, đổ vào người, phương tiện và công trình) và các hành vi gây ảnh hưởng
đến sự phát triển của cây xanh đô thị.
3. Các hành vi
bị nghiêm cấm đối với cây xanh đô thị:
a) Trồng các loại cây trong danh
mục cây cấm trồng; trồng các loại cây trong danh mục cây trồng hạn chế khi chưa
được Sở Xây dựng cho phép.
Danh mục cây cấm trồng, cây trồng
hạn chế do Sở Xây dựng ban hành.
b) Các hành vi xâm hại cây xanh đô
thị như:
- Tự ý chặt hạ, đánh chuyển di dời,
ngắt hoa, bẻ cành, chặt rể, cắt ngọn, khoanh và bóc vỏ, đốt lửa, đặt bếp, đổ
rác, chất độc hại, vật liệu xây dựng vào gốc cây.
- Tự ý xây bục bệ bao quanh gốc
cây, giăng dây, giăng đèn trang trí, đóng đinh, treo biển quảng cáo trái phép.
c) Các tổ chức, cá nhân quản lý
hoặc được giao quản lý không thực hiện đúng các quy định về duy trì, chăm sóc
và phát triển cây xanh đô thị.
4. Trồng cây
xanh đô thị:
a) Các loại cây bóng mát trong đô
thị: Có 3 loại sau đây:
- Loại 1 (cây tiểu mộc): Là những
cây có chiều cao trưởng thành nhỏ (≤ 10m).
- Loại 2 (cây trung mộc): Là những
cây có chiều cao trưởng thành trung bình (> 10m đến 15m).
- Loại 3 (cây đại mộc): Là những
cây có chiều cao trưởng thành lớn (> 15m).
Cây xanh tạo bóng mát được trồng
trên đường phố và các khu vực sở hữu công cộng được phân làm 3 loại dựa trên
chiều cao trưởng thành. Khoảng cách giữa các cây trồng phụ thuộc vào loại cây xanh.
Các quy định cụ thể được quy định tại Phụ lục số 1 kèm theo Thông tư số
20/2005/TT-BXD.
Đặc tính một số cây trồng thường
gặp được phân loại tại Phụ lục số 1 kèm theo Hướng dẫn này. Khi trồng cây xanh
bóng mát phải được lựa chọn loại cây, đặc tính cây trồng phù hợp với từng đường
phố, công trình công cộng, công sở, nhà ở …
b) Trồng cây xanh đường phố:
- Khoảng cách giữa các cây trồng,
giữa cây trồng với mép lề đường phải căn cứ vào từng loại cây được phân loại
tại Phụ lục số 1 kèm theo hướng dẫn này và Phụ lục số 1 kèm theo Thông tư số
20/2005/TT-BXD. Trong trường hợp bên trong mép lề đường là cống thoát nước thì
vị trí cây trồng được lùi vào phía trong cống thoát nước với kích thước từ 1m -
2m tùy theo loại cây và bề rộng vỉa hè.
- Cây xanh đường phố và các dải cây
xanh phải hình thành một hệ thống cây xanh liên tục và hoàn chỉnh, không được
trồng quá nhiều một loại cây trên một tuyến đường, phố (trừ các tuyến đường,
quảng trường … được quy hoạch chuyên ngành cây xanh xác định chỉ trồng một loại
cây). Đối với các loại cây xanh ra hoa có mùi thơm quá mạnh gây khó chịu thì
chỉ được phép trồng xen với mật độ thấp.
5. Duy trì và
bảo vệ cây xanh đô thị:
a) Thời gian cắt tỉa được thực hiện
trung bình mỗi năm 2 lần vào thời điểm thuận lợi không ảnh hưởng đến sự phát
triển của cây xanh, có thể là đầu mùa mưa, trong mùa mưa hoặc tháng đầu của mùa
khô, nhưng không được cắt tỉa khi cây xanh đến kỳ rụng lá, ra hoa (trừ trường
hợp vì lý do an toàn).
b) Việc lập hồ sơ quản lý cây xanh:
Tổ chức, cá nhân được giao quản lý,
chăm sóc cây xanh chịu trách nhiệm:
- Thống kê về số lượng, chất lượng,
đánh số cây, gắn biển số cho tất cả cây xanh đô thị, lập hồ sơ quản lý cho từng
tuyến phố, khu vực.
- Đối với cây cổ thụ, cây cần bảo
tồn: Trên cơ sở danh mục cây cổ thụ, cây cần bảo tồn do Sở Xây dựng ban hành,
tiến hành đánh số, treo biển tên và lập hồ sơ quản lý cho từng cây để phục vụ
công tác bảo tồn, quản lý bảo đảm mỹ thuật, an toàn khi chăm sóc.
- Bảng tên và số cây được quy định
thống nhất như sau:
+ Đối với cây cổ thụ, cây cần bảo
tồn: Bảng số và tên cây được làm bằng chất liệu bền không sét sỉ, nền màu xanh,
số và tên cây màu trắng, bảng số có kích thước 20cm x 12cm, được gắn ở độ cao ≥
2,5m so với mặt đất), phụ lục số 2, mẫu 1 kèm theo hướng dẫn này.
+ Đối với cây xanh thông thường: Số
của cây được đánh theo thứ tự lớn dần (từ đầu đường, phố đến cuối cuối đường,
phố) theo từng đường, phố hoặc khu vực. Việc đánh số cây phải đảm bảo mỹ quan,
văn minh đô thị. Biển số được làm với chất liệu bền không sét sỉ, nền màu xanh,
số màu trắng, bảng số có kích thước 10cm x 7cm, được gắn ở độ cao ≥ 2,5m so với
mặt đất (phụ lục số 2, mẫu 2 kèm theo hướng dẫn này).
6. Thủ tục cấp
giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh:
a) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép chặt
hạ, dịch chuyển cây xanh bao gồm:
- 1 Đơn xin cấp giấy phép (theo mẫu
phụ lục 3 kèm theo hướng dẫn này).
- 2 Bản vẽ thiết kế tổng mặt bằng
do người xin chặt hạ, dịch chuyển cây xanh lập. Trong đó có định vị cây xanh
cần chặt hạ, dịch chuyển, thuyết minh phương án chặt hạ, dịch chuyển đảm bảo an
toàn cho người và tài sản trong quá trình thực hiện chặt hạ, dịch chuyển cây
xanh (sau khi cấp giấy phép 1 bản vẽ được trả lại cùng giấy phép cho người xin
phép).
- 1 ảnh 9cm x 12cm chụp hiện trạng
cây xanh cần chặt hạ, dịch chuyển.
b) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép chặt
hạ, dịch chuyển cây xanh được nộp tại:
- Sở Xây dựng đối với hồ sơ xin cấp
phép chặt hạ, dịch chuyển các loại cây cổ thụ, cây cần bảo tồn.
- UBND huyện, thị xã đối với hồ sơ
xin cấp phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị (trừ các loại cây xanh thuộc
thẩm quyền cấp phép của Sở Xây dựng) bao gồm:
+ Cây xanh trồng trên đường, phố,
công viên thuộc sở hữu công cộng.
+ Cây xanh có chiều cao từ 10m và
có đường kính từ 30cm trở lên trồng trong các khuôn viên của các tổ chức, cá
nhân.
c) Thời gian giải quyết cho việc
cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển và trồng mới cây thay thế (nếu có) tối đa
không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
d) Mẫu giấy phép được quy định tại
phụ lục số 4 kèm theo hướng dẫn này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có
những vướng mắc, đề nghị các huyện, thị xã phản ánh về Sở Xây dựng để giải
quyết.
Nơi nhận:
- UBND tỉnh (thay b/c).
- UBND các huyện, thị xã.
- Các phòng chuyên môn trực thuộc Sở.
- Các phòng HTKT các huyện, thị xã.
- Công ty Môi trường đô thị Kon Tum.
- Lưu VTXD.
|
GIÁM
ĐỐC
Đỗ Hoàng Liên Sơn
|
PHỤ LỤC SỐ 2
Mẫu 1
BẢNG TÊN VÀ SỐ CÂY CỔ THỤ, CÂY CẦN BẢO TỒN
- Chất liệu bằng nhôm lá, dập viền,
chữ và số nổi.
- Kích thước 20cm x 10cm.
- Nền màu xanh da trời.
- Chữ màu trắng
Mẫu 2
BẢNG SỐ CÂY XANH THÔNG THƯỜNG
- Chất liệu bằng nhôm lá, dập viền,
chữ và số nổi.
- Kích thước 7cm x 5cm.
- Nền màu xanh da trời.
- Chữ màu trắng
PHỤ LỤC SỐ 3
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN XIN CẤP GIẤY PHÉP
CHẶT HẠ, DỊCH CHUYỂN CÂY XANH ĐÔ THỊ
Kính
gửi: ……………………………………………..
1. Tôi tên là: .........................................................................................................................
- Đại diện cho (nếu là tổ chức): ..............................................................................................
- Địa chỉ liên hệ: ....................................................................................................................
- Số nhà: ………………….. Đường: ........................................................................................
Phường (thị trấn): ………………………….. Thị
xã (huyện): .......................................................
- Số điện thoại liên lạc: .........................................................................................................
2. Địa điểm xin phép chặt hạ, dịch
chuyển cây xanh:
- Tại lô đất (hoặc đường, phố): .............................................................................................
Phường (thị trấn): ………………………….. Thị
xã (huyện): .......................................................
3. Nội dung xin phép chặt hạ, dịch
chuyển cây xanh:
- Tên cây xanh: .....................................................................................................................
............................................................................................................................................
- Xin phép (chặt hạ hay dịch
chuyển): ....................................................................................
............................................................................................................................................
- Vị trí cụ thể từng cây: .........................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
- Số lượng cây: ....................................................................................................................
- Lý do xin chặt hạ, di chuyển: ...............................................................................................
............................................................................................................................................
4. Các ý kiến đề nghị khác: ...................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
5. Tôi xin cam kết làm theo đúng
giấy phép được cấp, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và xử lý theo
quy định của pháp luật.
|
………..
ngày …… tháng …… năm …….
Người làm đơn
(Ký ghi rõ họ tên)
|