THANH TRA CHÍNH PHỦ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1256/BC-TTCP
|
Hà Nội, ngày 05 tháng 06 năm 2013
|
BÁO CÁO TỔNG
HỢP
KẾT
QUẢ THANH TRA CHUYÊN ĐỀ DIỆN RỘNG VIỆC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN KIÊN CỐ HÓA TRƯỜNG, LỚP
HỌC VÀ NHÀ CÔNG VỤ CHO GIÁO VIÊN GIAI ĐOẠN 2008 - 2012
Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ
Thực hiện Định hướng chương trình công
tác thanh tra năm 2012 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Thanh tra
Chính phủ đã tổ chức thực hiện thanh tra chuyên đề diện rộng
việc thực hiện Đề án Kiên cố hóa trường lớp học và nhà
công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008 - 2012 trong phạm vi toàn quốc.
Thanh tra Chính phủ tổng hợp, báo cáo
Thủ tướng Chính phủ kết quả thanh tra chuyên đề diện rộng việc thực hiện Đề án Kiên cố hóa
trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008 - 2012 như sau:
I. KHÁI QUÁT
CHUNG VỀ
ĐỀ ÁN
Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ
cho giáo viên giai đoạn 2008-2012 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết
định số 20/2008/QĐ-TTg ngày 01/02/2008 với mục tiêu xóa bỏ phòng học
3 ca, phòng học tạm thời các loại, xây nhà công vụ cho giáo viên ở các xã vùng
sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc, các
huyện miền núi ở các tỉnh miền
Trung, các tỉnh Tây Nguyên, các xã có nhiều đồng bào dân tộc ở đồng bằng sông Cửu
Long và một số địa phương khác.
Tổng số phòng học đầu tư xây dựng khoảng
141.300 phòng; diện tích nhà công vụ cho giáo viên dự kiến xây dựng
khoảng 1,6 triệu m2
với tổng số vốn đầu tư
25.200 tỷ đồng, trong đó: Ngân sách trung ương huy động từ trái phiếu
Chính phủ hỗ trợ các địa phương khoảng 16.200 tỷ đồng; Ngân sách hàng năm của các
địa phương khoảng 7.000 tỷ đồng; Huy động đóng góp khoảng 2.000 tỷ đồng.
II. CÔNG TÁC TRIỂN
KHAI CUỘC THANH TRA
1. Công tác
triển khai hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc của Thanh tra Chính phủ:
Ngay từ đầu năm 2012, Thanh tra Chính
phủ đã triển khai xây dựng kế hoạch, biên soạn đề cương, hệ thống mẫu biểu và
các tài liệu có liên quan đến nội dung thanh tra và hướng dẫn nghiệp vụ cho thanh tra
các tỉnh, thành phố tại Hội nghị tổng kết ngành Thanh tra năm 2011. Ngày
18/01/2012 Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành Văn bản số 135/TTCP-V.III, gửi Chủ
tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương về việc triển khai cuộc thanh tra diện rộng tại các địa phương, trong đó kèm
theo Đề cương hướng dẫn chi tiết tiến hành cuộc thanh tra; cung cấp hệ thống danh
mục các văn bản quy
phạm pháp luật có liên quan đến công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng, các văn
bản liên quan đến đấu thầu; các văn bản liên quan đến công tác thanh quyết toán công
trình và hệ thống các văn bản pháp luật khác có liên quan đến nội dung cuộc
thanh tra.
Trong quá trình thanh tra, Thanh tra Chính phủ
luôn bám sát và kết hợp chặt chẽ với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương, chỉ đạo thanh tra các địa phương triển khai cuộc thanh tra theo đúng đề
cương, kế hoạch. Thanh tra Chính phủ đã trực tiếp đi kiểm tra, đôn đốc về việc triển khai
thanh tra tại 21 tỉnh, thành phố ở cả ba miền: Miền Bắc, miền Trung và miền
Nam; có văn bản chỉ đạo, xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc của
thanh tra các địa phương trong quá trình thực hiện cuộc thanh tra.
Thanh tra Chính phủ đã thành
lập 01 Đoàn thanh tra việc thực hiện Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học
và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012 tại Ban chỉ đạo Đề án ở Trung
ương, các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và UBND các tỉnh: Sơn La, Quảng
Bình, An Giang; Thời kỳ thanh tra từ năm 2008 đến năm 2011. Qua thanh tra đã phát
hiện và kiến nghị xử lý về hành chính và kinh tế các tập thể và cá nhân sai
phạm; yêu cầu UBND tỉnh
Sơn La, UBND tỉnh Quảng Bình điều
chỉnh nguồn vốn địa phương trả lại vốn trái phiếu chính phủ đã sử dụng không
đúng quy định 15.630,73 triệu đồng (Sơn La: 14.448,23 triệu; UBND tỉnh
Quảng Bình: 1.182,5 triệu);
kiến nghị việc tạm
sử dụng 12 tỷ đồng trái phiếu chính phủ thuộc lĩnh vực thủy lợi để phân bổ cho
các công trình thuộc đề án kiên cố hóa phòng
học nhà công vụ cho giáo viên từ năm 2009 (UBND tỉnh An Giang).
(kết quả chi tiết có báo cáo kết luận
riêng)
2. Công tác triển
khai, chỉ đạo, tổ chức thực hiện cuộc thanh
tra tại các địa phương:
Thực hiện chỉ đạo và hướng dẫn của
Thanh tra Chính phủ,
Thanh tra các địa phương đã xây dựng kế hoạch, tổ chức tập huấn nghiệp vụ, bố
trí lực lượng triển khai các cuộc thanh tra.
Toàn quốc có 60 tỉnh, thành phố
đã triển khai 542 Đoàn thanh tra, trong đó Thanh tra cấp tỉnh thành lập 153
đoàn, Thanh tra cấp quận, huyện thành lập 389 đoàn. Một số tỉnh, thành
phố khi xây dựng
kế hoạch thanh
tra năm 2012 đã chủ động xây dựng kế hoạch thanh tra ưu tiên lực lượng cho thực
hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên đề theo chỉ đạo của Thanh tra Chính phủ; có 17
tỉnh, thành phố chỉ thành lập các đoàn thanh tra của tỉnh trực tiếp
thanh tra các dự án
trên địa bàn (không thành lập các đoàn thanh tra cấp huyện).
Hầu hết các tỉnh, thành phố đều chấp
hành tốt việc triển khai cuộc thanh tra chuyên đề diện rộng theo chỉ đạo, hướng
dẫn của Thanh tra Chính phủ, quá trình thanh tra thường xuyên báo
cáo tiến độ theo đúng thời gian quy đinh; một số địa phương khi kết thúc thanh
tra đã ban hành kết luận thanh tra, tổng hợp kết quả Thanh tra gửi
về Thanh tra Chính phủ đúng theo yêu cầu nội dung, biểu mẫu và thời gian
quy định.
Tuy nhiên, một số tỉnh, thành phố việc
triển khai thanh tra còn chậm, chưa thực hiện đúng kế hoạch và hướng dẫn của
Thanh tra Chính phủ; một số tỉnh thành phố, chưa quán triệt đầy đủ mục đích
yêu cầu của cuộc
thanh tra diện
rộng,
chưa chủ động bố trí
lực lượng, thành lập ít các đoàn thanh tra; triển khai thanh tra,
các dự án công trình chiếm tỷ lệ thấp so với tổng số dự án công
trình
đã
hoàn thành (11 tỉnh, thành phố dưới 20%); do đó việc tổng hợp, đánh giá
kết
quả
thanh tra sẽ không đầy đủ và thiếu toàn diện. Việc báo cáo kết quả thanh tra chậm,
không đầy đủ; có một số tỉnh, thành phố báo cáo còn sơ sài, phản ánh không rõ các
nội dung sai phạm; tổng hợp số liệu về
tình hình thực hiện Đề án không theo biểu mẫu như hướng dẫn (04 biểu);
Một số địa phương chỉ gửi Kết luận thanh tra; không gửi tổng hợp báo cáo kết
quả thanh tra; cá biệt có tỉnh báo cáo kết quả thanh tra quá chậm (Thái Bình,
Bắc Giang, Bắc Ninh, Cao Bằng, Thái Nguyên, Quảng Trị) riêng tỉnh Quảng Trị nhiều chỉ
tiêu theo yêu cầu cần báo cáo không thực hiện được, làm ảnh hưởng đến công tác
tổng hợp, đánh giá và báo cáo kết quả thanh tra toàn quốc theo yêu cầu của
Thanh tra Chính phủ.
III. KẾT QUẢ THANH
TRA
1. Việc thực
hiện chức năng, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo Đề án ở Trung ương
Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định số 288/QĐ-TTg ngày 18/3/2008 về việc thành lập Ban chỉ đạo Đề án ở Trung
ương, giao Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo, quy
định rõ chức năng, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo, Ban Chỉ đạo đã tổ chức hội
nghị triển khai thực
hiện
Đề án và tổ
chức tập huấn cho cán bộ các tỉnh, thành phố trong cả nước; tổ chức giao ban
với Ban Chỉ đạo Đề án ở địa phương
vào tháng 4 và tháng 11 năm 2008; với vai trò là cơ quan thường trực của Ban Chỉ
đạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo Đề án ở Trung ương, giao cho lãnh
đạo Cục Cơ sở vật chất và Thiết bị trường học, Đồ chơi trẻ em là Tổ trưởng Tổ
thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo.
Sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Đề án, Ban Chỉ
đạo Trung ương
đã tổ chức hội
nghị triển khai thực hiện Đề án và tập huấn cho cán bộ của các tỉnh, thành
phố trong cả nước; tổ chức các hội
nghị giao ban trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố trên cả nước, ban hành các văn
bản; tài liệu hướng dẫn thực hiện Đề án (sổ tay hướng dẫn Quản lý Dự án, hướng
dẫn áp dụng thiết kế mẫu, Thông tư hướng dẫn cơ chế quản lý, sử dụng vốn và các văn bản hướng
dẫn
khác...). Từ năm 2008
đến năm 2010, Ban Chỉ đạo tổ chức 11 Hội nghị giao ban trực tuyến
với 63 tỉnh, thành trên cả nước. Tại
các Hội nghị giao ban trực tuyến, Ban Chỉ đạo Trung ương đã chỉ đạo các địa
phương, Bộ, ngành giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình
tổ chức thực hiện đề án.
Tuy nhiên, sau 2 năm kể từ ngày được
thành lập Ban Chỉ
đạo mới ban
hành
Quy chế hoạt động theo Quyết định số 881/QĐ-BGDĐT ngày 04/3/2010 của Bộ
GD&ĐT.
2. Việc triển
khai thực hiện Đề án tại các bộ thuộc Ban Chỉ đạo Trung ương
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào
tạo
- Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với
các Bộ, ngành và các địa phương xây dựng Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công
vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2010 trên cơ sở số liệu các địa phương báo cáo
theo hướng dẫn tại công văn số 8000/BGDĐT-KHTC.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo trình Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Đề án giai đoạn
2008-2010 (Tờ trình số 501/TTr-BGDĐT ngày 21/01/2008) và đề nghị Thủ tướng
Chính phủ cho phép thực hiện Đề án trong thời gian 5 năm (2008-2012). Ngày 01/02/2008,
Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn
2008-2012 (Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg).
Thực hiện Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg
của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ động tích cực trong việc
triển khai đề án; ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, đôn đốc các địa phương thực hiện
Đề án, hướng dẫn thực hiện chế độ, thông tin, báo cáo; có văn bản gửi các đoàn
thể chính trị - xã hội, cơ quan thông tin đại chúng để phối hợp kiểm tra,
giám sát việc thực hiện Đề án tại các địa phương. Cùng với các Bộ, ngành liên quan biên
soạn tài liệu và tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ trực tiếp tham gia thực hiện Đề án
của các địa phương theo 3 khu vực (Bắc, Trung, Nam).
- Bộ Giáo dục và Đào
tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt kế hoạch vốn hàng năm, tỷ lệ và mức hỗ trợ vốn TPCP cho các
địa phương thực hiện Đề
án
cả giai đoạn 2008-2012 (Công văn số: 1058/BGDĐT-CSVCTBĐCTE ngày 19/02/2009,
9383/BGDĐT-CSVCTBTH ngày
22/10/2009). Ngày 24/12/2009,
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2186/QĐ-TTg về việc phân bổ vốn
thực hiện Đề
án
sử dụng vốn trái phiếu
Chính phủ và các nguồn vốn hợp pháp khác giai đoạn 2008-2012. Bộ Giáo dục và Đào tạo
phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ về cơ
chế đặc thù lựa chọn hình thức thầu đối với các dự án thuộc Đề án.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo (cơ quan quản lý,
thường trực Đề án, thường trực Ban Chỉ đạo) có văn bản gửi UBTWMTTQVN, Hội
khuyến học Việt Nam, đài truyền hình VN, đề nghị tham gia hưởng ứng, kiểm tra,
giám sát thực hiện đề án (văn bản số 7827/BGDĐT-CSVCTBDCTE ngày 26/8/2008); có văn bản gửi đoàn đại
biểu các tỉnh, thành phố đề nghị phối hợp kiểm tra, giám sát thực hiện đề án
(văn bản số 8893/BGDĐT-CSVCTBDCTE ngày 25/9/2008) thường xuyên phối hợp với các
Bộ có liên quan (Kế hoạch và Đầu
tư, Tài chính, Xây dựng) tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm
tra, đánh giá tiến độ thực hiện Đề án của các địa phương (năm 2008 kiểm tra 26 tỉnh, năm
2009 kiểm tra 22 tỉnh, năm 2010 kiểm tra 25 tỉnh, năm 2011 kiểm tra 20 tỉnh.
Thực hiện chế độ báo cáo về tiến độ, tổng hợp tình hình thực hiện Đề án báo cáo
Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Thường
vụ Quốc hội, Ủy ban Tài
chính - Ngân sách của Quốc hội.
Tuy nhiên, do UBND các tỉnh
báo cáo về số lượng chưa chính xác. Dẫn đến khi được Chính phủ giao kế hoạch vốn Trái phiếu
Chính phủ hàng năm, các địa phương còn có tình trạng bố trí chưa đúng
mục tiêu, đối tượng thụ hưởng của Đề án; Bộ Giáo dục và Đào tạo không điều chỉnh
Đề án theo giai đoạn
2008-2012, theo quyết
định số 20/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; công tác
kiểm tra còn hạn chế, chưa thực hiện đúng ý kiến Kết luận chỉ đạo của Phó
Thủ tướng
Nguyễn
Thiện Nhân tại Hội nghị triển khai Đề án là “bảo đảm mỗi
tỉnh được kiểm tra ít nhất một lần trong năm” (Thông báo số 96/TB-VPCP
ngày 17/4/2008);
Như vậy Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa
thực hiện đầy đủ nhiệm vụ được giao theo Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ.
2.2. Đối với Bộ Kế
hoạch và Đầu tư
Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối
hợp với Bộ Tài chính cân đối nguồn vốn thực hiện Đề án; phối
hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính xây dựng phương án phân bổ vốn trái
phiếu Chính phủ hỗ trợ các địa phương thực hiện Đề án. Bộ Giáo
dục và Đào tạo xây dựng nguyên tắc, phương án phân bổ vốn trái phiếu
Chính phủ thực hiện Đề án gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài
chính lấy ý kiến. Trên cơ sở thống nhất ý kiến với các Bộ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ
tướng Chính phủ quyết định phân
bổ vốn, giao vốn trái phiếu Chính phủ cho các địa phương thực hiện Đề án.
2.3. Đối với Bộ
Tài chính
Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo
biên soạn tài liệu và tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ trực tiếp tham gia
thực hiện Đề án của các địa phương; bố trí nguồn vốn trái phiếu Chính phủ hỗ trợ
các địa phương thực hiện Đề án; hướng dẫn cơ chế quản lý, sử dụng các nguồn vốn thực
hiện Đề án
(ban
hành Thông tư số 46/2008/TT-BTC ngày 06/6/2008, Thông tư số 114/2009/TT-BTC
ngày 03/6/2009); văn bản số
4472/BTC-NSNN ngày 27/3/2009 hướng dẫn việc phân bổ và sử dụng nguồn thu xổ
số kiến thiết năm
2009
thực hiện đề án) phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giáo dục và Đào tạo xây
dựng phương án, kế hoạch phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ thực hiện Đề án; cử cán
bộ tham gia các đoàn kiểm tra thực hiện Đề án do Bộ Giáo dục và Đào
tạo chủ trì; ban hành các văn bản đôn đốc về thanh, quyết toán dự án (công văn số 2076/KBNN-TTVĐT
ngày 16/10/2008 hướng dẫn về việc kiểm soát và thanh toán nguồn vốn thực hiện Đề án).
2.4. Đối với Bộ Tài
nguyên và Môi trường
Bộ Tài nguyên và Môi trường có văn bản
số: 1153/BTNMT-ĐKTKĐĐ, ngày
31/3/2008, hướng dẫn UBND các địa phương đảm bảo quỹ đất để thực hiện đề án; hướng
dẫn quy hoạch, giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các công
trình dự án.
2.5. Đối với Bộ Xây dựng
Bộ Xây dựng ra Quyết định số: 13/2008/QĐ-BXD
ngày 23/10/2008 ban hành tập thiết kế mẫu nhà công vụ cho giáo viên, đồng thời
có văn bản
số 24/BXD-KHCN
ngày 7/3/2008, hướng dẫn áp dụng thiết kế mẫu phục vụ thực hiện đề án;
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, Bộ Tài chính đã phối hợp xây dựng kế
hoạch phân bổ vốn tổng thể cho các địa phương trình Thủ tướng Chính phủ ra
Quyết định số 2186/QĐ-TTg ngày 24/12/2009 về việc phân bổ vốn thực hiện Đề án
làm cơ sở để các địa phương thực hiện; ban hành các văn bản hướng dẫn; cử cán
bộ tham gia các đoàn kiểm tra thực hiện Đề án ở các địa phương...
Tuy nhiên: việc quy
định áp dụng đơn giá xây dựng trung bình đối với phòng học là từ 1,8 triệu
đồng/m2 sàn đến 2,5 triệu đồng/m2 sàn; đối với nhà ở công
vụ cho giáo viên là 1,66 triệu đồng/m2 sàn tại thời điểm năm 2007 để
tính tổng mức đầu tư mà chưa tính đến yếu tố trượt giá đã gây khó khăn cho việc
thực hiện; việc xây dựng kế hoạch phân bổ vốn tổng thể cho các địa phương của
các Bộ (Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính) chậm
gần 2 năm đã làm cho
các địa phương bị động trong quá trình triển khai thực hiện Đề án, ảnh hưởng
đến tiến độ thực hiện đề án là chưa thực hiện đúng ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ
tướng Nguyễn Thiện Nhân tại Hội nghị triển khai Đề án là: trình Thủ
tướng chính phủ phê duyệt trước ngày 15 tháng 4 năm 2008 để kịp thời triển khai
thực hiện Đề án (Thông báo số 96/TB-VPCP ngày 17/4/2008);
3. Việc triển
khai thực hiện Đề án của các tỉnh, thành phố.
3.1. Công tác chỉ đạo,
quản lý, điều hành
của UBND các tỉnh thành phố
Sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012,
căn cứ chỉ đạo, hướng dẫn của BCĐ đề
án Trung ương và các bộ. UBND các tỉnh,
thành phố đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án, ban hành quy chế
hoạt động của Ban Chỉ đạo tỉnh; xây dựng kế hoạch thực hiện đề án, rà soát danh
mục cần đầu
tư
hàng năm trình HĐND Tỉnh phê duyệt,
trên cơ sở phân cấp đầu tư và tình hình cụ thể của địa phương, UBND tỉnh,
thành phố đã giao cho sở GD & ĐT, UBND các huyện và các trường làm chủ đầu tư (có một
số huyện giao cho UBND xã làm
chủ đầu tư các công trình mần non, tiểu học, trung học cơ sở do xã quản lý).
Căn cứ nguồn vốn trái phiếu chính phủ hỗ trợ và nguồn vốn đối ứng, UBND các tỉnh,
thành phố quyết định phê duyệt và phân bổ vốn cho các đơn vị triển khai thực
hiện. Hàng năm UBND các tỉnh thành phố tổ chức cuộc họp để đánh giá việc thực
hiện đề án, thường xuyên đôn đốc kiểm tra, giám sát việc thực hiện, kịp thời
chỉ đạo giải quyết các khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện
đề án; tổng hợp kết quả tiến độ
báo cáo với HĐND tỉnh,
thành phố và Ban chỉ đạo (Bộ GD&ĐT); một số tỉnh, thành phố đoàn đại biểu
Quốc hội, HĐND, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể quần chúng tổ chức các
đoàn giám sát việc thực hiện đề án của BCĐ tỉnh và các địa phương có dự án; nhiều
công trình, dự án ở một số tỉnh, thành phố được kiểm toán Nhà nước kiểm tra
(năm 2010 có 15 tỉnh, thành phố được kiểm toán); nhiều tỉnh, thành phố
hàng năm còn chỉ đạo Thanh tra tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch
thanh tra, thành lập các đoàn thanh tra liên ngành trực tiếp thanh tra tại một số dự
án, công trình
kịp
thời phát hiện chấn chỉnh khắc phục những sai phạm, khuyết điểm thu hồi tiền
cho ngân sách Nhà nước;
Tuy nhiên một số tỉnh, thành phố chưa
quan tâm thỏa đáng cho công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành đề án mà giao phó
cho Ban chỉ đạo thực hiện đề án tỉnh, thành phố; cá biệt có một số tỉnh, thành
phố đến nay không xây dựng kế hoạch triển khai hàng năm theo quy định. Một số
tỉnh, thành phố Ban chỉ đạo
đề án chủ yếu do sở giáo dục và đào tạo
thực hiện, dẫn đến việc xây dựng và tổ chức thực hiện đề án còn nhiều sai sót. Một số địa
phương xây dựng kế hoạch, phân bổ vốn dàn trải, bố trí vốn cho công trình không
phù hợp, không đúng
đối tượng, mục tiêu của Đề án: Bắc Ninh; Vĩnh Phúc; Bắc Giang; Khánh Hòa; Kon
Tum; Phú Yên; Ninh Thuận; Kiên Giang; Hậu Giang; Bắc Kạn...(chi tiết có phụ lục số 05 kèm theo); cá biệt có tỉnh đã
ban hành văn bản hướng dẫn các chủ đầu tư sử dụng vốn trái phiếu Chính
phủ hàng năm để mua sắm thiết bị bên trong của các phòng học, nhà công vụ cho giáo
viên, không đúng với mục tiêu Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại
Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg (Sơn La); một số
địa phương không lường trước được khó khăn, không thực hiện theo khuyến cáo của
Bộ Giáo dục và Đào tạo tại công văn số 2096/BGDĐT-KHTC ngày 14/3/2008, đã giao
phó UBND cấp xã
làm chủ đầu tư các công trình thuộc trường Mầm non, Tiểu học, THCS do đó trong
quá trình tổ chức
thực hiện dự án đã gặp không ít khó khăn, vướng mắc do trình độ chuyên môn,
năng lực quản lý, điều hành của các chủ đầu tư còn nhiều yếu kém, phụ thuộc vào
các nhà tư vấn, nhà thầu; mối quan hệ quản lý, điều hành, việc phối hợp trong tổ
chức thực hiện dự án giữa chủ đầu tư với các sở, ban ngành có liên
quan không chặt chẽ, nhất là công tác thông tin, báo cáo; tiến độ thực hiện khối
lượng xây lắp, giải ngân chậm, kéo dài so với tiến độ quy định; Ban chỉ đạo các
huyện, thành phố và các Chủ đầu tư chưa
thực hiện nghiêm túc, thường xuyên chế độ báo cáo định kỳ với UBND tỉnh, Ban
chỉ đạo tỉnh.
Ban chỉ đạo các tỉnh, thành phố chưa thực hiện tốt chế độ báo cáo thường xuyên
với Ban Chỉ đạo Trung ương và Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định tại Thông
báo số 96/TB-VPCP ngày 17/4/2008 của Văn phòng Chính phủ.
3.2. Công tác xây dựng và
phê duyệt kế hoạch thực hiện Đề án:
Thực hiện Công văn số 8000/BGDĐT-KHTC
ngày 31/7/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc báo cáo tình hình cơ sở vật
chất phục vụ chương trình kiên cố hóa trường lớp học, trên cơ sở số
liệu do Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp từ báo cáo của các huyện, thị xã,
thành phố; UBND các tỉnh, thành phố đều có báo cáo gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Sau khi Đề án được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt, UBND tỉnh, thành phố đã thành lập BCĐ thực hiện đề
án tỉnh do Phó chủ tịch UBND làm
trưởng ban, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào
tạo là thường trực; tổ chức triển khai lập, phê duyệt Đề án thực hiện Kiên cố
hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012 của tỉnh;
chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện đề án, rà soát danh mục cần đầu tư hàng năm
trình HĐND tỉnh phê duyệt;
căn cứ Nghị quyết của HĐND tỉnh, thành phố; UBND tỉnh, thành phố phê duyệt danh mục chương
trình kiên cố
hóa
trường học; phê duyệt phân bổ vốn trái phiếu chính phủ và vốn đối ứng; chỉ đạo, hướng
dẫn, kiểm tra đôn đốc các chủ đầu tư
thực hiện đề án; nhiều địa phương tuy còn nhiều khó khăn xong vẫn bố trí bổ
sung tăng kế hoạch ngân sách địa phương để thực hiện đề án theo Quyết định số:
20/2008/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính
phủ và chương trình kiên cố hóa trường học của địa phương theo Nghị quyết của
Tỉnh ủy và HĐND Tỉnh, thành phố.
Nhìn chung việc xây dựng, phê duyệt kế
hoạch phân bổ vốn của các tỉnh, thành phố đều thực hiện đúng quy định tại Thông tư số
46/2008/TT-BTC ngày 6/6/2008 của Bộ Tài chính, hầu hết các công trình được bố
trí vốn cơ bản đều nằm
trong danh mục đã
đăng ký và được phê duyệt, có ưu tiên cho các công trình cấp thiết, vùng sâu,
vùng xa vùng điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn.
Tuy nhiên: do không rà soát, kiểm tra
thực tế các số liệu báo cáo của các huyện, thị xã, thành phố, do đó số liệu báo cáo
của UBND một số
tỉnh, thành phố với Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa chính xác, vì vậy Đề án được
duyệt của một số tỉnh, thành
phố chưa chính xác về số lượng, mục tiêu, đối tượng thực hiện do đó một số địa
phương có công trình sau khi được duyệt không thi công được do không có
mặt bằng phải chuyển vị trí khác
(Quảng Bình, Nghệ An, Sơn La); có công trình đầu tư xây dựng xong
không sử dụng hết số phòng học, nhà công vụ phải sử dụng vào việc khác; mặt
khác khi xây dựng Đề án khi tính
tổng mức đầu tư đều chưa tính đến hệ số trượt giá nên quá trình thực hiện đề án
rất khó khăn do giá cả tăng cao. Đến nay, nguồn vốn trái phiếu Chính phủ hỗ trợ
thực hiện Đề án được phê duyệt đã cấp vượt kế hoạch giai đoạn 2008-2011, trong
đó có 31 tỉnh, thành phố
đã được phân bổ đủ 100% theo kế hoạch cả giai đoạn 2008-2012 nhưng tỷ lệ triển
khai xây dựng phòng học
và nhà công vụ cho giáo viên so với kế hoạch của cả Đề án còn rất
thấp (60,9%).
3.3. Kết quả thực hiện Đề án từ năm
2008-2011:
- Việc bố trí, huy động và sử dụng các nguồn
vốn đầu tư:
Tổng số nguồn vốn bố trí, huy động và phân bổ
cho các địa phương từ năm 2008 đến hết năm 2011 là 28.298.781 đồng đạt 113,79
% so với kế hoạch cả
giai đoạn 2008-2012 trong đó:
+ Đối với vốn trái phiếu chính phủ:
Từ năm 2008 đến hết năm 2011, trung ương đã phân bổ cho các địa phương là
15.457.289 triệu đồng đạt 95,4% so với đề án (16.200.000 triệu
đồng) bằng 90,2 % so
với kế hoạch cả giai đoạn 2008-2012 (17.127.882 triệu đồng). Các địa phương đã
giải ngân là: 15.218.662 triệu đồng bằng 98,4% so với số vốn được phân bổ.
Đến thời điểm thanh tra, kế hoạch
phân bổ vốn trái phiếu chính phủ cho các địa phương theo Quyết định số 2186/QĐ-TTg ngày
24/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phân bổ vốn thực hiện Đề án đã hoàn
thành và được phân bổ hết.
Ngày 24/5/2012, Thủ tướng Chính phủ
tiếp tục quyết
định giao bổ sung 1.600 tỷ đồng vốn trái phiếu chính phủ cho các địa phương để thực hiện Đề án (Quyết định số 602/QĐ-TTg).
Như vậy tổng số vốn trái phiếu chính
phủ đã phân bổ
cho
các địa phương đến nay là 18.727.882 tỷ đồng tăng 15,6% so với đề án.
+ Đối với nguồn vốn bố trí từ ngân sách địa phương:
từ năm 2008 đến hết năm 2011, đã thực hiện: 12.183.524 triệu đồng, đạt 181 % kế
hoạch cả giai đoạn. Hầu hết các địa phương (kể cả các tỉnh không có kế hoạch
giao vốn đối ứng) đều quan tâm bố trí vốn đối ứng ngân sách địa phương cho đề
án, trong đó có 35 tỉnh, thành phố bố trí ngân sách địa phương đạt từ 100%
trở lên so với
kế hoạch vốn cả giai đoạn. Ngoài việc bố trí đủ vốn đối ứng cho các dự án theo
đề án được phê duyệt theo Quyết định số 2186/QĐ-TTg ngày 24/12/2009 của Thủ
tướng Chính phủ, một số địa phương
còn bổ sung tăng
thêm vốn từ nguồn ngân sách
địa phương so với đề án được duyệt để thực hiện chương trình kiên cố hóa trường
học theo Nghị quyết của Tỉnh
ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố;
+ Đối với nguồn vốn huy động xã hội hóa: 657.967
triệu đồng đạt 64% so với kế hoạch đề án cả giai đoạn 2008-2012. Có 23/60 tỉnh,
thành phố huy động được
nguồn vốn khác trong đó có một số tỉnh, thành phố huy động khá tốt (Hà Nội, Hà
Nam, Hải Phòng, Bắc Ninh, Điện Biên, Bắc Giang, Hà Tĩnh, Lâm Đồng, Đà Nẵng, Quảng
Trị, Bạc Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng) việc huy động các nguồn vốn khác để thực
hiện đề án đã góp phần cùng các nguồn vốn trái phiếu chính phủ và ngân sách địa
phương đã đáp ứng kịp thời
vốn để hoàn thành các công trình của đề án, kịp thời đưa vào sử dụng đã góp phần nâng cao
hiệu quả vốn đầu tư.
(chi tiết tại phụ lục số 01 kèm theo)
Tuy nhiên còn một số tỉnh, thành phố việc phân bổ
vốn hàng năm không sát, không gắn với việc thanh toán khối lượng hoàn thành dẫn
đến có nơi thiếu vốn thanh toán cho các công trình đã hoàn thành đưa vào sử
dụng, có nơi thì phân bổ vốn vượt tổng mức đầu tư được duyệt (Quảng Ngãi, Hà
Giang, Bắc Giang, Đắk Nông); có 7 tỉnh, thành phố chưa bố trí đủ vốn ngân
sách địa phương cho đề án theo kế hoạch được duyệt (Lào Cai, Quảng Bình, Vĩnh
Phúc, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Cần Thơ). Nhiều tỉnh, thành phố không tích cực
vận động, huy động các nguồn vốn khác theo kế hoạch để thực hiện đề án, do đó
không đảm bảo yêu cầu vốn để thực
hiện đề án (Hà Nam 23,9%;
Thanh Hóa: 0 %; Nam Định 43 %; Hải Dương 0,62 %; Thái Bình 9,7%; Phú Thọ 48 %;
Nghệ An 43 %; Quảng Bình 0 %; Phú Yên 16,84 %; Tây Ninh 0 %); một số
địa phương không bố trí nguồn vốn để mua sắm bàn, ghế thiết bị phòng học, nhà
công vụ do đó công trình đã hoàn thành bàn giao nhưng chưa sử dụng được.
Việc không bố trí hoặc bố trí không đủ
nguồn vốn đối ứng từ ngân sách địa phương và nguồn vốn huy động khác theo đề án
được duyệt ở một số địa phương do đó một số công trình, dự án đã triển khai xây dựng dở dang
phải dừng lại do thiếu vốn
gây lãng phí.
- Kết quả thực hiện mục tiêu của đề án
Theo báo cáo của thanh tra các tỉnh,
thành phố, kết quả triển khai xây dựng phòng học và nhà công vụ giáo viên từ
năm 2008-2013 tính đến
ngày 31 tháng 12 năm 2011 như sau:
+ Số phòng học, nhà công vụ đã triển khai xây
dựng là: 118.298 phòng, đạt 60,7 % kế hoạch cả giai đoạn; số phòng học, nhà
công vụ đã hoàn thành đưa vào sử dụng là 109.185 phòng, đạt 56% kế hoạch cả
giai đoạn; trong
đó: số phòng học
đã triển khai xây dựng là:
92.892 phòng, đạt 65.98 % kế hoạch cả giai đoạn; số phòng học, đã hoàn thành
đưa vào sử dụng là 85.171
phòng, đạt 60,49 % kế hoạch cả
giai đoạn. Số nhà công vụ
giáo viên đã triển khai xây dựng là: 25.406 phòng (tương đương với 609.744 m2);
đạt tỷ lệ 46,91 % kế hoạch cả giai đoạn; số phòng công vụ đã hoàn thành đưa vào
sử dụng là 24.014 (tương đương với 576.336 m2); đạt 43,67 % kế hoạch
cả giai đoạn.
Có 19 tỉnh, thành phố hoàn thành và
hoàn thành vượt chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn 2008-2011, trong đó có 5 tỉnh,
thành phố đã hoàn thành kế hoạch cả giai đoạn 2008-2012 (Hà Nội, Hải Phòng, Bắc
Ninh, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng); có 10 tỉnh,
thành phố triển khai đạt tỷ
lệ trên 80% kế hoạch giai đoạn 2008-2011 (Thái Bình, Bắc Kạn, Thừa Thiên - Huế,
Quảng Nam, An Giang, Bến Tre, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh) so với
mục tiêu kế hoạch cả giai đoạn của Đề án. Tuy nhiên có một số tỉnh, thành phố mặc dù nguồn vốn
trái phiếu chính phủ được cấp đã đủ theo kế hoạch đề án nhưng kết quả xây dựng
đạt tỷ lệ thấp, trong đó có 09
tỉnh, thành phố đạt tỷ lệ thấp dưới 50% so với kế hoạch giai đoạn
2008-2011 (Cao Bằng, Điện Biên, Lai Châu, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Bình, Bình
Phước, Ninh Thuận, Hà Tĩnh)
(chi tiết tại phụ
lục số 01 kèm
theo)
3.4. Việc chấp hành các
quy định của Nhà nước về đầu tư XDCB
Nhìn chung các địa phương đều thực
hiện đầy đủ các quy định của nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản, từ việc rà
soát quy hoạch, bố trí đất, cấp GCNQSDĐ phù hợp quy mô phát triển giáo
dục địa phương với phương châm đảm bảo đủ quỹ đất để xây dựng
trường học theo hướng trường đạt chuẩn quốc gia trong những năm tới. Các chủ
đầu tư nhìn chung đều thực hiện trình tự thủ
tục đầu tư theo quy định từ khâu lập phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật; khảo
sát thiết kế; lập và phê duyệt dự toán công trình; tổ chức đấu thầu hoặc giao thầu; tổ
chức thi công; công
tác giám sát quản lý chất lượng công trình, nghiệm thu, thanh quyết toán công
trình theo quy định; các đơn vị được chọn thầu đều có tư cách pháp nhân,
năng lực chuyên môn và khả năng tài chính theo quy định. Các chủ đầu tư, nhà
thầu thi công đã có nhiều cố gắng khắc phục khó khăn nhằm đẩy nhanh tiến độ thi
công, tiến độ giải ngân và quyết toán bàn giao công trình đưa vào sử dụng theo kế
hoạch và hợp đồng đã ký kết; chất lượng các công trình nhìn chung đảm bảo đúng
thiết kế đã được phê duyệt, các công trình hoàn thành kịp thời bàn giao đưa vào
xử dụng đã giúp các địa phương khắc phục khó khăn về phòng học, nhà công vụ cho
giáo viên nhất là các địa bàn vùng sâu vùng xa.
Tuy nhiên việc chấp hành các quy định
của Nhà nước về đầu tư XDCB ở một số địa phương, của chủ đầu tư
và nhà thầu thi công còn có những sai phạm, khuyết điểm:
- Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng
quỹ đất; bố trí quỹ đất để xây dựng công trình còn hạn chế, có nơi chưa bố trí
được, có nơi bố trí địa điểm
không chính xác do đó khi triển khai thi công không giải phóng được mặt bằng để
xây dựng; một số địa phương chưa quan tâm đến việc cấp GCNQSDĐ, chưa thực
hiện đúng hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại văn bản số 1153/BTNMT-ĐKTKĐĐ,
ngày 31/3/2008.
- Công tác khảo sát, thiết kế; lập, thẩm định,
phê duyệt thiết kế, dự toán có nhiều sai phạm ảnh hưởng đến
tiến độ xây dựng, chất
lượng công trình, gây thất thoát lãng phí, cụ thể:
+ Khảo sát, thiết kế: Công tác khảo
sát phục vụ xây dựng
công
trình không chính xác nên khi thi công phải thay đổi thiết kế;
một số công trình không thực hiện khảo sát địa chất địa điểm xây dựng theo quy
định điều 46 luật xây dựng. Một số địa phương không thực hiện thiết kế mẫu,
thiết kế điển hình theo Quyết định số 13/2008/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng và thiết
kế mẫu của Tỉnh, thành phố, cá biệt có một số địa phương tự thiết kế mẫu
không theo mẫu hướng dẫn của Bộ xây dựng và của Tỉnh; việc sử
dụng tiền trái phiếu chính phủ để thanh toán tiền thiết kế phí theo mẫu mới vừa
không phù hợp với mục
tiêu của Đề án vừa gây lãng phí với
chi phí này. Một số địa phương ở
một số công trình
có các thông số trên bản vẽ kỹ thuật chưa chính xác, không có cơ sở tính toán
khối lượng. (Hòa
Bình; Lào Cai; Ninh Bình; Nghệ An; Nam Định; Quảng Ninh; Tây Ninh; Lâm Đồng).
+ Việc lập, thẩm tra, thẩm định phê
duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật, dự toán công trình còn để xảy ra nhiều sai sót:
Hầu hết các thiết kế và dự toán công trình được lập và duyệt chưa chính xác
trong việc tính toán khối lượng, áp dụng sai định mức; trùng lặp các vị trí tiếp giáp
trụ, dầm, sàn, khối lượng xây tường, lanh tô, ô văng, tính sai chiều dày gỗ cửa, dây
điện; có công trình tính trùng lặp phần thân và phần móng; làm tăng khối lượng
bê tông, sắt thép; tăng khối lượng đất, cát san lấp nền; nhiều công trình đơn vị tư vấn
thiết kế lập dự toán chi
phí bốc xếp vận chuyển vật liệu tăng quá cao so với quy định v.v..
- Công tác đấu thầu, lựa chọn đơn vị giao thầu:
một số địa phương còn sai phạm trong việc tổ chức mời thầu, chấm thầu, xét thầu
vi phạm Nghị
định số: 58/2008/NĐ-CP ngày
05/5/2008, của Chính phủ hướng dẫn thi hành luật đấu thầu cụ thể: xây dựng giá thầu
chưa chính xác; công tác
chấm thầu, chỉ định thầu còn hạn chế; hồ sơ chưa đáp ứng đầy đủ các tiêu chí
theo yêu cầu; hồ sơ dự thầu sơ sài, ghi chung chung không xác định cụ thể nguồn
gốc xuất xứ vật liệu, vật tư, thiết bị; một số nhà thầu hạn chế về năng lực vẫn
được chọn là đơn vị trúng thầu dẫn đến chất lượng công trình hạn chế, không
thực hiện được tiến độ như hợp đồng đã ký kết.
+ Công tác giám sát quản lý công
trình: ở nhiều chủ đầu tư công
tác giám sát
các hạng mục công trình còn chưa
chặt chẽ, không thường xuyên, đặc biệt là khâu nghiệm thu vật liệu đầu vào; hồ
sơ quản lý chất lượng, nhật ký công trình, biên bản nghiệm thu khối lượng từng giai
đoạn không đầy đủ, chặt chẽ theo quy định, có biên bản nghiệm thu ghi chung
chung không xác định khối lượng thực tế đã thi công, chủng loại vật tư, vật
liệu đã sử dụng; trong quá trình thi công có công trình thi công thiếu khối lượng so với bản
vẽ thiết kế; sai chủng loại vật liệu nhưng tư vấn giám sát không kịp thời phát
hiện dẫn đến chất lượng một
số công trình xây dựng chưa đảm
bảo yêu cầu vừa đưa vào sử dụng đã bị lún, nứt tường, nền gạch nát phòng học bị bong
tróc; thấm bê
tông; các thiết bị điện đã bị hỏng hóc.
3.5. Công tác nghiệm thu,
thanh, quyết toán vốn đầu tư:
Công tác nghiệm thu khối lượng theo
giai đoạn và nghiệm thu công trình hoàn thành còn nhiều hạn chế, vi phạm: Có công
trình thiếu
biên bản nghiệm thu phát sinh thay đổi vật liệu; khi nghiệm thu không tính toán
lại theo khối lượng thực tế và thời điểm thi công mà sử dụng hồ sơ dự toán hoặc
hồ sơ trúng thầu và hợp đồng đã ký
để làm căn cứ nghiệm thu, dẫn đến khi hồ sơ thiết kế, dự toán thẩm định có sai
sót khối lượng nghiệm thu cũng sai theo; nhiều công trình khối lượng thi công giảm nhưng
không tính giảm trừ quyết toán; nhiều công trình nghiệm thu thanh quyết toán
công trình thiếu
khối lượng, sai thiết kế; sai chủng loại vật liệu; thanh toán bù giá nhân công,
ca máy không đúng quy định v.v.. cá biệt có
hạng mục công trình dự án xây
dựng chưa thi công đã nghiệm thu thanh toán (Hưng Yên; Quảng Ninh; Ninh Bình;
Sơn La; Sóc Trăng).
Hầu hết các công trình, dự án công tác
thanh, quyết toán chậm, hồ sơ không đầy đủ theo quy định; một số địa phương các
chủ đầu tư, nhà thầu thi công không chấp hành nghiêm các quy định của Nhà nước về đầu tư XDCB,
nhất là chấp hành các quy định trình tự thủ tục quyết toán dự án hoàn thành tại
Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 của Bộ Tài chính, nhiều công trình dự án
hoàn thành đưa vào sử dụng số vốn
đã tạm ứng gần hết nhưng chưa được quyết toán hoặc không đủ thủ tục để quyết
toán vốn đầu tư nhất là các công trình do UBND xã làm chủ đầu tư, do
trình độ chuyên môn, năng lực quản lý, điều hành của các chủ đầu tư còn nhiều
yếu kém, phụ thuộc vào các nhà tư vấn, nhà thầu do đó có địa phương công trình
đã hoàn thành đưa vào sử dụng, vốn đã cấp đủ nhưng không quyết toán được; đến
nay chưa có giải pháp, cơ chế cụ thể bắt buộc các chủ đầu tư thực hiện quyết
toán công trình hoàn thành đảm bảo đúng quy định hiện hành của Nhà nước. Một số đơn vị
thi công đã thanh quyết toán xong công trình nhưng không thực hiện nghĩa vụ
thuế với Nhà nước theo quy định (Trà Vinh, Vĩnh Phúc, Bạc Liêu, Lâm
Đồng, Quảng Nam, Quảng Trị, Kon Tum)
Theo báo cáo tổng hợp kết quả thanh
tra của các tỉnh, thành phố, tính đến 31/12/2011:
- Tổng số nguồn vốn đã cấp phân bổ cho các dự
án, công trình là
28.298.781 triệu đồng đạt 113,79 % so với kế hoạch cả giai đoạn; trong đó vốn
TPCP là 15.457.289 triệu đồng đạt
90,2 %; ngân sách địa phương 12.183.524 triệu đồng đạt 181 %; vốn huy động khác
657.967 triệu đạt 64%;
- Tổng số vốn đã thanh toán 26.829.164 triệu
đồng đạt 94,81 % so với số vốn đã phân bổ; trong đó vốn trái phiếu chính phủ đã thanh
toán 15.218.662 triệu đồng đạt 98,4%. Có 35/60 tỉnh thành phố đã giải ngân vốn trái phiếu
chính phủ đạt từ 90% đến 100% (riêng 2 tỉnh Kiên Giang, An Giang số giải ngân
tăng so với kế hoạch cả giai đoạn 2008-2012
theo Quyết định 2186: An Giang: 231.094 tỷ đồng = 105,45% (tăng 11,936 tỷ); tỉnh
Kiên Giang: 311.017 = 110,52% (tăng 29,6 tỷ). Có 06 tỉnh giải ngân trái phiếu
chính phủ đạt tỷ lệ thấp dưới 80% (Hưng Yên, Hải Dương, Cao Bằng, Hà Giang, Sơn
La, Đắk Nông).
(phụ lục số 03 kèm theo)
- Tổng số dự án đã quyết toán: 19.489 dự án
(giá trị: 17.139.958 triệu đồng); đạt tỷ lệ 61,44%; có 15 tỉnh tỷ lệ quyết toán
so với dự án đã hoàn thành đạt tỷ lệ trên 80% trở lên (Quảng Ninh, Thái Bình,
Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Khánh Hòa, Kon Tum,
Đà Nẵng, Ninh
Thuận, Bình Thuận, Kiên Giang, Long An, Trà Vinh); Có 20 tỉnh, thành phố tỷ lệ
quyết toán thấp dưới 50% (Hà Nội, Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương, Điện Biên, Sơn
La, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Lâm Đồng, Quảng Bình, Vĩnh Long, An Giang, Cần Thơ,
Bến Tre, Cà Mau,
Hậu
Giang, Sóc Trăng, Đồng Nai, Tiền Giang, Bình Thuận), cá biệt tỉnh Đồng Nai chưa
quyết toán được một công trình nào.
(phụ lục số 03 kèm
theo)
3.6. Các sai phạm, vi phạm phát
hiện qua thanh tra
Tổng hợp kết quả thanh tra các đoàn
thanh tra tại các địa
phương qua thanh tra tại 47.943 phòng học, nhà công vụ chiếm 41,14% số phòng đã triển khai
xây dựng (tương đương với 44,27% số vốn đầu tư) đã phát hiện các sai phạm, vi
phạm trong việc thực hiện các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản,
nghiệm thu thanh quyết toán tài chính, thực hiện chính sách thuế... với tổng số
tiền là 209.167
triệu đồng chiếm 1,57% số vốn được thanh tra. Trong đó:
+ Sai phạm do thiết kế, khảo sát không
đúng quy định: 12.864 triệu đồng;
+ Sai phạm trong quá trình lập, thẩm
định dự toán không đúng quy định: 19.066 triệu đồng;
+ Sai phạm do áp sai chủng loại, đơn
giá vật liệu quy định: 4.470 triệu
đồng;
+ Sai phạm do áp dụng không đúng định
mức quy định: 8.135 triệu đồng;
+ Các khoản chi phí không đúng quy
định: 1.058 triệu đồng;
+ Sai phạm do trong quá trình thi công
không đủ khối lượng theo thiết
kế, dự toán công trình: 73.601 triệu đồng;
+ Không thi công nhưng thanh, quyết
toán: 2.022 triệu đồng;
+ Sai phạm trong quá trình nghiệm thu,
thanh quyết toán 4.745 triệu đồng;
+ Các sai phạm khác (như sử dụng vốn
không đúng mục đích; không thực hiện chính sách thuế; tính sai chi phí vận
chuyển; sử dụng vốn chi thiết kế, dự toán, tiền bán hồ sơ không nộp vào NSNN...)
là 83.208 triệu đồng;
Căn cứ mức độ vi phạm, và quy định của
pháp luật, thanh tra các địa phương đã kiến nghị xử lý về hành chính, kinh tế;
đề xuất các giải pháp khắc phục và đề nghị Chính phủ bổ sung vốn
để tiếp tục thực hiện đủ số lượng, phòng học và nhà công vụ theo đề án đã duyệt;
cụ thể:
+ Kiến nghị xử lý hành chính đối với
263 tập thể và 200 cá nhân;
+ Kiến nghị chấn chỉnh quản lý đối với
282 đơn vị;
+ Kiến nghị xử lý về kinh tế 157.001
triệu đồng trong đó: Thu về ngân sách Nhà nước: 33.019 triệu đồng; Thu về tài
khoản tạm giữ 63.979 triệu đồng; Giảm trừ quyết toán: 44.314 triệu đồng; Kiến
nghị, xử lý khác: 17.007 triệu đồng;
(phụ lục số 04 kèm
theo)
IV. NHẬN XÉT, KẾT
LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Nhận xét và
kết luận
Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và
nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012 là một chủ trương, chính sách lớn
của Đảng và Nhà nước thể hiện sự quan tâm của đảng, nhà nước đối với ngành giáo
dục nói chung và những địa bàn, địa phương vùng sâu vùng xa và các địa bàn khó khăn,
được nhân dân các địa phương đồng tình ủng hộ (nhiều người dân hiến đất, ủng hộ
tiền, công lao động...),
Sau khi Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Ban Chỉ đạo Đề án ở Trung
ương, các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, nhất là Bộ Giáo
dục và Đào tạo (cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo) đã chủ động tích cực trong
việc triển khai đề án; ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, đôn đốc các địa phương
thực hiện Đề án, hướng dẫn thực hiện chế độ báo cáo; có văn bản gửi các đoàn
thể chính trị
-
xã hội, cơ quan thông tin đại chúng để phối hợp tuyên truyền, kiểm tra, giám sát
việc thực hiện Đề án; tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, quyết định phân
bổ vốn thực hiện đề án. Ủy ban nhân
dân các tỉnh, thành phố đã tích cực tổ chức triển khai thực hiện Đề án theo
nhiệm vụ được giao.
Qua báo cáo kết quả thanh tra
của các tỉnh, thành phố
cho thấy: Tỉnh ủy, HĐND, UBND các tỉnh,
thành phố đã quan tâm chỉ đạo và thực hiện nghiêm túc Quyết định số
20/2008/QĐ-TTg, của Thủ tướng Chính phủ. Hàng năm căn cứ nguồn vốn trái phiếu
chính phủ hỗ trợ và nguồn vốn đối ứng, UBND các tỉnh, thành phố quyết định phê duyệt
và phân bổ vốn cho các đơn vị triển khai thực hiện; một số tỉnh, thành phố
tuy còn nhiều khó khăn song
vẫn bố trí đủ kế hoạch ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn khác để
thực hiện đề án theo Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ và
thực hiện chương trình kiên cố hóa trường học theo Nghị quyết của Tỉnh ủy và HĐND
Tỉnh, thành phố; Công tác thanh
tra, kiểm tra, giám sát cũng được các tỉnh quan tâm chỉ đạo. Ban chỉ đạo các tỉnh
thành phố thường xuyên đôn đốc kiểm tra, giám sát chỉ đạo giải quyết các khó khăn vướng
mắc trong quá trình thực hiện đề án; tổng hợp kết quả tiến độ báo cáo
với UBND tỉnh,
thành phố và Ban chỉ đạo (Bộ GD&ĐT); một số tỉnh, thành phố tổ chức
các đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể quần chúng
đi giám sát việc thực hiện đề án của BCĐ tỉnh và các địa phương có dự án; nhiều tỉnh, thành
phố hàng năm chỉ đạo Thanh
tra tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch thanh tra, thành lập các đoàn thanh tra trực tiếp
thanh tra tại một số
dự án, công trình đã kịp thời phát hiện chấn chỉnh khắc phục những
sai phạm, khuyết điểm trong công tác triển khai thực hiện đề án nhất là việc
thực hiện các quy định của nhà
nước về đầu tư xây dựng cơ bản, nghiệm thu, thanh quyết toán công trình thu hồi
tiền cho ngân sách Nhà nước.
Các công trình dự án được
đầu tư xong đưa vào sử dụng cơ bản giải quyết những bức xúc thiếu phòng học,
thay thế các phòng học tạm, phòng học xuống cấp trầm trọng. Bước
đầu giải quyết được nhà công vụ cho giáo viên ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng
đặc biệt khó khăn, các xã có nhiều đồng bào dân tộc, mang lại hiệu quả thiết thực,
góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục đào tạo trong cả nước.
Tuy nhiên, Đề án đã triển khai được
4/5 năm của cả giai đoạn 2008 - 2012, số vốn đã được phân bổ đến 31/12/2011 đạt
113,79 % so với kế hoạch cả giai đoạn nhưng số lượng phòng học và nhà công vụ đã triển khai
mới đạt 60,7 % kế hoạch. Như vậy, khả năng đến hết năm 2012 vẫn còn 43/60 tỉnh,
thành phố không hoàn
thành mục tiêu kế hoạch về số phòng học được kiên cố hóa và số nhà công vụ được
xây của Đề án theo Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg, của Thủ tướng Chính phủ.
Nguyên nhân: Ngoài những nguyên nhân
khách quan như suy thoái kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam, chủ trương cắt
giảm chi tiêu công theo Nghị quyết số 11/2011/NQ-CP, giá cả tăng mạnh trong quá
trình thực hiện
Đề án còn có các nguyên nhân chủ quan trong quá trình thực hiện Đề án của Ban chỉ đạo
ở Trung ương, các Bộ, ngành, UBND các địa phương và các cơ quan có liên quan đã tác
động đến kết quả và những hạn chế, khuyết điểm trong việc thực hiện Đề án:
+ Các Bộ (Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ
Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính) quy định áp dụng đơn giá xây dựng trung bình đối
với phòng học theo giá sàn tại thời điểm năm 2007 để tính tổng mức đầu tư mà
chưa tính đến yếu tố trượt giá; việc xây dựng kế hoạch phân bổ vốn tổng thể cho các địa
phương chậm gần 2 năm... đã
làm cho các địa phương khó khăn và bị động trong quá trình triển khai thực hiện
Đề án, làm ảnh
hưởng đến tiến độ thực hiện đề án;
+ Bộ Giáo dục và Đào tạo tuy đã chủ
động tích cực trong việc
triển khai thực hiện, nhưng khi xây dựng đề án đã không rà soát, kiểm tra thực
tế số liệu báo cáo của các địa phương do đó trong nội dung đề án về số lượng, mục tiêu, đối
tượng chưa chính xác; không điều chỉnh Đề án theo Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ; công tác kiểm tra còn hạn chế; chưa thực hiện đầy đủ nhiệm vụ được
giao theo Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
+ UBND một số tỉnh, thành phố chưa
quan tâm thỏa đáng cho công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành Đề án dẫn đến việc
xây dựng và tổ chức thực hiện đề án còn nhiều sai sót, xây dựng kế hoạch, phân
bổ vốn dàn trải; bố
trí
vốn cho công trình không phù hợp, thiếu chính xác, sử dụng vốn không
đúng đối tượng, mục
tiêu của đề án được Thủ thướng Chính phủ phê duyệt; một số địa phương không
thực hiện theo khuyến cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại công văn số
2096/BGDĐT-KHTC ngày 14/3/2008, đã giao cho UBND cấp xã làm chủ
đầu tư các công trình thuộc trường Mầm non, Tiểu học, THCS do đó trong quá
trình tổ chức thực hiện dự án đã gặp không ít
khó khăn, vướng
mắc
do trình độ chuyên môn, năng lực quản lý, điều hành của các chủ đầu tư còn nhiều yếu kém;
việc phối hợp trong việc triển khai thực
hiện dự án giữa chủ đầu tư với các sở, ban ngành có liên quan không chặt chẽ;
tiến độ thực hiện khối lượng xây lắp,
chậm, kéo dài; công trình hoàn thành, bàn giao không đúng tiến độ hợp đồng quy
định. Việc thực hiện chế độ thông tin báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Đề án theo định
kỳ chưa nghiêm túc; một số tỉnh, thành phố công tác thanh tra, kiểm tra còn hạn
chế, chưa kịp thời phát hiện chấn chỉnh khắc phục những sai phạm, khuyết điểm
trong việc thực hiện đề án để chủ đầu tư, nhà thầu thi công không chấp
hành nghiêm các quy định của Nhà nước về đầu tư XDCB, chính sách tài chính, thuế, nhất
là chấp hành các quy định trình tự thủ tục quyết toán dự án hoàn
thành theo Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 của Bộ Tài chính do đó có
địa phương công trình
đã hoàn thành đưa vào sử dụng, vốn đã cấp nhưng không quyết toán được; đến nay chưa có giải
pháp, cơ chế cụ thể bắt buộc các chủ đầu tư thực hiện quyết toán công trình
hoàn thành đảm bảo đúng quy định hiện hành của Nhà nước; gây lãng phí tiền của
ngân sách Nhà nước và nhân dân.
2. Kiến nghị:
Từ kết quả thanh tra chuyên đề diện
rộng, Thanh tra Chính phủ
kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo:
2.1. Chấn chỉnh về công
tác quản lý
- Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Bộ, ngành ở Trung
ương, UBND các tỉnh, thành phố
tiến hành tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện Đề án giai đoạn
2008-2012; xác định rõ những thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân,
trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan trong việc
chưa hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu số phòng học được kiên cố hóa và số nhà công
vụ được xây của Đề
án.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm điểm rút kinh
nghiệm trong việc tham mưu, chỉ đạo triển khai thực hiện đề án, có giải pháp chấn
chỉnh, khắc phục
hạn chế, khuyết điểm đề xuất các giải pháp tiếp tục thực hiện trong thời gian tới,
để hoàn thành tốt mục tiêu,
yêu cầu, nội dung
đề án được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt. Chỉ đạo Thanh tra Bộ phối hợp với thanh tra các tỉnh, thành phố
tiếp tục thanh tra việc thực hiện đề án tại các tỉnh, thành phố đảm bảo hầu hết
các dự án, công trình đều được thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, để đề
án đạt hiệu quả thiết thực, góp phần phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
- Bộ Tài chính tăng cường công tác đôn đốc thực
hiện quyết toán dự án hoàn thành. Tham mưu xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ các biện
pháp thực hiện quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước khắc phục
những khó khăn vướng mắc tại các địa phương; phối hợp với Thanh tra Chính phủ
đôn đốc các địa phương đơn vị thu hồi tiền các đơn vị, cá nhân vi phạm theo kết
luận; chỉ đạo chi cục thuế các địa phương tăng cường quản lý thu tại
các đơn vị thi công công trình.
- UBND các tỉnh, thành phố: tăng cường công tác
thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tổ
chức triển khai thực hiện Đề án; tiếp tục bố trí nguồn vốn đối ứng từ ngân
sách địa phương và có giải pháp tích cực để huy động các nguồn vốn xã hội hóa để thực hiện Đề án. Tăng
cường chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc giải ngân, thanh toán vốn, điều chuyển nguồn
vốn; quyết toán dự án hoàn thành; đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án, sớm
đưa công trình vào sử dụng. Chỉ đạo thanh tra tỉnh, thành phố phối hợp với Thanh
tra Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục tiến hành thanh tra các dự án, công trình còn lại
đảm bảo hầu hết các
dự án, công trình đều được thanh tra, kiểm tra, kiểm toán để đề án đạt hiệu quả
thiết thực góp phần phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
2.2. Xử lý về hành chính
- UBND các tỉnh, thành phố tổ chức
kiểm điểm nghiêm túc đối với những tập thể, cá nhân có liên quan đến những sai
phạm, vi phạm được phát hiện qua thanh tra; xác định rõ nguyên nhân, trách
nhiệm, xử lý nghiêm túc, đúng pháp luật.
- UBND tỉnh Sơn La kiểm điểm việc ban
hành văn bản hướng dẫn các chủ đầu tư sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ mua sắm thiết bị
bên trong của các
phòng học, nhà công vụ cho giáo viên, không đúng với mục tiêu Đề án được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt;
- UBND các tỉnh, thành phố (danh sách
phụ lục số 05 kèm
theo)
kiểm điểm các địa phương sử dụng tiền trái phiếu chính phủ không đúng với mục
tiêu của Đề án theo Quyết định số
20/2008/QĐ-TTg ngày 01/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp & Phát triển
nông thôn kiểm điểm trách nhiệm việc quản lý vốn trái phiếu chính phủ, báo cáo
việc UBND tỉnh An Giang sử dụng 12 tỷ đồng nguồn vốn trái phiếu
chính phủ thuộc lĩnh vực thủy lợi, “vay” phân bổ cho các địa phương sử dụng đầu
tư xây dựng các công trình thuộc đề án kiên cố hóa phòng học nhà công vụ cho
giáo viên từ năm 2009.
- Bộ Tài chính kiểm điểm rút kinh nghiệm việc
quản lý vốn trái phiếu chính phủ để 2 tỉnh: An Giang và Kiên Giang giải ngân
vượt kế hoạch vốn được giao theo Quyết định số 2186/QĐ-TTg ngày 24/12/2009 của
Thủ tướng Chính phủ;
Kết quả kiểm điểm, xử lý vi phạm báo
cáo Thủ tướng Chính phủ.
2.3. Xử lý về kinh tế:
- UBND 11 tỉnh, thành phố điều chỉnh
nguồn vốn địa phương trả lại vốn trái phiếu chính phủ đã sử dụng không đúng quy định số
tiền: 56.960 triệu đồng (có danh
sách biểu 5 kèm theo)
- UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Thanh
tra tỉnh, Sở Tài chính, Chi cục thuế có biện pháp yêu cầu các tập thể cá nhân thực hiện
nghiêm túc kết luận thanh tra, trong đó:
+ Nộp về ngân sách Nhà nước số tiền sai phạm trong
việc chấp hành các quy định về xây dựng cơ bản, là: 33.019 triệu đồng;
+ Giảm trừ quyết toán: 44.314 triệu
đồng;
+ Xem xét xử lý đúng pháp luật các
khoản sai phạm đã thu về tài khoản tạm giữ của thanh tra tỉnh, thành phố số tiền
là: 63.979 triệu đồng; kiến nghị khác
là: 17.007 triệu đồng.
Giao cho Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối
hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo đôn đốc việc thực hiện kết luận, báo cáo Thủ
tướng Chính phủ.
Trên đây là báo cáo tổng hợp kết quả
thanh tra chuyên đề diện rộng việc thực hiện Đề án Kiên cố hóa trường, lớp
học và nhà công vụ cho giáo viên
giai
đoạn
2008 - 2012, theo Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg ngày 01/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ.
Thanh tra Chính phủ báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng
Chính phủ.
Nơi nhận:
-
Thủ
tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
(để báo
cáo);
- Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ;
- Tổng Thanh tra Chính phủ (để báo cáo);
- Các Phó Tổng TTCP;
-
Các Bộ: Giáo dục và Đào
tạo, Kế hoạch và
Đầu tư, Tài
chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường.
-
Lưu: VT, Vụ III, Tổ công
tác.
|
KT. TỔNG THANH TRA
PHÓ TỔNG THANH TRA
Ngô Văn Khánh
|