NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC NĂNG
LƯỢNG NGUYÊN TỬ
Nghị định số 107/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm
2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng
lượng nguyên tử, có hiệu lực từ ngày 15 tháng 11 năm 2013, được sửa đổi, bổ
sung bởi:
Nghị định số 126/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm
2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn, đo lường
và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao
công nghệ; năng lượng nguyên tử, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng
12 năm 2001;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20
tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Năng lượng nguyên tử ngày 03
tháng 6 năm 2008;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và
Công nghệ;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.[1]
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định các hành vi vi phạm
hành chính, hình thức và mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, bao gồm hành vi vi
phạm hành chính trong hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử; xây dựng, vận hành, bảo dưỡng, khai thác,
quản lý và tháo dỡ cơ sở hạt nhân, cơ sở bức xạ; thăm dò, khai thác, chế biến,
sử dụng quặng phóng xạ; sản xuất, lưu giữ, sử dụng, vận chuyển, chuyển giao, xuất
khẩu, nhập khẩu nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ, nhiên liệu hạt nhân, vật liệu
hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân; xử lý, lưu giữ chất thải
phóng xạ và các dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử.
2. Các hành vi vi phạm hành chính liên quan đến
lĩnh vực năng lượng nguyên tử không được quy định tại Nghị định này mà được quy
định tại Nghị định xử phạt vi phạm hành chính khác thì áp dụng các quy định của
Nghị định đó để xử phạt.
3.[2] Việc xử phạt vi phạm
hành chính đối với hành vi đưa thông tin không đúng sự
thật về sự cố hạt nhân được thực hiện theo quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong hoạt động báo chí, xuất bản.
Điều 1a. Đối tượng bị
xử phạt hành chính [3]
1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc cá nhân, tổ chức nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm hành
chính quy định tại Nghị định này trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Hộ kinh doanh; hộ gia đình thực hiện hành vi
vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này bị xử phạt như đối với cá nhân vi
phạm.
3. Tổ chức là đối tượng bị xử phạt theo quy định
tại Nghị định này bao gồm:
a) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định
tại Luật Doanh nghiệp gồm: doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách
nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;
b) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định
tại Luật Hợp tác xã gồm: hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
c) Các tổ chức khác được thành lập theo quy định
pháp luật.
4. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính là
chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp được xác định
theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu
như sau:
1. Kiểm định thiết bị X-quang y tế là việc kiểm
tra chất lượng thiết bị X-quang chẩn đoán y tế, xác định và chứng nhận về chế độ
làm việc của thiết bị do tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép
kiểm tra.
2. Hiệu chuẩn là hiệu chỉnh sai lệch của thiết bị
bức xạ, thiết bị ghi đo bức xạ với thiết bị đo chuẩn hoặc nguồn bức xạ chuẩn để
bảo đảm độ chính xác của thiết bị.
3.[4] (được bãi bỏ)
4. Thiết bị ghi đo bức xạ là
phương tiện, dụng cụ để đo liều bức xạ, hoạt độ phóng xạ, xác định đồng vị
phóng xạ.
5. Chất thải phóng xạ sinh ra từ hoạt động sản
xuất, sản xuất thử, chế biến, khai thác quặng, khoáng sản là sản phẩm thứ cấp
hoặc chất thải chứa các nhân phóng xạ tự nhiên có khả năng gây ra liều hiệu dụng
đối với công chúng vượt quá 1mSv trong một năm.
6. Tẩy xạ là quá trình loại bỏ hoặc làm giảm sự
nhiễm bẩn phóng xạ ở đối tượng xuống mức cho phép bằng các quy trình vật lý,
hóa học hoặc sinh học.
7.[5] Đối với hành vi vi phạm
quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7, điểm a, c, d và đ khoản 2 Điều 8, Điều 10, Điều
13, Điều 15 Nghị định này, trường hợp vi phạm hành chính nhiều lần được xác
định là tình tiết tăng nặng.
Đối với những hành vi vi phạm khác được quy định
tại Nghị định này, trường hợp vi phạm hành chính nhiều lần bị xử lý theo từng
hành vi.
Điều 3. Các biện pháp khắc
phục hậu quả
Ngoài hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung,
cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện
pháp khắc phục hậu quả sau đây:
1. Buộc thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn
bức xạ, an toàn hạt nhân;
2. Buộc tìm kiếm, truy tìm, thu hồi chất phóng xạ,
vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ, vật liệu phóng xạ, nguồn phóng xạ, vật liệu hạt
nhân nguồn, thiết bị hạt nhân;
3. Buộc tẩy xạ khu vực bị nhiễm xạ để đạt quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
4. Buộc tái xuất chất phóng xạ, nguồn phóng xạ,
chất thải phóng xạ, hàng hóa tiêu dùng đã chiếu xạ hoặc chứa chất phóng xạ, vật
liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân;
5. Buộc không bố trí nhân viên bức xạ có kết quả
liều chiếu xạ cá nhân cao bất thường tiếp tục làm công việc bức xạ;
6. Buộc thực hiện các biện pháp hạn chế tối đa
tác động xấu đến môi trường;
7. Buộc phục hồi môi trường;
8. Buộc tháo dỡ công trình xây dựng, phần công
trình xây dựng không có giấy phép, không đúng giấy phép hoặc không đúng thiết kế
được phê duyệt;
9. Buộc truy nhập dữ liệu liều chiếu xạ nghề
nghiệp cá nhân vào cơ sở dữ liệu quốc gia về chiếu xạ nghề nghiệp;
10. Buộc thu hồi kết quả dịch vụ đã cung cấp;
11. Buộc thu hồi chứng nhận kiểm tra an toàn đã
cấp;
12.[6] Buộc thu hồi hàng
hóa để tiêu hủy.
Điều 3a. Thi hành quyết
định xử phạt, thi hành các biện pháp khắc phục hậu quả và cưỡng chế thi
hành quyết định xử phạt [7]
Việc thi hành quyết định xử phạt, thi hành các biện pháp khắc phục hậu quả và cưỡng chế thi
hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này được thực
hiện theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn
thi hành.
Điều 4. Quy định về mức phạt
tiền và thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân, tổ chức
1. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành
chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân,
trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 9 Điều 6;
Khoản 3 Điều 7; các Khoản 5, 6, 7, 8 Điều 14; Khoản 2 Điều
15; Khoản 2 Điều 22; các Điều 24, 25 và
26; Khoản 3 Điều 27 và Khoản 2 Điều 40 Nghị định này. Mức
phạt tiền tối đa đối với cá nhân là 1.000.000.000 đồng.
Mức phạt tiền đối với cùng một hành vi vi phạm
hành chính của tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Mức phạt tiền
tối đa đối với tổ chức là 2.000.000.000 đồng.
2.[8] Thẩm quyền xử phạt vi
phạm hành chính của những người được quy định tại Điều 43, Điều 44, Điều 45, Điều 45a, Điều 45b và Điều 45c Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với
một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm
quyền xử phạt đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.
Chương II
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH
CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
Mục 1. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ KHAI BÁO, CẤP GIẤY PHÉP
Điều 5. Vi phạm quy định về
khai báo chất phóng xạ, chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng, thiết
bị bức xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân, nhiên liệu hạt nhân đã qua sử
dụng
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng
đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm
quyền sau 07 ngày làm việc, kể từ ngày có thiết bị X-quang chẩn đoán y tế,
X-quang thú y;
b) Không khai báo bổ sung với cơ quan nhà nước
có thẩm quyền những thông tin đã thay đổi so với hồ sơ xin cấp giấy phép tiến
hành công việc bức xạ về tên cá nhân, tổ chức được cấp giấy phép, nhân viên phụ
trách an toàn, địa chỉ cơ sở, tình trạng thiết bị bức xạ sau 10 ngày làm việc,
kể từ thời điểm có sự thay đổi;
c) Khai báo không đầy đủ thông tin của nguồn
phóng xạ theo quy định.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm
quyền sau 07 ngày làm việc, kể từ ngày có chất phóng xạ, thiết bị bức xạ, trừ
hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này;
b) Không khai báo việc sử dụng nguồn phóng xạ,
thiết bị bức xạ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi tiến hành hoạt động bức
xạ của cơ sở có hoạt động bức xạ di động;
c) Không báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền
về việc chuyển giao, chuyển nhượng thiết bị bức xạ sau 10 ngày làm việc, kể từ
khi thiết bị bức xạ được chuyển khỏi cơ sở.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng
đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không khai báo chất thải phóng xạ do việc tiến
hành công việc bức xạ sinh ra;
b) Không khai báo chất thải phóng xạ sinh ra từ
hoạt động sản xuất, sản xuất thử, chế biến, thăm dò, khai thác quặng, khoáng sản;
c) Không khai báo nguồn phóng xạ đã qua sử dụng
sau 30 ngày làm việc, kể từ ngày không sử dụng nguồn phóng xạ;
d) Không khai báo mỗi khi tiếp nhận chất thải
phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng khi vận hành kho xử lý, lưu giữ chất thải
phóng xạ quốc gia, hoạt động dịch vụ xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn
phóng xạ đã qua sử dụng.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không khai báo vật liệu hạt nhân nguồn, vật
liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân, nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng;
b) Không khai báo chất thải phóng xạ do hoạt động
của cơ sở hạt nhân sinh ra;
c) Khai báo không đầy đủ thông tin của vật liệu
hạt nhân, thiết bị hạt nhân theo quy định.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động sử dụng thiết bị hạt nhân từ
01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này.
Điều 6. Vi phạm quy định về
giấy phép tiến hành công việc bức xạ
1.[9] Phạt tiền từ
2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi sau đây:
a) Tiến hành công việc bức xạ khi giấy phép hết
hạn sử dụng không quá 30 ngày làm việc;
b) Không thực hiện thủ tục sửa đổi giấy phép tiến
hành công việc bức xạ theo quy định.
2. Hành vi tiến hành công việc bức xạ khi giấy
phép hết hạn sử dụng từ trên 30 ngày làm việc thì bị xử phạt theo quy định tại
các khoản 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều này.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng
đối với hành vi sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán y tế, X-quang thú y mà không
có giấy phép.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
đối với một trong các hành vi sau đây mà không có giấy phép trong trường hợp
hành vi vi phạm chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự:[10]
a) Sử dụng chất phóng xạ, thiết bị bức xạ, trừ các thiết bị quy định tại Khoản 3, Điểm a Khoản
6 Điều này;
b) Lưu giữ nguồn phóng xạ;
c) Xuất khẩu, nhập khẩu, tạm xuất tái nhập, tạm
nhập tái xuất chất phóng xạ;
d)[11] (được bãi bỏ);
đ) Các hoạt động tạo ra chất
thải phóng xạ, trừ các hoạt động quy định tại các Khoản 5, 6, 7, 8 và 9 Điều
này;
e)[12] Xây dựng cơ sở bức
xạ.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng
đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây mà không có giấy
phép trong trường hợp hành vi vi phạm chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự:[13]
a) Vận chuyển nguồn phóng xạ, chất thải phóng xạ;
b) Xử lý, lưu giữ, chôn cất chất thải phóng xạ,
nguồn phóng xạ đã qua sử dụng.
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng
đối với một trong các hành vi sau đây mà không có giấy phép trong trường hợp
hành vi vi phạm chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự:[14]
a) Sử dụng máy gia tốc, thiết bị chiếu xạ công nghiệp, thiết bị xạ trị từ xa, thiết bị dao
mổ gamma, thiết bị chụp ảnh phóng xạ công nghiệp, hệ thiết bị gamma field,
gamma cell;
b) Vận chuyển chất phóng xạ, chất thải phóng xạ
quá cảnh lãnh thổ Việt Nam;
c) Sản xuất, chế biến chất phóng xạ;
d) Thăm dò, khai thác, chế biến quặng phóng xạ.
7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng
đối với một trong các hành vi sau đây mà không có giấy phép trong trường hợp
hành vi vi phạm chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự:[15]
a) Xuất khẩu, nhập khẩu, tạm xuất tái nhập, tạm nhập tái xuất vật liệu hạt nhân nguồn, vật
liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân;
b) Sử dụng vật liệu hạt nhân ngoài chu trình
nhiên liệu hạt nhân;
c) Thay đổi quy mô, phạm vi hoạt động cơ sở hạt
nhân;
d) Vận chuyển vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu
hạt nhân, nhiên liệu hạt nhân, nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng;
đ) Xử lý, lưu giữ, chôn cất nhiên liệu hạt nhân
đã qua sử dụng.
8. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng
đối với một trong các hành vi sau đây mà không có giấy phép trong trường hợp
hành vi vi phạm chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự:[16]
a) Vận chuyển vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, nhiên liệu hạt nhân, nhiên liệu
hạt nhân đã qua sử dụng quá cảnh lãnh thổ Việt Nam;
b) Vận hành tàu biển, phương tiện, thiết bị, máy
móc có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân.
9. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 400.000.000
đồng đối với tổ chức có hành vi vận hành, vận hành thử lò phản ứng hạt nhân mà
không có giấy phép.
10. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động sử dụng nguồn phóng xạ,
thiết bị bức xạ từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản
1, Khoản 2, Khoản 3, Điểm a Khoản 4, Điểm a Khoản 6 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động sử dụng thiết bị, phương
tiện, máy móc, động cơ, lò phản ứng hạt nhân từ 01 tháng đến 03 tháng đối với
hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 8, Khoản 9 Điều này.
11. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tái xuất chất phóng xạ nhập khẩu đối với
hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều này;
b) Buộc tái xuất vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu
hạt nhân, thiết bị hạt nhân nhập khẩu đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm
a Khoản 7 Điều này.
Điều 7. Vi phạm điều kiện
ghi trong giấy phép tiến hành công việc bức xạ
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
đối với hành vi vi phạm một trong các điều kiện quy định trong giấy phép, trừ
hành vi vi phạm bị xử phạt theo các điều khoản khác quy định tại Nghị định này.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng
đối với hành vi sử dụng nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ vào công việc khác với
công việc được quy định trong giấy phép tiến hành công việc bức xạ.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng
đối với tổ chức có cơ sở hạt nhân thực hiện không đúng nội dung quy định trong
giấy phép trừ hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều 18 Nghị
định này.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép tiến hành công việc
bức xạ từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2
và Khoản 3 Điều này.
Mục 2. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ AN TOÀN BỨC XẠ, AN TOÀN HẠT
NHÂN
Điều 8. Vi phạm quy định về
kiểm soát liều chiếu xạ đối với công chúng, đối với nhân viên bức xạ
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng
đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có bản hướng dẫn sử dụng liều kế cá
nhân gắn tại nơi làm việc của nhân viên bức xạ;
b) Không thông báo kết quả đánh giá liều chiếu xạ
cá nhân cho nhân viên bức xạ;
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng
đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Để liều chiếu xạ đối với công chúng, liều chiếu
xạ đối với nhân viên bức xạ vượt quá liều giới hạn theo quy định;
b) Không kiểm xạ định kỳ nơi làm việc của nhân
viên bức xạ theo quy định hoặc ít nhất một lần trong một năm;
c)[17] Không trang bị hoặc
trang bị không đầy đủ liều kế cá nhân cho nhân viên bức
xạ;
d) Không tổ chức đánh giá liều chiếu xạ cá nhân
cho nhân viên bức xạ ít nhất một lần trong 03 tháng;
đ) Không có biện pháp xử lý khi kết quả liều chiếu
xạ cá nhân bị cao bất thường;
e)[18] Không thiết lập mức
điều tra theo quy định.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc không bố trí nhân viên bức xạ có kết quả liều
chiếu xạ cá nhân cao bất thường tiếp tục làm công việc bức xạ đối với hành vi
vi phạm quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều này.
Điều 9. Vi phạm quy định về
kiểm soát chiếu xạ đối với phế thải kim loại bị nhiễm bẩn phóng xạ
1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng
đối với hành vi không báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau 24 giờ, kể từ
khi phát hiện chất phóng xạ, vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ lẫn trong phế thải
kim loại, trong phôi thép bán thành phẩm.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
đối với hành vi không tổ chức theo dõi, phát hiện chất phóng xạ, vật thể bị nhiễm
bẩn phóng xạ lẫn trong phế thải kim loại, trong phôi thép bán thành phẩm khi xuất
khẩu, nhập khẩu, sản xuất, lưu thông, tái chế phế thải kim loại, phôi thép.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi chất phóng xạ, vật thể bị nhiễm bẩn
phóng xạ; buộc tẩy xạ khu vực bị nhiễm xạ đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.
Điều 10. Vi phạm quy định về
khu vực kiểm soát, khu vực giám sát
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có biển báo bức xạ, dấu hiệu cảnh báo bức
xạ tại khu vực kiểm soát, khu vực giám sát;
b) Không có nội quy ra vào khu vực kiểm soát,
khu vực giám sát;
c) Không bố trí người giám sát việc ra vào khu vực
kiểm soát.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng
đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thiết lập khu vực kiểm soát tại nơi có
liều bức xạ tiềm năng lớn hơn hoặc bằng 6 mSv/năm, trừ hành vi vi phạm quy định
tại Khoản 3 Điều này;
b) Không thiết lập khu vực giám sát tại nơi có
liều bức xạ tiềm năng lớn hơn 1mSv/năm và nhỏ hơn 6mSv/năm.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
đối với hành vi không thiết lập khu vực kiểm soát tại nơi có liều bức xạ tiềm
năng lớn hơn hoặc bằng 6mSv/năm khi sử dụng máy xạ trị, máy gia tốc, thiết bị
chiếu xạ công nghiệp, phòng điều khiển lò phản ứng hạt nhân.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn bức
xạ, an toàn hạt nhân đối với hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 1,
2 và 3 Điều này.
Điều 11. Vi phạm quy định về
kiểm soát nhiễm bẩn bề mặt, nhiễm bẩn không khí đối với cơ sở sử dụng nguồn
phóng xạ hở
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối
với một trong các hành vi sau đây:
1. Không trang bị hệ thống tủ hút;
2. Không sử dụng các vật liệu dễ tẩy xạ cho tường,
sàn nhà, mặt bàn;
3. Không bố trí hệ thống thông gió có phin lọc
chất phóng xạ;
4. Không trang bị thiết bị đo suất liều, máy đo
nhiễm bẩn phóng xạ để theo dõi và đánh giá mức nhiễm bẩn phóng xạ.
Điều 12. Vi phạm quy định về
kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị ghi đo bức xạ, thiết bị bức xạ, nguồn xạ trị
1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng
đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tiến hành kiểm định thiết bị X-quang chẩn
đoán y tế định kỳ theo quy định;
b) Không hiệu chuẩn thiết bị ghi đo bức xạ theo
quy định;
c)[19] Không kiểm định định
kỳ thiết bị xạ trị theo quy định;
d) Sử dụng thiết bị bức xạ không được hiệu chuẩn
hoặc chưa được cho phép sử dụng trở lại của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau
khi đã tiến hành sửa chữa để khám bệnh, chữa bệnh;
đ) Sử dụng nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ không
đạt yêu cầu chất lượng để chẩn đoán và điều trị trong khám bệnh, chữa
bệnh.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động sử dụng thiết bị ghi đo bức xạ,
thiết bị bức xạ, nguồn xạ trị từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm
quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 13. Vi phạm quy định về
bảo hộ lao động cho nhân viên bức xạ
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng
đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không hướng dẫn bằng văn bản cho nhân viên bức
xạ sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động cá nhân, thiết bị kiểm soát liều chiếu xạ,
thiết bị kiểm tra nhiễm bẩn phóng xạ.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không trang bị dụng cụ bảo hộ thích hợp cho
người làm việc với nguồn phóng xạ hở;
b) Không trang bị dụng cụ bảo hộ thích hợp cho
người sử dụng thiết bị X-quang để chụp, soi chiếu, chẩn đoán.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng
đối với một trong các hành vi sau đây khi quản lý, sử dụng nguồn phóng xạ hở:
a) Không trang bị máy đo kiểm soát liều chiếu xạ
phù hợp cho người làm việc tại khu vực kiểm soát;
b) Không bố trí tại lối ra của khu vực kiểm soát
chỗ rửa tay, nhà tắm, khu vực lưu giữ áo quần, vật dụng nhiễm bẩn phóng xạ, thiết
bị kiểm tra nhiễm bẩn phóng xạ cơ thể, quần áo, vật dụng trước khi ra khỏi khu
vực kiểm soát;
c) Trang bị thiết bị kiểm soát liều chiếu xạ,
thiết bị kiểm tra nhiễm bẩn phóng xạ quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 3 Điều này
không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc tế.
4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng
đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không trang bị dụng cụ bảo hộ thích hợp cho
người vận hành thiết bị X-quang can thiệp, người tham gia thực hiện các thủ thuật
X-quang can thiệp;
b) Không trang bị kẹp gắp nguồn phóng xạ, găng
tay chỉ cho người làm việc với nguồn phóng xạ trong thăm dò địa vật lý giếng
khoan;
c)[20] Không trang bị thiết
bị đo suất liều xách tay, thiết bị đo suất liều lắp cố
định phù hợp với loại hình công việc bức xạ theo quy định.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động sử dụng thiết bị kiểm soát liều
chiếu xạ, thiết bị kiểm tra nhiễm bẩn phóng xạ từ 01 tháng đến 03 tháng đối với
hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều này.
Điều 14. Vi phạm quy định về
hồ sơ an toàn bức xạ, hạt nhân
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
đối với hành vi không lưu giữ một trong các tài liệu sau đây:
a) Kết luận thanh tra, kiểm tra, tài liệu về việc
thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Báo cáo đánh giá an toàn đối với công việc bức
xạ.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng
đối với hành vi không lập hoặc không lưu giữ một trong các hồ sơ, tài liệu sau
đây:
a) Hồ sơ về nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ, các
thay đổi, sửa chữa, nâng cấp thiết bị bức xạ;
b) Hồ sơ kiểm xạ khu vực làm việc của nhân viên
bức xạ;
c) Hồ sơ bảo dưỡng, kiểm định, hiệu chuẩn thiết
bị ghi đo bức xạ, thiết bị bức xạ;
d) Nhật ký vận hành, sử dụng thiết bị bức xạ,
nguồn phóng xạ;
đ) Hồ sơ về sự cố trong quá trình tiến hành công
việc bức xạ;
e) Hồ sơ đào tạo, hồ sơ sức khỏe của nhân viên bức
xạ;
g) Hồ sơ liều bức xạ của nhân viên bức xạ;
h) Hồ sơ xin cấp giấy phép tiến hành công việc bức
xạ;
i) Hồ sơ xử lý, lưu giữ, chôn cất chất thải
phóng xạ;
k) Hồ sơ về việc gửi hàng phóng xạ khi vận chuyển
vật liệu phóng xạ.
3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng
đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không chuyển giao hồ sơ quy định tại Điểm b Khoản
1, các điểm a, b, c, d, e và g Khoản 2 Điều này cho cơ quan nhà nước có thẩm
quyền trước khi chấm dứt hoạt động;
b) Không chuyển giao hồ sơ quy định tại Điểm a
và Điểm c Khoản 2 Điều này cho cơ sở sở hữu, sử dụng mới, khi nguồn phóng xạ,
thiết bị bức xạ được chuyển giao cho cơ sở mới.
4. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng
đối với hành vi không lưu giữ báo cáo phân tích an toàn đối với cơ sở bức xạ
khi xin cấp giấy phép xây dựng, thay đổi quy mô và phạm vi hoạt động, chấm dứt
hoạt động theo quy định.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng
đối với tổ chức có hành vi không lập hoặc không lưu giữ một trong các hồ sơ sau
đây:
a) Hồ sơ về vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt
nhân, các thay đổi, sửa chữa, nâng cấp thiết bị hạt nhân;
b) Hồ sơ bảo dưỡng, kiểm định thiết bị hạt nhân.
6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng,
đối với tổ chức có hành vi không lập hồ sơ nâng cấp cơ sở hạt nhân.
7. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 160.000.000
đồng đối với tổ chức có hành vi không lưu giữ báo cáo phân tích an toàn trong hồ
sơ đề nghị phê duyệt địa điểm nhà máy điện hạt nhân.
8. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 200.000.000
đồng đối với tổ chức có hành vi không lưu giữ hồ sơ nâng cấp cơ sở hạt nhân.
Điều 15. Vi phạm quy định về
chứng chỉ nhân viên bức xạ
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng
đối với hành vi bố trí người không có chứng chỉ nhân viên bức xạ đảm nhiệm một
trong nhưng công việc sau đây:
a) Phụ trách an toàn;
b) Phụ trách tẩy xạ;
c) Vận hành máy gia tốc;
d) Vận hành thiết bị chiếu xạ;
đ) Sản xuất đồng vị phóng xạ;
e) Chụp ảnh phóng xạ công nghiệp.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng
đối với tổ chức có hành vi bố trí người không có chứng chỉ nhân viên bức xạ đảm
nhiệm một trong những công việc sau đây:
a) Kỹ sư trưởng lò phản ứng hạt nhân;
b) Trưởng ca vận hành lò phản ứng hạt nhân;
c) Phụ trách ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt
nhân;
d) Quản lý nhiên liệu hạt nhân;
đ) Vận hành lò phản ứng hạt nhân.
Điều 16. Vi phạm quy định về
báo cáo thực trạng an toàn tiến hành công việc bức xạ
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
đối với hành vi không báo cáo định kỳ hằng năm về thực trạng an toàn tiến hành
công việc bức xạ của cơ sở tiến hành công việc bức xạ cho cơ quan nhà nước có
thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng
đối với hành vi không báo cáo định kỳ hàng năm về thực trạng an toàn tiến hành
công việc bức xạ của cơ sở hạt nhân cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 17. Vi phạm quy định về
vận chuyển vật liệu phóng xạ
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng
đối với hành vi không đóng gói vật liệu phóng xạ trong các kiện hàng phóng xạ của
bên gửi hàng theo quy định.
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng
đối với một trong các hành vi sau đây của bên vận chuyển:
a) Không gắn nhãn cảnh báo phóng xạ trên phương
tiện vận chuyển trong quá trình vận chuyển chất phóng xạ;
b) Không lập kế hoạch ứng phó sự cố cấp cơ sở
theo quy định;
c) Không xây dựng kế hoạch, không thực hiện kế
hoạch bảo đảm an toàn, an ninh theo quy định;
d) Sử dụng phương tiện vận chuyển không đúng quy
định về an toàn bức xạ;
đ) Không bố trí nhân viên chịu trách nhiệm về an
toàn bức xạ trong quá trình vận chuyển;
e) Vận chuyển kiện hàng, chuyển hàng chất phóng
xạ vượt quá chỉ số vận chuyển theo quy định;
g) Vận chuyển chất phóng xạ trong điều kiện liều
bức xạ tại buồng lái và tại chỗ người ngồi vượt quá quy định về an toàn bức xạ;
h) Không thực hiện đầy đủ các biện pháp kỹ thuật
bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển;
i) Không báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền
sau 24 giờ, kể từ khi kiện hàng phóng xạ không có người nhận.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bên nhận hàng không thông báo cho bên gửi
hàng hoặc không báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau 24 giờ, kể từ khi
phát hiện kiện hàng phóng xạ nhận được không đúng với hợp đồng vận chuyển về chủng
loại, số lượng; kiện hàng phóng xạ có dấu hiệu bị hư hỏng, bị tháo dỡ, bị rò rỉ
phóng xạ;
b) Bên lưu giữ kiện hàng phóng xạ tại kho trung
chuyển không báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau 24 giờ, kể từ khi phát
hiện kiện hàng có dấu hiệu bị hư hỏng, bị tháo dỡ, bị rò rỉ phóng xạ, kiện hàng
không có người nhận.
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000
đồng đối với hành vi để rơi vãi vật liệu phóng xạ trong quá trình vận chuyển.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tìm kiếm, thu hồi vật liệu phóng xạ bị thất
lạc, bị rơi vãi; buộc tẩy xạ khu vực bị nhiễm xạ để đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này.
Điều 18. Vi phạm quy định về
sản xuất, buôn bán, nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng đã chiếu xạ hoặc chứa chất
phóng xạ, nhập khẩu thiết bị bức xạ, thiết bị hạt nhân, nguồn phóng xạ, chất thải
phóng xạ
1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng
đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nhập khẩu, buôn bán hàng hóa tiêu dùng đã chiếu
xạ hoặc chứa chất phóng xạ được cho phép nhưng không ghi rõ thông tin này trên
nhãn hàng hóa;
b) Nhập khẩu vật liệu phóng xạ, thiết bị bức xạ
không đúng các tham số kỹ thuật, không đúng số lượng, đặc tính, xuất xứ ghi
trong giấy phép.
2. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng
đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng đã chiếu xạ
không có trong danh mục được phép nhập khẩu hoặc có trong danh mục được phép nhập
khẩu nhưng đã chiếu xạ hoặc chứa chất phóng xạ quá mức quy định;
b) Sản xuất, buôn bán hàng hóa tiêu dùng có hoạt
độ phóng xạ cao hơn mức quy định.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
đối với hành vi nhập khẩu thiết bị hạt nhân không đúng các tham số kỹ thuật,
không đúng số lượng, đặc tính, xuất xứ ghi trong giấy phép.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng
đối với hành vi nhập khẩu thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ không thuộc danh mục
hàng hóa được phép nhập khẩu.
5. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 300.000.000
đồng đối với hành vi nhập khẩu chất thải phóng xạ.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi hàng hóa để tiêu hủy đối với
hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này;
b) Buộc tái xuất vật liệu phóng xạ, thiết bị bức
xạ, hàng hóa tiêu dùng đã chiếu xạ, thiết bị hạt nhân, chất thải phóng xạ đối với
hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 1, Điểm a Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4
và Khoản 5 Điều này.
Điều 19. Vi phạm quy định về
giải quyết sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân
1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng
đối với một trong các hành vi sau đây:
a)[21] Không xây dựng,
tổ chức thực hiện hoặc không có quyết định phê duyệt
kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ cấp cơ sở theo quy định, trừ hành
vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều 17 Nghị định này;
b) Không thông báo cơ quan nhà nước có thẩm quyền
về địa điểm xảy ra sự cố và những thông tin liên quan sau 24 giờ, kể từ khi
phát hiện sự cố bức xạ;
c) Không cung cấp thông tin, tài liệu, không hợp
tác với cơ quan, tổ chức trong việc khắc phục và điều tra nguyên nhân xảy ra sự
cố bức xạ;
d) Không chấp hành, chấp hành không đầy đủ, kịp
thời lệnh huy động khẩn cấp về nhân lực, vật tư, phương tiện của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền để khắc phục sự cố bức xạ;
đ) Gây cản trở hoặc không thực hiện đúng hướng dẫn
khi cơ quan, tổ chức tiến hành khắc phục sự cố bức xạ;
e) Không tiến hành xác định nguyên nhân sự cố bức
xạ theo quy định.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng
đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo cơ quan nhà nước có thẩm quyền
về địa điểm xảy ra sự cố và những thông tin liên quan sau 24 giờ, kể từ khi
phát hiện sự cố hạt nhân;
b) Không cung cấp thông tin, tài liệu, không hợp
tác với cơ quan, tổ chức trong việc khắc phục và điều tra nguyên nhân xảy ra sự
cố hạt nhân;
c) Không chấp hành, chấp hành không đầy đủ, kịp
thời lệnh huy động khẩn cấp về nhân lực, vật tư, phương tiện của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền để khắc phục sự cố hạt nhân;
d) Gây cản trở hoặc không thực hiện đúng hướng dẫn
khi cơ quan, tổ chức tiến hành khắc phục sự cố hạt nhân;
đ) Không tiến hành xác định nguyên nhân sự cố hạt
nhân theo quy định.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000
đồng đối với hành vi để xảy ra sự cố bức xạ, trừ hành vi vi phạm bị xử phạt
theo quy định tại các điều khoản khác trong Nghị định này.
4. Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến
1.000.000.000 đồng đối với hành vi để xảy ra sự cố hạt nhân trong trường hợp
hành vi vi phạm chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc truy tìm, thu hồi nguồn phóng xạ, vật liệu
hạt nhân; buộc tẩy xạ khu vực bị nhiễm xạ để đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều này.
Điều 20. Vi phạm quy định về
lưu giữ, xử lý, chôn cất chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng,
nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
đối với hành vi không xây dựng phương án phân loại, xử lý chất thải phóng xạ.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng
đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Phân loại, xử lý chất thải phóng xạ, nguồn
phóng xạ đã qua sử dụng không theo phương án đã xây dựng hoặc không đúng quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc tế;
b) Không thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu
chất thải phóng xạ ngay tại nguồn phát sinh;
c) Không tách chất thải phóng xạ ra khỏi chất thải
thường khi thu gom, xử lý.
3. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng
đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không làm báo cáo tình trạng chôn cất khi
chôn cất chất thải phóng xạ;
b) Không lập bản đồ chôn cất gửi cơ quan nhà nước
có thẩm quyền khi chôn cất chất thải phóng xạ.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng
đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng nhiên liệu hạt nhân mà không có
phương án xử lý, lưu giữ nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng;
b) Xử lý nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng
không đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc tế.
5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng
đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Xây dựng kho lưu giữ chất thải phóng xạ hoặc
địa điểm chôn cất chất thải phóng xạ mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
phê duyệt;
b) Lựa chọn địa điểm xây dựng kho lưu giữ chất
thải phóng xạ hoặc địa điểm chôn cất chất thải phóng xạ không theo quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia, quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc tế.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tháo dỡ công trình xây dựng đối với hành vi
vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều này.
Điều 21. Vi phạm quy định về
xử lý, thanh lý vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
đối với hành vi không thực hiện các biện pháp lưu giữ, xử lý vật thể bị nhiễm bẩn
phóng xạ theo quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
đối với hành vi thanh lý vật thể nhiễm bẩn phóng xạ có mức nhiễm bẩn phóng xạ
cao hơn mức quy định.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi vật thể nhiễm bẩn phóng xạ để
lưu giữ, xử lý đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này;
b) Buộc phục hồi môi trường đối với hành vi vi
phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.
Điều 22. Vi phạm quy định về
tháo dỡ, tẩy xạ cơ sở bức xạ, cơ sở hạt nhân khi chấm dứt hoạt động
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng
đối với một trong, các hành vi sau đây khi chấm dứt hoạt động của cơ sở bức xạ:
a) Chưa có quyết định công nhận cơ sở bức xạ đã
hết trách nhiệm bảo đảm an toàn bức xạ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Không trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền
phê duyệt kế hoạch tháo dỡ, tẩy xạ, xử lý nguồn bức xạ, chất thải phóng xạ;
c) Tháo dỡ cơ sở bức xạ, tẩy xạ, xử lý nguồn
phóng xạ, chất thải phóng xạ không đúng với kế hoạch đã được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền phê duyệt;
d) Tháo dỡ, tẩy xạ không đúng quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia, quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc tế.
2. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 160.000.000
đồng đối với tổ chức có một trong các hành vi sau đây khi chấm dứt hoạt động của
cơ sở hạt nhân:
a) Chưa có quyết định công nhận cơ sở hạt nhân
đã hết trách nhiệm bảo đảm an toàn bức xạ, hạt nhân của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền;
b) Không trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền
phê duyệt kế hoạch tháo dỡ, tẩy xạ, xử lý nhiên liệu hạt nhân, thiết bị hạt
nhân, chất thải phóng xạ;
c) Tháo dỡ, tẩy xạ, xử lý nhiên liệu hạt nhân,
thiết bị hạt nhân, chất thải phóng xạ không đúng với kế hoạch đã được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
d) Tháo dỡ tẩy xạ, xử lý nhiên liệu hạt nhân,
thiết bị hạt nhân, chất thải phóng xạ không đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia,
quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc tế.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tẩy xạ khu vực bị nhiễm xạ để đạt quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về môi trường; buộc phục hồi môi trường đối với hành vi vi phạm
quy định tại Điểm d Khoản 1, Điểm d Khoản 2 Điều này.
Điều 23. Vi phạm quy định về
đánh giá an toàn và phục hồi môi trường đối với cơ sở thăm dò, khai thác, chế
biến quặng phóng xạ
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền
kết quả thực hiện các biện pháp hạn chế tối đa tác động xấu đến môi trường;
b) Không báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền
kết quả việc lập bản đồ khu vực khai thác, chế biến quặng đã kết thúc hoạt động;
c) Không báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền
kết quả thực hiện phục hồi môi trường sau khi kết thúc mỗi giai đoạn hoạt động
thăm dò, khai thác, chế biến;
d) Không báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền
kết quả thực hiện phục hồi môi trường sau khi kết thúc toàn bộ hoạt động thăm
dò, khai thác, chế biến.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng
đối với một trong các hành vi sau đây khi tiến hành thăm dò, khai thác, chế biến
quặng phóng xạ:
a) Không lập báo cáo đánh giá an toàn trình cơ
quan nhà nước có thẩm quyền; báo cáo đánh giá an toàn không đầy đủ theo quy định;
b) Không lập bản đồ khu vực khai thác, chế biến
quặng đã kết thúc hoạt động theo quy định.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng
đối với hành vi không thực hiện các biện pháp hạn chế tối đa tác động xấu đến
môi trường theo quy định.
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng
đối với hành vi không thực hiện phục hồi môi trường sau khi kết thúc mỗi giai
đoạn hoặc toàn bộ hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện các biện pháp hạn chế tối đa
tác động xấu đến môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này;
b) Buộc phục hồi môi trường đối với hành vi vi
phạm quy định tại Khoản 4 Điều này.
Điều 24. Vi phạm quy định về
xây dựng thay đổi quy mô, phạm vi hoạt động của cơ sở hạt nhân
1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 70.000.000 đối
với tổ chức có một trong các hành vi sau đây:
a) Xây dựng, thay đổi quy mô, phạm vi hoạt động
của cơ sở hạt nhân không theo thiết kế đã được phê duyệt;
b) Không thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền về việc ngừng thi công xây dựng cơ sở hạt nhân.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tháo dỡ công trình xây dựng, phần công
trình xây dựng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này.
Điều 25. Vi phạm quy định về
chế độ quan trắc phóng xạ môi trường và báo cáo kết quả quan trắc khi quản lý,
sử dụng lò phản ứng hạt nhân
1. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000
đồng đối với tổ chức có một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền
kết quả quan trắc định kỳ theo quy định;
b) Không báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền
sau 72 giờ, kể từ khi phát hiện kết quả quan trắc bất thường có nguy cơ ảnh hưởng
xấu đến môi trường và sức khoẻ con người.
2. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 160.000.000
đồng đối với tổ chức có hành vi không tiến hành quan trắc phóng xạ môi trường
nơi có lò phản ứng hạt nhân.
Điều 26. Vi phạm quy định về
vận hành lò phản ứng hạt nhân
1. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000
đồng đối với tổ chức có hành vi không lập báo cáo vận hành thử, báo cáo phân
tích an toàn của lò phản ứng hạt nhân gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 600.000.000
đồng đối với tổ chức có hành vi không tuân thủ quy định về việc vận hành thử đối
với lò phản ứng hạt nhân.
Điều 27. Các vi phạm khác về
an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng
đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không bố trí biển báo bức xạ, dấu hiệu cảnh
báo nguy hiểm bức xạ, đèn báo hoạt động bức xạ tại cửa ra vào phòng đặt, vận
hành thiết bị khi sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán y tế, X-quang thú y.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
đối với một trong các hành vi sau đây khi quản lý, sử dụng nguồn phóng xạ, thiết
bị bức xạ:
a) Không bố trí biển báo bức xạ, dấu hiệu cảnh
báo nguy hiểm bức xạ, đèn cảnh báo bức xạ, đèn báo hoạt động bức xạ tại cửa ra
vào phòng đặt, vận hành thiết bị bức xạ, trừ hành vi vi phạm quy định tại Khoản
1 Điều này;
b) Không bố trí dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm
phóng xạ tại vị trí đặt nguồn phóng xạ;
c) Không bố trí thiết bị cảnh báo bức xạ đối với
cơ sở có máy gia tốc, thiết bị chiếu xạ khử trùng, xử lý vật liệu, thiết bị chụp
ảnh phóng xạ công nghiệp, cơ sở xạ trị từ xa, cơ sở khai thác và chế biến quặng
phóng xạ;
d) Không có nội quy an toàn bức xạ, quy trình
làm việc phù hợp;
đ) Nội quy an toàn bức xạ thiếu một trong các
quy định về: quy trình làm việc; chỉ dẫn an toàn; đeo liều kế cá nhân; sử dụng
dụng cụ bảo hộ lao động cá nhân; sử dụng thiết bị kiểm tra bức xạ; việc thông
báo với người có trách nhiệm khi có hiện tượng bất thường có thể gây mất an
toàn;
e) Nhân viên bức xạ không thực hiện hoặc thực hiện
không đầy đủ nội quy an toàn bức xạ, quy trình làm việc;
g)[22] Không bố trí người
phụ trách an toàn, người phụ trách tẩy xạ, không có nhân
viên được đào tạo về vật lý y khoa theo quy định;
h) Không tổ chức đào tạo kiến thức an toàn bức xạ,
hạt nhân cho nhân viên bức xạ theo quy định;
i) Không có quy trình vận hành, sử dụng, lưu giữ,
bảo quản, sửa chữa thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ; quy trình không được gắn tại
nơi quy định;
k) Sử dụng người chưa đủ 18 tuổi làm công việc bức
xạ;
l) Để người học nghề dưới 18 tuổi sử dụng nguồn
bức xạ làm việc trong khu vực kiểm soát, khu vực giám sát mà không bố trí cán bộ
chuyên môn hướng dẫn;
m) Không tổ chức khám sức khỏe hàng năm cho nhân
viên bức xạ theo quy định.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng
đối với tổ chức có lò phản ứng hạt nhân không bố trí thiết bị cảnh báo bức xạ.
Mục 3. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ AN NINH NGUỒN PHÓNG XẠ, VẬT LIỆU
HẠT NHÂN, THIẾT BỊ HẠT NHÂN
Điều 28. Vi phạm quy định về
an ninh nguồn phóng xạ khi sử dụng, lưu giữ nguồn phóng xạ thuộc mức an ninh A
1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng
đối với hành vi không xây dựng hoặc không thực hiện một trong các quy trình sau
đây:
a) Bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ trong và ngoài
giờ làm việc;
b) Hoạt động của lực lượng bảo vệ;
c) Ứng phó sự cố mất an ninh nguồn phóng xạ;
d) Kiểm soát người ra vào khu vực kiểm soát an
ninh;
đ) Quản lý khóa và chìa khóa.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thiết lập khu vực kiểm soát an ninh;
không có chỉ dẫn an ninh tại khu vực kiểm soát an ninh nguồn phóng xạ;
b) Không lắp đặt thiết bị để phát hiện, báo động
sự tiếp cận trái phép vào khu vực kiểm soát an ninh và phòng đặt nguồn phóng xạ;
c)[23] Không lắp khóa cho
các cửa ra vào khu vực kiểm soát an ninh; không lắp khóa
cho các cửa ra vào phòng đặt nguồn phóng xạ, phòng điều khiển nguồn, phòng điều
khiển hệ thống an ninh; không lắp khóa cho bể xử lý nước bảo quản nguồn phóng xạ
trong chiếu xạ công nghiệp;
d) Không kiểm đếm nguồn phóng xạ hàng ngày;
đ)[24] Không có văn bản
cho phép của người đứng đầu cơ sở hoặc người được ủy quyền,
không có biên bản bàn giao khi chuyển giao nguồn phóng xạ trong nội bộ cơ sở;
không có văn bản quy định trách nhiệm, quyền hạn của lực lượng bảo vệ và của từng
tổ chức, cá nhân liên quan đến việc bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ theo quy định;
e) Không tổ chức lực lượng bảo vệ để giám sát
các thiết bị quan sát, phát hiện, báo động trong khu vực kiểm soát an ninh;
không tổ chức lực lượng ứng phó để ngăn chặn kịp thời các hành vi tiếp cận trái
phép nguồn phóng xạ.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng
đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có biện pháp ứng phó kịp thời, điều tra
nguyên nhân, tìm biện pháp khắc phục khi xảy ra trường hợp có sự tiếp cận trái
phép tới nguồn phóng xạ;
b) Không báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền
sau 05 ngày làm việc, kể từ khi xảy ra trường hợp tiếp cận trái phép tới nguồn
phóng xạ.
4. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng
đối với một trong các hành vi sau đây khi lưu giữ nguồn phóng xạ thuộc mức an
ninh A:
a) Không sử dụng kho riêng biệt để lưu giữ nguồn
phóng xạ;
b) Không cất giữ nguồn phóng xạ trong thiết bị
chứa nguồn hoặc bình bảo vệ có khóa; không áp dụng các biện pháp để hạn chế khả
năng di dời nguồn phóng xạ.
Điều 29. Vi phạm quy định về
an ninh nguồn phóng xạ khi sử dụng nguồn phóng xạ cố định, nguồn phóng xạ sử dụng
trong xạ trị áp sát suất liều cao thuộc mức an ninh B
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng
đối với hành vi không xây dựng hoặc không thực hiện một trong các quy trình sau
đây:
a) Bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ trong và ngoài
giờ làm việc;
b) Ứng phó sự cố mất an ninh nguồn phóng xạ;
c) Kiểm soát người ra vào khu vực kiểm soát an ninh;
d) Quản lý khóa và chìa khóa.
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng
đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thiết lập khu vực kiểm soát an ninh;
không có chỉ dẫn an ninh tại khu vực kiểm soát an ninh nguồn phóng xạ;
b) Không lắp khóa cho các cửa ra vào khu vực kiểm
soát an ninh; không lắp khóa cho các cửa ra vào phòng đặt nguồn phóng xạ;
c) Không kiểm đếm nguồn phóng xạ hàng tuần;
d)[25] Không có văn bản
cho phép của người đứng đầu cơ sở hoặc người được ủy quyền,
không có biên bản bàn giao khi chuyển giao nguồn phóng xạ trong nội bộ cơ sở;
không có văn bản quy định trách nhiệm, quyền hạn của lực lượng bảo vệ và của từng
tổ chức, cá nhân liên quan đến việc bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ theo quy định;
đ) Không tổ chức lực lượng bảo vệ để giám sát
khu vực kiểm soát an ninh; không tổ chức lực lượng ứng phó để ngăn chặn kịp thời
các hành vi tiếp cận trái phép nguồn phóng xạ.
3. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng
đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có biện pháp ứng phó kịp thời, điều tra
nguyên nhân, tìm biện pháp khắc phục khi xảy ra trường hợp có sự tiếp cận trái
phép tới nguồn phóng xạ;
b) Không báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền
sau 05 ngày làm việc, kể từ khi xảy ra trường hợp tiếp cận trái phép tới nguồn
phóng xạ.
Điều 30. Vi phạm quy định về
an ninh nguồn phóng xạ khi sử dụng nguồn phóng xạ di động thuộc mức an ninh B
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng
đối với hành vi không xây dựng hoặc không thực hiện quy trình quản lý khóa và
chìa khóa kho bảo vệ nguồn phóng xạ.
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng
đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không bố trí nơi cất giữ bảo đảm an ninh cho
nguồn phóng xạ tại công trường trong thời gian không sử dụng;
b)[26] Vi phạm quy định tại
điểm d khoản 2 Điều 29 Nghị định này;
c) Không kiểm đếm nguồn phóng xạ sau mỗi ca làm
việc; không kiểm đếm nguồn phóng xạ định kỳ hàng tuần;
d) Không lập rào chắn, không bố trí người giám
sát liên tục khu vực tiến hành công việc bức xạ;
đ) Không lắp khóa an ninh tại khu vực cất giữ
nguồn phóng xạ;
e) Không tổ chức lực lượng ứng phó để ngăn chặn
kịp thời các hành vi tiếp cận trái phép nguồn phóng xạ tại công trường;
g) Không phân công người chịu trách nhiệm bảo đảm
an ninh nguồn phóng xạ khi sử dụng tại công trường.
3. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng
đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có biện pháp ứng phó kịp thời, điều tra
nguyên nhân, tìm biện pháp khắc phục khi xảy ra trường hợp có sự tiếp cận trái
phép tới nguồn phóng xạ;
b) Không báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền
sau 05 ngày làm việc, kể từ khi xảy ra trường hợp tiếp cận trái phép tới nguồn
phóng xạ.
Điều 31. Vi phạm quy định về
an ninh nguồn phóng xạ khi lưu giữ nguồn phóng xạ thuộc mức an ninh B
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng
đối với hành vi không xây dựng hoặc không thực hiện một trong các quy trình sau
đây:
a) Bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ trong và ngoài
giờ làm việc;
b) Ứng phó sự cố mất an ninh nguồn phóng xạ;
c) Kiểm soát người ra vào khu vực kiểm soát an
ninh nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời việc ra vào trái phép;
d) Quản lý khóa và chìa khóa.
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng
đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không bố trí kho riêng biệt để lưu giữ nguồn
phóng xạ;
b) Không cất giữ nguồn phóng xạ trong thiết bị
chứa nguồn hoặc bình bảo vệ có khóa; không áp dụng các biện pháp để hạn chế khả
năng di dời nguồn phóng xạ;
c) Không lắp khóa an ninh cho cửa kho lưu giữ
nguồn phóng xạ;
d) Không kiểm đếm nguồn phóng xạ hàng tuần;
đ)[27] Vi phạm quy định tại
điểm d khoản 2 Điều 29 Nghị định này;
e) Không lập sổ kho kiểm soát việc nhập và xuất
nguồn phóng xạ từ kho;
g) Không tổ chức lực lượng bảo vệ để giám sát
khu vực kho lưu giữ nguồn phóng xạ; không tổ chức lực lượng ứng phó để ngăn chặn
kịp thời các hành vi tiếp cận trái phép nguồn phóng xạ.
Điều 32. Vi phạm quy định về
an ninh nguồn phóng xạ khi sử dụng, lưu giữ nguồn phóng xạ thuộc mức an ninh C
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng
đối với một trong các hành vi sau đây khi sử dụng nguồn phóng xạ lắp đặt cố định
thuộc mức an ninh C:
a) Không thiết lập khu vực kiểm soát an ninh
xung quanh nơi đặt nguồn phóng xạ; không có chỉ dẫn an ninh tại khu vực kiểm
soát an ninh nguồn phóng xạ;
b) Không làm lồng bằng kim loại có khóa bảo vệ hộp
chứa nguồn phóng xạ;
c) Không kiểm đếm nguồn phóng xạ hàng tháng;
d) Không xây dựng hoặc không thực hiện quy trình
kiểm soát người ra vào khu vực kiểm soát an ninh;
đ) Không xây dựng hoặc không thực hiện quy trình
ứng phó sự cố mất an ninh nguồn phóng xạ;
e)[28] Vi phạm quy định tại
điểm d khoản 2 Điều 29 Nghị định này.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
đối với một trong các hành vi sau đây khi sử dụng nguồn phóng xạ lắp đặt cố định
thuộc mức an ninh C:
a) Không có biện pháp ứng phó kịp thời, điều tra
nguyên nhân, tìm biện pháp khắc phục khi xảy ra các trường hợp có sự tiếp cận
trái phép tới nguồn phóng xạ;
b) Không báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền
sau 05 ngày làm việc, kể từ khi xảy ra trường hợp tiếp cận trái phép tới nguồn
phóng xạ.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng
đối với một trong các hành vi sau đây khi sử dụng nguồn phóng xạ di động thuộc
mức an ninh C:
a) Không lập rào chắn, không bố trí người giám
sát liên tục khu vực tiến hành công việc;
b) Không lắp khóa an ninh tại khu vực cất giữ nguồn
phóng xạ;
c) Không xây dựng hoặc không thực hiện quy trình
quản lý khóa và chìa khóa;
d) Không tổ chức lực lượng ứng phó để ngăn chặn
kịp thời các hành vi tiếp cận trái phép nguồn phóng xạ tại công trường;
đ) Không phân công người chịu trách nhiệm bảo đảm
an ninh nguồn phóng xạ khi sử dụng tại công trường;
e)[29] Không kiểm đếm nguồn
phóng xạ sau mỗi ca làm việc và định kỳ hằng tháng;
không có văn bản quy định trách nhiệm, quyền hạn của từng đơn vị, cá nhân liên
quan đến việc bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ theo quy định.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
đối với một trong các hành vi sau đây khi sử dụng nguồn phóng xạ di động thuộc
mức an ninh C:
a) Không có biện pháp ứng phó kịp thời, điều tra
nguyên nhân, tìm biện pháp khắc phục khi xảy ra các trường hợp có sự tiếp cận
trái phép tới nguồn phóng xạ;
b) Không báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền
sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày xảy ra trường hợp tiếp cận trái phép tới nguồn
phóng xạ.
5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng
đối với một trong các hành vi sau đây khi lưu giữ nguồn phóng xạ thuộc mức an
ninh C:
a) Không lắp khóa an ninh cho các cửa ra vào kho
lưu giữ nguồn phóng xạ; không xây dựng hoặc không thực hiện quy trình quản lý
khóa và chìa khóa;
b) Không kiểm đếm nguồn phóng xạ hàng tháng;
c)[30] Vi phạm điểm d khoản 2 Điều 29 Nghị định này;
d) Không lập sổ kho kiểm soát việc nhập và xuất
nguồn phóng xạ từ kho;
đ) Không tổ chức lực lượng bảo vệ để giám sát việc
tiếp cận trái phép khu vực kho lưu giữ nguồn phóng xạ; không tổ chức lực lượng ứng
phó để ngăn chặn kịp thời các hành vi tiếp cận trái phép nguồn phóng xạ;
e) Không sử dụng kho riêng biệt để lưu giữ nguồn
phóng xạ;
g) Không cất giữ nguồn phóng xạ trong thiết bị
chứa nguồn hoặc bình bảo vệ có khóa; không áp dụng các biện pháp để hạn chế khả
năng di dời nguồn phóng xạ.
Điều 33. Vi phạm quy định về
an ninh nguồn phóng xạ khi sử dụng, lưu giữ nguồn phóng xạ thuộc mức an ninh D
[31]
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
1. Không kiểm đếm nguồn phóng xạ định kỳ hằng
quý, không kiểm đếm hằng tuần trong trường hợp bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa, tạm
dừng dây chuyền sản xuất đối với thiết bị sử dụng nguồn phóng xạ lắp trên dây
chuyền sản xuất.
2. Không có văn bản quy định trách nhiệm, quyền
hạn của từng đơn vị, cá nhân liên quan đến việc bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ
theo quy định.
Điều 34. Hành vi liên quan
đến nguồn phóng xạ bị chiếm đoạt, thất lạc, bị sử dụng, chuyển giao bất hợp
pháp; làm mất, làm thất lạc nguồn phóng xạ
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng
đối với hành vi không thông báo cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau 24 giờ, kể từ
khi phát hiện nguồn phóng xạ bị chiếm đoạt, bị thất lạc, bị sử dụng, bị chuyển
giao bất hợp pháp, chưa được khai báo.
2. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
đối với hành vi không thông báo cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau 24 giờ, kể từ
khi nguồn phóng xạ do mình quản lý bị chiếm đoạt, bị thất lạc.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng
đối với hành vi không áp dụng ngay các biện pháp cần thiết để thu hồi nguồn
phóng xạ bị chiếm đoạt, bị thất lạc, bị sử dụng, bị chuyển giao bất hợp pháp.
4. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
đối với hành vi làm mất, làm thất lạc nguồn phóng xạ thuộc mức an ninh D trong
quản lý, sử dụng.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
đối với hành vi làm mất, làm thất lạc nguồn phóng xạ thuộc mức an ninh C trong
quản lý, sử dụng.
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng
đối với hành vi làm mất, làm thất lạc nguồn phóng xạ thuộc mức an ninh B trong
quản lý, sử dụng.
7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng
đối với hành vi làm mất, làm thất lạc nguồn phóng xạ thuộc mức an ninh A trong
quản lý, sử dụng.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép tiến hành công việc
bức xạ từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 4,
5, 6 và 7 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc truy tìm nguồn phóng xạ; buộc tẩy xạ khu vực
bị nhiễm xạ để đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với hành vi vi
phạm quy định tại các Khoản 5, 6 và 7 Điều này.
Điều 35. Hành vi liên quan
đến vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân bị chiếm đoạt, thất lạc, bị sử dụng,
chuyển giao bất hợp pháp; làm mất, làm thất lạc vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt
nhân
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
đối với hành vi không thông báo cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau 24 giờ, kể từ
khi phát hiện vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân bị chiếm đoạt, bị thất lạc,
bị sử dụng, bị chuyển giao bất hợp pháp, chưa được khai báo.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng
đối với hành vi không thông báo cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau 24 giờ, kể từ
khi vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân do mình quản lý bị thất lạc, bị chiếm
đoạt.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng
đối với hành vi không áp dụng ngay các biện pháp cần thiết để thu hồi vật liệu
hạt nhân, thiết bị hạt nhân bị chiếm đoạt, bị thất lạc, bị sử dụng, bị chuyển
giao bất hợp pháp.
4. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000
đồng đối với hành vi làm mất, làm thất lạc vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt
nhân.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép tiến hành công việc
bức xạ từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc truy tìm vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt
nhân; buộc tẩy xạ khu vực bị nhiễm xạ để đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi
trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này.
Điều 36. Vi phạm quy định về
bảo vệ an toàn khu vực lò phản ứng hạt nhân
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng
đối với hành vi không kiểm soát chặt chẽ người ra vào khu vực lò phản ứng hạt
nhân.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000
đồng đối với hành vi không thiết lập khu vực hạn chế người qua lại, khu vực bảo
vệ an toàn xung quanh lò phản ứng hạt nhân hoặc thiết lập không đủ bảo đảm an
toàn.
3. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000
đồng đối với hành vi không thực hiện việc bảo vệ lò phản ứng hạt nhân theo quy
định của pháp luật đối với công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc
gia.
Điều 37. Vi phạm quy định về
kiểm soát hạt nhân
1. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000
đồng đối với tổ chức quản lý, sử dụng lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu; nhà máy
điện hạt nhân; cơ sở làm giàu urani, chế tạo nhiên liệu hạt nhân; cơ sở tái chế,
lưu giữ, xử lý, chôn cất nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng; cơ sở có vật liệu
hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn với khối lượng lớn hơn 1 kilôgam hiệu dụng có
một trong các hành vi sau đây:
a) Không nộp hồ sơ thiết kế của cơ sở cho cơ
quan nhà nước có thẩm quyền trước khi đưa vật liệu hạt nhân hoặc vật liệu hạt
nhân nguồn vào cơ sở hoặc trước khi có sự thay đổi trong hồ sơ thiết kế;
b) Không lưu giữ hồ sơ kế toán hạt nhân trong suốt
thời gian có vật liệu hạt nhân hoặc vật liệu hạt nhân nguồn tại cơ sở.
2. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 400.000.000
đồng đối với tổ chức có một trong các hành vi sau đây khi quản lý, sử dụng cơ sở
hạt nhân quy định tại Khoản 1 Điều này:
a) Không thực hiện kế toán hạt nhân hoặc không
báo cáo kết quả kế toán hạt nhân theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Không thực hiện các biện pháp giám sát đối với
vật liệu hạt nhân hoặc vật liệu hạt nhân nguồn.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng
đối với tổ chức có một trong các hành vi sau đây khi sử dụng, lưu giữ vật liệu
hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn có khối lượng lớn hơn hoặc bằng 0,001 kilôgam
urani được làm giàu, 0,001 kilôgam plutoni, 1 kilôgam urani nghèo, 1 kilôgam
urani tự nhiên hoặc 1 kilôgam thori mà không phải cơ sở hạt nhân quy định tại Khoản
1 Điều này:
a) Không báo cáo thông tin về việc sử dụng, nơi
sử dụng vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn hoặc bất cứ thay đổi nào về
các thông tin này cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Không thực hiện quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản
1, Điểm a Khoản 2 Điều này.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép tiến hành công việc
bức xạ từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1
và Khoản 2 Điều này.
Điều 38. Hành vi chiếm đoạt,
phá hoại, chuyển giao, sử dụng bất hợp pháp nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân,
thiết bị hạt nhân, xâm phạm công trình, thiết bị, phương tiện bảo đảm an toàn,
an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử
1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000
đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Xâm phạm công trình, thiết bị, phương tiện phục
vụ hoạt động bảo đảm an toàn, an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử;
b) Chiếm đoạt, phá hoại, chuyển giao, sử dụng bất
hợp pháp nguồn phóng xạ;
c) Đưa thông tin không đúng sự thật về sự cố hạt
nhân.
2. Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến
1.000.000.000 đồng đối với hành vi chiếm đoạt, phá hoại, chuyển giao, sử dụng bất
hợp pháp vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Trục xuất đối với người nước ngoài có hành vi vi
phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.
Mục 4. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ HỖ TRỢ ỨNG DỤNG
NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ VÀ HÀNH VI CẢN TRỞ HOẠT ĐỘNG THANH TRA, KIỂM TRA
Điều 39. Vi phạm quy định về
đăng ký hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng đối
với hành vi hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử không đúng với
nội dung đã đăng ký được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng
đối với hành vi không đăng ký hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng
nguyên tử theo quy định.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy đăng ký hoạt động dịch vụ
hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi
vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.
4.[32] Biện pháp khắc phục
hậu quả:
Buộc thu hồi kết quả dịch vụ
đã cung cấp đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 40. Vi phạm quy định về
chứng chỉ hành nghề dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
đối với cá nhân hoạt động độc lập trong lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng
lượng nguyên tử mà không có chứng chỉ hành nghề dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng
nguyên tử.
2.[33] Phạt tiền từ
8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với tổ chức hoạt động
dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử có một trong các hành vi sau:
a) Thực hiện hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng
năng lượng nguyên tử mà không có đủ số lượng người có chứng chỉ hành nghề theo
quy định;
b) Sử dụng người không có chứng chỉ hành nghề dịch
vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử thực hiện hoạt động dịch vụ theo quy định
phải có chứng chỉ hành nghề.
3.[34] Hình thức xử phạt bổ
sung:
Tước quyền sử dụng giấy đăng
ký hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử từ 01 tháng đến
03 tháng đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
4.[35] Biện pháp khắc phục
hậu quả:
Buộc thu hồi kết quả dịch vụ
đã cung cấp đối với vi phạm quy định tại khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này.
Điều 41. Các vi phạm khác
trong hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng
đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không xây dựng hoặc không thực hiện chương
trình bảo đảm chất lượng hoạt động kiểm tra thiết bị X-quang chẩn đoán y tế;
b) Không có quy trình khi tiến hành đo đạc, kiểm
tra nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ;
c) Không thực hiện đúng quy trình đã được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định;
d) Không gửi kết quả đọc liều xạ cá nhân đúng thời
hạn quy định;
đ) Thiếu một trong các nội dung: tên, địa chỉ tổ
chức tiến hành công việc bức xạ; tên cá nhân được đọc liều; khoảng thời gian
đo; giá trị liều; đại lượng đo; xác nhận của cơ quan làm dịch vụ trong phiếu trả
kết quả đo liều xạ cá nhân;
e) Ghi thông tin không đầy đủ, không chính xác
trong: biên bản kiểm tra chất lượng, biên bản hiệu chuẩn thiết bị bức xạ, thiết
bị hạt nhân, thiết bị ghi đo bức xạ; biên bản kiểm xạ khu vực làm việc, đánh
giá an toàn, đánh giá và giám định công nghệ bức xạ, công nghệ hạt nhân;
g) Không có hướng dẫn bằng văn bản cho khách hàng
sử dụng liều kế cá nhân đúng quy định.
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng
đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thiết lập khu vực kiểm soát, khu vực
giám sát, hạn chế người qua lại khi tiến hành kiểm định, hiệu chuẩn các thiết bị
ghi đo bức xạ, thiết bị bức xạ, thiết bị hạt nhân; tẩy xạ, lắp đặt nguồn phóng
xạ;
b) Không báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền
trường hợp nhân viên bức xạ bị chiếu quá liều;
c) Không lưu giữ các loại hồ sơ về hoạt động dịch
vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử;
d) Không tiến hành nhập dữ liệu liều chiếu xạ
nghề nghiệp cá nhân vào cơ sở dữ liệu quốc gia về chiếu xạ nghề nghiệp theo quy
định;
đ)[36] Không trang bị hoặc
trang bị không đầy đủ liều kế cá nhân, trang thiết bị bảo
hộ, không tổ chức đánh giá liều chiếu xạ cá nhân đúng tần suất quy định cho
nhân viên thực hiện dịch vụ làm việc trực tiếp với bức xạ theo quy định.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cung cấp kết quả dịch vụ không chính xác,
không bảo đảm chất lượng;
b) Sử dụng thiết bị không phù hợp, không đạt
tiêu chuẩn dùng trong hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử;
c) Làm cho thiết bị bức xạ hoạt động sai với
nguyên tắc hoạt động được quy định bởi nhà sản xuất;
d) Cấp chứng nhận kiểm tra an toàn khi điều kiện
an toàn không bảo đảm;
đ)[37] Không bảo đảm việc
duy trì cơ sở vật chất - kỹ thuật theo điều kiện cấp
giấy đăng ký hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử, trừ
hành vi vi phạm bị xử phạt theo quy định tại Nghị định này;
e)[38] Tái phạm một trong
các hành vi quy định tại điểm a, b, d và đ khoản 3 Điều
này.
4.[39] Hình thức xử phạt bổ
sung:
Tước quyền sử dụng giấy đăng
ký hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử từ 06 tháng đến
12 tháng đối với vi phạm quy định tại điểm c và e khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc truy nhập dữ liệu liều chiếu xạ nghề
nghiệp cá nhân vào cơ sở dữ liệu quốc gia về chiếu xạ nghề nghiệp đối với hành
vi vi phạm quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều này;
b) Buộc thu hồi kết quả dịch vụ đã cung cấp đối
với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này;
c) Buộc thu hồi chứng nhận kiểm tra an toàn đã cấp
đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều này.
Điều 42. Hành vi cản trở hoạt
động thanh tra, kiểm tra
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng
đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ,
không đúng thời hạn các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra,
kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ hành vi vi phạm
quy định tại Khoản 5 Điều này.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng
đối với hành vi cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin về nguồn phóng xạ, thiết bị
bức xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân hoặc thông tin khác về an toàn bức
xạ, hạt nhân không đúng sự thật cho đoàn thanh tra, kiểm tra, cơ quan nhà nước
có thẩm quyền.
3. Tước quyền sử dụng giấy phép tiến hành công
việc bức xạ, giấy đăng ký hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử,
chứng chỉ hành nghề dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử từ 06 tháng đến
12 tháng trong trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này gây hậu quả
nghiêm trọng.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Xúc phạm, đe dọa người đang thi hành công vụ;
b) Trốn tránh, cản trở, trì hoãn việc thực hiện
các nội dung, yêu cầu, kiến nghị của người có thẩm quyền tiến hành thanh tra,
kiểm tra hoặc quyết định thanh tra, kiểm tra về an toàn bức xạ, hạt nhân;
c) Tự ý phá niêm phong, làm thay đổi vị trí, dấu
vết được niêm phong đối với nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ khi nguồn phóng xạ,
thiết bị bức xạ bị cơ quan thanh tra tạm giữ hoặc niêm phong.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
đối với hành vi không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, không đúng thời hạn
tài liệu theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi tiến hành thanh
tra, kiểm tra an toàn đối với việc lắp đặt, vận hành thử, nghiệm thu, xây dựng,
thay đổi quy mô, phạm vi hoạt động của lò phản ứng hạt nhân.
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng
đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không hợp tác với cơ quan nhà nước có thẩm
quyền trong việc thanh tra, kiểm tra việc tháo dỡ, tẩy xạ, xử lý nhiên liệu hạt
nhân, thiết bị hạt nhân, chất thải phóng xạ;
b) Trốn tránh, trì hoãn, gây khó khăn, cản trở,
không hợp tác với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc kiểm tra tại chỗ việc
tuân thủ thiết kế đã được phê duyệt.
Chương III
THẨM QUYỀN XỬ PHẠT
Điều 43. Thẩm quyền xử phạt
của thanh tra chuyên ngành khoa học và công nghệ
1. Thanh tra viên chuyên ngành khoa học và công
nghệ, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành an toàn bức xạ
và hạt nhân đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c)[40] Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt
quá 1.000.000 đồng.
2. Chánh Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ,
Chánh Thanh tra Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Trưởng đoàn thanh tra chuyên
ngành của Sở Khoa học và Công nghệ, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Cục An
toàn bức xạ và hạt nhân có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành
nghề trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử có thời hạn; đình chỉ hoạt động có thời
hạn;
d)[41] Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt
quá 100.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định
tại Điều 3 Nghị định này.
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Khoa học
và Công nghệ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành
nghề trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử có thời hạn; đình chỉ hoạt động có thời
hạn;
d)[42] Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt
quá 500.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định
tại Điều 3 Nghị định này.
4. Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, Cục
trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành
nghề trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử có thời hạn; đình chỉ hoạt động có thời
hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định
tại Điều 3 Nghị định này.
Điều 44. Thẩm quyền xử lý
vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b)[43] Phạt tiền đến
100.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy
phép, chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử có thời hạn;
đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d)[44] Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định
tại Điều 3 Nghị định này trừ biện pháp tái xuất
quy định tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành
nghề trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử có thời hạn; đình chỉ hoạt động có thời
hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định
tại Điều 3 Nghị định này.
Điều 45. Thẩm quyền xử phạt
của công an nhân dân [45]
1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ; Trưởng Công an cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Trưởng Công an cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính có giá trị không vượt quá 5.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định
tại Điều 3 Nghị định này.
3. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp
vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng nghiệp
vụ thuộc Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Trưởng
phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh
gồm: Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh
sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống
tội phạm sử dụng công nghệ cao, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng
phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường
có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành
nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định
tại các điểm 2, 4 và 5 Điều 3 Nghị định này.
4. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành
nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định
tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 3 Nghị định này.
5. Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục
trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật
tự xã hội, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công
nghệ cao, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng
Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Cục trưởng Cục
Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành
nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định
tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 3 Nghị định này.
Điều 45a. Thẩm quyền xử
phạt của Hải quan [46]
1. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Đội
trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương; Đội trưởng Đội Điều tra hình sự, Đội trưởng Đội kiểm soát chống
buôn lậu, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm
soát chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục Điều tra
chống buôn lậu; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Cục Kiểm
tra sau thông quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại
khoản 2 và 4 Điều 3 Nghị định này.
2. Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục
trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục trưởng
Cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành
nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định
tại khoản 2 và 4 Điều 3 Nghị định này.
3. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định
tại khoản 2 và 4 Điều 3 Nghị định này.
Điều 45b. Thẩm quyền xử
phạt của Cảnh sát biển Việt Nam [47]
1. Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh
sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành
nghề có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định
tại khoản 2 và 4 Điều 3 Nghị định này.
2. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành
nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định
tại khoản 2 và 4 Điều 3 Nghị định này.
Điều 45c. Thẩm quyền xử
phạt của Bộ đội biên phòng [48]
1. Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Cục Phòng chống ma túy
và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính có giá trị không vượt quá 200.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại
khoản 2 và 4 Điều 3 Nghị định này.
2. Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh; Hải
đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng, Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm
thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành
nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định
tại khoản 2 và 4 Điều 3 Nghị định này.
Điều 45d. Phân định thẩm
quyền xử phạt [49]
1. Thanh tra chuyên ngành Khoa học và Công nghệ:
a) Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm
vụ thanh tra chuyên ngành Khoa học và Công nghệ đang thi hành công vụ có thẩm
quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 5, khoản 1 Điều 8, khoản 1 Điều
13, khoản 1 Điều 27 và khoản 1 Điều 42 Nghị định này;
b) Chánh Thanh tra Cục An toàn bức xạ và hạt
nhân, Chánh Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ, Trưởng đoàn thanh tra chuyên
ngành của Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của
Sở Khoa học và Công nghệ có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành
chính quy định tại Điều 5, khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và
11 Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều
10, Điều 11, Điều 12, Điều 13, khoản 1,
2, 3, 4, 5 và 6 Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 17, khoản 1, 2, 3, 4 và 6 Điều 18, Điều 1, 2, 3, và 5 Điều 19, Điều 20, Điều 21, khoản 1 và 3 Điều
22, khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 23, Điều 24, Điều
27, Điều 28, Điều 29, Điều 30, Điều 31,
Điều 32, Điều 33, Điều 34, khoản 1, 2
và 3 Điều 35, khoản 1 Điều 36, khoản 3 Điều 37, khoản 1 Điều
38, Điều 39, Điều 40, Điều 41 và Điều
42 Nghị định này;
c) Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ
Khoa học và Công nghệ có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành
chính quy định tại Điều 5, khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và
11 Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều
10, Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14,
Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 19, Điều 20, Điều 21,
Điều 22, Điều 23, Điều 24, Điều 25, khoản
1 Điều 26, Điều 27, Điều 28, Điều 29,
Điều 30, Điều 31, Điều 32, Điều 33, Điều
34, khoản 1, 2 và 3 Điều 35, Điều 36, khoản
1, 3 và 4 Điều 37, khoản 1 Điều 38, Điều 39, Điều 40, Điều 41 và Điều 42 Nghị định này;
d) Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, Cục
trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân có thẩm quyền xử phạt đối với những hành
vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này.
2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân các cấp:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xử phạt đối
với những hành vi vi phạm hành chính tại điểm b khoản 2 Điều 5,
khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 6, Điều 7, Điều
9, Điều 34 và Điều 42 Nghị định này;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử phạt đối
với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này.
3. Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân:
a) Chiến sĩ công an nhân dân đang thi hành công
vụ có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 5, khoản 1 Điều 8 và khoản 1 Điều
42 Nghị định này;
b) Trưởng Công an cấp xã có quyền xử phạt đối với
các hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 và 2 Điều
5, khoản 1 Điều 8, khoản 1 Điều 20 và khoản 1 Điều 42 Nghị
định này;
c) Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp
vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng nghiệp
vụ thuộc Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Trưởng
phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh
gồm: Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh
sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống
tội phạm sử dụng công nghệ cao, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng
phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường
có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 và 2 Điều 5, khoản 3, 4, 5 và 11 Điều 6, Điều 8, Điều 9, khoản 1, 2 và 3 Điều 17, khoản
1 và 6 Điều 18, khoản 1 Điều 19, khoản 1 và 2 Điều 20, Điều 30, Điều 31, Điều 32, Điều 33, khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 34 và Điều 42 Nghị định này;
d) Giám đốc Công an cấp tỉnh xử phạt vi phạm
hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý đối với các hành
vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử quy định tại Điều 5, khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 17, khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 18, khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 23, Điều 28, Điều 29, Điều 30, Điều 31, Điều 32, Điều 33, Điều 34, khoản 1, 2 và 3 Điều 35, khoản
1 và 2 Điều 36, khoản 1 Điều 38 và Điều 42 Nghị định này;
đ) Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục
trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật
tự xã hội, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công
nghệ cao, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng
Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Cục trưởng Cục
cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm
quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý đối với các hành vi vi phạm hành chính
trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử quy định tại Điều 5, Điều 6,
Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 23, Điều 28, Điều 29, Điều 30, Điều 31, Điều 32, Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 36, Điều 38 và Điều 42 Nghị định
này.
4. Thẩm quyền xử phạt của Hải quan:
a) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan; Chi cục trưởng
Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh,
liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Đội trưởng Đội Điều tra hình sự, Đội
trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển
và Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí
tuệ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau
thông quan thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm
quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý đối với các hành vi vi phạm hành chính
trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử liên quan đến hoạt động hải quan đối với những
hành vi vi phạm hành chính tại điểm c khoản 4 và điểm a khoản
11 Điều 6, khoản 2 và 3 Điều 9, khoản
1, điểm a khoản 2, khoản 3 và khoản 6 Điều 18 và Điều 42
Nghị định này;
b) Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục
trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xử phạt vi
phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý đối với các
hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử liên quan đến hoạt
động hải quan đối với những hành vi vi phạm hành chính tại điểm
c khoản 4, điểm a khoản 7 và khoản 11 Điều 6, khoản 2 và 3
Điều 9, khoản 1, 2, 3, 4 và 6 Điều 18 và Điều 42 Nghị định này;
c) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan xử phạt vi
phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý đối với các
hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử liên quan đến hoạt
động hải quan đối với những hành vi vi phạm hành chính tại điểm
c khoản 4, điểm a khoản 7 và khoản 11 Điều 6, khoản 2 và 3
Điều 9, khoản 1, điểm a khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5
và khoản 6 Điều 18 và Điều 42 Nghị định này.
5. Thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển Việt
Nam:
a) Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục
Nghiệp vụ và Pháp luật thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam xử phạt vi phạm
hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý đối với các hành vi
vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử xảy ra trên vùng biển
thuộc chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam được quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 6, Điều 17, khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 18, Điều
34, khoản 1, 2 và 3 Điều 35, khoản 1 Điều 38 và Điều 42
Nghị định này;
b) Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam xử phạt vi phạm
hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý đối với các hành
vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử xảy ra trên vùng biển
thuộc chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam được quy định tại Điều 6, Điều 17, Điều 18, Điều 34, Điều 35, Điều 38 và Điều 42 Nghị định này.
6. Thẩm quyền xử phạt của Bộ đội biên phòng:
a) Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy
và tội phạm thuộc Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội
biên phòng xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm
vi quản lý đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng
nguyên tử xảy ra tại khu vực biên giới, cửa khẩu được quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 6, Điều 17, khoản 1, 2, 3, 4 và 6 Điều 18, Điều
34, khoản 1, 2 và 3 Điều 35, khoản 1 Điều 38 và Điều 42
Nghị định này;
b) Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh; Hải
đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng, Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm
thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền,
thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý đối với các hành vi vi phạm hành chính trong
lĩnh vực năng lượng nguyên tử xảy ra tại khu vực biên giới, cửa khẩu được quy định
tại Điều 6, Điều 17, Điều 18, Điều 34,
Điều 35, Điều 38 và Điều 42 Nghị định này.
Điều 46. Thẩm quyền lập
biên bản vi phạm hành chính [50]
Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử gồm:
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử quy định từ Điều 43,
Điều 44, Điều 45, Điều 45a, Điều 45b
và Điều 45c Nghị định này.
2. Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, lực
lượng Công an nhân dân, công chức viên chức trong các cơ quan quy định tại các Điều 43, Điều 44 và Điều 45a của Nghị định này đang thi
hành công vụ, nhiệm vụ.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH [51]
Điều 47. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực
thi hành kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2013.
2. Nghị định số 111/2009/NĐ-CP ngày 11 tháng 12
năm 2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
năng lượng nguyên tử hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi
hành.
Điều 48. Điều khoản chuyển
tiếp
Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực
năng lượng nguyên tử xảy ra trước ngày 01 tháng 7 năm 2013 mà sau đó mới bị
phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định có lợi cho tổ
chức, cá nhân vi phạm.
Điều 49. Trách nhiệm hướng
dẫn và thi hành Nghị định
1. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ có trách
nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ,
Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.