BỘ
LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI-BỘ TÀI CHÍNH
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
29TT/LB
|
Hà
Nội , ngày 07 tháng 6 năm 1996
|
THÔNG TƯ LIÊN BỘ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH - LAO ĐỘNG - TBXH SỐ 29 TT/LB NGÀY 7 THÁNG
6 NĂM 1996 HƯỚNG DẪN VIỆC THU VÀ SỬ DỤNG TIỀN PHẠT ĐỐI VỚI CÁC HÀNH VI VI PHẠM
HÀNH CHÍNH VỀ CÁC TỆ NẠN XÃ HỘI
Căn cứ vào Nghị định số 88/CP
ngày 14/12/1995 của Chính phủ về quy định việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực
hoạt động và dịch vụ văn hoá và phòng chống một số tệ nạn xã hội, đẩy mạnh, bài
trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng.
Sau khi trao đổi ý kiến với các Bộ, ngành có liên quan, Liên Bộ Tài chính
Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc thu và sử dụng tiền phạt đối với
các hành vi vi phạm hành chính về các tệ nạn xã hội quy định tại mục 3 Nghị định
88/CP ngày 14/12/1995 của Chính phủ như sau:
I- NHỮNG QUY
ĐỊNH CHUNG
1- Mọi vi phạm hành chính về các
tệ nạn xã hội như mại dâm, ma tuý, cờ bạc, vi phạm về quy định phòng chống tệ nạn
xã hội trong các nhà hàng ăn uống, hoạt động của cơ sở lưu trú, dịch vụ xoa bóp
đều phải bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định số 88/CP ngày
14/12/1995 của Chính phủ.
2- Tổ chức, cá nhân đang thi
hành công vụ khi xử lý vi phạm phải lập biên bản, ghi biên lai để đối tượng vi
phạm nộp tiền phạt vào Kho bạc Nhà nước. Biên lai thu phạt do Bộ Tài chính (Tổng
cục thuế) thống nhất phát hành. Việc quản lý và sử dụng biên lai thu tiền phạt
được thực hiện theo chế độ ấn chỉ thuế của Bộ Tài chính. Quyết định xử phạt vi
phạm hành chính về các tệ nạn xã hội sử dụng theo mẫu thống nhất trong cả nước
(đính kèm Thông tư này).
3- Tổ chức, cá nhân trong nước
và nước ngoài vi phạm hành chính về các tệ nạn xã hội trên lãnh thổ nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bị xử phạt tiền có trách nhiệm nộp phạt bằng tiền
Việt Nam tại nơi quy định được ghi trong quyết định xử phạt.
4- Uỷ ban nhân dân các cấp chỉ đạo
và tạo điều kiện cho Kho bạc Nhà nước tổ chức các điểm thu thích hợp để thực hiện
việc thu, nộp phạt được nhanh chóng, thuận tiện.
5- Toàn bộ khoản thu về xử phạt
các hành vi vi phạm về các tệ nạn xã hội phải tập trung vào Ngân sách Nhà nước
thông qua hệ thống Kho bạc Nhà nước. Số thu về xử phạt được để lại 100% cho
ngân sách địa phương để bổ sung kinh phí phòng, chống tệ nạn xã hội của địa
phương và các khoản chi trực tiếp cho các lực lượng của Trung ương tham gia vào
công tác phòng, chống tệ nạn xã hội ở địa phương.
II- NHỮNG QUY
ĐỊNH CỤ THỂ
1- Xử phạt và thu phạt:
1.1 Người có thẩm quyền xử phạt
các hành vi vi phạm hành chính về các tệ nạn xã hội phải ra quyết định xử phạt,
làm cơ sở cho việc thu tiền phạt vào ngân sách nhà nước. Quyết định xử phạt có
hai loại mẫu: 1 loại sử dụng để phạt đến 50.000đ; 1 loại sử dụng để xử phạt
trong trường hợp phải lập biên bản vi phạm (theo mẫu đính kèm). Người có thẩm
quyền xử phạt khi ra quyết định xử phạt lập thành 3 bản (một bản giao cho người
bị xử phạt, một bản giao cho cơ quan Kho bạc nhà nước do người bị xử phạt trực
tiếp chuyển đến, một bản lưu tại cơ quan Nhà nước của người có thẩm quyền xử phạt).
Đối với quyết định phạt tiền từ 2 triệu đồng trở lên phải lập thêm một bản quyết
định xử phạt gửi Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
Để đảm bảo việc thi hành quyết định
xử phạt, người bị phạt phải nộp cơ quan có thẩm quyền xử phạt giấy tờ tuỳ thân
hoặc tài sản tương đương với số tiền bị xử phạt cho đến khi người vi phạm nộp đủ
tiền phạt vào nơi quy định.
1.2- Người có thẩm quyền xử phạt
có trách nhiệm hướng dẫn người bị xử phạt đến nộp tiền phạt tại các điểm thu tiền
phạt thuận lợi nhất, trong một số trường hợp đặc biệt, người bị xử phạt không
thể nộp phạt tại các điểm thu trên địa bàn tỉnh, thành phố thì người bị xử phạt
có thể đề nghị nộp phạt tại bất cứ điểm thu phạt nào của kho bạc Nhà nước (hoặc
do Kho bạc Nhà nước uỷ quyền) nhưng phải đảm bảo thời gian tối đa không quá 5
ngày; kho bạc Nhà nước trung ương có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra và hướng dẫn
việc thu tiền phạt. Khi nộp tiền phạt người bị xử phạt yêu cầu cơ quan kho bạc
Nhà nước (hoặc cơ quan được kho bạc Nhà nước uỷ quyền) cấp liên 2 và liên 3
biên lai thu tiền phạt (liên 3 nộp cho cơ quan quyết định phạt để làm căn cứ nhận
lại giấy tờ hoặc tài sản).
1.3- Kho bạc nhà nước thực hiện
thu tiền phạt theo quyết định của người có thẩm quyền xử phạt. Trường hợp có
khiếu nại và được cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì căn cứ vào quyết định giải
quyết khiếu nại để cơ quan kho bạc Nhà nước thu thêm hoặc trả lại số chênh lệch
theo quyết định mới. Định kỳ hàng quý, năm kho bạc Nhà nước báo cáo quyết toán
việc sử dụng biên lai thu tiền phạt với cơ quan thuế nơi cấp biên lai.
1.4- Định kỳ một tháng 2 lần vào
ngày 15 và ngày 30 hàng tháng, kho bạc Nhà nước và cơ quan của người có thẩm
quyền xử phạt tổng hợp, đối chiếu toàn bộ số tiền thu phạt để nắm số tiền thu
được, số chưa thu, chưa nộp và những trường hợp phải cưỡng chế thi hành.
1.5- Toàn bộ số thu tiền phạt vi
phạm hành chính đối với các tệ nạn xã hội được để lại 100% cho ngân sách địa
phương, theo dõi riêng và bổ sung vào kinh phí phòng, chống tệ nạn xã hội kể cả
kinh phí phòng chống tệ nạn xã hội của các cơ quan Trung ương. Số tiền thu, phạt
hành chính về vi phạm tệ nạn xã hội được ghi vào chương 99 loại 14 khoản 01 hạng
9 mục 47 "thu xử phạt vi phạm tệ nạn xã hội" mục lục ngân sách Nhà nước
hiện hành.
2- Nội dung chi quỹ phòng chống
tệ nạn xã hội địa phương:
2.1- Chi cho công tác tổ chức
các đội kiểm tra, kiểm soát, phòng chống tệ nạn xã hội tại địa phương.
2.2- Chi mua sắm, trang bị
phương tiện phục vụ cho công tác phòng, chống tệ nạn xã hội của các cơ quan
chuyên trách phòng chống tệ nạn xã hội tại địa phương như Công an, Bộ đội biên
phòng, Lao động - Thương binh xã hội.
2.3- Chi cho công tác khảo sát,
điều tra, truy quét các tụ điểm, ổ nhóm, đường dây hoạt động mại dâm, ma tuý,
cơ bạc.
2.4- Chi cho công tác học tập,
trao đổi nghiệp vụ của các cán bộ trong đội kiểm tra và xử phạt hành chính, cán
bộ chỉ đạo việc thực hiện Chỉ thị, Nghị định của Chính phủ.
2.5- Chi phí cho việc chuyên chở
các hiện vật bị thu, giữ theo quyết định xử lý vi phạm và chi cho việc bảo quản
chở xử lý các hiện vật thu giữ.
2.6- Chi bổ sung mua sắm trang
thiết bị cho các điểm nộp tiền phạt của hệ thống kho bạc Nhà nước.
2.7- Chi bồi dưỡng cho những người
làm nhiệm vụ ngoài giờ và những người có thành tích trong việc tham gia vận động
tuyên truyền, giáo dục, phát hiện và xử lý các vi phạm, cụ thể:
- Chi bồi dưỡng cho những người
làm đêm, làm thêm giờ vận dụng theo Thông tư số 10/LĐTBXH-TL ngày 19/4/1995 của
Bộ Lao động - Thương binh và xã hội.
- Chi thưởng: Mức thưởng tối đa
không quá 30% số tiền phạt đối với các vụ việc phức tạp (thưởng cho cả tập thể,
cá nhân) những người có thành tích liên tục trong năm tham gia vào công tác
phòng, chống, phát hiện, xử lý... có thể xét thưởng cả năm, nhưng mức tối đa
không quá 200.000 đ bình quân cho một tháng.
2.8- Chi công tác phí (nếu có)
theo chế độ hiện hành của Bộ Tài chính.
2.9- Chi cho các hoạt động tuyên
truyền in ấn tài liệu để phổ biến việc thực hiện Nghị định và Chỉ thị của Thủ
tướng Chính phủ về phòng, chống tệ nạn xã hội.
2.10- Các chi phí khác phát sinh
trong quá trình thực hiện xử phạt hành chính các vi phạm về các tệ nạn xã hội
theo Nghị định số 88/CP của Chính phủ mà chưa có trong các nội dung chi đã nêu
trên; nhưng việc chi này phải trên cơ sở dự toán được cấp có thẩm quyền duyệt
và được thực hiện đúng chế độ chi tiêu và quản lý tài chính hiện hành.
3- Lập dự toán chi và cấp phát
kinh phí:
3.1- Căn cứ vào nội dung chi quy
định ở điểm 2 phần II các Bộ, ngành, các đơn vị được giao nhiệm vụ trên địa bàn
tỉnh, thành phố lập dự toán chi gửi Sở Tài chính - Vật giá và Sở Lao động -
Thương binh và xã hội địa phương để tổng hợp trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh,
thành phố xét duyệt và quyết định mức chi làm căn cứ để cấp phát kinh phí cho
hoạt động theo từng tháng, quý.
3.2- Sở Lao động - Thương binh
và xã hội phối hợp với Sở tài chính - Vật giá căn cứ vào số thu về xử phạt và số
chi theo nội dung quy định ở trên để cân đối kế hoạch thu, chi đảm bảo thu
đúng, thủ đủ, cấp phát kinh phí quản lý việc sử dụng kinh phí đúng mục đích, chế
độ quy định và thực hiện quyết toán thu, chi theo chế độ tài chính hiện hành.
III- TRÁCH
NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VÀ NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN XỬ PHẠT TRONG VIỆC XỬ LÝ
VÀ THU TIỀN PHẠT
1- Người có thẩm quyền xử phạt
khi xử lý các hành vi vi phạm phải căn cứ vào mức phạt cụ thể quy định tại Nghị
định số 88/CP ngày 14/12/1995 của Chính phủ để quyết định đúng mức phạt, đồng
thời hướng dẫn người bị xử phạt thực hiện quyết định xử phạt đúng quy định, nếu
người bị phạt không chấp hành quyết định xử phạt (kéo dài thời gian nộp tiền phạt,
nộp không đủ, không nộp) thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền ra quyết định
cưỡng chế và có nhiệm vụ tổ chức việc cưỡng chế theo điều 55 của Pháp lệnh xử
lý vi phạm hành chính.
2- Kho bạc Nhà nước Trung ương
có trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ và hạch toán thu tiền phạt phù hợp với các
quy định trên đây. Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
có trách nhiệm tổ chức các bàn thu tiền để thu kịp thời tiền phạt cho Nhà nước
và đảm bảo toàn bộ số tiền thu phạt được cập nhật và theo dõi thường xuyên theo
chế độ quản lý Tài chính của Nhà nước.
3- Sở Tài chính - Vật giá các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Thuế, cơ
quan kho bạc Nhà nước kiểm tra giám sát việc thu tiền phạt và sử dụng tiền phạt
theo đúng quy định.
4- Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng
nhiệm vụ được giao để thu tiền phạt mà không ghi biên lai hoặc giả mạo biên lai
thu tiền phạt. Người có thẩm quyền xử phạt không được sách nhiễu, dung túng,
bao che, không xử phạt hoặc xử phạt không kịp thời, không đúng mức. Người lạm dụng
quyền hạn vi phạm quy định thì tuỳ mức độ vi phạm của người đó mà xử lý kỷ luật
hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hiện hành.
Mọi tổ chức cá nhân vi phạm các
quy định về xử phạt, thu tiền phạt, sử dụng tiền phạt sai nguyên tắc phải chịu
trách nhiệm việc làm sai trái của mình hoặc của đơn vị mình trước pháp luật.
IV- ĐIỀU KHOẢN
THI HÀNH
Thông tư này có hiệu lực kể từ
ngày ký, mọi quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ. Trong quá
trình thực hiện có gì khó khăn vướng mắc đề nghị phản ánh về Liên bộ để xem
xét, giải quyết.
Nguyễn
Thị Hằng
(Đã
ký)
|
Tào
Hữu Phùng
(Đã
ký)
|
MẪU SỐ: 02/XPHC
Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------------------
Số...../QĐ Ngày....tháng....năm
199...
QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
(Phạt tiền 50.000đ)
- Căn cứ vào Pháp lệnh về xử lý
vi phạm hành chính ngày 6/7/1995 và Nghị định số 53/CP ngày 28/6/1994 và Nghị định
88/CP ngày 14/12/1995 qui định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực hoạt động
văn hoá, dịch vụ văn hoá và phòng, chống một số tệ nạn xã hội;
Tôi ................... Chức vụ..............................
Đơn vị công
tác..............................................
QUYẾT
ĐỊNH
- Phạt tiền:............đồng...........(viết
bằng chữ).......
.............................................................
Đối với ông, bà (hoặc tổ chức):..............................
- Địa chỉ:...................................................
- Đã có hành vi vi phạm:.....................................
...................................
qui định tại điều........ khoản.....,
điểm...... Nghị định số...... ngày...............
- Địa điểm phát hiện vi phạm
................................
- Ông, bà (hoặc tổ chức) có
trách nhiệm đến cơ quan kho bạc Nhà nước
tại:...................... để nộp
tiền phạt.
- Những giấy tờ, tài sản giữ tại
cơ quan của người có thẩm quyền
phạt:..............................................................
- Trong thời hạn 5 ngày nếu Ông,
Bà (hoặc tổ chức) không tự nguyện thi hành quyết định xử phạt sẽ bị cưỡng chế
thi hành.
Người ra quyết định
(Ký và ghi rõ họ tên)
MẪU SỐ: 02/XPHC
Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------------------
Số...../QĐ .....
Ngày...tháng....năm 199...
QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
- Căn cứ vào Pháp lệnh về xử lý
vi phạm hành chính ngày 6/7/1995 và Nghị định số 53/CP ngày 28/6/1994 và Nghị định
88/CP ngày 14/12/1995 qui định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực hoạt động
văn hoá, dịch vụ văn hoá và phòng, chống một số tệ nạn xã hội;
- Căn cứ biên bản vi phạm hành
chính lập ngày... tháng... năm 199...;
- Xét nội dung tính chất,
hành vi vi phạm hành chính;
Tôi.......... chức vụ.......................................
Đơn vị công
tác.............................................
QUYẾT
ĐỊNH
Điều 1. Xử phạt đối với
ông, bà (hoặc tổ chức):.............
+ Địa chỉ:..................................................
+ Nghề nghiệp:..............................................
+ Đã có hành vi vi phạm:....................................
......................... qui định tại điều.....khoản...... điểm........ Nghị định
số.......ngày
+ Hình thức xử phạt hành
chính..............................
............................................................
+ Hình phạt bổ
sung:........................................
............................................................
+ Các biện pháp xử lý tang vật,
phương tiện:................
+ Biện pháp khắc phục hiệu quả
(nếu có):....................
Điều 2.- Ông, Bà (hoặc tổ
chức) có trách nhiệm đến cơ quan kho bạc Nhà nước tại............... để nộp tiền
phạt và thi hành nghiêm chỉnh các hình thức xử phạt và biện pháp khác tại Điều
1 Quyết định này. Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày được giao quyết định xử phạt
nếu Ông, Bà (hoặc tổ chức) không tự nguyện thi hành quyết định xử phạt này sẽ bị
cưỡng chế thi hành. Ông, Bà (hoặc tổ chức) có quyền khiếu nại tại............
trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt.
Điều 3.- Quyết định này
có hiệu lực từ ngày...tháng...năm 199...
Người ra quyết định
(Ký và ghi rõ họ tên)