Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 03-VKSNDTC-TANDTC-BNV/TTLT Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Nội vụ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao Người ký: ***
Ngày ban hành: 12/04/1990 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO-
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO-
BỘ NỘI VỤ
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 03/-VKSNDTC-TANDTC-BNV/TTLT

Hà Nội , ngày 12 tháng 04 năm 1990 

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

 NGÀY 12-4-1990 CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO, VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO, BỘ NỘI VỤ HƯỚNG DẪN VIỆC BẢO VỆ PHIÊN TÒA VÀ XỬ LÝ NHỮNG NGƯỜI VI PHẠM TRẬT TỰ PHIÊN TÒA 

Việc bảo vệ phiên tòa đã được quy định tại Điều 172 Bộ luật tố tụng hình sự, Điều 39 Luật tổ chức Tòa án nhân dân và Điều 7 Pháp lệnh lực lượng Cảnh sát nhân dân. Để thực hiện đúng đắn những quy định trên, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Nội vụ, hướng dẫn một số vấn đề cụ thể như sau:

I- BẢO VỆ PHIÊN TÒA

1. Đối với các phiên tòa hình sự, Tòa án gửi lịch phiên tòa cho Thủ trưởng cơ quan Công an cùng cấp chậm nhất là 7 ngày trước ngày mở phiên tòa. Nếu là phiên tòa lưu động thì Tòa án phải gửi lịch phiên tòa chậm nhất là 15 ngày trước ngày mở phiên tòa.

Đối với các phiên tòa sơ thẩm đồng thời là chung thẩm của Tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao và các phiên tòa phúc thẩm của các Tòa án phúc thẩm nhân dân tối cao, thì các Tòa này gửi lịch phiên tòa và công văn yêu cầu bảo vệ phiên tòa cho Thủ trưởng cơ quan Công an tỉnh, thành phố nơi mình sẽ đến xét xử.

Trong lịch phiên tòa và công văn yêu cầu bảo vệ phiên tòa cần nói rõ thời gian, địa điểm mở phiên tòa, dự kiến phiên tòa sẽ tiến hành trong mấy ngày (hoặc mấy buổi), tình huống xấu có thể xảy ra tại phiên tòa, cần bao nhiêu cán bộ, chiến sĩ cảnh sát để bảo vệ.

2. Đối với các phiên tòa dân sự, nếu Tòa án xét thấy có thể xảy ra mất trật tự tại phiên tòa, thì Tòa án phải làm công văn yêu cầu cơ quan Công an cử người bảo vệ phiên tòa như quy định tại điểm 1 trên đây.

3. Đối với tất cả các phiên tòa hình sự và phiên tòa dân sự mà Tòa án có yêu cầu bảo vệ, Thủ trưởng cơ quan Công an có trách nhiệm cử ít nhất là hai người làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa.

Đối với các phiên tòa có khả năng xảy ra mất trật tự lớn, các phiên tòa lưu động và các phiên tòa sơ thẩm đồng thời là chung thẩm, thì Tòa án và cơ quan Công an cần trao đổi để thống nhất với nhau về phương án bảo vệ phiên tòa một cách chu đáo.

Căn cứ vào tình hình cụ thể của từng phiên tòa, cơ quan Công an có trách nhiệm bảo vệ an toàn, trật tự cho phiên tòa.

Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát nhân dân được phân công bảo vệ phiên tòa phải có mặt để làm nhiệm vụ từ trước khi khai mạc phiên tòa cho đến khi tuyên án xong và người dự phiên tòa đã ra khỏi khu vực có phiên tòa.

Tòa án nhân dân có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho cảnh sát bảo vệ phiên tòa làm nhiệm vụ.

II- XỬ LÝ NHỮNG NGƯỜI VI PHẠM TRẬT TỰ PHIÊN TÒA

1. Từ khi khai mạc phiên tòa cho đến khi kết thúc phiên tòa, chủ tọa phiên tòa là người có quyền xử lý đối với những trường hợp gây rối trật tự ở trong khu vực phiên tòa. Tùy từng trường hợp chủ tọa phiên tòa có thể cảnh cáo, phạt tiền, buộc rời khỏi phòng xử án, hoặc ra lệnh bắt giữ người có hành vi gây rối trật tự.

a) Cảnh cáo được áp dụng đối với người vi phạm trật tự phiên tòa ở mức độ nhỏ, như vi phạm nội quy phiên tòa, gây ồn ào hoặc lộn xộn trong phòng xử án, có lời nói hoặc hành vi thiếu tôn trọng người tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng.

b) Phạt tiền được áp dụng đối với người vi phạm trật tự phiên tòa ở mức độ lớn hơn, như:

- Có các hành vi được nêu tại điểm a trên đây và đã bị chủ tọa phiên tòa cảnh cáo mà vẫn tiếp tục vi phạm.

- Có hành vi xúc phạm đến người tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng.

Mức tiền phạt là từ 1.000 đồng đến 20.000 đồng.

c) Buộc rời khỏi phòng xử án hoặc bắt giữ được áp dụng đối với người vi phạm nghiêm trọng trật tự phiên tòa như đã có các hành vi được nêu tại điểm b trên đây mà xét thấy nếu để họ ở lại trong phòng xử án thì không duy trì được trật tự phiên tòa.

2. Trong những trường hợp buộc rời khỏi phòng xử án hoặc bắt giữ cần lưu ý một số điểm sau đây:

a) Nếu người vi phạm là người tham gia tố tụng (bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự v.v…), thì chủ tọa phiên tòa có thể buộc họ rời phòng xử án một thời gian, khi họ được trở lại phòng xử án thì tuỳ trường hợp, chủ tọa phiên tòa thông báo cho họ biết nội dung của phiên tòa trong thời gian họ vắng mặt. Nếu khi được trở lại phòng xử, mà người đó lại vi phạm trật tự phiên tòa thì chủ tọa phiên tòa phải buộc họ rời khỏi phòng xử án cho đến khi xử xong hoặc ra lệnh bắt giữ họ.

b) Nếu người vi phạm không phải là bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, thì chủ tọa phiên tòa có thể buộc họ rời khỏi phòng xử trong suốt thời gian xét xử hoặc quyết định bắt giữ.

c) Việc bắt giữ người vi phạm trật tự phiên tòa là bắt để tạm giữ theo thủ tục hành chính; vì vậy, thời hạn giữ không được quá 24 giờ, trừ trường hợp cần thiết có thể kéo dài hơn, nhưng không được quá 24 giờ, kể từ thời điểm giữ người vi phạm. Trong quyết định tạm giữ phải nêu rõ thời hạn tạm giữ là mấy giờ và tính từ lúc nào. Hết thời hạn tạm giữ, cơ quan Công an phải trả tự do cho người bị tạm giữ, trừ trường hợp họ bị giữ theo một quyết định khác.

3. Đối với các trường hợp xử lý bằng hình thức cảnh cáo hoặc buộc rời khỏi phòng xử án thì chủ tọa phiên tòa không phải lập biên bản và không phải ra quyết định bằng văn bản.

Đối với các trường hợp xử lý bằng hình thức phạt tiền hoặc bắt giữ thì chủ tọa phiên tòa phải lập biên bản và ra quyết định bằng văn bản, trừ trường hợp cần ngăn chặn ngay hành vi phạm tội hoặc gây mất trật tự thì có thể ra lệnh bắt giữ trước khi lập biên bản. Đối với các hành vi phạm tội xảy ra tại phiên tòa thì chủ tọa phiên tòa lập biên bản và đề nghị Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp khởi tố.

Người bị phạt tiền phải nộp tiền phạt cho thư ký phiên tòa để nộp vào quỹ Nhà nước. Nếu họ không thể nộp ngay tại phiên tòa thì sau phiên tòa họ phải nộp cho bộ phận thi hành án của Tòa án.

4. Sau khi kết thúc phiên tòa, Tòa án thông báo quyết định xử lý người vi phạm trật tư phiên tòa cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc và cơ quan Công an cấp quận, huyện nơi người đó cư trú biết.

5. Trong phạm vi chức năng và nhiệm vụ của mình, cán bộ chiến sĩ cảnh sát nhân dân bảo vệ phiên tòa phải thi hành nghiêm chỉnh các quyết định của chủ tọa phiên tòa về việc buộc rời khỏi phòng xử án hoặc bắt giữ người gây rối trật tự phiên tòa.

Đối với các hành vi phạm tội hoặc gây mất trật tự trong phòng xử án hoặc khu vực xử án, nếu chủ tọa phiên tòa chưa phát hiện được hoặc chưa kịp xử lý, thì cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát bảo vệ phiên tòa có trách nhiệm ngăn chặn ngay và xử lý theo quy định của pháp luật

Đối với những trường hợp cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát bảo vệ phiên tòa không có điều kiện giải quyết thì theo yêu cầu của Tòa án, cơ quan Công an phải cử ngay người đến để giải quyết.

Nhận được Thông tư này, các đồng chí Chánh án, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Thủ trưởng cơ quan Công cùng cấp cần trao đổi thống nhất kế hoạch và biện pháp cụ thể để bảo đảm trật tự và an toàn tuyệt đối cho tất cả các phiên tòa hình sự và những phiên tòa dân sự mà Tòa án có yêu cầu lực lượng Cảnh sát nhân dân bảo vệ.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư liên tịch 03-VKSND-TAND/BNV/TTLT ngày 12/04/1990 hướng dẫn bảo vệ phiên tòa và xử lý những người vi phạm trật tự phiên tòa do Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ nội vụ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


9.052

DMCA.com Protection Status
IP: 18.225.56.78
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!