Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 29/2019/TT-BNNPTNT xử lý động vật rừng vật chứng động vật rừng do tổ chức giao nộp

Số hiệu: 29/2019/TT-BNNPTNT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trường Người ký: Hà Công Tuấn
Ngày ban hành: 31/12/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 29/2019/TT-BNNPTNT

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2019

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH XỬ LÝ ĐỘNG VẬT RỪNG LÀ TANG VẬT, VẬT CHỨNG; ĐỘNG VẬT RỪNG DO TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TỰ NGUYỆN GIAO NỘP NHÀ NƯỚC

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Bộ luật Tố tụng hình sự ngày 27 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ Quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân;

Căn cứ Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư Quy định xử lý động vật rừng là tang vật, vật chứng; động vật rừng do tổ chức, cá nhân tự nguyện giao nộp Nhà nước.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về:

1. Nuôi dưỡng, bảo quản động vật rừng là tang vật, vật chứng trong quá trình tạm giữ.

2. Nuôi dưỡng, bảo quản, tiếp nhận, xử lý động vật rừng là tang vật theo phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; vật chứng theo quyết định xử lý vật chứng.

3. Tiếp nhận, nuôi dưỡng, bảo quản, xử lý động vật rừng do tổ chức, cá nhân tự nguyện giao nộp Nhà nước.

4. Thông tư này không điều chỉnh đối với trường hợp chuyển giao bộ phận (mẫu vật) của động vật rừng cho Cơ quan Dự trữ nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến các nội dung quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 1 Thông tư này.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Động vật rừng quy định tại Thông tư này bao gồm: Cá thể động vật rừng còn sống hoặc đã chết, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm do Chính phủ ban hành, các Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp và động vật rừng loài thông thường.

2. Bộ phận cơ thể của động vật rừng là một phần cơ thể của động vật rừng nếu tách rời thì cá thể động vật đó bị thương tật hoặc bị chết.

3. Sản phẩm của động vật rừng là các loại sản phẩm có nguồn gốc từ động vật rừng (ví dụ: thịt, trứng, sữa, tinh dịch, phôi động vật, huyết, dịch mật, nội tạng, da, lông, xương, sừng, ngà, chân, móng...); vật phẩm có thành phần từ các bộ phận của động vật rừng đã qua chế biến (ví dụ: cao nấu từ xương động vật, túi xách, ví, dây thắt lưng làm từ da động vật rừng...).

4. Cơ sở cứu hộ động vật rừng là tổ chức, đơn vị có chức năng, nhiệm vụ cứu hộ động vật rừng, được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

5. Tự nguyện giao nộp động vật rừng cho Nhà nước là việc tổ chức, cá nhân tự nguyện giao nộp động vật rừng cho Nhà nước và không thuộc trường hợp vi phạm phải bị xử lý theo quy định của pháp luật.

6. Cơ quan Kiểm lâm sở tại bao gồm: Cơ quan Kiểm lâm cấp huyện, cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh ở những địa phương không có cơ quan Kiểm lâm cấp huyện.

Chương II

NUÔI DƯỠNG, BẢO QUẢN, TIẾP NHẬN ĐỘNG VẬT RỪNG

Mục 1. NUÔI DƯỠNG, BẢO QUẢN, TIẾP NHẬN ĐỘNG VẬT RỪNG LÀ TANG VẬT, VẬT CHỨNG

Điều 4. Nuôi dưỡng, bảo quản động vật rừng là tang vật, vật chứng trong quá trình tạm giữ

1. Cơ quan tạm giữ động vật rừng là tang vật vi phạm hành chính; cơ quan tạm giữ động vật rừng là vật chứng của vụ án hình sự có trách nhiệm nuôi dưỡng động vật rừng còn sống; bảo quản động vật rừng đã chết, bộ phận cơ thể, sản phẩm của động vật rừng. Biện pháp nuôi dưỡng, bảo quản phải phù hợp với đặc điểm từng loài động vật rừng, bảo đảm vệ sinh, an toàn cho người và động vật rừng.

2. Trường hợp cơ quan tạm giữ không có điều kiện nuôi dưỡng, bảo quản động vật rừng thì chuyển giao động vật rừng cho cơ sở có điều kiện để nuôi dưỡng, bảo quản trong thời gian chờ quyết định xử lý của người có thẩm quyền. Việc chuyển giao động vật rừng phải lập biên bản theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Kinh phí nuôi dưỡng, bảo quản động vật rừng là tang vật, vật chứng trong quá trình tạm giữ thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, pháp luật về tố tụng hình sự.

Điều 5. Tiếp nhận động vật rừng là tang vật vi phạm hành chính chuyển giao theo phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân

1. Cơ quan, đơn vị tiếp nhận:

a) Cơ quan Kiểm lâm sở tại tiếp nhận động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm chuyển giao theo phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân đã được phê duyệt do cơ quan, người có thẩm quyền thuộc cấp huyện, cấp xã bắt giữ trên địa bàn quyết định tịch thu;

b) Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh tiếp nhận động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm chuyển giao theo phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân đã được phê duyệt do cơ quan, người có thẩm quyền cấp tỉnh hoặc trung ương bắt giữ trên địa bàn quyết định tịch thu;

c) Cơ sở cứu hộ động vật rừng, vườn động vật, cơ sở nghiên cứu khoa học, cơ sở giáo dục môi trường, bảo tàng chuyên ngành, ban quản lý rừng đặc dụng có cơ sở cứu hộ động vật tiếp nhận động vật rừng chuyển giao theo phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.

2. Hồ sơ kèm theo động vật rừng chuyển giao:

a) Bản chính phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công;

b) Bản chính biên bản theo Mẫu số 03-BBCG ban hành kèm theo Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân (sau đây viết tắt là Nghị định số 29/2018/NĐ-CP). Bổ sung thông tin về tên khoa học, nhóm nguy cấp, quý, hiếm hoặc thông thường vào cột “tên tài sản”; về trọng lượng, giới tính của động vật rừng vào cột “tình trạng chất lượng”.

3. Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị tiếp nhận: Thực hiện xử lý động vật rừng sau tiếp nhận theo phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định tại Chương III Thông tư này.

Điều 6. Tiếp nhận động vật rừng là vật chứng của vụ án hình sự chuyển giao theo quyết định xử lý vật chứng

1. Cơ quan, đơn vị tiếp nhận: Cơ sở cứu hộ động vật rừng, vườn động vật, cơ sở nghiên cứu khoa học, cơ sở giáo dục môi trường, bảo tàng chuyên ngành, ban quản lý rừng đặc dụng có cơ sở cứu hộ động vật.

2. Hồ sơ kèm theo động vật rừng chuyển giao:

a) Trường hợp quyết định xử lý vật chứng đã ghi tịch thu động vật rừng, hồ sơ gồm: Bản chính quyết định xử lý vật chứng; bản chính phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công; bản chính biên bản theo Mẫu số 03-BBCG ban hành kèm theo Nghị định số 29/2018/NĐ-CP. Bổ sung thông tin về tên khoa học, nhóm nguy cấp, quý, hiếm hoặc thông thường vào cột “tên tài sản”; về trọng lượng, giới tính của động vật rừng vào cột “tình trạng chất lượng”;

b) Trường hợp quyết định xử lý vật chứng không ghi tịch thu động vật rừng, hồ sơ gồm: Bản chính quyết định xử lý vật chứng; bản chính biên bản giao nhận động vật rừng theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị tiếp nhận:

a) Xử lý động vật rừng sau tiếp nhận theo phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định tại Chương III Thông tư này đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

b) Xử lý động vật rừng sau tiếp nhận theo hình thức ghi trong quyết định xử lý vật chứng và trình tự thực hiện theo quy định tại Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14Điều 15 Thông tư này đối với trường hợp quyết định xử lý vật chứng ghi cụ thể hình thức xử lý vật chứng;

c) Thực hiện việc nuôi dưỡng, bảo quản động vật rừng theo quy định tại Điều 4 Thông tư này đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này.

Mục 2. TIẾP NHẬN, NUÔI DƯỠNG, BẢO QUẢN ĐỘNG VẬT RỪNG DO TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TỰ NGUYỆN GIAO NỘP NHÀ NƯỚC

Điều 7. Cơ quan, đơn vị tiếp nhận

1. Vườn quốc gia trực thuộc Tổng cục Lâm nghiệp.

2. Cơ sở cứu hộ động vật rừng do Nhà nước quản lý, vườn động vật do Nhà nước quản lý, ban quản lý rừng đặc dụng không trực thuộc Tổng cục Lâm nghiệp có cơ sở cứu hộ động vật.

3. Cơ quan Kiểm lâm cấp huyện, cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh.

Điều 8. Nuôi dưỡng, bảo quản động vật rừng tự nguyện giao nộp

1. Cơ quan, đơn vị tiếp nhận có trách nhiệm nuôi dưỡng, bảo quản động vật rừng tự nguyện giao nộp trong thời gian thực hiện các thủ tục về xác lập quyền sở hữu toàn dân, lập và phê duyệt phương án xử lý tài sản là động vật rừng tự nguyện giao nộp Nhà nước.

2. Trường hợp cơ quan Kiểm lâm tiếp nhận không có điều kiện nuôi dưỡng, bảo quản thì chuyển giao động vật rừng tự nguyện giao nộp cho cơ sở có điều kiện để nuôi dưỡng, bảo quản. Việc chuyển giao phải lập biên bản giao nhận động vật rừng theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 9. Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị tiếp nhận

1. Cơ quan, đơn vị tiếp nhận lập biên bản giao nhận động vật rừng theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Trường hợp vườn quốc gia quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư này tiếp nhận động vật rừng tự nguyện giao nộp Nhà nước: Đơn vị tiếp nhận thực hiện các thủ tục về xác lập quyền sở hữu toàn dân, lập và trình Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp phê duyệt phương án xử lý tài sản là động vật rừng tự nguyện giao nộp Nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.

3. Trường hợp cơ quan Kiểm lâm cấp huyện hoặc cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư này tiếp nhận động vật rừng tự nguyện giao nộp Nhà nước thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm: Ngay sau khi tiếp nhận thông báo bằng văn bản, kèm theo biên bản giao nhận cho cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh để thực hiện các thủ tục về xác lập quyền sở hữu toàn dân, lập và phê duyệt phương án xử lý tài sản là động vật rừng tự nguyện giao nộp Nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.

4. Trường hợp cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 7 Thông tư này tiếp nhận động vật rừng tự nguyện giao nộp Nhà nước thuộc loài thông thường: Cơ quan, đơn vị tiếp nhận thực hiện các thủ tục về xác lập quyền sở hữu toàn dân, lập và phê duyệt phương án xử lý tài sản là động vật rừng tự nguyện giao nộp Nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.

5. Xử lý động vật rừng sau tiếp nhận theo phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định tại Chương III Thông tư này.

Chương III

XỬ LÝ ĐỘNG VẬT RỪNG SAU TIẾP NHẬN, SAU THỰC HIỆN THEO PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TÀI SẢN ĐƯỢC XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU TOÀN DÂN

Điều 10. Các hình thức xử lý động vật rừng

1. Các hình thức xử lý động vật rừng:

a) Thả lại động vật rừng về môi trường tự nhiên;

b) Cứu hộ động vật rừng;

c) Chuyển giao động vật rừng cho vườn động vật, cơ sở nghiên cứu khoa học, đào tạo, giáo dục môi trường, bảo tàng chuyên ngành;

d) Bán động vật rừng;

đ) Tiêu hủy động vật rừng.

2. Các hình thức xử lý động vật rừng được thực hiện theo trình tự ưu tiên từ điểm a đến điểm đ khoản 1 Điều này, trường hợp không xử lý được bằng hình thức trước mới áp dụng hình thức xử lý kế tiếp.

Điều 11. Thả lại động vật rừng về môi trường tự nhiên

1. Đối tượng: Cá thể động vật rừng còn sống, khỏe mạnh.

2. Điều kiện:

a) Xác định được nơi cư trú tự nhiên của loài động vật đó;

b) Có xác nhận của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y hoặc của cơ sở cứu hộ động vật do Nhà nước quản lý về việc động vật rừng khỏe mạnh tại biên bản xác nhận tình trạng sức khỏe của động vật rừng theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Đối với động vật rừng có nguy cơ gây nguy hiểm cho người thì phải có biện pháp bảo vệ, đảm bảo an toàn sau khi thả;

d) Trường hợp cơ quan, đơn vị thả không phải là chủ rừng nơi dự kiến thả thì phải có cam kết đồng ý của chủ rừng nơi dự kiến thả theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Trình tự thực hiện:

a) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý động vật rừng ban hành quyết định thả lại động vật rừng về môi trường tự nhiên;

b) Thành phần tham gia thả lại động vật rừng về môi trường tự nhiên: Cơ quan, đơn vị chủ trì thả động vật rừng, cơ quan Kiểm lâm sở tại, chủ rừng (nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều này). Cơ quan, đơn vị chủ trì có thể mời người chứng kiến, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong trường hợp động vật rừng là vật chứng, chính quyền địa phương, cơ quan truyền thông, các bên có liên quan tham gia;

c) Cơ quan, đơn vị chủ trì thả lập biên bản thả lại động vật rừng về môi trường tự nhiên theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 12. Cứu hộ động vật rừng

1. Đối tượng: Cá thể động vật rừng bị thương, ốm yếu cần cứu hộ.

2. Điều kiện:

a) Có xác nhận của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y hoặc của cơ sở cứu hộ động vật do Nhà nước quản lý về việc động vật rừng bị thương, ốm yếu cần cứu hộ tại biên bản xác nhận tình trạng sức khỏe của động vật rừng theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Cơ sở cứu hộ động vật rừng có điều kiện bảo đảm công tác cứu hộ, phù hợp với loài động vật rừng cần cứu hộ.

3. Trình tự thực hiện:

a) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý động vật rừng ban hành quyết định cứu hộ động vật rừng;

b) Trường hợp phải chuyển giao động vật rừng đến cơ sở cứu hộ để tổ chức cứu hộ: Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định cứu hộ động vật rừng lập biên bản giao nhận động vật rừng để cứu hộ theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Xử lý động vật rừng sau cứu hộ;

a) Trường hợp động vật rừng sau cứu hộ đủ điều kiện thả lại về môi trường tự nhiên thì cơ sở cứu hộ động vật rừng tổ chức thả lại động vật rừng về môi trường tự nhiên theo quy định tại Điều 11 Thông tư này;

b) Trường hợp động vật rừng sau cứu hộ không đủ điều kiện thả lại về môi trường tự nhiên thì cơ sở cứu hộ động vật rừng xử lý bằng một trong các hình thức tiếp theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.

Điều 13. Chuyển giao động vật rừng cho vườn động vật, cơ sở nghiên cứu khoa học, đào tạo, giáo dục môi trường, bảo tàng chuyên ngành

1. Đối tượng: Động vật rừng thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB, nhóm IIB và không thuộc trường hợp phải tiêu hủy theo quy định của pháp luật.

2. Điều kiện:

a) Cơ sở tiếp nhận động vật rừng có một trong những chức năng, nhiệm vụ sau: Nghiên cứu khoa học, đào tạo, giáo dục môi trường, bảo tồn, trưng bày vì mục đích giáo dục bảo tồn theo quy định của pháp luật;

b) Cơ sở tiếp nhận động vật rừng có điều kiện bảo đảm việc nuôi dưỡng, bảo quản động vật rừng;

c) Có xác nhận của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y hoặc của cơ sở cứu hộ động vật do Nhà nước quản lý về việc động vật rừng không thuộc trường hợp phải tiêu hủy tại biên bản xác nhận tình trạng sức khỏe của động vật rừng theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Trình tự thực hiện:

a) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý động vật rừng ban hành quyết định chuyển giao động vật rừng cho cơ sở nghiên cứu khoa học, đào tạo, giáo dục môi trường, bảo tàng chuyên ngành;

b) Cơ quan, người có thẩm quyền chuyển giao động vật rừng lập biên bản giao nhận động vật rừng chuyển giao theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 14. Bán động vật rừng cho tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật

1. Đối tượng: Động vật rừng là tang vật, vật chứng thuộc loại được phép sử dụng vào mục đích thương mại và không xử lý được theo các hình thức quy định tại Điều 11, Điều 12Điều 13 Thông tư này.

2. Điều kiện: Có xác nhận của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y hoặc của cơ sở cứu hộ động vật do Nhà nước quản lý về việc động vật rừng không thuộc trường hợp phải tiêu hủy tại biên bản xác nhận tình trạng sức khỏe của động vật rừng theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý động vật rừng ban hành quyết định bán động vật rừng theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.

Điều 15. Tiêu hủy động vật rừng

1. Đối tượng: Động vật rừng mang dịch bệnh hoặc động vật rừng không xử lý được bằng các hình thức quy định tại Điều 11, Điều 12, Điều 13Điều 14 Thông tư này hoặc động vật rừng thuộc loại phải tiêu hủy theo quy định của pháp luật.

2. Hình thức tiêu hủy: Tùy thuộc vào tính chất, đặc điểm của động vật rừng tiêu hủy, người có thẩm quyền quyết định một trong các hình thức tiêu hủy động vật rừng sau: biện pháp cơ học, thiêu đốt, chôn, sử dụng hóa chất hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật để hủy động vật rừng, bảo đảm động vật rừng đó không còn tồn tại hoặc không còn giá trị sử dụng và không ảnh hưởng đến môi trường.

3. Trình tự thực hiện:

a) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý động vật rừng ban hành quyết định tiêu hủy động vật rừng;

b) Thành phần tham gia tiêu hủy: Cơ quan, đơn vị chủ trì tiêu hủy động vật rừng, cơ quan Kiểm lâm sở tại, Cơ quan, đơn vị chủ trì có thể mời người chứng kiến, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong trường hợp động vật rừng là vật chứng, chính quyền địa phương, cơ quan truyền thông, các bên có liên quan tham gia;

c) Cơ quan, đơn vị chủ trì tiêu hủy động vật rừng lập biên bản tiêu hủy động vật rừng theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 16. Lưu giữ hồ sơ, báo cáo kết quả tiếp nhận, xử lý động vật rừng

1. Cơ quan, đơn vị tiếp nhận, xử lý động vật rừng có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ tiếp nhận, xử lý động vật rừng.

2. Cơ quan, đơn vị tiếp nhận, xử lý động vật rừng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 5; khoản 1 Điều 6; khoản 1, khoản 2 Điều 7 Thông tư này có trách nhiệm báo cáo định kỳ 6 tháng, hàng năm kết quả tiếp nhận, xử lý động vật rừng về cơ quan Kiểm lâm sở tại.

3. Cơ quan Kiểm lâm cấp huyện tổng hợp, định kỳ báo cáo kết quả tiếp nhận, xử lý động vật rừng trên địa bàn về cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh; cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh định kỳ báo cáo kết quả tiếp nhận, xử lý động vật rừng trên địa bàn về Cục Kiểm lâm theo quy định.

4. Báo cáo kết quả tiếp nhận, xử lý động vật rừng thực hiện theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 17. Trách nhiệm thi hành

1. Tổng cục Lâm nghiệp triển khai và kiểm tra thực hiện Thông tư này trong phạm vi cả nước.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện Thông tư này trên địa bàn tỉnh.

Điều 18. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 02 năm 2020.

2. Thông tư số 90/2008/TT-BNN ngày 28 tháng 8 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn xử lý tang vật là động vật rừng sau khi xử lý tịch thu hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

3. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vướng mắc, các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, giải quyết./.


Nơi nhận:

- Văn phòng Chính phủ;
- Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Sở NN&PTNT các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản;
- Các đơn vị liên quan thuộc Bộ NN&PTNT;
- Công báo Chính phủ;
- Cổng TTĐT: Chính phủ, Bộ NN&PTNT;
- Lưu: VP, TCLN (300 bản).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Hà Công Tuấn

PHỤ LỤC

(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2019TT-BNNPTNT ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Mẫu số

Mẫu biểu

Mẫu số 01

Biên bản giao nhận động vật rừng

Mẫu số 02

Biên bản xác nhận tình trạng sức khỏe của động vật rừng

Mẫu số 03

Cam kết đồng ý thả lại động vật rừng trên diện tích rừng được giao

Mẫu số 04

Biên bản thả lại động vật rừng về môi trường tự nhiên

Mẫu số 05

Biên bản tiêu hủy động vật rừng

Mẫu số 06

Báo cáo kết quả tiếp nhận, xử lý động vật rừng

Mẫu số 01: Biên bản giao nhận động vật rừng

………………….
………………….(1)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /BB-GNĐVR

BIÊN BẢN

Giao nhận động vật rừng

Căn cứ: …………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………(2)

Hôm nay, hồi…………giờ………..phút, ngày…………./…………../20…………….., tại:

………………………………………………………………………………………………………………

1. Chúng tôi gồm:

a) Đại diện bên giao động vật rừng

1. Đối với cá nhân:

Họ và tên: …………………………………………………………………………………………………

Số CMND/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu: …………………………………………………………

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………..

2. Đối với tổ chức:

Tên tổ chức: ………………………………………………………………………………………………

Họ và tên người đại diện …………………………………………………………………………………

Chức vụ: ……………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ tổ chức: ……………………………………………………………………………………………

b) Đại diện bên nhận động vật rừng

Tên tổ chức; ………………………………………………………………………………………………

Họ và tên người đại diện …………………………………………………………………………………

Chức vụ: ……………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ tổ chức: ……………………………………………………………………………………………

c) Người chứng kiến (nếu có)

1. Họ và tên: ……………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………..

Số CMND/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu: …………………………………………………………

2. Động vật rừng giao nhận cụ thể như sau:

TT

Tên động vật rừng

Nhóm nguy cấp, quý, hiếm hoặc thông thường(3)

Giới tính (nếu có) hoặc ghi tên bộ phận, sản phẩm động vật rừng

Đơn vị tính

Số lượng hoặc trọng lượng

Kích thước

Tình trạng của động vật rừng(4)

Ghi chú

Tên động vật rừng

Tên khoa học

1

2

...

Hồ sơ, tài liệu kèm theo (nếu có): ……………………………………………………………………….

3. Mục đích giao nhận:(5) …………………………………………………………………………………

4. Trách nhiệm của các bên:(6)

a) Trách nhiệm của bên giao: …………………………………………………………………………….

b) Trách nhiệm của bên nhận: ……………………………………………………………………………

Biên bản này được lập xong hồi... giờ... phút cùng ngày, gồm.... tờ, được lập thành .... bản có nội dung và giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên; mỗi bên giữ một bản để thực hiện và lưu hồ sơ./.

ĐẠI DIỆN BÊN NHẬN
(Ký tên, ghi rõ họ và tên)

ĐẠI DIỆN BÊN GIAO
(Ký tên, ghi rõ chức vụ, họ và tên)

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan chuyển giao; trường hợp tổ chức, cá nhân tự nguyện giao nộp thì ghi tên cơ quan tiếp nhận động vật rừng.

(2) Ghi căn cứ hoặc lý do để thực hiện việc giao/nhận; ví dụ căn cứ quyết định tạm giữ tang vật hoặc quyết định xử lý vật chứng hoặc đơn, thông báo của tổ chức cá nhân tự nguyện giao nộp động vật rừng cho nhà nước.

(3) Nhóm IB hoặc IIB hoặc Phụ lục I hoặc Phụ lục II Công ước CITES hoặc động vật rừng thông thường.

(4) Ghi tình trạng sức khỏe đối với động vật rừng còn sống; tình trạng của bộ phận cơ thể, sản phẩm của động vật rừng.

(5) Ghi cụ thể mục đích, lý do giao/nhận.

(6) Ghi trách nhiệm của 2 bên về việc quản lý, nuôi dưỡng, chăm sóc, xử lý động vật rừng chuyển giao.

Mẫu số 02: Biên bản xác nhận tình trạng sức khỏe của động vật rừng

………………….
………………….(1)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /BB-XNTTSKĐVR

BIÊN BẢN

Xác nhận tình trạng sức khỏe của động vật rừng

Căn cứ: …………………………………………………………………………………………………..(2)

Hôm nay, hồi …………… giờ …………. phút, ngày ………../………../20………………………….,

Tại: ………………………………………………………………………………………………………….

1. Chúng tôi gồm:

a) Cơ quan xác nhận tình trạng sức khỏe của động vật rừng

Tên cơ quan, đơn vị: …………………………………………………………………………………….

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………….

Họ và tên người đại diện: ………………………………….. Chức vụ: ……………………………….

b) Cơ quan quản lý động vật rừng

Tên cơ quan, đơn vị: ……………………………………………………………………………………..

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………..

Họ và tên người đại diện: …………………………… Chức vụ: ……………………………………….

2. Lập biên bản xác nhận tình trạng sức khỏe của động vật rừng, cụ thể:

TT

Tên động vật rừng

Nhóm nguy cấp, quý hiếm hoặc thông thường(3)

Giới tính (nếu có) hoặc ghi tên bộ phận, sản phẩm động vật rừng

Đơn vị tính

Số lượng hoặc trọng lượng

Kích thước

Tình trạng sức khỏe(4)

Ghi chú

Tên động vật rừng

Tên khoa học

1

2

...

Hồ sơ, tài liệu kèm theo (nếu có): ……………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………….

3. Ý kiến khác (nếu có): ………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………

Biên bản này được lập xong hồi...giờ...phút cùng ngày, gồm...tờ, được lập thành...bản có nội dung và giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên; mỗi bên giữ một bản để thực hiện và lưu hồ sơ./.

CƠ QUAN QUẢN LÝ
ĐỘNG VẬT RỪNG
(Ký tên, ghi rõ họ và tên)

CƠ QUAN XÁC NHẬN
(Ký tên, ghi rõ chức vụ, họ và tên)

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan quản lý động vật rừng.

(2) Ghi căn cứ hoặc lý do để thực hiện việc xác nhận; ví dụ căn cứ quyết định tịch thu động vật rừng hoặc quyết định tiếp nhận xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với động vật rừng hoặc quyết định xử lý vật chứng...

(3) Nhóm IB hoặc IIB hoặc Phụ lục I hoặc Phụ lục II Công ước CITES hoặc động vật rừng thông thường.

(4) Ghi tình trạng sức khỏe đối với động vật rừng còn sống; tình trạng của bộ phận cơ thể, sản phẩm của động vật rừng.

Mẫu số 03: Cam kết đồng ý thả lại động vật rừng trên diện tích rừng được giao

………………….
………………….(1)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /ĐY-TĐVR

……….., ngày tháng năm 20….

CAM KẾT

Đồng ý thả lại động vật rừng trên diện tích rừng được giao

Kính gửi:……………………………………………..(2)

1. Tôi/chúng tôi là:

1. Đối với cá nhân:

Họ và tên: …………………………………………………………………………………………………

Số CMND/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu: …………………………………………………………

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………..

2. Đối với tổ chức:

Tên tổ chức: ………………………………………………………………………………………………

Họ và tên người đại diện ………………………………………………………………………………..

Chức vụ: …………………………………………………………………………………………………..

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………….

2. Diện tích rừng được giao: …………………………………….. ha

Tại: ………………………………………………………………………………………………………….

Tôi/chúng tôi đồng ý cho: ……………………………………………………………………………….(2) thả: ………………………………………………………….. (3) cá thể động vật rừng vào khu rừng do chúng tôi được giao và cam kết sẽ thực hiện việc bảo vệ rừng, bảo vệ động vật rừng theo quy định của pháp luật./.


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: …. (….bản).

Tên tổ chức/cá nhân là chủ rừng
(Ký tên, họ và tên, nếu là tổ chức ghi rõ chức danh và đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Tên chủ rừng là tổ chức (trường hợp chủ rừng là cá nhân thì không ghi mục này).

(2) Tên cơ quan, đơn vị tổ chức thả lại động vật rừng về môi trường tự nhiên.

(3) Ghi cụ thể số lượng, tên động vật rừng dự kiến thả.

Mẫu số 04. Biên bản thả lại động vật rừng về môi trường tự nhiên

………………….
………………….(1)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /BB-TĐVR

……….., ngày tháng năm 20….

BIÊN BẢN

Thả lại động vật rừng về môi trường tự nhiên

Hôm nay, hồi………giờ………..phút, ngày………/………./20…….., tại…………………………….

………………………………………………………………………………………………………………

Chúng tôi gồm:(2)

1. Họ và tên: ……………………………………… Chức vụ; ………………….; Đơn vị: ……………..

2. Họ và tên: ……………………………………… Chức vụ; ………………….; Đơn vị: ……………..

3. Họ và tên: ……………………………………… Chức vụ; ………………….; Đơn vị: ……………..

4. Họ và tên: ……………………………………… Chức vụ; ………………….; đại diện chủ rừng

5. Với sự chứng kiến của (nếu có):

Họ và tên: ……………………………………………. Nghề nghiệp: …………………………………..

Nơi ở hiện nay: ……………………………………………………………………………………………

Số CMND/Thẻ căn cước/Hộ chiếu: ………………………………; ngày cấp: ……/………/………… nơi cấp: …………………………………………………………………………………………………….

Cùng nhau tiến hành việc thả lại động vật rừng về môi trường tự nhiên, cụ thể như sau:

1. Địa điểm thả: …………………………………………………………………………………………..

2. Động vật rừng thả lại về môi trường tự nhiên:

TT

Tên động vật rừng

Nhóm nguy cấp, quý hiếm hoặc thông thường(3)

Giới tính (nếu có)

Đơn vị tính

Số lượng hoặc trọng lượng

Kích thước

Tình trạng sức khỏe

Ghi chú

Tên động vật rừng

Tên khoa học

1

2

3. Kết luận, kiến nghị sau khi thả: (4) ………………………………………………………………..

Việc thả lại động vật rừng về môi trường tự nhiên kết thúc vào hồi……. giờ…… phút...... ngày ……………………………………………………………………………………………………………….

Biên bản này được lập xong hồi... giờ... phút cùng ngày, gồm... tờ, được lập thành .... bản có nội dung và giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên; mỗi bên giữ một bản để thực hiện và lưu hồ sơ./.

NGƯỜI THAM GIA THẢ(5)
(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ)

CHỦ RỪNG
(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ nếu có)

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ)

Ghi chú:

(1) Tên đơn vị chủ trì thực hiện thả.

(2) Ghi các thành phần tham gia thả động vật rừng.

(3) Nhóm IB hoặc IIB hoặc Phụ lục I hoặc Phụ lục II Công ước CITES hoặc động vật rừng thông thường.

(4) Ghi các ý kiến về kết quả thả, về quản lý, bảo vệ sau khi thả...

(5) Tất cả các thành viên tham gia đều ký vào biên bản.

Mẫu số 05: Biên bản tiêu hủy động vật rừng

CƠ QUAN(1)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……/BB-THĐVR

BIÊN BẢN

Tiêu hủy động vật rừng

Thi hành Quyết định tiêu hủy động vật rừng số......./……. ngày ……../……../……….. của: …………………………………………………………………………………………………………….(2)

Hôm nay, hồi.... giờ .... phút, ngày ……../………/20........, tại ………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………….

Chúng tôi gồm:(3)

1. Họ và tên: ……………………………………… Chức vụ; ………………….; Đơn vị: ……………..

2. Họ và tên: ……………………………………… Chức vụ; ………………….; Đơn vị: ……………..

3. Họ và tên: ……………………………………… Chức vụ; ………………….; Đơn vị: ……………..

4. Họ và tên: ……………………………………… Chức vụ; ………………….; Đơn vị: ……………..

5. Với sự chứng kiến của (nếu có):

Họ và tên: ………………………………………. Nghề nghiệp: ……………………………………….

Nơi ở hiện nay: ……………………………………………………………………………………………

Số CMND/Thẻ căn cước/Hộ chiếu: ………………….. ngày cấp: …………/…………/……….. nơi cấp: ………………………………………………………………………………………………………….

Cùng nhau tiến hành việc tiêu hủy động vật rừng, cụ thể như sau:

1. Địa điểm tiêu hủy: ………………………………………………………………………………………

2. Động vật rừng tiêu hủy, gồm:

TT

Tên động vật rừng

Nhóm nguy cấp, quý, hiếm hoặc thông thường(4)

Giới tính (nếu có) hoặc ghi tên bộ phận, sản phẩm động vật rừng

Đơn vị tính

Số lượng hoặc trọng lượng

Kích thước

Tình trạng của động vật rừng(5)

Ghi chú

Tên động vật rừng

Tên khoa học

1

2

3

3. Biện pháp tiêu hủy(6): …………………………………………………………………………………

4. Ý kiến bổ sung khác (nếu có): ………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………..

Việc tiêu hủy động vật rừng kết thúc vào hồi.... giờ .... phút, ngày ………./………./………..

Biên bản này được lập xong hồi... giờ... phút cùng ngày, gồm .... tờ, được lập thành .... bản có nội dung và giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên; mỗi bên giữ một bản để thực hiện và lưu hồ sơ./.

NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(Ký tên, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký tên, ghi rõ chức vụ, họ và tên)

THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG(7)
(Ký tên, ghi rõ họ và tên)

__________________

(1) Ghi tên cơ quan chủ trì tiêu hủy.

(2) Tên cơ quan của người ra quyết định tiêu hủy động vật rừng.

(3) Ghi họ và tên, chức vụ, đơn vị của Chủ tịch và các thành viên của Hội đồng tiêu hủy.

(4) Nhóm IB hoặc IIB hoặc Phụ lục I hoặc Phụ lục II Công ước CITES hoặc động vật rừng thông thường.

(5) Ghi tình trạng sức khỏe đối với động vật rừng còn sống; tình trạng của bộ phận cơ thể, sản phẩm của động vật rừng.

(6) Ghi cụ thể biện pháp tiêu hủy được thực hiện đối như đốt, chôn lấp hoặc các biện pháp khác.

(7) Tất cả các thành viên hội đồng đều ký vào biên bản.

Mẫu số 06: Báo cáo kết quả tiếp nhận, xử lý động vật rừng

CƠ QUAN(1)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: BC-TNXLĐVR

Địa danh….., ngày …. tháng …. năm 20…

BÁO CÁO

Kết quả tiếp nhận, xử lý động vật rừng(2)

TT

Tổ chức, cá nhân giao/nộp(3)

Cơ quan, đơn vị tiếp nhận(4)

Ngày giao nhận

Loại hình động vật rừng

Tên động vật rừng

Nhóm động vật rừng

Số lượng, trọng lượng

Hình thức xử lý

Vật chứng

Tang vật

Tự nguyện giao nộp

Tên thông thường

Tên khoa học

Nhóm IB(5)

Nhóm IIB(6)

Thông thường

Cá thể

Bộ phận

Kg

Thả về tự nhiên

Cứu hộ

Chuyển giao

Bán

Tiêu hủy

1

2

n

Cộng


Nơi nhận:

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, đóng dấu)

________________________

(1) Tên cơ quan báo cáo.

(2) Thời gian chốt số liệu báo cáo theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 09/2019/NĐ-CP ngày 24/01/2019 của Chính phủ quy định về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính Nhà nước.

(3) Ghi tên cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân chuyển giao động vật rừng.

(4) Ghi tên cơ quan, đơn vị tiếp nhận động vật rừng.

(5) Nhóm IB bao gồm Phụ lục I CITES.

(6) Nhóm IIB bao gồm Phụ lục II CITES.

THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 29/2019/TT-BNNPTNT

Hanoi, December 31, 2019

 

CIRCULAR

ON HANDLING OF FOREST ANIMALS BEING EXHIBITS; AND FOREST ANIMALS VOLUNTARILY SUBMITTED TO THE STATE BY ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS

Pursuant to the Government’s Decree No. 15/2017/ND-CP dated February 17, 2017 on functions, duties, powers and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development;  

Pursuant to the Criminal Procedure Code dated November 27, 2015;

Pursuant to the Law on Handling of Administrative Violations dated June 20, 2012;

Pursuant to the Law on Management and Use of Public Property dated June 21, 2017;

Pursuant to the Government’s Decree No. 29/2018/ND-CP dated March 05, 2018 prescribing procedures for establishing all-people ownership of property and handling of property under established all-people ownership;

Pursuant to the Government’s Decree No. 06/2019/ND-CP dated January 22, 2019 on management of endangered, precious and rare species of forest fauna and flora and observation of Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The Minister of Agriculture and Rural Development hereby promulgates a Circular on handling of forest animals being exhibits; and forest animals voluntarily submitted to the State by organizations and individuals.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

This Circular provides for:

1. Care and preservation of forest animals being exhibits and taken into temporary custody.

2. Care, preservation, receipt and handling of forest animals being exhibits under plans for handling of property qualified for the established all-people ownership (hereinafter referred to as “handling plans”); or according to rulings on handling of exhibits (hereinafter referred to as “handling rulings”).

3. Receipt, care, preservation and handling of forest animals voluntarily submitted to the State by organizations and individuals.

4. This Circular is not applicable to transfer of body parts (specimens) of forest animals to state reserve authorities according to decisions from the Prime Minister.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

This Circular is applied to domestic regulatory bodies, organizations, individuals and residential communities; and foreign organizations and individuals involved in the activities prescribed in Clauses 1, 2 and 3 Article 1 of this Circular.

Article 3. Definitions

1. Forest animals regulated by this Circular include alive or dead forest animals, body parts or products of forest animals included in the list of endangered, precious and rare species issued by the Government and in appendixes of the Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora (“CITES”) and usual species of forest fauna.

2. “body part of a forest animal” means a body part of a forest animal the severance of which will result in injury or death to the animal.

3. “product of a forest animal” refers to a product originating from a forest animal (e.g., meat, eggs, milk, sperms, embryos, blood, bile, internal organs, skin, hide, bones, horns, tusks, legs, claws, etc. of the animal); or an article containing a part of a forest animal that has been processed (e.g., glues from the animal’s bones, pouches, purses or belts from the animal’s skin, etc.).

4. “forest animal rescue facility” means an organization or unit whose function is to rescue forest animals and is established and operated under the law.

5. “voluntary submission of a forest animal to the State” refers to the act of voluntarily submitting a forest animal to the State by an organization or individual, which is not the result of a penalty imposed as per the law.

6. Local forest ranger authorities include district-level forest ranger authorities and provincial forest rangers for localities without district-level forest rangers.

Chapter II

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Section 1. CARE, PRESERVATION AND RECEIPT OF FOREST ANIMALS BEING EXHIBITS

Article 4. Care and preservation of forest animals being exhibits in temporary custody

1. The authority temporarily seizing a forest animal to be presented as an exhibit of an administrative violation or a criminal case shall take care of the animal if it is alive, or preserve the animal if it is dead; and preserve the body parts and products of the animal. Each species shall be taken care of or preserved as appropriate to its characteristics, ensuring hygiene and safety for humans and the animal.

2. In case the authority temporarily seizing a forest animal is unable to take care of or preserve the animal, it shall be cared for or preserved by a facility capable of such task while awaiting a handling decision from a competent person. Transfer of the animal to this facility must be recorded using Form No. 01 enclosed with this Circular.

3. Funding for care and preservation of forest animals being exhibits in temporary custody is provided for by regulations of laws on handling of administrative violations and criminal procedures laws.

Article 5. Receipt of forest animals being exhibits of administrative violations transferred under handling plans

1. Receiving authorities and units include:

a) Local forest ranger authorities shall receive endangered, precious and rare forest animals transferred under approved handling plans and seized by district-level or commune-level competent authorities and persons of their localities;

b) Provincial forest ranger authorities shall receive endangered, precious and rare forest animals transferred under approved handling plans and seized by provincial or central competent authorities and persons of their provinces;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The dossier sent together with the forest animal consists of:

a) An authentic copy of the handling plan approved according to regulations of laws on management and use of public property;

b) An authentic copy of the record made using Form No. 03-BBCG enclosed with the Government’s Decree No. 29/2018/ND-CP dated March 05, 2018 prescribing procedures for establishing all-people ownership of property and handling of property under established all-people ownership (hereinafter referred to as “Decree No. 29/2018/ND-CP”). The animal’s scientific name and whether the animal is classified as endangered, rare, precious or usual shall be added to the “name of property” column; and the animal’s weight and sex shall be added to the “quality status” column.

3. After receiving the forest animal according to the handling plan, the receiving authority or unit shall handle the animal as prescribed in Chapter III of this Circular.

Article 6. Receipt of forest animals being exhibits of criminal cases transferred according to handling rulings

1. Receiving authorities and units include forest animal rescue facilities, zoos, scientific research facilities, institutions for environmental education, specialized museums and management boards of reserve forests having an animal rescue facility.

2. The dossier sent together with the forest animal consists of:

a) If seizing of the forest animal is specified in the handling ruling, the dossier comprises an authentic copy of the handling ruling approved according to regulations of laws on management and use of public property; and an authentic copy of the record made using Form No. 03-BBCG enclosed with the Decree No. 29/2018/ND-CP. The animal’s scientific name and whether the animal is classified as endangered, rare, precious or usual shall be added to the “name of property” column; and the animal’s weight and sex shall be added to the “quality status” column;

b) If seizing of the forest animal is not specified in the handling ruling, the dossier comprises an authentic copy of the handling ruling; and an authentic copy of the animal delivery record made using Form No. 01 enclosed with this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Handle the forest animals after receiving them according to handling plans as prescribed in Chapter III of this Circular for the case stated in Point a Clause 2 of this Article;

b) Handle the forest animals after receiving them following the method prescribed in handling rulings and the procedures in Articles 11, 12, 13, 14 and 15 of this Circular for the cases where the exhibit handling method is specified in the handling ruling;

c) Care for and preserve the forest animals as prescribed in Article 4 of this Circular for the case stated in Point b Clause 2 of this Article, unless otherwise provided for by Point b of this Clause.

Section 2. RECEIPT, CARE AND PRESERVATION OF FOREST ANIMALS VOLUNTARILY SUBMITTED TO THE STATE BY ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS.

Article 7. Receiving authorities and units

1. National parks affiliated to Vietnam Administration of Forestry.

2. Forest animal rescue facilities managed by the State, zoos managed by the State, and management boards of reserve forests not affiliated to Vietnam Administration of Forestry and having an animal rescue facility.

3. District-level forest ranger authorities and provincial forest ranger authorities.

Article 8. Care and preservation of forest animals voluntarily submitted

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. In case a forest ranger authority receiving a forest animal is unable to care for or preserve it, it shall be transferred to a facility capable of such task. The transfer must be recorded using Form No. 01 enclosed with this Circular.

Article 9. Responsibilities of receiving authorities and units

1. Receiving authorities and units shall draw up forest animal delivery records using Form No. 01 enclosed with this Circular.

2. If a national park prescribed in Clause 1 Article 7 of this Circular receives a forest animal voluntarily submitted to the State, it shall carry out the procedures for establishment of the all-people ownership, and formulate and submit the voluntarily submitted animal handling plan to the Director General of the Vietnam Administration of Forestry according to regulations of laws on management and use of public property.

3. If a district-level forest ranger authority or a regulatory body or unit prescribed in Clause 2 Article 7 of this Circular receives an endangered, rare or precious forest animal voluntarily submitted to the State, immediately after such receipt, it shall send a written notification and the delivery record to the provincial forest ranger authority to carry out the procedures for establishment of the all-people ownership, and formulate and approve the voluntarily submitted animal handling plan according to regulations of laws on management and use of public property.

4. If a regulatory body or unit prescribed in Clauses 2 and 3 Article 7 of this Circular receives a usual forest animal voluntarily submitted to the State, it shall carry out the procedures for establishment of the all-people ownership, and formulate and approve the voluntarily submitted animal handling plan according to regulations of laws on management and use of public property.

5. Handling of forest animals received under handling plans is provided for in Chapter III of this Circular.

Chapter III

HANDLING OF FOREST ANIMALS RECEIVED UNDER HANDLING PLANS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Forest animal handling methods include:

a) Release of the forest animal into the wild;

b) Rescue of the forest animal;

c) Transfer of the forest animal to a zoo, a scientific research facility, an institution for environmental education or a specialized museum;

d) Sale of the forest animal;

dd) Disposal of the forest animal.

2. The forest animal handling methods in Clause 1 of this Article are listed in order of priority, from Point a to Point dd; a handling method shall only be adopted if the one immediately preceding it is inapplicable.

Article 11. Release of forest animals into the wild

1. Targets: Alive and healthy forest animals.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) The animal’s habitat can be identified;

b) The animal is confirmed healthy by a veterinary authority or an animal rescue facility managed by the State in an animal health record made using Form No. 02 enclosed with this Circular;

c) If the animal can pose a risk to humans, protective measures must be taken against it after its release;

d) If the regulatory body or unit releasing the animal does not own the forest where the animal is to be released, a written consent from the owner of such forest, which is made using Form No. 03 enclosed with this Circular, must be obtained.

3. Procedure:

a) Head of the regulatory body or unit with competence in handling the forest animal shall promulgate a decision to release the animal into the wild;

b) Participants in release of the forest animal into the wild include the regulatory body or unit in charge of the release, local forest ranger authority and forest owner (for the case stated in Point d Clause 2 herein). The regulatory body or unit in charge may invite a witness, the authority given power to institute legal proceedings (if the animal is an exhibit), the local government, a communication authority and relevant parties;

c) The regulatory body or unit in charge of the release shall draw up a record on the release using Form No. 04 enclosed with this Circular.

Article 12. Rescue of forest animals

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Conditions:

a) The forest animal is confirmed injured or sick by a veterinary authority or an animal rescue facility managed by the State in an animal health record made using Form No. 02 enclosed with this Circular;

b) The rescue facility is capable of performing the rescue operation suitable to the animal.

3. Procedure:

a) Head of the regulatory body or unit with competence in handling the forest animal shall promulgate a decision to rescue the animal;

b) If the rescue operation entails transfer of the forest animal to the rescue facility, the regulatory body or person with competence in deciding the rescue operation shall draw up a record on delivery of the animal for rescue purpose using Form No. 01 enclosed with this Circular.

4. Handling of the forest animal post rescue:

a) If, after rescued, the forest animal can be released into the wild, the rescue facility shall release it according to the regulations in Article 11 of this Circular;

b) If, after rescued, the forest animal cannot be released into the wild, the rescue facility shall handle it using one of the subsequent methods prescribed in Article 10 of this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Targets: Forest animals included in IB and IIB endangered species lists and not subject to disposal according to regulations of laws.

2. Conditions:

a) The facility receiving the forest animal must have one of the following functions or duties: Scientific research, environmental education, conservation, exhibition for education and conservation purposes per the law;

b) The facility receiving the forest animal is capable of caring for and/or preserving the animal;

c) A veterinary authority or an animal rescue facility managed by the State confirms that the forest animal does not need to be disposed of in an animal health record made using Form No. 02 enclosed with this Circular;

3. Procedure:

a) Head of the regulatory body or unit with competence in handling the forest animal shall promulgate a decision to transfer the animal to the scientific research facility, institution for environmental education or specialized museum;

b) The regulatory body or person with competence in transfer of the forest animal shall draw up a record on delivery of the animal using Form No. 01 enclosed with this Circular.

Article 14. Sale of forest animals to organizations and individuals per the law

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Conditions: A veterinary authority or an animal rescue facility managed by the State confirms that the forest animal does not need to be disposed of in an animal health record made using Form No. 02 enclosed with this Circular.

3. Head of the regulatory body or unit with competence in handling the forest animal shall promulgate a decision to sell the animal according to regulations of laws on management and use of public property.

Article 15. Disposal of forest animals

1. Targets: Infected forest animals or forest animals which cannot be handled using the methods prescribed in Articles 11, 12, 13 and 14 of this Circular or forest animals subject to disposal per the law.

2. Disposal method: Depending on the characteristics of the forest animal to be disposed of, the competent person shall select one of the following disposal methods: mechanical method, incineration, burial, use of chemicals or another method according to regulations of laws to dispose of the forest animal, ensuring that the animal no longer exists or is rendered unusable and the disposal does not affect the environment.

3. Procedure:

a) Head of the regulatory body or unit with competence in handling the forest animal shall promulgate a decision to dispose of the animal;

b) Participants in disposal of the forest animal include the regulatory body or unit in charge of the disposal and local forest ranger authority. The regulatory body or unit in charge may invite a witness, the authority given power to institute legal proceedings (if the animal is an exhibit), the local government, a communication authority and relevant parties;

c) The regulatory body or unit in charge of the disposal shall draw up a disposal record using Form No. 05 enclosed with this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

IMPLEMENTATION

Article 16. Retention of dossiers and reports on result of handling of forest animals

1. The regulatory body or unit receiving and/or handling a forest animal shall retain the dossier on such receipt and/or handling.

2. The regulatory bodies and units receiving and/or handling forest animals mentioned in Point c Clause 1 Article 5; Clause 1 Article 6; and Clause 1 and Clause 2 Article 7 of this Circular shall submit biannual and annual reports on result of receiving and/or handling of forest animals to local forest ranger authorities.

3. District-level forest ranger authorities shall submit periodical consolidated reports on result of receipt and handling of forest animals in their districts to provincial forest ranger authorities; and provincial forest ranger authorities shall submit periodical reports on result of receipt and handling of forest animals in their provinces to Forest Ranger Authority as regulated.

4. Reports on result of receipt and handling of forest animals shall be made using Form No. 06 enclosed with this Circular.

Article 17. Implementing responsibilities

1. Vietnam Administration of Forestry shall organize implementation of this Circular throughout the country and inspect such implementation.

2. Departments of Agriculture and Rural Development shall implement this Circular in their provinces.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. This Circular takes effect from February 20, 2020.

2. Circular No. 90/2008/TT-BNN dated August 28, 2008 by the Ministry of Agriculture and Rural Development providing guidelines for post-seizing handling of forest animals being exhibits is annulled from the date this Circular comes into force.

3. During the implementation of this Circular, any problem arising should be promptly reported to the Ministry of Agriculture and Rural Development for consideration and resolution./.

 

 

PP. THE MINISTER
THE DEPUTY MINISTER




Ha Cong Tuan

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 29/2019/TT-BNNPTNT ngày 31/12/2019 quy định về xử lý động vật rừng là tang vật, vật chứng; động vật rừng do tổ chức, cá nhân tự nguyện giao nộp Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


22.433

DMCA.com Protection Status
IP: 3.14.246.52
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!