Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 145/2010/TT-BQP hướng dẫn biện pháp tạm giữ người thủ tục hành chính

Số hiệu: 145/2010/TT-BQP Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Quốc phòng Người ký: Phan Trung Kiên
Ngày ban hành: 29/10/2010 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ QUỐC PHÒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 145/2010/TT-BQP

Hà Nội, ngày 29 tháng 10 năm 2010

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN BIỆN PHÁP TẠM GIỮ NGƯỜI THEO THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG, CẢNH SÁT BIỂN

Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002; Pháp lệnh Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 162/2004/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ ban hành Quy chế tạm giữ người theo thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 19/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tạm giữ người theo thủ tục hành chính ban hành kèm theo Nghị định số 162/2004/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 104/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Xét đề nghị của Tư lệnh Bộ đội Biên phòng,

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn thực hiện biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính của Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và chế độ bảo đảm cho người bị tạm giữ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Công dân Việt Nam, người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý của Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển; trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì thực hiện theo điều ước quốc tế đó.

2. Những người có thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính của Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển.

Điều 3. Áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính

1. Việc áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được thực hiện trong trường hợp để người có thẩm quyền của Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển có thời gian tiến hành xác minh làm rõ nhân thân, tính chất, mức độ hành vi vi phạm và các tình tiết quan trọng liên quan đến hành vi vi phạm, làm căn cứ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc đảm bảo cho việc xử lý vi phạm hành chính.

2. Các trường hợp vi phạm được áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính.

a) Vi phạm Hiệp định về Quy chế biên giới, Quy chế khu vực biên giới đất liền, Quy chế khu vực biên giới biển, Quy chế cửa khẩu biên giới đất liền; vi phạm trên các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam;

b) Cần ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi gây rối trật tự công cộng hoặc gây thương tích cho người khác xảy ra trên địa bàn khu vực biên giới, hải đảo, trên các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam;

c) Người bị bắt giữ theo quyết định truy tìm của người có thẩm quyền (Công an cấp huyện, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh).

3. Những người có thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính của Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, khi áp dụng biện pháp tạm giữ phải tuân thủ các quy định tại Điều 44 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính; Nghị định số 162/2004/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ ban hành Quy chế tạm giữ người theo thủ tục hành chính, Nghị định số 19/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tạm giữ người theo thủ tục hành chính ban hành kèm theo Nghị định số 162/2004/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2004 (Quy chế tạm giữ người theo thủ tục hành chính) và Thông tư này.

Điều 4. Mẫu văn bản sử dụng trong tạm giữ người theo thủ tục hành chính

Ban hành kèm theo Thông tư này, các mẫu văn bản sử dụng trong tạm giữ người theo thủ tục hành chính sau:

1. Mẫu số 01: Giấy ủy quyền.

2. Mẫu số 02: Biên bản giao, nhận người vi phạm hành chính.

3. Mẫu số 03: Quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính.

5. Mẫu số 04: Quyết định chuyển hồ sơ vụ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự.

4. Mẫu số 05: Quyết định kéo dài thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính.

6. Mẫu số 06: Thông báo về tạm giữ người vi phạm hành chính.

7. Mẫu số 07: Sổ theo dõi người bị tạm giữ vi phạm hành chính.

Điều 5. Hồ sơ tạm giữ người theo thủ tục hành chính

1. Đơn vị Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển có thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải lập hồ sơ tạm giữ để theo dõi, trong đó phải cập nhật, ghi chép, lưu giữ đầy đủ và cụ thể các vấn đề liên quan đến việc tạm giữ người.

2. Hồ sơ tạm giữ người gồm các tài liệu sau:

a) Biên bản vi phạm hành chính;

b) Biên bản giao, nhận người vi phạm hành chính;

c) Quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính; quyết định kéo dài thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính và những tài liệu khác có liên quan đến người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính;

3. Tài liệu trong hồ sơ tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải được đánh số thứ tự, đóng vào bìa hồ sơ và quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý, bảo mật, lư u giữ hồ sơ. Nghiêm cấm tẩy xóa, sửa chữa, thay đổi nội dung hoặc tự ý hủy bỏ tài liệu hồ sơ tạm giữ người. Người có trách nhiệm lập, quản lý hồ sơ tạm giữ người vi phạm, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm bị xử lý kỷ luật hoặc xử lý theo quy định của pháp luật.

Chương II

THẨM QUYỀN VÀ THỦ TỤC TẠM GIỮ NGƯỜI THEO THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Điều 6. Thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính

1. Thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính thực hiện theo quy định tại điểm h, điểm i khoản 1 Điều 7 Quy chế tạm giữ người theo thủ tục hành chính, gồm:

a) Tiểu khu trưởng Tiểu khu biên phòng; Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng; Hải đội trưởng Hải đội biên phòng; Đồn trưởng đồn biên phòng và Thủ trưởng đơn vị Bộ đội Biên phòng đóng ở biên giới, hải đảo;

b) Hải đội trưởng, Hải đoàn trưởng Cảnh sát biển.

2. Trong trường hợp những người quy định tại khoản 1 Điều này vắng mặt, thì được ủy quyền cho cấp Phó thực hiện thẩm quyền tạm giữ người. Việc ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản (Mẫu số 01), trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn ủy quyền.

Người được ủy quyền không được ủy quyền lại cho người khác và phải chịu trách nhiệm về việc ra quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính của mình trước cấp trưởng và pháp luật.

Điều 7. Giao, nhận người có hành vi vi phạm hành chính

Việc giao, nhận người có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 8 Quy chế tạm giữ người theo thủ tục hành chính được thực hiện như sau:

1. Người có thẩm quyền quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 6 Thông tư này, khi nhận người có hành vi vi phạm hành chính do tổ chức, cá nhân khác dẫn giải đến phải khẩn trương tiến hành lập biên bản vi phạm (nếu tổ chức, cá nhân đó chưa lập) và biên bản giao, nhận người.

Biên bản giao, nhận người có hành vi vi phạm hành chính phải ghi đầy đủ, rõ ràng các nội dung theo quy định (Mẫu số 02); có chữ ký của bên giao, bên nhận, người có hành vi vi phạm và người làm chứng, người bị thiệt hại (nếu có). Trường hợp người vi phạm, người làm chứng, người bị thiệt hại từ chối ký, thì người lập biên bản phải ghi rõ vào biên bản lý do của việc từ chối đó.

2. Đối với hành vi vi phạm hành chính bị phát hiện, ngăn chặn và đã lập biên bản vi phạm hành chính hoặc sau khi lập biên bản giao, nhận người có hành vi vi phạm hành chính, xét thấy cần phải áp dụng biện pháp tạm giữ thì phải ra ngay quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính.

Điều 8. Quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính

1. Khi có đủ căn cứ và xét thấy cần thiết phải áp dụng biện pháp tạm giữ đối với người đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính, thì người có thẩm quyền của Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển phải ra ngay văn bản quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính.

Quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải ghi đầy đủ, rõ ràng các nội dung theo quy định (Mẫu số 03) và đóng dấu cơ quan của người ra quyết định tạm giữ.

2. Khi có căn cứ cho rằng hành vi vi phạm của người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính có dấu hiệu tội phạm, thì người ra quyết định tạm giữ phải chuyển toàn bộ hồ sơ, người bị tạm giữ cùng tang vật, phương tiện (nếu có) cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền để tiến hành điều tra theo quy định của pháp luật.

Quyết định chuyển hồ sơ vụ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự phải ghi đầy đủ, rõ ràng các nội dung theo quy định (Mẫu số 04).

Điều 9. Thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính

1. Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Quy chế tạm giữ người theo thủ tục hành chính thì thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính không được quá 12 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm; trong trường hợp cần thiết, thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài, nhưng không được quá 24 giờ.

Đối với hành vi vi phạm quy chế biên giới hoặc vi phạm hành chính ở vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh, hải đảo thì thời hạn tạm giữ người có thể kéo dài hơn, nhưng cũng không được quá 48 giờ.

2. Việc kéo dài thời hạn tạm giữ chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết, đó là những trường hợp cần phải có thêm thời gian xác minh làm rõ nhân thân của người vi phạm và những tình tiết quan trọng, phức tạp liên quan đến hành vi vi phạm hành chính của người bị tạm giữ để làm căn cứ quyết định xử lý vi phạm hành chính hoặc để đảm bảo việc xử lý đối với người vi phạm.

Trước khi hết thời hạn tạm giữ, người có thẩm quyền của Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển phải ra quyết định kéo dài thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính (Mẫu số 05), nhưng không được quá thời hạn tạm giữ tối đa.

3. Trường hợp thời hạn tạm giữ người ghi trong quyết định tạm giữ chưa hết, nhưng đã xác minh làm rõ hoặc đã xử lý xong hành vi vi phạm hoặc đã hết thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính, thì người ra quyết định phải chấm dứt ngay việc tạm giữ đối với họ và phải ghi vào sổ theo dõi tạm giữ hành chính, có chữ ký xác nhận của người bị tạm giữ.

Nếu người bị tạm giữ không ký, thì người ra quyết định tạm giữ phải tiến hành lập biên bản hoặc phân công cho người đang trực tiếp thi hành nhiệm vụ lập và ghi rõ vào biên bản lý do người bị tạm giữ không ký. Biên bản phải có chữ ký của người lập biên bản, người ra quyết định tạm giữ và người chứng kiến (nếu có).

Điều 10. Thông báo quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính

Việc thông báo quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính cho gia đình, tổ chức, nơi làm việc, học tập hoặc cha, mẹ, người giám hộ của người bị tạm giữ quy định tại Điều 10 Quy chế tạm giữ người theo thủ tục hành chính được thực hiện như sau:

1. Đối với công dân Việt Nam vi phạm bị tạm giữ

a) Theo yêu cầu của người bị tạm giữ và căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, người ra quyết định tạm giữ có thể thông báo bằng văn bản, điện thoại, Fax hoặc thông qua các phương tiện thông tin khác về quyết định tạm giữ người cho gia đình, cơ quan, nơi làm việc, học tập của người bị tạm giữ biết;

b) Trong trường hợp người chưa thành niên bị tạm giữ vào ban đêm (từ 22 giờ đến 05 giờ sáng ngày hôm sau) hoặc tạm giữ họ trên 06 giờ, thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo ngay cho cha, mẹ hoặc người giám hộ của họ biết. Trường hợp không xác định được cha, mẹ, người giám hộ của họ, thì báo cho người bị tạm giữ biết và ghi rõ lý do vào sổ theo dõi người bị tạm giữ hành chính.

2. Đối với người nước ngoài vi phạm bị tạm giữ.

a) Người nước ngoài có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu, sổ thuyền viên hoặc không có hộ chiếu có hành vi vi phạm hành chính mà bị tạm giữ, thì người ra quyết định tạm giữ phải tiến hành đầy đủ các thủ tục theo quy định của pháp luật (lập biên bản vi phạm hành chính, ra quyết định tạm giữ...), đồng thời báo cáo Thủ trư ởng cấp trên trực tiếp để thông báo ngay cho Bộ Ngoại giao (Cục Lãnh sự hoặc Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh) để phối hợp xử lý.

Trường hợp cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan đại diện lãnh sự có yêu cầu tiếp xúc với người của nước họ bị tạm giữ, thì cơ quan, đơn vị gửi thông báo có trách nhiệm phối hợp với Bộ Ngoại giao thu xếp cho đại diện của cơ quan đại diện ngoại giao hoặc đại diện cơ quan đại diện lãnh sự của nước đó thăm lãnh sự và phối hợp xử lý các vấn đề đối ngoại khác có liên quan;

b) Đối với người nước ngoài cư trú ở khu vực biên giới nước láng giềng (Trung Quốc, Lào, Campuchia) qua lại biên giới bằng giấy chứng minh biên giới, giấy thông hành, giấy chứng nhận theo quy định của Hiệp định về Quy chế biên giới hoặc giấy thông hành xuất cảnh, nhập cảnh (sử dụng cho mục đích tham quan, du lịch) theo thỏa thuận giữa Việt Nam và nước láng giềng còn giá trị, có hành vi vi phạm hành chính và bị tạm giữ theo thủ tục hành chính, thì Đồn trưởng đồn biên phòng hoặc người được ủy quyền phải tiến hành đầy đủ các thủ tục theo quy định của pháp luật (lập biên bản vi phạm hành chính, ra quyết định tạm giữ...) và báo cáo ngay cho Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy biên phòng tỉnh, thành phố để thông báo cho Bộ Ngoại giao (Cục Lãnh sự hoặc Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh), đồng thời thông báo cho lực lượng bảo vệ biên giới nước láng giềng có người vi phạm biết để phối hợp xử lý.

3. Thông báo tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải ghi rõ căn cứ, đơn vị tiến hành tạm giữ, các thông tin về người bị tạm giữ và thời hạn, địa điểm tạm giữ (Mẫu số 06).

Chương III

NƠI TẠM GIỮ, CHẾ ĐỘ ĐẢM BẢO CHO NGƯỜI BỊ TẠM GIỮ THEO THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Điều 11. Nơi tạm giữ người theo thủ tục hành chính

1. Nơi tạm giữ người theo thủ tục hành chính là nhà hoặc buồng tạm giữ hành chính (viết tắt là nhà tạm giữ hành chính) đư ợc xây dựng tại doanh trại đơn vị (Tiểu khu biên phòng, Đồn biên phòng, Hải đoàn biên phòng, Hải đội biên phòng thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hải đoàn Cảnh sát biển, Hải đội Cảnh sát biển) và gắn biển: “NHÀ TẠM GIỮ HÀNH CHÍNH”.

2. Hình thức, quy mô nhà tạm giữ hành chính ở các đơn vị tại khoản 1 Điều này khi xây dựng phải thực hiện theo quy định của Điều 11 Quy chế tạm giữ người theo thủ tục hành chính và đảm bảo các yêu cầu sau:

a) Căn cứ vào địa bàn, tính chất, đặc điểm, điều kiện, lưu lượng người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính, yêu cầu thực tế của việc tạm giữ người để bố trí, thiết kế, xây dựng cho phù hợp; vị trí chọn để xây nhà tạm giữ cần tránh gần nhà ăn, kho vũ khí, nơi không đảm bảo vệ sinh, an toàn cho người bị tạm giữ, không làm ảnh hưởng đến việc đóng quân, canh phòng và sẵn sàng chiến đấu của đơn vị;

b) Nhà tạm giữ hành chính phải bố trí nơi tạm giữ riêng cho người chưa thành niên, phụ nữ, người nước ngoài; có khóa cửa, bảo đảm ánh sáng, thoáng mát, vệ sinh và an toàn về phòng cháy, chữa cháy, thuận tiện cho việc quản lý, bảo vệ và có cán bộ kiêm nhiệm quản lý. Người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính qua đêm phải được bố trí giường hoặc sàn nằm và có chiếu, chăn, màn; chỗ nằm tối thiểu cho mỗi người là 2m 2;

c) Trường hợp đơn vị chưa có nhà tạm giữ hành chính, thì có thể tạm giữ người vi phạm tại phòng trực ban, hội trường, phòng tiếp dân, phòng khác ở doanh trại, buồng tạm giữ hành chính trên tàu Cảnh sát biển hoặc tại tàu thuyền của người vi phạm bị bắt giữ, nhưng phải đảm bảo các quy định của pháp luật về tạm giữ hành chính.

3. Cán bộ trực tiếp quản lý người bị tạm giữ, có trách nhiệm thông báo nội quy nhà tạm giữ hành chính cho người bị tạm giữ biết, để họ tự giác chấp hành.

Điều 12. Chế độ ăn uống cho người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính

Về nguyên tắc, mọi chi phí ăn uống, sinh hoạt của người bị tạm giữ trong thời gian bị tạm giữ do người bị tạm giữ hoặc gia đình họ tự chịu trách nhiệm; trường hợp người bị tạm giữ hoặc gia đình họ không tự đảm bảo được thì cơ quan, đơn vị của người ra quyết định tạm giữ bảo đảm chế độ ăn uống, sinh hoạt trong thời gian bị tạm giữ theo quy định tại Điều 14 Quy chế tạm giữ người theo thủ tục hành chính.

Điều 13. Xử lý người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính bị bệnh trong thời gian bị tạm giữ

1. Người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính bị bệnh trong thời gian tạm giữ thì cơ quan, đơn vị của người ra quyết định tạm giữ phải điều trị tại chỗ cho họ; trường hợp bệnh nặng phải đưa đi cấp cứu thì bằng mọi khả năng, điều kiện có thể khẩn trương tổ chức đưa họ đến cơ sở y tế của Nhà nước hoặc tư nhân nơi gần nhất để cấp cứu, điều trị, đồng thời báo ngay cho gia đình, thân nhân của họ biết đến chăm sóc. Khi đưa người bị tạm giữ đến cơ sở khám, chữa bệnh phải lập biên bản chặt chẽ, cụ thể, rõ ràng về thời gian khám, chữa bệnh, tình trạng bệnh tật của người bị tạm giữ và những vấn đề khác có liên quan; biên bản phải có chữ ký (ghi rõ họ, tên hoặc điểm chỉ) của người bị tạm giữ, người có thẩm quyền tạm giữ và đại diện nơi khám, chữa bệnh.

Thời gian khám, chữa bệnh không tính vào thời gian bị tạm giữ.

2. Trường hợp thân nhân, gia đình họ có đơn đề nghị xin đưa về nhà chăm sóc, chữa bệnh và xét thấy không thật cần thiết phải tiếp tục tạm giữ, thì người có thẩm quyền tạm giữ ra quyết định chấm dứt việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính và cho họ về gia đình.

Trước khi cho người bị tạm giữ về nhà, người có thẩm quyền tạm giữ phải lập biên bản. Biên bản phải ghi rõ tình trạng sức khỏe của người bị tạm giữ tại thời điểm ra quyết định chấm dứt việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính và những vấn đề khác có liên quan như tài sản, phương tiện, tiền, giấy tờ vv... của người bị tạm giữ, chữ ký của người bị tạm giữ hoặc gia đình, thân nhân họ và của người có thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính. Trường hợp tiền hoặc tài sản gửi lưu ký của người bị tạm giữ bị mất, hư hỏng, thất lạc thì cơ quan, đơn vị ra quyết định tạm giữ có trách nhiệm bồi thường.

3. Đối với người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính không có nơi cư trú nhất định, không có gia đình, người thân hoặc gia đình, người thân họ ở xa không kịp đến để chăm sóc hoặc từ chối việc chăm sóc, thì đơn vị của người ra quyết định tạm giữ bố trí người trực tiếp đến nơi người bị tạm giữ khám, chữa bệnh để quản lý, chăm sóc.

Điều 14. Xử lý người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính chết trong thời gian tạm giữ

Việc xử lý người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính chết trong thời gian tạm giữ thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Quy chế tạm giữ người theo thủ tục hành chính; người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ phải tiến hành một số hoạt động sau:

1. Tổ chức bảo vệ hiện trường, báo ngay cho người chỉ huy cấp trên trực tiếp, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật, đồng thời thông báo cho thân nhân, gia đình của người chết biết.

2. Phối hợp chặt chẽ với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, y tế, các cơ quan có liên quan để điều tra, làm rõ nguyên nhân chết của người bị tạm giữ; cung cấp đầy đủ tài liệu, thông tin có liên quan theo yêu cầu của cơ quan chức năng.

3. Hoàn chỉnh hồ sơ vụ việc, báo cáo cấp trên trực tiếp theo quy định.

4. Trường hợp người bị tạm giữ chết là người nước ngoài thì cơ quan, đơn vị Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển ngoài thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này, căn cứ vào từng trường hợp cụ thể thực hiện những nội dung sau:

a) Người bị tạm giữ có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu, sổ thuyền viên còn giá trị sử dụng thì người ra quyết định tạm giữ phải báo cáo người chỉ huy cấp trên trực tiếp để thông báo ngay cho Bộ Ngoại giao (Cục Lãnh sự hoặc Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh) hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền phối hợp với cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan đại diện lãnh sự của nước mà người chết có quốc tịch để giải quyết;

b) Người bị tạm giữ là cư dân khu vực biên giới nước láng giềng thì Đồn trưởng đồn biên phòng báo cáo Bộ Chỉ huy biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để xin ý kiến chỉ đạo, đồng thời thông báo ngay cho lực lượng bảo vệ biên giới nước láng giềng có cư dân bị chết biết để phối hợp xử lý.

Sau 24 giờ, kể từ khi đã thông báo cho lực lượng bảo vệ biên giới nước láng giềng mà họ không cử đại diện, thân nhân đến nhận hoặc không có yêu cầu khác, thì Đồn trưởng đồn biên phòng báo cáo Bộ Chỉ huy biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để xin ý kiến chỉ đạo, đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa ph ương sở tại đảm bảo các các thủ tục, hồ sơ và mai táng cho người chết theo quy định của pháp luật Việt Nam.

5. Việc mai táng người tạm giữ bị chết cần chú ý:

a) Khi Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát thống nhất cho phép chôn cất, thì gia đình người chết chịu trách nhiệm tổ chức mai táng, chôn cất;

b) Trường hợp người bị tạm giữ chết là công dân Việt Nam không có gia đình, thân nhân hoặc không xác định được nơi cư trú, công tác, làm việc, học tập... của họ để thông báo, thì việc mai táng họ do cơ quan, đơn vị tạm giữ phối hợp với chính quyền địa phương giải quyết. Việc mai táng người chết thực hiện theo quy định của pháp luật về thủ tục khai tử và bảo đảm các yêu cầu về vệ sinh môi trường;

c) Trường hợp người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính chết là người nước ngoài, thì việc mai táng, chôn cất được giải quyết theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo quy định của pháp luật Việt Nam có tính đến nguyện vọng của thân nhân người chết hoặc đề nghị của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước mà người chết là công dân.

Trường hợp chưa có điều ước quốc tế hoặc giữa Nhà nước Việt Nam và nước có người bị tạm giữ chết không thỏa thuận, thống nhất được về từng trường hợp cụ thể hoặc không xác định được quốc tịch của người chết, thì việc mai táng, chôn cất được áp dụng như người Việt Nam bị tạm giữ chết;

d) Việc tổ chức chôn cất người bị tạm giữ chết phải được mô tả bằng biên bản, có chụp ảnh lưu hồ sơ vụ việc của đơn vị.

6. Kinh phí bảo đảm cho việc chi phí mai táng cho người bị tạm giữ chết do gia đình họ tự chịu trách nhiệm. Trường hợp gia đình họ không thể tự đảm bảo thì cơ quan, đơn vị Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển của người có thẩm quyền đã ra quyết định tạm giữ có trách nhiệm bảo đảm chi phí mai táng theo quy định.

Điều 15. Trường hợp không tự bảo đảm được chi phí

1. Những trường hợp sau đây đư ợc coi là người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính hoặc gia đình người bị tạm giữ không tự đảm bảo được các chi phí:

a) Người bị tạm giữ hoặc gia đình họ không có tiền hoặc tài sản;

b) Gia đình, người thân hoặc người giám hộ vị thành niên của người bị tạm giữ bỏ mặc người bị tạm giữ;

c) Người bị tạm giữ là đối tư ợng không xác định được nơi cư trú, không xác định được gia đình hoặc không có gia đình, người thân;

d) Gia đình, người thân của người bị tạm giữ ở cách xa nơi tạm giữ, không có điều kiện để nuôi dưỡng, tiếp tế, chăm sóc hoặc không có điều kiện đảm nhiệm việc mai táng.

2. Kinh phí đảm bảo cho ăn uống, khám, chữa bệnh, mai táng đối với những trường hợp người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính không tự bảo đảm được do ngân sách Nhà nước cấp và được lấy từ kinh phí của cơ quan, đơn vị người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ.

Đơn vị Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển thực hiện việc tạm giữ người phải mở sổ sách để theo dõi và thanh quyết toán theo quy định của pháp luật.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 16. Kinh phí bảo đảm

1. Kinh phí bảo đảm cho việc áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính bao gồm các khoản chi sau:

a) Chi in mẫu biểu, bìa hồ sơ, sổ sách phục vụ cho việc áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính;

b) Chi đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất tạm giữ;

c) Chi mua sắm đồ dùng, phương tiện phục vụ cho việc tạm giữ;

d) Chi cho việc giao, nhận người có hành vi vi phạm hành chính;

đ) Chi cho việc ăn uống, khám, chữa bệnh cho người bị tạm giữ, chi phí cho việc mai táng khi người bị tạm giữ chết trong thời gian bị tạm giữ đối với trường hợp bản thân, gia đình họ không tự bảo đảm được;

e) Các khoản chi khác phục vụ cho việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính.

2. Kinh phí bảo đảm cho việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính do ngân sách Nhà nước cấp, được bố trí trong dự toán hàng năm được cấp có thẩm quyền giao cho Bộ Quốc phòng.

Điều 17. Tổ chức thực hiện

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16 tháng 12 năm 2010.

2. Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Cục Cảnh sát biển có trách nhiệm:

a) Tổ chức quán triệt đến các đơn vị thuộc Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và các cơ quan liên quan để triển khai thực hiện Quy chế tạm giữ người theo thủ tục hành chính và Thông tư này;

b) Hàng năm, căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ và thực trạng tạm giữ người theo thủ tục hành chính, lập dự toán kinh phí bảo đảm theo quy định của Luật Ngân sách và các văn bản hướng dẫn thi hành;

c) Phối hợp với cơ quan chức năng thuộc Tổng cục Hậu cần, cơ quan liên quan thuộc Bộ Quốc phòng thống nhất mẫu thiết kế xây dựng nhà tạm giữ hành chính, báo cáo Bộ phê duyệt;

d) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thực hiện. Hàng năm tiến hành sơ kết, báo cáo kết quả tổ chức thực hiện về Bộ Quốc phòng./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Thượng tướng Phan Trung Kiên

 

Mẫu số 01

GIẤY ỦY QUYỀN

(Ban hành kèm theo Thông tư số 145/2010/TT-BQP ngày 29 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN(1)
TÊN CƠ QUAN ĐƠN VỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số:........../GUQ

(2)........., ngày.......tháng......năm..........

 

GIẤY ỦY QUYỀN

Tạm giữ người theo thủ tục hành chính

Căn cứ Điều 44, 45 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002; Pháp lệnh Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;

Tôi:.......................................... Cấp bậc:........................ Chức vụ:.......................

Đơn vị:..................................................................................................................

Ủy quyền cho đồng chí:........................................................................................

Cấp bậc:............................ Chức vụ:................... Đơn vị:....................................

Nội dung ủy quyền (3)

...........................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

Trong khi tiến hành áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính đồng chí................ phải chịu trách nhiệm về những quyết định tạm giữ người của mình trước(4)............................, trước pháp luật và không được ủy quyền cho người khác.

Thời hạn ủy quyền từ.... giờ..... phút ngày....... tháng........ năm......... đến...... giờ........ phút ngày........ tháng........ năm.........../.

 

 

NGƯỜI ỦY QUYỀN

(Ký, đóng dấu)

(Ghi rõ cấp bậc, họ tên)

 

 

----------------------------------------------

1 Ghi cơ quan cấp trên trực tiếp.

2 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.

3 Ghi cụ thể nội dung được ủy quyền.

4 Ghi rõ chức vụ, họ tên người ủy quyền.

 

Mẫu số 02

BIÊN BẢN GIAO NHẬN NGƯỜI VI PHẠM HÀNH CHÍNH

(Ban hành kèm theo Thông tư số 145/2010/TT-BQP ngày 29 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN(1)
TÊN CƠ QUAN ĐƠN VỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số:........./BB-GNN

(2)........., ngày.......tháng......năm..........

 

BIÊN BẢN

Giao, nhận người vi phạm hành chính

Hôm nay, hồi........ giờ....... ngày....... tháng...... năm....... tại(3)..............................

1. Bên giao

Họ tên:............................... Chức vụ:..................... nghề nghiệp:.........................

Cơ quan/Đơn vị:....................................................................................................

Số CMND:......................... Ngày cấp:....................... Nơi cấp:............................

2. Bên nhận

Họ tên:......................................................... Chức vụ:..........................................

Cơ quan/Đơn vị:....................................................................................................

3. Tiến hành lập biên bản giao, nhận

Họ tên:................................................... Năm sinh:............. Quốc tịch:...............

Địa chỉ:..................................................................................................................

Nghề nghiệp:.........................................................................................................

Số CMND/Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu (người nước ngoài):

.............................. ngày cấp:..................... nơi cấp:...................................................

Đã có hành vi vi phạm hành chính:(4)....................................................................

quy định tại điểm........ khoản........ Điều.......... Nghị định số......./......../NĐ-CP ngày........ tháng....... năm.............................................................................................

....................................................................................................................................

Tình trạng sức khỏe, thái độ của người vi phạm khi giao nhận:.............................

....................................................................................................................................

Tang vật phương tiện (nếu có) (5)

STT

Tên tang vật, phương tiện, giấy tờ bị tạm giữ

Số lượng

Chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Người làm chứng (nếu có)

Họ tên:........................................................... Nghề nghiệp:................................

Địa chỉ:.................................................................................................................

Số CMND:......................... Ngày cấp:...................... Nơi cấp:.............................

Nội dung làm chứng:(6)..........................................................................................

5. Người bị thiệt hại (nếu có)

Họ tên:..................................................... Nghề nghiệp:.......................................

Địa chỉ:.................................................................................................................

Số CMND:........................ ngày cấp:.......................... nơi cấp:............................

Nội dung thiệt hại: (7).............................................................................................

Việc bàn giao kết thúc vào hồi......... giờ.......... ngày........ tháng......... năm..........

Biên bản giao, nhận người vi phạm hành chính đã đọc cho những người có tên trên cùng nghe, ký xác nhận và lập thành..... bản, có nội dung như nhau; giao cho bên nhận, bên giao............................... mỗi bên giữ 01 bản./.

 

BÊN NHẬN(8)

(Ký, đóng dấu)

(Ghi rõ cấp bậc, họ tên)

 

BÊN GIAO

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

NGƯỜI LÀM CHỨNG (nếu có)

(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI BỊ THIỆT HẠI (nếu có)

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

----------------------------------------------

1 Ghi cơ quan cấp trên trực tiếp.

2 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.

3 Ghi địa điểm lập biên bản giao nhận người vi phạm

4 Ghi rõ thời gian, địa điểm thực hiện, hành vi vi phạm.

5 Ghi rõ tang vật, phương tiện có được niêm phong hay không có niêm phong. Nếu là phương tiện ghi thêm số đăng ký, nếu là ngoại tệ ghi Seri của từng tờ. Trường hợp tang vật có số lượng lớn lập bảng thống kê theo nội dung trên kèm theo biên bản.

6 7 Ghi rõ nội dung làm chứng, thiệt hại do hành vi vi phạm và ý kiến khác của người làm chứng, người bị thiệt hại.

8 Cơ quan lập biên bản ký tên đóng dấu của người có thẩm quyền tạm giữ người.

 

Mẫu số 03

QUYẾT ĐỊNH TẠM GIỮ NGƯỜI THEO THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

(Ban hành kèm theo Thông tư số 145/2010/TT-BQP ngày 29 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN(1)
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số:........./QĐ-TGN

(2)........., ngày.......tháng......năm..........

 

QUYẾT ĐỊNH

Tạm giữ người theo thủ tục hành chính

Căn cứ Điều 44, Điều 45 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;

Xét cần phải áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính để..........

................................................................................................................................;(3)

Tôi:............................................. Cấp bậc:....................... Chức vụ:.....................

Đơn vị:..................................................................................................................

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Tạm giữ người theo thủ tục hành chính đối với

Ông (bà):................................... Năm sinh:.................... Quốc tịch:.....................

Địa chỉ:..................................................................................................................

Nghề nghiệp:.........................................................................................................

Số CMND/Hộ chiếu:........................ Ngày cấp:................ Nơi cấp:....................

Lý do: Đã có hành vi vi phạm hành chính(4):........................................................ quy định tại điểm........ khoản....... Điều........ Nghị định số......./........./NĐ-CP ngày........ tháng........ năm(5).........................................................................................

Điều 2. Thời hạn tạm giữ là....... giờ, kể từ....... giờ...... phút ngày....... tháng....... năm............... đến................. giờ.......... phút ngày............ tháng............. năm............

Theo yêu cầu của ông (bà)............ việc tạm giữ được thông báo cho gia đình, tổ chức, nơi làm việc hoặc học tập là(6):...........................................................................

Vì Ông (bà).................... là người ch ưa thành niên, tạm giữ ban đêm/thời hạn tạm giữ trên 06 giờ, việc tạm giữ được thông báo vào hồi...... giờ....... phút ngày...... tháng..... năm....... cho cha mẹ/người giám hộ là:(7)....................................................

Địa chỉ:.................... Số điện thoại:......................... email:...................................

Điều 3. Quyết định này được lập thành......... bản, có nội dung và giá trị như

nhau, một bản đã giao cho ông (bà)............................................... để thực hiện./.

 

 

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH

(Ký, đóng dấu)

(Ghi rõ cấp bậc, họ tên)

 

 

---------------------------------------------

1 Ghi cơ quan cấp trên trực tiếp.

2 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.

3 Ghi rõ lý do tạm giữ.

4 Ghi hành vi vi phạm

5 Đã vi phạm vào điểm, khoản, Điều, Nghị định số, quy định về lĩnh vực quản lý nhà nước.

6 7 Ghi họ tên, địa chỉ người được thông báo theo yêu cầu của người bị tạm giữ/tạm giữ người chưa thành niên trên 6 giờ hoặc vào ban đêm.

 

Mẫu số 04

QUYẾT ĐỊNH CHUYỂN HỒ SƠ VỤ VI PHẠM HÀNH CHÍNH CÓ DẤU HIỆU TỘI PHẠM ĐỂ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

(Ban hành kèm theo Thông tư số 145/2010/TT-BQP ngày 29 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN(1)
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số:....../QĐ-CHS

(2)........., ngày.......tháng......năm..........

 

QUYẾT ĐỊNH

Chuyển hồ sơ vụ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự

Căn cứ Điều 62 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;

Căn cứ Biên bản vi phạm hành chính số..................... ngày.... tháng... năm.......;

Căn cứ kết quả xác minh thấy có dấu hiệu của tội phạm quy định tại Điều(3)..........

Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Tôi:............................................ Cấp bậc:................ Chức vụ:..............................

Đơn vị:...................................................................................................................

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Chuyển hồ sơ vụ vi phạm hành chính:(4).................................................. đến:(5)....................................................................................... để xem xét giải quyết;

Hồ sơ, tài liệu, tang vật, phương tiện vi phạm gồm:(6)

...............................................................................................................................

Điều 2. Giao cho

Ông (bà):(7)..................................................... Chức vụ:........................................

Đơn vị:...................................................................................................................

Có trách nhiệm bàn giao người vi phạm, hồ sơ, tài liệu, tang vật, phương tiện vi phạm cho cơ quan(5).....................................................................................................

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký; được lập thành...... bản, có nội dung và giá trị như nhau; một bản được giao cho cơ quan có tên tại Điều 1 để xem xét giải quyết./.

 

 

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH

(Ký, đóng dấu)

(Ghi rõ cấp bậc, họ tên)

 

 

---------------------------------------------

1 Ghi cơ quan cấp trên trực tiếp.

2 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.

3 Ghi rõ điều của Bộ luật Hình sự.

4 Ghi rõ thời gian, địa điểm vụ vi phạm hành chính xảy ra.

5 Ghi tên cơ quan tiếp nhận hồ sơ, tang vật vụ vi phạm hành chính..

6 Ghi rõ hồ sơ; tên, số lượng tang vật, tài liệu, phư ơng tiện; mô tả đặc điểm, tình trạng, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại các tang vật, phương tiện chuyển giao.

7 Ghi rõ người giao hồ sơ tang vật

 

Mẫu số 05

QUYẾT ĐỊNH KÉO DÀI THỜI HẠN TẠM GIỮ NGƯỜI THEO THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

(Ban hành kèm theo Thông tư số 145/2010/TT-BQP ngày 29 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN(1)
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số:..../QĐ-KDTGN

(2)........., ngày.......tháng......năm..........

 

QUYẾT ĐỊNH

Kéo dài thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính

Căn cứ Điều 44, Điều 45 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;

Căn cứ Quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính số....../QĐ-TGN ngày........ tháng....... năm......... của.............................................................................

Tôi:............................................. Cấp bậc:................. Chức vụ:...........................

Đơn vị:..................................................................................................................

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Kéo dài thời hạn tạm giữ đối với

Ông (bà):................................................ Năm sinh:............. Quốc tịch:...............

Địa chỉ:..................................................................................................................

Nghề nghiệp:.........................................................................................................

Số CMND/Hộ chiếu:.............................. Cấp ngày:............. Nơi cấp:..................

Đang bị tạm giữ theo Quyết định số............... ngày.... tháng.... năm........ có thời hạn tạm giữ là................................................ giờ.

Lý do của việc kéo dài thời hạn tạm giữ:...........................................................(3)

Điều 2. Thời hạn kéo dài là....... giờ, kể từ....... giờ....... phút ngày......... tháng....... năm......... đến....... giờ....... phút ngày........ tháng....... năm...........

Quyết định này được thông báo cho gia đình, tổ chức, nơi làm việc hoặc học tập hoặc thông báo cho cha mẹ/người giám hộ của đối tượng bị tạm giữ là người ch ưa thành niên biết.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, được lập thành...... bản, có nội dung và giá trị như nhau; một bản đã giao cho ông (bà)............................................. để thực hiện./.

 

 

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH

(Ký, đóng dấu)

(Ghi rõ cấp bậc, họ tên)

 

 

---------------------------------------------

1 Ghi cơ quan cấp trên trực tiếp.

2 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.

3 Ghi rõ lý do kéo dài.

 

Mẫu số 06

THÔNG BÁO VỀ TẠM GIỮ NGƯỜI VI PHẠM HÀNH CHÍNH

(Ban hành kèm theo Thông tư số 145/2010/TT-BQP ngày 29 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN(1)
TÊN CƠ QUAN THÔNG BÁO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số:...../TB-TGN

(2)........., ngày.......tháng......năm..........

 

THÔNG BÁO

Về tạm giữ người vi phạm hành chính

Kính gửi: .....................................................................

.....................................................................

Căn cứ Quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính số....../QĐ-TGN ngày.......... tháng........ năm................

Đơn vị:(3)................................................................................................. đã tiến hành tạm giữ người theo thủ tục hành chính đối với:

Ông (bà):..................................... Năm sinh:........... Quốc tịch:................

Địa chỉ:........................................................................................................

Nghề nghiệp:................................................................................................

Số CMND/Hộ chiếu:................... Cấp ngày:.............. Nơi cấp:................

Vì đã có hành vi vi phạm hành chính(4)........................................................ quy định tại Điều....... Nghị định số......./......../NĐ-CP ngày......... tháng.......... năm..........

....................................................................................................................................

Thời gian tạm giữ:....... giờ, kể từ..... giờ...... phút ngày..... tháng..... năm....... đến..... giờ...... phút ngày..... tháng..... năm......

Địa điểm tạm giữ:.................................................................................................

Vậy thông báo để Ông (bà)/Tổ chức, Quý cơ quan biết./.

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu:

NGƯỜI RA THÔNG BÁO

(Ký, đóng dấu)

(Ghi rõ cấp bậc, họ tên)

 

 

--------------------------------------------

1 Ghi cơ quan cấp trên trực tiếp.

2 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.

3 Ghi tên đơn vị hiện đang tạm giữ người.

4 Ghi hành vi vi phạm.


Mẫu số 07

SỔ THEO DÕI NGƯỜI BỊ TẠM GIỮ HÀNH CHÍNH

(Ban hành kèm theo Thông tư số 145/2010/TT-BQP ngày 29 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)

 

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN 1

 

 

 

 

SỔ THEO DÕI

NGƯỜI BỊ TẠM GIỮ HÀNH CHÍNH

 

 

 

 

Quyển số:.....................................................

Ngày bắt đầu:..............................................

Ngày kết thúc:.............................................

Số đăng ký:..................................................

Số lưu trữ:...................................................

 

 

 

---------------------------------------

1 Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng/Cục Cảnh sát biển.

Trang đầu tiên của quyển

 

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN

 

 

 

 

 

SỔ THEO DÕI

NGƯỜI BỊ TẠM GIỮ HÀNH CHÍNH

 

 

 

 

 

 

Thời gian mở sổ......../....../........

Ký đóng dấu(2)

(Ghi rõ cấp bậc, chức vụ, họ tên)

 

 

 

---------------------------------------------

2 Ghi rõ cấp bậc họ tên của Thủ trưởng nơi tạm giữ và đóng dấu.

Trang 2 và các trang tiếp theo

1

2

3

4

5

6

7

8

STT

Nhân thân người bị tạm giữ (3)

Số quyết định bị tạm giữ, thời gian tạm giữ, lý do tạm giữ

Thời điểm quyết định chấm dứt việc tạm giữ, lý do chấm dứt việc tạm giữ

Đồ vật, phương tiện, giấy tờ, tài sản bị tạm giữ; tài sản gửi lưu ký(4)

Thông báo, thăm gặp(5)

Những vấn đề khác có liên quan(6)

Chữ ký của người bị tạm giữ(7)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-------------------------------------------

3. Cột này ghi họ, tên; ngày, tháng, năm sinh; nghề nghiệp, quê quán, trú quán; tiền án, tiền sự (nếu có) của người bị tạm giữ;

4  Nếu là phương tiện ghi rõ số đăng ký phương tiện; nếu là ngoại tệ ghi rõ số sê ri từng tờ;

5. Cột này ghi các vấn đề có liên quan đến việc người có thẩm quyền tạm giữ không thông báo được quyết định tạm giữ cho gia đình, thân nhân người bị tạm giữ và việc thăm gặp những người bị tạm giữ như: họ, tên người thăm gặp, việc gửi quà vv.....

6. Cột này ghi các vấn đề có liên quan đến người bị tạm giữ như: ốm đau, bệnh tật, chết, chuyển để xử lý hình sự vv....

7. Cột này để người bị tạm giữ ký hoặc có thể ghi ý kiến của người bị tạm giữ khi chấm dứt việc tạm giữ.

THE MINISTRY OF NATIONAL DEFENCE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No. 145/2010/TT-BQP

Hanoi, October 29, 2010

 

CIRCULAR

GUIDING IMPLEMENTATION MEASURES ON PERSON CUSTODY ACCORDING TO ADMINISTRATIVE PROCEDURE OF BORDER GUARDS, MARINE POLICE

Pursuant to the July 02, 2002 Ordinance on handling of administrative violations; the April 02, 2008 Ordinance on amending and supplementing a number of articles of The Ordinance on handling of administrative violations;
Pursuant to the Governmental Decree No.162/2004/ND-CP, of September 07, 2004, promulgating regulation of person custody according to administrative procedure;
Pursuant to  the Governmental Decree No.19/2009/ND-CP, of February 19, 2009, supplementing and amending some of articles of the regulation of person custody according to administrative procedure, attached together with the September 07, 2004  Decree No.162/2004/ND-CP;
Pursuant to the Governmental Decree No.104/2008/ND-CP, of September 16, 2008 providing function, tasks, powers and organizational structure of The Ministry of National Defense
At the proposal of the Border Guard Commander,

Chapter I

GENERAL PROVISION

Article 1. Governing scope

This Circular guides implementation measures on person custody according to administrative procedure of Border Guard, Marine Police and regime of ensuring for person in custody.

Article 2. Subject of application

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Persons who have authority of person custody according to administrative procedure of Border Guard, Marine Police.

Article 3. Applying measures of person custody according to administrative procedure

1. Applying measures of person custody according to administrative procedure shall be only conducted in case for purpose which the authorities of Border Guard, Marine Police have time to conduct verifying, making clear on record, nature, seriousness of violations and importance circumstances relation to violations which are bases to make decision of sanctioning of administrative violations or ensure for handling of administrative violations.

2. Violation cases may apply measure of person custody according to administrative procedure.

a) Violation of treaty on border regulation, regulation of land border area, regulation of marine border area, regulation of land border gate; violation in territorial waters and continental shelf of Vietnam;

b) It is necessary to prevent, suspend rightly acts disturb public order or cause wounds for other person which happen in the area of border, island, territorial waters and continental shelf of Vietnam;

c) Person in custody according to hunted decision of competent person (district public security, headmasters of reform school, directors of education establishments, treatment establishments).

3. Persons who have authorities for person custody according to administrative procedure of Border Guard, Marine Police, when apply measure of  temporary custody must obey provisions in Article 44 of the Ordinance on handling of administrative violations, the Governmental Decree No.162/2004/ND-CP, of September 07, 2004, on promulgating regulation of person custody according to administrative procedure, the Governmental Decree No.19/2009/ND-CP, of February 19, 2009, on supplementing and amending some of articles of the regulation of person custody according to administrative procedure, attached together with the September 07, 2004  Decree No.162/2004/ND-CP (the regulation of person custody according to administrative procedure)  and this Circular.

Article 4. Form of document using in person custody according to administrative procedure

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Form No.01: Authorization paper.

2. Form No.02: Minutes of delivering, receiving administrative violator.

3. Form No.03: Decision on person custody according to administrative procedure.

5. Form No.04: Decision on forwarding dossier of administrative violation with criminal sign to examine for penal liability.

4. Form No.05: Decision on extending limit-time of person custody according to administrative procedure.

6. Form No.06: Announcement on temporary custody of administrative violator.

7. Form No.07: Book of monitor person in custody according to decision of hunting of authorities because of administrative offences.

Article 5. Dossier of person custody according to administrative procedure

1. Units of Board Guard, Marine Police have authority of person custody according to administrative procedure must make temporary custody dossier for monitoring, in that must update, note, record fully and specific problems relating to temporary person custody.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Minutes of administrative offence;

b) Minutes of delivering, receiving administrative violator;

c) Decision on person custody according to administrative procedure; Decision on extending limit-time of person custody according to administrative procedure and other documents relating to person in custody according to decision of hunting of authorities according to administrative procedure;

3. Documents in Dossier of person custody according to administrative procedure must put ordinal number, bind in cover of dossier and manage according to the provisions of laws on managing, security, storing dossier. To strictly prohibit of erasing, deleting, amending, modifying content or destroying willingly documents, dossiers of temporary person custody. Persons who have duty of making, managing dossiers of temporary violator custody, depend on nature, seriousness of violation, shall be discipline handled or be handled according to provisions of laws.    

Charter II

AUTHORITIES AND PROCEDURES OF PERSON CUSTODY ACCORDING TO ADMINISTRATIVE PROCEDURES

Article 6. Authorities of person custody according to administrative procedures

1. Authorities of person custody according to administrative procedures shall conduct according to provisions in point h, point I, clause 1, article 7 of the Regulation on person custody according to administrative procedures, including:

a) The small chiefs of border little area; commanders of Marine Border Guard Fleet, commanders of marine border guard squadron, commanders of border guard station and heads of border guard unit in borders, islands;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Case persons who provided in clause 1, this Article absent, may authorize for deputy level to conduct the competent on temporary person custody. The authorization must conduct in written (as Form No.01), in that determine clearly authorized scope, content and period.

Authorized person is not entitled to re-authorize for other person and must take responsibility on making decision on person custody according to administrative procedures before heads and the laws.

Article 7. Delivering, receiving administrative violator

Delivering, receiving administrative violator provided in Article 8 of the Regulation on person custody according to administrative procedures shall implement as following:

1. The competent person provided in clause 1, clause 2, Article 6 of this Circular, when receiving administrative violator alleged by other organizations, individuals, must promptly implement making violating minutes (if those organizations, individuals have not yet made) and minutes on  delivering, receiving person.

Minutes on delivering, receiving administrative violator must write fully, clearly content as regulations (Form No.02); with signature of deliver, receiver, violator, witness, damaged person (if any). If violator, witness, damaged person refuse for signing, person making minutes must write clearly in minutes the reason of that refusing.

2. Regarding to administrative offence discovered, prevented and made minutes of administrative offence or after made minutes of delivering, receiving administrative violator, if consider necessary to apply measure of temporary custody, must promptly make decision on person custody according to administrative procedures.

Article 8. Decision on person custody according to administrative procedures

1. When have enough bases and consider necessary to apply measure of temporary custody with administrative offender, competent persons of Border Guard, Marine Police must immediately issue decision on person custody according to administrative procedures.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. When have base to reckon that violation of person in custody according to administrative procedures has sign of criminal, person issuing decision on temporary custody must forward all dossier, person in custody according to decision of hunting of authorities together with exhibits, means (if any) to competent investigation agency for implementation of investigation according to provisions of laws.

Decision on forwarding dossiers which have sign of criminal for examine for penal liability must write fully, clearly provided content (Form No.04).

Article 9. Time Limit of person custody according to administrative procedures 

1. According to provisions in clause 3, Article 2 of the Regulation on person custody according to administrative procedures, time limit of person custody according to administrative procedures shall not exceed 12 hours, since the time point of beginning of custody violator; time limit of temporary custody may extend, but not exceed 24 hours.

Regarding to offences on Border Regulation of administrative violations in far-flung mountainous regions, islands, the custody duration can be longer but must not exceed 48 hours.

2. The extending of custody duration only apply in very necessary cases, those are cases need more time to verify record of violator and importance and complex details relating to violations of person in custody for use as basis to decide handling administrative violation or to ensure handling violator.

Before out of custody duration, authority of Border Guard, Marine Police must make decision on prolonging custody duration according to administrative procedures (Form No.05), but not exceed the maximum custody duration.

3. Case duration of custody stated in decision on custody has not ended yet, but to verify or finished handling violation or duration of custody has ended according to administrative procedures, person issuing decision must stop holding person in custody and must note in monitor book on administrative custody, with signature of person in custody for confirmation.

If person in custody don’t sign, person who make decision on custody must conduct making minutes or assign for person who is direct conducting mission to make and write clearly in the minutes of the reason of not signing by person in custody. The minutes must have signature of person making, person making decision on custody and witness (if any).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Informing of decision on holding person in custody according to administrative procedures to family, organization, place of working, studying or father, mother, and guardian of person in custody provided in Article 10 of the Regulation on holding person in custody according to administrative procedures shall conduct as the following:

1. Regarding to Vietnamese citizen who violating in custody

a) At the requirement of person in custody and base on each detail case, person making decision on custody may inform in written, telephone, fax or through other information means of decision on holding person in custody to family, organization, place of working, studying of person in custody know;

b) Case minors are held in custody in the night time (from 10PM to 05AM of morning the next day), or custody them for over 6 hours, their parents or guardians must be notified thereof immediately. If their parents or guardians are undefined, must inform to person in custody know and write clearly in monitor book of person in administrative custody.

2. Regarding to foreigner who violating in custody

a) Foreigner with passport or paper with value of replacing passport, book of crew members or without passport have violation and held in custody, person making decision on custody must conduct fully procedures according to provisions of laws (make minutes of administrative violation, make decision on custody…), and report head of direct higher level to inform immediately for the Ministry of Foreign Affairs (Consular department or Hochiminh department for external relations) to coordinate in handling.

Case diplomatic missions or Consular missions require contact with person in custody of their country, agencies, units send notice shall have responsibility to coordinate with the Ministry of Foreign Affairs to arrange for representative of  diplomatic missions or Consular missions of these country in visiting consular and coordinating to handle other related foreign affairs;

b) For foreigners resident in border area with neighbor countries (China, Lao, Cambodia) pass by border with border identity card, passport, certification according to the Regulation of the Treaty on Regulation on border or passport to exit/enter a country (using for purpose of visit, tourist) according to effect agreement between Vietnam and neighbor country, have administrative offence and are held in custody according to administrative procedures, commanders of border guard station or authorized person must conduct fully procedures according to provisions of laws (make minutes of administrative violation, make decision on custody…) and report promptly to commanders of border guard of provinces, cities to inform to border safeguard force of  neighbor countries having violator thereof to coordinate handle

3. The notice on custody person according to administrative procedures must write clearly bases, unit implement custody, information on person in custody and time-limit, place of temporary detention (Form No.06).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

PLACE OF TEMPORARY DETENTION, REGIME OF ENSURING FOR PERSON IN CUSTODY ACCORDING TO ADMINISTRATIVE PROCEDURES 

Article 11. Places of temporary detention according to administrative procedures

1. Places of temporary detention according to administrative procedures are house or room for administrative detention (herein called as administrative detention house) which are build at barracks of units (border little area, border guard station, Marine Border Guard Fleet, marine border guard squadron under Border Guard Commands of centrally-affiliated provinces or cities, marine police fleet, marine police squadron), and hang signboard: “ADMINISTRATIVE DETENTION HOUSE”.

2. Form, size of administrative detention houses in units stated in clause 1 this Article when building must conduct according to Article 11 of the Regulation on custody person according to administrative procedures and must ensure the following requirements:

a) Base on area, nature, characteristic, conditions, flow of person in custody according to administrative procedures, real requirements of temporary detention to lay, design, build logically; chosen position to build detention houses need avoid nearing dining room, arsenal, places nor ensuring hygiene, safe for person in custody, not influence to garrison, defend and ready for fighting of units;

b) The administrative detention houses must arrange temporary detention place in particular for juvenile person, woman or foreigner; have lock door, ensure light, airy, hygiene and safe on preventing and fighting fire, convenient for management and protection and have officer charge management concurrently. Person in custody according to administrative procedures by night must arrange bed or floor with sedge mat, blanket, mosquito-net; the minimum lying area for each person is 2m2;

c) Case unit has no detention house, may let violator in custody at guard room, meeting-hall, room for reception of citizens, other room in barrack, administrative detention compartment on the ship of marine police or ship, boat of the violator arrested, but must ensure provisions of laws on administrative detention.

3. Cadre direct managing persons in custody take responsibility to inform regulations of administrative detention house to persons in custody to them consciously abide.  

Article 12. The regime of eating and drinking for persons in custody according to administrative procedures

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 13. Handling person in custody according to administrative procedures ill in duration of detention

1. Person in custody according to administrative procedures ill in duration of detention, agency or unit of person issuing decision on detention must treat on the premises; case of serious ill need give first aid, in all capacity, possible conditions, must prompt arrange to rush them to the nearest medicine establishment of state or private to emergency aid, treat, and concurrent, inform promptly to their family, relatives coming to care. When take person in custody to medical examination and treatment establishments, must make minutes closely, detail, clearly on time of medical examination and treatment, situation of ill of the person in custody and other related problems, the minutes must have signature (write clearly full name or pressing finger print) of person in custody, competent person of detention and representative of treatment place.

Time of medical examination and treatment shall not calculate in duration of detention.

2. Case their relatives, family have application of suggesting to bring back home for caring, treatment and whereas it is not necessary to continue detaining, competent person of custody shall issue decision on termination custody according to administrative procedures and let them return home.

Before let person in custody return home, competent person of detention must make minutes. The minutes must write clearly healthy situation of person in custody at the time of making decision on termination person detention according to administrative procedures and other related problems such as property, means, money, papers v.v… of person in custody, signature of persons in custody or their family, relatives and competent person of detention according to administrative procedures. Case their money or property in custody are lost, damaged, agency, unit issuing decision on detention shall have responsibility for compensation.

3. For persons in custody according to administrative procedures have no certain resident, no family, no relatives or family and relatives are so far to come for caring timely or refuse caring, unit of person issuing decision on detention shall arrange person direct come place where persons in custody are medical examine and treat to manage and care.

Article 14. Handling person in custody according to administrative procedures die in duration of detention

Handling person in custody according to administrative procedures die in duration of detention shall conduct according to provision in clause 2, Article 15 of the Regulation on custody person according to administrative procedures; competent person issuing decision on detention must conduct some of following activities:

1. Organize to safe for the scene, inform promptly to commander of direct higher level, investigation agency, competent procuracy to solve according to provisions of laws, concurrency inform to relatives, family of dead person thereof.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Complete dossier of matter, report the direct higher level as regulations.

4. Case dead person in custody is foreigner, agency or unit of Border Guard, Marine Police beside of implementation as guideline in clause 1, clause 2 and clause 3 of this Article, base on each detail case, shall conduct the following content:

a) Person in custody have passport or paper with value of replacing passport, book of crew members in valid time, person making decision on detention must report commander of direct higher level to inform promptly to the Ministry of Foreign Affairs (Consular department or Hochiminh department for external relations) or competent state agency to coordinate with diplomatic missions or consular missions of the country where death person have nationality to solve;

b) Person in custody is resident of border area with neighbor countries, commander of border guard station report to commanders of border guard of centrally-affiliated provinces or cities to ask directing opinion, concurrent inform promptly to border safeguard force of neighbor countries where have death resident to coordinate to solve. 

 After 24 hours, since informing to border safeguard force of neighbor countries, but they have not assigned representative, relatives come to receive or have other requirements, commander of border guard station report to commanders of border guard of centrally-affiliated provinces or cities to ask directing opinion, concurrent coordinate with functional agencies, local authorities to ensure procedures, dossier and bury death person according to provisions of Vietnam laws.  

5. Burying death person in custody need pay attention:

a) When investigation agency and procuracy unite to permit interring, family of the death person take responsibility to hold burying;

b) Case death person in custody is Vietnam citizen, have no family, no relatives or cannot verifying place of their resident, working, studying… to inform, agency, unit of detention shall coordinate with local authority  to solve interring. Burying death person conduct according to provisions of laws on procedures of death registration and ensure requirements of environmental hygiene;

c) Case death person in custody is foreigner, interring shall be solved according to international treaties of which Vietnam is a member or according to provisions of Vietnam laws include consideration of aspiration of the death person’s relatives or suggestion of  diplomatic missions or Consular missions of country which death person have nationality.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Holding burying detention person die must describe in minutes, with taking photo to save in dossier of case of unit.

6. Expenditure to ensure for burying the detention death paid by family. Case their family cannot ensure, agency, unit of Border Guard, Marine Police of competent person making decision on detention shall take responsibility for ensuring the burying expenditure as regulations.

Article 15. Case cannot self-ensure expenditure

1. The following cases are considered that person in custody according to administrative procedures or family of person in custody cannot self-ensure expenditure:

a) Persons in custody or their family have no money or property;

b) Family or relatives or juvenile guardian of person in custody abandon them;

c) Persons in custody is subject cannot verify place of resident, cannot verify family or have no family or relatives;

d) Family or relatives of person in custody live too far the detention place to have conditions for rearing, caring, supplying or have no conditions to undertake interring.

2. Expenditure for ensuring on eating and drinking, medical examination and treatment, interring for cases of person in custody according to administrative procedures cannot self-ensure shall supplied by state budget and take from expenditure of agency, unit of competent person making decision on detention.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Charter IV

IMPLEMENTATION ARTICLE

Article 16. Expenditure for ensuring

1. Expenditure for ensuring of applying measure of holding person in custody according to administrative procedures includes the following expenses:

a) Expenses for printing forms, books servicing applying measure of holding person in custody according to administrative procedures;

b) Expenses for investment to build, repair, and upgrade detention material facilities;

c) Expenses for buying furniture, means servicing for holding in custody;

d) Expenses for delivering, receiving administrative violator;

e) Expenses for eating and drinking, medical examination and treatment for person in custody, Expenses for burying when person in custody die in detention duration for case they or their family cannot self-ensure;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Expenditure ensure for person custody according to administrative procedures shall be supplied by state budget, be arranged in yearly estimate which assigned for The Ministry of National Defense by competent level.

Article 17. Organization of implementation

1. This Circular take effect since December 16, 2010.

2. Commanders of Border Guard, Marine Police have responsibilities:

a) Organization to grasp it thoroughly for units under Border Guard, Marine Police and related agencies to deploy implementation of Regulation on custody person according to administrative procedures;

b) Annually, base on demand, duty and real situation of temporary detention, make estimates ensuring as provisions of Law on state budget and documents guiding of implementation;

c) To coordinate with functional agencies under General department of logistics, related agencies under The Ministry of National Defense in uniting the form of design to build administrative detention house, report to the ministry for approving;

d) To monitor, supervise, speed up, and examine organization of implementation. Annually, implementing preliminary summing-up, report the result of organization of implementation for The Ministry of National Defense./.

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

ON BEHALF OF MINISTER
VICE MINISTER




Senior Lieutenant-General Phan Trung Kien

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 145/2010/TT-BQP ngày 29/10/2010 hướng dẫn biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính của Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển do Bộ Quốc phòng ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.425

DMCA.com Protection Status
IP: 3.146.37.35
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!