Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 120/2004/TT-BTC xử phạt vi phạm hành chính kế toán hướng dẫn Nghị định 185/2004/NĐ-CP

Số hiệu: 120/2004/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Lê Thị Băng Tâm
Ngày ban hành: 15/12/2004 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 120/2004/TT-BTC

Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2004

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 120/2004/TT-BTC NGÀY 15 THÁNG 12 NĂM 2004 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 185/2004/NĐ-CP NGÀY 04 THÁNG 11 NĂM 2004 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC KẾ TOÁN

Căn cứ Luật Kế toán ngày 17/6/2003;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 02/7/2002 và Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 02/7/2002;
Căn cứ Nghị định số 185/2004/NĐ-CP ngày 04/11/2004 của Chính phủ về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán;
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 185/2004/NĐ-CP ngày 04/11/2004 của Chính phủ về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, như sau:

I - QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi, đối tượng áp dụng

1.1. Phạm vi và đối tượng áp dụng Thông tư này là các cá nhân, cơ quan, tổ chức (dưới đây gọi tắt là cá nhân, tổ chức) trong nước và nước ngoài hoạt động tại Việt Nam có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về kế toán mà không phải là tội phạm theo quy định tại Nghị định số 185/2004/NĐ-CP ngày 04/11/2004 của Chính phủ về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán (dưới đây gọi tắt là Nghị định số 185/2004/NĐ-CP).

1.2. Cá nhân là đối tượng áp dụng Thông tư này gồm: Người làm kế toán, người hành nghề kế toán, người khác có liên quan đến kế toán thuộc lĩnh vực kế toán nhà nước và thuộc hoạt động kinh doanh.

1.3. Cơ quan, tổ chức là đối tượng áp dụng Thông tư này gồm:

a) Cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước quy định tại Điều 2 của Nghị định số 128/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kế toán trong lĩnh vực kế toán nhà nước;

b) Các tổ chức hoạt động kinh doanh quy định tại Điều 2 của Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kế toán trong trong hoạt động kinh doanh.

2. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán

2.1. Mọi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay. Việc xử lý vi phạm hành chính phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để; hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.

2.2. Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán khi có hành vi vi phạm quy định tại các điều từ Điều 7 đến Điều 16 Chương II của Nghị định số 185/2004/NĐ-CP và Mục 1 Phần I của Thông tư này.

2.3. Việc xử phạt vi phạm hành chính phải do người có thẩm quyền tiến hành theo đúng quy định của pháp luật.

2.4. Một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán chỉ bị xử phạt hành chính một lần. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.

2.5. Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định hình thức và mức xử phạt tiền, áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả thích hợp. Mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính được xác định theo quy định tại Điều 5 và các điều từ Điều 7 đến Điều 16 Chương II của Nghị định số 185/2004/NĐ-CP và hướng dẫn trong Phần II của thông tư này.

2.6. Không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán đối với các trường hợp sau:

a) Hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 3 của Nghị định số 185/2004/NĐ-CP.

b) Vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm, bao gồm:

- Vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán có dấu hiệu tội phạm đã chuyển hồ sơ đến cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền giải quyết;

- Vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán có dấu hiệu tội phạm mà cơ quan tiến hành tố tụng đang xem xét, giải quyết;

- Vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán có dấu hiệu tội phạm, cơ quan tiến hành tố tụng có văn bản đề nghị chuyển hồ sơ để xem xét, truy cứu trách nhiệm hình sự.

II- HÌNH THỨC VÀ MỨC XỬ PHẠT

Căn cứ quy định tại Điều 5, Điều 6 Chương I và các điều từ Điều 7 đến Điều 16 Chương II của Nghị định số 185/2004/NĐ-CP, hình thức và mức xử phạt được quy định cụ thể như sau:

1. Hình thức và mức xử phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định về chứng từ kế toán

1.1 Đối với một hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 185/2004/NĐ-CP, không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, mức phạt tiền cụ thể là 600.000 đồng.

- Trường hợp có một hoặc hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là

500.000 đồng;

- Trường hợp có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là

200.000 đồng;

- Trường hợp có một hoặc hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là

800.000 đồng

- Trường hợp có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là

1.000.000 đồng;

1.2 Đối với một hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định số 185/2004/NĐ-CP, không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, mức phạt tiền cụ thể là 3.000.000 đồng.

- Trường hợp có một hoặc hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là

2.000.000 đồng;

- Trường hợp có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là

1.000.000 đồng;

- Trường hợp có một hoặc hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là

4.000.000 đồng;

- Trường hợp có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là

5.000.000 đồng;

1.3 Đối với một hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định số 185/2004/NĐ-CP, không có tình tiết tăng năng hoặc giảm nhẹ, mức phạt tiền cụ thể là 12.500.000 đồng.

- Trường hợp có một hoặc hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là

10.000.000 đồng;

- Trường hợp có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là

5.000.000 đồng;

- Trường hợp có một hoặc hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là

17.000.000 đồng;

- Trường hợp có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là

20.000.000 đồng;

2. Hình thức và mức xử phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định về sổ kế toán

2.1 Đối với một hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định số 185/2004/NĐ-CP, không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, mức phạt tiền cụ thể là 1.100.000 đồng.

- Trường hợp có một hoặc hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là

700.000 đồng;

- Trường hợp có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là

200.000 đồng;

- Trường hợp có một hoặc hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là

1.500.000 đồng;

- Trường hợp có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là

2.000.000 đồng;

2.2 Đối với một hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định số 185/2004/NĐ-CP, không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, mức phạt tiền cụ thể là 3.500.000 đồng.

- Trường hợp có một hoặc hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là

3.000.000 đồng;

- Trường hợp có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là

2.000.000 đồng;

- Trường hợp có một hoặc hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là

4.000.000 đồng;

- Trường hợp có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là

5.000.000 đồng;

2.3 Đồi với một hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định số 185/2004/NĐ-CP, không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, mức phạt tiền cụ thể là 7.500.000 đồng.

- Trường hợp có một hoặc hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là

6.000.000 đồng;

- Trường hợp có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là

5.000.000 đồng;

- Trường hợp có một hoặc hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là

8.500.000 đồng;

- Trường hợp có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là

10.000.000 đồng;

2.4 Đối với một hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 185/2004/NĐ-CP, không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, mức phạt tiền cụ thể là 15.000.000 đồng.

- Trường hợp có một hoặc hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là

13.000.000 đồng;

- Trường hợp có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là

10.000.000 đồng;

- Trường hợp có một hoặc hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là

17.000.000 đồng;

- Trường hợp có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là

20.000.000 đồng;

3. Hình thức và mức xử phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định về tài khoản kế toán

3.1. Đối với một hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 185/2004/NĐ-CP, không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, mức phạt tiền cụ thể là 3.000.000 đồng.

- Trường hợp có một hoặc hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là

2.000.000 đồng;

- Trường hợp có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là

1.000.000 đồng;

- Trường hợp có một hoặc hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là

4.000.000 đồng;

- Trường hợp có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là

5.000.000 đồng;

3.2 Đối với một hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 185/2004/NĐ-CP, không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, mức phạt tiền cụ thể là 7.500.000 đồng.

- Trường hợp có một hoặc hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là

6.500.000 đồng;

- Trường hợp có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là

5.000.000 đồng;

- Trường hợp có một hoặc hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là

8.500.000 đồng;

- Trường hợp có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là

10.000.000 đồng;

4. Hình thức và mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định về báo cáo tài chính và công khai báo cáo tài chính

4.1. Đối với một hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 185/2004/NĐ-CP, không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, mức phạt tiền cụ thể là 7.500.000 đồng.

- Trường hợp có một hoặc hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là

6.500.000 đồng;

- Trường hợp có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là

5.000.000 đồng;

- Trường hợp có một hoặc hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là

8.500.000 đồng;

- Trường hợp có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là

10.000.000 đồng;

4.2. Đối với một hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định số 185/2004/NĐ-CP, không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, mức phạt tiền cụ thể là 15.000.000 đồng.

- Trường hợp có một hoặc hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là

13.000.000 đồng;

- Trường hợp có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là

10.000.000 đồng;

- Trường hợp có một hoặc hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là

17.000.000 đồng;

- Trường hợp có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là

20.000.000 đồng;

5. Hình thức và mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định về kiểm tra kế toán

Đối với một hành vi vi phạm quy định tại Điều 11 Nghị định số 185/2004/NĐ-CP, không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, mức phạt tiền cụ thể là 7.500.000 đồng.

- Trường hợp có một hoặc hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là

6.500.000 đồng;

- Trường hợp có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là

5.000.000 đồng;

- Trường hợp có một hoặc hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là

8.500.000 đồng;

- Trường hợp có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là

10.000.000 đồng;

6. Hình thức và mức xử phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định về bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán

6.1 Đối với một hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định số 185/2004/NĐ-CP, không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, mức phạt tiền cụ thể là 3.500.000 đồng.

- Trường hợp có một hoặc hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là

3.000.000 đồng;

- Trường hợp có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là

2.000.000 đồng;

- Trường hợp có một hoặc hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là

4.000.000 đồng;

- Trường hợp có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là

5.000.000 đồng;

6.2 Đối với một hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 185/2004/NĐ-CP, không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, mức phạt tiền cụ thể là 7.500.000 đồng.

- Trường hợp có một hoặc hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là

6.500.000 đồng;

- Trường hợp có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là

5.000.000 đồng;

- Trường hợp có một hoặc hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là

8.500.000 đồng;

- Trường hợp có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là

10.000.000 đồng;

6.3 Đối với một hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định số 185/2004/NĐ-CP, không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, mức phạt tiền cụ thể là 15.000.000 đồng.

- Trường hợp có một hoặc hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là

13.000.000 đồng;

- Trường hợp có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là

10.000.000 đồng;

- Trường hợp có một hoặc hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là

17.000.000 đồng;

- Trường hợp có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là

20.000.000 đồng;

7. Hình thức và mức xử phạt tiền các hành vi vi phạm quy định về kiểm kê tài sản

7.1. Đối với một hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định số 185/2004/NĐ-CP, không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, mức phạt tiền cụ thể là 2.000.000 đồng.

- Trường hợp có một hoặc hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là

1.500.000 đồng;

- Trường hợp có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là

1.000.000 đồng;

- Trường hợp có một hoặc hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là

2.500.000 đồng;

- Trường hợp có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là

3.000.000 đồng;

7.2. Đối với một hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định số 185/2004/NĐ-CP, không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, mức phạt tiền cụ thể là 4.000.000 đồng.

- Trường hợp có một hoặc hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là

3.500.000 đồng;

- Trường hợp có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là

3.000.000 đồng;

- Trường hợp có một hoặc hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là

4.500.000 đồng;

- Trường hợp có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là

5.000.000 đồng;

7.3. Đối với một hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định số 185/2004/NĐ-CP, không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, mức phạt tiền cụ thể là 7.500.000 đồng.

- Trường hợp có một hoặc hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là

6.500.000 đồng;

- Trường hợp có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là

5.000.000 đồng;

- Trường hợp có một hoặc hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là

8.500.000 đồng;

- Trường hợp có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là

10.000.000 đồng;

8. Hình thức và mức xử phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định về tổ chức bộ máy kế toán, bố trí người làm kế toán hoặc thuê làm kế toán

8.1. Đối với một hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định số 185/2004/NĐ-CP, không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, mức phạt tiền cụ thể là 7.500.000 đồng.

- Trường hợp có một hoặc hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là

6.500.000 đồng;

- Trường hợp có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là

5.000.000 đồng;

- Trường hợp có một hoặc hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là

8.500.000 đồng;

- Trường hợp có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là

10.000.000 đồng;

8.2. Đối với một hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định số 185/2004/NĐ-CP, không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, mức phạt tiền cụ thể là 15.000.000 đồng.

- Trường hợp có một hoặc hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là

13.000.000 đồng;

- Trường hợp có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là

10.000.000 đồng;

- Trường hợp có một hoặc hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là

17.000.000 đồng;

- Trường hợp có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là

20.000.000 đồng;

9. Hình thức và mức xử phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định về hành nghề kế toán

Đối với một hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định số 185/2004/NĐ-CP, không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, mức phạt tiền cụ thể là 7.500.000 đồng.

- Trường hợp có một hoặc hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là

6.500.000 đồng;

- Trường hợp có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là

5.000.000 đồng;

- Trường hợp có một hoặc hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là

8.500.000 đồng;

- Trường hợp có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là

10.000.000 đồng;

10. Hình thức và mức xử phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định về áp dụng chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định khác

10.1 Đối với một hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định số 185/2004/NĐ-CP, không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, mức phạt tiền cụ thể là 7.500.000 đồng.

- Trường hợp có một hoặc hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là

6.500.000 đồng;

- Trường hợp có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là

5.000.000 đồng;

- Trường hợp có một hoặc hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là

8.500.000 đồng;

- Trường hợp có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là

10.000.000 đồng;

10.2 Đối với một hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định số 185/2004/NĐ-CP, không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ,mức phạt tiền cụ thể là 15.000.000 đồng.

- Trường hợp có một hoặc hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là

13.000.000 đồng;

- Trường hợp có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là

10.000.000 đồng;

- Trường hợp có một hoặc hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là

17.000.000 đồng;

- Trường hợp có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là

20.000.000 đồng;

11. Hình thức và thời hạn xử phạt bổ sung: tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề kế toán

11.1. Đối với một hành vi vi phạm quy định tại điểm a, b khoản 3 Điều 7 và điểm a, b, c khoản 4 Điều 8 Nghị định số 185/2004/NĐ-CP, không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, thời hạn tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề kế toán hoặc Chứng chỉ kiểm toán viên là 9 tháng.

- Trường hợp có một hoặc hai tình tiết giảm nhẹ, thời hạn tước quyền là

8 tháng;

- Trường hợp có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, thời hạn tước quyền là

6 tháng;

- Trường hợp có một hoặc hai tình tiết tăng nặng, thời hạn tước quyền là

10 tháng;

- Trường hợp có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên, thời hạn tước quyền là

12 tháng.

11.2. Đối với một hành vi vi phạm quy định tại điểm c, d, e, g khoản 3 Điều 7, điểm d, đ khoản 4 Điều 8 và điểm e, g khoản 1 Điều 15 Nghị định số 185/2004/NĐ-CP, không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, thời hạn tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề kế toán hoặc Chứng chỉ kiểm toán viên là 3 tháng.

- Trường hợp có một hoặc hai tình tiết giảm nhẹ, thời hạn tước quyền là

2 tháng;

- Trường hợp có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, thời hạn tước quyền là

1 tháng;

- Trường hợp có một hoặc hai tình tiết tăng nặng, thời hạn tước quyền là

4 tháng;

- Trường hợp có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên, thời hạn tước quyền là

5 tháng.

12. Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán dẫn đến trốn, lậu thuế

12.1. Khi xét thấy hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán quy định tại các điều từ Điều 7 đến Điều 16 của Nghị định số 185/2004/NĐ-CP dẫn đến trốn thuế, lậu thuế thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán phải tiến hành xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 185/2004/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này, sau đó phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan thuế cùng cấp để xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.

12.2. Các hành vi được coi là vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán dẫn đến trốn, lậu thuế gồm:

a) Để ngoài sổ kế toán số liệu kế toán hoặc ghi sổ kế toán không đúng quy định của chế độ kế toán làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn hoặc làm tăng số thuế được miễn, giảm;

b) Sửa chữa, tẩy xoá chứng từ kế toán, sổ kế toán nhằm làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn hoặc làm tăng số thuế được miễn, giảm;

c) Sử dụng hoá đơn khống hoặc các chứng từ kế toán khống khác nhằm mục đích làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn hoặc làm tăng số thuế được miễn, giảm;

d) Huỷ bỏ chứng từ kế toán, sổ kế toán trước thời hạn quy định nhằm mục đích làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn hoặc làm tăng số thuế được miễn, giảm;

đ) Lập hai sổ kế toán cho cùng một đối tượng kế toán nhưng có nội dung ghi khác nhau nhằm mục đích làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn hoặc làm tăng số thuế được miễn, giảm.

III. THỦ TỤC XỬ PHẠT VÀ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT

Căn cứ quy định tại Điều 23, Điều 24 và Điều 25 Chương III của Nghị định số 185/2004/NĐ-CP, thủ tục xử phạt và thi hành quyết định xử phạt được quy định cụ thể, như sau:

1. Thủ tục xử phạt cảnh cáo

Hình thức xử phạt cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu, có nhiều tình tiết giảm nhẹ. Đối với hình thức xử phạt cảnh cáo, người có thẩm quyền xử phạt không lập Biên bản vi phạm mà ra quyết định xử phạt tại chỗ.

2. Lập Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán

Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán đang thi hành công vụ, khi phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, có trách nhiệm lập Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán kịp thời, trừ trường hợp xử phạt cảnh cáo quy định tại Mục 1 Phần III của Thông tư này. Mẫu biên bản quy định tại Phụ lục số 01.

Biên bản phải được lập thành ít nhất 02 bản; phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký. Nếu có người chứng kiến thì người chứng kiến cùng phải ký vào biên bản. Trường hợp biên bản gồm nhiều tờ thì những người ký biên bản phải ký vào từng tờ biên bản. Trường hợp cá nhân, đại diện tổ chức vi phạm hoặc người chứng kiến từ chối ký biên bản thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản; cá nhân, cơ quan tiến hành thanh tra, kiểm tra vẫn thực hiện những kiến nghị, quyết định tại biên bản và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những kết luận, kiến nghị đó.

Biên bản lập xong phải được giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm một bản. Nếu vụ vi phạm vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì người đó phải gửi biên bản đến người có thẩm quyền xử phạt.

Trường hợp cơ quan quản lý Nhà nước như cơ quan Tài chính, cơ quan Thuế, Kiểm toán Nhà nước,...phát hiện các hành vi vi phạm hành chính về kế toán nhưng không có thẩm quyền ra quyết định xử phạt thì phải lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định tại mục này và gửi biên bản cho cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 18, Điều 19 và Điều 20 của Nghị định số 185/2004/NĐ-CP.

3. Quyết định xử phạt và thời hạn ra quyết định xử phạt

a) Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán phải ghi rõ hành vi vi phạm, hình thức và mức xử phạt tiền, hình thức phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả và các nội dung khác theo đúng mẫu quy định tại Phụ lục số 02.

b) Đối với vụ việc đơn giản, hành vi vi phạm rõ ràng thì phải ra quyết định xử phạt trong thời hạn không quá mười (10) ngày, kể từ ngày lập biên bản về hành vi vi phạm hành chính. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp cần xác định rõ đối tượng vi phạm hoặc tình tiết phức tạp khác thì thời hạn ra quyết định xử phạt là ba mươi (30) ngày, kể từ ngày lập biên bản.

Quá thời hạn nêu trên, người có thẩm quyền xử phạt không được ra quyết định xử phạt.

c) Người có thẩm quyền xử phạt nếu có lỗi trong việc để quá thời hạn mà không ra quyết định xử phạt thì tuỳ theo mức độ vi phạm có thể bị thi hành kỷ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật;

d) Khi quyết định xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính, thì người có thẩm quyền xử phạt chỉ ra một quyết định xử phạt trong đó quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm; nếu hình thức xử phạt là phạt tiền thì cộng dồn lại thành mức phạt chung;

đ) Quyết định xử phạt được gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt và cơ quan thu tiền phạt trong thời hạn ba (3) ngày, kể từ ngày ra quyết định xử phạt;

e) Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của người có thẩm quyền xử phạt được đóng dấu cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi đó;

g) Đối với quyết định xử phạt của những người có thẩm quyền xử phạt mà không có quyền đóng dấu trực tiếp thì quyết định xử phạt được đóng dấu cơ quan của người ra quyết định xử phạt vào góc trái phía trên của quyết định, nơi ghi tên cơ quan xử phạt và số, ký hiệu của quyết định xử phạt.

4. Nộp tiền phạt, thời hạn nộp tiền phạt

4.1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt nộp tiền phạt vào Quỹ ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt trong thời hạn mười (10) ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt tại chỗ.

4.2. Trường hợp quyết định xử phạt tại các vùng xa xôi, hẻo lánh mà việc đi lại gặp khó khăn thì người quyết định xử phạt có thể thu tiền phạt tại chỗ và nộp vào Kho bạc Nhà nước trong vòng bẩy (7) ngày.

5. Thủ tục tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề kế toán hoặc Chứng chỉ kiểm toán viên

5.1. Khi hành vi vi phạm của cá nhân phải áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề kế toán hoặc Chứng chỉ kiểm toán viên (gọi chung là Chứng chỉ hành nghề) thì phải ghi trong quyết định xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt được thu giữ Chứng chỉ hành nghề và phải thông báo ngay bằng văn bản cho Bộ Tài chính (Vụ Chế độ kế toán và Kiểm toán).

5.2. Khi hết hạn tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề ghi trong quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt phải giao lại Chứng chỉ hành nghề cho cá nhân bị tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề đó.

6. Thủ tục thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả: tịch thu chứng từ kế toán, sổ kế toán

6.1. Khi hành vi vi phạm của cá nhân, tổ chức phải áp dụng hình thức xử phạt bổ sung khắc phục hậu quả là tịch thu chứng từ kế toán hoặc sổ kế toán thì phải ghi trong quyết định xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt phải ghi rõ trong biên bản vi phạm tên, số lượng chứng từ, sổ kế toán bị tịch thu và có chữ ký của người tịch thu, đại diện tổ chức bị phạt và người chứng kiến.

6.2. Người có thẩm quyền xử phạt được thu giữ chứng từ kế toán, sổ kế toán vi phạm để xử lý các ảnh hướng có liên quan. Khi đã xử lý xong, người có thẩm quyền xử lý phải lập Hội đồng tiêu huỷ gồm: Người có thẩm quyền xử phạt, đại diện đơn vị vi phạm và người chứng kiến.

7. Chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Việc chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán được quy định như sau:

7.1 Cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn mười (10) ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Sau khi ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt phải giao quyết định cho người bị xử phạt hoặc thông báo cho họ đến nhận. Thời điểm cá nhân, tổ chức bị xử phạt nhận được quyết định xử phạt được coi là thời điểm được giao quyết định xử phạt;

7.2 Nếu cá nhân, tổ chức bị xử phạt không tự nguyện chấp hành đúng thời hạn quy định tại điểm 7.1 nêu trên thì bị cưỡng chế thi hành.

8. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

8.1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng quá thời hạn quy định tại điểm 4.1, Mục 4, Phần III của Thông tư này mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành bằng biện pháp trừ vào tiền lương, thu nhập hoặc khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức tại ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc tổ chức tài chính khác.

Tổ chức, cá nhân chi trả lương, thu nhập hoặc ngân hàng, tổ chức tài chính, tín dụng khác nơi tổ chức, cá nhân bị xử phạt mở tài khoản, có trách nhiệm thực hiện quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Trường hợp tài khoản của cá nhân, tổ chức bị xử phạt không có số dư hoặc số dư không đủ nộp phạt thì ngay sau khi tài khoản của cá nhân, tổ chức bị xử phạt có số dư, ngân hàng, tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng khác phải trích nộp ngân sách nhà nước số tiền phạt còn thiếu trước khi thực hiện những lệnh chuyển tiền khác của đối tượng bị xử phạt.

8.2. Thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế: Những người sau đây có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế và có nhiệm vụ tổ chức việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt của mình và của cấp dưới:

a) Chánh Thanh tra Sở Tài chính, Chánh Thanh tra Bộ Tài chính;

b) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp.

9. Hoãn chấp hành quyết định phạt tiền

9.1. Cá nhân bị phạt tiền từ 500.000 đồng trở lên có thể được hoãn chấp hành quyết định xử phạt trong trường hợp đang gặp khó khăn đặc biệt về kinh tế và có đơn đề nghị được cơ quan, tổ chức xác nhận.

9.2. Thời hạn hoãn chấp hành quyết định phạt tiền không quá ba tháng, kể từ khi có quyết định hoãn.

9.3. Người đã ra quyết định phạt tiền có quyền quyết định hoãn chấp hành quyết định phạt tiền đó.

10. Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự

Nghiêm cấm việc giữ lại hồ sơ các vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử phạt hành chính.

Trường hợp đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng sau đó phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải huỷ bỏ quyết định đó và trong thời hạn ba (3) ngày, kể từ ngày huỷ quyết định xử phạt, phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền.

Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự đã nhận hồ sơ vụ việc có trách nhiệm thông báo kết quả xử lý cho cơ quan đã chuyển giao hồ sơ đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Thông tư số 89/2000/TT-BTC ngày 28/8/2000 của Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 49/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán.

2. Các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân, Sở Tài chính, Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm triển khai hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị cá nhân, tổ chức phản ánh về Bộ Tài chính để giải quyết kịp thời.

 

Lê Thị Băng Tâm

(Đã ký)

 

Phụ lục số 01

 

(TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN)

Số: /BB-VPHC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

....., ngày.... tháng.... năm.........

BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC KẾ TOÁN

- Căn cứ Nghị định số 185/2004/NĐ-CP ngày 04/11/2004 của Chính phủ về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán;

- Căn cứ Thông tư số 120/2004/TT-BTC ngày 15/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 185/2004/NĐ-CP ngày 04/11/2004 của Chính phủ về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán.

Hôm nay, .......giờ.........ngày.......tháng..........năm.......tại.............................

Chúng tôi gồm:

1. .............................Chức vụ:...............; Đơn vị công tác:............................

2. .............................Chức vụ: ..............; Đơn vị công tác:............................

........

Với sự chứng kiến của các Ông/Bà:

........

Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính về kế toán đối với:

1. .............................Chức vụ:...............; Đơn vị công tác:............................

2. .............................Chức vụ: ..............; Đơn vị công tác:............................

.....

Ông (Bà)/tổ chức...........................................................................................

Đã có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán quy định tại Nghị định số 185/2004/NĐ-CP ngày 04/11/2004 của Chính phủ về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, như sau:

1. Vi phạm hành chính về kế toán quy định tại khoản ..........Điều..............

.......................................................................................................................

Tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ ...............................................................

2. Vi phạm hành chính về kế toán quy định tại khoản .......... Điều..............

.......................................................................................................................

Tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ ...............................................................

3. Vi phạm hành chính về kế toán quy định tại khoản ...........Điều.............

.......................................................................................................................

Tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ ...............................................................

4. Vi phạm hành chính về kế toán quy định tại khoản ...........Điều.............

.......................................................................................................................

Tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ ...............................................................

5. ..........

Ý kiến trình bày của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm hành chính:

............

Người có quyền lập biên bản này yêu cầu Ông (Bà) hoặc tổ chức .............. đình chỉ ngay hành vi vi phạm.

Biên bản này gồm...... trang, được lập thành 03 bản, 01 bản giao cho người vi phạm; 01 bản giao cho tổ chức hoặc cá nhân vi phạm, 01 bản người hoặc cơ quan lập biên bản giữ.

 

NGƯỜI VI PHẠM
(HOẶC ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC VI PHẠM)
(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI CHỨNG KIẾN (NẾU CÓ)
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

Phụ lục số 02

(TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN)
Số: /BB-VPHC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

....., ngày.... tháng.... năm.........

QUYẾT ĐỊNH

XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC KẾ TOÁN

- Căn cứ Nghị định số 185/2004/NĐ-CP ngày 04/11/2004 của Chính phủ về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán;

Căn cứ Biên bản vi phạm hành chính số ....... do .........................................

lập vào......giờ..........ngày ........ tháng.........năm ..........tại ...........................;

Tôi, ...............................................;Chức vụ: ...............................................;

Đơn vị...........................................................................................................,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Xử phạt vi phạm hành chính đối với:

Ông (Bà)/tổ chức: ........................................................................................;

Đơn vị:..........................................................................................................;

Địa chỉ đơn vị:..............................................................................................;

Với các hình thức sau:

1. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính:

1) Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản.........Điều.......của Nghị định số 185/2004/NĐ-CP ngày 04/11/2004 của Chính phủ về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán (dưới đây gọi tắt là Nghị định 185/2004/NĐ-CP). Mức phạt:.................đồng;

2) Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản...........Điều............ của Nghị định 185/2004/NĐ-CP. Mức phạt:................................................. đồng;

3) Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản...........Điều............ của Nghị định 185/2004/NĐ-CP. Mức phạt:................................................. đồng;

4) Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản...........Điều............ của Nghị định 185/2004/NĐ-CP. Mức phạt:................................................. đồng;

5) ..............................

Tổng cộng mức phạt tiền là:..........................................................đồng.

2. Hình thức phạt bổ sung (nếu có):

1) Tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề số......trong thời hạn....tháng,

từ ngày..........tháng.........năm............ đến ngày...........tháng..........năm..................

2) Tịch thu chứng từ kế toán, sổ kế toán vi phạm hành chính gồm:

................ .

3. Các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có):

1) ..................................................................................................................

2) ..................................................................................................................

3) ..................................................................................................................

Điều 2. Ông (Bà)/tổ chức..................... phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định xử phạt này trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt là ngày..........tháng ............năm ...............

Quá thời hạn này, nếu Ông (Bà)/tổ chức......................... cố tình không chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành.

Số tiền phạt quy định tại Điều 1 của Quyết định này, Ông (Bà)/tổ chức phải nộp tiền vào tài khoản số:.................... của Kho bạc Nhà nước................. trong vòng mười ngày, kể từ ngày được giao Quyết định xử phạt.

Ông (Bà)/tổ chức ......................có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán này theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ........tháng ......năm ...........

Trong thời hạn ba ngày, quyết định này được gửi cho:

1. Ông (Bà)/tổ chức ................................................................để chấp hành;

2. Kho bạc Nhà nước...........................................................để thu tiền phạt;

3. ...................................................................................................................

Quyết định này gồm .............trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(Ký, họ tên, chức vụ và đóng dấu)

THE MINISTRY OF FINANCE
-------------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
--------------

No. 120/2004/TT-BTC

Hanoi, December 15, 2004

 

CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE GOVERNMENT’S DECREE NO. 185/2004/ND-CP OF NOVEMBER 4, 2004, ON SANCTIONING OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE FIELD OF ACCOUNTING

Pursuant to the June 17, 2003 Law on Accounting;
Pursuant to Ordinance No. 44/2002/PL-UBTVQH10 of July 2, 2002, on Handling of Administrative Violations and the Government’s Decree No. 134/2003/ND-CP of November 14, 2003, detailing and guiding the implementation of a number of articles of Ordinance No. 44/2002/PL-UBTVQH10 of July 2, 2002, on Handling of Administrative Violations;
Pursuant to the Government’s Decree No. 185/2004/ND-CP of November 4, 2004, on sanctioning of administrative violations in the field of accounting;
Pursuant to the Government’s Decree No. 77/2003/ND-CP of July 1, 2003, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;
The Ministry of Finance hereby guides the implementation of a number of articles of the Government’s Decree No. 185/2004/ND-CP of November 4, 2004, on sanctioning of administrative violations in the field of accounting, as follows:

I. GENERAL PROVISIONS

1. Scope and subjects of application

1.1. The scope and subjects of application of this Circular shall be domestic and foreign individuals, agencies and organizations (hereinafter referred to as individuals, organizations for short) operating in Vietnam, that commit acts of intentionally or unintentionally violating the existing legislation on accounting, which are not crimes as provided for in the Government’s Decree No. 185/2004/ND-CP of November 4, 2004, on sanctioning of administrative violations in the field of accounting (hereinafter referred to as Decree No. 185/2004/ND-CP for short).

1.2. Individuals being the subjects of application of this Circular shall include accountants, accountancy practitioners and other persons involved in accountancy in the domain of state accounting or in business activities.

1.3. Agencies and organizations being the subjects of application of this Circular shall include:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) Organizations conducting business activities defined in Article 2 of the Government’s Decree No. 129/2004/ND-CP of May 31, 2004, detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Law on Accounting in business activities.

2. Principles for sanctioning of administrative violations in the field of accounting

2.1. All administrative violations in the field of accounting must be detected in time and immediately stopped. The handling of administrative violations must be carried out swiftly, fairly and resolutely; consequences of administrative violations must be overcome in accordance with the provisions of law.

2.2. Individuals and organizations shall be sanctioned for administrative violations in the field of accounting only when they commit acts of violating the provisions of Articles 7 thru 16, Chapter II of Decree No. 185/2004/ND-CP, and Section 1, Part I of this Circular.

2.3. The sanctioning of administrative violations must be conducted by competent persons in strict accordance with the provisions of law.

2.4. An act of administrative violation in the field of accounting shall be administratively sanctioned only once. If many persons jointly commit one act of administrative violation, each of them shall be sanctioned. A person committing many acts of administrative violation shall be sanctioned for every act of violation.

2.5. The sanctioning of administrative violations must be based on the nature and seriousness of the violations, the personal identity of violators and extenuating and aggravating circumstances in order to decide on sanctioning forms and fine levels, the application of additional sanctioning forms and appropriate remedial measures. The specific fine level for an act of administrative violation shall be determined under the provisions of Article 5 and Articles 7 thru 16, Chapter II of Decree No. 185/2004/ND-CP and guided in Part II of this Circular.

2.6. Administrative violations in the field of accounting shall not be sanctioned in the following cases:

a) The statute of limitations for sanctioning administrative violations under the provisions of Clauses 1 and 2, Article 3 of Decree No. 185/2004/ND-CP has expired.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Administrative violations in the field of accounting with criminal signs, the dossiers of which have already been transferred to competent procedural bodies for settlement;

- Administrative violations in the field of accounting with criminal signs, which are being examined and settled by procedural bodies;

- Administrative violations in the field of accounting with criminal signs, for which procedural bodies request in writing the transfer of their dossiers for consideration and penal liability examination.

II. SANCTIONING FORMS AND LEVELS

According to the provisions of Articles 5 and 6 of Chapter I and Articles 7 thru 16 of Chapter II of Decree No. 185/2004/ND-CP, the sanctioning forms and levels shall be specified as follows:

1. Sanctioning forms and fine levels applicable to acts of violating the regulations on accounting vouchers

1.1. For a violation defined in Clause 1, Article 7 of Decree No. 185/2004/ND-CP, without aggravating or extenuating circumstances, the fine level shall be VND 600,000.

- In case of involving one or two extenuating circumstances, the fine level shall be VND 500,000;

- In case of involving three or more extenuating circumstances, the fine level shall be VND 200,000;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- In case of involving three or more aggravating circumstances, the fine level shall be VND 1,000,000.

1.2. For a violation defined in Clause 2, Article 7 of Decree No. 185/2004/ND-CP, without aggravating or extenuating circumstances, the fine level shall be VND 3,000,000.

- In case of involving one or two extenuating circumstances, the fine level shall be VND 2,000,000;

- In case of involving three or more extenuating circumstances, the fine level shall be VND 1,000,000;

- In case of involving one or two aggravating circumstances, the fine level shall be VND 4,000,000;

- In case of involving three or more aggravating circumstances, the fine level shall be VND 5,000,000;

1.3. For a violation defined in Clause 3, Article 7 of Decree No.185/2004/ND-CP, without aggravating or extenuating circumstances, the fine level shall be VND 12,500,000.

- In case of involving one or two extenuating circumstances, the fine level shall be VND 10,000,000;

- In case of involving three or more extenuating circumstances, the fine level shall be VND 5,000,000;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- In case of involving three or more aggravating circumstances, the fine level shall be VND 20,000,000;

2. The sanctioning forms and fine levels applicable to acts of violating the regulations on accounting books

2.1. For a violation defined in Clause 1, Article 8 of Decree No. 185/2004/ND-CP, without aggravating or extenuating circumstances, the fine level shall be VND 1,100,000.

- In case of involving one or two extenuating circumstances, the fine level shall be VND 700,000;

- In case of involving three or more extenuating circumstances, the fine level shall be VND 200,000;

- In case of involving one or two aggravating circumstances, the fine level shall be VND 1,500,000;

- In case of involving three or more aggravating circumstances, the fine level shall be VND 2,000,000;

2.2. For a violation defined in Clause 2, Article 8 of Decree No.185/2004/ND-CP, without aggravating or extenuating circumstances, the fine level shall be VND 3,500,000.

- In case of involving one or two extenuating circumstances, the fine level shall be VND 3,000,000;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- In case of involving one or two aggravating circumstances, the fine level shall be VND 4,000,000;

- In case of involving three or more aggravating circumstances, the fine level shall be VND 5,000,000;

2.3. For a violation defined in Clause 3, Article 8 of Decree No.185/2004/ND-CP, without aggravating or extenuating circumstances, the fine level shall be VND 7,500,000.

- In case of involving one or two extenuating circumstances, the fine level shall be VND 6,000,000;

- In case of involving three or more extenuating circumstances, the fine level shall be VND 5,000,000;

- In case of involving one or two aggravating circumstances, the fine level shall be VND 8,500,000;

- In case of involving three or more aggravating circumstances, the fine level shall be VND 10,000,000;

2.4. For a violation defined in Clause 4, Article 8 of Decree No. 185/2004/ND-CP, without aggravating or extenuating circumstances, the fine level shall be VND 15,000,000.

- In case of involving one or two extenuating circumstances, the fine level shall be VND 13,000,000;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- In case of involving one or two aggravating circumstances, the fine level shall be VND 17,000,000;

- In case of involving three or more aggravating circumstances, the fine level shall be VND 20,000,000.

3. Sanctioning forms and fine levels applicable to acts of violating the regulations on accounts

3.1. For a violation defined in Clause 1, Article 9 of Decree No. 185/2004/ND-CP, without aggravating or extenuating circumstances, the fine level shall be VND 3,000,000.

- In case of involving one or two extenuating circumstances, the fine level shall be VND 2,000,000;

- In case of involving three or more extenuating circumstances, the fine level shall be VND 1,000,000;

- In case of involving one or two aggravating circumstances, the fine level shall be VND 4,000,000;

- In case of involving three or more aggravating circumstances, the fine level shall be VND 5,000,000;

3.2. For a violation defined in Clause 2, Article 9 of Decree No. 185/2004/ND-CP, without aggravating or extenuating circumstances, the fine level shall be VND 7,500,000.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- In case of involving three or more extenuating circumstances, the fine level shall be VND 5,000,000;

- In case of involving one or two aggravating circumstances, the fine level shall be VND 8,500,000;

- In case of involving three or more aggravating circumstances, the fine level shall be VND 10,000,000;

4. Sanctioning forms and fine levels applicable to acts of violating the regulations on financial statements and publicity thereof

4.1. For a violation defined in Clause 1, Article 10 of Decree No. 185/2004/ND-CP, without aggravating or extenuating circumstances, the fine level shall be VND 7,500,000.

- In case of involving one or two extenuating circumstances, the fine level shall be VND 6,500,000;

- In case of involving three or more extenuating circumstances, the fine level shall be VND 5,000,000;

- In case of involving one or two aggravating circumstances, the fine level shall be VND 8,500,000;

- In case of involving three or more aggravating circumstances, the fine level shall be VND 10,000,000;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- In case of involving one or two extenuating circumstances, the fine level shall be VND 13,000,000;

- In case of involving three or more extenuating circumstances, the fine level shall be VND 10,000,000;

- In case of involving one or two aggravating circumstances, the fine level shall be VND 17,000,000;

- In case of involving three or more aggravating circumstances, the fine level shall be VND 20,000,000;

5. Sanctioning forms and fine levels applicable to acts of violating the regulations on accounting inspection

For a violation defined in Article 11 of Decree No. 185/2004/ND-CP, without aggravating or extenuating circumstances, the fine level shall be VND 7,500,000.

- In case of involving one or two extenuating circumstances, the fine level shall be VND 6,500,000;

- In case of involving three or more extenuating circumstances, the fine level shall be VND 5,000,000;

- In case of involving one or two aggravating circumstances, the fine level shall be VND 8,500,000;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. Sanctioning forms and fine levels applicable to acts of violating the regulations on preservation and archive of accounting documents

6.1. For a violation defined in Clause 1, Article 12 of Decree No. 185/2004/ND-CP, without aggravating or extenuating circumstances, the fine level shall be VND 3,500,000.

- In case of involving one or two extenuating circumstances, the fine level shall be VND 3,000,000;

- In case of involving three or more extenuating circumstances, the fine level shall be VND 2,000,000;

- In case of involving one or two aggravating circumstances, the fine level shall be VND 4,000,000;

- In case of involving three or more aggravating circumstances, the fine level shall be VND 5,000,000;

6.2. For a violation defined in Clause 2, Article 12 of Decree No. 185/2004/ND-CP, without aggravating or extenuating circumstances, the fine level shall be VND 7,500,000.

- In case of involving one or two extenuating circumstances, the fine level shall be VND 6,500,000;

- In case of involving three or more extenuating circumstances, the fine level shall be VND 5,000,000;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- In case of involving three or more aggravating circumstances, the fine level shall be VND 10,000,000;

6.3. For a violation defined in Clause 3, Article 12 of Decree No. 185/2004/ND-CP, without aggravating or extenuating circumstances, the fine level shall be VND 15,000,000.

- In case of involving one or two extenuating circumstances, the fine level shall be VND 13,000,000;

- In case of involving three or more extenuating circumstances, the fine level shall be VND 10,000,000;

- In case of involving one or two aggravating circumstances, the fine level shall be VND 17,000,000;

- In case of involving three or more aggravating circumstances, the fine level shall be VND 20,000,000;

7. Sanctioning forms and fine levels applicable to acts of violating the regulations on asset inventory

7.1. For a violation specified in Clause 1, Article 13 of Decree No. 185/2004/ND-CP, without any aggravating or extenuating circumstance, the fine level shall be VND 2,000,000

- In case of involving one or two extenuating circumstances, the fine level shall be VND 1,500,000;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- In case of involving one or two aggravating circumstances, the fine level shall be VND 2,500,000;

- In case of involving three or more aggravating circumstances, the fine level shall be VND 3,000,000.

7.2. For a violation specified in Clause 2, Article 13 of Decree No. 185/2004/ND-CP, without any aggravating or extenuating circumstance, the fine level shall be VND 4,000,000.

- In case of involving one or two extenuating circumstances, the fine level shall be VND 3,500,000;

- In case of involving three or more extenuating circumstances, the fine level shall be VND 3,000,000;

- In case of involving one or two aggravating circumstances, the fine level shall be VND 4,500,000;

- In case of involving three or more aggravating circumstances, the fine level shall be VND 5,000,000;

7.3. For a violation specified in Clause 3, Article 13 of Decree No. 185/2004/ND-CP, without any aggravating or extenuating circumstance, the fine level shall be VND 7,500,000.

- In case of involving one or two extenuating circumstances, the fine level shall be VND 6,500,000;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- In case of involving one or two aggravating circumstances, the fine level shall be VND 8,500,000;

- In case of involving three or more aggravating circumstances, the fine level shall be VND 10,000,000.

8. Sancting forms and fine levels applicable to acts of violating the regulations on organization of accounting sections, employment of accountants or hiring of accountants

8.1. For a violation specified in Clause 1, Article 14 of Decree No. 185/2004/ND-CP, without any aggravating or extenuating circumstance, the fine level shall be VND 7,500,000.

- In case of involving one or two extenuating circumstances, the fine level shall be VND 6,500,000;

- In case of involving three or more extenuating circumstances, the fine level shall be VND 5,000,000;

- In case of involving one or two aggravating circumstances, the fine level shall be VND 8,500,000;

- In case of involving three or more aggravating circumstances, the fine level shall be VND 10,000,000;

8.2. For a violation specified in Clause 2, Article 14 of Decree No. 185/2004/ND-CP, without any aggravating or extenuating circumstance, the fine level shall be VND 15,000,000.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- In case of involving three or more extenuating circumstances, the fine level shall be VND 10,000,000;

- In case of involving one or two aggravating circumstances, the fine level shall be VND 17,000,000;

- In case of involving three or more aggravating circumstances, the fine level shall be VND 20,000,000;

9. Sanctioning forms and fine levels applicable to acts of violating the regulations on accounting practice

For a violation specified in Clause 1, Article 15 of Decree No. 185/2004/ND-CP, without any aggravating or extenuating circumstance, the fine level shall be VND 7,500,000.

- In case of involving one or two extenuating circumstances, the fine level shall be VND 6,500,000;

- In case of involving three or more extenuating circumstances, the fine level shall be VND 5,000,000;

- In case of involving one or two aggravating circumstances, the fine level shall be VND 8,500,000;

- In case of involving three or more aggravating circumstances, the fine level shall be VND 10,000,000.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



10.1. For a violation defined in Clause 1, Article 16 of Decree No. 185/2004/ND-CP, without any aggravating or extenuating circumstance, the fine level shall be VND 7,500,000.

- In case of involving one or two extenuating circumstances, the fine level shall be VND 6,500,000;

- In case of involving three or more extenuating circumstances, the fine level shall be VND 5,000,000;

- In case of involving one or two aggravating circumstances, the fine level shall be VND 8,500,000;

- In case of involving three or more aggravating circumstances, the fine level shall be VND 10,000,000;

10.2. For a violation defined in Clause 2, Article 16 of Decree No. 185/2004/ND-CP, without any aggravating or extenuating circumstance, the fine level shall be VND 15,000,000.

- In case of involving one or two extenuating circumstances, the fine level shall be VND 13,000,000;

- In case of involving three or more extenuating circumstances, the fine level shall be VND 10,000,000;

- In case of involving one or two aggravating circumstances, the fine level shall be VND 17,000,000;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



11. Form and duration of the additional sanction: deprivation of the right to use accounting practice certificates

11.1. For a violation defined at Points a and b, Clause 3, Article 7 and Points a, b and c, Clause 4, Article 8 of Decree No. 185/2004/ND-CP, without any aggravating or extenuating circumstance, the duration of deprivation of the right to use accounting practice certificate or auditor’s certificate shall be 9 months.

- In case of involving one or two extenuating circumstances, the deprivation duration shall be 8 months;

- In case of involving three or more extenuating circumstances, the deprivation duration shall be 6 months;

- In case of involving one or two aggravating circumstances, the deprivation duration shall be 10 months;

- In case of involving three or more aggravating circumstances, the deprivation duration shall be 12 months.

11.2. For a violation defined at Points c, d, f and g, Clause 3, Article 7, Points d and e, Clause 4, Article 8 and Point f and g, Clause 1, Article 15 of Decree No. 185/2004/ND-CP, without any aggravating or extenuating circumstance, the duration of deprivation of the right to use accounting practice certificates or auditor’s certificates shall be 3 months.

- In case of involving one or two extenuating circumstances, the deprivation duration shall be 2 months;

- In case of involving three or more extenuating circumstances, the deprivation duration shall be 1 month;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- In case of involving three or more aggravating circumstances, the deprivation duration shall be 5 months.

12. Acts of administrative violation in the field of accounting, which lead to tax evasion, fraud

12.1. When deeming that acts of administrative violation in the field of accounting, specified in Articles 7 thru 16 of Decree No. 185/2004/ND-CP lead to tax evasion, fraud, the persons competent to sanction administrative violations in the field of accounting must sanction the administrative violations according to the provisions of Decree No. 185/2004/ND-CP and the guidance in this Circular, then have to immediately transfer the dossiers to the tax offices of the same level for handling of administrative violations in the field of tax.

12.2. Acts considered to be administrative violations in the field of accounting, leading to tax evasion, fraud shall include:

a) Leaving outside accounting books or making entries in accounting books in contravention of the provisions of accounting regimes, thus reducing the payable tax amounts or increasing the refundable tax amounts or exempted or reduced tax amounts;

b) Altering, erasing accounting vouchers, accounting books in order to reduce the payable tax amounts or increase the refundable tax amounts or increase exempted or reduced tax amounts;

c) Using blank invoices or blank accounting vouchers for the purpose of reducing the payable tax amounts or increasing the refundable tax amounts or increasing the exempted or reduced tax amounts;

d) Destroying accounting vouchers, accounting books ahead of time for the purpose of reducing the payable tax amounts or increasing the refundable tax amounts or increasing the exempted or reduced tax amounts;

e) Compiling two accounting books for one accounting object but with different contents for the purpose of reducing the payable tax amounts or increasing the refundable tax amounts or increasing the exempted or reduced tax amounts.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Pursuant to the provisions of Articles 23, 24 and 25, Chapter III of Decree No. 185/2004/ND-CP, the sanctioning procedures and execution of sanctioning decisions are specified as follows:

1. Procedures for issuing cautions

Caution shall apply to individuals and organizations that commit acts of minor and first-time administrative violations involving many extenuating circumstances. For this sanctioning form, persons with sanctioning competence shall not make record on violations but issue sanctioning decisions on spot.

2. Making records on administrative violations in the field of accounting

Persons competent to sanction administrative violations in the field of accounting, who, when performing public duties, detect administrative violations in the field accounting, shall have to promptly make records thereon, except for cases of issuing cautions defined in Section 1, Part III of this Circular. The form of record is included in Appendix No. 01.

A record must be made at least in 2 copies and signed by the record maker and the violator or a representative of the violating organization. If there is (are) witness(es), the witness(es) must also sign the record. Where a record comprises many pages, the record signers must sign every page. Where the individual violator, the representative of the violating organization or a witness refuses to sign the record, the record maker must clearly write the reasons therefor in the record; individuals, agencies conducting investigation or examination keep making the proposals, decisions in the record and take responsibility before law for such proposals or decisions.

After being made, a copy of the record must be handed to the violating individual or organization. If the violation goes beyond the sanctioning competence of the record maker, he/she must send the record to the person with sanctioning competence.

Where such state management agencies as the finance body, tax offices, state audit agencies,... detect acts of administrative violation regarding accounting but do not have the competence to issue sanctioning decisions, they must make records on the administrative violations under the provisions of this Section and send them to the agencies competent to issue decisions on sanctioning of administrative violations defined in Articles 18, 19 and 20 of Decree No. 185/2004/ND-CP.

3. Sanctioning decisions and time limits for issuing sanctioning decisions

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) For simple cases or matters, apparent violation acts, sanctioning decisions must be issued within ten (10) days, counting from the date of making the records on acts of administrative violation. For matters or cases involving complicated circumstances which require identification of violating subjects or other complicated circumstances, the time limit for issuing a sanctioning decision shall be thirty (30) days, counting from the date of making the record thereon.

Beyond the above-mentioned time limits, persons with sanctioning competence must not issue sanctioning decisions.

c) Persons with sanctioning competence at fault in failing to issue sanctioning decisions within the prescribed time limits may, depending on the seriousness of their violations, be disciplined or examined for penal liability; if causing damage, they must compensate therefor according to the provisions of law;

d) When deciding to sanction a person who has committed many acts of administrative violation, the person having the sanctioning competence shall issue only one sanctioning decision stating the sanctioning form and level applicable to every violation act; if the sanctioning form is fines, the fines shall be aggregated into the common fine level.

e) Sanctioning decisions shall be sent to violating individuals or organizations and fine- collecting agencies within three (3) days, counting from the date of their issuance;

f) Decisions to sanction administrative violations issued by persons competent to sanction shall be affixed with stamps of the agencies of the persons competent to sanction such violations;

g) For sanctioning decisions issued by persons who have the sanctioning competence but do not have competence to directly affix stamps, they shall be affixed with stamps of the agencies of the persons who have issued the sanctioning decisions at their upper left corner where the names of the sanctioning agencies as well as the serial numbers and codes of the sanctioning decisions are shown.

4. Fine payment, fine-paying time limits

4.1. The sanctioned individuals and organizations shall pay fines at the state treasuries stated in the sanctioning decisions within ten (10) days, counting from the date the sanctioning decisions are handed to them, except for cases where fines are paid on spot.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Procedures for deprivation of accounting practice certificates or auditor’s certificates

5.1. When violation acts of individuals are subject to the application of the additional sanctioning form of deprivation of the right to use accounting practice certificates or auditor’s certificates (referred collectively to as practice certificates), such must be stated in the sanctioning decisions. The persons with sanctioning competence shall be entitled to seize practice certificates and must notify the Finance Ministry (The Accounting and Auditing Regime Department) thereof in writing.

5.2. Upon the expiration of the duration of deprivation of the right to use practice certificates stated in the sanctioning decisions, the persons with sanctioning competence must hand back the practice certificates to the individuals having been deprived of such right.

6. Procedures for application of the remedial measure of confiscation of accounting vouchers, accounting books

6.1. When violation acts of individuals or organizations are subject to the application of the additional sanctioning form of remedying the consequences thereof by confiscating accounting vouchers or accounting books, such must be stated in the sanctioning decisions. Persons having sanctioning competence must clearly write in the violation records the names and quantities of confiscated accounting vouchers and books, with signatures of confiscators, representatives of violating organizations and witnesses.

6.2. Persons having sanctioning competence may seize accounting vouchers or accounting books in violation for handling of related effects. Upon the completion of the handling, they must set up destruction councils, each comprising the person with sanctioning competence, the representative of the violating organization and witness(es).

7. Execution of decisions to sanction administrative violations

The execution of decisions to sanction administrative violations in the field of accounting is provided as follows:

7.1. The sanctioned individuals or organizations must execute the decisions to sanction administrative violations within ten (10) days, counting from the date of being handed the sanctioning decisions, except otherwise provided for by law. After issuing sanctioning decisions, the persons with sanctioning competence must hand the decisions to the sanctioned persons or notify them to come for receipt thereof. The time the sanctioned individuals or organizations receive the sanctioning decisions shall be considered the time of being handed the sanctioning decisions;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



8. Coerced execution of decisions to sanction administrative violations

8.1. Beyond the time limit specified at Point 4.1, Section 4, Part III of this Circular, if the individuals or organizations sanctioned for administrative violations fail to voluntarily execute the sanctioning decisions, they shall be forced to do so by way of deducting their salaries, incomes or accounts at banks, credit institutions or other financial organizations.

Organizations or individuals paying salaries or incomes or banks, other financial or credit institutions where the sanctioned individuals or organizations open their accounts shall have to execute the decisions of competent bodies.

Where the accounts of sanctioned individuals or organizations have no balances or their balances are not enough for payment of fines, the banks or other financial or credit institutions shall, immediately after such accounts see balances, have to make deductions therefrom for payment into the state budget of the deficit fine amounts before effecting other money transfer orders of the sanctioned subjects.

8.2. The competence to issue coercion decision: The following persons shall have competence to issue coercion decisions and have the task of organizing the coerced execution of the sanctioning decisions of their own and their subordinates:

a) Chief inspectors of provincial/municipal Services of Finance, chief inspector of the Ministry of Finance;

b) Presidents of People’s Committees at all levels.

9. Postponed execution of fine decisions

9.1. Individuals fined with VND 500,000 or more may postpone the execution of the sanctioning decisions in cases where they are facing extraordinary economic difficulties and file their written requests therefor, with certification by agencies, organizations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



9.3. The persons who have issued decisions on fines shall be entitled to postpone the execution of such decisions.

10. Transfer of files on violation cases with criminal signs for penal liability examination

It is strictly prohibited to retain files of violation cases with criminal signs for administrative sanctions.

Where decisions sanctioning administrative violations were issued but later the violation acts have been detected with criminal signs while the statute of limitations for penal liability examination has not yet expired, the persons who have issued such decisions must cancel the decisions and must, within three (3) days, counting from the date of cancelling the sanctioning decisions, transfer the violation case files to competent agencies conducting criminal procedures.

The agencies conducting criminal procedures, which have received the files, shall have to notify the handling results to the agencies which have transferred the files requesting penal liability examination.

IV. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. This Circular shall take implementation effect 15 days after its publication in “CONG BAO” and replace the Finance Ministry’s Circular No. 89/2000/TT-BTC of August 28, 2000, guiding the implementation of the Government’s Decree No. 49/1999/ND-CP of July 8, 1999, on sanctioning administrative violations in the field of accounting.

2. Ministries, branches, People’s Committees, Finance Services and Tax Departments of provinces or centrally-run cities shall have to guide agencies, organizations and individuals in the implementation of this Circular.

Should problems arise in the course of implementation, individuals and organizations are requested to report them to the Finance Ministry for timely solution.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



FOR THE FINANCE MINISTER
VICE MINISTER




Le Thi Bang Tam

Appendix No. 01

 

(NAME OF MANAGING AGENCY
NAME OF RECORD-MAKING AGENCY)

No:         /BB-VPHC

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
INDEPENDENCE- FREEDOM- HAPPINESS

Date..............

 

RECORD

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Pursuant to the Government’s Decree No. 185/2004/ND-CP on sanctioning of administrative violations in the field of accounting;
Pursuant to the Finance Ministry’s Circular No. 120/2004/TT-BTC of December 15, 2004, guiding the implementation of a number of articles of the Government’s Decree No. 185/2004/ND-CP of November 4, 2004, on sanctioning of administrative violations in the field of accounting.

Today,...... at.... hour....... date.............. at..................

We, including:

1)........................ Position:...........; Working unit:............................

2)........................ Position:...........; Working unit:.............................

To the witness of Mr./Ms: ...........

make the record on the accounting-related administrative violation by:

1)......................... Position:............; Working unit:.........................

2) .........................Position:...............; Working unit:......................

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



has committed administrative violation(s) in the field of accounting under the provisions of the Government’s Decree No. 185/2004/ND-CP of November 4, 2004, on sanctioning of administrative violations in the field of accounting, as follows:

1) The accounting-related administrative violation specified in Clause...... Article.............

Aggravating or extenuating circumstance(s)......................................................... 

2)  The accounting-related administrative violation specified in Clause............ Article...............

Aggravating or extenuating circumstance(s).........................................................

3) The accounting-related administrative violation specified in Clause....... Article.....................

Aggravating or extenuating circumstance(s).....................................................

4) The accounting-related administrative violation specified in Clause........... Article.............

Aggravating or extenuating circumstance(s)........................................................

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Opinions of the violator(s) or representative of the violating organization:..........

The person competent to make this record kindly requests Mr.(Ms) or Organization........... to immediately stop the violation act.

This record consists of........ pages, is made in 3 copies; 1 copy is handed to the violator; 1 copy to the violating organization or individual, 1 copy is kept by the record-making agency or person.

 

VIOLATOR
(OR REPRESENTATIVE OF VIOLATING ORGANIZATION)
(Full name and signature)

RECORD MAKER
(Full name and signature)

WITNESS (IF ANY)
(Full name and signature)

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

NAME OF MANAGING AGENCY
NAME OF DECIDING AGENCY

No.:         /QD-XPHC

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence-Freedom-Happiness

Date...........

 

DECISION

ON SANCTIONING ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE FIELD OF ACCOUNTING

at........hrs............ date ...........at..............;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Unit.......................................................................................

DECIDES:

Article 1.- To sanction the administrative violation(s) committed by:

Mr.(Ms)/ Organization:......................................................................

Unit:..........................................................................

Unit address:..............................................................

In the following forms:

1. Forms of sanctioning the administrative violation(s):

1) Fine for the violation act specified in Clause...... Article....... of the Government’s Decree No. 185/2004/ND-CP of November 4, 2004 on sanctioning administrative violations in the field of accounting (hereinafter called Decree No. 185/2004/ND-CP for short). The fine level: VND.............;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3) Fine for the violation act specified in Clause........... Article.................... of Decree No. 185/2004/ND-CP. The fine level: VND....................................................;

4) Fine for violation act specified in Clause.............. Article................. of Decree No. 185/2004/ND-CP. The fine level: VND...................................

5) ..............................................................

The total fine amount is: VND ............................................................

2. Forms of additional sanction (if any):

1) Deprivation of the right to use practice certificate No........ for a duration of........ months, as from date..................... to date.......................

2) Confiscation of accounting vouchers, accounting books in the administrative violation, including:..................................................................................

3. Remedial measures (if any):

1).............................................................................................................

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3) ............................................................................................................

Article 2.- Mr.(Ms)/ Organization...................................... must strictly execute this sanctioning decision within ten days, counting from the date of being handed the sanctioning decision, that is date......................

If, past this time limit, Mr(Ms)/ Organization................................ deliberately declines to execute this sanctioning decision, he(she)/it shall be coerced to execute it.

The fine amount specified in Article 1 of this Decision must be paid by Mr(Ms)/Organization into Account No:......... of the State Treasury......................... within ten days as from the date of being handed the sanctioning decision.

Mr(Ms)/Organization................................ shall have the right to complain about, or take legal action against, this decision in accordance with the provisions of law.

Article 3.- This Decision takes effect as from date........................

Within three days, this decision shall be addressed to:

1. Mr(Ms)/ Organization..................................... for execution;

2. The State Treasury.................................. for fine collection;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



This Decision comprises........... pages affixed with overlapping stamps.

 

THE DECISION ISSUER

(Full name, position, signature and seal)

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 120/2004/TT-BTC ngày 15/12/2004 hướng dẫn thực hiện Nghị định 185/2004/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán do Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


15.216

DMCA.com Protection Status
IP: 3.137.169.14
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!