Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 02/2004/TT-BTS xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực thủy sản hướng dẫn thực hiện Nghị định 70/2003/NĐ-CP

Số hiệu: 02/2004/TT-BTS Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Thuỷ sản Người ký: Tạ Quang Ngọc
Ngày ban hành: 22/03/2004 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ THUỶ SẢN
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 02/2004/TT-BTS

Hà Nội, ngày 22 tháng 03 năm 2004 

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 70/2003/NĐ-CP NGÀY 17/6/2003 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THỦY SẢN

Ngày 17 tháng 6 năm 2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 70/2003/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản (sau đây gọi tắt là Nghị định 70).

Căn cứ Điều 31 của Nghị định, Bộ Thủy sản hướng dẫn một số điểm sau :

I - VỀ NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi và đối tượng bị xử phạt

a) Phạm vi điều chỉnh của Nghị định 70 :

Nghị định 70 quy định các hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức phạt, thẩm quyền xử phạt, thủ tục xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả trong việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản tại các vùng lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

b) Các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 6 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và Điều 2 của Nghị định 70.

2. Nguyên tắc xử phạt, các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ, cách tính thời hạn, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính :

a) Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính theo các quy định tại Điều 3 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và đã được hướng dẫn cụ thể tại Điều 3 của Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (sau đây gọi tắt là Nghị định 134).

Trường hợp nhiều người đang ở trên cùng một phương tiện khai thác thủy sản mà cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản thì chủ phương tiện bị xử phạt.

b) Xử phạt người chưa thành niên áp dụng theo các quy định tại Điều 7 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

c) Xác định các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng áp dụng theo các quy định tại Điều 8, Điều 9 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và được hướng dẫn cụ thể một số nội dung tại Điều 6 của Nghị định 134.

d) Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính áp dụng theo các quy định tại Điều 7 của Nghị định 134.

đ) Cách tính thời hạn, thời hiệu trong xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Điều 9 Nghị định 134.

II - CĂN CỨ XÁC ĐỊNH MỘT SỐ HÀNH VI VI PHẠM

1. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường của các loài thủy sản:

Các hành vi gây ô nhiễm vùng nước sinh sống của các loài thủy sản tùy theo mức độ ô nhiễm và diện tích vùng nước bị ô nhiễm bị xử phạt theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 70. Chỉ tiêu đánh giá mức độ ô nhiễm vùng nước căn cứ vào nồng độ giới hạn cho phép của một số chất độc hại được quy định tại các Bảng 1A và 1B ban hành kèm theo Thông tư số 01/2000/TT-BTS ngày 28/4/2000 của Bộ Thủy sản sửa đổi, bổ sung một số điểm trong Thông tư 04-TS/TT ngày 30/8/1990 của Bộ Thủy sản hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh ngày 25/4/1989 của Hội đồng Nhà nước và Nghị định số 195 HĐBT ngày 02/6/1990 của Hội đồng Bộ trưởng về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủ ;y sản.

2. Vi phạm các quy định về bảo vệ các loài thủy sản :

a) Hành vi khai thác các loài thủy sản có kích thước nhỏ hơn kích thước cho phép khai thác vượt quá tỷ lệ lẫn cho phép bị xử phạt theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 70. Kích thước tối thiểu cho phép khai thác đối với các loài thủy sản có giá trị kinh tế sống trong vùng nước tự nhiên được quy định tại Bảng 9A ban hành kèm theo Thông tư số 01/2000/TT-BTS ngày 28/4/2000 của Bộ Thủy sản.

Tỷ lệ lẫn các loài thủy sản có kích thước nhỏ hơn kích thước tối thiểu cho phép khai thác không được vượt quá 15% sản lượng của một mẻ lưới hoặc tổng sản lượng khai thác một chuyến biển. Nếu quá tỷ lệ cho phép này, người khai thác thủy sản sẽ bị xử phạt.

b) Hành vi khai thác các loài thủy sản thuộc khu vực cấm khai thác hoặc khai thác thủy sản trong thời gian cấm khai thác bị xử phạt theo khoản 2 Điều 9 Nghị định 70 :

- Thời gian cấm khai thác của một số loài thủy sản được quy định tại Bảng 8A ban hành kèm theo Thông tư số 01/2000/TT-BTS ngày 28/4/2000 của Bộ Thủy sản.

- Khu vực cấm khai thác được quy định tại Bảng 10A ban hành kèm theo Thông tư số 01/2000/TT-BTS ngày 28/4/2000 của Bộ Thủy sản.

- Các nghề bị cấm hoạt động trong một số tuyến khai thác được quy định tại điểm d khoản 5.2, Mục II của Thông tư số 02/2002/TT-BTS ngày 06/12/2002 của Bộ Thủy sản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 86/2001/NĐ-CP ngày 16/11/2001 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh các ngành nghề thủy sản (Sau đây gọi tắt là Nghị định 86).

c) Hành vi khai thác các loài thủy sản trong danh mục cấm khai thác bị xử phạt theo khoản 3 Điều 9 Nghị định 70. Danh mục các loài thủy sản cấm khai thác được quy định tại Bảng 7A ban hành kèm theo Thông tư số 01/2000/TT-BTS ngày 28/4/2000 của Bộ Thủy sản.

d) Các quy định bổ sung của Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh đối với các nội dung nêu tại khoản 3 Điều 8 của Luật Thủy sản ngày 26/11/2003 đã có sự đồng ý của Bộ Thủy sản cũng là căn cứ để xác định hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

3. Vi phạm các quy định về khai thác thủy sản :

Các hành vi vi phạm các quy định về khai thác thủy sản bị xử phạt theo Điều 10 của Nghị định 70. Bộ Thủy sản hướng dẫn áp dụng một số quy định như sau :

a) Vị trí đặt các loại ngư cụ để khai thác thủy sản như : chà rạo, đăng đáy, lồng, bẫy… để khai thác thủy sản do cơ quan cấp Giấy phép khai thác thủy sản quy định.

b) Sử dụng nguồn sáng trong khai thác thủy sản đối với một số nghề khai thác và vị trí đặt các cụm chiếu sáng được quy định tại điểm c, khoản 3, Mục II Thông tư số 02/2002/TT-BTS ngày 06/12/2002 của Bộ Thuỷ sản.

c) Kích thước mắt lưới cho phép sử dụng đối với một số loại nghề được quy định tại Bảng 3A và Bảng 3B ban hành kèm theo Thông tư số 01/2000/TT-BTS ngày 28/4/2000 của Bộ Thủy sản.

d) Giấy phép khai thác thủy sản do Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Bộ Thủy sản) và các Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh cấp thống nhất trong cả nước cho các nghề khai thác thủy sản (trừ các nghề quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 86). Mẫu Giấy phép khai thác thủy sản được quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định 86.

Thời hạn của Giấy phép khai thác thủy sản được quy định tại điểm b khoản 2 Mục II Thông tư số 02/2002/TT-BTS ngày 06/12/2002 của Bộ Thuỷ sản.

đ) Quy định về báo cáo khai thác thủy sản và ghi nhật ký khai thác sẽ thực hiện theo Luật Thuỷ sản và các văn bản hướng dẫn khi Luật Thuỷ sản có hiệu lực thi hành.

e) Chỉ các hành vi dùng kích điện để khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên mới bị xử phạt theo quy định tại điểm c khoản 2 và điểm b khoản 5 Điều 10 Nghị định 70. Nguồn lợi thủy sản tự nhiên được hiểu là nguồn lợi thủy sản tại các vùng nước, mặt đất ngập nước và phần đất mà các loài thủy sản sinh sống không thuộc quyền sử dụng hợp pháp để nuôi trồng và khai thác thủy sản nuôi trồng được của các tổ chức, cá nhân (theo Bộ luật Dân sự).

f) Thanh tra chuyên ngành Thủy sản khi thi hành công vụ nếu phát hiện các hành vi tàng trữ, mua bán, vận chuyển chất nổ, hóa chất độc hại dùng để khai thác thủy sản và các công cụ khai thác thủy sản thuộc danh mục cấm sử dụng có trách nhiệm lập biên bản và xử phạt theo thẩm quyền được quy định tại Điều 38 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính với mức phạt quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định số 01/CP ngày 03/1/1996 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại.

4. Vi phạm các quy định về quản lý tàu cá :

Các hành vi vi phạm các quy định về quản lý tàu cá bị xử phạt theo Điều 11 của Nghị định 70. Bộ Thủy sản hướng dẫn áp dụng một số quy định như sau :

a) Điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm trên tàu cá được quy định tại Tiêu chuẩn Ngành số 28 TCN 135 : 1999.

b) Các quy định về trang thiết bị đảm bảo an toàn cho người và phương tiện nghề cá theo quy định tại Thông tư số 05/1998/TT-BTS ngày 29/12/1998 của Bộ Thủy sản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 72/1998/NĐ-CP ngày 15/9/1998 của Chính phủ về bảo đảm an toàn cho người và phương tiện nghề cá hoạt động trên biển.

c) Thuyền viên làm việc trên tàu cá bắt buộc phải có Sổ danh bạ thuyền viên được áp dụng theo quy định tại Điều 6 của Quy chế đăng kiểm tàu cá, đăng ký tàu cá và thuyền viên ban hành kèm theo Quyết định số 494/2001/QĐ-BTS ngày 15/6/2001 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản.

d) Người hành nghề khai thác thủy sản, thuyền viên trên tàu cá không có Sổ thuyền viên tàu cá (đối với thuyền viên làm việc trên tàu cá nêu tại điểm c khỏan 4 Mục II Thông tư này) và giấy tờ tùy thân, chứng chỉ chuyên môn nghiệp vụ thì bị xử phạt theo điểm c khoản 1 Điều 11 Nghị định 70.

đ) Người điều khiển tàu cá lắp máy, vận hành máy tàu không có Bằng thuyền trưởng, Bằng máy trưởng phù hợp với quy định tại Thông tư số 02/2002/TT-BTS ngày 06/12/2002 của Bộ Thuỷ sản thì bị xử phạt theo điểm a khoản 3 Điều 11 Nghị định 70.

e) Tất cả các tàu thuyền khi đưa vào sử dụng phải đăng ký; Các tàu cá bắt buộc phải đăng kiểm theo quy định tại khoản 1 phần A Mục II Thông tư số 01/2004/TT-BTS ngày 15/01/2004 của Bộ Thủy sản hướng dẫn thực hiện khoản 1 Điều 1 của Nghị định số 80/2002/NĐ-CP ngày 15/10/2002 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/1998/NĐ-CP ngày 15/9/1998 về đảm bảo an toàn cho người và phương tiện nghề cá hoạt động trên biển.

f) Những tàu cá bắt buộc phải có hồ sơ thiết kế khi cải hoán, đóng mới được quy định tại Điều 7 và Điều 15 của Quy chế đăng kiểm tàu cá, đăng ký tàu cá và thuyền viên ban hành kèm theo Quyết định số 494/2001/QĐ-BTS ngày 15/6/2001 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản và Thông tư số 01/2004/TT-BTS ngày 15/01/2004 của Bộ Thủy sản.

g) Các quy định cụ thể khác về đăng kiểm, đăng ký tàu cá và thuyền viên theo Quy chế đăng kiểm tàu cá, đăng ký tàu cá và thuyền viên ban hành kèm theo Quyết định số 494/2001/QĐ-BTS ngày 15/6/2001 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản.

5. Vi phạm các quy định về nuôi trồng thủy sản :

Các hành vi vi phạm các quy định về nuôi trồng thủy sản bị xử phạt theo các Điều từ Điều 12 đến Điều 14 của Nghị định 70. Bộ Thủy sản hướng dẫn áp dụng một số quy định như sau :

a) Một số tiêu chuẩn vệ sinh thú y và bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất giống được quy định tại Tiêu chuẩn Ngành 28 TCN 173: 2001.

b) Một số tiêu chuẩn về điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở nuôi tôm, nuôi cá, vùng thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ được quy định tại các tiêu chuẩn Ngành : 28TCN 190:2004, 28TCN 191:2004, 28TCN 192:2004, 28TCN 193:2004,

c) Trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật của cơ sở sản xuất giống được quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định số 86.

d) Chất lượng giống thủy sản thực hiện theo quy định tại các Tiêu chuẩn Ngành Thuỷ sản do Bộ Thủy sản ban hành.

đ) Việc thực hiện kiểm tra, kiểm dịch giống thủy sản theo các quy định tại điểm c khoản 1 Mục III Thông tư số 02/2002/TT-BTS ngày 06/12/2002 của Bộ Thuỷ sản.

Vận chuyển giống thủy sản vượt quá 15% số lượng ghi trong giấy chứng nhận kiểm dịch thì bị xử phạt theo điểm a khoản 2 Điều 12 của Nghị định 70.

e) Danh mục thủy sản (bao gồm cả giống) được phép nhập khẩu thông thường, danh mục cấm xuất khẩu theo quy định về quản lý xuất nhập khẩu hàng hoá chuyên ngành Thuỷ sản của Bộ Thủy sản.

f) Việc sử dụng thức ăn nuôi thủy sản, hoá chất, thuốc thú y thủy sản theo quy định tại điểm 2.2 khoản 2 Mục III Thông tư số 02/2002/TT-BTS ngày 06/12/2002 của Bộ Thuỷ sản.

g) Quy chế quản lý môi trường vùng nuôi tôm tập trung được ban hành kèm theo Quyết định số 04/2002/QĐ-BTS ngày 24/01/2002 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản.

h) Quy định về kiểm tra và công nhận cơ sở nuôi trồng thủy sản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo Quy chế về kiểm tra và công nhận cơ sở kinh doanh thủy sản đạt tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ban hành kèm theo Quyết định 649/2000/QĐ-BTS ngày 04/8/2000 của Bộ Thủy sản (sau đây gọi tắt là Quy chế 649).

i) Quy chế khảo nghiệm giống thủy sản, thức ăn, thuốc, hoá chất và chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản được ban hành kèm theo Quyết định 18/2002/QĐ-BTS ngày 24/5/2002 của Bộ Thủy sản.

k) Quy chế kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản được ban hành kèm theo Quyết định 15/2002/QĐ-BTS ngày 17/5/2002 của Bộ Thủy sản.

l) Quy định về phòng ngừa dịch bệnh được áp dụng theo Mục II, Thông tư số 02 TS/TT ngày 25/6/1994 hướng dẫn thi hành Nghị định 93/CP ngày 27/11/1993 của Chính phủ về công tác thú y đối với động vật và sản phẩm động vật thủy sản.

6. Vi phạm các quy định về chế biến thủy sản :

Các hành vi vi phạm các quy định về chế biến thủy sản bị xử phạt theo Điều 15 của Nghị định 70. Bộ Thủy sản hướng dẫn áp dụng một số quy định như sau :

a) Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở chế biến được quy định tại các Tiêu chuẩn Ngành số : 28 TCN 130:1998, 28 TCN 136:1999, 28 TCN 137:1999, 28 TCN 138:1999, 28 TCN 139:2000, 28 TCN 175:2002.

b) Quy định về kiểm tra và công nhận cơ sở chế biến thủy sản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm áp dụng theo Quy chế 649.

c) Hệ thống quản lý chất lượng đối với cơ sở chế biến thủy sản theo phương thức công nghiệp áp dụng theo Tiêu chuẩn Ngành 28 TCN 129:1998 Cơ sở chế biến thủy sản - Chương trình quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm theo HACCP.

d) Danh mục phụ gia, hóa chất, chất tẩy rửa, khử trùng, tạp chất bị cấm được quy định tại Quyết định 01/2002/QĐ-BTS ngày 22/1/2002 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản.

đ) Danh mục phụ gia, hoá chất, chất tẩy rửa, khử trùng được phép sử dụng trong chế biến được quy định tại Quyết định số 3742/2001/QĐ-BYT ngày 31/8/2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Tiêu chuẩn Ngành số 28TCN 156:2000 Quy định sử dụng phụ gia thực phẩm trong chế biến thủy sản.

e) Quy định về trình độ cán bộ kỹ thuật hoặc nhân viên kỹ thuật của cơ sở chế biến thủy sản theo phương thức công nghiệp áp dụng theo khoản 3 Điều 11 của Nghị định 86/2001/NĐ-CP.

f) Đối với tang vật thủy sản nghi là có độc tố tự nhiên gây nguy hại đến sức khỏe con ng+ 2;ời, khi tiến hành kiểm tra kiểm soát, người có thẩm quyền xử phạt phải tạm giữ để kiểm nghiệm, xác định. Nếu kết quả kiểm nghiệm, xác định là thủy sản có độc tố tự nhiên gây nguy hại tới sức khỏe con người thì xử phạt theo quy định tại điểm đ khoản 5 Điều 15 của Nghị định 70 và xử lý buộc tiêu hủy số thủy sản đó. Nếu kết quả kiểm nghiệm, xác định là thủy sản không chứa độc tố thì phải trả lại cho chủ sở hữu hoặc xử lý theo các quy định khác của Pháp luật.

g) Hành vi thu gom, bảo quản, vận chuyển, chế biến, tiêu thụ cá Nóc hoặc sản phẩm chế biến từ cá Nóc bị xử phạt theo quy định tại điểm đ khoản 5 Điều 15 và điểm d khoản 4 Điều 18 Nghị định 70; Buộc tiêu hủy hàng hóa và tang vật vi phạm.

7. Vi phạm các quy định về các ngành nghề dịch vụ thủy sản :

Các hành vi vi phạm các quy định về các ngành nghề dịch vụ thủy sản bị xử phạt theo các Điều từ Điều 16 đến Điều 20 của Nghị định 70. Bộ Thủy sản hướng dẫn áp dụng một số quy định như sau :

a) Cơ quan có thẩm quyền cấp các loại giấy :

- Cục Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản cấp Giấy chứng nhận đăng ký sản xuất thuốc thú y.

- Các Sở Thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn có quản lý thủy sản cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thú y thủy sản và thức ăn nuôi thủy sản.

- Chứng chỉ hành nghề sản xuất, kinh doanh thuốc thú y và dịch vụ thú y thủy sản do Cục Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản và các Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh cấp theo quy định tại Thông tư số 01/2002/TT-BTS ngày 05/9/2002 của Bộ Thủy sản hướng dẫn thực hiện điểm c khoản 2 Điều 6 Nghị định số 03/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2000 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp.

b) Danh mục phụ gia, hóa chất, thức ăn thủy sản, thuốc thú y thủy sản được phép sử dụng và hạn chế sử dụng quy định tại Quyết định 17/2002/QĐ-BTS ngày 24/5/2002, Tiêu chuẩn ngành số 28 TCN156 : 2000 và theo danh mục sửa đổi, bổ sung hàng năm do Bộ Thủy sản ban hành.

c) Tiêu chuẩn, điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cảng cá được quy định tại Tiêu chuẩn Ngành số 28 TCN163 : 2000.

III - VỀ CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT, THỦ TỤC ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN VÀ THỦ TỤC XỬ PHẠT

1. Các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với những vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản được quy định tại Điều 7 của Nghị định 70 và các Điều 11, Điều 12 của Nghị định 134.

2. Thủ tục áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản tuân thủ quy định tại các điều từ Điều 43 đến Điều 52 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và theo hướng dẫn sau đây :

a) Trong khi thi hành công vụ, Thanh tra viên chuyên ngành Thủy sản được áp dụng biện pháp khám phương tiện vận tải (trong đó có tàu cá); Khi thực hiện biện pháp này phải tuân thủ theo các quy định tại Điều 48 của pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

b) Thủ tục và thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 46 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

Trong trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tạm giữ ngay thì tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có thể bị tẩu tán, tiêu hủy, Thanh tra viên chuyên ngành thủy sản được quyền ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định, người ra quyết định phải báo cáo Chánh Thanh tra chuyên ngành thủy sản cấp Sở hoặc Chánh Thanh tra chuyên ngành thủy sản Bộ Thủy sản và được sự đồng ý bằng văn bản của người đó; Trong trường hợp không được sự đồng ý của họ thì người đã ra quyết định tạm giữ phải hủy ngay quyết định tạm giữ, trả lại phương tiện và những thứ đã bị tạm giữ. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải tuân thủ các quy định tại Điều 46 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

c) Để ngăn chặn người vi phạm tiếp tục thực hiện vi phạm hành chính và để đảm bảo thi hành Quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính mà theo quy định của Nghị định phải áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật hoặc phương tiện vi phạm, Thanh tra chuyên ngành thủy sản trong khi thi hành công vụ có quyền yêu cầu đưa người, tang vật, phương tiện vi phạm về bến đậu hoặc trụ sở cơ quan để xử lý.

3. Thủ tục xử phạt :

a) Khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, người có thẩm quyền phải thực hiện đúng quy định từ Điều 53 đến Điều 69 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và theo trình tự quy định tại Chương IV của Nghị định 134.

b) Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm, thì Thanh tra viên chuyên ngành Thủy sản có quyền tạm giữ một hoặc một số loại giấy tờ sau cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt :

- Giấy phép khai thác khu bảo tồn biển, khu bảo tồn đất ngập nước;

- Giấy phép khai thác thủy sản;

- Giấy đăng ký phương tiện;

- Các loại giấy chứng nhận về an toàn kỹ thuật (đăng kiểm);

- Giấy chứng nhận kiểm dịch;

- Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh;

- Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa;

- Các loại chứng chỉ chuyên môn, nghiệp vụ (Giấy phép lái xe, Bằng lái, Sổ thuyền viên, Chứng chỉ hành nghề...);

- Các giấy tờ tùy thân có liên quan.

Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có những giấy tờ nói trên, thì Thanh tra viên Chuyên ngành thủy sản được yêu cầu tổ chức, cá nhân vi phạm đưa phương tiện về bến đậu hoặc trụ sở cơ quan để giải quyết hoặc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm theo thẩm quyền.

Khi phát hiện các loại giấy tờ trên được cấp không đúng thẩm quyền hoặc có nội dung trái pháp luật thì người có thẩm quyền xử phạt phải tiến hành thu hồi ngay, đồng thời báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền biết.

c) Thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính :

- Khi tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được ghi trong quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản.

- Trong trường hợp cần niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm thì phải tiến hành ngay tr­ước mặt người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt và người chứng kiến; nếu người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt vắng mặt thì phải có hai người chứng kiến.

- Không tịch thu tang vật, phương tiện bị cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chiếm đoạt, sử dụng trái phép mà phải trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, người sử dụng hợp pháp.

d) Xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu phải xử lý theo Điều 61 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và theo hướng dẫn tại các Điều 31, Điều 32, Điều 33 của Nghị định 134.

Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm trong lĩnh vực thủy sản bị buộc tiêu hủy phải tuân thủ những nguyên tắc sau :

- Đối với tang vật là các công cụ khai thác thủy sản trong danh mục cấm sử dụng thì cơ quan xử lý phải hủy hoặc có biện pháp loại trừ khả năng chúng được tái sử dụng vào mục đích khai thác thủy sản.

- Đối với tang vật là thủy sản bị nhiễm bệnh, khi tiêu hủy phải có biện pháp loại trừ khả năng lây lan mầm bệnh.

- Đối với tang vật là thủy sản có độc tố tự nhiên, khi tiêu hủy phải có biện pháp loại trừ ảnh hưởng của độc tố đối với sức khỏe con người và môi trường tự nhiên.

- Đối với tang vật vi phạm hành chính là các chất dễ gây cháy, nổ xử lý theo quy định tại khoản 2, Điều 25 của Nghị định 70.

Khi xử lý tang vật, phương tiện vi phạm trong lĩnh vực thủy sản bị buộc tiêu hủy phải thành lập Hội đồng tiêu hủy. Trong thành phần Hội đồng xử lý đối với tang vật vi phạm trong lĩnh vực thủy sản bị buộc tiêu huỷ phải có :

- Đại diện người có thẩm quyền xử phạt,

- Đại diện cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản,

- Đại diện các cơ quan : Môi trường, Công an.

Tùy theo tính chất của tang vật bị tiêu huỷ có thể mời thêm đại diện của các cơ quan chức năng khác.

đ) Hoãn chấp hành Quyết định phạt tiền theo quy định tại Điều 65 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

Việc trả lại giấy tờ hoặc tang vật, phương tiện đã bị tạm giữ trong trường hợp được hoãn chấp hành quyết định phạt tiền thực hiện theo Điều 26 Nghị định 134.

e) Chuyển Quyết định xử phạt vi phạm hành chính :

Việc chuyển Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản chỉ áp dụng đối với hình thức phạt tiền ghi trong Quyết định. Thủ tục, trình tự chuyển Quyết định xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo các quy định tại Điều 26 của Nghị định 70 và Điều 27 của Nghị định 134.

Cơ quan ra Quyết định xử phạt phải lưu lại hồ sơ vụ vi phạm hành chính và bản sao của Quyết định xử phạt.

Cơ quan thi hành Quyết định xử phạt có trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định xử phạt và thu, nộp tiền phạt theo quy định tại các Điều 57, 58, 64 và Điều 66 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính; Thông báo kết quả bằng văn bản cho cơ quan chuyển Quyết định xử phạt trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày thi hành xong Quyết định xử phạt.

4. Thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định riêng của Chính phủ.

5. Đối với các vi phạm phức tạp, khó xác định là vi phạm hành chính hay đã cấu thành tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trao đổi với Cơ quan Điều tra cùng cấp và chỉ ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc làm các thủ tục chuyển hồ sơ để truy cứu trách nhiệm hình sự khi đã có ý kiến của Cơ quan Điều tra cùng cấp. Việc chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự thực hiện theo điều 62 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

IV - VỀ THẨM QUYỀN XỬ PHẠT

1. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử lý vi phạm theo quy định tại Điều 42 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và được hướng dẫn cụ thể tại Điều 13 của Nghị định 134. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản được quy định tại các Điều từ Điều 22 đến Điều 25 của Nghị định 70.

2. Thanh tra chuyên ngành thủy sản trước mắt là tổ chức Thanh tra Bảo vệ nguồn lợi thủy sản được Thủ tướng Chính phủ thành lập và được tổ chức, hoạt động theo Quyết định số 415/TTg ngày 10/8/1994 và được xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền quy định tại Điều 23 của Nghị định 70 :

a) Thanh tra chuyên ngành thủy sản của Bộ Thuỷ sản là Thanh tra bảo vệ nguồn lợi thủy sản Trung ương;

b) Thanh tra chuyên ngành thủy sản của Sở Thuỷ ; sản là Thanh tra bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh.

3. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra viên và Chánh Thanh tra chuyên ngành thủy sản các cấp quy định tại Điều 23 của Nghị định 70 là thẩm quyền áp dụng đối với một vi phạm hành chính. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể trong Nghị định 70.

4. Trong trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt được xác định theo nguyên tắc sau đây:

a) Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt, thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó;

b) Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt, thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt;

c) Nếu các hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thuộc các ngành khác nhau, thì quyền xử phạt thuộc Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm.

5. Trong khi kiểm tra, kiểm soát trên biển, nếu phát hiện các hành vi xâm phạm vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm nghiên cứu, thăm dò, khai thác nguồn lợi hải sản, lực lượng Thanh tra chuyên ngành Thủy sản có trách nhiệm lập biên bản, bắt giữ người và phương tiện vi phạm để chuyển giao cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý theo quy định của Pháp luật Việt Nam, đồng thời có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan đó trong việc xử lý.

6. Uỷ quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 41 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và được hướng dẫn cụ thể tại Điều 14 của Nghị định 134 .

V - MỘT SỐ BIỂU MẪU, GIẤY TỜ SỬ DỤNG TRONG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THỦY SẢN :

Căn cứ Nghị định 134, Bộ Thủy sản ban hành kèm theo Thông tư này danh mục các mẫu biên bản và quyết định sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản sau đây :

1.

Mẫu 01 - BBXP

Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản

2.

Mẫu 02 - BBXP

Biên bản tạm giữ giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản

3.

Mẫu 03 - BBXP

Biên bản tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản

4.

Mẫu 04 - BBXP

Biên bản khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính.

5.

Mẫu 05 - BBXP

Biên bản bàn giao hoặc trả lại giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.

6.

Mẫu 06 - BBXP

Biên bản tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.

7.

Mẫu 07 - QĐXP

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.

8.

Mẫu 08 - QĐXP

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản bằng hình thức phạt tiền (Theo thủ tục đơn giản).

9.

Mẫu 09 - QĐXP

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản bằng hình thức phạt cảnh cáo.

10.

Mẫu 10 - QĐXP

Quyết định tạm giữ giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.

11.

Mẫu 11 - QĐXP

Quyết định cưỡng chế thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.

12.

Mẫu 12 - QĐXP

Quyết định hoãn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.

13

Mẫu 13 - QĐXP

Quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản cho cơ quan tiến hành tố tụng.

(Chi tiết các biểu mẫu như phụ lục kèm theo)

VI - TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các Bộ, ngành có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản và Ủy ban Nhân dân các cấp tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản trong Bộ, ngành, đơn vị thuộc quyền quản lý của mình. Thường xuyên phối hợp với Bộ Thủy sản trong việc thực hiện Nghị định 70.

2. Vụ Pháp chế giúp Bộ trưởng; Giám đốc các Sở Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giúp Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh tuyên truyền, phổ biến nội dung Nghị định 70 và Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính đến các tổ chức, cá nhân hoạt động nghề cá và các hoạt động có liên quan đến nghề cá.

Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Cục Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản phối hợp với Vụ Pháp chế, Thanh tra Bộ Thủy sản tổ chức tập huấn cho lực lượng Thanh tra chuyên ngành thủy sản về công tác xử phạt vi phạm hành chính.

3. Giám đốc các Sở thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quản lý thủy sản có trách nhiệm giúp Ủy ban Nhân dân tỉnh trong việc tổ chức chỉ đạo thực hiện Nghị định 70 tại địa phương. Tổng hợp tình hình kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính của lực lượng Thanh tra chuyên ngành thủy sản tỉnh để báo cáo Ủy ban Nhân dân tỉnh và Bộ Thủy sản. Kịp thời đề xuất với Bộ Thủy sản những vướng mắc trong khi tổ chức thực hiện Nghị định 70 và Thông tư này.

4. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Thông tư số 04-TT/BVNLTS ngày 10/10/1996 của Bộ Thủy sản hướng dẫn thi hành Nghị định số 48/CP ngày 12/8/1996 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản; Thông tư số 01/1998/TT-BTS ngày 19/2/1998 của Bộ Thủy sản sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 04-TT/BVNLTS ngày 10/10/1996 của Bộ Thủy sản hướng dẫn thi hành Nghị định số 48/CP ngày 12/8/1996 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản; Các quy định trước đây trái với Thông tư này đều bị bãi bỏ.

 

                                                                                  

BỘ TRƯỞNG BỘ THỦY SẢN
 



Tạ Quang Ngọc

 

PHỤ LỤC CÁC MẪU, BIÊN BẢN, QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG

TRONG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

TRONG LĨNH VỰC THỦY SẢN

(Kèm theo Thông tư số 02/2004/TT-BTS ngày 22 tháng 3 năm 2004

của Bộ Thủy sản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 70/2003/NĐ-CP

ngày 17/6/2003 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm

hành chính trong lĩnh vực thủy sản)

 

1.

Mẫu 01 - BBXP

Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản

2.

Mẫu 02 - BBXP

Biên bản tạm giữ giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản

3.

Mẫu 03 - BBXP

Biên bản tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản

4.

Mẫu 04 - BBXP

Biên bản khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính.

5.

Mẫu 05 - BBXP

Biên bản bàn giao hoặc trả lại giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.

6.

Mẫu 06 - BBXP

Biên bản tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.

7.

Mẫu 07 - QĐXP

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.

8.

Mẫu 08 - QĐXP

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản bằng hình thức phạt tiền (Theo thủ tục đơn giản).

9.

Mẫu 09 - QĐXP

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản bằng hình thức phạt cảnh cáo.

10.

Mẫu 10 - QĐXP

Quyết định tạm giữ giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.

11.

Mẫu 11 - QĐXP

Quyết định cưỡng chế thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.

12.

Mẫu 12 - QĐXP

Quyết định hoãn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.

13

Mẫu 13 - QĐXP

Quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản cho cơ quan tiến hành tố tụng.

 

 

 

THE MINISTRY OF AQUATIC RESOURCES
----------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom Happiness
--------------

No. 02/2004/TT-BTS

Hanoi, March 22, 2004

 

CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE GOVERNMENT'S DECREE NO. 70/2003/ND-CP OF JUNE 17, 2003 WHICH PRESCRIBES THE SANCTIONING OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE FISHERY DOMAIN

On June 17, 2003, the Government promulgated Decree No. 70/2003/ND-CP, prescribing sanctions against administrative violations in the fishery domain (hereinafter called Decree 70 for short).
Pursuant to Article 31 of the Decree, the Ministry of Fisheries hereby guides a number of points as follows:

I. REGARDING GENERAL PROVISIONS

1. Regulation scope and subjects to be sanctioned

a/ Regulation scope of Decree 70:

Decree 70 prescribes violation acts; sanctioning forms, levels, competence and procedures; as well as remedial measures in the sanctioning of administrative-violation acts in the fishery domain in territorial regions, exclusive economic zones and continental shelf of the Socialist Republic of Vietnam.

b/ Subjects to be administratively sanctioned shall comply with Article 6 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and Article 2 of Decree 70.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Principles for sanctioning administrative violations shall comply with the provisions of Article 3 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and specific guidance in Article 3 of the Government's Decree No. 134/2003/ND-CP of November 14, 2003 detailing the implementation of a number of articles of the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations (hereinafter called Decree 134 for short).

In cases where many persons are on the same fishing means and commit the same act of administrative violation in the fishery domain, the owner of such means shall be sanctioned.

b/ The sanctioning of minors shall comply with the provisions of Article 7 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

c/ The determination of extenuating and aggravating circumstances shall comply with the provisions of Articles 8 and 9 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and specific guidance in Article 6 of Decree 134.

d/ The time limit for being considered not yet sanctioned for administrative violations shall comply with the provisions of Article 7 of Decree 134.

e/ The ways of calculating time limits and statute of limitations in sanctioning administrative violations are prescribed in Article 9 of Decree 134.

II. BASES FOR DETERMINING A NUMBER OF VIOLATION ACTS

1. Violation of regulations on protection of habitat of aquatic species:

Acts of polluting habitats of aquatic species shall, depending on the pollution extent and the polluted water acreage, be sanctioned according to Clause 1, Article 8 of Decree 70. The criteria for determining the extent of water area pollution shall be based on permitted concentration limit of some toxic substances, prescribed in Tables 1A and 1B to the Fisheries Ministry's Circular No. 01/2000/TT-BTS of April 28, 2000 amending and supplementing a number of points in Circular No. 04-TS/TT of August 30, 1990 which guides the implementation of the April 25, 1989 Ordinance of the State Council and Decree No. 195 HDBT of June 2, 1990 of the Council of Ministers on aquatic resource protection and development.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Acts of exploiting aquatic species of sizes smaller than the prescribed sizes in excess of the permitted mixed exploitation rate shall be sanctioned according to Clause 1, Article 9 of Decree 70. The minimum sizes permitted for exploitation for aquatic species with high economic value living in natural water areas are prescribed in Table 9A to the Fisheries Ministry's Circular No. 01/2000/TT-BTS of April 28, 2000.

The percentage of aquatic species with sizes being smaller than the minimum sizes permitted for mixed exploitation shall not exceed 15% of the output of a haul or of the total exploited output of a fishing trip. If this percentage is exceeded, the aquatic resource exploiters shall be sanctioned.

b/ Acts of exploiting aquatic species in areas banned from exploitation or being in the period of exploitation ban shall be sanctioned according to Clause 2, Article 9 of Decree 70:

- The exploitation ban period for some aquatic species is prescribed in Table 8A to the Fisheries Ministry's Circular No. 01/2000/TT-BTS of April 28, 2000.

- Areas banned from exploitation are prescribed in Table 10A to the Fisheries Ministry's Circular No. 01/2000/TT-BTS of April 28, 2000.

- Jobs banned from being carried out at some exploitation lines are prescribed at Point d, Clause 5.2, Section II of the Fisheries Ministry's Circular No. 02/2002/TT-BTS of December 6, 2002 guiding the implementation of the Government's Decree No. 86/2001/ND-CP of November 16, 2001 on conditions for conducting aquatic resource production and business lines (hereinafter called Decree 86 for short).

c/ Acts of exploiting aquatic species on the list of those banned from exploitation shall be sanctioned according to Clause 3, Article 9 of Decree 70. The list of aquatic species banned from exploitation is prescribed in Table 7A to the Fisheries Ministry's Circular No. 01/2000/TT-BTS of April 28, 2000.

d/ Additional regulations of the provincial-level People's Committees on contents mentioned in Clause 3, Article 8 of the November 26, 2003 Law on Fisheries, which have been agreed upon by the Fisheries Ministry, shall also serve as bases for determining acts of violating the regulations on aquatic resource protection.

3. Violation of regulations on aquatic resource exploitation:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Locations for placing fishing gears such as fish cages, hecks, weirs, traps,... for aquatic resource exploitation shall be prescribed by the agencies granting permits for aquatic resource exploitation.

b/ The use of searchlights in aquatic resource exploitation for some exploitation jobs and locations for placing searchlights are prescribed at Point c, Clause 3, Section II of the Fishery Ministry's Circular No. 02/2002/TT-BTS of December 6, 2002,

c/ Dimensions of fishing nets' meshes permitted for use for some types of jobs are prescribed in Tables 3A and 3B to the Fisheries Ministry's Circular No. 01/2000/TT-BTS of April 28, 2000.

d/ Permits for aquatic resource exploitation shall be uniformly granted nationwide to aquatic resource exploitation jobs (except for those prescribed in Appendix No. 1 to Decree 86) by the Department for Aquatic Resource Exploitation and Protection (the Ministry of Fisheries) and the provincial Sub-Departments for Aquatic Resource Protection. The form of permit for aquatic resource exploitation is prescribed in Appendix No. 2 to Decree 86.

The duration of permits for aquatic resource exploitation is prescribed at Point b, Clause 2, Section II of the Fisheries Ministry's Circular No. 02/2002/TT-BTS of December 6, 2002.

e/ The regulations on aquatic resource exploitation reporting and exploitation diaries shall comply with the Law on Fisheries and its guiding documents when the Law on Fisheries takes effect.

f/ Only acts of using hand-carried electric shock-generating devices to exploit natural aquatic resources shall be sanctioned according to the provisions of Point c, Clause 2 and Point b, Clause 5, Article 10 of Decree 70. Natural aquatic resources mean aquatic resources in water areas, submerged land surfaces and land parts of aquatic species' habitats which do not belong to organizations' or individuals' legal use right for culture or exploitation of cultured aquatic resources (according to the Civil Code).

g/ Specialized aquatic resource inspectors, while performing their official duties, if detecting acts of storing, trading in, or transporting explosives or toxic chemicals used for aquatic resource exploitation, or aquatic resource exploitation tools on the list of those banned from use, shall have to make records thereon and sanction them according to their competence prescribed in Article 38 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations at the fine levels prescribed in Clause 2, Article 6 of Decree No. 01/CP of January 3, 1996 on sanctions against administrative violations in the trade domain.

4. Violation of regulations on management of fishing ships:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Food hygiene and safety conditions on fishing ships are prescribed in branch standard 28 TCN 135: 1999.

b/ The regulations on equipment for ensuring safety for fishermen and fishing means shall comply with the Fisheries Ministry's Circular No. 05/1998/TT-BTS of December 29, 1998 guiding the implementation of the Government's Decree No. 72/1998/ND-CP of September 15, 1998 on ensuring safety for fishermen and fishing means operating on the sea.

c/ Crew members working on fishing ships who must have crew members' books shall comply with the provisions of Article 6 of the Regulation on registry of fishing ships and registration of fishing ships and crew members, promulgated together with the Fisheries Minister's Decision No. 494/2001/QD-BTS of June 15, 2001.

d/ Aquatic resource exploitation practitioners or crew members on fishing ships, who have no fishing ship crew members' books (for crew members working on fishing ships mentioned at Point c, Clause 4, Section II of this Circular), personal papers or professional certificates, shall be sanctioned according to Point c, Clause 1, Article 11 of Decree 70.

e/ Motorized fishing ship or ship engine operators who fail to acquire ship captain's or chief engineer's diplomas prescribed in the Fisheries Ministry's Circular No. 02/2002/TT-BTS of December 6, 2002 shall be sanctioned according to Point a, Clause 3, Article 11 of Decree 70.

f/ All ships and boats, before being put to use, must be registered; fishing ships are subject to registry according to the provisions of Clause 1, Part A, Section II of the Fisheries Ministry's Circular No. 01/2004/TT-BTS of January 15, 2004 guiding the implementation of Clause 1, Article 1 of the Government's Decree No. 80/2002/ND-CP of October 15, 2002 which amends and supplements a number of articles of Decree No. 72/1998/ND-CP of September 15, 1998 on ensuring safety for fishermen and fishing means operating on the sea.

g/ Fishing ships which must have design dossiers upon modification or building are prescribed in Articles 7 and 15 of the Regulation on registry of fishing ships and registration of fishing ships and crew members, promulgated together with the Fisheries Minister's Decision No. 494/2001/QD-BTS of June 15, 2001 and the Fisheries Ministry's Circular No. 01/2004/TT-BTS of January 15, 2004.

h/ Other specific provisions on fishing ship and crew member registry and registration shall comply with the Regulation on registry of fishing ships and registration of fishing ships and crew members, promulgated together with the Fisheries Minister's Decision No. 494/2001/QD-BTS of June 15, 2001.

5. Violation of regulations on aquaculture:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Some standards on veterinary sanitation and environmental protection for breeding establishments are prescribed in branch standard 28 TCN 173: 2001.

b/ Some standards on conditions for ensuring food hygiene and safety for shrimp- and fish-rearing establishments and bivalve mollusk-harvesting zones are prescribed in branch standards 28 TCN 190: 2004, 28 TCN 191: 2004, 28 TCN 192: 2004 and 28 TCN 193: 2004.

c/ Professional qualifications of managerial cadres and technical workers of breeding establishments are prescribed in Clause 3, Article 9 of Decree 86.

d/ Aquatic breed quality shall comply with the provisions in the fishery branch standards issued by the Ministry of Fisheries.

e/ The inspection and quarantine of aquatic breeds shall comply with the provisions at Point c, Clause 1, Section III of the Fisheries Ministry's Circular No. 02/2002/TT-BTS of December 6, 2002.

Transporting aquatic breeds with volumes exceeding 15% of those inscribed in the quarantine certificates shall be sanctioned according to Point a, Clause 2, Article 12 of Decree 70.

f/ The list of aquatic resources (including breeds) permitted for usual import and list of those banned from export shall comply with the Fisheries Ministry's regulations on specialized aquatic goods export and import management.

g/ The use of aquatic feeds, chemicals and veterinary drugs shall comply with the provisions at Point 2.2, Clause 2, Section III of the Fisheries Ministry's Circular No. 02/2002/TT-BTS of December 6, 2002.

h/ The Regulation on management of the environment of the concentrated shrimp-rearing areas is promulgated together with the Fisheries Minister's Decision No. 04/2002/QD-BTS of January 24, 2002.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



j/ The Regulation on testing of aquatic breeds, feeds, drugs, chemicals and bio-preparations used in aquaculture is issued together with the Fisheries Ministry's Decision No. 18/2002/QD-BTS of May 24, 2002.

k/ The Regulation on control of toxic residues in aquatic animals and animal products is issued together with the Fisheries Ministry's Decision No. 15/2002/QD-BTS of May 17, 2002.

l/ The regulations on epidemic prevention shall comply with Section II of Circular No. 02 TS/TT of June 25, 1994 guiding the implementation of the Government's Decree No. 93/CP of November 27, 1993 on veterinary work for aquatic animals and the products thereof.

6. Violation of regulations on aquatic resource processing:

Acts of violating the regulations on aquatic resource processing shall be sanctioned according to Article 15 of Decree 70. The Ministry of Fisheries hereby guides the application of some regulations as follows:

a/ Conditions for ensuring food hygiene and safety by processing establishments are prescribed in branch standards 28 TCN 130: 1998, 28 TCN 136: 1999, 28 TCN 137: 1999, 28 TCN 138: 1999, 28 TCN 139: 2000 and 28 TCN 175: 2002.

b/ The regulations on inspection and recognition of aquatic resource processing establishments meeting the food hygiene and safety standards shall comply with Regulation 649.

c/ The system of quality management for aquatic resource-industrially processing establishments shall comply with branch standard 28 TCN 129: 1998 Aquatic resource-processing establishments - Program for quality management and food safety according to HACCP.

d/ The list of banned additives, chemicals, detergents, disinfectants and impurities is prescribed in the Fisheries Minister's Decision No. 01/2002/QD-BTS of January 22, 2002.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



f/ The regulations on professional qualifications of technical cadres or personnel of aquatic resource-industrially processing establishments shall comply with Clause 3, Article 11 of Decree No. 86/2001/ND-CP.

g/ For aquatic resource material evidences which are doubted to contain natural toxins detrimental to human health, when conducting inspection or control, the persons competent to sanction shall have to temporarily keep them for testing and determination. If the testing or determination results show that aquatic resources contain natural toxins detrimental to human health, sanctions shall be imposed according to the provisions at Point e, Clause 5, Article 15 of Decree 70 and such volumes of aquatic resources are subject to forcible destruction. If the testing or determination results show that aquatic resources do not contain toxins, such volumes of aquatic resources must be returned to their owners or handled according to other law provisions.

h/ Acts of collecting, preserving, transporting, processing and/or consuming puffer or puffer products shall be sanctioned according to the provisions at Point e, Clause 5 of Article 15 and Point d, Clause 4 of Article 18 of Decree 70; goods and material evidences used in violations are subject to forcible destruction.

7. Violation of regulations on fishery service lines:

Acts of violating the regulations on fishery service lines shall be sanctioned according to Articles from 16 thru 20 of Decree 70. The Ministry of Fisheries hereby guides the application of some regulations as follows:

a/ Agencies competent to grant assorted papers:

- The Department for Aquatic Resource Quality, Safety, Hygiene and Veterinary Management shall grant certificates of veterinary drug production registration.

- The provincial/municipal Fisheries Services and Agriculture and Rural Development Services managing aquatic resources shall grant certificates of eligibility for aquatic veterinary drug and feed trading.

- Certificates for aquatic veterinary drug production and/or business practicing and veterinary service provision shall be granted by the Department for Aquatic Resource Quality, Safety, Hygiene and Veterinary Management and the provincial Sub-Departments for Aquatic Resource Protection according to the provisions of the Fisheries Ministry's Circular No. 01/2002/TT-BTS of September 5, 2002 guiding the implementation of Point c, Clause 2, Article 6 of the Government's Decree No. 03/2000/ND-CP of February 3, 2000 which guides the implementation of a number of articles of the Enterprise Law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Food hygiene and safety standards and conditions for fish ports are prescribed in branch standard 28 TCN 163: 2000.

III. REGARDING SANCTIONING FORMS, PROCEDURES FOR APPLICATION OF PRECLUSIVE MEASURES AND SANCTIONING PROCEDURES

1. The sanctioning forms and remedial measures for administrative violations in the fishery domain are prescribed in Article 7 of Decree 70 and Articles 11 and 12 of Decree 134.

2. The procedures for application of measures to preclude administrative violations in the fishery domain shall comply with Articles from 43 thru 52 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and the following guidance:

a/ While performing their official duties, the fishery specialized inspectors may apply measures to check transport means (including fishing ships); When taking these measures, they must comply with the provisions of Article 48 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

b/ Procedures and competence to temporarily seize material evidences and/or means used in administrative violations shall comply with Article 46 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

Where there are grounds to believe that if the material evidences and/or means used in administrative violations are not temporarily seized immediately, they may be dispersed or destroyed, the fishery specialized inspectors shall be entitled to issue decisions to temporarily seize material evidences and/or means used in administrative violations. Within 24 hours after issuing a decision, the decision-maker must report thereon to the provincial/municipal service-level fishery specialized chief inspector or the Fisheries Ministry's fishery specialized chief inspector and obtain such person's written consent; in cases where such person disagrees therewith, the person who has issued the temporary seizure decision must immediately cancel such decision and return the temporarily seized means and things. The temporary seizure of material evidences and/or means of administrative violations must comply with the provisions of Article 46 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

c/ In order to prevent violators from continuing to commit administrative violations and to ensure the implementation of the sanctioning decisions against administrative violation acts which, according to the provisions of the Decree, are subject to confiscation of material evidences and/or means of violation, the fishery specialized inspectors, while performing their official duties, may request the carriage of violating persons, material evidences and/or means to anchorage wharves or their head-offices for handling.

3. Sanctioning procedures:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ In cases where only form of fine is applied to the violating individuals or organizations, the fishery specialized inspectors may temporarily seize one or several of the following papers until such individuals or organizations have completely executed the sanctioning decisions:

- Permit for exploitation in sea conservation areas and submerged land conservation areas;

- Permit for aquatic resource exploitation;

- Means registration paper;

- Assorted certificates of technical safety (registry);

- Quarantine certificates;

- Certificates of production/business eligibility;

- Goods quality certificates;

- Assorted professional certificates (driving licenses, crew members' books, practicing certificates,...);

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



If the violating individuals or organizations do not possess the above-said papers, the fishery specialized inspectors may request the violating organizations or individuals to bring their means to the anchorage wharves or their head-offices for handling or temporarily seize the material evidences or violating means according to their competence.

When detecting that the above-said papers are granted ultra vires or contain contents contrary to law, the persons competent to sanction shall have to immediately withdraw them and at the same time notify the competent State agencies thereof.

c/ Procedures for confiscation of material evidences and means of administrative violations:

- When the confiscation of material evidences or means of administrative violations is inscribed in sanctioning decisions, the persons competent to sanction must make records thereon.

- Where it is necessary to seal up material evidences or means of violations, the sealing must be effected right before the sanctioned persons or representatives of sanctioned organizations and witnesses; if the sanctioned persons or representatives of sanctioned organizations are absent, there must be two witnesses.

- Material evidences or means, which are appropriated or illegally used by violating individuals or organizations, shall not be confiscated but must be returned to their lawful owners, managers or users.

d/ Handling of material evidences and means of administrative violations

Confiscated material evidences and means of administrative violations must be handled according to Article 61 the Ordinance on Handling of Administrative Violations and the guidance in Articles 31, 32 and 33 of Decree 134.

The handling of material evidences and means of violation in the fishery domain, which are subject to forcible destruction, must observe the following principles:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- For material evidences being diseased aquatic resources, upon destruction, it is necessary to take measures to exclude the possibility of spreading disease germs.

- For material evidences being aquatic resources containing natural toxins, upon destruction, it is necessary to take measures to exclude impacts of such toxins on human health and natural environment.

- Material evidences of administrative violations being substances easily causing fire or explosion shall be handled according to the provisions of Clause 2, Article 25 of Decree 70.

Upon handling of material evidences or means of violations in the fishery domain, which are subject to forcible destruction, the destruction councils must be set up. The councils for handling of material evidences of violations in the fishery domain, which are subject to forcible destruction, must be composed of:

- Representatives of persons competent to impose sanctions,

- Representatives of fishery State management bodies,

- Representatives of environment and public security bodies.

Depending on the nature of to be-destroyed material evidences, representatives of other functional agencies may also be invited.

e/ The postponement of execution of decisions on fines shall comply with Article 65 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



f/ Transferring decisions on sanctioning administrative violations:

The transfer of decisions on sanctioning administrative violations in the fishery domain shall only apply to the form of fine inscribed in the decisions. The procedures and order for transferring decisions on sanctioning administrative violations shall comply with Article 26 of Decree 70 and Article 27 of Decree 134.

The agencies issuing the sanctioning decisions must archive dossiers of administrative violation cases and sanctioning decisions' copies.

The agencies executing sanctioning decisions shall have to organize the execution of sanctioning decisions, collect and remit fines according to the provisions of Articles 57, 58, 64 and 66 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations; notify the agencies transferring the sanctioning decisions in writing of the results within 3 days after having completely executed the sanctioning decisions.

4. The procedures for application of measures for forcible implementation of administrative violation-sanctioning decisions shall comply with the Government's separate regulations.

5. For complicated violations which are difficult to be determined as administrative violations or as having constituted crimes prescribed in the Penal Code, the persons competent to sanction administrative violations shall consult with the investigating bodies of the same levels and issue decisions on sanctioning administrative violations or carry out procedures to transfer dossiers for penal liability examination only after obtaining the opinions of the investigating bodies of the same levels. The transfer of dossiers of violation cases which show criminal signs for penal liability examination shall comply with Article 62 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

IV. REGARDING SANCTIONING COMPETENCE

1. The principles for determining competence to handle violations shall comply with Article 42 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and the specific guidance in Article 13 of Decree 134. The competence to sanction administrative violations in the fishery domain is prescribed in Articles from 22 thru 25 of Decree 70.

2. The fishery specialized inspectorates, which, for the immediate future, act as the aquatic resource protection inspectorates, set up by the Prime Minister and organized and operating under Decision No. 415/TTg of August 10, 1994, may sanction administrative violations according to their competence prescribed in Article 23 of Decree 70:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ The provincial/municipal Fisheries Services' fishery specialized inspectorates act as the provincial aquatic resource protection inspectorates.

3. The sanctioning competence of fishery specialized inspectors and chief inspectors of various levels prescribed in Article 23 of Decree 70 is the competence applicable to an administrative violation. In case of fine, the sanctioning competence shall be determined on the basis of the maximum level of the fine bracket prescribed for each specific violation act in Decree 70.

4. In case of sanctioning a person who commits many administrative violation acts, the sanctioning competence shall be determined on the following principles:

a/ If the sanctioning forms and levels prescribed for each act all fall under the sanctioning persons' competence, such persons shall still have the sanctioning competence;

b/ If the sanctioning forms and levels prescribed for one of acts fall beyond the sanctioning persons' competence, such persons must transfer the violation cases to authorities competent to impose sanctions;

c/ If acts fall under sanctioning competence of many persons of different sectors, the sanctioning competence shall belong to the presidents of the People's Committees of the levels with sanctioning competence of the localities where the violations are committed.

5. While conducting inspection or control on the sea, if detecting acts of infringing upon the territorial waters, territorial water-contiguous areas, exclusive economic zones or continental shelf of the Socialist Republic of Vietnam for the purpose of research, prospection or exploitation of aquatic resources, the fishery specialized inspectorates shall have to make records thereon and arrest violating persons and means in order to transfer them to competent functional agencies for handling according to the provisions of Vietnamese law, and at the same time coordinate with such agencies in handling thereof.

6. Authorization to sanction administrative violations shall comply with Article 41 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and the specific guidance in Article 14 of Decree 134.

V. SOME FORMS AND PAPERS USED IN SANCTIONING ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE FISHERY DOMAIN:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Form 01 - BBXP: Record on administrative violations in the fishery domain

2. Form 02- BBXP: Record on temporary seizure of papers, material evidences and means of administrative violations in the fishery domain

3. Form 03- BBXP: Record on confiscation of material evidences and means of administrative violations in the fishery domain

4. Form 04- BBXP: Record on inspection of transport means and articles according to administrative procedures

5. Form 05- BBXP: Record on hand-over or return of papers, material evidences and means of administrative violations in the fishery domain

6. Form 06- BBXP: Record on destruction of material evidences and means of administrative violations in the fishery domain

7. Form 07- QDXP: Decision on sanctioning administrative violations in the fishery domain

8. Form 08- QDXP: Decision on sanctioning administrative violations in the fishery domain in form of fine (according to simple procedures)

9. Form 09- QDXP: Decision on sanctioning administrative violations in the fishery domain in form of caution

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



11. Form 11- QDXP: Decision on forcible implementation of decisions on sanctioning administrative violations in the fishery domain

12. Form 12- QDXP: Decision on postponement of sanctioning administrative violations in the fishery domain

13. Form 13- QDXP: Decision on transfer of dossiers of administrative violations in the fishery domain to legal-proceedings agencies.

VI. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. The ministries and branches competent to handle administrative violations in the fishery domain and the People's Committees of all levels shall direct and guide the implementation of the regulations on sanctioning administrative violations in the fishery domain among ministries, branches and units under their respective management, and regularly coordinate with the Ministry of Fisheries in implementing Decree 70.

2. The Legal Department shall assist the Minister; the directors of the provincial/municipal Services of Fisheries and Services of Agriculture and Rural Development shall assist the presidents of the provincial/municipal People's Committees, in propagating and disseminating the contents of Decree 70 and the Ordinance on Handling of Administrative Violations to organizations and individuals engaged in fishing and relevant activities.

The Department for Aquatic Resource Exploitation and Protection and the Department for Aquatic Resource Quality, Safety, Hygiene and Veterinary Management shall coordinate with the Legal Department and the Fisheries Ministry's Inspectorate in organizing training on the work of administrative violation sanctioning for the fishery specialized inspectorates.

3. The directors of the provincial/municipal Services of Fisheries and Services of Agriculture and Rural Development managing aquatic resources shall have to assist the provincial/municipal People's Committees in directing the implementation of Decree 70 in their respective localities; sum up the situation on examination and sanctioning of administrative violations by the provincial fishery specialized inspectorates and report thereon to the provincial People's Committees and the Ministry of Fisheries; propose in time to the Ministry of Fisheries problems arising in the implementation of Decree 70 and this Circular.

4. This Circular takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette and replaces the Fisheries Ministry's Circular No. 04-TT/BVNLTS of October 10, 1996 guiding the implementation of the Government's Decree No. 48/CP of August 12, 1996 which prescribes the sanctioning of administrative violations in the aquatic resource protection domain and the Fisheries Ministry's Circular No. 01/1998/TT-BTS of February 19, 1998 amending and supplementing a number of points of the Fisheries Ministry's Circular No. 04-TT/BVNLTS of October 10, 1996 guiding the implementation of the Government's Decree No. 48/CP of August 12, 1996 which prescribes the sanctioning of administrative violations in the aquatic resource protection domain; all previous regulations contrary to this Circular are hereby annulled.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

MINISTER OF FISHERIES




Ta Quang Ngoc

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 02/2004/TT-BTS ngày 22/03/2004 hướng dẫn Nghị định 70/2003/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản do Bộ Thủy sản ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.775

DMCA.com Protection Status
IP: 18.221.238.204
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!