ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 55/2018/QĐ-UBND
|
Đồng
Nai, ngày 13 tháng 12 năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH THẨM QUYỀN, CÁCH THỨC XÁC ĐỊNH, KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ XỬ PHẠT
VI PHẠM HÀNH CHÍNH PHỨC TẠP, PHẠM VI RỘNG, ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHIỀU ĐỐI TƯỢNG TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành
chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước
ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 81/2013/NĐ-CP
ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện
pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;
Căn cứ Nghị định số 97/2017/NĐ-CP
ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số
điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;
Căn cứ Thông tư số 19/2017/TT-BTC
ngày 28 tháng 02 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán,
quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước cho công tác quản lý
nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính;
Căn cứ Nghị quyết số
119/2018/NQ-HĐND ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai
quy định nội dung chi, mức chi thực hiện công tác quản lý nhà nước về thi hành
pháp luật xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư
pháp tại Tờ trình số 159/TTr-STP ngày 07 tháng 11 năm 2018.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh
Quyết định này quy định thẩm quyền, cách
thức xác định, kiểm tra, đánh giá hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính có nội dung
phức tạp, phạm vi rộng, ảnh hưởng đến nhiều đối tượng (sau đây gọi tắt hồ sơ xử
phạt phức tạp) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Điều 2. Đối tượng
áp dụng
Ủy ban nhân dân các cấp; các cơ quan,
tổ chức, cá nhân thuộc tỉnh thực hiện công tác quản lý nhà nước về thi hành
pháp luật xử lý vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính.
Điều 3. Cách thức
xác định hồ sơ xử phạt phức tạp
Hồ sơ xử phạt phức tạp nếu thuộc một
trong các trường hợp sau đây:
1. Vụ việc vi phạm hành chính phải thực
hiện thủ tục xác minh theo quy định tại Điều 59 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Vụ việc vi phạm hành chính trong
đó một cá nhân, tổ chức có từ hai hành vi vi phạm hành chính trở lên hoặc một vụ
việc vi phạm hành chính có từ hai cá nhân, tổ chức vi phạm trở lên.
3. Vụ việc vi phạm hành chính có yếu
tố nước ngoài.
4. Vụ việc vi phạm hành chính gây hậu
quả nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp
pháp của từ hai cá nhân, tổ chức trở lên. Mức độ nghiêm trọng về hậu quả do vi
phạm hành chính được xác định trên cơ sở các quy định pháp luật trong các
ngành, lĩnh vực cụ thể và hậu quả thực tế do hành vi vi phạm hành chính gây ra.
5. Vụ việc vi phạm hành chính phải tiến
hành các thủ tục giám định, thẩm định, đánh giá của cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền.
6. Vụ việc vi phạm hành chính thuộc
trường hợp giải trình theo quy định tại Điều 61 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
7. Vụ việc vi phạm hành chính phải
xác định giá trị tang vật, phương tiện vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định
khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt, thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện
vi phạm hành chính.
Điều 4. Thẩm quyền,
trình tự, thủ tục xác định hồ sơ xử phạt phức tạp
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm
hành chính là người có thẩm quyền xác định hồ sơ xử phạt phức tạp theo quy định
tại Điều 3 Quyết định này.
2. Trình tự, thủ tục xác định hồ sơ xử
phạt phức tạp
a) Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày
lập biên bản vi phạm hành chính, người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành
chính có văn bản kèm theo hồ sơ vụ việc vi phạm hành chính gửi người có thẩm
quyền xử phạt đề nghị xác định hồ sơ xử phạt phức tạp.
b) Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày
nhận được văn bản đề nghị xác định hồ sơ xử phạt phức tạp, hồ sơ vụ việc vi phạm
hành chính, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có văn bản xác định
hồ sơ xử phạt phức tạp theo quy định tại Điều 3 Quyết định này.
Điều 5. Kiểm tra,
đánh giá hồ sơ xử phạt phức tạp
1. Thẩm quyền kiểm tra, đánh giá hồ
sơ xử phạt phức tạp
a) Cơ quan kiểm tra, đánh giá hồ sơ xử
phạt phức tạp ở cấp tỉnh là Sở Tư pháp, ở cấp huyện là Phòng Tư pháp và ở cấp
xã là Ủy ban nhân dân cấp xã.
b) Người có thẩm quyền kiểm tra, đánh
giá hồ sơ xử phạt phức tạp là người thuộc cơ quan kiểm tra, đánh giá hồ sơ xử
phạt phức tạp được giao nhiệm vụ trực tiếp thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ
sơ xử phạt phức tạp.
2. Trình tự, thủ tục kiểm tra, đánh
giá hồ sơ xử phạt phức tạp
a) Trường hợp cần kiểm tra, đánh giá
hồ sơ xử phạt phức tạp để làm cơ sở ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành
chính
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có
văn bản xác định hồ sơ xử phạt phức tạp, người có thẩm quyền xử phạt hoặc cơ
quan của người có thẩm quyền xử phạt có văn bản kèm theo hồ sơ vụ việc vi phạm
hành chính gửi cơ quan tư pháp cùng cấp đề nghị kiểm tra, đánh giá hồ sơ xử phạt
phức tạp. Trường hợp thuộc thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
xã, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có văn bản xác định hồ sơ xử phạt phức tạp,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao nhiệm vụ cho công chức Tư pháp - Hộ tịch
thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ xử phạt phức tạp.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận
được văn bản đề nghị kiểm tra, đánh giá, thủ trưởng cơ quan tư pháp cùng cấp
giao nhiệm vụ cho người thực hiện kiểm tra, đánh giá và có văn bản báo cáo kết
quả kiểm tra, đánh giá hồ sơ xử phạt phức tạp (văn bản báo cáo kết quả kiểm
tra, đánh giá) gửi cơ quan, người có thẩm quyền đề nghị kiểm tra, đánh giá. Trường
hợp vụ việc vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp xã, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được giao nhiệm vụ kiểm tra,
đánh giá hồ sơ xử phạt phức tạp, công chức Tư pháp - Hộ tịch có văn bản báo cáo
kết quả kiểm tra, đánh giá gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
b) Trường hợp kiểm tra, đánh giá hồ
sơ xử phạt phức tạp sau khi đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
theo đề nghị của người có thẩm quyền xử phạt hoặc cơ quan của người có thẩm quyền
xử phạt
Trường hợp cần kiểm tra, đánh giá hồ
sơ xử phạt phức tạp theo quy định tại Điều 3 Quyết định này, người có thẩm quyền
xử phạt hoặc cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt có văn bản kèm theo hồ sơ
vụ việc vi phạm hành chính gửi cơ quan tư pháp cùng cấp đề nghị kiểm tra, đánh
giá hồ sơ xử phạt phức tạp. Trường hợp thuộc thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao nhiệm vụ cho công chức
Tư pháp - Hộ tịch thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ xử phạt phức tạp.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận
được văn bản đề nghị kiểm tra, đánh giá hồ sơ xử phạt phức tạp, thủ trưởng cơ
quan tư pháp cùng cấp giao nhiệm vụ cho người thực hiện kiểm tra, đánh giá hồ
sơ xử phạt phức tạp và có văn bản báo cáo kết quả kiểm tra, đánh giá hồ sơ xử
phạt phức tạp gửi cơ quan, người có thẩm quyền đề nghị kiểm tra, đánh giá. Trường
hợp vụ việc vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp xã, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được giao nhiệm vụ kiểm tra,
đánh giá hồ sơ xử phạt phức tạp, công chức Tư pháp - Hộ tịch có văn bản báo cáo
kết quả kiểm tra, đánh giá hồ sơ xử phạt phức tạp gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp xã.
c) Trường hợp kiểm tra, đánh giá hồ
sơ xử phạt phức tạp để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý công tác
thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 21, 22
Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số
điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính, được sửa đổi, bổ sung
tại Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Trường hợp cần kiểm tra, đánh giá hồ
sơ xử phạt phức tạp theo quy định tại Điều 3 Quyết định này để phục vụ công tác
thanh tra, kiểm tra, quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành
chính, Trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra có văn bản kèm theo hồ sơ vụ việc vi phạm
hành chính gửi cơ quan tư pháp cùng cấp đề nghị kiểm tra, đánh giá hồ sơ xử phạt
phức tạp.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận
được văn bản đề nghị kiểm tra, đánh giá hồ sơ xử phạt phức tạp, thủ trưởng cơ
quan tư pháp cùng cấp giao nhiệm vụ cho người thực hiện kiểm tra, đánh giá hồ
sơ xử phạt phức tạp và có văn bản báo cáo kết quả kiểm tra, đánh giá gửi Trưởng
đoàn thanh tra, kiểm tra.
d) Văn bản báo cáo kết quả kiểm tra,
đánh giá gồm các nội dung chính sau:
- Cơ sở xác định hành vi, đối tượng
vi phạm hành chính; tài liệu, chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm hành chính.
- Tính chất, mức độ, hậu quả do hành
vi vi phạm hành chính gây ra; hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ
sung, biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng để xử lý; các tình tiết tăng nặng,
giảm nhẹ; việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành
chính.
- Thời hiệu, thời hạn xử phạt vi phạm
hành chính.
- Thẩm quyền, thủ tục xử phạt vi phạm
hành chính, thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng
biện pháp khắc phục hậu quả; cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành
chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có).
- Việc áp dụng các biểu mẫu văn bản xử
phạt vi phạm hành chính theo quy định pháp luật.
- Các nội dung khác có liên quan đến
việc xem xét, xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả,
thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, cưỡng chế thi hành quyết định xử
phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (nếu
có).
Điều 6. Hồ sơ
thanh toán, kinh phí thực hiện
Hồ sơ thanh toán gồm:
1. Văn bản xác định hồ sơ xử phạt phức
tạp (nếu có).
2. Văn bản đề nghị kiểm tra, đánh giá
hồ sơ xử phạt phức tạp.
3. Văn bản báo cáo kết quả kiểm tra,
đánh giá hồ sơ xử phạt phức tạp của cơ quan, người có thẩm quyền.
Nội dung chi, mức chi hỗ trợ cán bộ,
công chức làm công tác kiểm tra, đánh giá hồ sơ xử phạt phức tạp thực hiện theo
quy định tại Nghị quyết số 119/2018/NQ-HĐND ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Đồng Nai quy định nội dung chi, mức chi thực hiện công tác quản
lý nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai.
Điều 7. Quyết định này có hiệu
lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 12 năm 2018
Điều 8. Tổ chức
thực hiện
1. Giao Sở Tư pháp tổ chức triển
khai, hướng dẫn thực hiện Quyết định này; tổng hợp những khó khăn, vướng mắc và
kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung hoặc
thay thế cho phù hợp với quy định pháp luật hiện hành.
2. Giao Sở Tài chính bố trí ngân sách
đảm bảo thực hiện công tác quản lý nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm
hành chính theo quy định.
3. Giao Ủy ban nhân dân các huyện, thị
xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa tổ chức triển khai, hướng dẫn Ủy ban nhân dân
cấp xã thực hiện Quyết định này.
4. Trong quá trình thực hiện nếu có
vướng mắc, phát sinh, các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã
Long Khánh, thành phố Biên Hòa và các đơn vị có liên quan báo cáo Ủy ban nhân
dân tỉnh (thông qua Sở Tư pháp) để xem xét, giải quyết theo quy định pháp luật.
5. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh,
thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Long
Khánh, thành phố Biên Hòa, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn
trên địa bàn tỉnh và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 8;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL);
- Bộ Tài chính;
- Cục Công tác phía Nam - Bộ Tư pháp;
- TT. Tỉnh ủy, TT. HĐND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT. UBND tỉnh;
- UBMTTQ Việt Nam và các đoàn thể tỉnh;
- Các sở, ban, ngành thuộc tỉnh;
- Báo Đồng Nai, Báo Lao động ĐN;
- Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh;
- Trung tâm Công báo tỉnh, Cổng TTĐT tỉnh;
- Chánh, các PCVP. UBND tỉnh;
- Lưu: VT, các phòng, ban, NC.
<chau.nc>
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Đinh Quốc Thái
|