Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 2653/QĐ-UBND 2017 Quy chế phối hợp xử lý vi phạm khai thác cát sỏi Khánh Hòa

Số hiệu: 2653/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa Người ký: Đào Công Thiên
Ngày ban hành: 08/09/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2653/QĐ-UBND

Khánh Hòa, ngày 08 tháng 9 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP, TRAO ĐỔI THÔNG TIN VÀ PHÁT HIỆN XỬ LÝ VI PHẠM TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC CÁT, SỎI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;

Căn cứ Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản;

Căn cứ Kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng ban Ban Chỉ đạo 138/CP tại Hội nghị về phòng, chống vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác cát, sỏi tại Thông báo số 161/TB-VPCP ngày 24 tháng 3 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 465/TTr-STNMT-KS ngày 14 tháng 8 năm 2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp, trao đổi thông tin và phát hiện xử lý vi phạm trong hoạt động khai thác cát, sỏi trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các đơn vị, các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đào Công Thiên

 

QUY CHẾ

PHỐI HỢP, TRAO ĐỔI THÔNG TIN VÀ PHÁT HIỆN XỬ LÝ VI PHẠM TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC CÁT, SỎI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2653/QĐ-UBND ngày 08 tháng 9 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định về nguyên tắc, phương thức, nhiệm vụ, trách nhiệm chủ trì và phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động khai thác khoáng sản cát, sỏi trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa;

2. Quy chế này áp dụng đối với các cơ quan: Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện); Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) và các cơ quan, đơn vị liên quan.

Điều 2. Mục đích phối hợp

1. Thiết lập cơ chế phối hợp đồng bộ, hiệu quả giữa các cấp chính quyền, các sở, ban ngành từ cấp tỉnh đến cấp xã trong quá trình tham gia phối hợp;

2. Tăng cường hỗ trợ chuyên môn, chuyên ngành và cung cấp, trao đổi thông tin nhằm thực hiện quản lý nhà nước về khoáng sản cát, sỏi hiệu quả, toàn diện, gắn liền với trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan, đơn vị có liên quan;

3. Kịp thời ngăn chặn, xử lý các hoạt động khai thác khoáng sản cát, sỏi trái phép trên địa bàn tỉnh.

Điều 3. Nguyên tắc phối hợp

1. Đảm bảo định hướng phát triển bền vững trong hoạt động khai thác khoáng sản cát, sỏi;

2. Cung cấp thông tin, thực hiện báo cáo, cho ý kiến theo chuyên ngành, địa bàn quản lý và chịu trách nhiệm theo chức năng quản lý của cơ quan phối hợp, nội dung thông tin phải bảo đảm chính xác, đầy đủ và kịp thời;

3. Việc phối kết hợp đảm bảo không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan phối hợp và đảm bảo việc thực hiện đồng bộ, hiệu quả, không chồng chéo;

4. Nghiêm cấm hành vi lợi dụng việc sử dụng thông tin, tài liệu, dữ liệu do cơ quan phối hợp cung cấp để vụ lợi hoặc phục vụ các mục đích bất hợp pháp khác.

Điều 4. Phương thức phối hợp

1. Cơ quan chủ trì trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của mình có thể phát hành văn bản hoặc thông tin trực tiếp (trong trường hợp cần thiết) đến Thủ trưởng cơ quan phối hợp để yêu cầu, đề nghị thực hiện nhiệm vụ có liên quan cần phối hợp.

2. Tùy theo tính chất, nội dung của công tác quản lý nhà nước có thể áp dụng một hoặc nhiều phương thức phối hợp: Lấy ý kiến bằng văn bản; tổ chức cuộc họp; tổ chức đoàn khảo sát, điều tra; thanh tra, kiểm tra, tổ chức đoàn công tác liên các cơ quan có liên quan.

3. Cơ quan phối hợp trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm:

a) Cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu, dữ liệu, ý kiến theo lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành liên quan đến công tác quản lý nhà nước về khoáng sản cát, sỏi và các vấn đề có liên quan cho cơ quan chủ trì. Việc cung cấp thông tin đảm bảo trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, trường hợp nội dung phối hợp theo yêu cầu bằng văn bản khẩn, hỏa tốc, công điện,... hoặc có thời hạn giao tại văn bản của cơ quan cấp trên thì phải thực hiện phối hợp phù hợp với thời hạn yêu cầu của văn bản đó;

b) Cử cán bộ tham gia phối hợp kịp thời khi có yêu cầu, kể cả ngoài giờ hành chính và chịu mọi trách nhiệm theo nhiệm vụ phối hợp; khi phối hợp theo hình thức tổ chức cuộc họp hoặc lập đoàn khảo sát, đoàn công tác, điều tra liên cơ quan thì cơ quan phối hợp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và Ủy ban nhân dân tỉnh về nhiệm vụ, ý kiến của cán bộ được cử tham gia thực hiện nhiệm vụ;

c) Quá thời hạn được quy định tại Điểm a Khoản 3, Điều 4 của Quy chế này mà cơ quan liên quan không thực hiện nhiệm vụ phối hợp, thì cơ quan chủ trì hoặc quyết định việc thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để chỉ đạo thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ phối hợp.

Chương II

NỘI DUNG PHỐI HỢP

Điều 5. Xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên khoáng sản

1. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì xây dựng và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý tài nguyên khoáng sản cát, sỏi trên địa bàn tỉnh;

2. Các sở, ban, ngành có liên quan có trách nhiệm tham gia và chịu trách nhiệm về nội dung góp ý vào dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý tài nguyên khoáng sản cát, sỏi;

3. Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành ban hành văn bản pháp luật phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực khoáng sản cát, sỏi trên địa bàn huyện theo thẩm quyền;

4. Sở Tư pháp có trách nhiệm thẩm định văn bản thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi được ban hành.

Điều 6. Bảo vệ tài nguyên cát, sỏi chưa khai thác, xử lý hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép

1. Sở Tài nguyên và Môi trường

a) Dựa trên nhu cầu khoáng sản cát, sỏi theo quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 làm cơ sở tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cấp phép khai thác đảm bảo cung cầu của địa phương;

b) Chủ trì, phối hợp với Cục Thuế tỉnh rà soát hồ sơ các doanh nghiệp đã được cấp phép khai thác khoáng sản cát, sỏi trước cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan cho cơ quan thuế làm cơ sở kiểm tra, xử lý trách nhiệm về nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;

c) Phối hợp cung cấp, trao đổi thông tin về những trường hợp được cấp phép khai thác khoáng sản cát, sỏi trên địa bàn tỉnh; sản lượng khai thác; thông tin về chuyển nhượng quyền khai thác cho cơ quan công an và các cơ quan khác khi cần;

d) Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật trong hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản cát, sỏi trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền; phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành trong công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản, xử lý, kiến nghị xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về khoáng sản và bảo vệ môi trường;

e) Đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra, rà soát các tổ chức, cá nhân được cấp phép khai thác khoáng sản cát, sỏi trước và sau khi Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành; đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản cát, sỏi của các đơn vị vi phạm, nhất là các hành vi vi phạm về hành lang đê điều, gây mất an ninh trật tự, khai thác ngoài phạm vi mốc giới cấp phép, không thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định;

f) Chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng, Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra, xử lý hoạt động khai thác khoáng sản cát, sỏi tại các vị trí tuyến sông giáp ranh giữa các huyện.

2. Sở Xây dựng

a) Theo dõi và dự báo nhu cầu sử dụng khoáng sản cát, sỏi để đề xuất báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh cấp phép thăm dò, khai thác đáp ứng nhu cầu cung cấp vật liệu xây dựng trên thị trường của tỉnh và vùng lân cận;

b) Kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật của các doanh nghiệp khai thác khoáng sản cát, sỏi về điều kiện sản xuất, kinh doanh cát, sỏi làm VLXDTT, làm cốt liệu cho bêtông và vữa theo quy định hiện hành.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Chủ trì, phối hợp với các cấp, các ngành tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý những trường hợp khai thác, nạo vét khoáng sản cát, sỏi lòng sông sử dụng bãi ven sông chứa cát, sỏi trái phép, vi phạm pháp luật về đê điều và phòng, chống lụt bão;

b) Tham mưu, đề xuất với cơ quan có thẩm quyền các giải pháp phòng, chống và khắc phục có hiệu quả tình trạng sạt lở bờ sông, bảo vệ đê điều, công trình thủy lợi liên quan đến các tuyến sông.

4. Sở Giao thông vận tải

a) Ngăn chặn, xử lý các phương tiện vận chuyển khoáng sản quá tải, quá khổ gây ảnh hưởng công trình giao thông;

b) Yêu cầu các tổ chức, cá nhân ký cam kết sửa chữa kết cấu hạ tầng giao thông bị hư hỏng do hoạt động vận chuyển khoáng sản gây ra theo quy định;

c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát độ sâu và ranh giới các dự án nạo vét khơi thông luồng lạch, thu hồi khoáng sản theo hồ sơ đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường xác định khối lượng, quản lý đối tượng hoạt động thu hồi, vận chuyển khoáng sản từ các dự án giao thông và dự án chuyên ngành khác;

d) Phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã có liên quan trong việc cấp phép khai thác khoáng sản cát, sỏi, quy hoạch xây dựng bến, bãi tập kết cát, sỏi.

5. Cục Thuế tỉnh

a) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan kiểm tra, rà soát việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của các tổ chức, cá nhân được cấp phép khai thác khoáng sản cát, sỏi, các công trình, dự án nạo vét luồng đường thủy nội địa kết hợp tận thu sản phẩm (tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường, tiền thuê đất đối với khai thác khoáng sản…);

b) Đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh biện pháp tính thuế đối với những tổ chức, cá nhân được cấp phép khai thác khoáng sản cát, sỏi không tự kê khai khối lượng, kê khai không đúng khối lượng, chủng loại… xử lý, đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm theo quy định.

6. Sở Tài chính

Trên cơ sở lập dự toán của các cơ quan, đơn vị liên quan gửi trong thời gian xây dựng dự toán hằng năm, Sở Tài chính thẩm định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối nguồn kinh phí thực hiện.

7. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong

Tổng hợp, thông báo cho Sở Tài nguyên và Môi trường về khối lượng khoáng sản cát, sỏi trong dự án đã được phê duyệt, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án có thu hồi vận chuyển khoáng sản cát, sỏi ra khỏi dự án (gồm các thông tin: Chủ đầu tư; giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được cấp, diện tích dự án; khối lượng cát, sỏi vận chuyển ra khỏi dự án).

8. Công an tỉnh

a) Tổ chức tuyên truyền, chủ động phòng, ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác, vận chuyển, kinh doanh cát, sỏi trên địa bàn tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ được giao; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức lực lượng để giải tỏa các điểm nóng gây mất an ninh trật tự do vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác khoáng sản cát, sỏi;

b) Chỉ đạo các đơn vị chức năng và công an các địa phương phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành trong công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản cát, sỏi; làm tốt công tác nắm tình hình, chủ động phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với các đối tượng, băng nhóm hoạt động tranh giành, có dấu hiệu “Bảo kê”, cưỡng đoạt tài sản trong khai thác, vận chuyển, tập kết, kinh doanh khoáng sản cát, sỏi.

9. Ủy ban nhân dân cấp huyện

a) Chỉ đạo các cơ quan chức năng, Ủy ban nhân dân cấp xã tăng cường công tác quản lý hoạt động thăm dò, khai thác, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản cát, sỏi lòng sông trên địa bàn, đặc biệt ở các tuyến sông giáp ranh giữa các huyện và giữa các tỉnh. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, kiên quyết xử lý các trường hợp khai thác cát, sỏi trái phép, vi phạm quy định về an toàn lao động, gây ô nhiễm môi trường, sạt lở bờ sông làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và an toàn đê điều, thoát lũ, gây bức xúc trong nhân dân; xử lý triệt để các trường hợp kinh doanh bến bãi, vận chuyển, tập kết khoáng sản cát, sỏi lòng sông trái phép hoặc không có nguồn gốc hợp pháp;

b) Khi phát hiện hoạt động khoáng sản cát, sỏi trái phép phải tổ chức ngay lực lượng ngăn chặn, xử lý kiên quyết, kịp thời theo thẩm quyền. Đối với các trường hợp phức tạp, cần hỗ trợ phối hợp phải kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật. Kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân nếu để xảy ra tình trạng thăm dò, khai thác, vận chuyển và tiêu thụ khoáng sản cát, sỏi trái phép trên sông mà không có biện pháp giải quyết, xử lý, ngăn chặn kịp thời;

c) Phối hợp với Cục Thuế tỉnh rà soát việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của các tổ chức, cá nhân được cấp phép khai thác khoáng sản cát, sỏi trên địa bàn;

d) Nghiên cứu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh bổ sung hoặc đưa ra khỏi quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản cát, sỏi trên địa bàn để có biện pháp bảo vệ quản lý khoáng sản cát, sỏi chưa khai thác;

e) Chủ động phối hợp kiểm tra, xử lý hoạt động khai thác khoáng sản cát, sỏi tại các vị trí tuyến sông giáp ranh giữa các huyện;

f) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh nếu để xảy ra hoạt động khai thác khoáng sản cát, sỏi lòng sông và sử dụng bãi ven sông chứa cát, sỏi trái phép trên địa bàn.

10. Ủy ban nhân dân cấp xã

a) Bảo vệ tài nguyên khoáng sản cát, sỏi chưa khai thác; xử lý hoạt động khai thác khoáng sản cát, sỏi trái phép, yêu cầu các chủ ghe không được neo đậu và lưu thông loại ghe có trọng tải lớn trên các sông (sông Cái, sông Chò,…); cấm các loại máy đào tập kết tại khu vực khai thác khoáng sản cát, sỏi trái phép và yêu cầu các chủ máy đào cam kết không khai thác, vận chuyển khoáng sản cát, sỏi trái phép;

b) Tổ chức kiểm tra, xử lý hoạt động khai thác, tập kết khoáng sản cát, sỏi trái phép trên địa bàn. Đối với những địa bàn thường xuyên xảy ra hoạt động khai thác khoáng sản cát, sỏi trái phép, tập trung nhiều phương tiện khai thác vào ban đêm thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã đó phải có kế hoạch bố trí lực lượng, phương tiện để kiểm tra, xử lý; đồng thời báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để bổ sung lực lượng kịp thời xử lý vi phạm;

c) Xây dựng phương án phối hợp với các xã giáp ranh có sông để kiểm tra, xử lý các đối tượng khai thác, tập kết, vận chuyển cát, sỏi lòng sông trái phép tại vùng giáp ranh;

d) Thực hiện tốt công tác quản lý tạm trú, tạm vắng đặc biệt là người lao động tham gia khai thác khoáng sản cát, sỏi trên địa bàn; nắm bắt tốt tình hình khu vực để đề phòng tranh chấp trong khai thác khoáng sản cát, sỏi, tập trung đông người gây mất an ninh trật tự nông thôn và gây bức xúc trong nhân dân;

e) Phát động phong trào quần chúng tham gia giám sát, phát hiện, tố giác các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật, nhất là các hành vi khai thác khoáng sản cát, sỏi gây sạt sở bờ sông, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, đe dọa an toàn cầu cống, đê điều;

f) Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh, sản xuất trên các khu vực sông, suối không khai thác khoáng sản cát, sỏi trái phép; đồng thời tuyên truyền các quy định của Nhà nước về xử phạt khi vi phạm về khai thác khoáng sản cát, sỏi trái phép;

g) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nếu để xảy ra hoạt động khai thác khoáng sản cát, sỏi lòng sông và sử dụng bãi ven sông chứa khoáng sản cát, sỏi trái phép, ảnh hưởng đến đất đai, môi trường và đê điều trên địa bàn.

11. Các tổ chức, cá nhân được cấp phép khai thác cát, sỏi

a) Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về khoáng sản và pháp luật khác có liên quan trong quá trình khai thác khoáng sản cát, sỏi; tuân thủ thiết kế mỏ, quy trình trong hoạt động khoáng sản, bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường. Thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật và bảo đảm quyền lợi của nhân dân địa phương có khoáng sản được khai thác. Bồi thường thiệt hại (nếu có) do hoạt động khai thác khoáng sản cát, sỏi gây ra;

b) Bảo vệ khoáng sản trên diện tích được cấp phép; khai thác hợp lý, tiết kiệm, tận thu tối đa khoáng sản; chấp hành quy định về quản lý hành chính, thực hiện đúng cam kết về thời gian khai thác để đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương;

c) Trong quá trình khai thác phải cắm mốc giới và thả phao định vị xác định rõ danh giới điểm mỏ khoáng sản được cấp phép; chấp hành các quy định về an toàn giao thông đường thủy; các phương tiện vận chuyển khoáng sản cát, sỏi phải được đăng ký, đăng kiểm đúng quy định;

d) Các doanh nghiệp thực hiện khai thác, nạo vét khoáng sản cát, sỏi lòng sông phải thực hiện lập thiết kế khai thác, thực hiện công báo hợp quy đối với các sản phẩm cát, sỏi xây dựng làm cốt liệu cho bêtông và vữa theo quy định hiện hành; thực hiện đăng ký giá bán buôn cát, sỏi làm VLXDTT hàng tháng cho các cơ quan quản lý nhà nước (Sở Xây dựng, Sở Tài chính) để thực hiện quản lý nhà nước về giá vật liệu xây dựng trên địa bàn;

e) Cam kết không xếp hàng quá tải lên xe ôtô, không để xe ôtô vận chuyển cát ướt để nước thải trên đường giao thông; ký quỹ cam kết sửa chữa kết cấu hạ tầng giao thông bị hư hỏng do hoạt động vận chuyển khoáng sản gây ra; chấp hành sự kiểm tra kiểm soát của các lực lượng chức năng và phối hợp các lực lượng chức năng xử lý các phương tiện vi phạm; thực hiện việc đấu nối đường từ mỏ khai thác ra các tuyến đường giao thông theo quy định.

12. Báo Khánh Hòa, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các cấp tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết cho các doanh nghiệp và nhân dân có ý thức bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản cát, sỏi; biểu dương những đơn vị, cá nhân làm tốt, phát hiện và đấu tranh phê phán, lên án những hành vi vi phạm pháp luật về khoáng sản cát, sỏi.

13. Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh có kế hoạch phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, Ủy ban nhân dân các cấp kịp thời triển khai công tác điều tra, truy tố, xét xử tội phạm khai thác khoáng sản cát, sỏi trái phép, đảm bảo tính răn đe, giáo dục, ngăn chặn; đồng thời xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 7. Trách nhiệm thi hành

1. Giám đốc các sở; Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quy chế này.

2. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra và đôn đốc các đơn vị thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ tại Quy chế này; định kỳ hàng quý (trước ngày 20 của tháng cuối quý) báo cáo tình hình thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các đơn vị có trách nhiệm phản ảnh kịp thời về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Tài nguyên và Môi trường) để xem xét, giải quyết./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2653/QĐ-UBND ngày 08/09/2017 về Quy chế phối hợp, trao đổi thông tin và phát hiện xử lý vi phạm trong hoạt động khai thác cát, sỏi trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.750

DMCA.com Protection Status
IP: 3.137.159.17
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!