ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1232/QĐ-UBND
|
Tuyên Quang, ngày
08 tháng 9 năm 2020
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CÔNG TÁC LIÊN NGÀNH KIỂM TRA, XỬ LÝ
VI PHẠM ĐỐI VỚI “XE HỢP ĐỒNG TRÁ HÌNH TUYẾN CỐ ĐỊNH”, “XE KẾT HỢP” VÀ CÁC XE Ô
TÔ VẬN CHUYỂN KHÁCH TRÁI QUY ĐỊNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Kế hoạch số 75/KH-UBND,
ngày 08/7/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về kiểm tra, xử lý vi phạm đối với “xe
hợp đồng trá hình tuyến cố định”, “xe kết hợp” và các xe ô tô vận chuyển khách
trái quy định trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang;
Căn cứ Quyết định số 1231/QĐ-UBND,
ngày 08/9/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thành lập Tổ công tác liên ngành kiểm
tra, xử lý vi phạm đối với “xe hợp đồng trá hình tuyến cố định”, “xe kết hợp”
và các xe ô tô vận chuyển khách trái quy định trên địa bàn tỉnh;
Xét đề nghị của Giám đốc Công an tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động
của Tổ công tác liên ngành kiểm tra, xử lý vi phạm đối với “xe hợp đồng trá
hình tuyến cố định”, “xe kết hợp” và các xe ô tô vận chuyển khách trái quy định
trên địa bàn tỉnh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Thành viên Tổ công tác
liên ngành, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành
quyết định này./.
Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh ủy; (báo cáo)
- Thường trực HĐND tỉnh; (báo cáo)
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Như Điều 5 (thi hành);
- Ban ATGT tỉnh;
- Chánh VP; Phó Chánh VP UBND tỉnh;
- Ban ATGT huyện, thành phố;
- Công an huyện, thành phố;
- Lưu VT- ĐTXD (A 50)
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Sơn
|
QUY CHẾ
HOẠT ĐỘNG TỔ CÔNG TÁC LIÊN NGÀNH KIỂM TRA, XỬ LÝ VI PHẠM ĐỐI VỚI “XE HỢP
ĐỒNG TRÁ HÌNH TUYẾN CỐ ĐỊNH”, “XE KẾT HỢP” VÀ CÁC XE Ô TÔ VẬN CHUYỂN KHÁCH TRÁI
QUY ĐỊNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1232 /QĐ-UBND, ngày 08/9/2020 của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và
đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định chức năng, nhiệm vụ, chế độ
làm việc, phương pháp thực hiện và chế độ thông tin, báo cáo của Tổ công tác
liên ngành kiểm tra, xử lý vi phạm đối với “xe hợp đồng trá hình tuyến cố định”,
“xe kết hợp” và các xe ô tô vận chuyển khách trái quy định trên địa bàn tỉnh (sau
đây viết gọn là Tổ công tác liên ngành).
2. Quy định trách nhiệm của Tổ trưởng, Phó Tổ trưởng,
Tổ giúp việc, thành viên Tổ công tác liên ngành trong thực hiện nhiệm vụ kiểm
tra, xử lý vi phạm về vận tải hành khách.
Điều 2. Vị trí, chức năng của
Tổ công tác liên ngành
1. Vị trí
Tổ công tác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thành
lập, hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và
chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện nhiệm vụ được
giao.
2. Chức năng:
a) Tổ công tác có chức năng rà soát, kiểm tra đối với
cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô, xe hợp đồng,
xe du lịch, xe tuyến cố định, xe ứng dụng hợp đồng điện tử... hoạt động trên địa
bàn tỉnh theo quy định.
b) Tuyên truyền, nhắc nhở, xử lý nghiêm các hành vi
vi phạm của lái xe, chủ phương tiện và các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách
bằng xe ô tô.
c) Tham mưu giúp Chủ tịch UBND tỉnh thực hiện hiệu
quả công tác quản lý nhà nước trong hoạt động vận tải hành khách bằng xe ô tô
trên địa bàn tỉnh.
Điều 3. Nguyên tắc làm việc của
Tổ công tác liên ngành
1. Tổ công tác liên ngành làm việc theo chế độ kiêm
nhiệm, đề cao trách nhiệm của Tổ trưởng; thành viên trong Tổ công tác liên
ngành chịu trách nhiệm trước Tổ trưởng trong phạm vi nhiệm vụ được phân công. Tổ
trưởng Tổ công tác liên ngành chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
về hoạt động của Tổ công tác.
2. Tổ công tác liên ngành thực hiện nhiệm vụ theo kế
hoạch hằng tháng; tổ chức sơ kết, tổng kết định kỳ 6 tháng, năm hoặc đột xuất
theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Tổ trưởng Tổ công tác.
3. Tổ trưởng (hoặc Phó Tổ trưởng khi được Tổ trưởng
giao) là người chủ trì và kết luận các cuộc họp của Tổ công tác; ký các văn bản
của Tổ công tác gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan có liên quan.
4. Công khai, minh bạch, khách quan trong quá trình
thực hiện nhiệm vụ
5. Mọi hành vi vi phạm phải được phát hiện, ngăn chặn
kịp thời, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật; sử dụng các phương tiện,
trang thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để kiểm tra, xử lý, bảo đảm đúng quy trình,
quy định, không gây cản trở, ùn tắc giao thông.
Chương II
PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG VÀ
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA TỔ CÔNG TÁC LIÊN NGÀNH
Điều 4. Phương thức hoạt động
1. Thực hiện chỉ đạo của cấp trên và tình hình thực
tế, Tổ trưởng Tổ Công tác tổ chức điều hành, triển khai các hoạt động của Tổ
công tác phù hợp với chuyên môn, lĩnh vực, thẩm quyền của các thành viên; thống
nhất với các thành viên sắp xếp, bố trí, huy động lực lượng phù hợp để thực hiện
hiệu quả chức năng, nhiệm vụ được giao.
2. Tổ trưởng Tổ công tác xây dựng kế hoạch, chương
trình, lịch công tác theo từng tháng để tổ chức triển khai thực hiện; hàng
tháng tổ chức hợp rút kinh nghiệm, tổng hợp kết quả báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh
theo quy định (qua Công an tỉnh và Sở Giao thông Vận tải).
3. Sử dụng biểu mẫu và biên bản vi phạm hành chính
theo chuyên môn, lĩnh vực, thẩm quyền của thành viên Tổ công tác liên ngành.
Kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm được phát hiện trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ, nếu hành vi vi phạm không thuộc thẩm quyền thì kiến nghị cơ quan chức
năng để xử lý.
4. Tổ công tác được sử dụng 01 xe ô tô của Văn
phòng Ban An toàn giao thông tỉnh và 01 xe ô tô của lực lượng Cảnh sát giao
thông, trường hợp cần thiết có thể huy động phương tiện chuyên dụng của các lực
lượng thành viên để thực hiện nhiệm vụ.
Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của
các thành viên Tổ công tác liên ngành
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ trưởng Tổ công tác
liên ngành:
a) Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh về các nhiệm vụ và các hoạt động của Tổ công tác;
b) Ký các văn bản điều hành, kế hoạch hoạt động của
Tổ công tác;
c) Phê duyệt, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm
vụ của Tổ công tác;
d) Điều hành, phân công, chỉ đạo các thành viên Tổ
công tác liên ngành thực hiện các nhiệm vụ được giao;
đ) Triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Tổ công
tác liên ngành;
e) Báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả
hoạt động của Tổ công tác và những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Tổ trưởng Tổ công
tác liên ngành:
a) Chịu trách nhiệm trước Tổ trưởng Tổ công tác
liên ngành về các nhiệm vụ được phân công;
b) Chỉ đạo, điều hành các hoạt động của Tổ công tác
theo phân công của Tổ trưởng Tổ công tác hoặc khi được Tổ trưởng Tổ công tác ủy
quyền;
c) Ký các văn bản điều hành hoạt động của Tổ công
tác theo phân công hoặc ủy quyền của Tổ trưởng Tổ công tác;
d) Điều hành, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm
vụ của thành viên Tổ công tác trong phạm vi nhiệm vụ được giao;
đ) Báo cáo Tổ trưởng Tổ công tác về kết quả thực hiện
các nhiệm vụ được ủy quyền.
3. Nhiệm vụ của thành viên Tổ công tác liên ngành:
a) Chịu trách nhiệm trước Tổ trưởng Tổ công tác
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được phân công;
b) Theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ so
với yêu cầu đề ra, báo cáo Tổ trưởng Tổ công tác;
c) Phát hiện những vướng mắc, bất cập trong quá
trình thực hiện các quy định của pháp luật khi kiểm tra, xử lý vi phạm đối với
“xe hợp đồng trá hình tuyến cố định”, “xe kết hợp” và các xe ô tô vận chuyển
khách trái quy định hiện hành; đề xuất giải pháp khắc phục;
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được phân công.
Điều 6. Chế độ thông tin, báo
cáo
1. Tổ công tác liên ngành phối hợp với các cơ quan
thông tin, truyền thông trong quá trình thực hiện kế hoạch để tuyên truyền,
nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về TTATGT đối với chủ phương tiện, người điều
khiển phương tiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô.
2. Tổ công tác liên ngành có trách nhiệm báo cáo định
kỳ 6 tháng, năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về
tình hình, kết quả hoạt động của Tổ công tác.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 7. Kinh phí hoạt động của
Tổ công tác liên ngành
Các thành viên tham gia Tổ công tác liên ngành, Tổ
giúp việc hưởng chế độ công tác phí tại đơn vị công tác theo quy định hiện
hành. Nhiên liệu phục vụ cho việc di chuyển của Tổ công tác liên ngành trích từ
nguồn kinh phí bảo đảm trật tự, an toàn giao thông hàng năm được phê duyệt.
Điều 8. Tổ chức thực hiện
Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày ban hành; trong
quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, tổng hợp, báo cáo Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh để điều chỉnh, bổ sung kịp thời./.