Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 117/2009/NĐ-CP xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Số hiệu: 117/2009/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 31/12/2009 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 117/2009/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2009

NGHỊ ĐỊNH

VỀ XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định về:

a) Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, hình thức xử phạt, mức phạt, thẩm quyền, thủ tục xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả;

b) Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng hình thức xử lý tạm thời đình chỉ hoạt động, buộc di dời, cấm hoạt động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng quy định tại Điều 49 Luật Bảo vệ môi trường; các biện pháp cưỡng chế, thẩm quyền, thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định tạm thời đình chỉ hoạt động, buộc di dời, cấm hoạt động;

c) Biện pháp công khai thông tin về tình hình ô nhiễm và vi phạm pháp luật của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là những hành vi vi phạm các quy định quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và theo quy định tại Nghị định này phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bao gồm:

a) Các hành vi vi phạm các quy định về lập, thực hiện cam kết bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung (sau đây gọi chung là báo cáo đánh giá tác động môi trường), đề án bảo vệ môi trường;

b) Các hành vi gây ô nhiễm môi trường;

c) Các hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất thải;

d) Các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu;

đ) Các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường hoạt động du lịch, bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên;

e) Các hành vi vi phạm các quy định về thực hiện phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường và các hành vi vi phạm các quy định khác về bảo vệ môi trường.

3. Các hành vi vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực bảo vệ môi trường không trực tiếp quy định trong Nghị định này thì áp dụng theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong các Nghị định khác có liên quan.

Điều 2. Đối tượng bị xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

1. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính:

a) Cá nhân, tổ chức trong nước và cá nhân, tổ chức nước ngoài (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên lãnh thổ Việt Nam đều bị xử phạt theo các quy định tại Nghị định này hoặc các Nghị định có liên quan. Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng theo quy định của Điều ước quốc tế đó.

b) Cá nhân là người chưa thành niên có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì bị xử phạt theo quy định tại Điều 7 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

2. Cơ sở gây ô nhiễm môi trường, cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng bị áp dụng hình thức xử lý tạm thời đình chỉ hoạt động, buộc di dời, cấm hoạt động theo quy định tại Chương III của Nghị định này.

Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tiêu chí xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

3. Cán bộ, công chức khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ mà có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường thì không bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định này mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

Điều 3. Hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền.

Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 500.000.000 đồng.

2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Tước quyền sử dụng đối với Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường, Giấy phép hành nghề vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại, Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước và các loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề có nội dung liên quan về bảo vệ môi trường (sau đây gọi chung là giấy phép, chứng chỉ hành nghề);

b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường;

b) Buộc phục hồi môi trường; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, lây lan dịch bệnh và các biện pháp bảo vệ môi trường khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

c) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, máy móc, thiết bị phương tiện, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu phế liệu, vật phẩm và phương tiện nhập khẩu, đưa vào trong nước không đúng quy định về bảo vệ môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường;

d) Buộc tiêu hủy pháo nổ, hàng hóa, vật phẩm gây ô nhiễm môi trường; sinh vật ngoại lai xâm hại; sinh vật biến đổi gen và các sản phẩm của chúng;

đ) Buộc thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường và các yêu cầu trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường;

e) Buộc vận hành đúng quy trình đối với công trình xử lý môi trường; buộc xây lắp công trình xử lý môi trường; buộc tháo dỡ công trình xử lý môi trường xây không đúng nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường và các yêu cầu trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường;

g) Buộc thực hiện đúng quy định về khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư;

h) Buộc chấm dứt các hoạt động trái phép, di dời ra khỏi khu vực cấm do mức độ đặc biệt nguy hiểm về môi trường đối với sức khỏe và tính mạng con người; buộc di dời cây trồng gây ảnh hưởng đến hành lang an toàn kỹ thuật của công trình bảo vệ môi trường.

i) Buộc thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ theo quy định.

k) Buộc thực hiện đúng quy định về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường và bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường;

l) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;

m) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác được quy định tại Chương II Nghị định này.

Điều 4. Hình thức xử lý cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo quy định tại Nghị định này. Ngoài ra, cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng còn bị áp dụng một trong các hình thức xử lý sau:

1. Tạm thời đình chỉ hoạt động cho đến khi thực hiện xong các biện pháp bảo vệ môi trường cần thiết;

2. Buộc di dời cơ sở đến vị trí xa khu dân cư và phù hợp với sức chịu tải của môi trường;

3. Cấm hoạt động;

4. Bị công khai thông tin về tình hình ô nhiễm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường; Báo Tài nguyên và Môi trường và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng khác.

Điều 5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính

1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là hai năm, kể từ ngày hành vi vi phạm hành chính được thực hiện; nếu quá thời hạn trên thì không xử phạt, nhưng vẫn áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.

2. Đối với cá nhân bị khởi tố, truy tố hoặc có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự mà có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường theo quy định tại Nghị định này thì trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người đã ra quyết định phải gửi quyết định cho người có thẩm quyền xử phạt; trong trường hợp này, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là ba tháng, kể từ ngày người có thẩm quyền nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vụ vi phạm.

3. Trong thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà cá nhân, tổ chức có vi phạm hành chính mới trong lĩnh vực bảo vệ môi trường hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp trên được tính lại, kể từ thời điểm thực hiện vi phạm hành chính mới hoặc kể từ thời điểm chấm dứt hành vi cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt.

4. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nếu quá một năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Điều 6. Áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường và sử dụng thông số môi trường để xác định hành vi vi phạm hành chính, mức độ vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được sử dụng để xác định hành vi vi phạm hành chính và mức độ vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; trường hợp có cả quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật địa phương thì áp dụng quy chuẩn kỹ thuật địa phương; trường hợp chưa có quy chuẩn kỹ thuật thì áp dụng tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật địa phương về môi trường bao gồm quy chuẩn kỹ thuật về chất thải và quy chuẩn kỹ thuật về môi trường xung quanh.

2. Số lần vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được xác định trên cơ sở lấy kết quả quan trắc, giám sát có giá trị cao nhất của một trong các thông số môi trường theo quy định của tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật (sau đây gọi chung là tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật).

Chương 2.

XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

MỤC 1. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, HÌNH THỨC, MỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ

Điều 7. Vi phạm các quy định về cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường có tính chất và quy mô tương ứng với đối tượng phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện đúng hoặc thực hiện không đầy đủ nội dung trong bản cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Không có văn bản báo cáo cơ quan đã xác nhận đề án bảo vệ môi trường về việc hoàn thành các biện pháp bảo vệ môi trường theo đề án bảo vệ môi trường đã được xác nhận.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện nội dung trong bản cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng, xây dựng không đúng, không vận hành, không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình xử lý môi trường đã cam kết trong bản cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.

4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không có bản cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường được xác nhận theo quy định.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung ghi trong bản cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;

b) Buộc phải vận hành đúng quy trình đối với công trình xử lý môi trường; buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải xây lắp công trình xử lý môi trường đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;

c) Buộc tháo dỡ công trình xử lý môi trường được xây dựng không đúng nội dung trong bản cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường đã được xác nhận đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;

d) Buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải lập, trình đề án bảo vệ môi trường cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xác nhận theo quy định đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;

đ) Buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do các hành vi vi phạm quy định tại Điều này gây ra.

Điều 8. Vi phạm các quy định về lập, thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không có văn bản báo cáo hoặc báo cáo không đúng thời hạn cho Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thực hiện dự án về nội dung quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;

b) Không niêm yết công khai tại địa điểm thực hiện dự án bản tóm tắt báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định;

c) Không có văn bản báo cáo, báo cáo không đúng thời hạn hoặc báo cáo sai sự thật cho cơ quan nhà nước đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường về kế hoạch xây lắp các công trình xử lý môi trường và hồ sơ thiết kế chi tiết của các công trình xử lý môi trường theo quy định;

d) Không xây dựng và gửi kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý môi trường cho cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường và cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án theo quy định;

đ) Không có văn bản báo cáo hoặc báo cáo sai sự thật cho cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường về những điều chỉnh, thay đổi các nội dung, biện pháp bảo vệ môi trường trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt theo quy định.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không dừng việc thi công, vận hành thử nghiệm các công trình xử lý môi trường, không báo cáo Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi thực hiện dự án và cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường trong trường hợp xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường khi triển khai các hoạt động thi công và vận hành thử nghiệm các công trình xử lý môi trường;

b) Vận hành các công trình xử lý môi trường đã bị điều chỉnh, thay đổi so với các biện pháp bảo vệ môi trường đã được phê duyệt trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mà không có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;

c) Không thực hiện việc giám sát chất thải, giám sát môi trường xung quanh theo quy định.

3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng, không đầy đủ các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt và các yêu cầu trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 5 Điều này.

4. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định;

b) Đưa công trình vào sử dụng khi chưa được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đúng, đầy đủ nội dung bảo vệ môi trường trong báo cáo đánh giá tác động môi trường và yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định.

5. Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 170.000.000 đồng đối với hành vi không xây lắp, xây lắp không đúng, không vận hành, không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình xử lý môi trường theo nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.

6. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi không có báo cáo đánh giá tác động môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện đúng quy định của pháp luật đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1, 2, 3 và điểm b khoản 4 điều này;

b) Buộc phải vận hành đúng quy trình đối với công trình xử lý môi trường; buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải xây lắp công trình xử lý môi trường đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này;

c) Buộc tháo dỡ công trình xử lý môi trường xây dựng không đúng nội dung trong bản báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này;

d) Buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải lập, trình đề án bảo vệ môi trường cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phê duyệt theo quy định đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 và khoản 6 Điều này;

đ) Buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do các hành vi vi phạm quy định tại Điều này gây ra.

Điều 9. Vi phạm các quy định về lập, thực hiện đề án bảo vệ môi trường có tính chất và quy mô tương ứng với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không có văn bản báo cáo cơ quan đã phê duyệt đề án bảo vệ môi trường về việc hoàn thành các biện pháp bảo vệ môi trường theo đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt.

2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ các nội dung trong đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 170.000.000 đồng đối với hành vi không xây lắp, xây lắp không đúng, không vận hành, không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình xử lý môi trường theo nội dung trong đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt.

4. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi không lập đề án bảo vệ môi trường trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện đúng quy định của pháp luật đối với các trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;

b) Buộc phải vận hành đúng quy trình đối với công trình xử lý môi trường tại thời điểm phát hiện hành vi vi phạm; buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải xây lắp công trình xử lý môi trường đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;

c) Buộc tháo dỡ công trình xử lý môi trường xây dựng không đúng nội dung trong đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này;

d) Buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải lập, trình đề án bảo vệ môi trường cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phê duyệt theo quy định đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;

đ) Buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do các hành vi vi phạm quy định tại Điều này gây ra.

Điều 10. Vi phạm các quy định về xả nước thải

1. Đối với hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 2 lần thì xử phạt như sau:

a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 10m3/ngày (24 giờ);

b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 10m3/ngày (24 giờ) đến dưới 50m3/ngày (24 giờ);

c) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 50m3/ngày (24 giờ) đến dưới 500m3/ngày (24 giờ);

d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 500m3/ngày đến dưới 2.000m3/ngày (24 giờ);

đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 2.000m3/ngày đến dưới 5.000m3/ngày (24 giờ);

e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 5.000m3/ngày đến dưới 10.000m3/ngày (24 giờ);

g) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 10.000m3/ngày (24 giờ) trở lên.

2. Đối với hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 2 lần đến dưới 5 lần thì xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 10m3/ngày (24 giờ);

b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 10m3/ngày (24 giờ) đến dưới 50m3/ngày (24 giờ);

c) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 50m3/ngày (24 giờ) đến dưới 500m3/ngày (24 giờ);

d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 500m3/ngày đến dưới 2.000m3/ngày (24 giờ);

đ) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 2.000m3/ngày đến dưới 5.000m3/ngày (24 giờ);

e) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 5.000m3/ngày đến dưới 10.000m3/ngày (24 giờ);

g) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 10.000m3/ngày (24 giờ) trở lên.

3. Đối với hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 5 lần đến dưới 10 lần thì xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 10m3/ngày (24 giờ);

b) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 10m3/ngày (24 giờ) đến dưới 50m3/ngày (24 giờ);

c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 50m3/ngày (24 giờ) đến dưới 500m3/ngày (24 giờ);

d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 500m3/ngày đến dưới 2.000m3/ngày (24 giờ);

đ) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 2.000m3/ngày đến dưới 5.000m3/ngày (24 giờ);

e) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 5.000m3/ngày đến dưới 10.000m3/ngày (24 giờ);

g) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 10.000m3/ngày (24 giờ) trở lên.

4. Đối với hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 10 lần trở lên thì xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 10m3/ngày (24 giờ);

b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 10m3/ngày (24 giờ) đến dưới 50m3/ngày (24 giờ);

c) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 50m3/ngày (24 giờ) đến dưới 500m3/ngày (24 giờ);

d) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 500m3/ngày đến dưới 2.000m3/ngày (24 giờ);

đ) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 2.000m3/ngày đến dưới 5.000m3/ngày (24 giờ);

e) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 5.000m3/ngày đến dưới 10.000m3/ngày (24 giờ);

g) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 10.000m3/ngày (24 giờ) trở lên.

5. Đối với trường hợp xả nước thải có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất thải xử phạt như sau:

a) Phạt tăng thêm từ 20% đến 30% của mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, b, c và d khoản 1; điểm a, b và điểm c khoản 2; điểm a, b khoản 3; điểm a khoản 4 Điều này mà trong nước thải có chứa chất nguy hại;

b) Phạt tăng thêm từ 30% đến 40% của mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1; điểm d, đ khoản 2; điểm c và điểm d khoản 3; điểm b và điểm c khoản 4 Điều này mà trong nước thải có chứa chất nguy hại;

c) Phạt tăng thêm từ 40% đến 50% của mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 1; điểm e và điểm g khoản 2; điểm đ, e và điểm g khoản 3; điểm d, đ, e và điểm g khoản 4 Điều này mà trong nước thải có chứa chất nguy hại.

6. Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho phép.

7. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề cho đến khi thực hiện xong các biện pháp bảo vệ môi trường đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm g khoản 3, điểm e và điểm g khoản 4, 5 và khoản 6 Điều này.

8. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do các hành vi vi phạm quy định tại Điều này gây ra.

Điều 11. Vi phạm về thải khí, bụi

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi thải mùi hôi thối, mùi khó chịu vào môi trường.

2. Đối với hành vi thải khí, bụi vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,5 lần thì bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải nhỏ hơn 500m3/giờ;

b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 500m3/giờ đến dưới 2.000m3/giờ;

c) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 2.000m3/giờ đến dưới 8.000m3/giờ;

d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 8.000m3/giờ đến dưới 20.000m3/giờ;

đ) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 20.000m3/giờ đến dưới 60.000m3/giờ;

e) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 60.000m3/giờ đến dưới 100.000m3/giờ;

g) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 100.000m3/giờ trở lên.

3. Đối với hành vi thải khí, bụi vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,5 lần đến dưới 2 lần thì bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải nhỏ hơn 500m3/giờ;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 500m3/giờ đến dưới 2.000m3/giờ;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 2.000m3/giờ đến dưới 8.000m3/giờ;

d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 8.000m3/giờ đến dưới 20.000m3/giờ;

đ) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 20.000m3/giờ đến dưới 60.000m3/giờ;

e) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 60.000m3/giờ đến dưới 100.000m3/giờ;

g) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 100.000m3/giờ trở lên.

4. Đối với hành vi thải khí, bụi vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 2 lần đến dưới 3 lần thì bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải nhỏ hơn 500m3/giờ;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 500m3/giờ đến dưới 2.000m3/giờ;

c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 2.000m3/giờ đến dưới 8.000m3/giờ;

d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 8.000m3/giờ đến dưới 20.000m3/giờ;

đ) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 20.000m3/giờ đến dưới 60.000m3/giờ;

e) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 60.000m3/giờ đến dưới 100.000m3/giờ;

g) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 100.000m3/giờ trở lên.

5. Đối với hành vi thải khí, bụi vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 3 lần đến dưới 5 lần thì bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải nhỏ hơn 500m3/giờ;

b) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 500m3/giờ đến dưới 2.000m3/giờ;

c) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 2.000m3/giờ đến dưới 8.000m3/giờ;

d) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 8.000m3/giờ đến dưới 20.000m3/giờ;

đ) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 20.000m3/giờ đến dưới 60.000m3/giờ;

e) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 60.000m3/giờ đến dưới 100.000m3/giờ;

g) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 100.000m3/giờ trở lên.

6. Đối với hành vi thải khí, bụi vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 5 lần trở lên thì bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải nhỏ hơn 500m3/giờ;

b) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 500m3/giờ đến dưới 2.000m3/giờ;

c) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 2.000m3/giờ đến dưới 8.000m3/giờ;

d) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 8.000m3/giờ đến dưới 20.000m3/giờ;

đ) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 20.000m3/giờ đến dưới 60.000m3/giờ;

e) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 60.000m3/giờ đến dưới 100.000m3/giờ;

g) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 100.000m3/giờ trở lên.

7. Đối với trường hợp thải khí, bụi có ít nhất một thông số ô nhiễm nguy hại vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất thải thì bị xử phạt như sau:

a) Phạt tăng thêm từ 30% đến 40% của mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, b, c và điểm d khoản 2; điểm a và điểm b khoản 3; điểm a khoản 4 Điều này mà trong khí, bụi thải có chứa chất thải nguy hại;

b) Phạt tăng thêm từ 40% đến 50% của mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d và điểm e khoản 2; điểm c, d và điểm đ khoản 3; điểm b, c và d khoản 4; điểm a, b và điểm c khoản 5; điểm a và điểm b khoản 6 Điều này mà trong khí, bụi thải có chứa chất thải nguy hại;

c) Phạt tăng thêm từ 50% đến 60% của mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 2; điểm e và điểm g khoản 3; điểm d, e và điểm g khoản 4; điểm d, đ, e và điểm g khoản 5; điểm c, d, đ, e và điểm g khoản 6 Điều này mà trong khí, bụi thải có chứa chất thải nguy hại.

8. Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi thải khí, bụi có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho phép.

9. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề cho đến khi thực hiện xong các biện pháp bảo vệ môi trường đối với các trường hợp vi phạm quy định tại điểm g khoản 5, điểm e và điểm g khoản 6, 7 và khoản 8 Điều này.

10. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do các hành vi vi phạm quy định tại Điều này gây ra.

Điều 12. Vi phạm các quy định về tiếng ồn

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 1,5 lần trong khoảng thời gian từ 6 giờ đến 22 giờ.

2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 1,5 lần trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ ngày hôm sau.

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 1,5 lần trở lên trong khoảng thời gian từ 6 giờ đến trước 22 giờ.

4. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 1,5 lần trở lên trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ ngày hôm sau.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề cho đến khi thực hiện xong các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với các trường hợp vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với các trường hợp vi phạm quy định tại Điều này.

Điều 13. Vi phạm các quy định về độ rung

1. Vi phạm các quy định về độ rung trong hoạt động xây dựng:

a) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về độ rung trong khoảng thời gian từ 7 giờ đến 19 giờ đối với khu vực cần có môi trường đặc biệt yên tĩnh, khu dân cư, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính; từ 6 giờ đến 22 giờ đối với khu dân cư xen kẽ trong khu thương mại, dịch vụ và sản xuất;

b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về độ rung trong khoảng thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 7 giờ sáng ngày hôm sau đối với khu vực cần có môi trường đặc biệt yên tĩnh, khu dân cư, khách sạn, nhà nghỉ; trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ ngày hôm sau đối với khu dân cư xen kẽ trong khu thương mại, dịch vụ và sản xuất.

2. Vi phạm các quy định về độ rung trong hoạt động sản xuất:

a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về độ rung trong thời gian từ 6 giờ đến 18 giờ đối với khu vực cần có môi trường đặc biệt yên tĩnh, khu dân cư, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính, khu dân cư xen kẽ trong khu thương mại, dịch vụ và sản xuất;

b) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi gây độ rung vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về độ rung trong thời gian từ 18 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ ngày hôm sau đối với khu vực cần có môi trường đặc biệt yên tĩnh, khu dân cư, khách sạn, nhà nghỉ, khu dân cư xen kẽ trong khu thương mại, dịch vụ và sản xuất.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề cho đến khi thực hiện xong các biện pháp giảm thiểu độ rung đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với các trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải thực hiện các biện pháp giảm thiểu độ rung đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với các trường hợp vi phạm quy định tại Điều này.

Điều 14. Hành vi gây ô nhiễm đất, nước hoặc không khí

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi chôn vùi hoặc thải vào đất các chất gây ô nhiễm ở thể rắn, bùn, chất thải vệ sinh hầm cầu không đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi xả, thải dầu mỡ, hóa chất độc hại, các chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng độc hại và gây dịch bệnh hoặc các yếu tố độc hại khác vào môi trường nước không đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

3. Phạt tăng thêm từ 20% đến 30% của mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 10; Điều 11; khoản 3, 4 và khoản 5 Điều 16; điểm a khoản 3 Điều 17; điểm b và điểm d khoản 3 Điều 19; Điều 22; khoản 3, 4, 5, 6 và khoản 7 Điều 23; khoản 2 và khoản 3 Điều 31 mà làm hàm lượng chất gây ô nhiễm trong đất, nước hoặc không khí vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường xung quanh đến dưới 3 lần đối với thông số nguy hại hoặc dưới 5 lần đối với thông số khác.

4. Phạt tăng thêm từ 30% đến 40% của mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 10; Điều 11; khoản 3, 4 và khoản 5 Điều 16; điểm a khoản 3 Điều 17; điểm b và điểm d khoản 3 Điều 19; Điều 22; khoản 3, 4, 5, 6 và khoản 7 Điều 23; khoản 2 và khoản 3 Điều 31 mà làm hàm lượng chất gây ô nhiễm trong đất, nước hoặc không khí vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường xung quanh từ 3 lần đến dưới 5 lần đối với thông số nguy hại hoặc từ 5 lần đến dưới 10 lần đối với thông số khác.

5. Phạt tăng thêm từ 40% đến 50% của mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 10; Điều 11; khoản 3, 4 và khoản 5 Điều 16; điểm a khoản 3 Điều 17; điểm b và điểm d khoản 3 Điều 19; Điều 22; khoản 3, 4, 5, 6 và khoản 7 Điều 23; khoản 2 và khoản 3 Điều 31 mà làm hàm lượng chất gây ô nhiễm trong đất, nước hoặc không khí vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường xung quanh từ 5 lần trở lên đối với thông số nguy hại hoặc từ 10 lần trở lên đối với thông số khác.

6. Tổng số tiền phạt đối với mỗi hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, 4 và khoản 5 Điều này tối đa không vượt 500.000.000 đồng.

7. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

8. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi, thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do các hành vi vi phạm quy định tại Điều này gây ra.

Điều 15. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường đối với cơ sở thuộc danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị áp dụng hình thức buộc di dời.

1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng nội dung yêu cầu, tiến độ xử lý ô nhiễm môi trường.

2. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện các biện pháp giảm thiểu, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường;

b) Không thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường;

c) Không tiến hành các biện pháp ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm môi trường, hạn chế sự lan rộng, ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của nhân dân trong vùng.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, phục hồi môi trường do các hành vi vi phạm quy định tại Điều này gây ra.

Điều 16. Vi phạm các quy định về vận chuyển, chôn lấp, thải chất thải rắn thông thường; vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển phương tiện vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa, chất thải không che chắn hoặc để rơi vãi trong khi tham gia giao thông.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi không sử dụng thiết bị, phương tiện chuyên dụng bảo đảm không rò rỉ, phát tán ra môi trường trong quá trình vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa, chất thải.

3. Đối với hành vi chôn lấp, thải chất thải rắn không đúng nơi quy định hoặc không đúng quy định về bảo vệ môi trường thì xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với trường hợp chôn lấp, thải chất thải rắn đến dưới 5m3;

b) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp chôn lấp, thải chất thải rắn từ 5m3 đến dưới 20m3;

c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với trường hợp chôn lấp, thải chất thải rắn từ 20m3 đến dưới 50m3;

d) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường hợp chôn lấp, thải chất thải rắn từ 50m3 đến dưới 70m3;

đ) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp chôn lấp, thải chất thải rắn từ 70m3 đến dưới 100m3;

e) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp chôn lấp, thải chất thải rắn từ 100m3 đến dưới 200m3;

g) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với trường hợp chôn lấp, thải chất thải rắn từ 200m3 đến dưới 500m3;

h) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với trường hợp chôn lấp, thải chất thải rắn đến từ 500m3 trở lên.

4. Phạt tăng thêm từ 40% đến 50% số tiền phạt so với mức phạt tiền tương ứng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này trong trường hợp chất thải rắn có chứa chất thải nguy hại.

5. Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này trong trường hợp chất thải có chứa chất phóng xạ vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho phép.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng Giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại từ 6 (sáu) tháng đến 12 (mười hai) tháng đối với các trường hợp vi phạm quy định tại điểm h khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính đối với trường hợp quy định tại điểm e, g và điểm h khoản 3; khoản 4 và khoản 5 Điều này.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm quy định tại Điều này gây ra;

b) Buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do các hành vi vi phạm quy định tại Điều này gây ra.

Điều 17. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường đối với chủ nguồn thải chất thải nguy hại

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không chuyển chứng từ chất thải nguy hại cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định; không thực hiện việc kê khai chứng từ chất thải nguy hại theo quy định;

b) Không có văn bản báo cáo gửi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về tình hình phát sinh và quản lý chất thải nguy hại theo quy định;

c) Không thông báo bằng văn bản và nộp lại sổ đăng ký chủ nguồn thải cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi chấm dứt hoạt động;

d) Không xây dựng kế hoạch hoặc biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố do chất thải nguy hại gây ra theo quy định.

2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại, không điều chỉnh đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại theo quy định;

b) Vi phạm các quy định về quản lý hồ sơ cho các hoạt động liên quan đến chất thải nguy hại;

c) Không đăng ký, báo cáo theo quy định với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại quá thời hạn phải xử lý, tiêu hủy trong trường hợp chưa tìm được chủ xử lý, tiêu hủy phù hợp.

3. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau đây:

a) Không phân loại chất thải nguy hại, để lẫn chất thải nguy hại khác loại với nhau hoặc với chất thải khác; không bố trí nơi an toàn để lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại; không đóng gói, bảo quản chất thải nguy hại theo chủng loại trong các bồn, thùng chứa, bao bì chuyên dụng đáp ứng các yêu cầu về an toàn, kỹ thuật, bảo đảm không rò rỉ, rơi vãi hoặc phát tán ra môi trường; không dán nhãn theo quy định;

b) Chuyển giao, cho, bán chất thải nguy hại cho tổ chức, cá nhân không có đủ điều kiện về quản lý, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại theo quy định;

c) Xuất khẩu chất thải nguy hại khi chưa có văn bản cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện đúng quy định của pháp luật đối với các vi phạm quy định tại Điều này;

b) Buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do các hành vi vi phạm quy định tại Điều này gây ra.

Điều 18. Vi phạm các quy định về vận chuyển chất thải nguy hại

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không có quy trình vận hành an toàn các phương tiện, thiết bị chuyên dụng;

b) Không có kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường;

c) Không có kế hoạch về an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe cho cán bộ, nhân viên và lái xe;

d) Không có kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố;

đ) Không có kế hoạch đào tạo định kỳ hàng năm cho cán bộ, nhân viên và lái xe về vận hành an toàn các phương tiện, thiết bị chuyên dụng; bảo vệ môi trường; an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe; phòng ngừa và ứng phó sự cố;

e) Không gửi hồ sơ vận chuyển xuyên biên giới cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định;

g) Không có báo cáo bằng văn bản về tình hình hoạt động quản lý chất thải nguy hại gửi cơ quan có thẩm quyền theo quy định;

h) Không thực hiện đúng quy trình kê khai và sử dụng chứng từ chất thải nguy hại theo quy định;

i) Không thông báo nội dung Giấy phép quản lý chất thải nguy hại cho Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã theo quy định;

k) Không có dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa theo quy định; phương tiện vận chuyển không được lắp đặt thiết bị cảnh báo và xử lý khẩn cấp sự cố khi vận hành;

l) Không có kế hoạch xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường tại cơ sở khi chấm dứt hoạt động;

m) Không thông báo bằng văn bản và nộp lại Giấy phép quản lý chất thải nguy hại cho cơ quan có thẩm quyền khi chấm dứt hoạt động theo quy định.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không có Giấy phép quản lý chất thải nguy hại;

b) Vi phạm các quy định về quản lý hồ sơ cho các hoạt động liên quan đến chất thải nguy hại theo quy định;

c) Phương tiện vận chuyển không được đăng ký lưu hành;

d) Không có cán bộ kỹ thuật thuộc chuyên ngành hóa học, môi trường hoặc tương đương để đảm nhiệm việc quản lý, điều hành, tập huấn về chuyên môn, kỹ thuật; hoặc không có đủ đội ngũ lái xe và nhân viên vận hành được tập huấn để bảo đảm vận hành an toàn các phương tiện, thiết bị;

đ) Không được trang bị hệ thống định vị vệ tinh (GPS) đối với phương tiện vận chuyển chất thải có tính nguy hại cao;

e) Phương tiện, thiết bị chuyên dụng thu gom, vận chuyển, đóng gói, bảo quản và lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại không được thiết kế bảo đảm theo quy định về bảo vệ môi trường;

g) Không có hợp đồng nguyên tắc về việc vận chuyển chất thải nguy hại với tổ chức, cá nhân có Giấy phép hành nghề xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại;

h) Vận chuyển chất thải nguy hại không theo tuyến đường, quãng đường, thời gian theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

3. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi chuyển giao chất thải nguy hại cho tổ chức, cá nhân khác hoặc bán, cho chất thải nguy hại cho tổ chức, cá nhân không có đủ điều kiện về quản lý, xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng Giấy phép quản lý chất thải nguy hại từ 6 (sáu) tháng đến 12 (mười hai) tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1, các điểm b, c, d, đ, e, g và h khoản 2 Điều này.

b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 6 (sáu) tháng đến 12 (mười hai) tháng đối với các trường hợp vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện đúng quy định của pháp luật đối với các vi phạm quy định tại Điều này;

b) Buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do các hành vi vi phạm quy định tại Điều này gây ra.

Điều 19. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý, tiêu hủy, chôn lấp chất thải nguy hại

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thông báo nội dung Giấy phép quản lý chất thải nguy hại cho Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã nơi đặt cơ sở xử lý, tiêu hủy, chôn lấp chất thải nguy hại;

b) Không có văn bản báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình hoạt động quản lý chất thải nguy hại theo quy định;

c) Không có hàng rào ngăn cách và biển hiệu cảnh báo;

d) Không thực hiện đúng quy trình kê khai và sử dụng chứng từ chất thải nguy hại theo quy định;

đ) Không thông báo bằng văn bản và nộp lại Giấy phép quản lý chất thải nguy hại cho cơ quan có thẩm quyền khi chấm dứt hoạt động.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không có Giấy phép quản lý chất thải nguy hại;

b) Vi phạm các quy định về quản lý hồ sơ cho các hoạt động liên quan đến chất thải nguy hại (khai báo sai, báo cáo sai, làm mất chứng từ quản lý chất thải nguy hại);

c) Không thực hiện đúng các quy định trong Giấy phép quản lý chất thải nguy hại, nội dung hợp đồng xử lý, tiêu hủy, chôn lấp chất thải nguy hại;

d) Không đăng ký và không có văn bản phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền thẩm định công nghệ xử lý chất thải nguy hại;

đ) Không có biện pháp bảo đảm an toàn về sức khỏe và tính mạng cho người lao động làm việc trong cơ sở xử lý chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật về lao động;

e) Không lưu giữ chất thải nguy hại trước và sau khi xử lý trong thiết bị chuyên dụng phù hợp với loại hình chất thải nguy hại;

g) Đưa vào vận hành trước khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận đạt yêu cầu kỹ thuật tiếp nhận, chôn lấp chất thải nguy hại.

3. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Chuyển giao, cho, bán chất thải nguy hại cho tổ chức, cá nhân không có đủ điều kiện về quản lý, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại theo quy định;

b) Khu xử lý, tiêu hủy, chôn lấp chất thải nguy hại không được xây dựng bảo đảm an toàn kỹ thuật, không có biện pháp ngăn cách hóa chất độc hại ngấm vào nguồn nước dưới đất;

c) Không có trang thiết bị phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường;

d) Không có các biện pháp bảo đảm các điều kiện về vệ sinh môi trường, tránh phát tán khí độc ra môi trường xung quanh;

đ) Không có khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư, khu bảo tồn thiên nhiên, nguồn nước mặt, nước dưới đất.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng Giấy phép quản lý chất thải nguy hại từ 6 (sáu) tháng đến 12 (mười hai) tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện đúng quy định của pháp luật đối với các vi phạm quy định tại Điều này;

b) Buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do các hành vi vi phạm quy định tại Điều này gây ra.

Điều 20. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu

1. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu không đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

2. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển, quá cảnh hàng hóa, thiết bị, phương tiện có khả năng gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường qua lãnh thổ Việt Nam mà chưa được phép hoặc chưa bị kiểm tra về môi trường của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

3. Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện nhiễm chất phóng xạ, vi trùng gây bệnh, chất độc khác chưa được tẩy rửa hoặc không có khả năng làm sạch;

b) Nhập khẩu nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hóa chất, hàng hóa trong Danh mục Nhà nước cấm nhập khẩu gây ô nhiễm môi trường;

c) Nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải đã qua sử dụng để phá dỡ không đúng với quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

d) Nhập khẩu hợp chất làm suy giảm tầng ôzôn theo Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu phương tiện chuyên chở, chứa đựng sử dụng để vi phạm hành chính.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tái xuất hoặc tiêu hủy máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu. Tịch thu sản phẩm có giá trị sau khi tiêu hủy và xử lý theo quy định của pháp luật;

b) Buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do các hành vi vi phạm quy định tại Điều này gây ra.

Điều 21. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không có báo cáo tình hình nhập khẩu, sử dụng phế liệu nhập khẩu theo quy định.

2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu phế liệu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Không có Giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu;

b) Không có đủ điều kiện về năng lực, kho bãi theo quy định;

c) Không có hợp đồng nhập khẩu ủy thác phế liệu theo quy định của pháp luật;

d) Không thông báo bằng văn bản cho Sở Tài nguyên và Môi trường nơi đặt cơ sở sản xuất hoặc kho, bãi chứa phế liệu nhập khẩu về chủng loại, số lượng, trọng lượng phế liệu, cửa khẩu nhập, tuyến vận chuyển, kho, bãi tập kết phế liệu và nơi đưa phế liệu vào sản xuất trước khi bốc dỡ theo quy định của pháp luật.

3. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Nhập khẩu phế liệu không được phân loại, làm sạch hoặc có lẫn vi trùng gây bệnh, vật liệu, vật phẩm, hàng hóa cấm nhập khẩu theo quy định;

b) Không xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với tạp chất đi cùng phế liệu nhập khẩu hoặc cho, bán tạp chất đó.

4. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu phế liệu có chứa chất thải.

5. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu phế liệu có chứa tạp chất nguy hại.

6. Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu, quá cảnh phế liệu có chất phóng xạ; nhập khẩu phế liệu không thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu.

7. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng Giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu từ 6 (sáu) đến 12 (mười hai) tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm b, c khoản 2, các khoản 3, 4, 5 và khoản 6 Điều này.

8. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tái xuất hoặc tiêu hủy đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm a, b khoản 2 các khoản 3, 4, 5 và 6 Điều này. Tịch thu sản phẩm có giá trị sau khi tiêu hủy và xử lý theo quy định của pháp luật;

b) Buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do các hành vi vi phạm quy định tại Điều này gây ra.

Điều 22. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với chủ khu chăn nuôi tập trung có một trong các hành vi sau đây:

a) Không có hệ thống thu gom, xử lý nước thải, khí bụi, mùi hôi thối, mùi khó chịu đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất thải;

b) Chất thải rắn trong chăn nuôi không được quản lý theo quy định về quản lý chất thải rắn, phát tán ra ngoài môi trường;

c) Xác vật nuôi bị chết do dịch bệnh không được quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với khu nuôi trồng thủy sản tập trung có một trong các hành vi sau đây:

a) Chất thải không được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất thải;

b) Không phục hồi môi trường ngay sau khi ngừng hoạt động nuôi trồng thủy sản;

c) Không bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường, sử dụng hóa chất độc hại hoặc tích tụ độc hại.

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng khu nuôi trồng thủy sản tập trung trên bãi bồi đang hình thành vùng cửa sông ven biển; phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy sản.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện đúng quy định của pháp luật đối với các vi phạm quy định tại Điều này;

b) Buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do các hành vi vi phạm quy định tại Điều này gây ra.

Điều 23. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường biển

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với chủ phương tiện vận tải, kho lưu giữ hàng hóa trên biển có nguy cơ gây ra sự cố môi trường mà không thông báo cho các lực lượng cứu nạn, cứu hộ quốc gia, lực lượng Cảnh sát biển, tổ chức, cá nhân liên quan khác theo quy định.

2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản, chủ phương tiện vận chuyển xăng, dầu, hóa chất, chất phóng xạ và các chất độc hại khác trên biển không có kế hoạch, nhân lực, trang thiết bị bảo đảm phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Hoạt động khai thác nguồn lợi, tài nguyên biển và hoạt động khác liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên biển thực hiện không đúng theo quy hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên đã được phê duyệt;

b) Sử dụng các biện pháp, phương tiện, công cụ có tính hủy diệt trong khai thác tài nguyên và nguồn lợi biển;

c) Hoạt động trong khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng ngập mặn, di sản tự nhiên biển không tuân theo quy chế của ban quản lý, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

d) Không xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với chất thải và các yếu tố gây ô nhiễm khác từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, xây dựng, giao thông, vận tải, khai thác trên biển;

đ) Đổ chất thải từ hoạt động nạo vét luồng, lạch xuống biển mà không có văn bản đồng ý của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường theo quy định.

4. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi đổ xuống biển chất thải thông thường của các phương tiện vận tải, các giàn khoan hoạt động trên biển mà không được xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất thải; đổ chất thải rắn từ đất liền xuống biển mà không có văn bản đồng ý của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường theo quy định.

5. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi không thu gom, lưu giữ và xử lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại đối với dầu, mỡ, dung dịch khoan, hóa chất và các chất độc khác được sử dụng trong các hoạt động thăm dò, khai thác tài nguyên biển.

6. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi đổ các loại chất thải xuống vùng biển thuộc khu bảo tồn thiên nhiên, di sản tự nhiên, vùng có hệ sinh thái tự nhiên mới, khu vực sinh sản thường xuyên hoặc theo mùa của các loài thủy, hải sản.

7. Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi đổ chất thải nguy hại, chất thải có chứa chất phóng xạ xuống vùng biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

8. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2, 3, 6 và khoản 7 Điều này.

9. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện đúng quy định của pháp luật đối với các vi phạm quy định tại Điều này;

b) Buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do các hành vi vi phạm quy định tại Điều này gây ra.

Điều 24. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường nơi công cộng, khu đô thị, khu dân cư

1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư quản lý công viên, khu vui chơi, giải trí, khu du lịch, chợ, nhà ga, bến xe, bến tàu, bến cảng, bến phà và khu vực công cộng khác có một trong các hành vi sau đây:

a) Không niêm yết quy định về giữ gìn vệ sinh ở nơi công cộng;

b) Không có đủ công trình vệ sinh công cộng, phương tiện, thiết bị thu gom chất thải đáp ứng yêu cầu giữ gìn vệ sinh môi trường theo quy định;

c) Không có đủ lực lượng thu gom chất thải, làm vệ sinh môi trường trong phạm vi quản lý theo quy định.

2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với các cơ sở sản xuất, kho tàng sau đây không thực hiện đúng quy định về khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư:

a) Có chất dễ cháy, dể gây nổ;

b) Có chất phóng xạ hoặc bức xạ mạnh;

c) Có chất độc hại đối với sức khỏe người và gia súc, gia cầm;

d) Phát tán mùi ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người.

3. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với chủ đầu tư xây dựng mới khu dân cư tập trung, khu chung cư có hành vi bàn giao công trình đưa vào sử dụng mà không thực hiện đúng và đầy đủ một trong các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 51 Luật Bảo vệ môi trường.

4. Hình thức phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 6 (sáu) tháng đến 12 (mười hai) tháng đối với các trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện đúng quy định của pháp luật đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc thực hiện đúng quy định về khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư quy định tại khoản 2 Điều này;

c) Buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do các hành vi vi phạm quy định tại Điều này gây ra.

Điều 25. Vi phạm về bảo vệ môi trường trong hoạt động mai táng

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi quàn, ướp, di chuyển, chôn cất thi thể, hài cốt không bảo đảm yêu cầu về vệ sinh môi trường theo quy định.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Vị trí, khoảng cách chôn cất, mai táng không đảm bảo điều kiện về vệ sinh môi trường, cảnh quan khu dân cư;

b) Chôn cất, mai táng gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt, sản xuất;

c) Chôn cất, mai táng không đúng quy hoạch đã được phê duyệt.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện đúng quy định của pháp luật đối với các vi phạm quy định tại Điều này;

b) Buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do các hành vi vi phạm quy định tại Điều này gây ra.

Điều 26. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch và bảo tồn thiên nhiên

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi gây ảnh hưởng xấu đến môi trường tại khu du lịch, điểm du lịch sinh thái trong khu bảo tồn thiên nhiên.

2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây ảnh hưởng xấu đến môi trường tại khu bảo tồn thiên nhiên, di sản tự nhiên.

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Vi phạm khoảng cách an toàn đối với khu bảo tồn thiên nhiên;

b) Xâm phạm trái phép khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, di sản tự nhiên.

4. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi khai thác khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, di sản tự nhiên không đúng quy định về bảo vệ môi trường.

5. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với hành vi khai thác khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, di sản tự nhiên không đúng quy định về bảo vệ môi trường gây suy thoái đa dạng sinh học, suy thoái môi trường.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện đúng quy định của pháp luật đối với các vi phạm quy định tại Điều này;

b) Buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do các hành vi vi phạm quy định tại Điều này gây ra.

Điều 27. Vi phạm quy định về hoạt động, sinh sống ở khu vực được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là khu vực cấm do mức độ đặc biệt nguy hiểm về môi trường đối với sức khỏe và tính mạng con người

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sinh sống trái phép ở khu vực được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là khu vực cấm do mức độ đặc biệt nguy hiểm về môi trường đối với sức khỏe và tính mạng con người.

2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có hoạt động trái phép ở khu vực được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là khu vực cấm do mức độ đặc biệt nguy hiểm về môi trường đối với sức khỏe và tính mạng con người.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải chấm dứt các hoạt động trái phép, di dời ra khỏi khu vực cấm.

Điều 28. Vi phạm các quy định về quản lý sinh vật ngoại lai xâm lấn, sinh vật biến đổi gen và sản phẩm của chúng

1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất, kinh doanh, sử dụng, nhập khẩu, xuất khẩu, lưu giữ và vận chuyển sinh vật ngoại lai xâm lấn, sinh vật biến đổi gen và sản phẩm của chúng không đáp ứng đầy đủ các điều kiện về an toàn sinh học theo quy định.

2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Hình thức phạt bổ sung:

Tịch thu phương tiện, công cụ được sử dụng để vi phạm hành chính.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tiêu hủy hoặc buộc tái xuất, đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam sinh vật ngoại lai xâm hại, sinh vật biến đổi gen và sản phẩm của chúng không đáp ứng đầy đủ các điều kiện về an toàn sinh học;

b) Buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do các hành vi vi phạm quy định tại Điều này gây ra.

Điều 29. Vi phạm các quy định về sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, nhập khẩu, tàng trữ, sử dụng trái phép các chất dễ gây cháy nổ

1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, tàng trữ, sử dụng các chất dễ gây cháy nổ; sử dụng các loại thuốc nổ lấy từ bom, mìn, lựu đạn và các loại vũ khí khác không đúng quy định.

2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, nhập khẩu pháo nổ.

3. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này gây ô nhiễm môi trường.

4. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này gây sự cố môi trường.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tiêu hủy pháo nổ đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2, 3 và khoản 4 Điều này;

b) Buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do các hành vi quy phạm quy định tại Điều này gây ra.

Điều 30. Vi phạm quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ theo quy định.

2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này gây ô nhiễm môi trường.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ theo đúng quy định;

b) Buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do các hành vi vi phạm quy định tại Điều này gây ra.

Điều 31. Vi phạm các quy định về phục hồi môi trường khi kết thúc hoạt động thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không lập bản đồ khu vực khai thác, chế biến quặng phóng xạ đã kết thúc hoạt động theo quy định;

b) Không báo cáo kết quả thực hiện phục hồi môi trường khi kết thúc hoạt động thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định.

2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không cải tạo, phục hồi môi trường khi kết thúc hoạt động thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên theo quy định trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi không cải tạo, phục hồi môi trường sau khi kết thúc từng giai đoạn hoặc khi kết thúc toàn bộ hoạt động thăm dò, khai thác quặng phóng xạ.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc phục hồi môi trường theo đúng quy định đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Điều 32. Vi phạm các quy định về phòng, chống sự cố tràn dầu trong hoạt động dầu khí, hàng hải và các sự cố rò rỉ, tràn dầu khác

1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không trang bị phương tiện phòng, chống rò rỉ dầu, cháy nổ dầu, tràn dầu theo quy định;

b) Không có phương án, phòng, chống rò rỉ dầu, cháy nổ dầu, tràn dầu theo quy định;

c) Không lập kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây ra sự cố rò rỉ dầu, cháy nổ dầu, tràn dầu với khối lượng dầu dưới 2 tấn.

3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi gây ra sự cố rò rỉ dầu, cháy nổ dầu, tràn dầu với khối lượng dầu từ 2 tấn đến dưới 50 tấn.

4. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi gây ra sự cố rò rỉ dầu, cháy nổ dầu, tràn dầu với khối lượng dầu từ 50 tấn đến dưới 100 tấn.

5. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi gây ra sự cố rò rỉ dầu, cháy nổ dầu, tràn dầu với khối lượng dầu từ 100 tấn đến dưới 2.000 tấn.

6. Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với hành vi gây ra sự cố rò rỉ dầu, cháy nổ dầu, tràn dầu với khối lượng dầu trên 2.000 tấn.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện đúng quy định của pháp luật đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do các hành vi vi phạm quy định tại Điều này gây ra.

Điều 33. Vi phạm các quy định về ứng cứu, khắc phục sự cố môi trường

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không kịp thời thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất khi phát hiện sự cố môi trường;

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành hoặc chấp hành không đúng lệnh huy động khẩn cấp nhân lực, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố môi trường.

3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện những biện pháp thuộc trách nhiệm của mình để kịp thời khắc phục sự cố môi trường.

4. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với các hành vi gây sự cố môi trường.

5. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này mà không thực hiện khắc phục sự cố môi trường.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, khắc phục sự cố môi trường do các hành vi vi phạm quy định tại Điều này gây ra.

Điều 34. Vi phạm các quy định về cung ứng dịch vụ tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, dịch vụ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi cung ứng dịch vụ tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, dịch vụ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường khi không đủ điều kiện theo quy định.

2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi cung ứng dịch vụ tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm quy định tại Điều này gây ra.

Điều 35. Vi phạm các quy định về nộp phí bảo vệ môi trường, ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường và bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường

1. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm các quy định về nộp phí bảo vệ môi trường như sau:

a) Phạt 0,05% mỗi ngày tính trên số tiền phí chậm nộp đối với hành vi chậm nộp phí;

b) Phạt 10% số tiền phí thiếu đối với hành vi kê khai sai dẫn đến thiếu số tiền phí phải nộp;

c) Phạt từ 1 đến 3 lần số tiền phí đối với hành vi trốn nộp phí.

2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên theo quy định.

3. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với các tổ chức, cá nhân không mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường theo quy định.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thực hiện đúng quy định của pháp luật về phí, ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường và bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

Điều 36. Vi phạm các quy định về thu nhập, quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về môi trường

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi cản trở trái phép việc quan trắc, thu thập, trao đổi, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về môi trường.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Cung cấp dữ liệu, thông tin về môi trường không đúng chức năng, thẩm quyền;

b) Không công bố, cung cấp, công khai thông tin, dữ liệu về môi trường theo quy định.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xâm nhập trái phép vào hệ thống lưu trữ dữ liệu, thông tin về môi trường.

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thống kê, lưu trữ số liệu về các tác động đối với môi trường, về các nguồn thải, về chất thải từ hoạt động của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung theo quy định;

b) Không nộp đầy đủ các số liệu điều tra, khảo sát, quan trắc và các tài liệu liên quan khác cho cơ quan lưu trữ dữ liệu, thông tin về môi trường theo quy định.

5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi làm sai lệch, tẩy xóa dữ liệu, thông tin về môi trường.

6. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp các số liệu tính toán, kết quả điều tra, khảo sát không trung thực cho cơ quan lưu trữ dữ liệu, thông tin về môi trường.

7. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi làm sai lệch thông tin gây hậu quả nghiêm trọng.

8. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thực hiện đúng quy định của pháp luật đối với các trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2, 4 và khoản 6 Điều này.

Điều 37. Vi phạm quy định về bảo vệ, sử dụng công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Gây cản trở việc khai thác, sử dụng các công trình bảo vệ môi trường;

b) Trồng cây làm ảnh hưởng đến hành lang an toàn kỹ thuật của công trình bảo vệ môi trường.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi dịch chuyển trái phép các thiết bị, máy móc quan trắc môi trường.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng công trình làm ảnh hưởng đến hành lang an toàn kỹ thuật của công trình bảo vệ môi trường.

4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi làm hư hại các thiết bị và công trình bảo vệ môi trường.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải tháo dỡ, di dời công trình, cây trồng trong trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này;

b) Buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải khôi phục lại trình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm quy định tại Điều này gây ra.

Điều 38. Vi phạm quy định về thực hiện dân chủ cơ sở về bảo vệ môi trường

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân quản lý khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung; chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không công khai với nhân dân, người lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về tình hình môi trường, các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường và biện pháp khắc phục ô nhiễm, suy thoái theo quy định.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không tổ chức đối thoại về môi trường theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và các tổ chức, cá nhân có yêu cầu đối thoại hoặc theo đơn thư khiếu nại, tố cáo, khởi kiện của tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thực hiện đúng quy định của pháp luật đối với các trường hợp vi phạm quy định tại Điều này.

Điều 39. Hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Gây khó khăn cho công tác điều tra, nghiên cứu, kiểm soát, đánh giá hiện trạng môi trường hoặc hoạt động công vụ của người có thẩm quyền;

b) Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự đối với người đang thi hành công vụ;

c) Từ chối nhận quyết định thanh tra, kiểm tra, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện việc kê khai, khai báo hoặc kê khai, khai báo không trung thực, không đúng thời hạn theo yêu cầu của người thi hành công vụ, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

b) Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin, tài liệu liên quan đến việc thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính của người thi hành công vụ, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

c) Cản trở công tác của đoàn kiểm tra, thanh tra hoặc người được giao nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra.

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi tự ý tháo gỡ niêm phong tang vật, phương tiện, nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị vi phạm đang bị niêm phong, tạm giữ hoặc tự ý làm thay đổi hiện trường vi phạm hành chính.

4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Trì hoãn, trốn tránh không thi hành các quyết định hành chính, quyết định thanh tra, kiểm tra, quyết định xử lý vi phạm hành chính của người hoặc cơ quan có thẩm quyền;

b) Hành hung người đang thi hành công vụ.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thực hiện các yêu cầu của người hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

MỤC 2. THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT

Điều 40. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện, công cụ được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;

d) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;

đ) Buộc phục hồi môi trường; buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do hành vi vi phạm hành chính gây ra;

e) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây ô nhiễm môi trường;

g) Buộc trong thời hạn ấn định phải thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung ghi trong bản cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường có tính chất và quy mô tương ứng với đối tượng phải lập cam kết bảo vệ môi trường đã được xác nhận;

h) Buộc phải vận hành đúng quy trình đối với công trình xử lý môi trường;

i) Buộc di dời cây trồng gây ảnh hưởng đến hành lang an toàn kỹ thuật của công trình bảo vệ môi trường.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện, công cụ được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

đ) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra, buộc tháo dỡ các công trình xây dựng trái phép;

e) Buộc phục hồi môi trường; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;

g) Buộc tiêu hủy pháo nổ, hàng hóa, vật phẩm, sinh vật gây ô nhiễm môi trường;

h) Áp dụng các biện pháp quy định tại điểm đ, e, h, i, l và điểm m khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện, công cụ được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;

e) Buộc phục hồi môi trường; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;

g) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất chất thải, phế liệu, hàng hóa, vật phẩm và phương tiện nhập khẩu không đúng quy định về bảo vệ môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường đã đưa vào trong nước;

h) Buộc tiêu hủy pháo nổ, hàng hóa, vật phẩm, sinh vật gây ô nhiễm môi trường;

i) Áp dụng các biện pháp quy định tại điểm đ, e, g, h, i, k, l và điểm m khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

Điều 41. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân

1. Chiến sỹ Cảnh sát môi trường đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 200.000 đồng.

2. Trưởng Công an cấp xã có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện, công cụ được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;

d) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;

đ) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;

e) Buộc tiêu hủy, hàng hóa, vật phẩm, gây ô nhiễm môi trường;

g) Buộc trong thời hạn ấn định phải thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung ghi trong bản cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường có tính chất và quy mô tương ứng với đối tượng phải lập cam kết bảo vệ môi trường đã được xác nhận;

h) Buộc phải vận hành đúng quy trình đối với công trình xử lý môi trường;

i) Buộc di dời cây trồng gây ảnh hưởng đến hành lang an toàn kỹ thuật của công trình bảo vệ môi trường.

3. Trưởng phòng Cảnh sát môi trường, Trưởng Công an cấp huyện có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện, công cụ được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Buộc tiêu hủy pháo nổ, hàng hóa, vật phẩm, sinh vật gây ô nhiễm môi trường;

e) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;

g) Buộc phục hồi môi trường, buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;

h) Áp dụng các biện pháp quy định tại điểm đ, e, h, l và điểm m khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

4. Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện, công cụ được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Buộc tiêu hủy pháo nổ, hàng hóa, vật phẩm, sinh vật gây ô nhiễm môi trường;

e) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;

g) Buộc phục hồi môi trường; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;

h) Áp dụng các biện pháp quy định tại điểm đ, e, g, h, i, k, l và điểm m khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

Điều 42. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành

1. Thanh tra viên chuyên ngành bảo vệ môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện, công cụ được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;

d) Buộc tiêu hủy pháo nổ, hàng hóa, vật phẩm, sinh vật gây ô nhiễm môi trường;

đ) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;

e) Buộc phục hồi môi trường; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;

g) Buộc trong thời hạn ấn định phải thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung ghi trong bản cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường có tính chất và quy mô tương ứng với đối tượng phải lập cam kết bảo vệ môi trường đã được xác nhận;

h) Buộc phải vận hành đúng quy trình đối với công trình xử lý môi trường;

i) Buộc di dời cây trồng gây ảnh hưởng đến hành lang an toàn kỹ thuật của công trình bảo vệ môi trường.

2. Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện, công cụ được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Buộc tiêu hủy pháo nổ, hàng hóa, vật phẩm, sinh vật gây ô nhiễm môi trường;

e) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;

g) Buộc phục hồi môi trường; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;

h) Áp dụng các biện pháp quy định tại điểm đ, e, g, h, i, k và điểm l khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

3. Chánh thanh tra Tổng cục Môi trường có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 300.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện, công cụ được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Buộc tiêu hủy pháo nổ, hàng hóa, vật phẩm, sinh vật gây ô nhiễm môi trường;

e) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;

g) Buộc phục hồi môi trường; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;

h) Áp dụng các biện pháp quy định tại điểm đ, e, g, h, i, k và điểm l khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

4. Chánh thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện, công cụ được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Buộc tiêu hủy pháo nổ, hàng hóa, vật phẩm, sinh vật gây ô nhiễm môi trường;

e) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;

g) Buộc phục hồi môi trường; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;

h) Áp dụng các biện pháp quy định tại điểm đ, e, g, h, i, k và điểm l khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

Điều 43. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường của các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức thanh tra nhà nước chuyên ngành

Ngoài những người có thẩm quyền xử phạt quy định tại các Điều 40, 41 và Điều 42 của Nghị định này, những người có thẩm quyền xử phạt theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính nếu phát hiện thấy các hành vi vi phạm hành chính quy định trong Nghị định này mà thuộc lĩnh vực và địa bàn quản lý của mình thì có quyền xử phạt nhưng phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Điều 44. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính

1. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được áp dụng theo các quy định tại Chương VI Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.

2. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 40; khoản 2, 3 và khoản 4 Điều 41; khoản 2, 3 và khoản 4 Điều 42 của Nghị định này có thể ủy quyền cho cấp phó thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và xử lý cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Việc ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản. Cấp phó được ủy quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định xử phạt vi phạm hành chính của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật.

Đối với các trường hợp khác, việc thực hiện ủy quyền được thực hiện theo quy định tại Điều 41 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

Điều 45. Tước quyền sử dụng giấy phép

1. Khi quyết định tước quyền sử dụng giấy phép môi trường, người có thẩm quyền phải lập biên bản, ghi rõ lý do tước quyền sử dụng giấy phép theo các nội dung quy định tại Điều 59 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, đồng thời phải buộc đình chỉ hoạt động.

Việc tước quyền sử dụng giấy phép chỉ được thực hiện khi có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 40; khoản 3 và khoản 4 Điều 41; khoản 2, 3 và 4 Điều 42 và Điều 43 của Nghị định này. Quyết định phải gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử lý, đồng thời thông báo cho cơ quan đã cấp giấy phép đó biết.

Người có thẩm quyền quy định tại Điều 40, 41, 42 và 43 của Nghị định này có quyền đề nghị cơ quan cấp giấy phép môi trường thu hồi giấy phép.

2. Khi hết thời hạn ghi trong quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt phải trả lại giấy phép cho tổ chức, cá nhân được sử dụng giấy phép.

Điều 46. Những quy định khi áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả

1. Người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 40, 41, 42 và Điều 43 của Nghị định này khi quyết định áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả phải căn cứ vào quy định của pháp luật, mức độ thiệt hại thực tế do hành vi vi phạm hành chính gây ra và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

2. Cá nhân, tổ chức bị áp dụng những biện pháp khắc phục hậu quả phải thi hành các hình thức xử phạt đó trong thời hạn mười ngày sau khi được giao quyết định xử phạt, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Trường hợp không thi hành sẽ bị cưỡng chế trong thời gian quy định. Chi phí cho việc tổ chức cưỡng chế do cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế chịu trách nhiệm.

3. Trong trường hợp các tang vật, phương tiện vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường phải tịch thu hoặc tiêu hủy thì khi thi hành phải lập biên bản có chữ ký của người quyết định, người bị phạt, người làm chứng và xử lý tang vật vi phạm hành chính theo đúng quy định tại Điều 60 và Điều 61 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 47. Thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền phạt.

1. Tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bị phạt tiền thì phải nộp tiền phạt tại nơi mà quyết định xử phạt đã ghi và được nhận biên lai thu tiền phạt.

2. Thủ tục thu, nộp tiền phạt, quản lý và sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của pháp luật.

3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn chi tiết về việc thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường để chi cho công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, xử lý vi phạm hành chính, công khai thông tin về tình hình ô nhiễm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và bổ sung nguồn vốn hoạt động cho Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam và Quỹ bảo vệ môi trường địa phương.

Chương 3.

TẠM THỜI ĐÌNH CHỈ HOẠT ĐỘNG, BUỘC DI DỜI, CẤM HOẠT ĐỘNG, CÔNG KHAI THÔNG TIN ĐỐI VỚI CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG, GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NGHIÊM TRỌNG

Điều 48. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động, buộc di dời hoặc cấm hoạt động, công khai thông tin

1. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động:

a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm trong Danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do cơ quan có thẩm quyền ban hành mà không thực hiện các biện pháp xử lý môi trường trong thời hạn theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng là cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo tiêu chí do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định đã bị xử phạt vi phạm hành chính quy định tại điểm g khoản 2, điểm e và điểm g khoản 3, điểm đ, e và điểm g khoản 4, điểm b, c và điểm d khoản 5 và khoản 6 Điều 10; điểm g khoản 3, điểm e và điểm g khoản 4, điểm đ, e và điểm g khoản 5, điểm d, đ, e và điểm g khoản 6, điểm b và điểm c khoản 7 và khoản 8 Điều 11; khoản 4 và khoản 5 Điều 14; điểm h khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 16; khoản 4 Điều 29; khoản 4 và khoản 5 Điều 33 của Nghị định này.

c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng là cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo tiêu chí do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường liên tục, kéo dài, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của con người;

d) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không chấp hành quyết định áp dụng hình thức buộc di dời của cơ quan có thẩm quyền.

2. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị áp dụng hình thức buộc di dời:

a) Cơ sở sản xuất, kho tàng bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 24 và điểm a khoản 3 Điều 26 của Nghị định này;

b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm trong Danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải di dời theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

3. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị cấm hoạt động:

a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã bị tạm thời đình chỉ hoạt động mà trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày được xác nhận đã hoàn thành các biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định tại khoản 4 Điều 49 của Nghị định này nhưng tiếp tục thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 48 của Nghị định này;

b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm trong Danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng bị cấm hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

4. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị công khai thông tin về tình hình ô nhiễm và vi phạm trên trang thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường, trên 03 số báo liên tiếp của Báo Tài nguyên và Môi trường và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng khác đối với các vi phạm quy định tại điểm g khoản 2; điểm e và điểm g khoản 3, điểm đ, e và điểm g khoản 4; khoản 5 và khoản 6 Điều 10; điểm g khoản 4, điểm e và điểm g khoản 5, điểm đ, e và điểm g khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều 11; khoản 4 Điều 12; điểm b khoản 2 Điều 13; Điều 15; điểm đ, e, g và điểm h khoản 3; khoản 4 và khoản 5 Điều 16; khoản 3 Điều 17; khoản 3 Điều 18; khoản 3 Điều 19; Điều 20; khoản 3, 4, 5 và khoản 6 Điều 21; khoản 3 Điều 22; khoản 3, 4, 5, 6 và khoản 7 Điều 23; khoản 3 Điều 24; khoản 2, 3, 4 và khoản 5 Điều 26; khoản 2 Điều 28; khoản 4 Điều 29; khoản 2 và khoản 3 Điều 31; khoản 3, 4, 5 và khoản 6 Điều 32; khoản 4 và khoản 5 Điều 33; khoản 2 Điều 34.

Điều 49. Thẩm quyền, thủ tục áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động

1. Thẩm quyền áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động:

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động cho đến khi thực hiện xong các biện pháp bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

b) Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Công an cấp tỉnh), Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các cơ quan có liên quan giám sát việc thực hiện quyết định áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động và xác nhận đã hoàn thành các biện pháp bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

2. Thủ tục áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động:

a) Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ thời điểm phát hiện cơ sở gây ô nhiễm môi trường thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 48 của Nghị định này, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hoàn chỉnh hồ sơ, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, ra quyết định áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động.

b) Trong trường hợp quy định tại điểm b và điểm d khoản 1 Điều 48 của Nghị định này, sau khi ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hoành chỉnh hồ sơ, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để ra quyết định áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc.

Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có hành vi vi phạm hành chính bị xử phạt và người có thẩm quyền xử phạt là Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chánh thanh tra Tổng cục Môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường và người có thẩm quyền xử phạt khác mà thuộc trường hợp bị áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động thì trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt phải gửi văn bản kiến nghị kèm theo quyết định xử phạt và một bộ hồ sơ vụ việc cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ để ra quyết định áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động.

c) Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ nêu tại điểm a và điểm b khoản này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động.

Quyết định áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động phải ghi rõ lý do tạm thời đình chỉ hoạt động, thời hạn tạm thời đình chỉ hoạt động để bảo đảm thực hiện xong các biện pháp bảo vệ môi trường, thời điểm bắt đầu áp dụng biện pháp tạm thời đình chỉ, các biện pháp bảo vệ môi trường phải thực hiện, cơ quan giám sát thực hiện và trách nhiệm của cơ sở bị buộc áp dụng biện pháp tạm thời đình chỉ hoạt động;

d) Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày ban hành, quyết định áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động phải được gửi cho cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị tạm thời đình chỉ hoạt động, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan có liên quan;

đ) Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Công an cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các cơ quan có liên quan tổ chức niêm phong nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị tạm thời đình chỉ hoạt động vào ngày bắt đầu áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động được ghi trong quyết định.

3. Nội dung quyết định áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động được quy định tại Điều này phải được đăng trên trang thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường và đăng trong 03 số liên tiếp trên Báo Tài nguyên và Môi trường.

4. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chỉ được được phép hoạt động trở lại sau khi được Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, xác nhận đã hoàn thành các biện pháp bảo vệ môi trường ghi trong quyết định tạm thời đình chỉ hoạt động.

Điều 50. Thẩm quyền, thủ tục áp dụng hình thức buộc di dời

1. Thẩm quyền áp dụng hình thức buộc di dời:

a) Thủ tướng Chính phủ quyết định áp dụng hình thức buộc di dời đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ;

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định áp dụng hình thức buộc di dời đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền quyết định áp dụng hình thức buộc di dời của Thủ tướng Chính phủ quy định tại điểm a khoản này.

2. Thủ tục áp dụng hình thức buộc di dời đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 48 của Nghị định này:

a) Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ có hành vi vi phạm hành chính tại khoản 2 Điều 24 và điểm a khoản 3 Điều 26 của Nghị định này thì trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hoàn chỉnh hồ sơ, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định áp dụng hình thức buộc di dời theo thẩm quyền hoặc gửi văn bản kiến nghị kèm theo quyết định xử phạt và một bộ hồ sơ vụ việc cho Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị buộc di dời thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

b) Trường hợp Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chánh thanh tra Tổng cục Môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường và người có thẩm quyền xử phạt khác ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc trường hợp bị áp dụng hình thức buộc di dời, trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải gửi văn bản kiến nghị kèm theo quyết định xử phạt và một bộ hồ sơ vụ việc cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đối với trường hợp buộc di dời thuộc thẩm quyền áp dụng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc gửi văn bản kiến nghị kèm theo quyết định xử phạt và một bộ hồ sơ vụ việc cho Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp buộc di dời thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

c) Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ nêu tại điểm a và điểm b khoản này:

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định áp dụng hình thức buộc di dời đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc thẩm quyền;

- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định áp dụng hình thức buộc di dời.

Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định áp dụng hình thức buộc di dời.

d) Quyết định áp dụng hình thức buộc di dời phải ghi rõ lý do buộc di dời, thời điểm bắt đầu áp dụng hình thức buộc di dời, thời hạn phải hoàn thành việc di dời, cơ quan giám sát thực hiện và trách nhiệm của cơ sở bị buộc áp dụng hình thức buộc di dời.

Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày ban hành, quyết định áp dụng hình thức buộc di dời phải được gửi cho cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị buộc di dời, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị buộc di dời và các cơ quan có liên quan.

3. Đối với trường hợp bị áp dụng hình thức buộc di dời quy định tại điểm b khoản 2 Điều 48 của Nghị định này, trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định ban hành Danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của người có thẩm quyền, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện quyết định áp dụng hình thức buộc di dời đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn quản lý.

4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Công an cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các cơ quan có liên quan tổ chức giám sát thực hiện việc di dời của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị buộc di dời.

Trong thời hạn thực hiện quyết định cưỡng chế buộc di dời, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ buộc di dời bị áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động theo quy định tại Điều 49 của Nghị định này. Trong trường hợp này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể ra quyết định bao gồm cả việc áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động và biện pháp cưỡng chế buộc di dời.

5. Nội dung quyết định áp dụng hình thức buộc di dời được quy định tại Điều này phải được đăng trên trang thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường và đăng trong 03 số liên tiếp trên Báo Tài nguyên và Môi trường.

Điều 51. Thẩm quyền, thủ tục áp dụng hình thức cấm hoạt động

1. Thẩm quyền áp dụng hình thức cấm hoạt động:

a) Thủ tướng Chính phủ quyết định áp dụng hình thức cấm hoạt động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ;

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định áp dụng hình thức cấm hoạt động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trừ trường hợp thuộc thẩm quyền quyết định áp dụng hình thức cấm hoạt động của Thủ tướng Chính phủ quy định tại điểm a khoản này;

2. Thủ tục áp dụng hình thức cấm hoạt động đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều 48 của Nghị định này:

a) Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều 48 của Nghị định này thì Sở Tài nguyên và Môi trường, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải lập hồ sơ báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

b) Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định áp dụng hình thức cấm hoạt động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo thẩm quyền hoặc gửi văn bản kiến nghị kèm theo một bộ hồ sơ vụ việc cho Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp cấm hoạt động thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

c) Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định áp dụng hình thức cấm hoạt động;

d) Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định áp dụng hình thức cấm hoạt động;

đ) Quyết định áp dụng hình thức cấm hoạt động phải ghi rõ lý do cấm hoạt động, thời điểm phải chấm dứt hoạt động, thời hạn thực hiện các biện pháp giải quyết các vấn đề phát sinh khi cơ sở bị cấm hoạt động, cơ quan giám sát thực hiện và trách nhiệm của cơ sở bị buộc áp dụng hình thức cấm hoạt động;

Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày ban hành, quyết định áp dụng hình thức cấm hoạt động phải được gửi cho cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị cấm hoạt động, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị buộc di dời và các cơ quan có liên quan.

3. Đối với trường hợp bị áp dụng hình thức cấm hoạt động quy định tại điểm b khoản 3 Điều 48 Nghị định này, trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày quyết định ban hành Danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của người có thẩm quyền có hiệu lực, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện quyết định áp dụng hình thức cấm hoạt động với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn quản lý.

4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Công an cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các cơ quan có liên quan tổ chức giám sát thực hiện quyết định áp dụng hình thức cấm hoạt động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

5. Nội dung quyết định áp dụng hình thức cấm hoạt động quy định tại Điều này phải được đăng trên trang thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường và đăng trong 03 số liên tiếp trên Báo Tài nguyên và Môi trường.

6. Cơ sở bị cấm hoạt động phải thực hiện các biện pháp di dời, bảo quản, xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với các chất dễ cháy, dễ gây nổ, có chất phóng xạ hoặc bức xạ mạnh, có chất độc hại đối với sức khoẻ người và gia súc, gia cầm, phát tán mùi ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ con người và giải quyết các vấn đề liên quan phát sinh khi cơ sở bị cấm hoạt động theo quy định của pháp luật.

7. Cưỡng chế thi hành quyết định áp dụng hình thức cấm hoạt động:

Hết thời hạn phải hoàn thành việc chấm dứt hoạt động mà cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị áp dụng hình thức cấm hoạt động không chấm dứt hoạt động, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định cưỡng chế và tổ chức thực hiện việc cưỡng chế.

Điều 52. Biện pháp cưỡng chế, trường hợp bị cưỡng chế và thẩm quyền quyết định cưỡng chế

1. Biện pháp cưỡng chế:

a) Ngừng cung cấp điện, nước và các dịch vụ có liên quan;

b) Cưỡng chế tháo dỡ công trình, máy móc, thiết bị;

c) Phong tỏa tài khoản tiền gửi;

d) Thu hồi mã số thuế, đình chỉ việc sử dụng hóa đơn;

đ) Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy phép thành lập và hoạt động, Giấy phép hành nghề.

2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không chấp hành quyết định áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động, buộc di dời, cấm hoạt động thì bị cưỡng chế như sau:

a) Bị áp dụng biện pháp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này để cưỡng chế thi hành quyết định tạm thời đình chỉ hoạt động;

b) Bị áp dụng một hoặc các biện pháp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này để cưỡng chế thi hành quyết định buộc di dời;

c) Bị áp dụng một hoặc các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này để cưỡng chế thi hành quyết định cấm hoạt động.

3. Thẩm quyền quyết định cưỡng chế:

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động, buộc di dời, cấm hoạt động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc thẩm quyền quyết định của mình và của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi là quyết định cưỡng chế).

Điều 53. Quyết định cưỡng chế

1. Việc cưỡng chế thi hành quyết định áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động, buộc di dời, cấm hoạt động chỉ được thực hiện khi có quyết định cưỡng chế.

2. Quyết định cưỡng chế bao gồm các nội dung chính sau: ngày, tháng, năm ra quyết định; căn cứ ra quyết định cưỡng chế; họ tên, chức vụ đơn vị của người ra quyết định cưỡng chế; tên cơ sở, địa chỉ trụ sở của đối tượng bị cưỡng chế; lý do cưỡng chế; biện pháp cưỡng chế; thời gian, địa điểm thực hiện cưỡng chế; cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp thực hiện quyết định cưỡng chế; tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện quyết định cưỡng chế; chữ ký của người ra quyết định; dấu của cơ quan ra quyết định cưỡng chế.

3. Quyết định cưỡng chế phải được gửi cho đối tượng bị cưỡng chế và tổ chức, cá nhân có liên quan trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc trước khi thực hiện cưỡng chế; quyết định cưỡng chế phải được gửi cho Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Điều 54. Thủ tục ban hành quyết định cưỡng chế

1. Cưỡng chế thi hành quyết định áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động:

a) Quá thời điểm bắt đầu áp dụng biện pháp tạm thời đình chỉ hoạt động mà cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vẫn tiếp tục hoạt động hoặc khi phát hiện cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tự ý tháo dỡ niêm phong thì Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định cưỡng chế;

b) Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải ra quyết định cưỡng chế.

2. Cưỡng chế thi hành quyết định áp dụng hình thức buộc di dời:

a) Quá thời hạn phải hoàn thành việc di dời mà cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chưa hoàn thành việc di dời thì Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định cưỡng chế;

b) Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải ra quyết định cưỡng chế.

3. Cưỡng chế thi hành quyết định áp dụng hình thức cấm hoạt động:

a) Hết thời hạn phải hoàn thành việc chấm dứt hoạt động mà cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chưa chấm dứt hoạt động thì Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định cưỡng chế;

b) Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải ra quyết định cưỡng chế.

Điều 55. Trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo thực hiện quyết định cưỡng chế.

Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Công an cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đối tượng bị cưỡng chế có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp thực hiện việc cưỡng chế.

3. Lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn trong quá trình cưỡng chế, bố trí lực lượng ngăn chặn kịp thời các hành vi gây rối, chống người thi hành công vụ trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế.

Điều 56. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện quyết định cưỡng chế

1. Tổ chức, cá nhân liên quan đến đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định tạm thời đình chỉ hoạt động, buộc di dời, cấm hoạt động có trách nhiệm phối hợp thực hiện việc cưỡng chế khi có yêu cầu.

2. Người có thẩm quyền ký kết hợp đồng dịch vụ cung cấp điện, nước và các dịch vụ liên quan ngừng cung cấp dịch vụ cho cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị cưỡng chế kể từ thời điểm thực hiện cưỡng chế quy định trong quyết định cưỡng chế.

3. Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng khác thực hiện các biện pháp phong tỏa tài khoản tiền gửi kể từ thời điểm thực hiện cưỡng chế quy định trong quyết định cưỡng chế.

4. Thủ trưởng cơ quan thuế thu hồi mã số thuế, đình chỉ sử dụng hóa đơn kể từ thời điểm thực hiện cưỡng chế quy định trong quyết định cưỡng chế.

5. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép thành lập và hoạt động, Giấy phép hành nghề theo quy định của pháp luật kể từ thời điểm cưỡng chế quy định trong quyết định cưỡng chế.

Điều 57. Thời hiệu thi hành quyết định cưỡng chế

1. Thời hiệu thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động do người có thẩm quyền quyết định trong quyết định cưỡng chế.

2. Thời hiệu thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định áp dụng hình thức buộc di dời do người có thẩm quyền quyết định trong quyết định cưỡng chế.

3. Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định áp dụng hình thức cấm hoạt động chấm dứt hiệu lực kể từ khi cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoàn thành thủ tục giải thể cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Điều 58. Thẩm quyền, thủ tục áp dụng biện pháp công khai thông tin về tình hình ô nhiễm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường

1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm, quyết định áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động, buộc di dời, cấm hoạt động có thẩm quyền áp dụng biện pháp công khai thông tin về tình hình ô nhiễm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

2. Trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động, buộc di dời, cấm hoạt động phải ghi rõ lý do áp dụng biện pháp công khai thông tin về tình hình ô nhiễm, nội dung thông tin, tên báo, trang tin điện tử đăng công khai thông tin.

3. Người đã ra quyết định áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động, buộc di dời, cấm hoạt động, thủ trưởng cơ quan nơi người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính gửi bản sao quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động, buộc di dời, cấm hoạt động và văn bản đề nghị công khai thông tin đến báo, cơ quan phụ trách trang tin điện tử trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định.

Nội dung thông tin cần công khai bao gồm: tên đăng ký kinh doanh, tên thương mại, tên tổ chức, cá nhân vi phạm, lĩnh vực hoạt động, kinh doanh chính; địa chỉ trụ sở chính của cơ sở kinh doanh, dịch vụ, tổ chức có hành vi vi phạm; hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường; quá trình vi phạm và hậu quả do hành vi vi phạm gây ra; hình thức xử lý, biện pháp khắc phục hậu quả, thời gian khắc phục hậu quả.

4. Báo, cơ quan phụ trách trang tin điện tử khi nhận được văn bản đề nghị công khai thông tin có trách nhiệm đăng đầy đủ các nội dung thông tin cần công khai tại số báo hoặc lần đăng tải liền sau đó.

Điều 59. Trách nhiệm của các Bộ, ngành liên quan trong việc áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động, buộc di dời, cấm hoạt động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động, buộc di dời, cấm hoạt động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Chương 4.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 60. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2010 và thay thế Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Ban hành kèm theo Nghị định này Phụ lục gồm 05 mẫu biên bản và 14 mẫu quyết định để sử dụng trong quá trình xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Điều 61. Trách nhiệm hướng dẫn và thi hành

1. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thi hành Nghị định này.

2. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Công an quy định việc phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và lực lượng Cảnh sát môi trường trong công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính QG;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KGVX (5b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

PHỤ LỤC

DANH MỤC MỘT SỐ MẪU BIÊN BẢN VÀ QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG TRONG XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ)

1. Mẫu biên bản số 01: Biên bản về vi phạm hành chính.

2. Mẫu biên bản số 02: Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

3. Mẫu biên bản số 03: Biên bản khám người theo thủ tục hành chính.

4. Mẫu biên bản số 04: Biên bản khám phương tiện vận tải, đồ vật.

5. Mẫu biên bản số 05: Biên bản khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện.

6. Mẫu quyết định số 01: Quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính.

7. Mẫu quyết định số 02: Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

8. Mẫu quyết định số 03: Quyết định khám người theo thủ tục hành chính.

9. Mẫu quyết định số 04: Quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện.

10. Mẫu quyết định số 05: Quyết định xử phạt cảnh cáo theo thủ tục đơn giản.

11. Mẫu quyết định số 06: Quyết định phạt tiền theo thủ tục đơn giản.

12. Mẫu quyết định số 07: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính

13. Mẫu quyết định số 08: Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt.

14. Mẫu quyết định số 09: Quyết định áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính trong trường hợp không áp dụng xử phạt hành chính.

15. Mẫu quyết định số 10: Quyết định áp dụng hình thức tạm đình chỉ hoạt động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

16. Mẫu quyết định số 11: Quyết định áp dụng hình thức cấm hoạt động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ gây ô nhiễm môi trường kéo dài/ hoặc nghiêm trọng.

17. Mẫu quyết định số 12: Quyết định áp dụng hình thức buộc di dời đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ vi phạm khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư, khu bảo tồn thiên nhiên và cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

18. Mẫu quyết định số 13: Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định áp dụng hình thức cấm hoạt động, tạm thời đình chỉ hoạt động, buộc di dời.

19. Mẫu quyết định số 14: Quyết định Xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế buộc di dời.

Mẫu biên bản số 01

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN1
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số:        /BB-VPHC

A2………, ngày ….. tháng ……. năm ………

BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Hôm nay, hồi ………. giờ ……… ngày … tháng … năm …………. tại .......................................

Chúng tôi gồm3:

1. Ông/bà ………………………………… Chức vụ: ………..;

2. Ông/bà ………………………………… Chức vụ: ………..;

………..

Với sự chứng kiến của: 4

1. Ông/bà ………………. Nghề nghiệp/chức vụ……………;

Địa chỉ thường trú (tạm trú): …………………………………;

Giấy chứng minh nhân dân số: ………. Ngày cấp: …………; Nơi cấp: …………….................... ;

2. Ông/bà ………………. Nghề nghiệp/chức vụ……………;

Địa chỉ thường trú (tạm trú): …………………………………;

Giấy chứng minh nhân dân số: ………. Ngày cấp: …………; Nơi cấp: …………….................... ;

………………………………………………..,

Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường đối với:

Ông (bà)/tổ chức 5: ………… Nghề nghiệp/Lĩnh vực hoạt động: ............................................. ;

Địa chỉ: ………………………;

Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD .............................................

Cấp ngày …………. tại ……………..;

Đã có các hành vi vi phạm hành chính như sau6: .......................;

Các hành vi trên đã vi phạm vào Điều …….. khoản …….. điểm ………….. của Nghị định số       2009/NĐ-CP ngày         tháng      năm 2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Người bị thiệt hại/tổ chức bị thiệt hại (nếu có)7:

Họ và tên/tên tổ chức: ………………….;

Địa chỉ: ………………..;

Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD …………;

Cấp ngày …………. tại ……………….

Ý kiến trình bày của người vi phạm hành chính/đại diện tổ chức vi phạm hành chính: .............. ;

Ý kiến trình bày của người làm chứng: ......................;

Ý kiến trình bày của người/đại diện tổ chức bị thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra (nếu có):

.............................................................................................................................................

Người có thẩm quyền đã yêu cầu Ông (bà)/tổ chức đình chỉ ngay hành vi vi phạm.

Các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính được áp dụng gồm:..........................................

Hành vi chống lại người thi hành công vụ (nếu có)8:

Chúng tôi tạm giữ (nếu có) những tang vật, phương tiện, vi phạm hành chính và giấy tờ sau để chuyển về: ……… để cấp có thẩm quyền giải quyết.

STT

Tên tang vật, phương tiện, giấy tờ bị tạm giữ

Số lượng

Chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng9

Ghi chú10

Ngoài những tang vật, phương tiện, giấy tờ nêu trên, chúng tôi không tạm giữ thêm thứ gì khác.

Yêu cầu Ông (bà)/đại diện tổ chức vi phạm có mặt tại 11 ……….. lúc ………….. giờ …….. ngày ……. tháng ……. năm để giải quyết vụ vi phạm.

Biên bản được lập thành …….. bản có nội dung và giá trị như nhau, và được giao cho người vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm một bản và ………. 12

Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản hoặc có ý kiến khác như sau: ................................................................................. ;

Ý kiến bổ sung khác (nếu có)13:

Biên bản này gồm …………. trang, được những người có mặt cùng ký xác nhận vào từng trang.

Người/đại diện tổ chức vi phạm
(Ký, ghi rõ họ tên)
Người chứng kiến
(Ký, ghi rõ họ tên)
Người lập biên bản
(Ký, ghi rõ họ tên)

Người/đại diện tổ chức bị thiệt hại
(Ký, ghi rõ họ tên)
Đại diện chính quyền (nếu có)
(Ký, ghi rõ họ tên)
Người có thẩm quyền xử phạt 14
Vi phạm hành chính
(Ký, ghi rõ họ tên)

Lý do người vi phạm, dại diện tổ chức vi phạm không ký biên bản 15: ..........;

Lý do người bị thiệt hại, đại diện tổ chức bị thiệt hại không ký biên bản 16: ..........;

1 Nếu biên bản do Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp lập thì chỉ cần ghi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương …; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh …; xã, phường, thị trấn … mà không cần ghi cơ quan chủ quản; nếu biên bản do thành viên Đoàn thanh tra, kiểm tra lập thì ghi tên cơ quan thành lập Đoàn thanh tra, kiểm tra.

2 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh

3 Ghi rõ họ tên, chức vụ người lập biên bản.

4 Họ và tên người làm chứng. Nếu có đại diện chính quyền phải ghi rõ họ tên, chức vụ

5 Nếu là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.

6 Ghi cụ thể giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; mô tả hành vi vi phạm.

7 Nếu là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức bị thiệt hại.

8 Mô tả cụ thể hành vi, căn cứ vào Điều 39 Nghị định xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

9 Nếu là phương tiện ghi thêm số đăng ký, nếu là ngoại tệ thì ghi xê ri của từng tờ.

10 Ghi rõ tang vật, phương tiện có được niêm phong không, nếu có niêm thì trên niêm phong phải có chữ ký của người vi phạm (hoặc đại diện của tổ chức vi phạm), có sự chứng kiến của đại diện gia đình, đại diện tổ chức hay đại diện chính quyền không, nếu không có phải ghi rõ có sự chứng kiến của Ông (bà) …

11 Ghi rõ địa chỉ trụ sở nơi cá nhân, tổ chức vi phạm phải có mặt.

12 Ghi cụ thể những người, tổ chức được giao biên bản.

13 Những người có ý kiến khác về nội dung biên bản phải tự ghi ý kiến của mình, lý do có ý kiến khác, ký và ghi rõ họ tên

14 Trong trường hợp người lập biên bản không có thẩm quyền xử phạt thì thủ trưởng của người đó là người có thẩm quyền xử phạt phải ký tên vào biên bản.

15 Người lập biên bản phải ghi rõ lý do những người này từ chối không ký biên bản.

16 Người lập biên bản phải ghi rõ lý do những người này từ chối không ký biên bản.

Mẫu biên bản số 02

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN1
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số:        /BB-TGTVPT

A2………, ngày ….. tháng ……. năm ………

BIÊN BẢN

Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Căn cứ Điều 45, Điều 46 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số Điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;

Căn cứ Điều ………. Nghị định số      /2009/NĐ-CP ngày      tháng      năm 2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 3;

Căn cứ Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính số ………… ngày ……… tháng ………… năm do 4 ……………………. chức vụ ……………….. ký;

Để có cơ sở xác minh thêm vụ việc vi phạm hành chính/hoặc ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính,

Hôm nay, hồi ………. giờ ……… ngày … tháng … năm …………. tại .......................................

Chúng tôi gồm5:

1. Ông/bà ………………………………… Chức vụ: ………..;

2. Ông/bà ………………………………… Chức vụ: ………..;

………..

Người vi phạm hành chính là:

Ông (bà)/tổ chức 6: ……….……………;

Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): …………………………;

Địa chỉ: ……………………………………...;

Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD ……………;

Cấp ngày ………………… tại …………………….;

Với sự chứng kiến của 7:

1. Ông/bà …………………………... Nghề nghiệp/chức vụ: ………………..;

Địa chỉ thường trú (tạm trú): …………………..;

Giấy chứng minh nhân dân số: …………….; Ngày cấp: ……………; Nơi cấp ............................

2. Ông/bà …………………………... Nghề nghiệp/chức vụ: ………………..;

Địa chỉ thường trú (tạm trú): …………………..;

Giấy chứng minh nhân dân số: …………….; Ngày cấp: ……………; Nơi cấp ............................

………………………………………………..,

Tiến hành lập biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường gồm:……….

STT

Tên tang vật, phương tiện bị tạm giữ

Số lượng

Chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng tang vật, phương tiện 8

Ghi chú9

Ngoài những tang vật, phương tiện nêu trên, chúng tôi không tạm giữ thêm thứ gì khác.

Biên bản được lập thành hai bản có nội dung và giá trị như nhau. Một bản được giao cho cá nhân, đại diện tổ chức vi phạm.

Biên bản này gồm ………… trang, được cá nhân/đại diện tổ chức vi phạm, người làm chứng, người lập biên bản ký xác nhận vào từng trang.

Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản hoặc có ý kiến khác như sau: ................................................................................. ;

Ý kiến bổ sung khác (nếu có)10:....;


Người vi phạm
(hoặc đại diện tổ chức vi phạm)
(Ký, ghi rõ họ tên)
Người chứng kiến
(Ký, ghi rõ họ tên)

Người ra quyết định tạm giữ
(Ký, ghi rõ họ tên)
Người lập biên bản
(Ký, ghi rõ họ tên)
Đại diện chính quyền
(Ký, ghi rõ họ tên)

1 Nếu biên bản do Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp lập thì chỉ cần ghi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương …, huyện, thành phố thuộc tỉnh, …, xã … mà không cần ghi cơ quan chủ quản;

2 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh

3 Ghi cụ thể điều, khoản của Nghị định quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

4 Ghi họ tên, chức vụ của người ký quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

5 Họ tên, chức vụ người lập biên bản.

6 Nếu là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.

7 Họ và tên người làm chứng. Nếu có đại diện chính quyền phải ghi rõ họ tên, chức vụ.

8 Nếu là phương tiện phải ghi số đăng ký;

9 Ghi rõ tang vật, phương tiện có được niêm phong không, nếu có niêm phong thì trên niêm phong phải có chữ ký của người vi phạm, có sự chứng kiến của đại diện gia đình, đại diện tổ chức hay đại diện chính quyền không, nếu không có phải ghi rõ có sự chứng kiến của Ông (bà) …

10 Những người có ý kiến khác về nội dung biên bản phải tự ghi ý kiến của mình, lý do có ý kiến khác, ký và ghi rõ họ tên.

Mẫu biên bản số 03

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN1
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số:        /BB-KN

A2………, ngày ….. tháng ……. năm ………

BIÊN BẢN

Khám người theo thủ tục hành chính

Căn cứ Điều 45, Điều 47 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số Điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;

Căn cứ Điều ………. Nghị định số      /2009/NĐ-CP ngày      tháng      năm 2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 3;

Căn cứ Quyết định khám người theo thủ tục hành chính số ………… ngày ……… tháng ………… năm do 4 ……………………. chức vụ ……………….. ký hoặc căn cứ ……………..5;

Hôm nay, hồi ………. giờ ……… ngày … tháng … năm …………. tại .......................................

Chúng tôi gồm6:

1. Ông/bà ………………………………… Chức vụ: ………..;

2. Ông/bà ………………………………… Chức vụ: ………..;

………..

Với sự chứng kiến của: 7

1. Ông (bà)……….…………… Nghề nghiệp/chức vụ………………;

Địa chỉ thường trú (tạm trú): ………………………………………...;

Giấy chứng minh nhân dân số: ………….. Ngày cấp: ………………; Nơi cấp: .......................... ;

2. Ông (bà)……….…………… Nghề nghiệp/chức vụ………………;

Địa chỉ thường trú (tạm trú): ………………………………………...;

Giấy chứng minh nhân dân số: ………….. Ngày cấp: ………………; Nơi cấp: .......................... ;

……………………………………………………,

Tiến hành khám người và lập biên bản về việc khám người đối với

Ông (bà) ........................,                     Tuổi…………………………….;

Nghề nghiệp: ……………………;

Địa chỉ: ……………………………;

Giấy chứng minh nhân dân số: ……………………….;

Cấp ngày …………….. tại …………………………..;

Sau khi khám người, chúng tôi thu giữ được những đồ vật, tài liệu, phương tiện vi phạm hành chính như sau:

STT

Tên đồ vật, tài liệu, phương tiện

Số lượng

Chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ

Ghi chú

Việc khám kết thúc vào hồi ……….. ngày ……….. giờ …………. tháng ………. năm ................

Biên bản được lập thành ba bản có nội dung và giá trị như nhau. Người bị khám được giao một bản. Ngoài ra, biên bản này được gửi cho …………. 8 và một bản lưu hồ sơ.

Biên bản này gồm ………… trang, được người vi phạm, người làm chứng, người lập biên bản ký xác nhận vào từng trang.

Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản hoặc có ý kiến khác như sau: ................................................................................. ;

Ý kiến bổ sung khác (nếu có)9:.................................

Người bị khám
(Ký, ghi rõ họ tên)

Người khám
(Ký, ghi rõ họ tên)

Người chứng kiến
(Ký, ghi rõ họ tên)

1 Nếu biên bản do Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp lập thì chỉ cần ghi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương …, huyện, thành phố thuộc tỉnh …, xã … mà không cần ghi cơ quan chủ quản;

2 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh

3 Ghi cụ thể điều, khoản của Nghị định quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

4 Ghi họ tên, chức vụ của người ký quyết định khám người theo thủ tục hành chính

5 Nếu người quyết định khám không phải là người có thẩm quyền quy định tại Điều 45 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, thì phải ghi rõ thêm căn cứ để cho rằng nếu không tiến hành khám ngay thì đồ vật, tài liệu, phương tiện vi phạm hành chính có thể bị tẩu tán, tiêu hủy; Họ tên, chức vụ người quyết định việc khám người trong trường hợp này.

6 Ghi rõ họ tên, chức vụ người lập biên bản.

7 Họ và tên người làm chứng. Nếu có đại diện chính quyền phải ghi rõ họ tên, chức vụ.

8 Nếu người quyết định khám không phải là người có thẩm quyền quy định tại Điều 45 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, thì phải ghi rõ thêm biên bản này được gửi để báo cáo cho Thủ trưởng.

9 Những người có ý kiến khác về nội dung biên bản tự ghi ý kiến của mình, lý do có ý kiến khác, ký và ghi rõ họ tên.

Mẫu biên bản số 04

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN1
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số:        /BB-KPTVTĐV

A2………, ngày ….. tháng ……. năm ………

BIÊN BẢN

Khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính

Căn cứ Điều 45, Điều 48 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số Điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;

Căn cứ Điều ………. Nghị định số      /2009/NĐ-CP ngày      tháng      năm 2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 3;

Hôm nay, hồi ………. giờ ……… ngày … tháng … năm …………. tại .......................................

Chúng tôi gồm4:

1. Ông/bà ………………………………… Chức vụ: ………..;

2. Ông/bà ………………………………… Chức vụ: ………..;

………..

Với sự chứng kiến của:5

1. Ông/ bà ………………………… Nghề nghiệp/chức vụ ……………;

Địa chỉ thường trú (tạm trú): …………………………………………...;

Giấy chứng minh nhân dân số: …………… Ngày cấp: ……………; Nơi cấp: ............................ ;

2. Ông/ bà ………………………… Nghề nghiệp/chức vụ ……………;

Địa chỉ thường trú (tạm trú): …………………………………………...;

Giấy chứng minh nhân dân số: …………… Ngày cấp: ……………; Nơi cấp: ............................ ;

……………………………………………………………….

Tiến hành khám phương tiện vận tải, đồ vật là: 6......................................................................

Vì có căn cứ cho rằng trong phương tiện vận tải, đồ vật này có cất giấu tang vật vi phạm hành chính.

Chủ phương tiện vận tải, đồ vật (hoặc người điều khiển phương tiện vận tải)7:

1. Ông/ bà ………………………… Nghề nghiệp/chức vụ ……………;

Địa chỉ thường trú: …………………………………………...;

Giấy chứng minh nhân dân số: …………… Ngày cấp: ……………; Nơi cấp: ............................ ;

2. Ông/ bà ………………………… Nghề nghiệp/chức vụ ……………;

Địa chỉ thường trú: …………………………………………...;

Giấy chứng minh nhân dân số: …………… Ngày cấp: ……………; Nơi cấp: ............................ ;

Phạm vi khám: ………………

Những tang vật vi phạm hành chính bị phát hiện gồm:

STT

Tên tang vật, phương tiện bị tạm giữ

Số lượng

Chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng

Ghi chú

Việc khám phương tiện vận tải (đồ vật) theo thủ tục hành chính kết thúc hồi …………. giờ …….. ngày ……….. tháng ……….. năm …………………

Biên bản được lập thành hai bản có nội dung và giá trị như nhau, chủ phương tiện vận tải, đồ vật/người điều khiển phương tiện vận tải ……….. được giao một bản.

Biên bản này gồm ………… trang, được người vi phạm, người làm chứng, người lập biên bản ký xác nhận vào từng trang.

Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản hoặc có ý kiến khác như sau: ................................................................................. ;

Ý kiến bổ sung khác (nếu có)8: ..............................................................................................

Người quyết định khám
(Ký, ghi rõ họ tên)

Chủ phương tiện vận tải,
đồ vật hoặc người điều khiển Phương tiện
(Ký, ghi rõ họ tên)

Người tham gia khám
(Ký, ghi rõ họ tên)

Người chứng kiến
(Ký, ghi rõ họ tên)

Người chứng kiến
 (Ký, ghi rõ họ tên)

Người lập biên bản
(Ký, ghi rõ họ tên)

1Nếu biên bản do Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp lập thì chỉ cần ghi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương …; huyện, thành phố thuộc tỉnh …, xã … mà không cần ghi cơ quan chủ quản;

2 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh

3 Ghi cụ thể điều, khoản của Nghị định quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

4 Ghi rõ họ tên, chức vụ người lập biên bản

5 Họ và tên người làm chứng. Nếu có đại diện chính quyền phải ghi rõ họ tên, chức vụ.

6 Ghi rõ loại phương tiện vận tải, đồ vật, số biển kiểm soát (đối với phương tiện).

7 Ghi rõ họ tên chủ phương tiện vận tải, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện vận tải

8 Những người có ý kiến khác về nội dung biên bản phải tự ghi ý kiến của mình, lý do có ý kiến khác, ký và ghi rõ họ, tên.

Mẫu biên bản số 05

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN1
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số:        /BB-KNCGTVPT

A2………, ngày ….. tháng ……. năm ………

BIÊN BẢN

Khám cơ sở gây ô nhiễm môi trường, nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính 

Căn cứ Điều 45, Điều 49 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số Điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;

Căn cứ Điều ………. Nghị định số      /2009/NĐ-CP ngày      tháng      năm 2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 3;

Căn cứ quyết định khám cơ sở gây ô nhiễm môi trường, nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính số ………….. ngày ………….. tháng ……………. năm do 4 …………….. chức vụ …………….. ký;

Hôm nay, hồi ………. giờ ……… ngày … tháng … năm …………. tại .......................................

Chúng tôi gồm5:

1. Ông/bà ………………………………… Chức vụ: ………..;

2. Ông/bà ………………………………… Chức vụ: ………..;

………..

Với sự chứng kiến của:6

1. Ông/bà ………………………… Nghề nghiệp/chức vụ ……………;

Địa chỉ thường trú (tạm trú): …………………………………………...;

Giấy chứng minh nhân dân số: …………… Ngày cấp: ……………; Nơi cấp: ............................ ;

2. Ông/bà ………………………… Nghề nghiệp/chức vụ ……………;

Địa chỉ thường trú (tạm trú): …………………………………………...;

Giấy chứng minh nhân dân số: …………… Ngày cấp: ……………; Nơi cấp: ............................ ;

……………………………………………………………….

Tiến hành khám phương tiện vận tải, đồ vật là: 6......................................................................

Vì có căn cứ cho rằng trong phương tiện vận tải, đồ vật này có cất giấu tang vật vi phạm hành chính.

Chủ phương tiện vận tải, đồ vật (hoặc người điều khiển phương tiện vận tải)7:

1. Ông/ bà ………………………… Nghề nghiệp/chức vụ ……………;

Địa chỉ thường trú: …………………………………………...;

Giấy chứng minh nhân dân số: …………… Ngày cấp: ……………; Nơi cấp: ............................ ;

2. Ông/ bà ………………………… Nghề nghiệp/chức vụ ……………;

Địa chỉ thường trú (tạm trú): …………………………………………...;

Giấy chứng minh nhân dân số: …………… Ngày cấp: ……………; Nơi cấp: ............................ ;

………………………………………….

- Tiến hành khám: 7 ………………………

Là cơ sở gây ô nhiễm môi trường (hoặc nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và lập biên bản về việc khám).

Người chủ nơi bị khám là: 8

Ông (bà)/tổ chức 9: ……………………;

Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): ………………….;

Địa chỉ: ………………..;

Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD ……..;

Cấp ngày: ……………… tại ………………………..

Mô tả cơ sở gây ô nhiễm môi trường

Nguồn gây ô nhiễm10:

Hiện trạng hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường:

Thực trạng xử lý ô nhiễm môi trường:

……….. (các tình tiết khác, nếu có).

Hành vi chống lại người thi hành công vụ (nếu có)11:

Sau khi khám chúng tôi thu giữ những tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, gồm:

STT

Tên tang vật, phương tiện bị tạm giữ

Số lượng

Chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng12

Ghi chú13

Ngoài những tang vật, phương tiện nêu trên, chúng tôi không tạm giữ thêm thứ gì khác.

Việc khám kết thúc vào hồi ……….. ngày … giờ…………. tháng …………. năm .......................

Biên bản được lập thành hai bản có nội dung và giá trị như nhau, được giao cho chủ nơi bị khám một bản.

Biên bản này gồm ………….. trang, được cá nhân/đại diện tổ chức vi phạm, người làm chứng, người lập biên bản ký xác nhận vào từng trang.

Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản hoặc có ý kiến khác như sau:

Ý kiến bổ sung khác (nếu có)14

Chủ nơi bị khám hoặc người thành
niên trong gia đình
(Ký, ghi rõ họ tên)

Người ra quyết định tạm giữ
(Ký, ghi rõ họ tên)

Người lập biên bản khám
(Ký, ghi rõ họ tên)

Người chứng kiến
Đại diện chính quyền

(Ký, ghi rõ họ tên)

Lý do người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không ký biên bản 15: ………….;

Lý do người người bị thiệt hại, đại diện tổ chức bị thiệt hại không ký biên bản 16: ………….;

1 Nếu biên bản do Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp lập thì chỉ cần ghi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương …, huyện, thành phố thuộc tỉnh…, xã … mà không cần ghi cơ quan chủ quản;

2 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh

3 Ghi cụ thể điều, khoản của Nghị định quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

4 Ghi họ tên, chức vụ của người ký quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

5 Ghi rõ họ tên, chức vụ người lập biên bản.

6 Họ và tên người làm chứng. Nếu có đại diện chính quyền phải ghi rõ họ tên, chức vụ.

7 Ghi rõ địa chỉ nơi bị khám.

8 Ghi rõ tên người quản lý hoặc người điều hành hoặc người chịu trách nhiệm cao nhất của cơ sở gây ô nhiễm, nếu người này vắng mặt thì ghi tên người cấp phó hoặc người trực tiếp điều hành nguồn gây ô nhiễm. Nếu chủ nơi bị khám vắng mặt thì ghi rõ họ tên người thành niên trong gia đình họ.

9 Nếu là nơi bị khám là của tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức.

10 Mô tả chủng loại, công suất, công dụng, loại nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào và loại thải ra …

11 Mô tả cụ thể hành vi, căn cứ vào Điều 39 Nghị định xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

12 Nếu có phương tiện phải ghi rõ biển kiểm soát.

13 Ghi rõ tang vật, phương tiện có được niêm phong không, nếu có niêm phong thì trên niêm phong phải có chữ ký của người vi phạm có sự chứng kiến của đại diện gia đình, đại diện tổ chức hay đại diện chính quyền không, nếu không có phải ghi rõ có sự chứng kiến của Ông (bà) …

14 Những người có ý kiến khác về nội dung biên bản tự ghi ý kiến của mình, lý do có ý kiến khác, ký và ghi rõ họ tên.

15 Người lập biên bản phải ghi rõ lý do những người này từ chối không ký biên bản

16 Người lập biên bản phải ghi rõ lý do những người này từ chối không ký biên bản

Mẫu quyết định số 01

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN1
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số:        /QĐ-TGN

A2………, ngày ….. tháng ……. năm ………

QUYẾT ĐỊNH

Tạm giữ người theo thủ tục hành chính

Căn cứ Điều 44, Điều 45 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số Điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;

Căn cứ Điều ………. Nghị định số      /2009/NĐ-CP ngày      tháng      năm 2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 3;

Xét cần phải áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính để ……….;4

Tôi, …………..5; Chức vụ: ………………….;

Đơn vị ………………,

QUYẾT ĐỊNH:

Tạm giữ Ông (bà) ………………………… Tuổi ………………………;

Nghề nghiệp: …………………;

Địa chỉ: ………………………..;

Giấy chứng minh nhân dân số: …………….;

Cấp ngày ………….. tại ………..;

Lý do:

- Đã có hành vi vi phạm hành chính: 6 ……….. quy định tại điểm …………….. khoản ……….. Điều …………….. của …………… Nghị định số         /2009/NĐ-CP ngày    tháng     năm 2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường7.

Thời hạn tạm giữ là: 12 giờ kể từ thời điểm bắt đầu giữ là hồi: ………. giờ ……. ngày ………. tháng …….năm …………….

Ví lý do 8: ………… nên thời hạn tạm giữ được kéo dài là ……………… giờ

Theo yêu cầu của Ông (bà)9 ……………, việc tạm giữ được thông báo cho gia đình, tổ chức, nơi làm việc hoặc học tập là:10

Vì Ông (bà) …………. là người chưa thành niên và tạm giữ vào ban đêm/thời hạn tạm giữ trên 6 giờ, việc tạm giữ được thông báo vào hồi ……….. giờ ………. ngày …… tháng ……. năm …….. cho cha mẹ/người giám hộ là: ……………….. Địa chỉ …………………..

Quyết định này được giao cho:

1. Ông (bà): …………. để chấp hành;

2. ………….;

3. …………...

Quyết định này gồm ……………. trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.

Người ra quyết định
(Ký, ghi rõ họ tên)

1 Nếu Quyết định tạm giữ người của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn thì ghi Ủy ban nhân dân xã, thị trấn mà không ghi cơ quan chủ quản;

2 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh

3 Ghi cụ thể điều, khoản của Nghị định quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

4 Ghi rõ lý do tạm giữ người như: để ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác hoặc để thu thập, xác minh những tình tiết quan trọng làm căn cứ để Quyết định xử lý vi phạm hành chính.

5 Họ tên người ra Quyết định tạm giữ.

6 Nếu có nhiều hành vi thì ghi cụ thể từng hành vi vi phạm.

7 Ghi cụ thể từng điều, khoản, mức phạt của Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước mà cá nhân, tổ chức vi phạm.

8 Nếu thời hạn tạm giữ dài hơn 12 tiếng phải ghi rõ lý do việc kéo dài thời hạn tạm giữ.

9 Nếu người bị tạm giữ không có yêu cầu thì ghi không có yêu cầu.

10 Ghi rõ tên, địa chỉ người được thông báo.

Mẫu quyết định số 02

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN1
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số:        /QĐ-TGTVPT

A2………, ngày ….. tháng ……. năm ………

QUYẾT ĐỊNH

Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính 

Căn cứ Điều 45, Điều 46 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số Điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;

Căn cứ Điều ………. Nghị định số      /2009/NĐ-CP ngày      tháng      năm 2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 3;

Xét ……….;4

Tôi, …………..5; Chức vụ: ………………….;

Đơn vị ………………,

QUYẾT ĐỊNH:

Tạm giữ: ……………………. 6 (Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính) của

Ông (bà)/tổ chức 7: ………..;

Nghề nghiệp/lĩnh vực hoạt động: …………………;

Địa chỉ: ………………………..;

Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD: …………….;

Cấp ngày ………….. tại ………..;

Lý do:

- Đã có hành vi vi phạm hành chính: 8 ...

Quy định tại điểm ………. khoản …………. Điều ……………. Nghị định số     /2009/NĐ-CP ngày    tháng    năm 2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 9.

Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được lập biên bản (kèm theo Quyết định này).

Quyết định này được gửi cho:

1. Ông (bà)/tổ chức: …………. để chấp hành;

2. ………….10;

3. …………...

Quyết định này gồm ……………. trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.

Người ra quyết định
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ý kiến Thủ trưởng của người ra Quyết định tạm giữ 11: ...........................................................

1 Nếu Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn thì ghi Ủy ban nhân dân xã, thị trấn mà không ghi cơ quan chủ quản;

2 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh

3 Ghi cụ thể điều, khoản của Nghị định quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

4 Ghi rõ lý do tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính như để xác minh tình tiết làm căn cứ để quyết định xử lý vi phạm hành chính hoặc ngăn chặn ngay hành vi vi phạm. Nếu người tạm giữ không phải là người có thẩm quyền quy định tại Điều 45 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, thì phải ghi rõ thêm căn cứ để cho rằng nếu không tạm giữ ngay thì tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có thể bị tẩu tán, tiêu hủy.

5 Họ tên người ra Quyết định tạm giữ.

6 Ghi rõ tang vật, phương tiện; mô tả chi tiết chủng loại, đặc tính kỹ thuật cơ bản của phương tiện, tang vật bị tạm giữ;

7 Nếu là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.

8 Nếu có nhiều hành vi thì ghi cụ thể từng hành vi vi phạm.

9 Ghi cụ thể từng điều, khoản, mức phạt của Nghị định quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (theo chú thích số 3) mà cá nhân, tổ chức vi phạm.

10 Trường hợp người Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính không phải là người có thẩm quyền quy định tại Điều 45 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính thì Quyết định này phải được gửi để báo cáo cho Thủ trưởng của người ra Quyết định tạm giữ.

11 Thủ trưởng của người ra Quyết định tạm giữ (người tạm giữ không có thẩm quyền theo quy định tại Điều 45 Pháp lệnh) có ý kiến về việc tạm giữ, đồng ý hoặc không đồng ý.

Mẫu quyết định số 03

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN1
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số:        /QĐ-KN

A2………, ngày ….. tháng ……. năm ………

QUYẾT ĐỊNH

Khám người theo thủ tục hành chính

Căn cứ Điều 45, Điều 47 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số Điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;

Căn cứ Điều ………. Nghị định số      /2009/NĐ-CP ngày      tháng      năm 2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 3;

Xét ……….;4

Tôi, …………..5; Chức vụ: ………………….;

Đơn vị ………………,

QUYẾT ĐỊNH:

Khám người Ông (bà): ………..;                                     Tuổi: ……………;

Nghề nghiệp: …………………;

Địa chỉ: ………………………..;

Giấy chứng minh nhân dân số…………….;

Cấp ngày ………….. tại ………..;

Quyết định khám người này đã được thông báo cho Ông (bà) 6 ..................

Việc khám người có người chứng kiến là Ông (bà) 7 …………….;

Nghề nghiệp: ……………;

Địa chỉ: ………………….;

Giấy chứng minh nhân dân số: ………..;

Cấp ngày ……..; tại ……….;

Việc khám người được lập biên bản (kèm theo Quyết định này).

Quyết định này được gửi cho:

1. Ông (bà):…………. để chấp hành;

2. ………….;

3. …………...

Quyết định này gồm ……………. trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.

Người ra quyết định
(Ký, ghi rõ họ tên)

1 Nếu Quyết định khám người theo thủ tục hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn thì ghi Ủy ban nhân dân xã, thị trấn mà không ghi cơ quan chủ quản;

2 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh

3 Ghi cụ thể điều, khoản của Nghị định quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

4 Ghi rõ căn cứ khám người là Ông (bà) có cất giấu trong người đồ vật, tài liệu, phương tiện vi phạm hành chính.

5 Họ tên người ra Quyết định khám người;

6 Họ tên người bị khám.

7 Họ và tên người chứng kiến

Mẫu quyết định số 04

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN1
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số:        /QĐ-KNCGTV-PT

A2………, ngày ….. tháng ……. năm ………

QUYẾT ĐỊNH

Khám cơ sở gây ô nhiễm môi trường hoặc nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Căn cứ vào Điều 45, Điều 49 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số Điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;

Căn cứ Điều ………. Nghị định số      /2009/NĐ-CP ngày      tháng      năm 2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 3;

Xét ……….;4

Tôi, …………..5; Chức vụ: ………………….; Đơn vị ………………,

QUYẾT ĐỊNH:

Khám: 6

Chủ nơi bị khám là: Ông(bà)/ Đại diện tổ chức: 7

Nghề nghiệp/Lĩnh vực hoạt động: …………….; Địa chỉ: .......................................................... ;

Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD: ………..

Cấp ngày ………. tại ………………….. Lý do: ........................................................................ ;

(Việc khám cơ sở gây ô nhiễm môi trường hoặc nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được lập biên bản (kèm theo Quyết định này).

Quyết định này được………………………………;

1. Giao cho: Ông/bà/đại diện tổ chức: ……………… để chấp hành;

2. Gửi ……………8;

3…………………..;

Quyết định này gồm ………. trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.

Người ra quyết định
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ý kiến đồng ý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trước khi tiến hành khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện là nơi ở: ...................................................................................................................................

1 Nếu Quyết định khám cơ sở gây ô nhiễm môi trường hoặc nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn thì ghi Ủy ban nhân dân xã, thị trấn mà không ghi cơ quan chủ quản;

2 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh

3 Ghi cụ thể điều, khoản của Nghị định quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

4 Ghi rõ căn cứ cho rằng ở nơi bị khám có cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

5 Họ tên người ra quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

6 Ghi rõ địa điểm bị khám.

7 Nếu không có người chủ nơi bị khám thì ghi rõ người thành niên trong gia đình họ là …

8 Trường hợp người quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính không phải là người có thẩm quyền quy định tại Điều 45 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính thì Quyết định này phải được gửi để báo cáo cho Thủ trưởng của người ra quyết định tạm giữ.

Mẫu quyết định số 05

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN1
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH 
----

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------

Số:     /QĐ-XPHC

A2….. , ngày ….. tháng …. năm ….

QUYẾT ĐỊNH

Xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt cảnh cáo về bảo vệ môi trường theo thủ tục đơn giản

Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số Điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;

Căn cứ Điều …. Nghị định số      /2009/NĐ-CP ngày      tháng     năm 2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường3;

Xét hành vi vi phạm hành chính do …….. thực hiện;

Tôi,……. 4;     Chức vụ: ……… ;  Đơn vị …………,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Xử phạt cảnh cáo đối với:

Ông (bà)/tổ chức 5: ……..;

Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): ………..; Địa chỉ: ………………..;

Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD……………;

Cấp ngày …………….tại …………..;

Lý do:

- Đã có hành vi vi phạm hành chính: 6 …………..

Quy định tại điểm ……. khoản …….. Điều …… của Nghị định số    /2009/NĐ-CP ngày    tháng     năm 2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường7

Những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm:

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Quyết định này được gửi cho:

1. Ông (bà)/tổ chức8 …………….để chấp hành; 2. ………..

Quyết định này gồm ………trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.

Người ra quyết định
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

1 Nếu Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn thì ghi Ủy ban nhân dân xã, thị trấn mà không ghi cơ quan chủ quản.

2 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.

3 Ghi cụ thể điều, khoản của Nghị định quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

4 Họ tên người ra Quyết định xử phạt.

5 Nếu là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.

6  Nếu có nhiều hành vi thì ghi cụ thể từng hành vi vi phạm. 

7 Ghi cụ thể từng điều, khoản, mức phạt của Nghị định quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (theo chú thích số 3) mà cá nhân, tổ chức vi phạm.

8 Nếu là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.

Mẫu quyết định số 06

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN1
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH 
----

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------

Số:     /QĐ-XPHC

A2….. , ngày ….. tháng …. năm ….

QUYẾT ĐỊNH

Xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền về bảo vệ môi trường theo thủ tục đơn giản

Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số Điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;

Căn cứ Điều …. Nghị định số      /2009/NĐ-CP ngày      tháng     năm 2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường3;

Xét hành vi vi phạm do4 …….. thực hiện;

Tôi,……. 5;     Chức vụ: ……… ; 

Đơn vị …………,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Xử phạt vi phạm hành chính theo thủ tục đơn giản đối với:

Ông (bà)/tổ chức6: ……..;

Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): ………..;

Địa chỉ: ………………..;

Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD……………;

Cấp ngày …………….tại …………..;

Bằng hình thức phạt tiền với mức phạt là: ......... đồng (Ghi bằng chữ………).

Lý do:

- Đã có hành vi vi phạm hành chính:7……………..

Hành vi của Ông (bà)/tổ chức ………… đã vi phạm quy định tại điểm ……….. khoản ……. Điều ……. của Nghị định số     /2009/NĐ-CP ngày    tháng     năm 2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường8

Những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm:

Điều 2. Ông (bà)/tổ chức ……….. phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định xử phạt trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được giao Quyết định xử phạt là ngày …….. tháng …….. năm ………… trừ trường hợp……….9. Quá thời hạn này, nếu Ông (bà)/tổ chức ………… cố tình không chấp hành Quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành.

Số tiền phạt quy định tại Điều 1 phải nộp ngay cho người ra Quyết định xử phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt hoặc tại điểm thu phạt số …… của Kho bạc Nhà nước …….. 10 trong vòng mười ngày, kể từ ngày được giao Quyết định xử phạt.

Ông (bà)/tổ chức ………………… có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với Quyết định xử phạt vi phạm hành chính này theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Quyết định này được giao cho:

1. Ông (bà)/tổ chức: …………….để chấp hành;

2. Kho bạc …………….. để thu tiền phạt;

3. …………………….

Quyết định này gồm ………trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.

Người ra quyết định
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

1 Nếu Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn thì ghi Ủy ban nhân dân xã, thị trấn mà không ghi cơ quan chủ quản.

2 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.

3 Ghi cụ thể điều, khoản của Nghị định quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

4 Ghi họ tên người/đại diện tổ chức vi phạm.

5 Họ tên người ra Quyết định xử phạt.

6 Nếu là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.

7 Nếu có nhiều hành vi thì ghi cụ thể từng hành vi vi phạm. 

8 Ghi cụ thể từng điều, khoản, mức phạt của Nghị định quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (theo chú thích số 3) mà cá nhân, tổ chức vi phạm.

9 Ghi rõ lý do.

10 Ghi rõ tên, địa chỉ Kho bạc.

Mẫu quyết định số 07

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN1
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH 
----

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------

Số:     /QĐ-XPHC

A2….. , ngày ….. tháng …. năm ….

QUYẾT ĐỊNH

Xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường

Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số Điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;

Căn cứ Điều ..…. Nghị định số      /2009/NĐ-CP ngày      tháng     năm 2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường3;

Căn cứ Biên bản vi phạm hành chính do4 …….. lập hồi ……..giờ ………ngày ……..tháng ……..năm ….....tại …………..;

Tôi,……. 5;     Chức vụ: ……… ; 

Đơn vị …………,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Xử phạt vi phạm hành chính đối với:

Ông (bà)/tổ chức6: ……..;

Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): ………..;

Địa chỉ: ………………..;

Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD……………;

Cấp ngày …………….tại …………..;

Với các hình thức sau:

1. Hình thức xử phạt chính:

Cảnh cáo/phạt tiền với mức phạt là: ………đồng. (Viết bằng chữ………).

2. Hình thức phạt bổ sung (nếu có):

a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề:…………….

b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính gồm: ...................

3. Các biện pháp khắc phục hậu quả và thời hạn thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có): 

Lý do:

Đã có hành vi vi phạm hành chính:7……………..

Quy định tại điểm …….. khoản ……… Điều ………. của Nghị định số     /2009/NĐ-CP ngày    tháng     năm 2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường8

Những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm:...................................................

4. Buộc công khai thông tin về tình hình ô nhiễm và vi phạm trên trang thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường; đăng trên 03 số báo liên tiếp của Báo Tài nguyên và Môi trường và thông báo trên ….., như sau (nếu có):

a) Nội dung đăng9:  

b) Lý do đăng: theo quy định tại khoản 4 Điều 48 Nghị định số     /2009/NĐ-CP ngày      tháng      năm 2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Điều 2. Ông (bà)/tổ chức ……….. phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định xử phạt trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được giao Quyết định xử phạt là ngày …….. tháng …….. năm …… trừ trường hợp được hoãn chấp hành hoặc …….10.

Quá thời hạn này, nếu Ông (bà)/tổ chức ………… cố tình không chấp hành Quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành.

Số tiền phạt quy định tại Điều 1 phải nộp vào tài khoản số: …….. của Kho bạc Nhà nước …….. 11 trong vòng mười ngày, kể từ ngày được giao Quyết định xử phạt.

Ông (bà)/tổ chức ………………… có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với Quyết định xử phạt vi phạm hành chính này theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày …… tháng ….. năm …….12.

Trong thời hạn ba ngày, Quyết định này được gửi cho:

1. Ông (bà)/tổ chức: …………….để chấp hành;

2. Kho bạc ………………….. để thu tiền phạt;

3. …………………………….

Quyết định này gồm ………trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.

Người ra quyết định
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

1 Nếu Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn thì ghi Ủy ban nhân dân xã, thị trấn mà không ghi cơ quan chủ quản.

2 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.

3 Ghi cụ thể điều, khoản của Nghị định quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

4 Ghi họ tên, chức vụ người lập biên bản.

5 Họ tên người ra Quyết định xử phạt.

6 Nếu là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.

7 Nếu có nhiều hành vi thì ghi cụ thể từng hành vi vi phạm. 

8 Ghi cụ thể từng điều, khoản, mức phạt của Nghị định quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (theo chú thích số 3) mà cá nhân, tổ chức vi phạm.

9 Nội dung công khai thông tin theo quy định tại khoản 3 Điều 52 Nghị định xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

10 Ghi rõ lý do.

11 Ghi rõ tên, địa chỉ Kho bạc.

12 Ngày ký Quyết định hoặc ngày do người có thẩm quyền xử phạt quyết định.

Mẫu quyết định số 08

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN1
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH 
----

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------

Số:     /QĐ-CC

A2….. , ngày ….. tháng …. năm ….

QUYẾT ĐỊNH

Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường

Căn cứ Điều 66 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số Điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;

Để đảm bảo thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về số ……. ngày ….. tháng …. năm …… của ………..;

Tôi,…………………… 3;     Chức vụ: …………….. ; 

Đơn vị …………………,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Áp dụng biện pháp cưỡng chế để thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số …… ngày …… tháng …… của …….về ……………..

Đối với ………………………;

Ông (bà)/tổ chức 4: ………..;

Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): ………..;

Địa chỉ: ……………………..;

Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD……………;

Cấp ngày …………….tại …………..;

* Biện pháp cưỡng chế:5

Điều 2. Ông (bà)/tổ chức ……….. phải nghiêm chỉnh thực hiện Quyết định này và phải chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ……

Quyết định có ……. trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.

Quyết định này được giao cho Ông (bà)/tổ chức ……….. để thực hiện.

Quyết định này được gửi cho: 

1. ………………. để ………… 6

2. ………………. để ………… 7

Người ra quyết định
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

1 Nếu Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn thì ghi Ủy ban nhân dân xã, thị trấn mà không ghi cơ quan chủ quản.

2 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.

3 Ghi họ tên, chức vụ người ra Quyết định cưỡng chế.

4 Nếu là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.

5 Ghi cụ thể biện pháp cưỡng chế, số tiền cưỡng chế, hoặc các biện pháp khắc phục phải thực hiện.

6 Nếu biện pháp cưỡng chế là khấu trừ lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng thì Quyết định được gửi cho cơ quan, tổ chức nơi cá nhân làm việc hoặc ngân hàng để phối hợp thực hiện.

7 Nếu biện pháp cưỡng chế là kê biên tài sản hoặc các biện pháp cưỡng chế khác để thực hiện tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép, buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh, buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện, buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng, văn hóa phẩm độc hại thì Quyết định được gửi cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện việc cưỡng chế để phối hợp thực hiện.

Mẫu quyết định số 09

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN1
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH 
----

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------

Số:     /QĐ-KPHQ

A2….. , ngày ….. tháng …. năm ….

QUYẾT ĐỊNH

Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra trong trường hợp không áp dụng xử phạt về bảo vệ môi trường

Căn cứ Điều  ……….3 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Điều ……… Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số Điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;

Căn cứ Điều ……… Nghị định số      /2009/NĐ-CP ngày      tháng      năm 2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường4;

Vì ……………. 5 nên không áp dụng xử phạt vi phạm hành chính;

Để khắc phục triệt để hậu quả do vi phạm hành chính gây ra,

Tôi,…………………… 6;     Chức vụ: …………….. ;

Đơn vị …………………,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính đối với Ông (bà)/tổ chức 7: ………..;

Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): ………..;

Địa chỉ: ……………………..;

Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD……………;

Cấp ngày …………….tại …………..;

Lý do:

- Đã có hành vi vi phạm hành chính: 8 …………….

Quy định tại điểm ……… khoản ………….. Điều ………… của Nghị định số      /2009/NĐ-CP ngày       tháng      năm 2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường9.

Những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm:…………………..

Lý do không xử phạt vi phạm hành chính: ………………………

Hậu quả cần khắc phục là:

Biện pháp để khắc phục hậu quả là:

Điều 2. Ông (bà)/tổ chức ……….. phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định này trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được giao Quyết định là ngày …… tháng …… năm ……… trừ trường hợp …………. 10. Quá thời hạn này, nếu Ông (bà)/tổ chức ……………. cố tình không chấp hành thì bị cưỡng chế thi hành.

Ông (bà)/tổ chức ………….. có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định này theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày …… tháng ….. năm …….11.

Quyết định này gồm ……. trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.

Trong thời hạn ba ngày, Quyết định này được gửi cho:

1. Ông (bà)/tổ chức:………………… để chấp hành;

2. ………………. ;

3. ……………….

Người ra quyết định
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

1 Nếu Quyết định áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn thì ghi Ủy ban nhân dân xã, thị trấn mà không ghi cơ quan chủ quản.

2 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.

3 Nếu Quyết định khắc phục hậu quả trong trường hợp hết thời hiệu thì ghi căn cứ vào Điều 10, nếu trong trường hợp hết thời hạn ra Quyết định xử phạt thì ghi căn cứ vào Điều 56 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

4 Ghi cụ thể điều, khoản của Nghị định quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

5 Ghi rõ lý do không xử phạt.

6 Họ tên người ra Quyết định xử phạt.

7 Nếu là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.

8 Nếu có nhiều hành vi thì ghi cụ thể từng hành vi vi phạm.

9 Ghi cụ thể từng điều, khoản, mức phạt của Nghị định quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (theo chú thích số 3) mà cá nhân, tổ chức vi phạm.

10 Ghi rõ lý do.

11 Ngày ký Quyết định hoặc ngày do người có thẩm quyền quyết định.

Mẫu quyết định số 10

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH/THÀNH PHỐ …
----

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------

Số:     /QĐ-TĐCHĐ

A1….. , ngày ….. tháng …. năm ….

QUYẾT ĐỊNH

Áp dụng hình thức tạm đình chỉ hoạt động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số Điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;

Căn cứ Điều  …… Nghị định số       /2009/NĐ-CP ngày …. tháng …… năm 2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường2;

Xét đề nghị của …….3 tại văn bản số ….. ngày …… tháng ….. năm ……. về việc …………..;

Để khắc phục triệt để ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra,

Tôi,…………………… 4;     Chức vụ: …………….. ;

Đơn vị …………………,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động cho đến khi thực hiện xong các biện pháp bảo vệ môi trường đối với tổ chức 5: ………..;

Lĩnh vực hoạt động: ………..;

Địa chỉ: ……………………..;

Quyết định thành lập hoặc ĐKKD……………;

Cấp ngày …………….tại …………..;

Lý do:

Đã có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường:6 ……………., quy định tại điểm …… khoản ………….. Điều ………… của Nghị định số      /2009/NĐ-CP ngày       tháng      năm 2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường7.

Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đã áp dụng (nếu có) đối với: ….................................................................................................................

Hậu quả vi phạm cần khắc phục ô nhiễm môi trường là:....................................................

Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường chậm nhất là:....................................................

Thời hạn khắc phục ô nhiễm môi trường chậm nhất là: .....................................................

Điều 2. Tổ chức ………..8 phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định này trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực, trừ trường hợp …………9. Quá thời hạn này, nếu tổ chức ……………. cố tình không chấp hành thì bị cưỡng chế thi hành.

Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Công an, Ủy ban nhân dân huyện ……..10 và các cơ quan có liên quan tổ chức niêm phong nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị của ……… 11 bị tạm thời đình chỉ hoạt động vào ngày bắt đầu áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ theo Quyết định này.

Tổ chức .………….. có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định này theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày …… tháng ….. năm …….

Quyết định này gồm …….trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.

Trong thời hạn ba ngày, Quyết định này được gửi cho:

1. Tổ chức:………………… để chấp hành;

2. ………………. ;

3. ……………….

Người ra quyết định
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

1 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.

2 Ghi cụ thể điều, khoản của Nghị định quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

3 Cơ quan, tổ chức kiến nghị áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 48 Nghị định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

4 Họ tên người ra Quyết định xử phạt.

5 Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động;

6 Nếu có nhiều hành vi thì ghi cụ thể từng hành vi vi phạm.

7 Ghi cụ thể từng điều, khoản, mức phạt của Nghị định quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (theo chú thích số 3) mà cá nhân, tổ chức vi phạm.

8 Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ. 

9 Ghi rõ lý do.

10 Tên huyện nơi có cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị tạm thời đình chỉ hoạt động;

11 Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động.

Mẫu quyết định số 11

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ/
HOẶC UBND TỈNH/TP …
----

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------

Số:     /QĐ-DD

A1….. , ngày ….. tháng …. năm ….

QUYẾT ĐỊNH

Áp dụng hình thức buộc di dời đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ vi phạm khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư, khu bảo tồn thiên nhiên và cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số Điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;

Căn cứ Điều  ………. Nghị định số       /2009/NĐ-CP ngày ….. tháng …… năm 2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường2;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố  ……. (nếu thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ)/hoặc Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, thành phố (nếu thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh)….. tại các văn bản số …. ngày …… tháng ….. năm ……. về việc …………..;

Để khắc phục triệt để ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra,

Tôi,…………………… 3;     Chức vụ: …………….. ;

Đơn vị …………………,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Áp dụng hình thức buộc di dời do vi phạm khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư/khu bảo tồn thiên nhiên/cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đối với tổ chức4: ………..;

Lĩnh vực hoạt động: ………..;

Địa chỉ: ……………………..;

Quyết định thành lập hoặc ĐKKD……………;

Cấp ngày …………….tại …………..;

Lý do:

Đã có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường:5 ……………., quy định tại điểm …… khoản ………….. Điều ………… của Nghị định số      /2009/NĐ-CP ngày       tháng      năm 2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường6.

Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đã áp dụng (nếu có) đối với: …...................................................................................................................

Thời hạn di dời là: ………… (năm/tháng/ngày), kể từ ngày …… tháng …… năm ……….

Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường và khắc phục hậu quả vi phạm khác sau khi di dời (nếu có) là:

Điều 2. Tổ chức ………..7 phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định này trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực, trừ trường hợp …………8. Quá thời hạn này, nếu tổ chức ……………. cố tình không chấp hành thì bị cưỡng chế thi hành.

Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Công an, Ủy ban nhân dân huyện ……..9 và các cơ quan có liên quan tổ chức giám sát thực hiện việc di dời của ……… 10.

Tổ chức .………….. có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định này theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày …… tháng ….. năm …….

Quyết định này gồm ……. trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.

Trong thời hạn ba ngày, Quyết định này được gửi cho:

1. Tổ chức:………………… để chấp hành;

2. ………………. ;

3. ……………….

Người ra quyết định
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

1 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.

2 Ghi cụ thể điều, khoản của Nghị định quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

3 Họ tên người ra Quyết định xử phạt.

4 Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động;

5 Nếu có nhiều hành vi thì ghi cụ thể từng hành vi vi phạm.

6 Ghi cụ thể từng điều, khoản, mức phạt của Nghị định quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (theo chú thích số 3) mà cá nhân, tổ chức vi phạm.

7 Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động;

8 Ghi rõ lý do.

9 Tên huyện nơi có cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị tạm thời đình chỉ hoạt động;

10 Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị áp dụng hình thức buộc di dời;

Mẫu quyết định số 12

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ/
HOẶC UBND TỈNH/TP ……
----

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------

Số:     /QĐ-DD

A1….. , ngày ….. tháng …. năm ….

QUYẾT ĐỊNH

Áp dụng hình thức cấm hoạt động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số Điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;

Căn cứ Điều  ………. Nghị định số       /2009/NĐ-CP ngày ….. tháng …… năm 2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường2;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố  ……. (nếu thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ)/hoặc Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, thành phố (nếu thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh)….. tại các văn bản số ….. ngày …… tháng ….. năm ……. về việc …………..;

Để khắc phục triệt để ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra,

Tôi,…………………… 3;     Chức vụ: …………….. ;

Đơn vị …………………,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Áp dụng hình thức cấm hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ đối với tổ chức 4: ………..;

Lĩnh vực hoạt động: ………..;

Địa chỉ: ……………………..;

Quyết định thành lập hoặc ĐKKD……………;

Cấp ngày …………….tại …………..;

Lý do:

Đã có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường:5 ……………., quy định tại điểm …… khoản ………….. Điều ………… của Nghị định số      /2009/NĐ-CP ngày       tháng      năm 2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường6.

Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đã áp dụng (nếu có) đối với: …...................................................................................................................

Thời gian cấm hoạt động, kể từ ngày ……tháng ……năm……….

Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường và khắc phục hậu quả vi phạm khác sau khi bị cấm hoạt động (nếu có) là:......................................................................................................................................

Điều 2. Tổ chức ………..7 phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực, trừ trường hợp …………8. Quá thời hạn này, nếu tổ chức ……………. cố tình không chấp hành thì bị cưỡng chế thi hành.

Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Công an, Ủy ban nhân dân huyện ……..9 và các cơ quan có liên quan tổ chức giám sát thực hiện việc di dời của ……… 10.

Tổ chức .………….. có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định này theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày …… tháng ….. năm …….

Quyết định này gồm …….trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.

Trong thời hạn ba ngày, Quyết định này được gửi cho:

1. Tổ chức:………………… để chấp hành;

2. ………………. ;

3. ……………….

Người ra quyết định
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

1 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.

2 Ghi cụ thể điều, khoản của Nghị định quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

3 Họ tên người ra Quyết định xử phạt.

4 Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động.

5 Nếu có nhiều hành vi thì ghi cụ thể từng hành vi vi phạm.

6 Ghi cụ thể từng điều, khoản, mức phạt của Nghị định quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (theo chú thích số 3) mà cá nhân, tổ chức vi phạm.

7 Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động;

8 Ghi rõ lý do.

9 Tên huyện nơi có cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị tạm thời đình chỉ hoạt động;

10 Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị áp dụng hình thức cấm hoạt động.

Mẫu quyết định số 13

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH/THÀNH PHỐ …
----

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------

Số:     /QĐ-CC

A1….. , ngày ….. tháng …. năm ….

QUYẾT ĐỊNH

Cưỡng chế thi hành quyết định áp dụng hình thức cấm hoạt động, tạm thời đình chỉ hoạt động, buộc di dời2

Căn cứ khoản 2 Điều 52 Nghị định số       /2009/NĐ-CP ngày ….. tháng …… năm 2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

Để đảm bảo thi hành Quyết định áp dụng hình thức cấp hoạt động, tạm thời đình chỉ hoạt động, buộc di dời đối với cơ sở…….. số …….. ngày …… tháng ….. năm ……. của ………;3

Tôi,…………………… 4;     Chức vụ: …………….. ;

Đơn vị …………………,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định áp dụng hình thức cấm hoạt động, tạm thời đình chỉ hoạt động, buộc di dời số .…..ngày……tháng…..năm ……. của ……… về …………

Đối với: ………..;

Ông (bà)/tổ chức5: ………………;

Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): ………..;

Địa chỉ: ……………………..;

Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD……………;

Cấp ngày …………….tại …………..;

* Biện pháp cưỡng chế:6

Điều 2. Ông (bà)/tổ chức ……….. phải nghiêm chỉnh thực hiện Quyết định này và phải chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ……….

Quyết định có………..trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.

Quyết định này được giao cho Ông (bà)/tổ chức …………… để thực hiện.

Quyết định này được gửi cho: 

1. ………………. để ………….7

2. ………………. để ………….8

Người ra quyết định
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

1 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.

2 Cưỡng chế đối với quyết định nào thì ghi quyết định đó.

3 Ghi rõ tên cơ sở bị cưỡng chế, số quyết định áp dụng biện pháp tạm thời đình chỉ hoạt động, buộc di dời, cấm hoạt động.

4 Ghi họ tên, chức vụ người ra Quyết định cưỡng chế.

5 Nếu là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.

6 Ghi cụ thể biện pháp cưỡng chế căn cứ Điều 52 Nghị định xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

7 Nếu biện pháp cưỡng chế là khấu trừ lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng thì Quyết định được gửi cho cơ quan, tổ chức nơi cá nhân làm việc hoặc ngân hàng để phối hợp thực hiện.

8 Nếu biện pháp cưỡng chế là kê biên tài sản hoặc các biện pháp cưỡng chế khác để thực hiện tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép, buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh, buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện, buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng, văn hóa phẩm độc hại thì Quyết định được gửi cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện việc cưỡng chế để phối hợp thực hiện.

Mẫu quyết định số 14

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH/THÀNH PHỐ …
----

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------

Số:     /QĐ-TĐCHĐ

A1….. , ngày ….. tháng …. năm ….

QUYẾT ĐỊNH

Áp dụng biện pháp cưỡng chế buộc di dời, áp dụng hình thức tạm đình chỉ hoạt động, đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số Điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;

Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 48 Nghị định số       /2009/NĐ-CP ngày …..tháng……năm 2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường2;

Để đảm bảo thi hành Quyết định Áp dụng hình thức buộc di dời đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ đối với ….. số …..ngày……tháng…..năm ……. của …………..;

Xét đề nghị của ……. 3  tại văn bản số …..ngày……tháng…..năm ……. về việc …………..;

Để khắc phục triệt để ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra,

Tôi,………………… 4;     Chức vụ: …………….. ;

Đơn vị …………………,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Áp dụng biện pháp cưỡng chế để thi hành Quyết định áp dụng hình thức buộc di dời và áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động đối với tổ chức 5: ………..;

Lĩnh vực hoạt động: ………..;

Địa chỉ: ……………………..;

Quyết định thành lập hoặc ĐKKD……………;

Cấp ngày …………….tại …………..;

1. Áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành Quyết định áp dụng hình thức buộc di dời số ….. ngày …… tháng ….. năm ……. của …………. về ……...

…..6

2. Áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động

Lý do:

Đã có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường quy định tại điểm d khoản 1 Điều 48 Nghị định số      /2009/NĐ-CP ngày       tháng      năm 2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Hậu quả vi phạm cần khắc phục ô nhiễm môi trường là: ...................................................

Biện pháp để khắc phục ô nhiễm môi trường là: ..............................................................

Thời hạn khắc phục ô nhiễm môi trường chậm nhất là: .....................................................

Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Công an, Ủy ban nhân dân huyện ……..7 và các cơ quan có liên quan tổ chức niêm phong nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị của …… 8 bị tạm thời đình chỉ hoạt động vào ngày bắt đầu áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ theo Quyết định này.

Điều 2. Ông (bà)/tổ chức:……… phải nghiêm chỉnh thực hiện Quyết định này và phải chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế.

Tổ chức ……. có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định này theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ……

Quyết định có …….trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.

Quyết định này được giao cho Ông (bà)/tổ chức ………. để thực hiện.

Quyết định này được gửi cho:

1. ……………để ……….9

2 ……………để ………. 10.

Người ra quyết định
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

1 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.

2 Ghi cụ thể điều, khoản của Nghị định quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

3 Cơ quan, tổ chức kiến nghị áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 48 Nghị định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

4 Họ tên người ra Quyết định xử phạt.

5 Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động.

6 Ghi cụ thể biện pháp cưỡng chế căn cứ Điều 52 Nghị định xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

7 Tên huyện nơi có cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị tạm thời đình chỉ hoạt động;

8 Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động.

9 Nếu biện pháp cưỡng chế là khấu trừ lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng thì Quyết định được gửi cho cơ quan, tổ chức nơi cá nhân làm việc hoặc ngân hàng để phối hợp thực hiện.

10 Nếu biện pháp cưỡng chế là kê biên tài sản hoặc các biện pháp cưỡng chế khác để thực hiện tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép, buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh, buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện, buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng, văn hóa phẩm độc hại thì Quyết định được gửi cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện việc cưỡng chế để phối hợp thực hiện.

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 117/2009/ND-CP

Hanoi, December 31, 2009

 

DECREE

ON THE HANDLING OF LAW VIOLATIONS IN THE DOMAIN OF ENVIRONMENTAL PROTECTION

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the November 29, 2005 Law on Environmental Protection;
Pursuant to the July 2, 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations; and the April 2, 2008 Ordinance Amending and Supplementing a Number of Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations;
At the proposal of the Minister of Natural Resources and Environment,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Administrative violations in the domain of environmental protection, sanctioning forms, levels, competence and procedures, and remedies;

b/ The competence, order and procedures for operation suspension, forced relocation or operation ban of polluting or seriously polluting production, business or service establishments defined in Article 49 of the Law on Environmental Protection; measures coercing the enforcement of operation suspension, forced relocation or operation ban decisions, and the competence and procedures for application of these measures;

c/ Measures to publish information on pollution caused and law violations committed by polluting or seriously polluting production, business or service establishments.

2. Administrative violations in the domain of environmental protection are acts violating state management regulations in the domain of environmental protection, intentionally or unintentionally committed by individuals or organizations, which are not crimes and are subject to administrative sanctioning under this Decree. Administrative violations in the domain of environmental protection include:

a/ Violation of regulations on making and implementation of environmental protection commitments, environmental impact assessment reports or additional environmental impact assessment reports (below collectively referred to as environmental impact assessment reports), or environmental protection schemes;

b/ Polluting acts;

c/ Violation of waste management regulations;

d/ Violation of environmental protection regulations in the import of machinery, equipment, means of transport, raw materials, fuel, materials and scraps;

e/ Violation of environmental protection regulations in tourism, conservation and rational use of natural resources;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Other acts of administrative violation in the domain of environmental protection which are not specified in this Decree shall be handled under regulations on administrative sanctioning in other relevant decrees.

Article 2. Entities subject to handling for law violations in the domain of environmental protection

1. Entities subject to administrative sanctioning:

a/ Domestic and foreign individuals and organizations (below collectively referred to as individuals and organizations) that commit administrative violations in the domain of environmental protection in the Vietnamese territory shall all be sanctioned under this Decree or relevant decrees. When it is otherwise provided for by a treaty to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party, this treaty prevails;

b/ Minors who commit administrative violations in the domain of environmental protection shall be sanctioned under Article 7 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

2. Polluting or seriously polluting establishments are subject to operation suspension, forced relocation or operation ban as provided for in Chapter III of this Decree.

The Ministry of Natural Resources and Environment shall specify the criteria for identification of polluting or seriously polluting establishments.

3. On-duly cadres and civil servants who violate the law on environmental protection are not administratively sanctioned under this Decree but shall be handled under the law on cadres and civil servants.

Article 3. Sanctions and remedies for administrative violations in the domain of environmental protection

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Caution;

b/ Fine.

The maximum fine for an administrative violation in the domain of environmental protection is VND 500,000,000.

2. Depending on the nature and severity of violations, violators may also be subject to either or both of the following additional sanctions:

a/ Deprivation of the right to use environmental standard satisfaction certificates, practice licenses for transportation and disposal of hazardous wastes, licenses for discharge of wastewater into water sources, or practice licenses or certificates with environmental protection contents (below collectively referred to as practice licenses or certificates);

b/ Confiscation of material evidences and means used for commission of administrative violations in the domain of environmental protection.

3. In addition to the sanctions specified in Clauses 1 and 2 of this Article, violators may also be subject to any of the following remedies:

a/ Forced application of measures to reduce noise or vibration or treat wastes up to environmental standards or technical regulations;

b/ Forced restoration of the environment; forced application of measures to remedy pollution or spread of epidemics or of other environmental protection measures under the environmental protection law;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d/ Forced destruction of polluting firecrackers, goods or articles; invasive alien organisms; or genetically modified organisms and products thereof;

e/ Forced proper implementation of all contents of environmental impact assessment reports and requirements in decisions approving environmental impact assessment reports, environmental protection commitments or environmental protection schemes;

f/ Forced proper operation of environmental treatment facilities; forced construction and installation of environmental treatment facilities; forced dismantlement of environmental treatment facilities built in contravention of environmental impact assessment reports and requirements in decisions approving environmental impact assessment reports, environmental protection commitments or environmental protection schemes;

g/ Forced compliance with regulations on environmental safety distance from residential areas;

h/ Forced termination of illegal activities or relocation out of restricted areas due to special environmental danger on human health or life; forced relocation of planted trees affecting technical safety corridors of environmental protection facilities;

i/ Forced recovery or handling of expired or discarded products under regulations;

j/ Forced compliance with regulations on payment of deposits for environmental rehabilitation and restoration and on insurance for environmental damage compensation liability;

k/ Forced restoration of the original state already altered by administrative violations;

l/ Application of other remedies specified in Chapter II of this Decree.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Polluting or seriously polluting establishments which commit administrative violations in the domain of environmental protection shall be administratively sanctioned under this Decree. In addition, they are also subject to any of the following forms of handling:

1. Operation suspension until they complete necessary environmental protection measures;

2. Forced relocation to places far from residential areas and having suitable environmental load;

3. Operation ban;

4. Publication of information on pollution and violations of the environmental protection law on websites of provincial-level People's Committees and Natural Resources and Environment Departments and the Ministry of Natural Resources and Environment; on the Natural Resources and Environment newspaper and in other mass media.

Article 5. Statute of limitations for sanctioning administrative violations, time limit during which violators are regarded as having not yet been administratively sanctioned

1. The statute of limitations for sanctioning an administrative violation in the domain of environmental protection is two years from the date such violation is committed. Past this time limit, no sanction shall be imposed but remedies specified in this Decree shall be applied.

2. For an individual against whom a criminal case has been instituted, who has been prosecuted or against whom a decision to bring him/her to trial according to criminal procedures has been issued and then a decision to cease investigation of his/her case has been issued but his/her act shows signs of administrative violation in the domain of environmental protection as provided for in this Decree, within three days after issuing this decision, the issuer shall send it to the person with sanctioning competence. In this case, the statute of limitations for sanctioning administrative violations is three months from the date the person with sanctioning competence receives the cessation decision and the case dossier.

3. Within the time limit specified in Clause 1 or 2 of this Article, if an individual or organization commits a new administrative violation in the domain of environmental protection or deliberately shirks or obstructs the sanctioning, the statute of limitations specified in Clause 1 or 2 of this Article will not apply. In these cases, the statute of limitations for sanctioning administrative violations shall be re­counted from the time a new administrative violation is committed or the time a shirking or obstructing act terminates.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 6. Application of environmental standards and technical regulations and use of environmental parameters to identify acts and the extent of administrative violation in the domain of environmental protection

1. National technical regulations serve as a basis for identifying acts and the extent of administrative violation in the domain of environmental protection. In case both national and local technical regulations are available, local ones will apply. If no technical regulations are available, compulsory standards will apply.

Environmental national and local technical regulations include technical regulations on wastes and technical regulations on the surrounding environment.

2. The number of times in excess of standards and technical regulations shall be determined on the basis of the highest level of observation and supervision of one of environmental parameters under compulsory standards or technical regulations (below collectively referred to as standards and technical regulations).

Chapter II

SANCTIONING OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE DOMAIN OF ENVIRONMENTAL PROTECTION

Section I. ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE DOMAIN OF ENVIRONMENTAL PROTECTION; SANCTIONING FORMS AND LEVELS AND REMEDIES

Article 7. Violation of regulations on environmental protection commitments or environmental protection schemes with characteristics and sizes corresponding to objects subject to making of environmental protection commitments

1. A fine of between VND 500,000 and 2,000,000 shall be imposed for either of the following acts:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Failing to report in writing on the completion of environmental protection measures under the certified environmental protection schemes to the agencies that have certified such schemes.

2. A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for failing to realize environmental protection commitments or environmental protection schemes already certified by competent state agencies, except the case defined in Clause 3 of this Article.

3. A fine of between VND 10,000,000 and 15,000,000 shall be imposed for failing to build, improperly building, failing to operate or regularly operate or improperly operating environmental treatment facilities as committed in environmental protection commitments or environmental protection schemes already certified by competent state agencies.

4. A fine of between VND 15,000,000 and 25,000,000 shall be imposed for failing to possess certified environmental protection commitments or environmental protection schemes under regulations.

5. Remedies:

a/ Within the time limit set by persons with sanctioning competence in administrative sanctioning decisions, forced proper realization of all contents of environmental protection commitments or environmental protection schemes, already certified by competent state agencies, for violations specified in Clauses 1 and 2 of this Article;

b/ Forced proper operation of environmental treatment facilities; within the time limit set by persons with sanctioning competence in administrative sanctioning decisions, forced construction and installation of environmental treatment facilities, for the violation specified in Clause 3 of this Article;

c/ Forced dismantlement of environmental treatment facilities built in contravention of the certified environmental protection commitments or environmental protection schemes, for the violation specified in Clause 3 of this Article;

d/ Within the time limit set by persons with sanctioning competence in administrative sanctioning decisions, forced elaboration and submission of environmental protection schemes to competent state agencies for certification under regulations, for the violation specified in Clause 4 of this Article;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 8. Violation of regulations on preparation and realization of environmental impact assessment reports

1. A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for any of the following acts:

a/ Failing to report in writing or reporting after the time limit specified by district-level People's Committees of localities of project implementation, on the details of decisions approving environmental impact assessment reports;

b/ Failing to publicly post up at places of project implementation the summaries of environmental impact assessment reports already approved by competent state agencies under regulations;

c/ Failing to report in writing, reporting after the prescribed time limit or untruthfully reporting to state agencies that have approved environmental impact assessment reports, on plans to build and install environmental treatment facilities and detailed design dossiers of these facilities under regulations;

d/ Failing to work out and send plans on trial operation of environmental treatment facilities to the agencies that have approved environmental impact assessment reports, provincial-level Natural Resources and Environment Departments, district-level Natural Resources and Environment Sections and communities of localities of project implementation under regulations;

e/ Failing to report in writing or untruthfully reporting to the agencies that have approved environmental impact assessment reports, on modifications or changes in environmental protection contents or measures in the approved reports under regulations.

2. A fine of between VND 10,000,000 and 15,000,000 shall be imposed for any of the following acts:

a/ Failing to stop construction or trial operation of environmental treatment facilities or failing to report to district-level Natural Resources and Environment Sections of localities of project implementation and the agencies that have approved environmental impact assessment reports, on environmental pollution during such construction or trial operation;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ Failing to supervise wastes or the surrounding environment under regulations.

3. A fine of between VND 40,000,000 and 70,000,000 shall be imposed for improperly or inadequately realizing the contents of approved environmental impact assessment reports and requirements in decisions approving environmental impact assessment reports, except the cases specified in Clauses 1, 2 and 5 of this Article.

4. A fine of between VND 70,000,000 and 100,000,000 shall be imposed for either of the following acts:

a/ Failing to prepare and submit additional environmental impact assessment reports to competent state agencies for approval under regulations;

b/ Putting works into use while competent agencies have not yet inspected and certified the proper and adequate realization of environmental protection contents in environmental impact assessment reports and the requirements of decisions approving these reports under regulations.

5. A fine of between VND 130,000,000 and 170,000,000 shall be imposed for failing to build and install, improperly building or installing, failing to operate or regularly or improperly operate environmental treatment facilities according to the approved environmental impact assessment reports.

6. A fine of between VND 200,000,000 and 300,000,000 for failing to have environmental impact assessment reports approved by competent state agencies under regulations.

7. Remedies:

a/ Forced observance of legal provisions, for violations specified in Clauses 1, 2 and 3 and Point b. Clause 4. of this Article;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ Forced dismantlement of environmental treatment facilities built in contravention of the approved environmental impact assessment reports, for the violation specified in Clause 5 of this Article;

d/ Within the time limit set by persons with sanctioning competence in administrative sanctioning decisions, forced elaboration and submission of environmental protection schemes to competent state agencies for approval under regulations, for violations specified at Point a. Clause 4, and Clause 6, of this Article;

e/ Within the time limit set by persons with sanctioning competence in administrative sanctioning decisions, forced application of measures to remedy environmental pollution caused by violations specified in this Article.

Article 9. Violation of regulations on elaboration and realization of environmental protection schemes with characteristics and sizes corresponding to objects subject to making of environmental impact assessment reports

1. A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for failing to report in writing to the agencies that have approved environmental protection schemes, on the completion of environmental protection measures under the approved schemes.

2. A fine of between VND 50,000,000 and 70,000,000 shall be imposed for improperly or inadequately realizing contents of the approved environmental protection schemes, except the case specified in Clause 3 of this Article.

3. A fine of between VND 120,000,000 and 170,000,000 shall be imposed for failing to build and install, improperly building and installing, failing to operate or regularly or improperly operate environmental treatment facilities according to contents of the approved environmental protection schemes.

4. A fine of between VND 200,000,000 and 300,000,000 shall be imposed for failing to elaborate and submit environmental protection schemes to competent state agencies for approval under regulations.

5. Remedies:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Forced proper operation of environmental treatment facilities at the time of detection of violations; within the time limit set by persons with sanctioning competence in administrative sanctioning decisions, forced construction and installation of environmental treatment facilities, for the violation specified in Clause 3 of this Article;

c/ Forced dismantlement of environmental treatment facilities built in contravention of the approved environmental protection schemes, for the violation specified in Clause 3 of this Article;

d/ Within the time limit set by persons with sanctioning competence in administrative sanctioning decisions, forced elaboration and submission of environmental protection schemes to competent state agencies for approval under regulations, for the violation specified in Clause 4 of this Article;

e/ Within the time limit set by persons with sanctioning competence in administrative sanctioning decisions, forced application of measures to remedy environmental pollution caused by violations specified in this Article.

Article 10. Violation of regulations on wastewater discharge

1. Acts of discharging wastewater less than two times in excess of standards or technical regulations on wastewater shall be sanctioned as follows:

a/ Caution shall be served or a fine of between VND 100,000 and 500,000 shall be imposed for discharging a wastewater amount of less than 10 m3/day (24 hours);

b/ A fine of between VND 500,000 and 2,000,000 shall be imposed for discharging a wastewater amount of between 10 m3/day (24 hours) and less than 50 m3/day (24 hours);

c/ A fine of between VND 2,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for discharging a wastewater amount of between 50 m3/day (24 hours) and less than 500 m3/day (24 hours);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e/ A fine of between VND 20,000,000 and 50,000,000 shall be imposed for discharging a wastewater amount of between 2,000 m3/day (24 hours) and less than 5,000 m3/day (24 hours);

f/ A fine of between VND 50,000,000 and 100,000,000 shall be imposed for discharging a wastewater amount of between 5,000 m3/day (24 hours) and less than 10,000 m3/day (24 hours);

g/ A fine of between VND 100,000,000 and 150,000,000 shall be imposed for discharging a wastewater amount of 10,000 m3/day (24 hours) or more.

2. Acts of discharging wastewater between two times and less than five times in excess of standards or technical regulations on wastewater shall be sanctioned as follows:

a/ A fine of between VND 500,000 and 2,000,000 shall be imposed for discharging a wastewater amount of less than 10 m3/day (24 hours);

b/ A fine of between VND 2,000,000 and 8,000,000 shall be imposed for discharging a wastewater amount of between 10 m3/day (24 hours) and less than 50 m3/day (24 hours);

c/ A fine of between VND 8,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for discharging a wastewater amount of between 50 m3/day (24 hours) and less than 500 m3/day (24 hours);

d/ A fine of between VND 20,000,000 and 50,000,000 shall be imposed for discharging a wastewater amount of between 500 m3/day (24 hours) and less than 2,000 m3/day (24 hours):

e/ A fine of between VND 50,000,000 and 100,000,000 shall be imposed for discharging a wastewater amount of between 2,000 m3/day (24 hours) and less than 5,000 m3/day (24 hours);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

g/ A fine of between VND 150,000,000 and 200,000,000 shall be imposed for discharging a wastewater amount of 10,000 m3/day (24 hours) or more.

3. Acts of discharging wastewater between five times and less than 10 times in excess of standards or technical regulations on wastewater shall be sanctioned as follows:

a/ A fine of between VND 2,000,000 and 8,000,000 shall be imposed for discharging a wastewater amount of less than 10 m3/day (24 hours);

b/ A fine of between VND 8,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for discharging a wastewater amount of between 10 m3/day (24 hours) and less than 50 m3/day (24 hours);

c/ A fine of between VND 20,000,000 and 50,000,000 shall be imposed for discharging a wastewater amount of between 50 m3/day (24 hours) and less than 500 m3/day (24 hours);

d/ A fine of between VND 50,000,000 and 100,000,000 shall be imposed for discharging a wastewater amount of between 500 m3/day (24 hours) and less than 2,000 m3/day (24 hours);

e/A fine of between VND 100,000,000 and 150,000,000 shall be imposed for discharging a wastewater amount of between 2,000 m3/day (24 hours) and less than 5,000 m3/day (24 hours);

f/ A fine of between VND 150,000,000 and 200,000,000 shall be imposed for discharging a wastewater amount of between 5,000 m3/day (24 hours) and less than 10,000 m3/day (24 hours):

g/ A fine of between VND 200,000,000 and 250,000,000 shall be imposed for discharging a wastewater amount of 10,000 m3/day (24 hours) or more.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ A fine of between VND 8,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for discharging a wastewater amount of under 10 m3/day (24 hours);

b/ A fine of between VND 20,000,000 and 50,000,000 shall be imposed for discharging a wastewater amount of between 10 m3/day (24 hours) and less than 50 m3/day (24 hours);

c/ A fine of between VND 50,000,000 and 100,000,000 shall be imposed for discharging a wastewater amount of between 50 m3/day (24 hours) and less than 500 m3/day (24 hours);

d/ A fine of between VND 100,000,000 and 150,000,000 shall be imposed for discharging a wastewater amount of between 500 m3/day (24 hours) and less than 2,000 m3/day (24 hours);

e/ A fine of between VND 150,000,000 and 200,000,000 shall be imposed for discharging a wastewater amount of between 2,000 m3/day (24 hours) and less than 5,000 m3/day (24 hours);

f/ A fine of between VND 200,000,000 and 250,000,000 shall be imposed for discharging a wastewater amount of between 5,000 m3/day (24 hours) and less than 10,000 m3/day (24 hours);

g/ A fine of between VND 250,000,000 and 300,000,000 shall be imposed for discharging a wastewater amount of 10,000 m3/day (24 hours) or more.

5. Acts of discharging wastewater which contain hazardous substances in excess of standards or technical regulations on wastes shall be sanctioned as follows:

a/ An increase of between 20% and 30% of the corresponding fine, for violations specified at Points a, b. c and d, Clause 1; Points a, b and c, Clause 2; Points a and b. Clause 3; and Point a, Clause 4, of this Article, if wastewater contains hazardous substances;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ An increase of between 40% and 50% of the corresponding fine, for violations specified at Point g, Clause 1; Points f and g, Clause 2; Points e, f and g, Clause 3; and Points d, e, f and g, Clause 4, of this Article, if wastewater contains hazardous substances.

6. A fine of between VND 400,000,000 and 500,000,000 shall be imposed for discharging wastewater which contains radioactive substances causing environmental radioactive contamination in excess of prescribed standards or technical regulations.

7. Additional sanction:

Deprivation of the right to use practice licenses or certificates until complete application of environmental protection measures, for violations specified at Point g, Clause 3; Points f and g, Clauses 4 and 5; and Clause 6, of this Article.

8. Remedy:

Within the time limit set by persons with sanctioning competence in administrative sanctioning decisions, forced application of measures to remedy environmental pollution caused by violations specified in this Article.

Article 11. Violation of regulations on gas emission or dust discharge

1. A fine of between VND 500,000 and 2,000,000 shall be imposed for discharging fetid or unpleasant odors into the environment.

2. Acts of discharging gas emissions or dust less than 1.5 times in excess of standards or technical regulations on wastes shall be sanctioned as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ A fine of between "VND 2,000,000 and 8,000,000 shall be imposed in case the gas emission flow is between 500 m3/hour and less than 2,000 m3/hour;

c/ A fine of between VND 8,000,000 and 20,000,000 shall be imposed in case the gas emission flow is between 2,000 m3/hour and less than 8,000 m3/hour;

d/ A fine of between VND 20,000,000 and 40,000,000 shall be imposed in case the gas emission flow is between 8,000 m3/hour and less than 20,000 m3/hour;

e/ A fine of between VND 40,000,000 and 60,000,000 shall be imposed in case the gas emission flow is between 20,000 m3/hour and less than 60,000 m3/hour;

f/ A fine of between VND 60,000,000 and 80,000,000 shall be imposed in case the gas emission flow is between 60,000 m3/hour and less than 100,000 m3/hour;

g/ A fine of between VND 80,000,000 and 120,000,000 shall be imposed in case the gas emission flow is 100,000 m3/hour or more.

3. Acts of discharging gas emissions or dust between 1.5 times and less than two times in excess of standards or technical regulations on wastes shall be sanctioned as follows:

a/ A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 shall be imposed in case the gas emission flow is less than 500 m3/hour;

b/ A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed in case the gas emission flow is between 500 m3/hour and less than 2,000 m3/hour;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d/ A fine of between VND 20,000,000 and 40,000,000 shall be imposed in case the gas emission flow is between 8,000 m3/hour and less than 20,000 m3/hour;

e/ A fine of between VND 40,000,000 and 70,000,000 shall be imposed in case the gas emission flow is between 20,000 m3/hour and less than 60,000 m3/hour;

f/ A fine of between VND 70,000,000 and 110,000,000 shall be imposed in case the gas emission flow is between 60,000 m3/hour and less than 100,000 m3/hour;

g/ A fine of between VND 110,000,000 and 150,000,000 shall be imposed in case the gas emission flow is 100,000 m3/hour or more.

4. Acts of discharging gas emissions or dust between two times and less than three times in excess of standards or technical regulations on wastes shall be sanctioned as follows:

a/ A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed in case the gas emission flow is less than 500 m3/hour;

b/ A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed in case the gas emission flow is between 500 m3/hour and less than 2,000 m3/hour;

d A fine of between VND 20,000,000 and 40,000,000 shall be imposed in case the gas emission flow is between 2,000 m3/hour and less than 8,000 m3/hour;

d/ A fine of between VND 40,000,000 and 70,000,000 shall be imposed in case the gas emission flow is between 8,000 m3/hour and less than 20,000 m3/hour;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

f/ A fine of between VND 110,000,000 and 150,000,000 shall be imposed in case the gas emission flow is between 60,000 m3/hour and less than 100,000 m3/hour;

g/ A fine of between VND 150,000,000 and 200,000,000 shall be imposed in case the gas emission flow is 100,000 m3/hour or more.

5. Acts of discharging gas emissions or dust between three times and less than five times in excess of standards or technical regulations on wastes shall be sanctioned as follows:

a/ A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 shall be imposed in case the gas emission flow is under 500 m3/hour;

b/ A fine of between VND 30,000,000 and 40,000,000 shall be imposed in case the gas emission flow is between 500 m3/hour and less than 2,000 m3/hour;

c/ A fine of between VND 40,000,000 and 70,000,000 shall be imposed in case the gas emission flow is between 2,000 m3/hour and less than 8,000 m3/hour;

d/ A fine of between VND 70,000,000 and 110,000,000 shall be imposed in case the gas emission flow is between 8,000 m3/hour and less than 20,000 m3/hour;

e/ A fine of between VND 110,000,000 and 150,000,000 shall be imposed in case the gas emission flow is between 20,000 m3/hour and less than 60,000 m3/hour;

f/ A fine of between VND 150,000,000 and 200,000,000 shall be imposed in case the gas emission flow is between 60,000 m3/hour and less than 100,000 m3/hour;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. Acts of discharging gas emissions or dust five times or more in excess of standards or technical regulations on wastes shall be sanctioned as follows:

a/ A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 shall be imposed in case the gas emission flow is less than 500 m3/hour;

b/ A fine of between VND 30,000,000 and 60,000,000 shall be imposed in case the gas emission flow is between 500 m3/hour and less than 2,000 m3/hour;

c/ A fine of between VND 60,000,000 and 120,000,000 shall be imposed in case the gas emission flow is between 2,000 m3/hour and less than 8,000 m3/hour;

d/ A fine of between VND 120,000,000 and 150,000,000 shall be imposed in case the gas emission flow is between 8,000 m3/hour and less than 20,000 m3/hour;

e/ A fine of between VND 150,000,000 and 200,000,000 shall be imposed in case the gas emission flow is between 20,000 m3/hour and less than 60,000 m3/hour;

f/ A fine of between VND 200,000,000 and 250,000,000 shall be imposed in case the gas emission flow is between 60,000 m3/hour and less than 100,000 m3/hour;

g/ A fine of between VND 250,000,000 and 300,000,000 shall be imposed in case the gas emission flow is 100,000 m3/hour or more.

7. Acts of discharging gas emissions or dust with at least one hazardous-substance pollution parameter in excess of standards or technical regulations on wastes shall be sanctioned as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ An increase of between 40% and 50% of the corresponding fine, for violations specified at Points d and f, Clause 2; Points c, d and e, Clause 3; Points b, c and d, Clause 4; Points a, b and c, Clause 5; and Points a and b, Clause 6, of this Article, if the discharged gas emission or dust contains hazardous waste;

c/ An increase of between 50% and 60% of the corresponding fine, for violations specified at Point g, Clause 2; Points f and g, Clause 3; Points d, f and g, Clause 4; Points d, e, f and g, Clause 5; and Points c, d, e, f and g. Clause 6, of this Article, if the discharged gas emission or dust contains hazardous waste.

8. A fine of between VND 400,000,000 and 500,000,000 for discharging gas emission or dust which contains radioactive substances causing radioactivity contamination in excess of prescribed standards or technical regulations.

9. Additional sanction:

Deprivation of the right to use practice licenses or certificates until complete application of environmental protection measures, for violations specified at Point g, Clause 5; Points f and g, Clause 6; and Clauses 7 and 8, of this Article.

10. Remedy:

Within the time limit set by persons with sanctioning competence in administrative sanctioning decisions, forced application of measures to remedy environmental pollution caused by violations specified in this Article.

Article 12. Violation of regulations on noise

1. A fine of between VND 2,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for making noise less than 1.5 times in excess of standards or technical regulations on noise between 6:00 hrs and 22:00 hrs.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed for making noise 1.5 times or more in excess of standards or technical regulations on noise between 6:00 hrs and 22:00 hrs.

4. A fine of between VND 70,000,000 and VND 100,000,000 shall be imposed for making noise 1.5 times or more in excess of standards or technical regulations on noise between 22:00 hrs and 6:00 hrs.

5. Additional sanction:

Deprivation of the right to use practice licenses or certificates until complete application of measures to reduce noise up to prescribed standards or technical regulations, for violations specified in Clauses 3 and 4 of this Article.

6. Remedy:

Within the time limit set by persons with sanctioning competence in administrative sanctioning decisions, forced application of measures to reduce noise up to prescribed standards or technical regulations, for violations specified in this Article.

Article 13. Violations of regulations on vibration

1. Violation of regulations on vibration in construction activities:

a/ A fine of between VND 15,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for causing vibration in excess of standards or technical regulations on vibration between 7:00 hrs and 19:00 hrs in areas which require a particularly quiet environment, residential areas, hotels, guesthouses or administrative offices; or between 6:00 hrs and 22:00 hrs in residential areas located in commercial, service or production areas.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Violation of regulations on vibratility in production activities:

a/ A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 shall be imposed for causing vibration in excess of standards or technical regulations on vibration between 6:00 hrs and 18:00 hrs in areas which require a particularly quiet environment, residential areas, hotels, guesthouses, administrative offices or residential areas located in commercial, service or production areas.

b/ A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed for causing vibration in excess of standards or technical regulations on vibration between 18:00 hrs and 6:00 hrs in areas which require a particularly quiet environment, residential areas, hotels, guesthouses or residential areas located in commercial, service or production areas.

3. Additional sanction:

Deprivation of the right to use practice licenses or certificates until complete application of measures to reduce vibration up to prescribed standards or technical regulations, for violations specified at Point b. Clause 1 and Point b, Clause 2, of this Article.

4. Remedy:

Within the time limit set by persons with sanctioning competence in administrative sanctioning decisions, forced application of measures to reduce vibration up to prescribed standards or technical regulations, for violations specified in this Article.

Article 14. Causing soil, water or air pollution

1. A fine of between VND 10,000,000 and 15,000,000 shall be imposed for burying or discharging into soil solid pollutants, mud or cesspool waste in contravention of the environmental protection law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. An increase of between 20% and 30% of the corresponding fine shall be imposed for violations specified in Articles 10 and 11: Clauses 3, 4 and 5, Article 16; Point a, Clause 3. Article 17; Points b and d, Clause 3, Article 19: Article 22; Clauses 3, 4, 5, 6 and 7, Article 23; and Clauses 2 and 3, Article 31, which make the content of pollutants in soil, water or air to exceed less than 3 times, for hazard parameters, or less than 5 times, for other parameters, standards or technical regulations on the surrounding environment.

4. An increase of between 30% and 40% of the corresponding fine shall be imposed for violations specified in Articles 10 and 11: Clauses 3, 4 and 5, Article 16; Point a, Clause 3. Article 17; Points b and d. Clause 3, Article 19: Article 22; Clauses 3, 4, 5, 6 and 7, Article 23; and Clauses 2 and 3, Article 31, which make the content of pollutants in soil, water or air to exceed between 3 times and less than 5 times, for hazard parameters, or between five times and less than 10 times, for other parameters, standards or technical regulations on the surrounding environment.

5. An increase of between 40% and 50% of the corresponding fine shall be imposed for violations specified in Articles 10 and 11; Clauses 3,4 and 5, Article 16; Point a. Clause 3, Article 17; Points b and d. Clause 3, Article 19; Article 22; Clauses 3, 4, 5, 6 and 7, Article 23; and Clauses 2 and 3, Article 31, which make the content of pollutants in soil, water or air to exceed five times or more, for hazard parameters, or 10 times or more, for other parameters, standards or technical regulations on the surrounding environment.

6. The total fine for each violation specified in Clause 3.4 or 5 of this Article must not exceed VND 500,000,000.

7. Additional sanction:

Confiscation of material evidences or means used for commission of administrative violations specified in Clauses 1 and 2 of this Article.

8. Remedy:

Within the time limit set by persons with sanctioning competence in administrative sanctioning decisions, forced restoration of the altered original state or application of measures to remedy environmental pollution caused by violations specified in this Article.

Article 15. Violation of environmental protection regulations committed by establishments on the list of seriously polluting establishments or production, business or service establishments subject to forced relocation

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. A fine of between VND 80,000,000 and 120,000,000 shall be imposed for any of the following acts:

a/ Failing to apply measures to reduce or treat wastes up to environmental standards or technical regulations;

b/ Failing to apply measures to remedy environmental pollution or restore the environment;

c/ Failing to apply measures to prevent or restrict polluting sources or to restrict the spread of these sources, affecting people's health and life.

3. Remedy:

Within the time limit set by persons with sanctioning competence in administrative sanctioning decisions, forced application of measures to remedy environmental pollution or restore the environment caused by violations specified in this Article.

Article 16. Violation of regulations on transportation, burial or discharge of ordinary solid wastes; or transportation of polluting raw materials, materials or goods

1. A fine of between VND 500,000 and 2,000,000 shall be imposed on operators of vehicles transporting raw materials, materials, goods or wastes for failing to cover them or letting them drop on the roads.

2. A fine of between VND 5,000,000 and 8,000,000 shall be imposed for failing to use special-use equipment or vehicles to ensure that raw materials, materials, goods or wastes do not leak or emit into the environment during transportation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ A fine of between VND 5,000,000 and 8,000,000 shall be imposed for burying or discharging solid wastes of less than 5 m3;

b/ A fine of between VND 8,000,000 and 15,000,000 shall be imposed for burying or discharging solid wastes of between 5 m3 and less than 20 m3;

c/ A fine of between VND 15,000,000 and 25,000,000 shall be imposed for burying or discharging solid wastes of between 20 m3 and less than 50 m3;

d/ A fine of between VND 25,000,000 and 40,000,000 shall be imposed for burying or discharging solid wastes of between 50 m3 and less than 70 m3;

e/ A fine of between VND 40,000,000 and 70,000,000 shall be imposed for burying or discharging solid wastes of between 70 m3 and less than 100 m3;

f/ A fine of between VND 70,000,000 and 100,000,000 shall be imposed for burying or discharging solid wastes of between 100 m3 and less than 200 m3;

g/ A fine of between VND 100,000,000 and 150,000,000 shall be imposed for burying or discharging solid wastes of between 200 m3 and less than 500 m3;

h/ A fine of between VND 150,000,000 and 200,000,000 shall be imposed for burying or discharging solid wastes of 500 m3 or more.

4. An increase of between 40% and 50% of the corresponding fine shall be imposed for violations specified in Clause 3 of this Article if solid wastes contain hazardous substances.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. Additional sanctions:

a/ Deprivation of the right to use hazardous-waste management practice licenses for between 6 (six) and 12 (twelve) months, for violations specified at Point h. Clause 3, and Clauses 4 and 5, of this Article;

b/ Confiscation of material evidences or means used for commission of administrative violations, for violations specified at Points f, g and h, Clause 3, and Clauses 4 and 5, of this Article.

7. Remedies:

a/ Forced restoration of the original state already altered by violations specified in this Article;

b/ Within the time limit set by persons with sanctioning competence in administrative sanctioning decisions, forced application of measures to remedy environmental pollution caused by violations specified in this Article.

Article 17. Violation of environmental protection regulations committed by hazardous waste-discharging source owners

1. A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for any of the following acts:

a/ Failing to submit to competent agencies or fill in hazardous waste documents under regulations;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ Failing to notify in writing and submit registration books of discharging source owners to competent state management agencies upon operation termination;

d/ Failing to work out under regulations plans or measures to prevent or respond to incidents caused by hazardous wastes.

2. A fine of between VND 40,000,000 and 70,000,000 shall be imposed for any of the following acts:

a/ Failing to register hazardous waste-discharging source owners or modify registration of hazardous waste-discharging source owners under regulations;

b/ Violating regulations on management of dossiers of activities related to hazardous wastes;

c/ Failing to register or report under regulations to competent state agencies on temporary storage of hazardous wastes beyond the time limit for disposal or destruction in case appropriate persons in charge of disposal or destruction cannot yet be found.

3. A fine of between VND 100,000,000 and 150,000,000 shall be imposed for any of the following acts:

a/ Failing to sort out hazardous wastes or mixing different hazardous wastes with one another or with other wastes; failing to arrange safe places for temporary storage of hazardous wastes; failing to pack and preserve hazardous wastes in special-use tanks, containers or packings suitable to their types and meeting safety and technical requirements, ensuring that they do not leak or emit into the environment; or failing to label hazardous wastes under regulations;

b/ Transferring, donating or selling hazardous wastes to organizations or individuals ineligible for management, transportation, disposal or destruction of hazardous wastes under regulations;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Remedies:

a/ Forced observance of legal provisions, for violations specified in this Article;

b/ Within the time limit set by persons with sanctioning competence in administrative sanctioning decisions, forced application of measures to remedy environmental pollution caused by violations specified in this Article.

Article 18. Violation of regulations on transportation of hazardous wastes

1. A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for any of the following acts:

a/ Failing to develop safe operation procedures for special-use means and equipment;

b/ Failing to work out pollution control and environmental protection plans;

c/ Failing lo work out plans on labor safety and health protection for officials, employees and drivers;

d/ Failing to work out incident prevention and response plans;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

f/ Failing to send cross-border transportation dossiers to competent agencies under regulations;

g/ Failing to report in writing on the management of hazardous wastes to competent agencies under regulations;

h/ Failing to comply with procedures for the declaration and use of hazardous waste documents under regulations;

i/ Failing to notify the contents of hazardous-waste management licenses to district- and commune-level People's Committees under regulations;

j/ Failing to place warning or caution signboards under regulations; failing to install on vehicles equipment for warning and urgently dealing with incidents during operation;

k/ Failing to work out plans on pollution treatment and environmental protection at establishments upon operation termination;

l/ Failing lo notify in writing and return hazardous-waste management licenses to competent agencies upon operation termination under regulations.

2. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 shall be imposed for any of the following acts:

a/ Possessing no hazardous-waste management licenses;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ Failing to register the operation of vehicles;

d/ Having no chemical or environmental technicians or persons with relevant qualifications to take charge of professional and technical management, administration or training; having no drivers and operators trained in safe operation of vehicles and equipment;

e/ Failing to install global positioning system (GPS) devices on vehicles transporting highly hazardous wastes;

f/ Failing to design according to environmental protection regulations special-use vehicles and equipment for collection, transportation, packing, preservation and temporary storage of hazardous wastes;

g/ Failing to sign in-principle contracts on the transportation of hazardous wastes with organizations or individuals possessing practice licenses for disposal or destruction of hazardous wastes;

h/ Transporting hazardous wastes not according to routes, road sections or time prescribed by competent agencies.

3. A fine of between VND 70,000,000 and 100,000,000 shall be imposed for transferring hazardous wastes to other organizations or individuals or selling or donating hazardous wastes to organizations or individuals ineligible for management, disposal or destruction of hazardous wastes.

4. Additional sanctions:

a/ Deprivation of the right to use hazardous-waste management licenses for between 6 (six) and 12 (twelve) months, for violations specified in Clause 1, and Points b, c, d, e, f, g and h, Clause 2, of this Article;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Remedies:

a/ Forced observance of legal provisions, for violations specified in this Article;

b/ Within the time limit set by persons with sanctioning competence in administrative sanctioning decisions, forced application of measures to remedy environmental pollution caused by violations specified in this Article.

Article 19. Violation of environmental protection regulations committed by hazardous waste-disposing, destroying or burying establishments

1. A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for any of the following acts:

a/ Failing to notify the contents of hazardous-waste management licenses to district- and commune-level People's Committees of localities where hazardous waste-disposing, destroying or burying establishments are located;

b/ Failing to report in writing to competent agencies on the management of hazardous wastes under regulations;

c/ Failing to place segregation fences and warning signboards;

d/ Failing to properly comply with procedures for declaration and use of hazardous waste documents under regulations;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 shall be imposed for any of the following acts:

a/ Possessing no hazardous-waste management license;

b/ Violating regulations on management of dossiers of activities related to hazardous wastes (untruthful declaration or reporting, or loss of hazardous-waste management documents);

c/ Failing to comply with the contents of hazardous-waste management licenses or contracts on treatment, destruction or burial of hazardous wastes;

d/ Failing to register, or obtain written approval of competent appraisal agencies of, hazardous-waste treatment technologies;

e/ Applying no measures to ensure health and life safety for employees of hazardous waste treatment facilities under the labor law;

f/ Failing to store hazardous wastes before and after treatment in special-use equipment suitable to types of hazardous waste;

g/ Putting into operation the hazardous-waste reception and burial facilities before competent state management agencies' inspection and certification of satisfaction of relevant technical requirements.

3. A fine of between VND 100,000,000 and 150,000,000 shall be imposed for any of the following acts:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Building hazardous-waste treatment or destruction facilities or landfills not up to technical safety regulations or applying no measures to separate hazardous chemicals from absorption into groundwater sources;

c/ Having no equipment for environmental incident prevention and response;

d/ Applying no measures to satisfy environmental sanitation conditions or prevent the emission ol toxic gases into the surrounding environment;

e/ Failing to keep an environmental safety distance from residential areas, nature conservation zones and surface and ground water sources.

4. Additional sanction:

Deprivation of the right to use hazardous-waste management licenses for between 6 (six) and 12 (twelve) months, for violations specified in Clause 3 of this Article.

5. Remedies:

a/ Forced observance of legal provisions, for violations specified in this Article;

b/ Within the time limit set by persons with sanctioning competence in administrative sanctioning decisions, forced application of measures to remedy environmental pollution caused by violations specified in this Article.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. A fine of between VND 70,000,000 and 100,000,000 shall be imposed for importing machines, equipment, vehicles, raw materials, fuel or materials not up to environmental standards or technical regulations;

2. A fine of between VND 150,000,000 and VND 200,000,000 shall be imposed for transporting or transiting via the Vietnamese territory goods, equipment or vehicles likely to cause environmental pollution, degradation or incidents which are not yet permitted or subject to environmental inspection by environmental protection state management agencies.

3. A fine of between VND 400,000,000 and 500,000,000 shall be imposed for any of the following acts:

a/ Importing machines, equipment or vehicles contaminated with radioactive substances, pathogenic microbes or other toxic substances which are not yet or cannot be cleansed;

b/ Importing polluting raw materials, fuel, materials, chemicals or goods on the State's list of goods banned from import;

c/ Importing used machinery, equipment or vehicles for dismantlement in contravention of the environmental protection law;

d/ Importing the ozone layer-depleting compounds under treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.

4. Additional sanction:

Confiscation of vehicles or containers used for commission of administrative violations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Forced re-export or destruction of machinery, equipment, vehicles, raw materials, fuel or materials. Confiscation of valuable products after destruction and disposal under law;

b/ Within the time limit set by persons with sanctioning competence in administrative sanctioning decisions, forced application of measures to remedy environmental pollution or spread of epidemics, caused by violations specified in this Article.

Article 21. Violation of environmental protection regulations in the import of scraps

1. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 shall be imposed for failing to report on the import and use of scraps under regulations.

2. A fine of between VND 40,000,000 and 70,000,000 shall be imposed for importing scraps which fall into any of the following cases:

a/ Possessing no scrap import eligibility certifications;

b/ Failing to fully satisfy capacity and warehousing conditions under regulations;

c/ Having no contracts on entrusted import of scraps under law;

d/ Failing to notify in writing to provincial-level Natural Resources and Environment Departments of the localities where production establishments or warehouses and yards for storage of imported scraps are located, on the types, quantity and weight of scraps, border gates of importation, routes of transportation, warehouses and yards where scraps are gathered, and places of production of scraps before loading/ unloading under law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Importing scraps not sorted out or cleansed or mixed with pathogenic microbes, materials, articles or goods banned from import under regulations;

b/ Failing to dispose of impurities in imported scraps up to environmental standards or technical regulations or donating or selling these impurities.

4. A fine of between VND 200,000,000 and 300,000,000 shall be imposed for importing scraps which contain wastes.

5. A fine of between VND 300,000,000 and 400,000,000 shall be imposed for importing scraps which contain hazardous impurities.

6. A fine of between VND 400,000,000 and 500,000,000 shall be imposed for importing or transiting scraps which contain radioactive substances or importing scraps outside the list of scraps permitted to be imported.

7. Additional sanction:

Deprivation of the right to use scrap import eligibility certifications for between 6 (six) and 12 (twelve) months, for violations specified at Points b and c. Clause 2, and Clauses 3,4, 5 and 6, of this Article.

8. Remedies:

a/ Forced re-export or destruction, for violations specified at Points a and b. Clause 2, and Clauses 3, 4, 5 and 6, of this Article. Confiscation of valuable products after destruction and disposal under law;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 22. Violation of environmental protection regulations in animal raising and aquaculture

1. A fine of between VND 10,000,000 and 15,000,000 shall be imposed on owners of consolidated animal-raising zones for any of the following acts:

a/ Having no wastewater, gas emission, dust or fetid, unpleasant odors collection and treatment systems up to standards or technical regulations on wastes;

b/ Failing to manage solid wastes in animal raising under regulations on solid waste management, letting them emit into the environment;

c/ Failing to manage carcass of livestock that died of epidemics under regulations on hazardous waste management.

2. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 shall be imposed on consolidated aquaculture zones for any of the following acts:

a/ Failing to collect and treat wastes up to standards or technical regulations on wastes;

b/ Failing to restore the environment right after ceasing aquaculture activities;

c/ Failing to satisfy environmental sanitation conditions or using toxic or toxin-accumulating chemicals.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Forced observance of legal provisions, for violations specified in this Article;

b/ Within the time limit set by persons with sanctioning competence in administrative sanctioning decisions, forced application of measures to remedy environmental pollution or spread of epidemics, caused by violations specified in this Article.

Article 23. Violation of regulations on sea environment protection

1. A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 shall be imposed on owners of vessels or goods storage warehouses at sea in danger of causing environmental incidents for failing to notify such danger to national salvage and rescue forces, coastguard forces or other concerned organizations or individuals under regulations.

2. A fine of between VND 15,000,000 and 20,000,000 shall be imposed on mining organizations or individuals or owners of vehicles transporting petrol, oil, chemicals, radioactive substances and other toxic substances at sea for failing to work out plans, furnish equipment or employ staff for environmental incident prevention and response.

3. A fine of between VND 20,000,000 and 40,000,000 shall be imposed for any of the following acts:

a/ Exploiting marine resources and conducting other activities related to the exploitation and use of marine resources in contravention of approved plannings on use of natural resources;

b/ Using destructive methods, means or instruments in exploiting marine resources;

c/ Operating in nature conservation zones, mangrove forests or marine natural heritages in contravention of regulations of their management boards, the environmental protection law and other relevant laws;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e/ Discharging wastes from the dredging of narrow passages or fairways into the sea without obtaining written approval of environmental protection state management agencies under regulations.

4. A fine of between VND 70,000,000 and 120,000,000 shall be imposed for jettisoning into the sea ordinary wastes of vehicles or drilling rigs operating at sea without treating them up to standards or technical regulations on wastes; or discharging solid wastes from the mainland into the sea without obtaining written approval of environmental protection state management agencies under regulations.

5. A fine of between VND 120,000,000 and 200,000,000 shall be imposed for failing to collect, store and dispose of oil. grease, drilling solution, chemicals or other toxic chemicals used in marine resource exploration and exploitation under regulations on hazardous waste management.

6. A fine of between VND 200,000,000 and 300,000,000 shall be imposed for jettisoning wastes into sea areas within nature conservation zones, natural heritages, areas with new natural eco-systems, regular or seasonal breeding areas of fish and other aquatic species.

7. A fine of between VND 400,000,000 and 500,000,000 shall be imposed for jettisoning hazardous wastes or radioactive substance-containing wastes into the sea areas of the Socialist Republic of Vietnam.

8. Additional sanction:

Confiscation of material evidences or means used for commission of administrative violations, for violations specified in Clauses 2, 3, 6 and 7 of this Article.

9. Remedies:

a/ Forced observance of legal provisions, for violations specified in this Article;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 24. Violation of environmental protection regulations in public places, urban areas or residential areas

1. A fine of between VND 200,000 and 500,000 shall be imposed on organizations, individuals or communities managing parks, recreation and entertainment areas, tourist sites, marketplaces, railway stations, car terminals, wharves, harbors, ferry landings or other public areas for any of the following acts:

a/ Failing to post up regulations on sanitation maintenance in public places;

b/ Having insufficient public sanitation works and waste collection means or equipment satisfying requirements on environmental sanitation maintenance under regulations;

c/ Having insufficient forces for collecting wastes and maintaining environmental sanitation within the areas under their management according to regulations.

2. A fine of between VND 30,000,000 and 50,000,000 shall be imposed on the following production establishments and warehouses for failing to comply with regulations on environmental safe distances for residential areas:

a/ Having flammable and explosive substances;

b/ Having highly radioactive or radiational substances;

c/ Having substances hazardous to human health as well as livestock and poultry;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. A fine of between VND 200,000,000 and 300,000,000 shall be imposed on investors building new consolidated residential areas or condominium areas for handing over and putting into use works without properly and adequately complying with any of environmental protection requirements under Article 51 of the Law on Environmental Protection.

4. Additional sanction:

Deprivation of practice licenses or certificates for between 6 (six) and 12 (twelve) months, for violations specified in Clause 2 of this Article.

5. Remedies:

a/ Forced observance of legal provisions, for violations specified in Clause 1 of this Article;

b/ Forced observance of regulations on environmental safe distances for residential areas under Clause 2 of this Article;

c/ Within the time limit set by persons with sanctioning competence in administrative sanctioning decisions, forced application of measures to remedy environmental pollution caused by violations specified in this Article.

Article 25. Violation of environmental protection regulations in burial activities

1. Caution shall be served or a fine of between VND 200,000 and 500,000 shall be imposed for coffining, embalming, displacing or burying corpses or remains without satisfying environmental sanitation requirements under regulations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Failing to satisfy conditions regarding environmental sanitation and landscape in or distances from residential areas for burial places;

b/ Burying corpses or remains, polluting daily-life or production water sources;

c/ Burying corpses or remains in contravention of approved plannings.

3. Remedies:

a/ Forced observance of legal provisions, for violations specified in this Article;

b/ Within the time limit set by persons with sanctioning competence in administrative sanctioning decisions, forced application of measures to remedy environmental pollution caused by violations specified in this Article.

Article 26. Violation of environmental protection regulations in tourism and nature conservation activities

1. Caution shall be served or a fine of between VND 200,000 and 500,000 shall be imposed for adversely affecting the environment in tourist sites or eco-tourist places within nature conservation zones.

2. A fine of between VND 15,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for adversely affecting the environment in nature conservation zones or natural heritages.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Encroaching upon safe distances for nature conservation zones;

b/ Illegally encroaching upon nature conservation zones, national parks or natural heritages.

4. A fine of between VND 100,000,000 and 150,000,000 shall be imposed for exploiting nature conservation zones, national parks or natural heritages in contravention of environmental protection regulations.

5. A fine of between VND 300,000,000 and 400,000,000 shall be imposed for exploiting nature conservation zones, national parks or natural heritages in contravention of environmental protection regulations, causing biodiversity or environmental degradation.

6. Additional sanction:

Confiscation of material evidences or means used for commission of administrative violations, for violations specified at Point b. Clause 3, and Clauses 4 and 5, of this Article.

7. Remedies:

a/ Forced observance of legal provisions, for violations specified in this Article;

b/ Within the time limit set by persons with sanctioning competence in administrative sanctioning decisions, forced application of measures to remedy environmental pollution caused by violations specified in this Article.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for illegally residing in restricted areas identified by competent state agencies due to particular environmental danger to human health and life.

2. A fine of between VND 15,000,000 and 25,000,000 shall be imposed on organizations or individuals for conducting illegal activities in restricted areas identified by competent state agencies due to particular environmental danger to human health and life.

3. Remedy:

Within the time limit set by persons with sanctioning competence in administrative sanctioning decisions, forced termination of illegal activities or relocation from restricted areas.

Article 28. Violation of regulations on management of invasive alien organisms, genetically modified organisms and products thereof

1. A fine of between VND 30,000,000 and 50,000,000 shall be imposed for researching, experimenting, producing, trading, using, importing, exporting, storing or transporting invasive alien organisms, genetically modified organisms and products thereof without fully satisfying bio-safety conditions under regulations.

2. A fine of between VND 70,000,000 and 100,000,000 shall be imposed for violations specified in Clause 1 of this Article which cause serious consequences.

3. Additional sanction:

Confiscation of means or instruments used for commission of administrative violations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Forced destruction or re-export or transportation out of the Vietnamese territory of invasive alien organisms, genetically modified organisms and products thereof which fail to fully satisfy bio-safety conditions;

b/ Within the time limit set by persons with sanctioning competence in administrative sanctioning decisions, forced application of measures to remedy environmental pollution caused by violations specified in this Article.

Article 29. Violation of regulations on illegal production, transportation, trading, import, storage or use of flammable and explosive substances

1. A fine of between VND 30,000,000 and 50,000,000 shall be imposed for illegally producing, transporting, trading, storing or using flammable and explosive substances; or using dynamites from bombs, land mines, grenades or other weapons in contravention of regulations.

2. A fine of between VND 50,000,000 and 70,000,000 shall be imposed for producing, transporting, trading or importing firecrackers.

3. A fine of between VND 70,000,000 and 100,000,000 shall be imposed for the acts specified in Clauses 1 and 2 of this Article which cause environmental pollution.

4. A fine of between VND 150,000,000 and 250,000,000 shall be imposed for the acts specified in Clauses 1, 2 and 3 of this Article which cause environmental incidents.

5. Additional sanction:

Confiscation of material evidences or means used for commission of administrative violations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Forced destruction of firecrackers, for violations specified in Clauses 2, 3 and 4 of this Article;

b/ Within the time limit set by persons with sanctioning competence in administrative sanctioning decisions, forced application of measures to remedy environmental pollution caused by violations specified in this Article.

Article 30. Violation of regulations on recovery and disposal of expired or discarded products

1. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 shall be imposed for failing to recover or dispose of expired or discarded products under regulations.

2. A fine of between VND 50,000,000 and 70,000,000 shall be imposed for the acts specified in Clause 1 of this Article which cause environmental pollution.

3. Remedies:

a/ Forced recovery or disposal of expired or discarded products under regulations;

b/ Within the time limit set by persons with sanctioning competence in administrative sanctioning decisions, forced application of measures to remedy environmental pollution caused by violations specified in this Article.

Article 31. Violation of regulations on environmental restoration upon finishing natural resource exploration and exploitation activities

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Failing to make under regulations maps of areas where radioactive-ore exploitation and processing activities have finished;

b/ Failing to report on environmental restoration results upon finishing natural resource exploration and exploitation activities to competent agencies under regulations.

2. A fine of between VND 70,000,000 and 100,000,000 shall be imposed for failing to rehabilitate or restore the environment upon finishing natural resource exploration and exploitation activities under regulations, except the case specified in Clause 3 of this Article.

3. A fine of between VND 150,000,000 and 200,000,000 shall be imposed for failing to rehabilitate or restore the environment after finishing each phase or the whole process of radioactive ore exploration and exploitation.

4. Remedy:

Forced restoration of the environment under regulations, for violations specified in Clauses 2 and 3 of this Article.

Article 32. Violation of regulations on prevention and control of oil spill incidents in petroleum and maritime activities and other oil leakage or spill incidents

1. A fine of between VND 30,000,000 and 50,000,000 shall be imposed for any of the following acts:

a/ Failing to furnish equipment for oil leakage, fire, explosion or spill prevention and control under regulations;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ Failing to work out oil-spill incident response plans to be approved by competent authorities under regulations.

2. A fine of between VND 20,000,000 and 40,000,000 shall be imposed for causing oil leakage, fire, explosion or spill incidents with an oil volume of less than 2 tons.

3. A fine of between VND 40,000,000 and 80,000,000 shall be imposed for causing oil leakage, fire, explosion or spill incidents with an oil volume of between 2 tons and less than 50 tons.

4. A fine of between VND 80,000,000 and 150,000,000 shall be imposed for causing oil leakage, fire, explosion or spill incidents with an oil volume of between 50 tons and less than 100 tons.

5. A fine of between VND 150,000,000 and 250,000,000 shall be imposed for causing oil leakage, fire, explosion or spill incidents with an oil volume of between 100 tons and less than 2,000 tons.

6. A fine of between VND 250,000,000 and 400,000,000 shall be imposed for causing oil leakage, fire, explosion or spill incidents with an oil volume of more than 2,000 tons. 7. Remedies:

a/ Forced observance of legal provisions, for violations specified in Clause 1 of this Article;

b/ Within the time limit set by persons with sanctioning competence in administrative sanctioning decisions, forced application of measures to remedy environmental pollution caused by violations specified in this Article.

Article 33. Violation of regulations on environmental incident response and handling

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 shall be imposed for failing to observe or improperly observing orders to urgently mobilize manpower, supplies and means for handling environmental incidents.

3. A fine of between VND 50,000,000 and 150,000,000 shall be imposed for failing to apply appropriate measures to promptly handle environmental incidents.

4. A fine of between VND 150,000,000 and 250,000,000 shall be imposed- for causing environmental incidents.

5. A fine of between VND 300,000,000 and 400,000,000 shall be imposed for violations specified in Clause 4 of this Article without handling environmental incidents.

6. Remedy:

Within the time limit set by persons with sanctioning competence in administrative sanctioning decisions, forced application of measures to remedy environmental pollution or handle environmental incidents caused by violations specified in this Article.

Article 34. Violation of regulations on provision of consultancy services for preparing environmental impact assessment reports or services for appraising environmental impact assessment reports

1. A fine of between VND 15,000,000 and 25,000,000 shall be imposed for providing consultancy services for preparing environmental impact assessment reports or services for appraising environmental impact assessment reports while the conditions therefor are not fully satisfied under regulations.

2. A fine of between VND 70,000,000 and 100,000,000 shall be imposed for providing consultancy services for preparing environmental impact assessment reports specified in Clause 1 of this Article which cause serious consequences.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Forced remedying of consequences caused by violations specified in this Article.

Article 35. Violation of regulations on payment of environmental protection charges, environmental rehabilitation and restoration deposits or insurance for environmental damage compensation liability

1. Acts violating regulations on payment of environmental protection charges shall be administratively sanctioned as follows:

a/ A daily fine equal to 0,05% of the late-paid charge amount, for late charge payment;

b/ A fine equal to 10% of the deficient charge amount, for making untruthful declaration resulting in payment of a charge amount lower than prescribed;

c/ A fine equal to between once and three times the charge amount, for an act of charge evasion.

2. A fine of between VND 70,000,000 and 100,000,000 shall be imposed for failing to pay environmental rehabilitation and restoration deposits in natural resource exploitation activities under regulations.

3. A fine of between VND 100,000,000 and 150,000,000 shall be imposed on organizations or individuals for failing to buy insurance for environmental damage compensation liability under regulations.

4. Remedy:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 36. Violation of regulations on collection, management, exploitation and use of environmental data and information

1. Caution shall be served or a fine of between VND 200,000 and 500,000 shall be imposed for illegally obstructing the environmental observation, and collection, exchange, exploitation or use of environmental data and information.

2. A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for either of the following acts:

a/ Providing environmental data and information ultra vires;

b/ Failing to publish or provide environmental data and information under regulations.

3. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 shall be imposed for illegally penetrating into the environmental data and information storage system.

4. A fine of between VND 30,000,000 and 50,000,000 shall be imposed for either of the following acts:

a/ Failing to make statistics of or store data on environmental impacts, discharging sources, wastes from production, business or service establishments or consolidated production, business or service zones under regulations;

b/ Failing to submit sufficient investigation, survey and observation data and other relevant documents to environmental data and information storage agencies under regulations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. A fine of between VND 70,000,000 and 100,000,000 shall be imposed for providing untruthful data or investigation and survey results to environmental data and information storage agencies.

7. A fine of between VND 100,000,000 and 150,000,000 shall be imposed for falsifying information causing serious consequences.

8. Remedy:

Forced compliance with legal provisions, for violations specified in Clauses 2, 4 and 6 of this Article.

Article 37. Violation of regulations on protection and use of facilities, equipment or means for environmental protection

1. Caution shall be served or a fine of between VND 200,000 and 500,000 shall be imposed for either of the following acts:

a/ Obstructing the exploitation and use of environmental protection facilities;

b/ Planting trees affecting technical safety corridors of environmental protection facilities.

2. A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for illegally displacing environmental observation equipment or machinery.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. A fine of between VND 15,000,000 and 25,000,000 shall be imposed for damaging environmental protection equipment and facilities.

5. Remedies:

a/ Within the time limit set by persons with sanctioning competence in administrative sanctioning decisions, forced dismantlement or relocation of facilities or planted trees, for violations specified in Clauses 1 and 3 of this Article;

b/ Within the time limit set by persons with sanctioning competence in administrative sanctioning decisions, forced restoration of the original state already altered by violations specified in this Article.

Article 38. Violation of regulations on exercise of grassroots democracy for environmental protection

1. Caution shall be served or a fine of between VND 500,000 and 2,000,000 shall be imposed on managers of consolidated production, business or service zones or owners of production, business or service establishments for failing to inform people and their employees of the environmental situation, measures to prevent and restrict adverse impacts on the environment and to remedy environmental pollution or degradation under regulations.

2. A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for failing to hold environmental protection dialogues at the request of environmental protection state management agencies or organizations and individuals that require such dialogues, or in response to complaints, denunciations or lawsuits of concerned organizations or individuals under regulations.

3. Remedy:

Forced compliance with legal provisions, for violations specified in this Article.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for any of the following acts:

a/ Causing difficulties to environmental status investigation, research, control or assessment or to duty performance by competent persons;

b/ Uttering words or taking actions threatening, verbally abusing or hurting the honor of persons on duty;

c/ Refusing to receive inspection or examination decisions or decisions coercing the enforcement of administrative sanctioning decisions.

2. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for any of the following acts:

a/ Failing to declare or declaring untruthfully or after the time limit specified by persons on duty or competent state management agencies;

b/ Failing to provide or sufficiently provide information and documents related to inspection, examination or administrative sanctioning by persons on duty or competent state management agencies;

c/ Obstructing task performance by examination or inspection teams or persons assigned to conduct examination or inspection.

3. A fine of between VND 30,000,000 and 40,000,000 shall be imposed for deliberately breaking seals of the sealed or temporarily seized material evidences, means, workshops, machinery or equipment or deliberately tampering with scenes of violation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Delaying or shirking the enforcement of administrative decisions, inspection or examination decisions or administrative handling decisions of competent persons or agencies;

b/ Attacking persons on duty.

5. Remedy:

Forced compliance with requests of competent persons or state management agencies.

Section 2. SANCTIONING COMPETENCE AND PROCEDURES

Article 40. Competence of chairpersons of People's Committees at different levels to sanction administrative violations

1. Commune-level People's Committee chairpersons may:

a/ Serve caution;

b/ Impose fines of up to VND 2,000,000;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d/ Force the restoration of the original state altered by administrative violations;

e/ Force the restoration of the environment; force the application of measures to remedy environmental pollution or spread of epidemics caused by administrative violations;

f/ Force the destruction of polluting goods or articles;

g/ Within the prescribed time limit, force the proper and full realization of the contents of environmental protection commitments or schemes with characteristics and sizes corresponding to the certified objects for which environmental protection commitments are required;

h/ Force the proper operation of environmental treatment facilities;

i/ Force the removal of planted trees affecting technical safety corridors of environmental protection facilities.

2. District-level People's Committee chairpersons may:

a/ Serve caution;

b/ Impose fines of up to VND 30,000,000;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d/ Confiscate material evidences, means or instruments used for commission of administrative violations in the domain of environmental protection;

e/ Force the restoration of the original state already altered by administrative violations or force the dismantlement of illegally built works;

f/ Force the restoration of the environment; force the application of measures to remedy environmental pollution or spread of epidemics caused by administrative violations;

g/ Force the destruction of polluting firecrackers, goods, articles or organisms;

h/ Apply measures specified at Points e, f, h, i, k and l, Clause 3, Article 3 of this Decree.

3. Provincial-level People's Committee chairpersons may:

a/ Serve caution;

b/ Impose fines of up to VND 500,000,000;

c/ Deprive of the right to use environmental licenses according to their competence;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e/ Force the restoration of the original state already altered by administrative violations;

f/ Force the restoration of the environment: force the application of measures to remedy environmental pollution or spread of epidemics caused by administrative violations;

g/ Force the transportation out of the Vietnamese territory or re-export of wastes, scraps, goods, articles and means which have been imported in contravention of environmental protection regulations or pollute the environment;

g/ Force the destruction of polluting firecrackers, goods, articles or organisms;

h/ Apply measures specified at Points e, f, g, h, i, j, k and 1, Clause 3, Article 3 of this Decree.

Article 41. Competence of people's public security forces to sanction administrative violations

1. Environmental policemen on duty may:

a/ Serve caution;

b/ Impose fines of up to VND 200,000;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Serve caution;

b/ Impose fines of up to VND 2,000,000;

c/ Confiscate material evidences, means or instruments valued at up to VND 2,000,000 which are used for commission of administrative violations;

d/ Force the restoration of the original state already altered by administrative violations;

e/ Force the application of measures to remedy environmental pollution or spread of epidemics caused by administrative violations;

f/ Force the destruction of polluting goods or articles;

g/ Within the prescribed time limit, force the proper and full realization of the contents of environmental protection commitments or schemes with characteristics and sizes corresponding to the certified objects for which environmental protection commitments are required;

h/ Force the proper operation of environmental treatment facilities;

i/ Force the relocation of planted trees affecting technical safety corridors of environmental protection facilities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Serve caution;

b/ Impose fines of up to VND 10,000,000.

c/ Deprive of the right to use practice licenses or certificates according to their competence;

d/ Confiscate material evidences, means or instruments used for commission of administrative violations;

e/ Force the destruction of polluting firecrackers, goods, articles or organisms;

f/ Force the restoration of the original state already altered by administrative violations;

g/ Force the restoration of the environment; force the application of measures to remedy environmental pollution or spread of epidemics caused by administrative violations;

h/ Apply measures specified at Points e. f, h, k and l, Clause 3, Article 3 of this Decree.

4. The director of the Environmental Police Department may:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Impose fines of up to VND 500,000,000;

c/ Deprive of the right to use practice licenses or certificates according to his/her competence;

d/ Confiscate material evidences, means or instruments used for commission of administrative violations;

e/ Force the destruction of polluting firecrackers, goods, articles or organisms;

f/ Force the restoration of the original state already altered by administrative violations;

g/ Force the restoration of the environment; force the application of measures to remedy environmental pollution or spread of epidemics caused by administrative violations;

h/ Apply measures specified at Points e, f, g, h, i, j, k and l. Clause 3, Article 3 of this Decree.

Article 42. Competence of specialized inspectorates to sanction administrative violations

1. Specialized environmental protection inspectors of provincial-level Natural Resources and Environment Departments or of the Ministry of Natural Resources and Environment on duty may:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Impose fines of up to VND 500,000;

c/ Confiscate material evidences, means or instruments valued at up to VND 2,000,000 which are used for commission of administrative violations;

d/ Force the destruction of polluting firecrackers, goods, articles or organisms;

e/ Force the restoration of the original state already altered by administrative violations;

f/ Force the restoration of the environment; force the application of measures to remedy environmental pollution or spread of epidemics caused by administrative violations;

g/ Within the prescribed time limit, force the proper and full realization of the contents of environmental protection commitments or schemes with characteristics and sizes corresponding to the certified objects for which environmental protection commitments are required;

h/ Force the proper operation of environmental treatment facilities;

i/ Force the removal of planted trees affecting technical safety corridors of environmental treatment facilities.

2. Chief inspectors of provincial-level Natural
Resources and Environment Departments may:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Impose fines of up to VND 30,000,000.

c/ Deprive of the right to use practice licenses or certificates according to their competence;

d/ Confiscate material evidences, means or instruments used for commission of administrative violations;

e/ Force the destruction of polluting firecrackers, goods, articles or organisms;

f/ Force the restoration of the original state already altered by administrative violations;

g/ Force the restoration of the environment; force the application of measures to remedy environmental pollution or spread of epidemics caused by administrative violations;

h/ Apply measures specified at Points e, f, g, h, i, j and k, Clause 3, Article 3 of this Decree.

3. The Chief Inspector of the General Department of Environment may:

a/ Serve caution;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ Deprive of the right to use practice licenses or certificates according to his/her competence;

d/ Confiscate material evidences, means or instruments used for commission of administrative violations;

e/ Force the destruction of polluting firecrackers, goods, articles or organisms;

f/ Force the restoration of the original state already altered by administrative violations;

g/ Force the restoration of the environment; force the application of measures to remedy environmental pollution or spread of epidemics caused by administrative violations;

h/ Apply measures specified at Point: e, f, g, h, i, j and k, Clause 3, Article 3 of this Decree.

4. The Chief Inspector of the Ministry of Natural Resources and Environment may:

a/ Serve caution;

b/ Impose fines of up to VND 500,000,000;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d/ Confiscate material evidences, means or instruments used for commission of administrative violations;

e/ Force the destruction of polluting firecrackers, goods, articles or organisms;

f/ Force the restoration of the original state already altered by administrative violations;

g/ Force the restoration of the environment; force the application of measures to remedy environmental pollution or spread of epidemics caused by administrative violations;

h/ Apply measures specified at Points e, f, g, h, i, j and k, Clause 3, Article 3 of this Decree.

Article 43. Competence of state management agencies and specialized state inspection organizations to sanction environmental protection-related administrative violations

In addition to persons with sanctioning competence defined in Articles 40,41 and 42 of this Decree, persons with sanctioning competence under the Ordinance on Handling of Administrative Violations may, when detecting administrative violations specified in this Decree which fall within the fields and geographical areas under their respective management, sanction them in accordance with the law on handling of administrative violations.

Article 44. Procedures for sanctioning administrative violations

1. The procedures for sanctioning administrative violations in the domain of environmental protection are specified in Chapter VI of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and the Government's Decree No. 128/2008/ND-CP of December 16, 2008, detailing a number of articles of the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations and the Ordinance Amending and Supplementing a Number of Articles of the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

In other cases, the authorization complies with Article 41 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

Article 45. Deprivation of the right to use licenses

1. When deciding to deprive of the right to use environmental licenses, competent persons shall make records stating the reasons for such deprivation under Article 59 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and concurrently force operation suspension.

The right to use licenses may be deprived of only after the issuance of written decisions of competent persons defined in Clauses 2 and 3, Article 40; Clauses 3 and 4, Article 41; Clauses 2, 3 and 4, Article 42; and Article 43 of this Decree. Such decisions must be sent to the handled individuals or organizations and concurrently informed to the agencies that have issued these licenses.

Competent persons defined in Articles 40,41, 42 and 43 of this Decree may request the agencies issuing environmental licenses to revoke these licenses.

2. Upon the expiration of the time limit indicated in administrative sanctioning decisions, persons with sanctioning competence shall return the licenses to organizations or individuals that are allowed to use these licenses.

Article 46. Provisions on application of remedies

1. Persons with sanctioning competence defined in Articles 40, 41, 42 and 43 of this Decree shall base themselves on law and the actual damage caused by administrative violations to decide on the application of remedies and shall take responsibility before law for their decisions.

2. Individuals or organizations ordered to apply remedies shall apply them within ten days from the date of receipt of the administrative sanctioning decisions, unless otherwise provided for by law. If failing to apply these remedies, they will be coerced to do so within the prescribed time limit. Coercion expenses shall be borne by coerced individuals or organizations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 47. Collection, remittance, management and use of fines

1. Fined administrative violators in the domain of environmental protection shall pay fines at the places indicated in administrative sanctioning decisions and be issued fine receipts.

2. The procedures for collection and remittance of fines and management and use of the proceeds from administrative sanctioning comply with law.

3. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment in, detailing the collection, remittance, management and use of the proceeds from the sanctioning of administrative violations in the domain of environmental protection for spending on examination, monitoring, inspection, administrative handling, publicization of information on pollution and violation of the environmental protection law, and addition of funds for the operation of the Vietnam Environment Protection Fund and local environment protection funds.

Chapter III

OPERATION SUSPENSION, FORCED RELOCATION AND OPERATION BAN OF, AND PUBLICIZATION OF INFORMATION ON, POLLUTING OR SERIOUSLY POLLUTING PRODUCTION, BUSINESS OR SERVICE ESTABLISHMENTS

Article 48. Production, business or service establishments subject to operation suspension, forced relocation, operation ban or information publicization

1. Production, business or service establishments subject to operation suspension:

a/ Production, business or service establishments on competent agencies' lists of polluting or seriously polluting establishments that fail to take environmental treatment measures within the time limit specified by competent state agencies;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ Polluting or seriously polluting production, business or service establishments according to the criteria specified by the Ministry of Natural Resources and Environment which commit repeated or prolonged violations of the environmental protection law, seriously polluting the environment and greatly affecting human health;

d/ Production, business or service establishments which fail to execute competent agencies' decisions on forced relocation.

2. Production, business or service establishments subject to forced relocation:

a/ Production establishments and warehouses subject to administrative sanctioning under Clause 2, Article 24, and Point a. Clause 3, Article 26, of this Decree;

b/ Production, business or service establishments on the lists of seriously polluting establishments subject to relocation under decisions of competent agencies.

3. Production, business or service establishments subject to operation ban:

a/ Production, business or service establishments already suspended from operation which, within 3 years from the date of certification of the completion of environmental protection measures under Clause 4. Article 49 of this Decree, continue falling into the case specified in Clause 1, Article 48 of this Decree;

b/ Production, business or service establishments on the lists of seriously polluting establishments subject to operation ban under decisions of competent agencies.

4. Production, business or service establishments subject to publicization of information on pollution and violation on the websites of provincial-level Natural Resources and Environment Departments and People's Committees and the Ministry of Planning and Investment, in 3 consecutive issues of the Natural Resources and Environment newspaper and in other mass media, for violations specified at Point g, Clause 2, Points f and g, Clause 3, Points e, f and g. Clause 4, and Clauses 5 and 6, of Article 10; Point g. Clause 4, Points f and g, Clause 5, Points e, f and g, Clause 6, and Clauses 7 and 8, of Article 11; Clause 4, Article 12; Point b, Clause 2, Article 13; Article 15; Points e, f, g and h, Clause 3, and Clauses 4 and 5, of Article 16; Clause 3, Article 17; Clause 3, Article 18; Clause 3, Article 19; Article 20; Clauses 3, 4, 5 and 6, Article 21; Clause 3, Article 22; Clauses 3,4, 5, 6 and 7, Article 23; Clause 3, Article 24; Clauses 2, 3, 4 and 5, Article 26; Clause 2, Article 28; Clause 4. Article 29; Clauses 2 and 3, Article 31; Clauses 3, 4. 5 and 6, Article 32; Clauses 4 and 5, Article 33; and Clause 2, Article 34.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Competence to suspend operation:

a/ Provincial-level People's Committee chairpersons may decide to suspend the operation of production, business or service establishments until the latter complete environmental protection measures;

b/ Provincial-level Natural Resources and Environment Departments shall assume the prime responsibility for, and coordinate with provincial-level Public Security Departments and district-level People's Committees of the localities where exist production, business or service establishments and concerned agencies in, monitoring the implementation of operation suspension decisions and certifying the completion of environmental protection measures by these establishments.

2. Procedures for operation suspension:

a/ Within 15 (fifteen) working days after detecting polluting establishments which fall into cases specified at Points a and c, Clause 1, Article 48 of this Decree, provincial-level Natural Resources and Environment Departments shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned agencies in, finalizing and submitting dossiers to provincial-level People's Committee chairpersons for consideration and decision on operation suspension.

b/ In the cases specified at Points b and d, Clause 1, Article 48 of this Decree, after issuing administrative sanctioning decisions, provincial-level People's Committee chairpersons shall direct provincial-level Natural Resources and Environment Departments to assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned agencies in, finalizing and submitting dossiers to provincial-level People's Committee chairpersons to decide on operation suspension within 15 (fifteen) working days.

In case a production, business or service establishment which commits an administrative violation is sanctioned in the form of operation suspension, and the sanctioning person is the Chief Inspector of the Ministry of Natural Resources and Environment, the Chief Inspector of the General Department of Environment under the Ministry of Natural Resources and Environment, the Director of the Environment Police Department, or another person with sanctioning competence, within 5 (five) working days after issuing a sanctioning decision, the issuer shall send a written request enclosed with such decision and a set of the case dossier to the chairperson of the provincial-level People's Committee of the locality where exists the establishment for issuance of an operation suspension decision.

c/ Within 15 (fifteen) working days after receiving the dossiers specified at Points a and b of this Clause, provincial-level People's Committee chairpersons shall issue operation suspension decisions.

An operation suspension decision must indicate the reason for such suspension, suspension duration to ensure completion of environmental protection measures, time of starting suspension, environmental protection measures to be taken, the monitoring agency, and responsibilities of the establishment subject to suspension.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e/ Provincial-level Natural Resources and Environment Departments shall assume the prime responsibility for. and coordinate with provincial-level Public Security Departments, district-level People's Committees of the localities where exist production, business or service establishments and concerned agencies in, organizing the sealing of workshops, machinery and equipment of these establishments on the date of starting suspension as indicated in the operation suspension decisions.

3. The details of operation suspension decisions mentioned in this Article must be published on websites of provincial-level Natural Resources and Environment Departments and People's Committees and the Ministry of Planning and Investment, and in 3 consecutive issues of the Natural Resources and Environment newspaper.

4. Production, business or service establishments may resume operation only after completing environmental protection measures indicated in operation suspension decisions, as examined and certified by provincial-level Natural Resources and Environment Departments.

Article 50. Competence and procedures to force relocation

1. Competence to force relocation:

a/ The Prime Minister may decide to force the relocation of production, business or service establishments falling within the Prime Minister's competence to approve investment guidelines;

b/ Provincial-level People's Committee chairpersons may decide to force the removal of production, business or service establishments, except the case specified at Point a of this Clause.

2. Procedures for forced relocation in the case specified at Point a, Clause 2, Article 48 of this Decree:

a/ In case the provincial-level People's Committee chairperson issues a decision to administratively sanction a production, business or service establishment committing a violation specified in Clause 2, Article 24 or Point a, Clause 3, Article 26, of this Decree, within 20 (twenty) working days after issuing such decision, the provincial-level People's Committee chairperson shall direct the provincial-level Natural Resources and Environment Department to assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned agencies in, finalizing and submitting the dossier to the provincial-level People's Committee chairperson. Within 20 (twenty) working days after receiving the dossier, the provincial-level People's Committee chairperson shall consider and decide to force relocation according to his/her competence or send a written request enclosed with the sanctioning decision and a set of the case dossier to the Minister of Natural Resources and Environment, for production, business or service establishments subject to forced relocation which fall within the Prime Minister's deciding competence;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ Within 20 (twenty) working days after receiving the dossier specified at Points a and b of this Clause:

- Provincial-level People's Committee chairpersons shall consider and decide to force the relocation of production, business or service establishments falling within their competence.

- The Minister of Natural Resources and Environment shall consider and submit to the Prime Minister to decide on forced relocation.

Within 30 (thirty) working days after receiving the dossier, the Prime Minister shall consider and decide on forced relocation;

d/ A forced relocation decision must indicate the reason for relocation, time of starting relocation, duration for completing the relocation, the monitoring agency, and responsibilities of the establishment subject to relocation.

Within 3 (three) working days from the date of issuance, a forced relocation decision must be sent to the production, business or service establishment subject to forced relocation, the Prime Minister, the Ministry of Natural Resources and Environment, the provincial-level People's Committee of the locality where exists the establishment, and concerned agencies.

3. For cases subject to forced relocation under Point b. Clause 2. Article 48 of this Decree, within 30 (thirty) working days after obtaining a competent person's decision promulgating the list of seriously polluting establishments, the provincial-level People's Committee chairperson shall organize the implementation of the decision to force the relocationof production, business or service establishments in the locality.

4. Provincial-level People's Committee chairpersons shall direct provincial-level Natural Resources and Environment Departments to assume the prime responsibility for, and coordinate with provincial-level Public Security Departments and district-level People's Committees of the localities where exist production, business or service establishments and concerned agencies in, supervising the removal of production, business or service establishments subject to forced relocation.

Within the time limit for implementing a forced relocation decision, the production, business or service establishment subject to relocation will also subject be to operation suspension under Article 49 of this Decree. In this case, the provincial-level People's Committee chairperson may issue a decision containing both the operation suspension and forced relocation measures.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 51. Competence and procedures to ban operation

1. Competence to ban operation:

a/ The Prime Minister may decide to ban operation of production, business or service establishments falling within his/her competence to approve investment guidelines;

b/ Provincial-level People's Committee chairpersons may decide to ban operation of production, business or service establishments, except the case specified at Point a of this Clause.

2. Procedures for operation ban in the case specified at Point a. Clause 3, Article 48 of this Decree:

a/ Within 20 working days after detecting a production, business or service establishment falling into the case specified at Point a, Clause 3. Article 48 of this Decree, the provincial-level Natural Resources and Environment Department and the person with sanctioning competence shall make a dossier thereof and report the case to the chairperson of the provincial-level People's Committee of the locality where exists the establishment;

b/ Within 20 (twenty) working days after receiving the provincial-level Natural Resources and Environment Department's report, the provincial-level People's Committee chairperson shall decide to ban operation of production, business or service establishments according to his/her competence or send a written request enclosed with a set of the case dossier to the Minister of Natural Resources and Environment, for establishments subject to operation ban falling within the Prime Minister's deciding competence;

c/ Within 30 (thirty) working days after receiving the dossier, the Minister of Natural Resources and Environment shall decide or submit to the Prime Minister to decide on operation ban;

f/ Within 30 (thirty) working days after receiving the dossier, the Prime Minister shall consider and decide on operation ban;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Within 3 (three) working days from the date of issuance, an operation ban decision must be sent to the production, business or service establishment subject to operation ban, the Prime Minister, the Ministry of Natural Resources and Environment and the provincial-level People's Committee of the locality where exists the production, business or service establishment subject to forced relocation, and concerned agencies.

3. For establishments subject to operation ban under Point b. Clause 3. Article 48 of this Decree, within 30 (thirty) working days from the effective date of a competent person's decision promulgating the list of seriously polluting establishments, the provincial-level People's Committee chairperson shall organize the implementation of the decision to ban operation of the production, business or service establishment in the locality.

4. Provincial-level People's Committee chairpersons shall direct provincial-level Natural Resources and Environment Departments to assume the prime responsibility for. and coordinate with provincial-level Public Security Departments and district-level People's Committees of the localities where exist production, business or service establishments and concerned agencies in. supervising the implementation of decisions to ban operation of the production, business or service establishments.

5. An operation ban decision mentioned in this Article must be published on the website of the provincial-level Natural Resources and Environment Department and People's Committee and the Ministry of Natural Resources and Environment and in 3 consecutive issues of the Natural Resources and Environment newspaper.

6. The establishment subject to operation ban shall take measures to remove, preserve and treat up to standards or technical regulations inflammable or explosive substances, substances containing highly radioactive or radiative substances or substances hazardous to human health, livestock or poultry, or emitting odors adversely affecting human health, and settle problems arising from such ban under law.

7. Coercing enforcement of operation ban decisions:

Upon the expiration of the time limit for completing operation termination, if production, business or service establishments subject to operation ban fail to terminate operation, provincial-level People's Committee chairpersons shall issue coercion decisions and organize coercion.

Article 52. Coercion measures, cases subject to coercion, and competence to decide on coercion

1. Coercion measures:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Coercing the dismantlement of works, machinery and equipment;

c/ Blocking deposit accounts;

d/ Revoking tax identification numbers or stopping the use of invoices;

e/ Revoking business registration certificates, establishment and operation licenses or practice licenses.

2. Production, business or service establishments which fail to observe operation suspension, forced relocation or operation ban decisions are subject to:

a/ The measure specified at Point a. Clause 1 of this Article to coerce the enforcement of operation suspension decisions;

b/ Any or several of the measures specified at Points a and b. Clause 1 of this Article to coerce the enforcement of forced relocation decisions;

c/ Any or several of the measures specified in Clause 1 of this Article to coerce the enforcement of operation ban decisions.

3. Competence to decide on coercion: Provincial-level  People's Committee chairpersons may issue decisions coercing the enforcement of decisions on operation suspension, forced relocation or operation ban of production, business or service establishments which fall within the deciding competence of their own or the Prime Minister (below referred to as coercion decisions).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Coercion of enforcement of operation suspension, forced relocation or operation ban decisions may be conducted only after obtaining coercion decisions.

2. A coercion decision contains the following principal details: date of issuance: grounds for issuance; full name, position and unit of the issuer; name of the establishment and address of the head office of the entity subject to coercion; reasons for coercion; coercion measures; time and place of coercion; responsible and coordinating agencies in the implementation of the decision: organizations and individuals involved in the implementation of the decision; signature of the issuer; and seal of the issuing agency.

3. A coercion decision must be sent to the entity subject to coercion and concerned organizations and individuals at least 5 (five) working days before coercion, and to the Ministry of Natural Resources and Environment.

Article 54. Procedures for issuing coercion decisions

1. Coercing the enforcement of operation suspension decisions:

a/ Past the time of starting the application of the operation suspension measure, if the production, business or service establishment still continues its operation or when detecting that the establishment deliberately removes the seal, the provincial-level Natural Resources and Environment Department shall request the provincial-level People's Committee chairperson to issue a coercion decision;

b/ Within 15 (fifteen) working days after receiving the provincial-level Natural Resources and Environment Department's request dossier, the provincial-level People's Committee chairperson shall issue a coercion decision.

2. Coercing the enforcement of forced relocation decisions:

a/ Past the time for completing its relocation, if the production, business or service establishment has not yet completed the relocation, the provincial-level Natural Resources and Environment Department shall request the provincial-level People's Committee chairperson to issue a coercion decision;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Coercing the enforcement of operation ban decisions:

a/ Past the time limit for completing operation termination, if the production, business or service establishment has not yet terminated operation, the provincial-level Natural Resources and Environment Department shall request the provincial-level People's Committee chairperson to issue a coercion decision;

b/ Within 15 (fifteen) working days after receiving the provincial-level Natural Resources and Environment Department's request dossier, the provincial-level People's Committee chairperson must issue a coercion decision.

Article 55. Responsibility to organize the enforcement of coercion decisions

1. Provincial-level People's Committee chairpersons shall direct the implementation of coercion decisions.

Provincial-level Natural Resources and Environment Departments shall assume the prime responsibility for, and coordinate with provincial-level Public Security Departments and district-level People's Committees of the localities where exist production, business and establishments, and concerned agencies in, organizing the implementation of coercion decisions.

2. District-level People's Committees of the localities where exist entities subject to coercion shall direct concerned agencies to participate in coercion in a coordinated manner.

3. People's police forces shall maintain order and safety during coercion and arrange forces to promptly prevent acts that cause disorder or resist persons on duty in the course of enforcement of coercion decisions.

Article 56. Responsibilities of concerned organizations and individuals in implementing coercion decisions

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Persons competent to sign contracts to provide electricity, water and relevant services shall cease providing services to production, business or service establishments subject to coercion from the time of coercion indicated in coercion decisions.

3. State treasuries, commercial banks and other credit institutions shall take measures to block deposit accounts from the time of coercion indicated in coercion decisions.

4. Heads of tax agencies shall revoke tax identification numbers or stop the use of invoices from the time of coercion indicated in coercion decisions.

5. Competent state agencies shall revoke business registration certificates, establishment and operation licenses or practice licenses under law from the time of coercion indicated in coercion decisions.

Article 57. Statute of limitations for enforcing coercion decisions

1. Competent persons shall decide on the statute of limitations for enforcing decisions coercing the enforcement of operation suspension decisions, which shall be indicated in coercion decisions.

2. Competent persons shall decide on the statute of limitations for enforcing decisions coercing the enforcement of forced relocation decisions, which shall be indicated in coercion decisions.

3. A decision coercing the enforcement of an operation ban decision ceases to be effective from the time a production, business or service establishment completes the procedures for its dissolution.

Article 58. Competence and procedures to publish information on pollution and violation of the environmental protection law

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. An administrative sanctioning, operation suspension, forced relocation or operation ban decision must indicate the reasons for forcing the publication of information on pollution, details of information, and name of the newspaper or website on which information is published.

3. The person who has issued an operation suspension, forced relocation or operation ban decision and the head of the agency where works the person who has issued an administrative sanctioning decision shall send copies of these decisions and a written request for information publication to the newspaper or the agency in charge of the website within 3 (three) working days from the date of issuance of the decisions.

Details of to-be-published information include the business registration name, commercial name, name of violator, major business domains; address of the head office of the violating business or service establishment or organization; violations; process of committing violations and consequences caused by violations; handling measures, remedies and duration for remedying consequences.

4. When receiving written requests for information publication, newspapers or agencies in charge of websites shall publish sufficient details of information to be published in the next issues or times of publication.

Article 59. Responsibilities of concerned ministries and branches to suspend operation, force relocation or ban operation of polluting or seriously polluting production, business or service establishments

The Minister of Natural Resources and Environment, other ministers, heads of ministerial-level agencies and heads of government-attached agencies shall, within the ambit of their tasks and powers, coordinate with provincial-level People's Committee chairpersons in suspending the operation, forcing the relocation or banning the operation of polluting or seriously polluting production, business or service establishments.

Chapter IV

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 60. Effect

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 61. Guidance and implementation responsibilities

1. The Minister of Natural Resources and Environment shall, within the ambit of his/her functions, tasks and powers, guide and organize the implementation of this Decree.

1. The Minister of Natural Resources and Environment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Minister of Public Security in, providing for coordination among environmental protection state management agencies and environmental police forces in the inspection, examination, and handling of violations of the environmental protection law.

2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and chairpersons of provincial-level People's Committees shall implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


47.001

DMCA.com Protection Status
IP: 3.149.243.86
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!