Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 50/KH-UBND 2018 phổ biến giáo dục pháp luật người đang chấp hành hình phạt tù Yên Bái

Số hiệu: 50/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Yên Bái Người ký: Nguyễn Chiến Thắng
Ngày ban hành: 15/03/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 50/KH-UBND

Yên Bái, ngày 15 tháng 03 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI ĐANG CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ; NGƯỜI BỊ ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP HOẶC CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH, NGƯỜI MỚI RA TÙ TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG, THANH THIẾU NIÊN VI PHẠM PHÁP LUẬT, LANG THANG CƠ NHỠ GIAI ĐOẠN 2018 - 2021

Thực hiện Quyết định số 2045/QĐ-TTg ngày 19/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật cho người đang chấp hành hình phạt tù; người bị áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp xử lý hành chính, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, thanh thiếu niên vi phm pháp luật lang thang cơ nh giai đoạn 2018 - 2021 (sau đây gọi chung là Đề án), Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện với các nội dung cụ thể như sau:

I - MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

1. Triển khai quán triệt đầy đủ nội dung của Đề án; xác định vai trò, trách nhiệm của các sở, ban, ngành, đoàn thvà cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho người đang chấp hành hình phạt tù; người bị áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp xlý hành chính, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật lang thang cơ nhỡ giai đoạn 2018 - 2021.

2. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật cho các đối tượng là người đang chấp hành hình phạt tù; người bị áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp xử lý hành chính, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật lang thang cơ nh, góp phần phòng ngừa tội phạm, tái phạm tội và các hành vi vi phạm pháp luật khác do thiếu hiểu biết về pháp luật.

3. Thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đối với các đối tượng thuộc phạm vi của Đề án có chiều sâu, trọng tâm, trọng điểm; đồng thời hỗ trợ các đối lượng một cách hiệu quả, thiết thực.

4. Xác định rõ nội dung công việc, phân công trách nhiệm cụ th cho các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, bo đảm việc trin khai thực hiện Đán của Chính phủ đạt hiệu quả cao.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành trong phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng của Đề án

1.1. Tiếp tục triển khai thực hiện Kết luận số 04/KL-TW về kết quả thực hiện Chỉ thị số 32/CT-TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IX về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; đưa nội dung tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng của Đán thành nhiệm vụ ưu tiên thực hiện trong chương trình công tác hàng năm của các sở, ban, ngành, địa phương.

1.2. Nhận thức đúng vai trò của phổ biến, giáo dục pháp luật trong tổ chức thực thi pháp luật, đưa pháp luật vào đời sống nói chung và vai trò của ph biến, giáo dục pháp luật trong phòng ngừa tội phạm, tái phạm tội và các vi phạm pháp luật khác đối với các đối tượng của Đề án nói riêng; quan tâm, chỉ đạo sát sao các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân được phân công thực hiện tốt nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi Đề án.

1.3. Đcao tinh thần trách nhiệm, chủ động, sáng tạo của chủ thể chủ trì thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi của Đề án.

1.4. Huy động, khuyến khích sự tham gia của các đoàn thể, tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan hành nghề pháp luật, nhà trường, cộng đồng dân cư, thòa giải cơ sở, trưởng thôn, trưởng bản, những người có uy tín trong cộng đồng và gia đình, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến từng gia đình để họ nhận thức rõ trách nhiệm trong phối hợp với chính quyền, ban ngành quản , giáo dục con em mình. Đặc biệt cần chú trọng khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp trong đào tạo nghề và giải quyết việc làm, hỗ trợ vốn, thành lập các quhoàn lương trong phạm vi của Đề án, các tổ chức hành nghề luật, luật sư tham gia tư vấn pháp luật, phổ biến pháp luật cho các đối tượng của Đ cán.

2. Tổ chức điều tra, khảo sát, đánh giá nhu cầu thông tin về pháp luật của từng nhóm đối tượng

Các sở, ban, ngành, cấp ủy chính quyền địa phương có trách nhiệm điều tra, kho sát công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và nhu cầu phổ biến, giáo dục pháp luật của các đối tượng thuộc phạm vi quản lý để xây dựng nội dung, biện pháp phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp; lựa chọn những vướng mắc, hạn chế còn tồn tại, những trọng tâm, trọng điểm cần ưu tiên thực hiện để tạo bước đột phá.

Hình thức điều tra, khảo sát: Tổ chức hội thảo lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; xây dựng, phát phiếu điều tra tại một số đơn vị, địa phương; thông qua báo cáo của các cơ quan, đơn vị, địa phương.

3. Tăng cường phối hợp về phổ biến, giáo dục pháp luật đối với các đối tượng của Đề án

3.1. Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các sở, ngành, đoàn th liên quan và chính quyền các cấp xây dựng quy chế phối hợp; phân công, thống nhất nhiệm vụ trong tổ chức thực hiện Đề án; xác định lc lượng trung tâm, lực lượng phối hợp, chế phối hợp đthực hiện Đề án. Trong đó, xác định vai trò nòng cốt để chủ trì, điều hành thực hiện là Công an tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

3.2. Gắn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với theo dõi, quản lý đối tượng, hạn chế tình trạng đối tượng đi khỏi nơi cư trú, đồng thời giáo dục, cm hóa, bố trí việc làm giúp đối tượng tránh mặc cảm và tự ti trong tái hòa nhập cộng đồng; thực hiện tốt công tác phòng ngừa để đạt mục tiêu về hạn chế tái phạm tội và vi phạm pháp luật.

3.3. Các sở, ban, ngành, địa phương tổ chức lồng ghép các hoạt động triển khai thực hiện Đề án với các chương trình, đề án có liên quan mà s, ngành, địa phương đang thực hiện như: Đề án nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018 - 2021, Đề án tha tù trước thời hạn có điều kiện... tránh sự trùng lặp, đảm bo thống nhất, tiết kiệm nguồn lực thực hiện.

4. Đổi mới nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với đặc điểm, tính chất của từng nhóm đối tượng nhằm trang bị kiến thức pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật cho các đối tượng của Đề án

4.1. Lựa chọn nội dung tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật phù hợp với từng nhóm đối tượng, từng thời điểm, địa bàn, gn với nhu cầu tìm hiu pháp luật, quyền và nghĩa vụ thiết thực của đối tượng; đặc biệt cần bám sát nội dung các quy định của pháp luật để tuyên truyền đúng định hướng.

4.2. Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật cần đa dạng, phong phú, phù hợp với đặc thù của đối tượng, tranh thủ sự tham gia của những người từng vi phạm đã cải tạo, hc tập tốt, tạo ra dư luận tốt đgiáo dục, thuyết phục đối tượng; chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin để khai thác, tích hp, kết nối, chia sthông tin phổ biến, giáo dục pháp luật trên môi trường mạng đối với những nhóm đối tượng phù hợp.

4.3. Nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật đặc thù cho nhóm đối tượng là người đang chấp hành hình phạt tù; người có quyết định đưa vào Trường giáo dưỡng, Cơ Sở giáo dục bắt buộc; người bị tạm giữ, tạm giam:

- Về nội dung

Trong thời gian phạm nhân chấp hành án phạt tù, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cp huyện tổ chức giáo dục pháp luật cho các phạm nhân theo các chương trình riêng biệt với những nội dung phù hợp, gồm: chương trình dành cho sphạm nhân mới đến chp hành án phạt tù, chương trình cho số phạm nhân đang chấp hành án phạt tù và chương trình cho số phạm nhân sắp chp hành xong án phạt tù.

- Những hình thức đặc thù, phù hợp với đối tượng cần chú trọng triển khai thực hiện, gm:

+ Tổ chức thành các lớp học tập trung tại hội trường và cho viết thu hoạch để đối tượng hiểu sâu sắc hơn về nội dung pháp luật được truyền đạt.

+ Cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật: Cung cấp sách, báo, tài liệu pháp luật tại thư viện, ghi âm, ghi hình các chương trình phổ biến pháp luật, bài giảng, xây dựng các tiểu phẩm, phóng sự để phát trên hệ thống truyền thanh, truyền hình nội bộ đến từng buồng giam, phòng ở. Đối với phạm nhân, học viên sắp chấp hành xong án phạt tù, quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc có th tổ chức cấp phát sách, s tay, cm nang pháp luật, trong đó có các nội dung quy định về xóa án tích, cấp lại chứng minh nhân dân, đăng ký hộ khu, hỗ trợ học nghề, giải quyết việc làm, vay vốn...

+ Giáo dục pháp luật thông qua lồng ghép trong chương trình học văn hóa, học nghề, hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể thao, sinh hoạt tổ, đội. Có thể tổ chức sân khấu hóa nội dung giáo dục pháp luật thông qua việc dàn dựng các tiểu phẩm sân khu, kịch nói...

+ Giáo dục pháp luật cá biệt, tư vấn pháp luật riêng cho từng đối tượng: Cn có kế hoạch cụ thgặp gỡ riêng những phạm nhân, học sinh, trại viên thường xuyên vi phạm nội quy, xếp loại cải tạo kém nhm răn đe, uốn nắn, đồng thời giải thích, động viên, khích lệ tinh thần nếu họ có thái độ tự ti, mặc cảm, thiếu hòa nhập trong sinh hoạt; trao đổi, tìm hiểu, chia sẻ, tháo gỡ những khó khăn, vướng mc hoặc gợi mở, giúp họ tìm ra biện pháp đúng đn để giải quyết vn đề mà họ đang gặp phải.

+ Các hình thức khác như: Niêm yết thông tin pháp luật tại bng tin của trại, phân trại, buồng giam; giáo dục pháp luật thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động; tổ chức cho phạm nhân, học sinh, trại viên thi tìm hiểu pháp luật.

4.4. Nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật đặc thù cho nhóm đối tượng là người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, quản chế, người bị phạt tù được hưởng án treo, người được hoãn chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, người được đặc xá, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng:

- Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật đối với người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trn, người đang chấp hành hình phạt ci tạo không giam giữ, quản chế, người bị phạt tù được hưởng án treo, người được hoãn chấp hành án phạt tù tập trung vào: (1) Các quy định của pháp luật về quyền nghĩa vụ của đối tượng; (2) Pháp luật về hình sự, thi hành án hình sự, x lý vi phạm hành chính; (3) Các văn bn pháp luật liên quan đến bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội của địa phương.

Đối với người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, người được tha trước thời hạn có điều kiện, người được đặc xá, nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật tập trung vào: (1) Những chtrương, chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan đến tái hòa nhập cộng đồng, đặc biệt là nhng quy định về xóa án tích, cấp lại chứng minh nhân dân, đăng ký hộ khẩu, vay vốn, hướng nghiệp, giải quyết việc làm; (2) Quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác, quyền và nghĩa vụ của người chấp hành xong án phạt tù được quy định trong Luật Thi hành án hình sự, Luật Đặc xá và các văn bn hướng dẫn thi hành; (3) Các chuẩn mực đạo đức xã hội trong các mi quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc, gia đình, xã hội, sự tự tin và các knăng sống cơ bản, cần thiết trong thời gian tái hòa nhập cộng đồng, các quy định về x lý người được tha tù trước thời hạn có điều kiện nhưng vi phạm.

- nh thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp cần chú trọng thực hiện đối với nhóm đối tượng này gm:

+ Phổ biến, giáo dục pháp luật trực tiếp thông qua các buổi nói chuyện chuyên đề do chính quyền, các ban ngành, đoàn thể ở địa phương tổ chức để phổ biến, giới thiệu những văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành hoặc các quy định có liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ của các đi tượng, các quy định về việc làm... đáp ứng nhu cầu tìm hiu pháp luật của họ.

+ Sinh hoạt câu lạc bộ với sự định hướng của quan, tổ chức có trách nhiệm.

+ Giáo dục, tư vấn pháp luật cá biệt được áp dụng với nhng đối tượng có nhận thức lệch lạc, quá tự ti, mặc cảm hoặc có hoàn cảnh đặc biệt.

+ Qua các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống loa truyền thanh địa phương đnhanh chóng phổ biến các quy định của pháp luật có liên quan đến đông đảo các đi tượng, đồng thời nâng cao hiểu biết, nhận thức của toàn thcộng đồng về việc quản lý, giáo dục, giúp đỡ, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các đối tượng tái hòa nhập cộng đồng.

4.5. Nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhóm đối tượng là người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc:

- Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật cần tập trung vào: (1) Tác hại và các biện pháp phòng ngừa tệ nạn ma túy; (2) Chính sách của Đảng, Nhà nước, địa phương đối với người sau cai nghiện; (3) Những tm gương cai nghiện thành công, vượt khó ổn định cuộc sống...

- nh thức phổ biến, giáo dục pháp luật gồm:

+ Giáo dục pháp luật thông qua lồng ghép trong chương trình học văn hóa, học nghề, hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể thao, giao lưu, trao đi kinh nghiệm...

+ Giáo dục, tư vn pháp luật cá biệt cho từng đối tượng giúp họ gii tỏa tâm lý, có động lực để cai nghiện thành công.

+ Các hình thức khác như: Tổ chức thành các lớp học tập trung; xây dựng và khai thác thư viện, tủ sách pháp luật; niêm yết thông tin pháp luật tại bảng tin cơ sở cai nghiện bắt buộc, loa truyền thanh, pa-nô, áp-phích, tranh cđộng.

4.6. Nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang nhỡ đã được đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội:

- Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật: (1) Các quyền và nghĩa vụ của thanh thiếu niên; (2) Tác hại và hậu quả của việc vi phạm pháp luật; (3) Kiến thức, k năng tự bảo vệ, không bị lôi kéo tham gia thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật; (4) Ý thức tôn trọng pháp luật, trách nhiệm công dân, đạo đức, văn hóa, lối sng, lý tưởng cho thanh thiếu niên...

- Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhóm đối tượng này cần gắn với đặc điểm lứa tuổi để áp dụng phù hợp.

+ Lồng ghép vào các chương trình dạy văn hóa, dạy nghề, hoạt động văn nghệ, thể thao để các em dễ tiếp thu những quy định pháp luật cần thiết.

+ Tổ chức các buổi nói chuyện để phổ biến các quy định của Luật Xlý vi phạm hành chính, Luật Trem; tư vấn knăng, nếp sống văn hóa, bài trtệ nạn xã hội.

+ Gặp gỡ, giáo dục đối với những trường hợp cá biệt có tâm lý, thái độ và hoàn cảnh đặc biệt để nắm bắt tư tưởng, kịp thời động viên, uốn nắn giúp các em học tập, chấp hành tốt.

5. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng

- Tận dụng ưu thế của công nghệ thông tin, kthuật số để nâng cao kiến thức pháp luật cho chủ th, đối tượng của Đề án (đặc biệt là nhóm đối tượng được quản lý, giáo dục tại xã, phường, thị trấn, thanh thiếu niên lang thang, cơ nhỡ) và nhân dân thông qua hình thức hỏi đáp, tư vấn pháp luật với chuyên gia, xây dựng và phát hành phim, phóng sự, tiểu phẩm có lồng ghép nội dung cần tuyên truyền, các cuộc thi tìm hiu pháp luật trực tuyến, gương người tốt, việc tốt…, được cập nhật, phổ biến trên mạng xã hội, trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử của các cơ quan, tổ chức có liên quan.

- Các cơ quan, đơn vị, địa phương phối hợp với các cơ quan truyền thông xây dựng và duy trì các chuyên trang, chuyên mục về phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi của Đề án trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là các Đài phát thanh, truyền hình, các báo, tạp chí chuyên ngành.

6. Xây dựng và nhân rộng các mô hình điểm; hướng hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật về cơ sở

Đy mạnh hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật tại từng cơ sở giam gi, cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở trgiúp xã hội, xã, phường, thị trn; lng ghép nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật vào các chương trình học lập, dạy nghề, sinh hoạt cộng đồng... và tổ chức các hoạt động thu hút sự tham gia của đông đảo các đối tượng tại sở. Đặc biệt, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trn và các ban, ngành chức năng tại địa phương cần tăng cường các biện pháp qun lý, ph biến, giáo dục pháp luật đối với những nhóm đối tượng là người chấp hành hình phạt tại địa phương, người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng.

7. Đảm bảo nguồn lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

7.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Đề án.

Các sở, ngành có liên quan kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, bo đảm có bn lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực chuyên môn sâu, am hiu pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật. Nâng cao năng lực, trình độ nghiệp vụ, knăng phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, chiến sĩ, cá nhân được giao trực tiếp qun lý, giáo dục, giúp đỡ các đối tượng để thực hiện việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho đối tượng đạt hiệu quả.

Ủy ban nhân dân các cp, các cơ quan, đơn vị chức năng có trách nhiệm tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho các chủ thcủa Đề án thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, cho cán bộ, cá nhân được giao nhiệm vụ trực tiếp phổ biến, giáo dục pháp luật do địa phương, cơ quan, đơn vị mình quản lý.

Thường xuyên cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật cần tuyên truyền, phổ biến và tài liệu về knăng, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, cá nhân được giao nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi của Đ án.

Ưu tiên đầu tư, mua sắm trang thiết bị, phương tiện để đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, cán bộ, chiến sĩ, cá nhân có điều kiện thuận li trong thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật.

7.2. Biên soạn, cấp phát tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng của Đề án.

- Căn cứ quy định của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và yêu cầu thc tế, Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ quan, cá nhân có liên quan biên soạn và cấp phát tài liệu phổ biến giáo dục pháp luật đến trại tạm giam, nhà tạm gi, cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ strợ giúp xã hội, các xã, phường, thị trấn và cơ quan, tổ chức có liên quan.

- Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức biên soạn, biên dịch tài liệu pháp luật ra các ngôn ngữ khác nhau, đặc biệt là tiếng của các dân tộc thiểu số đcấp, phát cho đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật.

Hình thức các tài liệu gồm: Sách hỏi - đáp, cm nang, những điều cần biết, báo pháp luật, tờ rơi, t gp pháp luật, chú trọng biên soạn, đa dạng hóa tài liệu ph biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng dưới nhiều hình thức như: video, tiểu phm, bài giảng trực tuyến, n phẩm tuyên truyền về từng lĩnh vực pháp luật có liên quan đến tng nhóm đối tượng.

Nội dung của các tài liệu dành cho đối tượng của Đề án cần được biên soạn ngn gọn, dễ hiu, theo đặc đim đặc thù, phù hợp với nhu cầu tìm hiểu pháp luật của tng nhóm đối tượng cụ thể từng địa bàn khác nhau.

7.3. Đáp ứng các nhu cầu về trang thiết bị, cơ sở vật chất, kinh phí để tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Đề án.

Dựa trên điều kiện và yêu cầu thực tế của các trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở trợ giúp xã hội, các xã, phường, thị trấn để nâng cấp, trang bị mới cơ sở vật chất, trang thiết bị. Định kỳ bổ sung sách pháp luật cho các thư viện từng cơ sở và các điều kiện cần thiết khác bảo đảm nâng cao hiệu qutriển khai các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi của Đề án.

Các sở, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương có chính sách ưu tiên đầu tư kinh phí cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi của Đề án; huy động các nguồn vốn hợp pháp để Đề án được thực hiện thuận li, hiệu quả.

8. Tổ chức giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Đề án

Định kỳ t chc giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Đề án bng các hình thức phù hợp; xác định, lựa chọn vấn đề, địa bàn trọng tâm, trọng điểm cần ưu tiên thực hiện nhằm tháo gỡ những khó khăn, tồn tại để tạo bước đột phá; đánh giá tác động của Đề án đến chất lượng cải tạo, chấp hành, học tập và tái hòa nhập cộng đồng ca các đối tượng thuộc Đề án, tđó có sự điều chỉnh phù hợp.

Có chế độ khen thưởng, kịp thời động viên, khuyến khích các cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhiều thành tích trong thực hiện Đề án.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Kinh phí thực hiện Đề án được sử dụng trong dự toán chi ngân sách thường xuyên của tỉnh theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.

Việc quản lý và sử dụng kinh phí t ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.

2. Cơ quan chủ trì Đề án, Sở, ban, ngành có liên quan, các tổ chức đoàn thể và địa phương có thể huy động các nguồn kinh phí hỗ trợ tcác cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để triển khai thực hiện Đề án. Việc huy động, sdụng các nguồn kinh phí huy động phải đảm bảo hiệu qu, theo quy định của pháp luật.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Công an tỉnh

- Là cơ quan chtrì, có trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch tổng thể triển khai thực hiện Đề án trong giai đoạn 2018 - 2021 và từng năm; tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh định kỳ sơ kết, tổng kết, khen thưởng, động viên kịp thời những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sc trong tổ chc triển khai, thực hiện Đề án.

- Hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh, hàng năm tổng hợp kết quả báo cáo Chủ tịch Ủy ban dân tỉnh.

- Ch trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng quy chế phối hợp để tăng cường sự phối hợp, tham gia của các cơ quan, tổ chức, đoàn th, cá nhân trong phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng của Đề án.

- Tổ chức khảo sát, đánh giá, xác định, lựa chọn vấn đề, địa bàn trọng tâm, trọng điểm cần ưu tiên thực hiện nhằm tháo gỡ những khó khăn, tồn tại, tạo bước đột phá, đạt hiệu quả cao.

- Xây dựng mô hình điểm về phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng thuộc phạm vi của Đề án. Tổ chức đánh giá hiệu quả của các mô hình và tổ chức triển khai, nhân rộng những mô hình mang lại hiệu quthiết thực.

- Tổ chức giám sát, đánh giá tác động của Đề án đến chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, giáo dục các đối tượng nói chung và công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói riêng, từ đó đề xuất các cơ quan có thm quyền điều chỉnh đĐề án đạt mục tiêu đề ra.

- Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, địa phương có liên quan điều phối việc lồng ghép, gắn các hoạt động triển khai thực hiện Đề án này với các chương trình, đề án khác có phạm vi, đối tượng tương đồng với nhau đang được triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

- Chỉ đạo các phòng nghiệp vụ, Công an các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện các giải pháp tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho người đang chp hành hình phạt tù, người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc; phối hợp với các ngành, địa phương trong phbiến, giáo dục cho người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trn bao gồm cả người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam gi, quản chế, người bị phạt tù được hưởng án treo, người được hoãn chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, người được đặc xá, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng và các đối tượng khác theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.

- Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ lãnh đạo, chỉ huy, cán bộ, chiến sĩ thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Công an tỉnh.

- Đảm bảo các điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho việc thực hiện Đề án theo nhiệm vụ được phân công.

2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án hàng năm cho người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang nhỡ đã được đưa vào sở Trợ giúp xã hội.

- Chủ trì thực hiện các giải pháp tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang nhỡ đã được đưa vào sở trợ giúp xã hội; chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ được phân công.

- Phối hợp với Công an tỉnh, các ban ngành, đoàn thể tổ chức xác định, lựa chọn vn đ, địa bàn trọng tâm, trọng điểm cần ưu tiên thực hiện, xây dựng mô hình đim. Cung cấp tài liệu do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội biên soạn đphục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi của Đề án.

- Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn kiến thức pháp luật, kỹ năng tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho chủ ththực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Đảm bảo các điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho việc thực hiện Đề án theo nhiệm vụ được phân công.

- Phối hợp với các doanh nghiệp, Trung tâm dịch vụ việc làm ưu tiên trong tổ chức dạy nghề, tuyển dụng lao động và tư vấn hỗ trợ tạo việc làm trong và ngoài nước đối với các đối tượng của Đề án.

3. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh

- Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ lãnh đạo, chỉ huy, cán bộ, chiến sĩ thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh

- Đảm bảo các điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho việc triển khai thực hiện Đề án theo nhiệm vụ được phân công.

4. Sở Tư pháp

Với trách nhiệm là cơ quan quản lý nhà nước về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật có nhiệm vụ phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương trong việc triển khai thực hiện các nội dung của Đề án.

5. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các ngành thành viên của Mặt trận

Tham gia triển khai các nội dung của Đề án trong phạm vi tổ chức mình; phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong phạm vi Đề án. Trong đó, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh chủ động xây dựng kế hoạch; đề nghị các cơ quan chức năng phối hợp triển khai, nhân rộng các mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi của Đề án.

6. Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh

Chỉ đạo các đơn vị trc thuộc tích cực phối hợp lng ghép nội dung ph biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng của Đề án thông qua hoạt động chuyên môn của ngành tại địa phương.

7. Sở Tài chính

Có trách nhiệm bảo đảm kinh phí thực hiện Đề án từ nguồn ngân sách nhà nước hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; hướng dẫn chế qun lý tài chính đối với các nguồn kinh phí khác huy động được trong quá trình thực hiện Đề án.

8. Sở Thông tin và Truyền thông

Có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức ph biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng của Đề án trên các phương tiện thông tin đại chúng; chđạo, hướng dẫn các quan báo chí bố trí thời lượng thích hợp, xây dựng chuyên trang, chun mục phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng của Đ án.

9. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Căn cứ nội dung Kế hoạch và điều kiện thực tế tại địa phương, ban hành Kế hoạch thực hiện trong từng năm và cả giai đoạn; tổ chức sơ kết, tng kết việc thực hiện Đề án theo kế hoạch.

- Chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan Công an, Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật cho người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, quản chế, người bị phạt tù được hưởng án treo, người được hoãn chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, người được đặc xá, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng.

- Tổ chức bi dưỡng, tập hun kiến thức pháp luật, k năng tuyên truyn, phổ biến pháp luật cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật ở cơ s, cá nhân được giao nhiệm vụ quản lý, giúp đỡ các đối tượng của Đề án.

- Có trách nhiệm bảo đảm kinh phí thực hiện Đề án tại địa phương từ nguồn ngân sách địa phương hàng năm theo phân cp nhà nước hiện hành.

- Vận động và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, sở, tổ chức, cá nhân sn xuất, kinh doanh tiếp nhận, giúp đviệc làm cho các đối tượng thuộc phạm vi của Đề án, giúp họ tái hòa nhập cộng đồng hiệu qu.

10. Đề nghị Hội Luật gia tỉnh:

Có kế hoạch phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương tích cực tổ chức tư vấn, phổ biến pháp luật cho các đi tượng của Đề án theo quy định.

V. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

1. Giai đoạn 1 (từ năm 2018 đến hết năm 2019)

- Xây dựng, ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án trong giai đoạn 2018 - 2019)

- Rà soát h thng văn bản có liên quan đến việc triển khai thực hiện Đề án và đề xuất các cơ quan có thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung.

- Tổ chức kho sát, đánh giá thực trng, nhu cầu phbiến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi của Đề án.

- Lựa chọn và xây dựng mô hình điểm về phổ biến, giáo dục pháp luật cho từng nhóm đối tượng của Đề án; tổ chức sơ kết hoạt động của các mô hình điểm.

- Tổ chức biên soạn, in, cấp phát tờ rơi, tờ gấp pháp luật cho các đối tượng được ph biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi của Đề án; xây dựng, ghi âm, ghi hình các tiu phẩm, chương trình phổ biến pháp luật, sao in thành đĩa CD đcấp phát cho các cơ sở, địa phương.

- Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ lãnh đạo, chỉ huy được giao nhiệm vụ chủ trì công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Đề án.

- Tổ chức sơ kết việc thực hiện Đề án.

2. Giai đoạn 2 (từ năm 2020 đến hết năm 2021)

- Tiếp tục triển khai các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng của Đề án.

- Nhân rộng các mô hình điểm đạt hiệu quả cao trong phổ biến, giáo dục pháp luật cho các nhóm đối tượng của Đề án.

- Biên soạn tài liệu (sách hỏi đáp pháp luật, cẩm nang, những điều cần biết, tờ rơi, tờ gấp) cấp phát cho đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật của Đề án. Xây dựng, ghi âm, ghi hình các tiểu phẩm, chương trình phổ biến pháp luật, sao in thành đĩa CD để cấp phát cho các cơ sở, địa phương.

- Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ cán bộ, chiến sĩ, cá nhân được giao nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật của Đề án.

- Tổ chức tng kết, đánh giá kết quả triển khai thực hiện Đề án.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ Kế hoạch này để triển khai thực hiện tại đơn vị, địa phương mình đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng; định kỳ 6 tháng và hàng năm báo cáo kết quả về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Công an tỉnh) để tổng hợp, báo cáo Bộ Công an và Chính phủ theo quy định./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Công an;
-
TT. Tỉnh ủy; TT.HĐND tỉnh;
- Lãnh đạo UBND tỉnh;
- UB
MTTQVN tnh;
- Côn
g an tỉnh; Bộ chỉ huy quân sự tỉnh;
- TAND, VKSND t
nh;
- S
Lao động -Thương binh và Xã hội;
- Sở Tư pháp, Sở Tài chính;
- Sở Thông tin và truyền thông;
-
Hội LHPN, Đoàn TNCSHCM tnh;
-
UBND các huyện, thành phố, thị xã;
-
Hội Luật gia tnh;
- Cổng TT
ĐT tỉnh;
- Chánh
, Phó Văn phòng (TH, NC):
- Lưu V
T - NC.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyn Chiến Thắng

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 50/KH-UBND ngày 15/03/2018 thực hiện Đề án tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho người đang chấp hành hình phạt tù; người bị áp dụng biện pháp tư pháp hoặc biện pháp xử lý hành chính, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ giai đoạn 2018-2021 do tỉnh Yên Bái ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


948

DMCA.com Protection Status
IP: 52.15.223.239
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!