CHÍNH PHỦ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 362/BC-CP
|
Hà Nội, ngày 28
tháng 12 năm 2012
|
BÁO CÁO
VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC
GIAO THÔNG VẬN TẢI
Kính
gửi: Ủy ban Thường
vụ Quốc hội
Xử lý vi phạm hành chính nói chung và
xử phạt vi phạm hành chính nói riêng là công cụ quan trọng trong hoạt động quản
lý nhà nước nhằm duy trì trật tự, kỷ cương trong quản lý hành chính của Nhà nước,
đây cũng là vấn đề trực tiếp liên quan đến cuộc sống hàng ngày của nhân dân, tổ
chức, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp được Đảng, Nhà nước và
toàn xã hội hết sức quan tâm. Trong những năm qua, để nâng cao hiệu lực quản lý
nhà nước trong lĩnh vực giao thông vận tải, Chính phủ đã thực hiện nhiều biện
pháp đồng bộ, trong đó có việc tăng cường
công tác xử phạt vi phạm hành chính. Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội việc thực hiện pháp luật về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực GTVT như sau:
I. VIỆC BAN HÀNH
CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH PHÁP LUẬT
XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG VẬN TẢI
1. Các văn bản
quy phạm pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành pháp luật xử lý vi
phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải, bao gồm:
- Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày
2/4/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao
thông đường bộ (thay thế Nghị định số 146/2007/NĐ-CP).
- Nghị định số 33/2011/NĐ-CP ngày
16/5/2011 và Nghị định số 71/2012/NĐ-CP ngày 19/9/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP.
- Nghị định số 44/2006/NĐ-CP ngày
25/4/2006 của Chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải đường sắt.
- Nghị định
số 60/2011/NĐ-CP ngày 20/7/2011 của Chính phủ quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa.
- Nghị định số 156/2007/NĐ-CP ngày 19/10/2007 của Chính phủ về sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 09/2005/NĐ-CP và Nghị định số 44/2006/NĐ-CP.
- Nghị định số 48/2011/NĐ-CP ngày
21/6/2011 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải
(thay thế Nghị định số 62/2006/NĐ- CP).
- Nghị định số 137/2004/NĐ-CP ngày
21/6/2004 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam.
- Nghị định số 60/2010/NĐ-CP ngày
3/6/2010 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không
dân dụng (thay thế Nghị định số 91/2007/NĐ-CP).
2. Đánh giá
- Nhìn chung, trong thời gian qua
công tác xây dựng và ban hành các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTVT được quan tâm đúng
mức đã bảo đảm tính đồng bộ, kịp thời và nâng cao chất lượng của văn bản quy phạm
pháp luật góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; các văn bản được
ban hành bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp,
có tính răn đe đối với người vi phạm, nhiều nội dung đã được quy định cụ thể,
rõ ràng. Tuy nhiên, với diễn biến ngày càng phức tạp của tai nạn giao thông,
thái độ chống đối người thi hành công vụ, tốc độ gia tăng nhanh của phương tiện
nên một số quy định về xử phạt vi phạm hành chính đã bộc lộ hạn chế, không còn phù hợp, mức chế tài xử phạt còn thấp đối với một
số hành vi vi phạm nguy hiểm; việc phân định thẩm quyền xử phạt, xử lý vi phạm
hành chính còn chồng chéo, thiếu rõ ràng làm giảm hiệu quả xử lý vi phạm hành
chính.
- Sau khi các văn bản được ban hành,
Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành chủ động và phối hợp với các cơ quan thông
tin đại chúng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, tổ
chức các hội nghị, hội thảo để tập huấn, quán triệt và giới thiệu rộng rãi cho
người tham gia giao thông biết các nội dung, quy định trong các văn bản, qua đó
từng bước góp phần nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người tham
gia giao thông.
Trong những năm qua, đặc biệt từ cuối
năm 2010 đến nay, các Bộ, UBND đã có nhiều hoạt động cụ thể triển khai thực hiện
công tác này thông qua hàng loạt các biện pháp mang tính vĩ mô và vi mô. Nhiều
Nghị quyết, Chỉ thị, Quyết định, Chương trình, Kế
hoạch có liên quan đến công tác này đã được các cấp từ trung ương đến địa
phương ban hành; hình thức tuyên truyền, phổ biến đa dạng, phong phú được triển
khai để phù hợp với từng điều kiện, đối tượng cụ thể; công tác tuyên truyền, phổ
biến cũng hướng đến nhiều đối tượng như cán bộ, công chức, viên chức, học sinh,
sinh viên; người sử dụng lao động, người lao động trong các doanh nghiệp và người
tham gia giao thông...
Tuy nhiên, trong thực tế, các hoạt động
phổ biến giáo dục pháp luật về an toàn giao thông còn gặp nhiều khó khăn, nguồn
lực cho hoạt động này còn hạn chế. Trong khi đó, địa bàn cũng như đối tượng cần
được phổ biến rất khác nhau. Công tác tuyên truyền chưa duy trì thường xuyên,
liên tục. Việc tuyên truyền phổ biến pháp luật về
trật tự an toàn giao thông nhiều nơi còn mang tính hình thức, thiếu chuyên nghiệp,
chưa phù hợp với từng nhóm đối tượng được
tuyên truyền nên hiệu quả còn hạn chế; công tác giáo dục an toàn giao thông, đặc
biệt là cho thế hệ trẻ, học sinh các cấp học chưa đạt kết quả như mong đợi,
chưa hình thành được văn hóa giao thông, đạo đức giao thông trong cộng đồng xã
hội.
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM
HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG VẬN TẢI
1. Lĩnh vực
đường bộ
a) Tình hình vi phạm hành chính trong
lĩnh vực đường bộ, các loại vi phạm phổ biến
- Nhóm hành vi vi phạm quy tắc giao
thông đường bộ: đi không đúng phần đường, lấn đường, tránh, vượt trái quy định;
vi phạm quy định về tốc độ; dừng đỗ xe trái quy định; không chấp hành biển báo
hiệu; chở quá số người quy định, chở quá tải trọng; người điều khiển, người ngồi
trên xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm. Đây là nhóm hành vi phạm bị
phát hiện và xử lý nhiều nhất.
- Các hành vi vi phạm quy định về người
điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ: phần lớn vi phạm là hành
vi điều khiển xe không có giấy phép lái xe hoặc có giấy phép lái xe nhưng không
phù hợp.
- Đối với hành vi vi phạm quy định
về nồng độ cồn: mặc dù tình trạng lái xe sử dụng rượu bia quá nồng độ quy định
còn phổ biến nhưng việc phát hiện và xử phạt còn thấp. Năm 2011 phát hiện và xử
lý hơn 70.000 trường hợp vi phạm, tăng hơn 2,3 lần so với năm 2010 (riêng trong
tháng An toàn giao thông, tháng 9/2011 trên toàn quốc tập trung cao điểm xử lý
vi phạm quy định về nồng độ cồn đã phát hiện, xử lý 12.102 trường hợp vi phạm).
- Các hành vi vi phạm quy định về
phương tiện tham gia giao thông đường bộ: chủ yếu là các hành vi thay đổi kết cấu
thiết kế phương tiện trái phép; không đăng kiểm khi hết hạn; đưa phương tiện
không đủ điều kiện, không bảo đảm an toàn giao thông vào lưu hành.
- Các hành vi vi phạm quy định về kết
cấu hạ tầng giao thông đường bộ: chủ yếu là các hành vi lấn chiếm, xây dựng, sử
dụng trái phép hành lang an toàn giao thông đường bộ, san lấp, mở đường nhánh đấu
nối trái phép vào đường chính, thi công công trình trong phạm vi đất dành cho
đường bộ không có giấy phép thi công, không đảm bảo các điều kiện an toàn khi
thi công trên đường bộ đang khai thác, vi phạm quy định về tải trọng cầu, đường bộ (trong năm 2011 Thanh tra Tổng cục Đường
bộ VN đã phát hiện xử lý hơn 5.000 trường hợp vi phạm); lấn chiếm lòng đường, vỉa
hè làm nơi bày bán hàng hóa, trông giữ phương tiện trái phép (hành vi này phổ
biến ở các thành phố lớn, riêng Hà Nội trong năm 2011 và 2 tháng đầu năm 2012
đã phát hiện và xử lý hơn 20.000 trường hợp vi phạm).
- Vi phạm về an toàn vận tải: tập
trung vào các vi phạm về hoạt động kinh doanh vận tải như: xe khách dừng, đón,
trả khách không đúng nơi quy định; chở quá số người quy định; xe ô tô chở hàng
quá tải trọng thiết kế của xe, quá tải trọng cầu, đường bộ; xe ô tô chở hàng rời,
vật liệu rời không che phủ bạt hoặc có che phủ bạt nhưng vẫn để rơi vãi.
- Tình trạng tụ tập, gây rối trật tự
công cộng, đi mô tô, xe máy tốc độ cao, lạng lách và đua xe trái phép diễn ra
nhiều tại một số đô thị lớn, đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Những năm
trước đây, đua xe trái phép có tổ chức, có quy mô, nhưng những năm gần đây, đua
xe thường diễn ra tự phát, một nhóm 5 - 7 xe rú ga, có nhóm tụ tập đến hàng
trăm xe dàn hàng ngang, lạng lách, đánh võng và các xe khác đua theo, gây mất
trật tự an toàn giao thông nhất là những ngày diễn ra các sự kiện thể thao,
bóng đá có đội tuyển Việt Nam tham gia. Lực lượng công an đã triển khai nhiều
phương án chốt chặn và đã bắt giữ hàng nghìn trường hợp vi phạm, lập hồ sơ
thông báo về phường, xã để giáo dục, quản lý, khởi tố một số trường hợp gây rối
trật tự công cộng và đua xe trái phép.
- Tình trạng chống lại lực lượng làm
nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong
những năm gần đây diễn biến hết sức phức tạp, đã xảy ra 56 vụ làm 18 đồng chí cảnh
sát bị thương, đã bắt 63 đối tượng giao cho cơ quan điều tra xử lý. Riêng Hà Nội
xảy ra 27 vụ (chiếm 48,2% trong tổng số vụ xảy ra trên toàn quốc), trong đó có
02 vụ cố ý gây thương tích.
- Tình trạng vi phạm pháp luật về
giao thông đường bộ là nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông, đồng thời cũng
là một trong những yếu tố tạo nên tình trạng ùn tắc giao thông tại các thành phố.
Theo số liệu của Ủy ban ATGTQG, năm 2011,
tai nạn giao thông đường bộ chiếm 98,2% về số vụ, 96% số người chết, 98,8% số
người bị thương hàng năm trên cả nước, ngoài ra hàng năm còn gây thiệt hại về
phương tiện, tài sản, hàng hóa hàng ngàn tỷ đồng.
Những năm gần đây, tình hình ùn tắc
giao thông diễn biến hết sức phức tạp, nhất là tại các thành phố lớn (Hà Nội,
TP. Hồ Chí Minh) và các tuyến quốc lộ trọng điểm (QL 1, QL 5), tuyến quốc lộ độc
đạo (QL 3, QL 6, QL 18). Tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, ùn tắc xảy ra thường
xuyên, nhất là giờ cao điểm; ngoài giờ cao điểm thì xảy ra tình trạng ùn ứ giao
thông, tuy chưa đến mức độ tắc nghẽn giao thông nhưng phương tiện dồn ứ nhiều
và di chuyển rất chậm (Hiện Hà Nội có 78 điểm, TP. Hồ Chi Minh có 120 điểm có
nguy cơ thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông), số vụ ùn tắc giao thông trên địa
bàn Hà Nội chiếm 22.1% tổng số vụ ùn tắc giao thông trên cả nước, TP. Hồ Chi
Minh chiếm 17%. Nguyên nhân chủ yếu tại các đô thị là do tai nạn giao thông
(chiếm 44%), lưu lượng phương tiện đông (chiếm 23%), xe hỏng (chiếm 19%)... Tại
các tuyến quốc lộ do lưu lượng phương tiện
tham gia giao thông lớn, nhiều tuyến đường độc đạo, không có đường tránh nên
khi xảy ra tai nạn giao thông hoặc sự cố trên đường giao thông không có phương
tiện cứu hộ (đối với các phương tiện vận tải lớn) hoặc phương tiện cứu hộ không
đến được địa điểm cứu hộ; ý thức chấp hành của người tham gia giao thông kém,
người tham gia giao thông hoạt động theo nguyên tắc "dòng nước chảy"
khi xảy ra ùn ứ giao thông, các xe đua nhau chen lấn, ken vào các chỗ hở, không
nhường đường, thậm chí đi lên cả vỉa hè... làm cho tình hình ùn tắc càng trở
nên phức tạp.
b) Việc áp dụng phương tiện, thiết bị
kỹ thuật để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ
Số liệu thống kê vi phạm hành chính vẫn
ngày càng gia tăng tỷ lệ thuận với tốc độ gia tăng của phương tiện và người
tham gia giao thông. Với tốc độ gia tăng phương tiện giao thông ngày càng
nhanh, lực lượng cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ còn hạn chế thì việc ứng dụng khoa học,
công nghệ vào công tác quản lý nhà nước, đặc biệt là công tác tuần tra, kiểm
soát, xử lý vi phạm hành chính là rất cần thiết, hỗ trợ hiệu quả cho công tác
tác này để vừa bảo đảm tính chính xác, kịp thời, cải cách thủ tục hành chính, vừa
bảo đảm tính công khai, minh bạch.
Thực hiện quy định của Nghị định số
91/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh
doanh vận tải bằng xe ô tô, hiện nay, các phương tiện kinh doanh vận tải hành
khách và hàng hóa đang thực hiện lắp đặt
thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô theo lộ trình. Việc lắp đặt thiết bị
giám sát hành trình là hình thức hỗ trợ hiệu quả cho lực lượng tuần tra, kiểm
soát về an toàn giao thông trong việc kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm của
người lái xe như chạy quá tốc độ, quá thời gian
quy định (Luật Giao thông đường bộ quy định
thời gian làm việc của người lái xe ô tô không được quá 10 giờ trong một ngày
và không được lái xe liên tục quá 4 giờ).
Bộ Giao thông vận tải cũng đã hoàn
thiện phần mềm cơ sở dữ liệu quản lý Giấy phép lái xe thống nhất trên toàn quốc.
Đây là một bước tiến lớn trong việc ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác
quản lý nhà nước, có tác dụng đặc biệt đối với công tác xử phạt vi phạm hành
chính, hạn chế được hành vi làm giả Giấy phép lái xe sau khi bị tịch thu do vi
phạm hành chính. Việc sử dụng phần mềm và cấp Giấy phép lái xe mới được bắt đầu
triển khai thực hiện từ cuối tháng 4/2012.
Đối với ngành công an, trong thời
gian qua, lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ đã tập trung sử dụng có hiệu
quả các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện, kiểm soát và xử
lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông, trong đó các hành vi
vi phạm là nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông được
phát hiện qua máy đo tốc độ, camera giám sát, máy ảnh, cân trọng tải, máy đo nồng
độ cồn... Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ có kế hoạch phối hợp với cơ
quan đăng kiểm, sử dụng các thiết bị chuyên ngành để kiểm tra, xử lý chuyên đề xe vi phạm quy định về tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi
trường; đối với các trường hợp vi phạm khi phát hiện đã đình chỉ và xử lý
nghiêm, yêu cầu khắc phục, bảo đảm an toàn mới tiếp tục lưu hành. Đã tổ chức
triển khai Dự án thí điểm xây dựng Hệ thống giám sát trật tự an toàn giao thông
tuyến QL 1A đoạn Pháp Vân - Ninh Bình, triển khai đồng bộ từ lắp đặt hệ thống
camera, máy đo tốc độ trên tuyến, truyền hình ảnh phương tiện vi phạm về Trung
tâm chỉ huy để giám sát, trích xuất hình ảnh phương tiện vi phạm và dừng phương
tiện để kiểm soát, xử lý. Từ năm 2009- 2011 đã lập biên bản xử lý 28.324 trường
hợp, ra quyết định xử phạt và nộp Kho bạc nhà nước trên 14,855 tỷ đồng, tước
quyền sử dụng GPLX 411 trường hợp, tạm giữ 25 phương tiện. Phân tích trong
24.297 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông thì chạy quá tốc độ 14.360
trường hợp (59%), phần đường, làn đường 9.189 trường hợp (37,8%), không chấp
hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông 748 trường hợp (3,2%).
Việc ứng dụng phương tiện kỹ thuật
nghiệp vụ đã tạo điều kiện cho công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm trật
tự an toàn giao thông chuyển sang giai đoạn hiện đại hóa. Khi áp dụng thành công hệ thống giám sát và sử dụng các thiết
bị kỹ thuật nghiệp vụ sẽ làm thay đổi căn bản phương thức hoạt động tuần tra kiểm
soát, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông và việc bố trí cán bộ, chiến sỹ
làm nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát giao thông, góp phần xây dựng lực lượng Cảnh
sát giao thông chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; đồng thời tác động mạnh
vào ý thức tự giác của người tham gia giao thông, nhất là người lái xe ô tô,
góp phần tạo chuyển biến tốt tình hình trật tự an toàn giao thông, kiềm chế,
làm giảm tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông.
Tuy nhiên trong thực tế hiện nay, việc
đầu tư cũng như triển khai nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong công
tác xử phạt VPHC về giao thông đường bộ còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu,
đòi hỏi thực tế, sự phát triển của xã hội.
c) Tổ chức thực hiện
- Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ:
+ Chủ tịch UBND các cấp.
+ Lực lượng công an.
+ Thanh tra đường bộ.
- Công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các
hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ được coi là một trong các
biện pháp hữu hiệu quan trọng hàng đầu nhằm thiết lập lại trật tự kỷ cương an
toàn giao thông, đồng thời tác dụng tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật,
nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật giao thông của người tham gia giao
thông. Bộ Công an đã ban hành các Thông tư quy định về hoạt động tuần tra, kiểm
soát, xử lý vi phạm của Cảnh sát giao thông, quy trình tuần tra, kiểm soát giao
thông; chú trọng nghiên cứu đổi mới một số chiến thuật cơ bản để giám sát hành
vi của người tham gia giao thông như kiểm soát tốc độ, vi phạm đèn tín hiệu, phần
đường, làn đường... khá thành công bằng các hình thức kết hợp hóa trang giám sát và
xử lý công khai, sử dụng thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ (máy đo tốc độ, camera).
Trong hoạt động tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính, Bộ Công an đã chỉ
đạo các đơn vị, địa phương mở các đợt hoạt động cao điểm tuần tra, kiểm soát, xử
lý vi phạm; đã huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ tập
trung chỉ huy thực hiện trong phạm vi toàn quốc, chọn một tuyến hoặc đoạn tuyến
quốc lộ trọng điểm hay một địa bàn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh; mở các
chiến dịch tổng kiểm tra phương tiện giao
thông hoặc tập trung kiểm tra một loại phương tiện như ô tô khách hoặc xe tải,
mô tô... Trong hoạt động tuần tra, kiểm soát, xử phạt vi phạm hành chính thì lực
lượng Cảnh sát giao thông đóng vai trò chính, tuy nhiên, do biên chế thiếu,
không đủ quán xuyến được địa bàn nên Bộ Công an đã chỉ đạo các địa phương huy động
lực lượng cảnh sát khác như cảnh sát cơ động, Công an xã theo quy định tại Nghi định số 27/2010/NĐ-CP.
Ngay từ năm 2005, vấn đề tăng cường đầu tư cho lực
lượng xử lý vi phạm hành chính để nâng cao hiệu lực xử lý vi phạm hành chính đã
được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ. Ngày 25/12/2005, Thủ tướng Chính phủ
ban hành Quyết định số 334/2005/QĐ-TTCP về việc phê duyệt đề án tăng cường biên
chế, trang thiết bị và đào tạo cho lực lượng cảnh sát giao thông đường bộ (bao
gồm 3 dự án chính, Dự án 1: tổ chức hệ thống kiểm soát giao thông đường bộ; xây
dựng trạm cảnh sát giao thông trên quốc lộ trọng điểm, trạm cảnh sát giao thông
cửa ô ở các thành phố trực thuộc Trung ương. Dự án 2: tăng cường biên chế, đào
tạo cho lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ. Dự án 3: tăng cường phương tiện
giao thông, thiết bị kỹ thuật, hệ thống thông tin chỉ huy phục vụ công tác giữ
gìn trật tự an toàn giao thông của lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ. Tổng
kinh phí thực hiện là 1.083 tỷ đồng). Đến năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã
ban hành Quyết định số 321/QĐ-BGTVT ngày 5/3/2010 về việc phê duyệt đề án tăng
cường biên chế, trang thiết bị cho lực lượng thanh tra giao thông vận tải (tổng
kinh phí thực hiện là 514 tỷ đồng).
Nhờ đó, hiệu quả của công tác tuần tra, kiểm soát,
phát hiện và xử lý vi phạm của các lực lượng chức năng trong thời gian qua đã được cải thiện, không ngừng nâng cao và đạt
được một số kết quả đáng khích lệ, đặc biệt trong
hơn 3 năm gần đây, sự nỗ lực của lực lượng kiểm tra, xử phạt đã góp phần đáng kể
trong việc đạt được mục tiêu kiềm chế và
kéo giảm TNGT.
Theo quy định hiện hành, Thanh tra GTVT không có thẩm
quyền xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trong
lĩnh vực hoạt động xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đô thị. Xử phạt hành vi
vi phạm về kỹ thuật hạ tầng giao thông đô thị, quản lý lòng đường, vỉa hè đô thị
là trách nhiệm của Thanh tra xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng, Nghị định
số 23/2009/NĐ-CP ngày 27/2/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng. Do đó, thành phố Hồ
Chí Minh phải thành lập Tổ kiểm tra liên ngành giữa Thanh tra xây dựng và Thanh
tra GTVT (Quyết định số 5912/QĐ-UBND ngày 28/12/2010) để giải quyết bất cập
này.
Bên cạnh đó, liên quan đến việc cưỡng chế, xử lý vi
phạm lấn chiếm, sử dụng trái phép hành lang an toàn giao thông, lấn chiếm đất
dành cho đường bộ (liên quan đến quản lý đất đai) thì theo quy định của Luật Đất
đai thuộc trách nhiệm và thẩm quyền của Ủy ban
nhân dân các cấp.
Đối với hoạt động của Thanh tra Tổng cục Đường bộ:
- Trước ngày 01/6/2009 (thời điểm Nghị định
31/2009/NĐ-CP ngày 01/4/2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định 58/2001/NĐ-CP ngày 24/8/2001 về quản lý và sử dụng con dấu có hiệu lực):
Các thanh tra viên phát hiện vụ việc vi phạm hành
chính đồng thời lập Biên bản VPHC trình cấp có thẩm quyền ra Quyết định xử phạt
VPHC và đóng dấu tại chỗ (Chánh thanh tra ủy quyền xử phạt cho các Phó Chánh
thanh tra; con dấu của Thanh tra Cục Đường bộ VN có ký hiệu riêng được khắc tại
04 Ban thanh tra đường bộ khu vực).
- Từ ngày 01/6/2009 đến 01/7/2011 (ngày Luật Thanh
tra 2010 có hiệu lực):
+ Các Thanh tra viên thuộc các Ban, Đội Thanh tra
phát hiện, lập Biên bản VPHC và ra Quyết định xử phạt VPHC đối với những hành
vi vi phạm có mức xử phạt đến 500.000 đ.
+ Nếu mức phạt vượt quá 500.000 đ, các Đội Thanh
tra đường bộ sẽ Fax Biên bản VPHC về Ban
để Ban Thanh tra đường bộ xác định tính pháp lý của Biên bản VPHC được lập đồng
thời Ban dự thảo Quyết định xử phạt VPHC trong máy vi tính và Mail về Thanh tra
Tổng cục.
+ Trên cơ sở dự thảo Quyết định xử phạt VPHC của
Ban Thanh tra đường bộ gửi qua đường Mail, Thanh tra Tổng cục sẽ ra Quyết định
xử phạt VPHC (Chánh hoặc Phó Chánh Thanh tra ký và đóng dấu Thanh tra Tổng cục)
sau đó sẽ gửi Quyết định XPVPHC bằng chuyển Fax nhanh theo đường Bưu điện đến
các Ban và Đội Thanh tra đường bộ. Riêng Ban Thanh tra đường bộ IV
vì có con dấu thứ hai của Thanh tra Tổng cục do thực hiện công tác xử phạt nhiều
của Trạm cân xe Dầu Giây (con dấu thứ hai của Thanh tra Tổng cục được cấp và sử
dụng theo NĐ 31/2009/NĐ-CP ngày 01/4/2009
của Chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu: mỗi tổ chức được khắc tối đa hai
con dấu) nhưng ký Quyết định XPVPHC vẫn phải là cấp có thẩm quyền: Phó, Chánh
Thanh tra Tổng cục.
+ Đối với các hành vi vi phạm có áp dụng hình phạt
bổ sung hình thức tước Giấy phép lái xe (GPLX), Thanh tra Tổng cục có văn bản gửi
công văn đến cơ quan cấp GPLX để phối hợp
thực hiện.
- Từ ngày 01/7/2011 đến nay (thời điểm Luật Thanh tra 2010 có hiệu lực): Thực
hiện nội dung Công điện 26/BGTVT-CĐ ngày 01/7/2011 của Bộ Giao thông vận tải.
Thanh tra Tổng cục Đường bộ VN chỉ đạo các thanh tra viên của các Đội Thanh tra
đường bộ thuộc các Ban Thanh tra đường bộ khu vực khi phát hiện các hành vi vi
phạm đối với lĩnh vực GTVT đường bộ kịp thời chuyển hồ sơ vi phạm cho Thanh tra
các Sở GTVT hoặc chính quyền địa phương để cấp có thẩm quyền ra Quyết định xử
phạt vi phạm hành chính.
d) Sự phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương
trong quản lý, xử phạt:
+ Tổng cục Đường bộ VN chỉ đạo Thanh tra Tổng cục
(có chỉ đạo cụ thể bằng văn bản tới các Ban, Đội Thanh tra đường bộ khu vực) phải
thường xuyên phối hợp chính quyền địa phương, các lực lượng khác trong nhiệm vụ
thực hiện việc xử phạt theo thẩm quyền; lập
kế hoạch, cử các thành viên vào Ban An toàn giao thông của địa phương; thực hiện
công tác xử lý người điều khiển phương tiện vi phạm tại Trạm cân xe Dầu Giây (Đồng
Nai) luôn có các lực lượng tham gia phối hợp (Công an, Quân đội và Thanh tra Sở
GTVT Đồng Nai hoạt động trên cơ sở xây dựng
quy chế tạm thời hoạt động giữa các lực lượng được ký giữa Bộ GTVT và UBND tỉnh
Đồng Nai).
+ Ngày 25/01/2011, Tổng cục Đường bộ VN và Tổng cục
Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội đã ký quy chế phối hợp
137/QC-LN trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ với nội
dung quy định trách nhiệm cụ thể của mỗi bên trong việc phối hợp chỉ đạo, hướng
dẫn thực hiện các nhiệm vụ có liên quan về trật tự an toàn giao thông đường bộ,
cụ thể như: bảo vệ công trình đường bộ và
hành lang an toàn giao thông đường bộ; bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên các tuyến quốc lộ... Hai Tổng cục đã thống
nhất triển khai Quy chế phối hợp 137/QC-LN từ Tổng cục đến địa phương; thành lập
Ban chỉ đạo các cấp: cấp Tổng cục (trung ương) cấp Sở (địa phương) thực hiện
nhiệm vụ chỉ đạo điều hành hoạt động phối hợp công tác bảo đảm trật tự an toàn
giao thông đường bộ trên địa bàn, tuyến
đường quản lý. Theo kết quả đánh giá bước đầu việc thực hiện quy chế phối hợp
giữa hai lực lượng đạt kết quả tốt, mang lại yếu tố tích cực trong việc thực hiện
nhiệm vụ.
2. Lĩnh vực đường thủy nội địa
a) Tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường
thủy nội địa, các loại vi phạm phổ biến
- Vi phạm của người điều khiển phương tiện: vi phạm
quy tắc giao thông, chở quá trọng tải cho phép; không đủ bằng, chứng chỉ chuyên
môn; phương tiện không đăng ký, đăng kiểm; không đủ trang thiết bị theo quy định;
đáng chú ý nhất vẫn là tình trạng phương tiện thủy
hết hạn đăng kiểm lần đầu nhưng không đến kiểm định theo quy định (chiếm trên 70%).
- Vi phạm của chủ cảng, bến: không chấp hành quy định
về hoạt động cảng, bến thủy nội địa, nhất là vi phạm của bến khách ngang sông.
Hoạt động của các bến bãi tập kết, khai thác cát, sỏi trái phép trên đường thủy
nội địa tuy đã được lực lượng Cảnh sát đường thủy,
Thanh tra giao thông đường thủy phối hợp
với lực lượng chức năng và chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra, xử lý và
chấn chỉnh nhưng vẫn chưa được giải quyết triệt để và vẫn tiếp tục diễn biến phức
tạp, gây tác hại khó lường: làm lệch dòng chảy, sạt lở đê điều, nhà ở hai bên
sông, gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường; làm thất
thu các khoản thuế, lệ phí; nghiêm trọng hơn là gây mất an toàn đối với người
dân sinh sống dọc ven đường thủy và hoạt
động của người và phương tiện tham gia giao thông trên
đường thủy nội địa.
Vi phạm luồng, hành lang bảo vệ luồng chạy tàu,
thuyền do tình trạng họp chợ, khai thác, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản không đúng với quy định, làm cản trở hoạt
động giao thông vận tải đường thủy nội địa;
sử dụng chất nổ, xung điện để đánh bắt thủy
sản trên các tuyến giao thông đường thủy tiếp tục diễn biến phức tạp ở nhiều địa
phương.
b) Tổ chức thực hiện
- Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực giao thông đường thủy nội địa:
+ Chủ tịch UBND
các cấp.
+ Lực lượng công an.
+ Thanh tra giao thông đường thủy nội địa.
+ Giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa.
+ Bộ đội biên phòng.
+ Cảnh sát biển.
- Trong thực tế hiện nay, việc thực hiện chức năng
này chủ yếu tập trung ở lực lượng Cảnh sát đường thủy và Thanh tra GTVT. Trên đường thủy
nội địa, không chỉ có hoạt động giao thông vận tải mà còn có nhiều hoạt động
liên quan đến trách nhiệm quản lý của chính quyền các cấp, các ngành chức năng
như Tài nguyên và Môi trường, Thủy sản,
Du lịch, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quốc phòng... song hoạt động tuần
tra, kiểm soát của lực lượng Cảnh sát đường thủy
còn đơn điệu, chưa thực sự chủ động phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, đồng bộ với
các lực lượng chức năng để có biện pháp thống nhất giải quyết các tình hình phức
tạp liên quan đến trật tự an toàn giao thông. Lực lượng Cảnh sát đường thủy có chức năng phòng ngừa, đấu tranh chống tội
phạm trên đường thủy nhưng chưa thực sự chủ động phối hợp với các lực lượng chức
năng trên địa bàn như Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, Quản lý thị
trường, Thuế vụ, Kiểm lâm, Kiểm ngư... Cùng với
những khó khăn, bất cập mang tính chủ quan của lực lượng công an, còn có những
khó khăn, bất cập mang tính khách quan đã và đang tác động đến hoạt động kiểm
tra, xử lý vi phạm như chưa có bến bãi tạm giữ phương tiện hoặc bến bãi tập kết
hàng hóa khi hạ tải nên lực lượng có thẩm
quyền không thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế mà thực tế chỉ "phạt cho tồn
tại" dẫn đến hiệu quả xử lý vi phạm hành chính để giáo dục, răn đe rất thấp.
- Trước khi Luật Thanh tra năm 2010 có hiệu lực, những
trường hợp vi phạm thuộc thẩm quyền của Thanh tra viên thì việc xử phạt
được Thanh tra viên thực hiện, ghi biên lai do Kho bạc nhà nước ủy quyền; trường
hợp vượt thẩm quyền của Thanh tra viên
thì Thanh tra viên báo cáo cấp thẩm quyền và thực hiện theo chỉ đạo. Sau khi
Luật Thanh tra có hiệu lực, lực lượng Thanh tra Cục Đường thủy nội địa thực hiện công tác thanh, kiểm tra,
khi xử phạt thì lập hồ sơ chuyển Thanh tra Sở GTVT địa phương thực hiện xử phạt.
c) Sự phối hợp
giữa các Bộ, ngành và địa phương trong quản
lý, xử phạt
Ngoài việc chủ động thực hiện theo chức năng, nhiệm
vụ, Thanh tra Cục và Cảng vụ đường thủy nội
địa còn phối hợp với Cảnh sát đường thủy, Đăng kiểm và chính quyền địa phương
thực hiện thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm; phát hiện vi phạm thuộc thẩm quyền của lực lượng nào thì lực lượng đó lập
biên bản, ra quyết định xử phạt;
3. Lĩnh vực đường sắt
a) Tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường
sắt, các vi phạm phổ biến
Theo số liệu thống kê, tình hình vi phạm trật tự về
hành lang an toàn giao thông đường sắt trên các tuyến đường sắt thuộc 33 tỉnh,
thành phố có đường sắt đi qua là rất lớn. Việc xử phạt vi phạm hành chính trong
thời gian qua chủ yếu tập trung vào nhóm đối tượng là những cá nhân sinh sống dọc
hai bên đường sắt, có các hành vi vi phạm về hành lang, phạm vi bảo vệ công
trình đường sắt và những người không chấp hành quy tắc giao thông đường sắt tại
các đường ngang. Đây là nhóm đối tượng có hành vi vi phạm gây ra khoảng 90% số
vụ tai nạn giao thông đường sắt.
Các loại vi phạm phổ biến là: vi phạm về kết cấu hạ
tầng đường sắt; vi phạm về tín hiệu, quy tắc giao thông đường sắt và bảo đảm trật
tự an toàn giao thông đường sắt; vi phạm có liên quan đến an ninh, trật tự, an
toàn giao thông vận tải đường sắt; vi phạm về phương tiện giao thông đường sắt;
vi phạm quy định đối với nhân viên đường sắt; vi phạm về kinh doanh đường sắt.
b) Tổ chức thực hiện
- Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực giao thông đường sắt:
+ Chủ tịch UBND các cấp.
+ Lực lượng công an.
+ Thanh tra giao thông đường sắt.
- Thực tế từ khi triển khai thực hiện xử phạt VPHC
đến nay việc xử phạt VPHC trong lĩnh vực đường sắt hầu hết chỉ do Thanh tra Cục
Đường sắt thực hiện, việc xử phạt của lực lượng cảnh sát và chính quyền địa
phương trong lĩnh vực đường sắt là rất
ít.
4. Lĩnh vực hàng không
a) Tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng
không, các vi phạm phổ biến
- Trong thời gian qua, có nhiều hành vi vi phạm
hành chính trong lĩnh vực hàng không dân
dụng đã xảy ra mà đối tượng vi phạm là nhân viên hàng không, hành khách đi tàu
bay, người dân xung quanh cảng hàng không, sân bay, các doanh nghiệp cung ứng dịch
vụ hàng không và các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ phi hàng không tại cảng hàng
không, sân bay. Các hành vi vi phạm phổ biến trong thời gian gần đây như: hành
vi gây mất trật tự, kỷ luật trong tàu bay; mở cửa thoát
hiểm trên tàu bay trái quy định; cung cấp thông tin sai về việc có bom, mìn...;
sử dụng thiết bị an toàn trên tàu bay khi không được phép; hút thuốc ở trên tàu
bay hoặc những nơi không được phép; sử dụng các loại thiết bị điện tử, thiết bị
thu phát sóng trên tàu bay khi không được phép; nhân viên hàng không không thực
hiện đúng quy trình theo quy định... mà nguyên nhân chủ yếu là do ý thức chấp
hành pháp luật của một số người chưa cao, sự tò mò của một số hành khách khi đi
tàu bay, một số nhân viên hàng không còn sai sót trong khi thực hiện nhiệm vụ,...
- Các hành vi vi phạm xảy ra gây uy hiếp an toàn,
an ninh hàng không, ảnh hưởng đến hoạt động bay, gây chậm trễ chuyến bay; gây
phiền hà cho hành khách và thiệt hại không nhỏ cho các hãng hàng không.
b) Tổ chức thực hiện
- Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực hàng không:
+ Chủ tịch UBND
các cấp.
+ Lực lượng công an.
+ Thanh tra hàng không.
+ Giám đốc Cảng vụ hàng không.
- Trước ngày 01/7/2011, việc xử phạt vi phạm hành
chính được thực hiện theo trình tự, thủ tục
trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. Nhưng kể từ ngày 01/7/2011 (ngày Luật
thanh tra 2010 có hiệu lực), Chánh Thanh tra hàng không và Thanh tra viên hàng
không không có quyền xử phạt vi phạm hành chính nên các vụ việc do Cục Hàng
không VN phát hiện và các vụ việc vượt quá thẩm quyền của Cảng vụ hàng không phải
chuyển cho Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải hoặc Chính quyền địa phương,
cơ quan công an xử phạt.
Tuy nhiên, ngày 26/12/2011, Văn phòng Chính phủ có
công văn số 9176/VPCP-KTN thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải về
hoạt động thanh tra chuyên ngành độc lập trong các lĩnh vực hàng hải và hàng
không dân dụng theo quy định của Điều ước quốc tế. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của
Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Quyết định số
336/QĐ-BGTVT ngày 17/2/2012 quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Hàng
hải, Thanh tra Hàng không. Hiện nay, Thanh tra Cục Hàng không tiếp tục hoạt động
trên cơ sở Luật Thanh tra, các văn bản hướng dẫn thi hành và các Điều ước quốc
tế mà Việt Nam là thành viên.
5. Lĩnh vực hàng hải
a) Tình hình
vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải, các vi phạm phổ biến
- Vi phạm về: thủ tục tàu vào, rời cảng; bố trí định
biên an toàn tối thiểu của tàu (chủ yếu là các tàu biển Việt Nam loại nhỏ chạy
tuyến nội địa); bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên; neo đậu, cập cầu,
cập mạn, lai dắt; phòng chống cháy nổ; an toàn, an ninh, trật tự vệ sinh; an
toàn sinh mạng trên tàu thuyền; tiêu chuẩn kỹ thuật của kết cấu hạ tầng giao
thông, hoạt động đăng ký, đăng kiểm, kiểm
định phương tiện, thiết bị giao thông vận tải; hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ
trợ vận tải
b) Tổ chức thực hiện
- Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực hàng hải:
+ Chủ tịch UBND các cấp.
+ Lực lượng công an.
+ Thanh tra hàng hải.
+ Giám đốc Cảng vụ hàng hải.
- Trước ngày 01/7/20112011, việc xử phạt vi phạm
hành chính được thực hiện theo trình tự, thủ tục trong Pháp lệnh xử lý vi phạm
hành chính. Nhưng kể từ ngày 01/7/2011 (ngày Luật thanh tra 2010 có hiệu lực),
Chánh Thanh tra hàng hải và Thanh tra viên hàng hải không có quyền xử phạt vi
phạm hành chính nên các vụ việc do Cục Hàng hải VN phát hiện và các vụ việc vượt
quá thẩm quyền của Cảng vụ hàng hải phải chuyển cho chính quyền địa phương, cơ
quan công an xử phạt.
Tương tự như đối với Thanh tra Cục Hàng không, căn
cứ ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải và Quyết định số
336/QĐ- BGTVT ngày 17/2/2012, hiện nay, Thanh tra Cục Hàng hải tiếp tục hoạt động
trên cơ sở Luật Thanh tra, các văn bản hướng
dẫn thi hành và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Kết quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTVT trong thời gian 3 năm
(2009-2011) của các lực lượng có thẩm quyền được nêu tại Phụ lục (kèm theo công
văn này).
III. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
1. Những tồn tại, hạn chế và
nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện pháp luật về xử
phạt vi phạm hành chính
- Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
- Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
về trật tự an toàn giao thông chưa duy trì thường xuyên, liên tục, chưa phù hợp
với đặc điểm từng loại đối tượng, địa bàn, chưa đến được cơ sở; người dân chưa
nhận thức được việc chấp hành pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông vừa
là trách nhiệm, đồng thời là quyền lợi thiết thực của mình, nhằm bảo vệ tính mạng,
tài sản của bản thân, gia đình và lợi ích chung của toàn xã hội.
- Ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người
tham gia giao thông chưa cao. Tình trạng chống người thi hành công vụ gây
thương vong cho cán bộ chiến sỹ thi hành công vụ diễn biến phức tạp, nhiều đối
tượng côn đồ, hung hãn, manh động chống trả quyết liệt người thi hành công vụ.
Lực lượng tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm
- Hoạt động tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành
chính về trật tự an toàn giao thông chưa quán xuyến toàn bộ các tuyến giao
thông, có lúc có nơi còn bỏ trống địa bàn. Công tác điều tra cơ bản, nắm tình
hình địa bàn chưa được thực hiện đầy đủ, thường xuyên nên chưa xác định đúng đối
tượng, hành vi cần tập trung kiểm soát, xử lý.
- Một số cán bộ, chiến sỹ làm nhiệm vụ trực tiếp
trình độ, năng lực hạn chế, ngại va chạm, xử lý chưa nghiêm, chưa triệt để đối
với các đối tượng vi phạm. Bên cạnh đó, một số cán bộ, chiến sỹ trong khi thi hành nhiệm vụ còn tiêu cực, vi phạm
quy trình, chế độ công tác; thái độ, lễ tiết, tác phong chưa đúng mực làm ảnh
hưởng đến uy tín của lực lượng và hiệu lực thực thi pháp luật.
- Việc thông báo vi phạm về cơ quan hoặc nơi cư trú
của người vi phạm theo quy định tại Thông tư số 38/2010/TT-BCA ngày 12/10/2010
của Bộ Công an chưa được các đơn vị ở địa phương quan tâm thực hiện kiểm điểm,
giáo dục người vi phạm ở nơi cư trú và thông báo phản hồi lại cho đơn vị ra
thông báo. Hơn 1 năm sau khi Thông tư số 38/2010/TT-BCA được triển khai, hiệu
quả đã không được như mong muốn. Chỉ có 0.01% thông báo được phản hồi. Thống kê
ở Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ- đường sắt Công an TP. Hà Nội cho thấy hơn
55.000 thông báo vi phạm được gửi đi nhưng chỉ có 800 trường hợp được phản hồi. Thiếu sự phối hợp là nguyên nhân cơ bản
dẫn đến kết quả không mong muốn này.
- Theo Luật Thanh tra, tổ chức thanh tra chuyên
ngành của các Tổng cục, Cục thuộc Bộ và Cảng vụ hàng hải không còn tồn tại sau
ngày 01 tháng 7 năm 2011 (ngày Luật Thanh tra có hiệu lực). Do đó, hoạt động của
lực lượng thanh tra thuộc các tổ chức thanh tra trước đây trực thuộc các Tổng cục,
Cục và Cảng vụ nêu trên không còn cơ sở pháp lý để hoạt động.
- Nhiệm vụ chính của Thanh tra viên trước đây khi
phát hiện hành vi vi phạm hành chính là lập biên bản và ra quyết định xử phạt
theo thẩm quyền hoặc trình Chánh Thanh tra Cục ra quyết định xử phạt, hiện nay
là lập biên bản về vi phạm pháp luật hành chính và kiến nghị hình thức, biện
pháp xử phạt để gửi Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải
hoặc Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra hành vi vi phạm hành chính
xem xét, quyết định. Tuy nhiên, việc lập biên bản đối với hành vi vi phạm hành
chính cũng không thực hiện được do tổ chức Thanh tra Tổng cục, Cục đã không còn
được hoạt động theo Luật Thanh tra.
- Việc phải chuyển lên Thanh tra Bộ hoặc Thanh tra
Sở Giao thông vận tải làm cho thủ tục ra quyết định xử phạt phức tạp, thường
kéo dài thời gian, mất nhiều thời gian chờ
đợi xử lý, gây khó khăn cho đối tượng bị xử phạt và không bảo đảm tính kịp thời,
nhanh nhạy của nền hành chính hiện đại vì xử lý vụ việc vi phạm pháp luật hành
chính phải qua quá nhiều tầng nấc trung gian.
+ Việc chuyển hồ sơ vi phạm hành chính (VPHC) cho
Thanh Tra các Sở để Thanh tra các Sở tổ chức lực lượng kiểm tra hiện trường, thẩm
định hồ sơ (có thể mất hàng tuần hoặc hàng tháng) dẫn đến thời hiệu ra quyết định xử phạt đã hết; công trình vi phạm
đã đưa vào sử dụng, làm giảm hiệu lực, hiệu quả về
công tác xử lý VPHC, giảm tính răn đe thuyết phục đối với các đối tượng vi phạm.
+ Hồ sơ vi phạm chuyển cho chính quyền địa phương
các cấp để ra Quyết định xử lý thì chính quyền địa phương chưa thực sự quan
tâm. Vì thế, các vụ việc vi phạm còn tồn tại nhiều, đặc biệt là vi phạm hành
lang đường bộ. Xảy ra trường hợp có Thanh
tra Sở GTVT chỉ tiếp nhận những hồ sơ khi biên bản VPHC lập phải đảm bảo biện
pháp chế tài có tạm giữ các giấy tờ liên quan có giá trị pháp lý hoặc tang vật
khác nhằm buộc tổ chức, cá nhân phải đến để chấp hành quyết định xử phạt VPHC.
Nếu chuyển biên bản VPHC không đáp ứng yêu cầu trên thì Thanh tra Sở không tiếp
nhận hồ sơ để xử lý. Đây là một vấn đề vướng mắc, vì hầu hết các trường hợp vi
phạm hành lang an toàn đường bộ (xây dựng nhà cửa, lều quán, san lấp mặt bằng...)
đều không tạm giữ được các giấy tờ có liên quan.
+ Một số địa phương đã có công văn phúc đáp từ chối
việc thực hiện công tác tiếp nhận biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định
cưỡng chế các hành vi vi phạm với lý do:
Ngày 12/07/2011, Thanh tra Chính phủ có công văn số
1839/TTCP-PC hướng dẫn thi hành hoạt động Thanh tra chuyên ngành, trong đó có quy định "việc xử phạt vi phạm hành
chính đối với các Tổng cục được chuyển về cho Thanh tra Bộ xử lý...”. Như vậy,
theo nội dung hướng dẫn trên thì Thanh tra Sở không thụ lý hồ sơ xử lý vi phạm
do lực lượng Thanh tra Tổng cục Đường bộ VN chuyển đến.
Một số trường hợp Thanh tra Sở GTVT có văn bản từ
chối ra quyết định cưỡng chế với lý do: căn cứ Nghị định số 37/2005/NĐ-CP của
Chính phủ quy định các thủ tục áp dụng
các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt VPHC (Điều 7: trách nhiệm tổ
chức thi hành quyết định cưỡng chế thi hành) và Nghi định số 11/2010/ND-CP,
ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng
giao thông đường bộ (Điều 41: trách nhiệm của UBND huyện) thì UBND các cấp đều
có thẩm quyền xử lý trong lĩnh vực nêu trên; do đó đề nghị các Đội Thanh tra đường
bộ làm thủ tục (văn bản đề nghị) gửi UBND cấp huyện ra quyết định cưỡng chế.
+ Đối với đường quốc lộ, đường sắt và tuyến đường
thủy nội địa quốc gia thì Luật Giao thông
đường bộ, Luật Đường sắt và Luật Giao thông đường thủy nội địa giao Bộ Giao thông vận tải quản lý (không phải địa
phương) vì vậy chuyển hồ sơ vi phạm hành chính cho Sở thì họ không nhiệt tình
giải quyết, xử lý các trường hợp đó vì Sở
không quản lý những đường này.
Tóm lại do những tồn tại khi thực hiện các văn bản
quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính, việc chuyển giao hồ sơ vi phạm
cho Thanh tra các sở GTVT và chính quyền địa phương để ra Quyết định xử phạt vi
phạm hành chính đạt hiệu quả thấp không đạt được mục đích trong công tác bảo vệ
công trình giao thông đặc biệt trong công tác bảo vệ hành lang an toàn đường bộ.
+ Từ trước đến nay việc tổ chức cưỡng chế thi hành
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính rất khó thực hiện, nhất là vi phạm của cá
nhân, tổ chức đối với hành lang an toàn đường bộ. Nguyên nhân chính là theo quy
định pháp luật hiện hành, thẩm quyền cưỡng chế để tháo dỡ các công trình vi phạm
trong hành lang an toàn đường bộ thuộc về chính quyền địa phương. Như vậy việc
chuyển hồ sơ vi phạm cho chính quyền địa phương thụ lý và xử lý tiếp thực sự là
một công việc khó khăn, còn việc cưỡng chế giải tỏa có thể coi là một việc khó
có thể thực hiện được. Đồng thời khi tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính
không tạm giữ được những giấy tờ cần thiết để buộc đối tượng vi phạm phải nộp
phạt. Việc tổ chức cưỡng chế tháo dỡ tốn kém, phức tạp vì liên quan đến nhiều
cơ quan, đơn vị. Như vậy việc giữ gìn hành lang an toàn đường bộ vẫn là bài
toán nan giải cho các đơn vị quản lý đường bộ.
- Việc chuyển hồ sơ vi phạm hành chính của Thanh
tra Tổng cục, Cục gây sức ép quá tải đối với Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Thanh
tra Sở và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
của địa phương về xử lý vi phạm hành chính.
- Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính chưa có cơ chế
đặc thù đối với vận tải hàng hóa nói
chung, hàng hóa là thực phẩm tươi sống nói riêng, đặc biệt trong lĩnh vực giao
thông hàng không và hàng hải làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp và giao lưu thương mại quốc tế.
- Quy định về việc nộp tiền xử phạt VPHC còn chưa
khoa học, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho người vi phạm khi thực hiện nghĩa vụ.
- Thẩm quyền xử phạt cao nhất của Giám đốc Cảng vụ
hàng không, hàng hải, đường thủy nội địa
quá thấp (10.000.000 đồng), trong khi hành vi vi phạm trong lĩnh vực này thường
gây thiệt hại quá lớn đối với xã hội. Do đó, đa số các hành vi vi phạm trong
lĩnh vực này thường phải chuyển lên Chánh Thanh tra Bộ hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, kéo dài thời gian ra
quyết định xử phạt, gây khó khăn cho đối tượng bị xử phạt vì theo nguyên tắc
phân định thẩm quyền trong xử phạt vi phạm
hành chính thì mức phạt tiền trên 10.000.000 đồng không thuộc thẩm quyền xử phạt
của Giám đốc Cảng vụ.
- Hiện nay các Cảng vụ hàng không, hàng hải, đường
thủy nội địa được thành lập theo khu vực và được giao nhiệm vụ quản lý một số cảng
trong khu vực. Khoảng cách giữa các cảng thuộc quyền quản lý của Cảng vụ khu vực
thường cách xa nhau, mất nhiều thời gian
đi lại do phương tiện giao thông không thuận lợi hoặc cách trở về địa lý. Tại mỗi
cảng có một Đại diện Cảng vụ. Nếu không giao thẩm quyền xử phạt vi phạm hành
chính cho Đại diện Cảng vụ thì mọi hành vi vi phạm hành chính tại cảng đó đều
phải gửi đến Giám đốc Cảng vụ để ra quyết định xử phạt, do đó, việc xử phạt vi
phạm hành chính tại các cảng thường bị kéo dài, gây khó khăn cho đối tượng bị xử
phạt và người thực hiện là không phạt được (do hành khách đã lên máy bay để đi
về nước khác...).
- Nếu 1 Quyết định xử phạt của Thanh tra viên Bộ
GTVT bị kiện thì Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải phải giải quyết, việc
này sẽ gây áp lực rất lớn cho Chánh Thanh tra Bộ và Bộ trưởng.
- Quy định về trách nhiệm lập biên bản vi phạm hành
chính của người chỉ huy tàu bay không phù hợp với thực tế hoạt động hàng không
dân dụng vì nếu thực hiện có thể gây uy hiếp an toàn, an ninh cho chuyến bay và
ảnh hưởng đến hoạt động hàng không dân dụng.
c) Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ
- Cảnh sát giao thông, cảnh sát trật tự, Thanh tra
giao thông là lực lượng nòng cốt, xung kích trong công tác bảo đảm trật tự an
toàn giao thông đã được quan tâm tăng biên chế và trang bị phương tiện, thiết bị
kỹ thuật nghiệp vụ. Tuy nhiên, so với yêu cầu còn thiếu, năng lực hạn chế,
phương tiện, thiết bị kỹ thuật chưa đảm bảo, nhất là thiết bị công nghệ tiên tiến,
hiện đại được ứng dụng trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông còn hạn
chế. Hầu hết Công an các địa phương không có máy đo nồng độ cồn, máy đo tốc độ...
Phương tiện của Thanh tra giao thông chủ yếu là mô tô nhưng địa bàn quản lý rộng,
không tập trung nên hạn chế việc kiểm soát, phát hiện vi phạm. Một số trường hợp
đã được phát hiện, xử phạt nhưng không có điều kiện áp dụng các hình thức xử phạt
bổ sung kèm theo (tạm giữ phương tiện vi phạm, buộc hạ tải, cắt bỏ thành thùng
xe tự ý cơi nới...) nên tính răn đe chưa cao. Ngoài ra, nhiều đối tượng chấp
hành theo kiểu đối phó và chống người thi hành công vụ gây khó khăn cho công
tác xử lý vi phạm
- Công tác xử lý vi phạm còn mang tính thủ công,
chưa áp dụng công nghệ tiên tiến, chưa có cơ sở dữ liệu xử lý vi phạm hành
chính, chưa xử lý được người vi phạm tái phạm.
- Việc xử phạt gián tiếp thông qua thiết bị quay
phim, chụp ảnh đã được lực lượng cảnh sát giao thông triển khai thực hiện, tuy
nhiên vẫn còn nhiều bất cập do người vi phạm không phải là chủ phương tiện hoặc
phương tiện đã chuyển quyền sở hữu nhưng chưa sang tên, đổi chủ.
d) Các vấn đề liên quan khác
- Thuật ngữ “người chứng kiến” không rõ là người chứng
kiến vụ việc hay người chứng kiến lập biên bản vi phạm hành chính, do đó gây
khó khăn khi áp dụng.
- Việc nộp tiền xử phạt tại chỗ chưa phù hợp với hoạt
động hàng không dân dụng vì nhiều trường hợp hành khách đi tàu bay vi phạm hành
chính muốn nộp tiền xử phạt vi phạm hành chính để tiếp tục hành trình, nhưng
không có cơ chế để thu trực tiếp và người xử lý không thể giữ hành khách ở lại.
- Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Tổng cục
trưởng, Cục trưởng các Cục, Chánh Thanh tra Hàng không, Chánh Thanh tra hàng hải,
công chức thanh tra chuyên ngành chưa được quy định cụ thể, nên việc xử phạt vi
phạm hành chính có nhiều vướng mắc, khó khăn.
- Công tác giải quyết xử lý phương tiện tồn động
còn chưa được thực hiện thường xuyên liên tục, một phần do người vi phạm khai
không đúng tên tuổi, địa chỉ dẫn đến việc tra cứu, xác minh qua nhiều chủ
phương tiện gây mất thời gian; chủ phương tiện, người điều khiển không đến giải
quyết (mặc dù đã mời nhiều lần). Theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính yêu cầu
tối đa trong vòng 60 ngày người có thẩm quyền phải ra quyết định xử lý nhưng vì
nhiều nguyên nhân như trên kéo theo việc tạm giữ phương tiện vi phạm vượt quá
thời gian quy định. Thủ tục tịch thu thanh lý phương tiện phức tạp nên việc tạm
giữ phương tiện cũng bị kéo dài. Chưa có hướng dẫn cụ thể trong việc xử lý, giải
quyết đối với các trường hợp xe ba bánh tự đóng do thương binh, người khuyết tật
điều khiển vi phạm.
- Việc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi xâm hại
công trình giao thông và hành lang an toàn giao thông gặp rất nhiều khó khăn, đối
tượng chủ yếu là người dân lao động, đi kèm với hình thức phạt bổ sung là tháo dỡ nhà cửa, vật kiến trúc xây dựng
vi phạm nên người dân thường chống đối và không chấp hành quyết định xử phạt (Ví
dụ: tính từ năm 2009 đến nay, lực lượng Thanh tra giao thông Quảng Ngãi đã lập
biên bản và ra quyết định xử phạt 471 trường hợp nhưng chỉ có 20 đối tượng chấp
hành).
- Các quy định chế tài xử phạt VPHC trong lĩnh vực
GTVT tuy đã được nâng cao mức phạt nhưng vẫn chưa thực sự đủ sức giáo dục, răn
đe và ngăn chặn các đối tượng vi phạm; chế tài về cưỡng chế thi hành pháp luật
đối với các hành vi xâm hại kết cấu hạ tầng giao thông chưa cụ thể, rõ ràng nên
gây khó khăn cho lực lượng chức năng trong quá trình xử lý các đối tượng vi phạm.
- Mức xử phạt theo thủ tục đơn giản quy định tại
Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính là 200.000 đồng, trong thực tế áp dụng các Nghị định của Chính phủ có rất ít trường
hợp vi phạm xử phạt tại chỗ, do đó dồn vụ việc về trụ sở đơn vị và lên cấp
trên, tạo áp lực quá tải cho các đơn vị và gây khó khăn cho người vi phạm,
không đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính.
- Công tác quy hoạch sử dụng đất dọc hai bên đường
bộ và tổ chức thực hiện đúng quy hoạch của nhiều địa phương còn yếu kém dẫn đến
tình trạng đô thị hóa quốc lộ, đô thị hóa tuyến tránh, cấp đất xây dựng khu dân
cư, kinh tế, công nghiệp... dọc hai bên quốc lộ, đấu nối đường nhánh vào quốc lộ
gây khó khăn cho công tác quản lý hành lang an toàn giao thông đường bộ và xử lý
vi phạm.
- Đầu tư, quản lý kết cấu hạ tầng giao thông: đầu
tư, phát triển cho hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh
tế xã hội và tốc độ tăng của phương tiện giao thông; tổ chức giao thông trên một
số tuyến đường bộ chưa khoa học, còn nhiều bất cập, chủ yếu là giao thông hỗn hợp,
giao cắt đồng mức gây xung đột cho dòng phương tiện; va chạm giao thông, ùn tắc
giao thông, chưa tạo được môi trường giao thông thuận lợi, thông thoáng cho người tham gia giao thông.
- Công tác giảng dạy, kiểm tra kiến thức pháp luật
trong đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe ngày càng được đổi mới, hiện đại hóa, tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế cần được
khắc phục như: nội dung chương trình đào tạo cần được bổ sung, thay đổi kịp thời
để đáp ứng yêu cầu nâng cao trình độ, ý thức đạo đức nghề nghiệp, văn hóa ứng xử và kỹ năng xử lý các tình huống trên
đường của đội ngũ lái xe khi tham gia giao thông. Trong quản lý đào tạo có nơi
chưa thực hiện nghiêm túc nội dung, chương trình đào tạo; thời gian dạy thực
hành trên đường còn ít, việc sát hạch lý thuyết chưa được giám sát công khai.
- Công tác đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ:
trước sự phát triển quá nhanh các loại hình phương tiện giao thông vận tải đường
bộ đòi hỏi công tác đăng kiểm phải được nâng cao để đáp ứng yêu cầu xã hội.
Tình trạng tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, ô nhiễm không khí từ khí thải
các loại phương tiện giao thông và mới đây là các hiện tượng cháy nổ xe cơ giới
đang đặt ra những thách thức. Ngoài việc nâng cao chất lượng công tác đăng kiểm
xe ô tô thì việc mở rộng đăng kiểm sang các lĩnh vực khác như quản lý bảo dưỡng,
sửa chữa xe cơ giới hay đăng kiểm xe mô tô, xe gắn máy đang lưu hành cũng là những
yêu cầu cần được giải quyết.
- Sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong công
tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông có nơi, có lúc còn chưa chặt chẽ, chủ yếu
thực hiện theo chức năng nhiệm vụ được phân công hoặc trong các đợt ra quân trọng
điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, sau đó chùng lại và có biểu
hiện phó mặc cho lực lượng Công an và giao thông vận tải.
2. Giải pháp khắc phục
Để tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong công tác xử
lý vi phạm hành chính về giao thông vận tải, trong thời gian qua, Chính phủ đã
và sẽ chỉ đạo các Bộ, ngành thực hiện nhiều giải pháp, cụ thể:
a) Xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản QPPL về trật
tự an toàn giao thông, xử phạt vi phạm hành chính bảo đảm tính đồng bộ với các
chế tài mạnh đủ tính răn đe và khả thi
- Trình Quốc hội và đã được Quốc hội thông qua Luật
Xử lý vi phạm hành chính.
- Ban hành Nghị định số 71/2012/NĐ-CP ngày
19/9/2012 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02/4/2010 của Chính
phủ quy định xử nhạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực giao thông đường bộ theo hướng: Tăng mức xử phạt bằng tiền hoặc điều
chỉnh mức phạt bằng tiền theo nhiều mức tương ứng với mỗi mức độ vi phạm của
hành vi, bổ sung quy định tạm giữ phương tiện có thời hạn, tước quyền sử dụng
giấy phép lái xe, tạm giữ phương tiện vi phạm đối với một số hành vi vi phạm có
nguy cơ cao gây tai nạn giao thông đường bộ; bổ sung quy định tịch thu xe tham
gia đua xe không phân biệt chủ sở hữu, mở rộng phạm vi áp dụng thí điểm tăng mức
xử phạt cao hơn đối với đô thị loại 1.
- Ban hành Nghị định số 93/2012/NĐ-CP ngày
08/11/2012 sửa đổi, bổ sung Nghi định số 91/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009 về kinh
doanh, và điều kiện kinh doanh vận tải khách bằng ô tô theo hướng nâng cao
trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động vận tải đường bộ trong việc
tuân thủ các quy định của pháp luật về hoạt
động vận tải và an toàn giao thông trong hoạt động vận tải.
- Có kế hoạch sửa đổi, bổ sung các Nghị định về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
GTVT trong Quý I/2013.
- Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị định số
13/2008/NĐ-CP ngày 4/2/2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên
môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương để bảo đảm không chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của
Thanh tra xây dựng và Thanh tra GTVT.
- Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị định số 11/2010/ND-CP ngày 24/2/2010 của
Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
theo hướng làm rõ các quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường
bộ và trách nhiệm của tổ chức cá nhân liên quan.
- Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm
pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước về GTVT: đăng kiểm an toàn kỹ thuật
và bảo vệ môi trường phương tiện; đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; quy
định trách nhiệm của tổ chức cá nhân trong các lĩnh vực liên quan đến công tác
bảo đảm trật tự an toàn giao thông; quản lý hoạt động vận tải; quản lý và bảo vệ
kết cấu hạ tầng giao thông.
b) Đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông
- Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số
1586/QĐ-TTg ngày 24/10/2012 phê duyệt Chiến lược bảo đảm trật tự an toàn giao
thông đường bộ Quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 với nhiều giải pháp đồng
bộ, hữu hiệu về bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
- Đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng các công
trình hạ tầng giao thông đã và đang được đầu tư xây dựng, nhất là các tuyến
giao thông huyết mạch, đường vành đai, các trục giao thông hướng tâm. Tập trung
đầu tư mở rộng các tuyến quốc lộ trọng yếu; mở rộng tuyến quốc lộ 1 đủ để lắp
giải phân cách giữa để tổ chức giao thông một chiều và tách làn giao thông cho
xe ô tô, xe mô tô; xây dựng hệ thống đường gom, xây dựng các nút giao khác mức
giữa đường bộ, đường sắt
- Tiếp tục thực hiện các giải pháp đồng bộ để ngăn
chặn, đẩy lùi có hiệu quả tai nạn giao thông trên cả nước và ùn tắc giao thông
tại các thành phố lớn được nêu tại Nghị quyết số 21/2011/QH13 ngày 26/11/2011 về
chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIII. Trước mắt triển khai các biện pháp hành chính nhằm lập
lại trật tự, kỷ cương trong hoạt động giao thông vận tải đường bộ, góp phần giải
tỏa áp lực cho hệ thống kết cấu hạ tầng
giao thông, đặc biệt tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Hiện nay, tại Hà Nội đã triển khai làm thí điểm cầu
vượt lắp ghép cho xe ô tô con và xe máy tại các nút giao hay xảy ra ùn tắc giao
thông, xây dựng bãi đỗ xe lắp ghép cao tầng. Thành
phố Hồ Chí Minh cũng đã thực hiện rà soát, bổ sung, điều chỉnh các
phương án phân luồng, tổ chức giao thông khoa học hơn, lắp đặt bổ sung, nâng cấp
hệ thống biển báo, đèn tín hiệu giao thông, lắp đặt dải phân cấp tách dòng xe ô
tô và xe mô tô hai bánh tại một số tuyến đường có lưu lượng giao thông cao đã
phát huy được hiệu quả.
- Bộ Giao thông vận tải đang triển khai thực hiện Đề
án phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt giai đoạn từ năm 2012 đến
năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 280/QĐ-TTg.
Theo đó, giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2020, vận tải hành khách công cộng bằng
xe buýt đóng vai trò then chốt và là nhiệm vụ chiến lược của các đô thị trong
việc khắc phục ùn tắc giao thông và giảm ô nhiễm môi trường.
c) Công tác đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ
Bộ Giao thông vận tải đã phê duyệt và đang tổ chức
thực hiện Đồ án “Nâng cao chất lượng công tác đăng kiểm phương tiện giao thông
cơ giới đường bộ và phương tiện thủy nội địa góp phần giảm thiểu tai nạn giao
thông và ô nhiễm môi trường” (Quyết định số 1873/QĐ-BGTVT ngày 08 tháng 08 năm
2012).
d) Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, sát hạch,
cấp giấy phép lái xe
Ngày 12/3/2012, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Quyết
định số 513/QĐ-BGTVT Phê duyệt Đề án Nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch cấp
giấy phép lái xe góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông.
Nhiệm vụ chính của Đề án đang triển khai
thực hiện là nghiên cứu sửa đổi văn bản
QPPL về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, nâng cao chất
lượng đào tạo lái xe bằng việc bổ sung quy định tiêu chuẩn kỹ thuật của cơ sở
đào tạo, bổ sung giáo trình đào tạo lái xe ô tô và ban hành giáo trình đào tạo
lái xe mô tô mới. Sửa đổi bộ câu hỏi dùng để sát hạch lái xe cơ giới đường bộ,
tăng thời gian người lái xe thực hành
trên đường, lắp đặt hệ thống màn hình theo dõi công khai tại phòng chờ sát hạch
lý thuyết. Tăng cường thanh tra, kiểm tra,
giám sát các kỳ sát hạch lái xe. Riêng trong lĩnh vực đường bộ, Bộ Giao thông vận
tải đang triển khai thực hiện Dự án cấp, đổi Giấy phép lái xe bằng vật liệu PET
từ ngày 01 tháng 07 năm 2012 nhằm hiện đại hóa công tác quản lý, chống làm giả
Giấy phép lái xe.
d) Xây dựng hệ thống giám sát, xử lý vi phạm về trật
tự ATGT
- Bộ Công an chỉ đạo Cục Cảnh sát giao thông đường
bộ-đường sắt đẩy nhanh tiến độ xây dựng và thực hiện các Dự án thuộc Đề án "Tăng cường và hiện đại hóa công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm
trật tự ATGT đường bộ" theo Quyết định
số 617/QĐ-TTg ngày 15 tháng 05 năm 2009 của Thủ tưởng Chính phủ, trọng tâm là
xây dựng hệ thống giám sát, xử lý vi phạm về trật tự ATGT trên các tuyến quốc lộ
trọng điểm.
- Bộ Công an phối hợp
với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất cơ chế huy động các nguồn vốn
cho các dự án đầu tư bảo đảm trật tự ATGT, trong đó khuyến khích các thành phần
kinh tế tham gia đầu tư xây dựng hệ thống giám sát trật tự ATGT đường bộ bằng
hình ảnh.
e) Tuần tra, kiểm soát, xử phạt VPHC
- Củng cố, tăng cường lực lượng bảo vệ kết cấu hạ tầng
giao thông (lực lượng thanh tra, công chức thực hiện chức năng thanh tra chuyên
ngành).
- Bộ Giao thông vận tải đã chủ động phối hợp với Bộ
Công an rà soát chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra giao thông và Cảnh sát giao
thông để có sự phân định rõ ràng, tránh chồng chéo.
- Tăng cường kiểm tra, xử lý các hành vi VPHC về
giao thông vận tải, đặc biệt tập trung vào các hành vi vi phạm quy định về bảo
vệ kết cấu hạ tầng giao thông; bảo đảm an toàn trong hoạt động vận tải hành
khách, hàng hóa; đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; đăng kiểm phương tiện
giao thông cơ giới đường bộ. Triển khai
thiết lập mạng lưới trạm kiểm tra tải trọng
xe trên toàn hệ thống quốc lộ để bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, phòng, chống,
xử lý nghiêm các hành vi chở quá tải trọng của xe, của cầu, đường bộ.
3. Kiến nghị
- Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định tại Điều
47 khoản 2 quy định thẩm quyền của Giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt
Nam, tuy nhiên không quy định thẩm quyền
cho Giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa
thuộc địa phương đã gây vướng mắc cho công tác xử phạt vi phạm hành chính tại
các cảng vụ đường thủy nội địa ở địa
phương vì không có người có thẩm quyền xử
phạt.
Chính phủ đề xuất sẽ giải quyết vướng mắc bằng việc
đưa quy định về thẩm quyền xử phạt cho lực lượng này tại Nghị định quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải và đường thủy nội địa và Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều Luật Giao thông đường thủy nội địa
dự kiến trình Quốc hội năm 2013.
- Ngoài lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ, đề
nghị Quốc hội tiếp tục tăng cường giám sát công tác xử phạt vi phạm hành chính
trong các lĩnh vực giao thông vận tải đường thủy
nội địa, đường sắt, hàng hải, hàng không trong thời gian tới.
Trên đây là báo cáo việc thực hiện pháp luật về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải, Chính phủ kính báo
cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Thủ tướng CP (để b/c);
- PTT. Nguyễn Xuân Phúc (để b/c);
- VPCP;
- Bộ GTVT;
- Bộ Công an;
- Bộ Quốc phòng;
- UBND các tỉnh, tp trực thuộc TW;
- Lưu VT, KTN.
|
TM. CHÍNH PHỦ
TUQ. THỦ TƯỚNG
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Đinh La Thăng
|
PHỤ LỤC
KẾT QUẢ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH CỦA
CÁC CƠ QUAN
CÓ THẨM QUYỀN TRONG 3 NĂM (2009 - 2011)
I. KẾT QUẢ XỬ PHẠT VPHC CỦA CÁC CƠ QUAN THUỘC BỘ GTVT
1. Thanh tra Tổng cục Đường bộ VN
Năm
|
2009
|
2010
|
2011
|
Số vụ vi phạm (vụ)
|
6908
|
5347
|
4720
|
Số vụ xử phạt (vụ)
|
5018
|
4412
|
3205
|
Số tiền phạt (triệu đồng)
|
11.266,75
|
11.995,27
|
9245,714
|
2. Thanh tra đường thủy nội địa và Giám đốc Cảng vụ ĐTNĐ
Đơn vị thực hiện
|
2009
|
2010
|
2011
|
Xử phạt (Trường hợp)
|
Số tiền (Nghìn đồng)
|
Xử phạt (Trường hợp)
|
Số tiền (Nghìn đồng)
|
Xử phạt (Trường hợp)
|
Số tiền (Nghìn đồng)
|
Thanh tra ĐTNĐ
|
701
|
710.380
|
414
|
469.850
|
653
|
1.157.250
|
Cảng vụ ĐTNĐ
|
3.450
|
844.120
|
4.130
|
2.693.900
|
5.084
|
3.125.000
|
Cộng:
|
4.151
|
1.554.500
|
4.544
|
3.163.750
|
5.734
|
4.282.250
|
3. Thanh tra đường sắt
- Trong năm 2010 và 6 tháng đầu năm 2011, lực lượng
Thanh tra Đường sắt đã tiến hành xử phạt được 456 vụ, trong đó 445 vụ phạt tiền
trực tiếp, thu nộp kho bạc nhà nước đúng quy định với số tiền là 204.150.000
đồng (Hai trăm linh tư triệu, một trăm năm mươi nghìn đồng) và 11 vụ
phạt cảnh cáo.
- Năm 2010:
+ Phạt tiền 178 vụ: thu 87.225.000 đ;
+ Phạt cảnh cáo: 09 vụ.
- 6 tháng đầu năm 2011:
+ Phạt tiền 267 vụ: thu 116.925.000 đ;
+ Phạt cảnh cáo: 02 vụ.
4. Thanh tra hàng không và Giám đốc Cảng vụ hàng
không
- Từ năm 2009 đến hết năm 2011, những người có thẩm
quyền đã ra quyết định xử phạt 360 đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng, trong đó:
+ Năm 2009: 62 quyết định xử phạt, với số tiền xử
phạt là 253.450.000 đồng;
+ Năm 2010: 146 quyết định xử phạt, với số tiền xử
phạt là 398.800.000 đồng;
+ Năm 2011: 152 quyết định xử phạt, với số tiền xử
phạt 547.075.000 đồng.
Ngoài ra, một số vụ vi phạm xảy ra ở cảng hàng
không, sân bay đã được chuyển cho cơ quan công an và UBND xử lý theo quy định.
- Hình thức phạt và biện pháp khắc phục hậu quả được
áp dụng: Cảnh cáo hoặc phạt tiền; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành
nghề; bị cấm vận chuyển thương mại bằng đường hàng không.
5. Thanh tra hàng hải và Giám đốc Cảng vụ hàng hải
- Năm 2009: Tổng số vụ xử phạt là 965 vụ với số tiền
phạt 3.929.550.000 đồng.
- Tổng số vụ tai nạn hàng hải: 69 vụ, trong đó 26 vụ
chìm đắm và mắc cạn do ảnh hưởng của cơn bão số 9.
- Năm 2010: Tổng số vụ xử phạt là 660 vụ với tổng số
tiền phạt là 3.144.200.000 đồng.
Tổng số vụ tai nạn hàng hải: 42 vụ.
- Năm 2011: số vụ vi phạm hành chính tăng hơn gần
100 vụ so với năm 2010, tổng số vụ xử phạt 752 vụ với tổng số tiền phạt là
4.581.750.000 đồng.
Tổng số vụ tai nạn hàng hải: 60 vụ
II. KẾT QUẢ XỬ PHẠT VPHC
CỦA LỰC LƯỢNG CÔNG AN
1. Đường bộ
Năm 2009: xử phạt 5.584.397 trường hợp vi phạm, số
tiền phạt 1.343.000.000 đồng; tước GPLX 180.781 trường hợp; tạm giữ 20.110 ô
tô, 746.917 mô tô và 185.556 phương tiện khác.
Năm 2010: xử phạt 6.249.780 trường hợp vi phạm, số tiền
phạt 1.522.000.000 đồng; tước GPLX 200.604 trường hợp; tạm giữ 23.420 ô tô,
699.218 mô tô và 4.895 phương tiện khác.
Năm 2011: xử phạt 6.433.922 trường hợp vi phạm, số tiền phạt 1.792.000.000 đồng; tước GPLX
275.666 trường hợp; tạm giữ 24.281 ô tô,
559.236 mô tô và 4.063 phương tiện khác.
Tình hình tai nạn giao thông: xảy ra 103.785 vụ,
làm chết 33.181 người, bị thương 107.261 người, trong đó:
- TNGT tính từ ít nghiêm trọng trở lên: xảy ra
38.226 vụ, làm chết 32.951 người, bị thương 27.725 người.
- Va chạm giao thông: xảy ra 65.072 vụ, làm bị
thương nhẹ 79.238 người.
Cụ thể từng năm như sau:
Năm
|
TNGT từ ít
nghiêm trọng trở lên
|
Va chạm giao
thông
|
|
Vụ
|
Chết
|
Bị thương
|
Vụ
|
Bị thương nhẹ
|
2009
|
11.798
|
11.091
|
7.654
|
|
|
2010
|
13.713
|
11.060
|
10.036
|
34.588
|
41.652
|
2011
|
12.715
|
10.800
|
9.765
|
30.489
|
37.586
|
2. Đường thủy
Năm 2009: xử phạt 222.821 trường hợp vi phạm, số tiền
phạt 105.280.000.000 đồng; tước quyền sử dụng bằng, chứng chỉ chuyên môn 1.128 trường
hợp; đình chỉ hoạt động phương tiện 1.045 trường hợp.
Năm 2010: xử phạt 212.293 trường hợp vi phạm, số tiền
phạt 98.400.000.000 đồng; tước quyền sử dụng bằng, chứng chỉ chuyên môn 224 trường
hợp; đình chỉ hoạt động phương tiện 751 trường hợp.
Năm 2011: xử phạt 213.305 trường hợp vi phạm, số tiền
phạt 106.000.000.000 đồng; tước quyền sử dụng bằng, chứng chỉ chuyên môn 232
trường hợp; đình chỉ hoạt động phương tiện 502 trường hợp.
Tình hình tai nạn giao thông: xảy ra 566 vụ, làm chết
472 người, bị thương 69 người, cụ thể từng năm như sau:
Năm
|
Vụ
|
Chết
|
Bị thương
|
2009
|
199
|
180
|
27
|
2010
|
196
|
146
|
17
|
2011
|
171
|
146
|
25
|
3. Đường sắt
Từ năm 2009-2011, xử lý 39 trường hợp vi phạm, số
tiền phạt 35.400.000 đồng.
Tình hình tai nạn giao thông: xảy ra 1.463 vụ, làm
chết 719 người, bị thương 957 người, cụ thể từng năm như sau:
Năm
|
Vụ
|
Chết
|
Bị thương
|
2009
|
442
|
213
|
306
|
2010
|
482
|
230
|
298
|
2011
|
539
|
276
|
353
|
III. KẾT
QUẢ XỬ PHẠT VPHC CỦA BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG
- Năm 2009: xử phạt 389 trường hợp vi
phạm, số tiền 507.340.000 đồng.
- Năm 2010: xử phạt 425 trường hợp vi
phạm, số tiền 613.290.000 đồng.
- Năm 2011: xử phạt 557 trường hợp vi
phạm, số tiền 843.620.000 đồng.
IV. KẾT QUẢ
XỬ PHẠT VPHC CỦA CẢNH SÁT BIỂN
- Năm 2009: xử phạt 417 trường hợp vi
phạm, số tiền 2.915.000.000 đồng.
- Năm 2010: xử phạt 431 trường hợp vi
phạm, số tiền 2.450.000.000 đồng.
- Năm 2011: xử phạt 389 trường hợp vi
phạm, số tiền 1.930.850.000 đồng.
V. KẾT QUẢ
XỬ PHẠT VPHC CỦA UBND CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
1. UBNDTP. HÀ NỘI
Năm 2009:
Đường bộ: Tổng số 677.725 trường hợp
với 679.118 người vi phạm, cảnh cáo 42.191 trường hợp, phạt tiền 636.927 trường
hợp với tổng tiền phạt 96.546.307.000 đồng, số quyết định đã thi hành 669.729
trường hợp, số quyết định chưa thi hành 9.389 trường hợp.
Tổng số phương tiện bị tạm giữ 25.410
phương tiện (trong đó năm trước chuyển
sang 2.130 phương tiện), bao gồm 630 ô tô, 22.113 mô tô, xe máy và 467 phương
tiện khác (công nông, xe đạp...), trong đó tịch thu 2.772 phương tiện (2.604 mô
tô, 168 phương tiện khác, đã thanh lý xong 2.176 phương tiện); trả chủ sở hữu hợp
pháp 16.679 phương tiện (550 ô tô, 15.962 mô tô, 167 phương tiện khác); chuyển
cơ quan điều tra 86 phương tiện (01 ô tô, 85 mô tô).
Đường thủy
nội địa: Tổng số 5.033 trường hợp, phạt tiền 1.822.495.000 đồng, tạm giữ 5 tàu
hút cá.
Năm 2010:
Đường bộ: Tổng số 945.246 trường hợp
(so với năm 2009 tăng 266.128 trường hợp),
cảnh cáo 52 trường hợp, phạt tiền 945.194
trường hợp với tổng tiền phạt
171.712.524.000 đồng, số quyết định đã thi hành 942.856 trường hợp, số quyết định chưa thi hành 2.390 trường hợp.
Tổng số phương tiện bị tạm giữ 32.799
phương tiện (năm trước chuyển sang 2.000 phương tiện), bao gồm 1.953 ô tô,
29.814 mô tô, xe máy và 1032 phương tiện khác, trong đó tịch thu 1.597 phương
tiện (12 ô tô, 1.538 mô tô, 47 phương tiện khác, đã thanh lý xong 808 phương tiện);
trả chủ sở hữu hợp pháp 28.768 phương tiện
(1.637 ô tô, 26.223 mô tô, 908 phương tiện khác); chuyển cơ quan điều tra 32
phương tiện (02 ô tô, 28 mô tô, 02 phương tiện khác); đang giải quyết 2.402
phương tiện.
Đường thủy
nội địa: Tổng số 4.419 trường hợp (giảm 614 trường
hợp so với năm 2009), phạt tiền 3.408.435.000 đồng.
Năm 2011:
Đường bộ: Tổng số 954.386 trường hợp
(so với năm 2010 tăng 9.140 trường hợp), cảnh cáo 248 trường hợp, phạt tiền
954.138 trường hợp với tổng tiền phạt 225.904.503.000 đồng, số quyết định đã
thi hành 949.786 trường hợp, số quyết định chưa thi hành 4.600 trường hợp.
Tổng số phương tiện bị tạm giữ 36.159
phương tiện (năm trước chuyển sang 2.343 phương tiện), bao gồm 2.300 ô tô,
32.396 mô tô, xe máy và 1.463 phương tiện khác, trong đó tịch thu 2.064 phương
tiện (1.415 ô tô, mô tô, 649 phương tiện khác, đã thanh lý xong 1082 phương tiện);
trả chủ sở hữu hợp pháp 30.551 phương tiện
(2.263 ô tô, 28.009 mô tô, 279 phương tiện khác); chuyển cơ quan điều tra 290
phương tiện (31 ô tô, 252 mô tô, 07 phương tiện khác).
Đường thủy
nội địa: Tổng số 4.453 trường hợp (tăng 34 trường
hợp so với năm 2010), phạt tiền 4.049.225.000 đồng. Tạm giữ 87 lượt
phương tiện, thu 20 đầu nổ, 12 sên dọ và hàng trăm mét ống bơm, hút cá trái
phép.
2. UBND TP. Hồ Chí Minh
Kết quả xử lý vi phạm từ ngày
01/01/2011 đến ngày 29/2/2012 như sau:
Lực lượng công an:
- Xử phạt trên 1,9 triệu trường hợp
(269 tỷ đồng); tạm giữ 79.000 phương tiện, tước GPLX trên 53.000 trường hợp.
- Đã thực hiện phạt 62.620 vụ qua
hình ảnh, trong đó đã có 550.249 trường hợp đến nộp phạt.
- Đã gửi 83.112 thông báo vi phạm về
nơi cư trú, học tập của người vi phạm.
Lực lượng Thanh tra GTVT:
- Xử phạt 33.611 trường hợp vi phạm (hơn 62.5 tỷ đồng);
tước GPLX có thời hạn 16.641 trường hợp; đình chỉ thi công cho đến khi khắc phục
xong hậu quả vi phạm đối với 02 trường hợp
do quá trình thi công trên đường bộ không
bảo đảm các quy định về an toàn giao
thông , vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị.
3. UBND thành phố Đà Nẵng
Năm
|
Số TH xử phạt
|
Số tiền phạt
|
Số phương tiện tạm giữ
|
Tước GPLX
|
Số TH kiểm tra
lại Luật GTĐB
|
Số xe tịch thu
bán đấu giá
|
Số tiền bán đấu
giá
|
Ô tô
|
Mô tô
|
2009
|
70.824
|
17.870
|
114
|
10.322
|
1.453
|
382
|
298
|
458
|
2010
|
79.460
|
21.500
|
61
|
5.851
|
1.451
|
357
|
252
|
609
|
2011
|
83.103
|
26.000
|
655
|
3.646
|
1.560
|
625
|
338
|
2.140
|
Tổng cộng
|
233.387
|
65.370
|
830
|
19.819
|
4.464
|
1.364
|
888
|
3200
|
4. UBND tỉnh Thái Nguyên
Năm 2009: Tổng số 51.464 trường hợp vi phạm, lập Biên bản VPHC 47.769 trường hợp, phạt tiền 17.430.713.000 đồng. Tước
giấy phép lái xe có thời hạn 3.615, thu giữ 159 ô tô, 13.636 mô tô và 74 phương
tiện khác.
Năm 2010: Tổng số 61.417 trường hợp vi phạm, lập Biên bản VPHC 57.423 trường hợp, phạt tiền 18.378.801.000 đồng. Tước
giấy phép lái xe có thời hạn 1.671, thu giữ 171 ô tô, 8.520 mô tô và 07 phương
tiện khác.
Năm 2011: Tổng số 54.103 trường hợp vi phạm, lập Biên bản VPHC 52.105 trường hợp, phạt tiền 22.900.170.000 đồng. Tước
giấy phép lái xe có thời hạn 1.846, thu giữ 334 ô tô, 8.742 mô tô.
5. UBND tỉnh Vĩnh Long
Tổng số 339.506 trường hợp vi phạm, phạt tiền
115.554 tỷ đồng. Tạm giữ 29.332 phương tiện; tước 19.691 giấy phép lái xe các
loại.
6. UBND tỉnh Quảng Ngãi
Năm 2009: Lập biên bản 41.595 trường hợp, ra quyết định xử phạt 41.355 trường hợp với số tiền phạt 17.378.122.000 đồng;
tạm giữ 684 ô tô, 12.430 mô tô và 31.315 giấy tờ xe các loại; tước giấy phép
lái xe có thời hạn 842 trường hợp.
Năm 2010: Lập biên bản 64.309 trường hợp, ra quyết
định xử phạt 64.301 trường hợp với số tiền phạt 27.045.542.000 đồng; tạm giữ
896 ô tô, 15.017 mô tô và 53.718 giấy tờ xe các loại; tước giấy phép lái xe
2.024 trường hợp.
Năm 2011: Lập biên bản 66.744 trường hợp, ra quyết định xử phạt 66.740 trường
hợp với số tiền phạt 32.982.071.000 đồng; tạm giữ 678 ô tô, 13.213 mô tô và
59.041 giấy tờ xe các loại; tước giấy phép lái xe 2.111 trường hợp.
7. UBND tỉnh Lạng Son
Trong 3 năm: Xử lý 226.493 trường hợp vi phạm, tổng
tiền phạt là 77.512.000.000 đồng, trong đó:
Năm 2009: Lực lượng CSGT xử phạt 65.521 trường hợp
vi phạm, tổng số tiền 19.386.880.000 đồng. Lực lượng TTGT xử lý 281 trường hợp
vi phạm, số tiền 182.500.000 đồng
Năm 2010: Lực lượng CSGT xử phạt 78.296 trường hợp
vi phạm, tổng số tiền 25.082.675.000 đồng. Lực lượng TTGT xử lý 558 trường hợp
vi phạm, số tiền 411.400.000 đồng.
Năm 2011: Lực lượng CSGT xử phạt 81.837 trường hợp vi phạm, tổng số tiền 32.449.000.000
đồng.
8. UBND tỉnh Đồng Nai
Trong 3 năm, lực lượng Công an đã phát hiện
1.945.414 trường hợp vi phạm, trong đó 1.886.088 trường hợp vi phạm trật tự an
toàn giao thông đường bộ, 18.344 trường hợp vi phạm trật tự đô thị và 11.893
trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa, tạm giữ
260.137 phương tiện vi phạm các loại; ra quyết định
xử phạt 1.856.566 trường hợp với tổng tiền
phạt 523.223.906.000 đồng; tước giấy phép lái xe 80.512 trường hợp; tịch thu
sung công quỹ 14.412 phương tiện (năm 2009: 4.058 xe, năm 2010: 3.103 xe, năm
2011: 7251 xe)
Trong 3 năm, Thanh tra giao thông đã xử lý 75.497 trường hợp vi phạm hành lang an toàn giao thông
, kiểm tra an toàn 38 bến đò ngang, các cơ sở đóng mới phương tiện thủy, đình chỉ 3 trường
hợp không phép và 25 trường hợp khai thác bến thủy quá thời hạn cho phép; phát hiện xử lý 23.626 trường hợp vi phạm
an toàn giao thông đường thủy và vi phạm
về vận tải đường bộ, tước giấy phép lái xe có thời hạn 30 ngày 2.802 trường hợp, thời hạn 60 ngày 1.404 trường hợp,
cụ thể là:
Năm 2009: phát hiện xử lý 5.185 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông đường
bộ, 1796 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông đường thủy, tổng tiền phạt 3.799 triệu đồng.
Năm 2010: phát hiện xử lý 7.224 trường hợp vi phạm
trật tự an toàn giao thông đường bộ, 1.077 trường hợp vi phạm trật tự an toàn
giao thông đường thủy, tổng tiền phạt
7.389 triệu đồng.
Năm 2011: phát hiện xử lý 7.157 trường hợp vi phạm
trật tự an toàn giao thông đường bộ, 1.187 trường hợp vi phạm trật tự an toàn
giao thông đường thủy, tổng tiền phạt
9.017 triệu đồng.
9. UBND tỉnh Hải Dương
Trong 3 năm, lực lượng CSGT và TTGT đã phát hiện lập
biên bản 159.106 trường hợp vi phạm, tổng tiền phạt 34.638 tỷ đồng, tạm giữ
2.722 phương tiện, tước giấy phép lái xe có thời hạn 3.579 trường hợp, trong
đó:
Năm 2009: lập biên bản VPHC 43.547 trường hợp, xử
phạt 6.399 tỷ đồng, tước giấy phép lái xe 722 trường hợp, tạm giữ 690 phương tiện.
Năm 2010: lập biên bản VPHC 34.122 trường hợp, xử
phạt 8.656 tỷ đồng, tước giấy phép lái xe 1.183 trường hợp, tạm giữ 251 phương
tiện.
Năm 2011: lập biên bản VPHC 81.437 trường hợp, xử
phạt 19.583 tỷ đồng, tước giấy phép lái xe 1.829 trường hợp, tạm giữ 1.781
phương tiện.
10. UBND tỉnh Bình Thuận
Năm 2009: lực lượng CSGT đã phát hiện và lập biên bản
81.369 trường hợp vi phạm, trong đó phạt cảnh cáo 283 trường hợp, ra quyết định
xử phạt 70.552 trường hợp với số tiền 28,3 tỷ đồng; tước giấy phép lái xe 5.479
trường hợp; tạm giữ 25.251 phương tiện các loại.
Lực lượng TTGT phát hiện 3.733 vụ vi phạm, trong đó
nhắc nhở 1.052 trường hợp, lập biên bản và ra quyết
định xử phạt 2.695 trường hợp với số tiền phạt 4,414 tỷ đồng.
Trạm kiểm soát tải trọng trên QL 55: đã lập biên bản
VPHC 262 trường hợp, tước GPLX 292 trường hợp, buộc hạ tải 29 trường hợp, số tiền
xử phạt 251.950 triệu đồng.
Năm 2010: lực lượng CSGT đã phát hiện và lập biên bản
81.995 trường hợp vi phạm, trong đó phạt cảnh cáo 430 trường hợp, ra quyết định
xử phạt 72.058 trường hợp với số tiền 32.383 tỷ đồng; tước giấy phép lái xe
3.931 trường hợp; tạm giữ 20.129 phương tiện các loại.
Lực lượng TTGT phát hiện 2.981 vụ vi phạm, trong đó
nhắc nhở 849 trường hợp, lập biên bản và ra quyết định xử phạt 2.415 trường hợp
với số tiền phạt 4,660 tỷ đồng; tước quyền sử dụng GPLX 605 trường hợp, phát hiện
và xử lý 16 GPLX không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Năm 2011: lực lượng CSGT đã phát hiện và lập biên bản
85.110 trường hợp vi phạm, trong đó phạt cảnh cáo 75 trường hợp, ra quyết định
xử phạt 78.229 trường hợp với số tiền 37,97 tỷ đồng; tước giấy phép lái xe
3.305 trường hợp; tạm giữ 19.537 phương tiện các loại.
Lực lượng TTGT phát hiện 3.740 vụ vi phạm, trong đó
nhắc nhở 1.015 trường hợp, lập biên bản và ra quyết định xử phạt 2.725 trường hợp
với số tiền phạt 4,659 tỷ đồng; tước quyền sử dụng GPLX 1.141 trường hợp, phát
hiện và xử lý 43 GPLX không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Lực lượng CSGT phát hiện và lập biên bản VPHC 32
trường hợp đối với phương tiện thủy hải sản, đò ngang, ca nô với số tiền
phạt 28,2 triệu đồng.
Trong 3 năm đã tịch thu sung công quỹ nhà nước 226
xe mô tô và 05 ô tô.
11. UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế
Năm 2009:
Đường bộ: lực lượng CSGT đã phát hiện và lập biên bản
56.821 trường hợp vi phạm, ra quyết định xử phạt 49.828 trường hợp với số tiền 15 tỷ đồng; tước giấy phép lái xe
1.190 trường hợp; tạm giữ 1.678 phương tiện các loại.
Lực lượng TTGT phát hiện lập, biên bản 1.906 vụ vi
phạm, ra quyết định xử phạt 1.760 trường hợp với
số tiền phạt 558.000 triệu đồng; tước quyền sử dụng GPLX 117 trường hợp.
Đường thủy nội
địa: lực lượng CSGT đã phát hiện và lập biên bản 205 trường hợp vi phạm, ra quyết
định xử phạt 205 trường hợp với số tiền 74 triệu đồng; đình chỉ hoạt động 6 trường
hợp vi phạm.
Lực lượng TTGT phát hiện lập, biên bản 10 vụ vi phạm,
ra quyết định xử phạt 10 trường hợp.
Năm 2010:
Đường bộ: lực lượng CSGT đã phát hiện và lập biên bản
62.897 trường hợp vi phạm, ra quyết định xử phạt 54.304 trường hợp với số tiền
17,2 tỷ đồng; tước giấy phép lái xe 1.306 trường hợp; tạm giữ 2.060 phương tiện
các loại.
Lực lượng TTGT phát hiện lập, biên bản 2.034 vụ vi
phạm, ra quyết định xử phạt 1.985 trường hợp với số tiền phạt 730 triệu đồng;
tước quyên sử dụng GPLX 175 trường hợp.
Đường thủy nội
địa: lực lượng CSGT đã phát hiện và lập biên bản 144 trường hợp vi phạm, ra quyết định xử phạt 144 trường hợp với số
tiền 63,3 triệu đồng.
Lực lượng TTGT phát hiện lập, biên bản 11 vụ vi phạm,
ra quyết định xử phạt 11 trường hợp.
Năm 2011:
Đường bộ: lực lượng CSGT đã phát hiện và lập biên bản
82.675 trường hợp vi phạm, ra quyết định
xử phạt 67.317 trường hợp với số tiền 26,93 tỷ đồng; tước giấy phép lái xe
2.262 trường hợp; tạm giữ 2.265 phương tiện
các loại.
Lực lượng TTGT phát hiện lập, biên bản 1.370 vụ vi
phạm, ra quyết định xử phạt 1.451 trường hợp
với số tiền phạt 715 triệu đồng; tước quyền sử dụng GPLX 182 trường hợp.
Đường thủy nội
địa: lực lượng CSGT đã phát hiện và lập biên bản 183 trường hợp vi phạm, ra quyết định xử phạt 183 trường hợp với số
tiền 92,2 triệu đồng.
Lực lượng TTGT phát hiện lập, biên bản 125 vụ vi phạm,
ra quyết định xử phạt 125 trường hợp.
12. UBND tỉnh Lào Cai
Trung bình mỗi năm có khoảng 21.000 vụ vi phạm được
phát hiện về đường bộ, đường sắt và đường thủy
nội địa, cụ thể là:
Năm 2009: Phát hiện 22.516 vụ vi phạm, đã xử lý
19.729 vụ với số tiền phạt là
4.123.596.000; tước giấy phép lái xe (từ 30-90 ngày) 233 trường hợp; tạm giữ
phương tiện (từ 01-90 ngày) 2.216 trường hợp.
Năm 2010: Phát hiện 21.272 vụ vi phạm, đã xử lý
17.380 vụ với số tiền phạt là 4.667.438.000; tước giấy phép lái xe (từ 30-90
ngày) 429 trường hợp; tạm giữ phương tiện (từ 01-90 ngày) 1.066 trường hợp.
Năm 2011: Phát hiện 20.231 vụ vi phạm, đã xử lý 18.503
vụ với số tiền phạt là 5.808.663.000; tước giấy phép lái xe (từ 30-90 ngày) 501
trường hợp; tạm giữ phương tiện (từ 01-90 ngày) 582 trường hợp.
13. UBND tỉnh Quảng Trị
Năm 2009:
Đường bộ: lực lượng CSGT đã phát hiện 43.410 trường
hợp vi phạm, ra quyết định xử phạt 43.364 trường hợp với số tiền phạt 11.290,85
triệu đồng..
Lực lượng TTGT phát hiện lập, biên bản 586 vụ vi phạm,
ra quyết định xử phạt 508 trường hợp với số tiền phạt 465,25 triệu đồng.
Tước giấy phép lái xe 710 trường hợp; tạm giữ 2.150
phương tiện.
Đường thủy nội
địa: lực lượng CSGT đã phát hiện 140 trường hợp vi phạm, cảnh cáo 9 trường hợp,
ra quyết định xử phạt 131 trường hợp với số tiền phạt 100,85 triệu đồng.
Năm 2010:
Đường bộ: lực lượng CSGT đã phát hiện 50.809 trường
hợp vi phạm, ra quyết định xử phạt 48.469 trường hợp với số tiền phạt 15.387
triệu đồng.
Lực lượng TTGT phát hiện lập, biên bản 508 vụ vi phạm,
ra quyết định xử phạt 440 trường hợp với số tiền phạt 413 triệu đồng.
Tạm giữ giấy phép lái xe 670 trường hợp; Đình chỉ
hoạt động có thời hạn 1.656 phương tiện.
Đường thủy nội
địa: lực lượng CSGT và TTGT đã phát hiện 148 trường
hợp vi phạm, cảnh cáo 41 trường hợp, ra quyết định xử phạt 107 trường hợp với số tiền phạt 58,3 triệu đồng.
Năm 2011:
Đường bộ: lực lượng CSGT đã phát hiện 59.325 trường hợp vi phạm, ra quyết định xử phạt
59.150 trường hợp với số tiền phạt 23.198
triệu đồng.
Lực lượng TTGT phát hiện lập biên bản 1.111 vụ vi
phạm, ra quyết định xử phạt 578 trường hợp với số tiền phạt 538,4 triệu đồng.
Tạm giữ giấy phép lái xe 1450 trường hợp; Đình chỉ
hoạt động có thời hạn 2.078 phương tiện; Tịch thu, đấu giá sung công quỹ nhà nước
2 xe ô tô, 5 xe mô tô, 3 tổng thành máy không rõ nguồn gốc. Tịch thu 68 trường
hợp sử dụng GPLX giả.
Đường thủy nội
địa: lực lượng CSGT và TTGT đã phát hiện 80 trường hợp vi phạm, cảnh cáo 11 trường
hợp, ra quyết định xử phạt 69 trường hợp với số tiền phạt 71 triệu đồng.
14. UBND tỉnh Nam Định
Năm 2009: xử lý 55.153 trường hợp vi phạm, số tiền
phạt là 15.420.050.000 đồng.
Năm 2010: xử lý 77.095 trường hợp vi phạm, số tiền
phạt là 19.759.310.000 đồng.
Năm 2011: xử lý 89.956 trường hợp vi phạm, số tiền
phạt là 21.267.113.000 đồng.
Trong 3 năm đã tước GPLX 1.974 trường hợp, tạm giữ
102.022 phương tiện.
15. UBND tỉnh Hà Nam
Năm 2009: xử phạt 32.266 trường hợp, phạt tiền
14.159.485.000 đồng, trong đó:
Đường bộ: lực lượng CSGT xử phạt 32.034 trường hợp
với số tiền 13.983.495.000 đồng. TTGT xử phạt 232 trường hợp với số tiền phạt 175.990.000 đồng. TTGT xử phạt
232 trường hợp với số tiền phạt 175.990.000 đồng.
Tạm giữ 193 phương tiện; tước GPLX 530 trường hợp.
Đường thủy nội
địa: lực lượng CSGT xử phạt 629 trường hợp với số tiền 94.750.000 đồng.
Năm 2010: xử phạt 33.393 trường hợp, phạt tiền
14.500.500.000 đồng, trong đó:
Đường bộ: lực lượng CSGT xử phạt 33.175 trường hợp
với số tiền 14.356.265.000 đồng. TTGT xử phạt 218 trường hợp với số tiền phạt
144.235.000 đồng.
Tạm giữ 144 phương tiện; tước GPLX 930 trường hợp.
Đường thủy nội
địa: lực lượng CSGT xử phạt 680 trường hợp
với số tiền 122.500.000 đồng.
Năm 2011: xử phạt 34.041 trường hợp, phạt tiền
18.398.041.000 đồng, trong đó:
Đường bộ: lực lượng CSGT xử phạt 33.714 trường hợp với số tiền 18.146.441.000 đồng.
TTGT xử phạt 327 trường hợp với số tiền phạt 251.600.000 đồng.
Tạm giữ 174 phương tiện; tước GPLX 530 trường hợp.
Đường thủy nội
địa: lực lượng CSGT xử phạt 714 trường hợp với số tiền 132.500.000 đồng.
16. UBND tỉnh Khánh Hòa
Đường bộ: trong 3 năm, lực lượng CSGT lập biên bản
133.396 trường hợp vi phạm, cảnh cáo 281 trường
hợp, ra quyết định xử phạt 128.737 trường
hợp với số tiền phạt 55.754.365.000 đồng; tạm giữ 24.252 phương tiện; tước
GPLX 4.598 trường hợp. Lực lượng TTGT lập biên bản 12.821 trường hợp vi phạm, ra quyết định xử phạt
12.811 trường hợp với số tiền phạt
7.048.580.000 đồng; tước GPLX 8.492 trường hợp,
cụ thể các năm như sau:
Năm 2009: lực lượng CSGT lập biên bản 48.637 trường hợp vi phạm, cảnh cáo 65 trường hợp, ra quyết định xử phạt 47.364 trường hợp với số tiền phạt 18.618.456.000 đồng;
tạm giữ 9.464 phương tiện; tước GPLX 2.281 trường hợp. Lực lượng TTGT lập biên
bản 3.077 trường hợp vi phạm, ra quyết định xử phạt 3.077 trường hợp với số tiền phạt 1.457.130.000 đồng;
tước GPLX 897 trường hợp
Năm 2010: lực lượng CSGT lập biên bản 38.132 trường hợp vi phạm, cảnh cáo 133 trường hợp, ra quyết định xử phạt 36.723 trường hợp với số tiền phạt 13.569.909.000 đồng;
tạm giữ 6.785 phương tiện; tước GPLX 831 trường
hợp. Lực lượng TTGT lập biên bản 4.087 trường
hợp vi phạm, ra quyết định xử phạt
4.087 trường hợp với số tiền phạt
1.988.120.000 đồng; tước GPLX 1.324 trường hợp
Năm 2011: lực lượng CSGT lập biên bản 46.627 trường hợp vi phạm, cảnh cáo 83 trường hợp, ra quyết định xử phạt 44.650 trường hợp với số tiền phạt 23.566.000.000 đồng;
tạm giữ 8.003 phương tiện; tước GPLX 1.486 trường
hợp. Lực lượng TTGT lập biên bản 5.647 trường
hợp vi phạm, ra quyết định xử phạt
5.647 trường hợp với số tiền phạt
3.603.330.000 đong; tước GPLX 1.673 trường hợp.
Đường thủy nội
địa xử phạt 362 vụ vi phạm với số tiền 228.535.000 đồng; tước quyền sử dụng bằng
thuyền trưởng 24 trường hợp.
17. UBND tỉnh Điện Biên
Năm 2009: Lập biên bản 11.234 trường hợp, xử phạt
9.722 trường hợp với số tiền
2.575.035.000 đồng; tước GPLX 30 ngày 122 trường
hợp, 60 ngày 8 trường hợp và 90 ngày 3 trường
hợp; tịch thu 116 phương tiện vi phạm.
Năm 2010: Lập biên bản 23.304 trường hợp, xử phạt 20.298 trường hợp với số tiền 6.557.130.500 đồng; tước
GPLX 30 ngày 628 trường hợp, 60 ngày 21 trường hợp và 90 ngày 3 trường hợp; tịch thu
224 phương tiện vi phạm.
Năm 2011: Lập biên bản 23.675 trường hợp, xử phạt
21.546 trường hợp với số tiền 6.853.613.000 đồng; tước GPLX 30 ngày 468 trường hợp, 60 ngày 33 trường hợp; tịch thu 338
phương tiện vi phạm.
18. UBND tỉnh Đắc Nông
Trong 3 năm đã phát hiện 159.042 vụ vi phạm, xử phạt
151.110 trường hợp với số tiền
49.611.068.000 đồng, cụ thể từng năm như sau:
Năm 2009: Lập biên bản 45.373 trường hợp, xử phạt 41.975 trường hợp với số tiền 13.303.731.000 đồng; tước
GPLX 1.412 trường hợp; tạm giữ 13.487 phương tiện vi phạm các loại.
Năm 2010: Lập biên bản 50.867 trường hợp, xử phạt 49.509 trường hợp với số tiền 15.669.449.000 đồng; tước
GPLX 1.218 trường hợp; tạm giữ 10.957 phương tiện vi phạm các loại.
Năm 2011: Lập biên bản 63.162 trường hợp, xử phạt 59.626 trường hợp với số tiền 20.637.888.000 đồng; tước
GPLX 2.024 trường hợp; tạm giữ 11.223
phương tiện vi phạm các loại.
19. UBND tỉnh Hòa Bình
Trong 3 năm đã phát hiện 102.131 vụ vi phạm, xử phạt
tiền 86.060 trường hợp, cảnh cáo 16.071 trường hợp, tổng số tiền phạt là 27.346.152.000
đồng; tạm giữ 13.897 phương tiện; thông báo về nơi cư trú, đơn vị công tác, học
tập của đối tượng vi phạm là 1.866 trường hợp;
tước quyền sử dụng GPLX có thời hạn 1.070 trường hợp, cụ thể từng năm như sau:
Năm 2009: Lập biên bản 40.628 trường hợp, xử phạt 34.793 trường hợp với số tiền
9.650.027.000 đồng, phạt cảnh cáo 5.835 trường hợp;
tước GPLX 253 trường hợp; tạm giữ 7.342 phương tiện vi phạm các loại.
Năm 2010: Lập biên bản 28.361 trường hợp, xử phạt 23.739 trường hợp với số tiền
10.011.500.500 đồng, phạt cảnh cáo 4.622 trường
hợp; tước GPLX 432 trường hợp; tạm
giữ 3.278 phương tiện vi phạm các loại; thông báo về nơi cư trú, công tác, học
tập của đối tượng vi phạm là 927 trường hợp.
Năm 2011: Lập biên bản 33.142 trường hợp, xử phạt
27.529 trường hợp với số tiền 7.684.625.000 đồng, phạt cảnh cáo 5.613 trường hợp; tước GPLX 521 trường hợp; tạm giữ 3.230 phương tiện vi phạm
các loại; thông báo về nơi cư trú, công tác, học tập của đối tượng vi phạm là
939 trường hợp.
20. UBND tỉnh Sơn La
Năm 2009: TTGT đã phát hiện 131 vụ vi phạm, ra quyết
định xử phạt 46 trường hợp, số tiền
105.750.000 đồng.
Lực lượng CSGT xử phạt 38.880 trường hợp vi phạm, số tiền phạt 575.510.000 đồng;
tạm giữ 7.330 phương tiện; tước 1.483 GPLX, thu 48 GPLX giả.
Năm 2010: TTGT đã phát hiện 158 vụ vi phạm, ra quyết
định xử phạt 123 trường hợp, số tiền
253.500.000 đồng (5 trường hợp đã thực hiện
Quyết định xử phạt, 118 trường hợp chưa
chấp hành).
Lực lượng CSGT xử phạt 37.658 trường hợp vi phạm, số tiền phạt 12.109.993.000
đồng; tạm giữ 5.193 phương tiện; tước 1.009 GPLX, thu 25 GPLX giả, 01 biển số
giả.
Năm 2011: TTGT đã phát hiện 222 vụ vi phạm, ra quyết
định xử phạt 123 trường hợp, số tiền
185.000.000 đồng.
Lực lượng CSGT xử phạt 32.578 trường hợp vi phạm, số tiền phạt 12.252.380.000
đồng; tạm giữ 4.271 phương tiện; tước 1.345 GPLX, thu 20 GPLX giả.
21. UBND tỉnh Hà Tĩnh
Năm 2009: Phát hiện 75.138 vụ vi phạm, ra quyết định
xử phạt 73.906 trường hợp, số tiền phạt
16.537.665.000 đồng; tạm giữ 87 ô tô, 2516 xe máy.
Năm 2010: Phát hiện 60.912 vụ vi phạm, ra quyết định
xử phạt 51.726 trường hợp, số tiền phạt
16.281.237.000 đồng; tạm giữ 48 ô tô, 1538 xe máy.
Năm 2011: Phát hiện 69.928 vụ vi phạm, ra quyết định
xử phạt 64.336 trường hợp, số tiền phạt
19.250.000.000 đồng; tạm giữ 120 ô tô, 3.219 xe máy.
22. UBND tỉnh Bình Phước
Năm 2009: Lực lượng CSGT phát hiện 67.187 vụ vi phạm,
cảnh cáo 82 trường hợp, ra quyết định xử
phạt 66.367 trường hợp, số tiền phạt
22.177.928.000 đồng; tạm giữ 16.967 phương tiện, tịch thu 2.452 xe mô tô không
rõ nguồn gốc.
Lực lượng TTGT phát hiện 1.199 trường hợp vi phạm, ra quyết định xử phạt 1.163
trường hợp, số tiền phạt 482.486.000 đồng;
tạm giữ 251 tang vật, phương tiện vi phạm.
Năm 2010: Lực lượng CSGT phát hiện 85.562 vụ vi phạm,
cảnh cáo 764 trường hợp, ra quyết định xử phạt 84.798 trường hợp, số tiền phạt 30.144.586.000 đồng; tạm giữ 14.116
phương tiện, tịch thu 1.528 xe mô tô không rõ nguồn gốc.
Lực lượng TTGT phát hiện 1.939 trường hợp vi phạm, ra quyết định xử phạt 1.815
trường hợp, số tiền phạt 1.502.775.000 đồng;
tạm giữ 340 tang vật, phương tiện vi phạm.
Năm 2011: Lực lượng CSGT phát hiện 105.035 vụ vi phạm,
cảnh cáo 1.415 trường hợp, ra quyết định
xử phạt 103.620 trường hợp, số tiền phạt
40.799.945.000 đồng; tạm giữ 19.797 phương tiện, tịch thu 966 xe mô tô không rõ
nguồn gốc.
Lực lượng TTGT phát hiện 1.931 trường hợp vi phạm,
ra quyết định xử phạt 1.775 trường hợp, số
tiền phạt 1.965.101.000 đồng; tạm giữ 514 tang vật, phương tiện vi phạm.
23. UBND tỉnh Bạc Liêu
Năm 2009: xử phạt 46.728 trường hợp vi phạm, số tiền
13.347.238.000 đồng; tước GPLX 1.402 trường hợp; tạm giữ 13.566 phương tiện các
loại.
Năm 2010: phát hiện 37.045 trường hợp vi phạm, cảnh
cáo 896 trường hợp, phạt tiền 36.630 trường hợp, số tiền 13.092.188.000 đồng;
tước GPLX 1.102 trường hợp; tạm giữ 10.980 phương tiện các loại.
Năm 2011: phát hiện 41.141 trường hợp vi phạm, cảnh
cáo 739 trường hợp, phạt tiền 40.969 trường hợp, số tiền 17.744.421.000 đồng;
tước GPLX 1.749 trường hợp; tạm giữ 10.249 phương tiện các loại.
24. UBND tỉnh
Bình Dương
Năm 2009: xử phạt 118.964 trường hợp vi phạm, số tiền
phạt 51.464.287.000 đồng, cảnh cáo 675 trường hợp, tước GPLX 7.177 trường hợp,
tạm giữ 47.136 phương tiện, đình chỉ lưu hành 11.200 trường hợp, tạm giữ 47.136
tang vật các loại, tước bằng thuyền trưởng 13 trường hợp.
Năm 2010: xử phạt 105.658 trường hợp vi phạm, số tiền
phạt 48.962.535.000 đồng, cảnh cáo 280 trường hợp, tước GPLX 5.260 trường hợp,
tạm giữ 27.836 phương tiện, đình chỉ lưu hành 6.300 trường hợp, tạm giữ 5.036
tang vật các loại.
Năm 2011: xử phạt 107.053 trường hợp vi phạm, số tiền
phạt 53.126.770.000 đồng, tước GPLX 5.710 trường hợp, tạm giữ 26.054 phương tiện,
đình chỉ lưu hành 4.013 trường hợp, tạm giữ 8.399 tang vật các loại, tháo dỡ
465 lều quán xây dựng trái phép. Tước bằng thuyền trưởng 2 trường hợp; đình chỉ
hoạt động 7 bến thủy nội địa, 2 bến khách
ngang sông.
25. UBND tỉnh Cao Bằng
Trong 3 năm phát hiện 52.000 vụ vi phạm, xử phạt
51.834 trường hợp, số tiền phạt 20.492.436 đồng.
26. UBND tỉnh
Bắc Giang
Năm 2009: phát hiện 111.173 trường hợp vi phạm, xử
phạt 107.467 trường hợp, số tiền phạt 29.696.565.000 đồng; tạm giữ 12.044
phương tiện các loại; tước GPLX 3.104 trường hợp; tịch thu 555 phương tiện các
loại bán đấu giá sung công quỹ nhà nước 715 triệu đồng.
Năm 2010: phát hiện 106.905 trường hợp vi phạm, xử
phạt 106.322 trường hợp, số tiền phạt 33.214.120.000 đồng; tạm giữ 10.410
phương tiện các loại; tước GPLX 3.175 trường hợp; tịch thu 832 phương tiện các
loại bán đấu giá sung công quỹ nhà nước 917 triệu đồng.
Năm 2011: phát hiện 100.644 trường hợp vi phạm, xử
phạt 100.301 trường hợp, số tiền phạt 33.498.610.000 đồng; tạm giữ 10.824
phương tiện các loại; tước GPLX 3.840 trường hợp; tịch thu 938 phương tiện các
loại bán đấu giá sung công quỹ nhà nước 1.264 triệu đồng.
27. UBND TP. Hải Phòng
Năm 2009: Lực lượng CSGT xử phạt 181.261 trường hợp, số tiền 35.741.581.000 đồng.
Lực lượng TTGT xử phạt 1383 trường hợp, số tiền 1.348.815.000 đồng.
Năm 2010: Lực lượng CSGT xử phạt 166.099 trường hợp,
số tiền 45.213.581.000 đồng.
Lực lượng TTGT xử phạt 1694 trường hợp, số tiền
1.501.390.000 đồng.
Năm 2011: Lực lượng CSGT xử phạt 201.066 trường hợp,
số tiền 57.841.047.000 đồng.
Lực lượng TTGT xử phạt 2.224 trường hợp, số tiền 2.055.620.000 đồng.
Trong 3 năm lực lượng CSGT đã tước GPLX 5.936 trường hợp, tạm giữ 36.850 phương tiện.
28. UBND tỉnh Sóc Trăng
Năm 2009: phát hiện 74.399 trường hợp vi phạm, giáo dục nhắc nhở 11.426 trường hợp, tạm giữ 24.677 phương tiện đường bộ
các loại, phạt tiên 56.926 trường hợp vơi số tiền 21.634.483.000 đồng; tước
GPLX, bằng thuyền trưởng, máy trưởng 3.871 trường hợp; tịch thu 475 GPLX, chứng
chỉ chuyên môn phương tiện thủy nội địa
giả; đình chỉ 119 bến khách, phương tiện chở khách ngang sông không đủ điều kiện hoạt động; tháo dỡ 191 đăng, đáy cá lấn
chiếm luồng tàu chạy.
Năm 2010: phát hiện 75.985 trường hợp vi phạm, giáo
dục nhắc nhở 11.147 trường hợp, tạm giữ 19.951 phương tiện đường bộ các loại,
phạt tiền 58.094 trường hợp vơi số tiền 28.316.094.000 đồng; tước GPLX, bằng
thuyền trưởng, máy trưởng 4.795 trường hợp;
tịch thu 607 GPLX, chứng chỉ chuyên môn phương tiện thủy nội địa giả; đình chỉ 28 bến khách, phương tiện chở khách
ngang sông không đủ điều kiện hoạt động;
tháo dỡ 47 miệng đáy, 87 cột đáy và 3 trường hợp đặt chà, nò lấn chiếm luồng
tàu chạy; tháo dỡ 50 nhà cửa, lều quán lấn chiếm hành lang ATĐB.
Năm 2011: phát hiện 83.594 trường hợp vi phạm, giáo dục nhắc nhở 10.040 trường hợp, tạm giữ
22.961 phương tiện đường bộ các loại, phạt tiền 73.289 trường hợp với số tiền
33.022.945.000 đồng; tước GPLX, bằng thuyền trưởng, máy trưởng 5.326 trường hợp; tịch thu 976 GPLX, chứng chỉ chuyên
môn phương tiện thủy nội địa giả; đình chỉ
28 bến khách, phương tiện chở khách ngang sông không đủ điều kiện hoạt động,
tháo dỡ 98 đăng, đáy chà, nò lấn chiếm luồng tàu chạy; tháo dỡ 58 nhà cửa, lều
quán lấn chiếm hành lang ATĐB.
29. UBND tỉnh Kon Tum
Trong 3 năm Thanh tra GTVT đã xử phạt với số tiền
412.335.000 đồng.
Năm 2009: xử phạt 174 trường hợp với số tiền
99.500.000 đồng
Năm 2010: xử phạt 154 trường hợp với số tiền
128.225.000 đồng
Năm 2011: xử phạt 146 trường hợp với số tiền
184.610.000 đồng
30. UBND tỉnh Bắc Cạn
Lực lượng công an: xử lý 18.175 trường hợp vi phạm,
số tiền phạt 6.609.461.000 đồng; tước GPLX 827 trường hợp, tạm giữ 128 ô tô, 3
xe công nông, 2824 mô tô.
Thanh tra giao thông: phát hiện 987 trường hợp vi
phạm, nhắc nhở 511 trường hợp, xử phạt 476 trường hợp, số tiền phạt
1.171.855.000 đồng; tước GPLX có thời hạn đối với 104 trường hợp.
31. UBND tỉnh Bình Định
Đường bộ: Thanh tra GTVT xử phạt 11.336 trường hợp,
số tiền phạt 4.350.000.000 đồng; tước GPLX 30 ngày 832 trường hợp, 60 ngày là
78 trường hợp.
Đường thủy nội
địa: Thanh tra GTVT xử phạt 120 trường hợp vi phạm với số tiền 17.000.000 đồng;
đình chỉ các bến thủy và phương tiện thủy không có giấy phép hoạt động.
32. UBND tỉnh Ninh Thuận
Năm 2009: Thanh tra GTVT xử phạt 1.659 trường hợp với
số tiền 748.100.000 đồng.
Năm 2010: Thanh tra GTVT xử phạt 1.497 trường hợp với
số tiền 915.400.000 đồng; tước GPLX 30 ngày 127 trường hợp, 60 ngày 37 trường hợp.
Năm 2011: Thanh tra GTVT xử phạt 2.074 trường hợp với
số tiền 1.400.000.000 đồng; tước GPLX 30 ngày 249 trường hợp, 60 ngày 36 trường
hợp.
33. UBND tỉnh Gia Lai
Năm 2009: Thanh tra GTVT xử phạt 392 trường hợp, số
tiền 170.850.000 đồng
Năm 2010: Thanh tra GTVT xử phạt 671 trường hợp, số
tiền 554.480.000 đồng
Năm 2011: Thanh tra GTVT xử phạt 205 trường hợp, số
tiền 170.360.000 đồng
34. UBND tỉnh Trà Vinh
Năm 2009: Thanh tra GTVT xử phạt 567 trường hợp, số
tiền 271.075.000 đồng
Năm 2010: Thanh tra GTVT xử phạt 843 trường hợp, số
tiền 356.105.000 đồng
Năm 2011: Thanh tra GTVT xử phạt 979 trường hợp, số
tiền 809.480.000 đồng
35. UBND tỉnh Nghệ An
Năm 2009: Thanh tra GTVT xử phạt 3559 trường hợp, số
tiền 5.301.322.000 đồng
Năm 2010: Thanh tra GTVT xử phạt 1688 trường hợp, số
tiền 6.277.569.000 đồng
Năm 2011: Thanh tra GTVT xử phạt 2358 trường hợp, số
tiền 6.997.658.000 đồng
36. UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Năm 2009: Thanh tra GTVT xử phạt 6.744 trường hợp,
số tiền 4.120.790.000 đồng
Năm 2010: Thanh tra GTVT xử phạt 4.813 trường hợp,
số tiền 3.526.705.000 đồng
Năm 2011: Thanh tra GTVT xử phạt 4.571 trường hợp,
số tiền 3.817.505.000 đồng
37. UBND tỉnh Thái Bình
Năm 2009: xử phạt 122.289 trường hợp, số tiền
28.265.043.000 đồng.
Năm 2010: xử phạt 116.704 trường hợp, số tiền
26.749.000.000 đồng.
Năm 2011: xử phạt 94.376 trường hợp, số tiền
24.249.000.000 đồng.
38. UBND tỉnh Tiền Giang
Năm 2009:
Đường bộ: Thanh tra GTVT xử phạt 1.266 trường hợp,
số tiền 902.500.000 đồng.
Đường thủy nội
địa: Thanh tra GTVT xử phạt 112 trường hợp, số tiền 82.000.000 đồng.
Năm 2010:
Đường bộ: Thanh tra GTVT xử phạt 1.192 trường hợp,
số tiền 866.900.000 đồng.
Đường thủy nội
địa: Thanh tra GTVT xử phạt 75 trường hợp, số tiền 50.550.000 đồng.
Năm 2011:
Đường bộ: Thanh tra GTVT xử phạt 1.465 trường hợp,
số tiền 1.198.580.000 đồng.
Đường thủy nội
địa: Thanh tra GTVT xử phạt 94 trường hợp, số tiền 64.000.000 đồng.
39. UBND tỉnh Lâm Đồng
Trong 3 năm, Thanh tra GTVT lập biên bản 2.128 trường
hợp vi phạm, xử phạt 2.022 trường hợp với số tiền 1.814.005.000 đồng; tước GPLX
30 ngày 317 trường hợp, 60 ngày 44 trường hợp.
40. UBND tỉnh Yên Bái
Năm 2009:
Đường bộ: phát hiện 30.530 trường hợp vi phạm, cảnh cáo 128 trường
hợp, ra quyết định xử phạt 28.442 trường hợp, số tiền phạt 6.267.540.000 đồng; tạm
giữ 6.185 mô tô, 181 ô tô, 165 xe đạp; tước GPLX 773 trường hợp; cưỡng chế khắc
phục tại chỗ 365 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông tỉnh; tổ chức học
lại Luật GTĐB cho 87 đối tượng; thông báo kết quả xử phạt VPHC về nơi cư trú,
công tác và học tập cho 5.066 trường hợp.
Đường thủy nội địa: phát hiện 429 trường hợp vi phạm, ra quyết định xử phạt 401
trường hợp, số tiền phạt 29.885.000 đồng; đình chỉ hoạt động 2 phương tiện; tạm
giữ giấy tờ 26 trường hợp; khắc phục tại chỗ 23 trường
hợp.
Năm 2010:
Đường bộ: phát hiện 32.1009 trường hợp vi phạm, cảnh cáo 53 trường
hợp, ra quyết định xử phạt 30.554 trường
hợp, số tiền phạt 7.670.730.000 đồng; tạm giữ 5.439 mô tô, 271 ô tô; tước
GPLX 849 trường hợp; cưỡng chế khắc phục tại chỗ 152 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông tĩnh; tổ chức học lại
Luật GTĐB cho 41 đối tượng.
Đường thủy nội địa: phát hiện 296 trường hợp vi phạm, ra quyết định xử phạt 293
trường hợp, số tiền phạt 21.835.000 đồng; đình chỉ hoạt động 15 phương tiện và
13 bến.
Năm 2011:
Đường bộ: phát hiện 35.590 trường hợp vi phạm, cảnh
cáo 25 trường hợp, ra quyết định xử phạt 34.476 trường hợp, số tiền phạt 8.819.290.000 đồng; tạm
giữ 5.079 mô tô, 175 ô tô; tước GPLX 935 trường
hợp; tổ chức học lại Luật GTĐB cho
38 đối tượng.
Đường thủy nội địa: phát hiện 179 trường hợp vi phạm, ra quyết định xử phạt 173
trường hợp, số tiền phạt 14.510.000 đồng.
41. UBND tỉnh
Phú Yên
Năm 2009: Thanh tra GTVT xử phạt 177 trường hợp, số tiền 142.700.000 đồng
Năm 2010: Thanh tra GTVT xử phạt 215 trường hợp, số tiền 298.850.000 đồng
Năm 2011: Thanh tra GTVT xử phạt 481 trường hợp, số tiền 791.960.000 đồng
42. UBND tỉnh
Hậu Giang
Trong 3 năm, Thanh tra GTVT xử phạt 4.325 trường hợp
với số tiền 3.895.500.000 đồng.
43. UBND tỉnh
Tuyên Quang
Năm 2009: Thanh tra GTVT xử phạt 464 trường hợp, số
tiền 378.400.000 đồng; tạm giữ 146 bộ giấy tờ phương tiện, 6 biển kiểm soát ô
tô, 10 phương tiện thủy, tước GPLX 8 trường hợp.
Năm 2010: Thanh tra GTVT xử phạt 273 trường hợp, số
tiền 397.585 đồng; tạm giữ 2 xe ô tô, 159 bộ giấy tờ phương tiện; tước GPLX 15
trường hợp; đình chỉ hoạt động 5 bến khách ngang sông.
Năm 2011: Thanh tra GTVT xử phạt 281 trường hợp, số tiền 465.710.000 đồng; tạm giữ 0
xe ô tô, 199 bộ giấy tờ phương tiện; tước GPLX 34 trường
hợp; đình chỉ hoạt động 3 bến khách ngang sông.
44. UBND tỉnh
Cao Bằng
Trong 3 năm, Thanh tra GTVT phát hiện 52.000 vụ vi
phạm, xử phạt 51.834 trường hợp với số tiền
20.492.436.000 đồng.
45. UBND tỉnh Quảng Trị
Năm 2009:
Đường bộ: xử phạt 43.872 trường hợp, số tiền 11.756.100.000 đồng; tước GPLX có thời hạn
710 trường hợp, tạm giữ 2.150 phương tiện, trong
đó có 2.024 mô tô, xe máy, 126 xe ô tô.
Đường thủy nội
địa: phát hiện 140 trường hợp, cảnh cáo 9
trường hợp, xử phạt 131 trường hợp, số tiền 100.850.000 đồng.
Năm 2010:
Đường bộ: xử phạt 48.909 trường hợp, số tiền 15.800.000.000 đồng; tước GPLX có thời hạn
670 trường hợp, tạm giữ 1.656 phương tiện,
trong đó có 1.163 mô tô, xe máy, 493 xe ô
tô.
Đường thủy nội
địa: phát hiện 148 trường hợp, cảnh cáo 41 trường hợp, xử phạt 107 trường hợp,
số tiền 58.300.000 đồng.
Năm 2011:
Đường bộ: xử phạt 59.728 trường hợp, số tiền 23.740.000.000 đồng; tước GPLX có thời hạn
1.450 trường hợp, tạm giữ 2.078 phương tiện, trong
đó có 1.551 mô tô, xe máy, 536 xe ô tô; tịch thu 68 trường hợp GPLX giả; tịch thu sung công 2 xe ô tô, 5 xe mô tô, 3
tổng thành máy không rõ nguồn gốc.
Đường thủy nội
địa: phát hiện 80 trường hợp, cảnh cáo 11
trường hợp, xử phạt 69 trường hợp, số tiền 71.000.000 đồng.
46. UBND tỉnh Bắc Cạn
Phát hiện 19.162 trường
hợp vi phạm, phạt tiền 7.781.316.000 đồng, tước giấy phép lái xe có thời
hạn 931 trường hợp, tạm giữ 128 ô tô,
2.824 mô tô và 03 xe công nông.
47. UBND thành phố Cần Thơ
Năm 2009:
Đường bộ: xử phạt 72.781 trường hợp, số tiền 29.217.030.000 đồng; tước GPLX có thời hạn
5.371 trường hợp, tạm giữ 7.111 phương tiện.
Đường thủy nội
địa: xử phạt 560 trường hợp, số tiền
265.480.000 đồng.
Năm 2010:
Đường bộ: Thanh tra GTVT xử phạt 1.067 trường hợp,
số tiền 1.386.710.000 đồng; tước GPLX có thời hạn 394 trường hợp.
Đường thủy nội
địa: Thanh tra GTVT xử phạt 152 trường hợp, số tiền 77.915.000 đồng.
Năm 2011:
Đường bộ: Thanh tra GTVT xử phạt 983 trường hợp, số tiền 1.293.220.000 đồng; tước
GPLX có thời hạn 427 trường hợp.
Đường thủy nội
địa: Thanh tra GTVT xử phạt 128 trường hợp,
số tiền 74.540.000 đồng.
48. UBND tỉnh Hưng Yên
Năm 2009:
Đường bộ: Thanh tra GTVT xử phạt 150 trường hợp, số
tiền 259.020.000 đồng.
Đường thủy nội
địa: Thanh tra GTVT xử phạt 7 trường hợp, số tiền 9.500.000 đồng; tước quyền sử
dụng có thời hạn 2 bằng thuyền trưởng.
Năm 2010:
Đường bộ: Thanh tra GTVT xử phạt 299 trường hợp, số
tiền 590.000.000 đồng; tước GPLX có thời hạn 106 trường hợp.
Năm 2011:
Đường bộ: Thanh tra GTVT xử phạt 147 trường hợp, số
tiền 295.450.000 đồng; tước GPLX có thời hạn 28 trường hợp.
Đường thủy nội
địa: Thanh tra GTVT xử phạt 10 trường hợp, số tiền 8.850.000 đồng.
49. UBND tỉnh Vĩnh Phúc
Năm 2009: Thanh tra GTVT xử phạt 316 trường hợp, số
tiền 134.550.000 đồng.
Năm 2010: Thanh tra GTVT xử phạt 495 trường hợp, số
tiền 383.020.000 đồng.
Năm 2011: Thanh tra GTVT xử phạt 581 trường hợp, số
tiền 764.280.000 đồng.
Trong 3 năm, Thanh tra GTVT giữ GPLX thời hạn 30
ngày 47 trường hợp và 60 ngày 17 trường hợp.
50. UBND tỉnh Bắc Ninh
Năm 2009: Thanh tra GTVT lập biên bản 211 trường hợp,
xử phạt 140 trường hợp, số tiền 50.690.000 đồng.
Năm 2010: Thanh tra GTVT lập biên bản 461 trường hợp,
xử phạt 462 trường hợp, số tiền 218.640.000 đồng.
Năm 2011: Thanh tra GTVT lập biên bản 919 trường hợp,
xử phạt 847 trường hợp, số tiền 419.545.000 đồng.
51. UBND tỉnh Đồng Tháp
Năm 2009: tổng số 2.605 trường hợp vi phạm, phạt tiền
2.617.772.000 đồng (đường bộ + đường thủy).
Năm 2010: tổng số 3.214 trường hợp vi phạm, phạt tiền
3.128.720.000 đồng (đường bộ + đường thủy).
Năm 2011: tổng số 3.278 trường hợp vi phạm, phạt tiền
3.533.500.000 đồng (đường bộ + đường thủy).
52. UBND tỉnh Cà Mau
Năm 2009: xử phạt 67.331 trường hợp vi phạm, số tiền
7.000.000.000 đồng, tước có thời hạn 12 bằng thuyền trưởng, 9.875 giấy phép lái
xe, tạm giữ 11.037 phương tiện cơ giới đường bộ.
Năm 2010: xử phạt 70.574 trường hợp vi phạm, số tiền
8.500.000.000 đồng, tước có thời hạn 9 bằng thuyền trưởng, 7 chứng chỉ chuyên
môn thủy nội địa, 9.931 giấy phép lái xe,
tạm giữ 11.861 phương tiện cơ giới đường bộ.
Năm 2011: xử phạt 68.359 trường hợp vi phạm, số tiền
19.000.000.000 đồng, tước có thời hạn 7 bằng thuyền trưởng, 2.254 giấy phép lái
xe, tạm giữ 20.642 phương tiện cơ giới đường bộ.
53. UBND tỉnh Quảng Ninh
Năm 2009: xử phạt 191.242 trường hợp, số tiền
50.004.180.000 đồng.
Năm 2010: xử phạt 173.161 trường hợp, số tiền
64.812.294.119 đồng.
Năm 2011: xử phạt 188.007 trường hợp, số tiền
75.665.653.600 đồng.