BỘ VĂN HÓA, THỂ
THAO
VÀ DU LỊCH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
3299/VBHN-BVHTTDL
|
Hà Nội, ngày 06
tháng 08 năm 2024
|
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ NỘI DUNG HỒ SƠ KHOA HỌC ĐỂ XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH
SỬ - VĂN HÓA VÀ DANH LAM THẮNG CẢNH
Thông tư số 09/2011/TT-BVHTTDL
ngày 14 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định
về nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng
cảnh, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 9 năm 2011, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Thông tư số 18/2022/TT-BVHTTDL
ngày 28 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi,
bổ sung một số điều của Thông tư số 09/2011/TT-BVHTTDL ngày 14 tháng 7 năm 2011
của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về nội dung hồ sơ khoa học
để xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh, có hiệu lực từ
ngày 01 tháng 3 năm 2023.
Căn cứ Luật di sản văn hóa
ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản
văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số
98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
di sản văn hóa;
Căn cứ Nghị định số
185/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
quy định về nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và
danh lam thắng cảnh như sau[1]:
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối
tượng, phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này quy định về nội
dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh
(sau đây gọi chung là di tích) cấp tỉnh, di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc
biệt.
2. Thông tư này áp dụng đối với
tổ chức, cá nhân Việt Nam tham gia lập hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích (sau
đây gọi chung là hồ sơ khoa học di tích).
Điều 2. Giải
thích từ ngữ
1. Chủ sở hữu di tích là
tổ chức, cá nhân có quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt đối với
di tích theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân được giao
quản lý di tích là tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu di tích giao quyền quản
lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích theo quy định của pháp luật.
3. Người đại diện tổ chức,
cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý di tích là người đại diện hợp
pháp cho chủ sở hữu di tích hoặc tổ chức, cá nhân được giao quản lý di tích xác
lập, thực hiện giao dịch dân sự để thực hiện quyền sở hữu hoặc quản lý di tích
theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Đối
tượng lập hồ sơ khoa học di tích
Công trình xây dựng, địa điểm,
cảnh quan thiên nhiên, khu vực thiên nhiên thuộc danh mục kiểm kê di tích của tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định tại khoản 14 Điều 1 Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa có đủ tiêu chí quy định tại Điều 28
Luật di sản văn hóa được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật di sản văn hóa.
Điều 4. Hồ
sơ khoa học di tích và việc lưu trữ hồ sơ
1. Hồ sơ khoa học di tích phải
có đầy đủ thành phần theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định số
98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
di sản văn hóa.
2. Hồ sơ khoa học di tích được
lưu trữ tại tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý di tích, Ủy
ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp
xã), Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi
chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Di sản
văn hóa (đối với di tích xếp hạng quốc gia và quốc gia đặc biệt).
3.[2] Hồ sơ khoa học di tích phải được định dạng
“.doc” hoặc “.docx” và “.pdf” để lưu trữ.
Chương II
NỘI DUNG HỒ SƠ KHOA HỌC
DI TÍCH
Điều 5. Đơn
đề nghị xếp hạng di tích
Đơn đề nghị xếp hạng di tích là
văn bản của tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý di tích gửi
Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch để đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm
quyền xem xét xếp hạng, đề nghị xếp hạng di tích theo thẩm quyền (Mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này).
Điều 6. Lý
lịch di tích
Lý lịch di tích phải được kê
khai đầy đủ tại thời điểm lập hồ sơ khoa học xếp hạng di tích, gồm các nội dung
sau đây[3]:
1. Tên gọi di tích:
a) Tên gọi di tích được thống
nhất sử dụng trong hồ sơ khoa học di tích;
b) Các tên gọi khác của di tích
(nếu có) và nguồn gốc tên gọi đó.
2. Địa điểm và đường đi đến di
tích:
a) Địa điểm di tích: ghi đầy đủ
tên gọi cũ và tên gọi mới của địa phương có di tích, gồm số nhà, đường phố,
xóm, làng, xã (phường, thị trấn), huyện (quận, thị xã, thành phố trực thuộc cấp
tỉnh), tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương) và nêu rõ nguyên nhân của việc đổi
tên qua các thời kỳ;
b) Đường đi đến di tích: ghi rõ
khoảng cách từ trung tâm hành chính của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
nơi có di tích đến di tích và chỉ dẫn cụ thể đường đến di tích bằng các phương
tiện giao thông.
3. Phân loại di tích:
Căn cứ kết quả khảo sát, nghiên
cứu về di tích để phân loại di tích theo quy định tại Điều 11 Nghị định số
98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010.
Trường hợp di tích chứa đựng
nhiều loại giá trị thì phân loại theo các loại giá trị đó, bắt đầu từ giá trị
tiêu biểu nhất (ví dụ: di tích khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật; di tích lịch sử
và danh lam thắng cảnh).
4. Sự kiện, nhân vật lịch sử, đặc
điểm của di tích:
a) Đối với di tích lịch sử:
trình bày sự kiện, nhân vật lịch sử liên quan đến di tích; tổng thuật các kết
quả nghiên cứu đã có và nêu rõ cơ sở khoa học, nhận định của tổ chức, cá nhân lập
hồ sơ khoa học di tích về sự kiện, nhân vật lịch sử đó;
b) Đối với di tích kiến trúc
nghệ thuật: trình bày tóm tắt về sự kiện, nhân vật lịch sử liên quan đến di
tích (nếu có), quá trình xây dựng, bảo quản, tu bổ, phục hồi, tôn tạo di tích;
tổng thuật các kết quả nghiên cứu đã có và nêu rõ cơ sở khoa học, nhận định của
tổ chức, cá nhân lập hồ sơ khoa học di tích về quá trình xây dựng, bảo quản, tu
bổ, phục hồi, tôn tạo di tích;
c) Đối với di tích khảo cổ: tổng
thuật quá trình phát hiện, khai quật di tích, các kết quả nghiên cứu đã có và
nêu rõ cơ sở khoa học, nhận định của tổ chức, cá nhân lập hồ sơ khoa học di
tích về niên đại, chủ nhân, đặc trưng, tính chất của di tích đó;
d) Đối với danh lam thắng cảnh:
trình bày tóm tắt sự kiện, nhân vật lịch sử liên quan trực tiếp đến danh lam thắng
cảnh (nếu có), nêu các đặc điểm của danh lam thắng cảnh về cảnh quan thiên
nhiên, địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù hoặc
những dấu vết vật chất về các giai đoạn phát triển của trái đất.
5. Sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng
liên quan đến di tích:
Miêu tả chi tiết lễ hội và các
sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng khác liên quan đến di tích; tổng thuật các kết quả
nghiên cứu trước đó và đề xuất nhận định của tổ chức, cá nhân lập hồ sơ khoa học
di tích về đặc điểm, giá trị lịch sử - văn hóa của lễ hội, sinh hoạt văn hóa
tín ngưỡng liên quan đến di tích.
6. Khảo tả di tích:
a)[4] Giới thiệu khái quát về phạm vi, quy mô, diện
tích, bố cục mặt bằng tổng thể của di tích, cảnh quan thiên nhiên và môi trường
- sinh thái khu vực di tích; đánh giá khái quát hiện trạng kỹ thuật của di
tích, nêu rõ mức độ hư hại, xuống cấp của di tích (nếu có).
b) Giới thiệu cụ thể đối với từng
loại di tích:
Đối với di tích lịch sử: miêu tả
chi tiết công trình xây dựng, di vật và vết tích còn lại liên quan đến sự kiện,
nhân vật lịch sử gắn với di tích;
Đối với di tích kiến trúc nghệ
thuật: miêu tả chi tiết kỹ thuật xây dựng, kết cấu kiến trúc, vật liệu xây dựng,
các đề tài, họa tiết và nghệ thuật trang trí của từng hạng mục kiến trúc cấu
thành di tích;
Đối với di tích khảo cổ: nêu rõ
các thành phần, đặc điểm, tầng văn hóa, hiện vật quan trọng được phát hiện
trong quá trình nghiên cứu, thăm dò, khai quật di tích; hiện trạng của di tích;
Đối với danh lam thắng cảnh:
miêu tả chi tiết về cảnh quan thiên nhiên, địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng
sinh học, hệ sinh thái đặc thù hoặc khu vực thiên nhiên chứa đựng những dấu vết
vật chất về các giai đoạn phát triển của trái đất; miêu tả các công trình kiến
trúc, nghệ thuật liên quan đến danh lam thắng cảnh (nếu có);
7. Sơ đồ phân bố di vật, cổ vật,
bảo vật quốc gia thuộc di tích:
Lập sơ đồ vị trí các di vật, cổ
vật, bảo vật quốc gia (sau đây gọi chung là hiện vật) thuộc di tích tại thời điểm
lập hồ sơ khoa học di tích; chú thích rõ tên gọi, mã số hiện vật được thể hiện
trên sơ đồ theo đúng tên gọi và mã số hiện vật được ghi ở Bản thống kê hiện vật
thuộc di tích quy định tại Điều 10 Thông tư này.
8. Giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học, thẩm mỹ của di tích:
Đánh giá tổng quát giá trị lịch
sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ của di tích, nêu rõ những giá trị nổi bật của di
tích được tổ chức, cá nhân lập hồ sơ khoa học di tích lấy làm căn cứ để xác định
loại di tích.
9.[5] Thực trạng bảo vệ và phát huy giá trị di tích:
Nêu rõ tên của tổ chức, cá nhân
trực tiếp là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý di tích và thực trạng việc tổ chức
bảo vệ và phát huy giá trị di tích, tình trạng vi phạm di tích (nếu có);
Trường hợp di tích thuộc sở hữu
chung hoặc sở hữu nhà nước thì phải ghi rõ quyết định thành lập Ban (tổ) bảo vệ
hoặc quản lý di tích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có).
10. Phương hướng bảo vệ và phát
huy giá trị di tích:
Đề xuất phương hướng bảo vệ và
phát huy giá trị di tích nhằm bảo tồn bền vững di tích gắn với việc phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương.
11. Kết luận:
Đề xuất của tổ chức, cá nhân lập
hồ sơ khoa học di tích với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xếp hạng di
tích đó là di tích cấp tỉnh, di tích quốc gia hoặc di tích quốc gia đặc biệt.
12. Tài liệu tham khảo:
a) Lập thư mục tài liệu tham khảo
liên quan đến việc nghiên cứu, bảo vệ và phát huy giá trị di tích;
b) Tập hợp những tư liệu, bài viết,
kỷ yếu hội thảo khoa học trực tiếp về di tích để lập thành Phụ lục lý lịch di
tích. Đối với di tích khảo cổ, Phụ lục di tích phải có phần viết hoặc bản sao
Báo cáo khai quật.
13. Xác định cá nhân, tổ chức lập
lý lịch di tích:
Lý lịch di tích được đóng thành
quyển, khổ giấy A4. Tại trang cuối cùng, người lập lý lịch di tích phải ghi
ngày, tháng, năm lập lý lịch, ký, ghi rõ họ tên, thủ trưởng đơn vị lập hồ sơ
khoa học di tích ký, đóng dấu xác nhận.
Điều 7. Bản
đồ vị trí và chỉ dẫn đường đến di tích
Sử dụng bản đồ hành chính của tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương nơi có di tích để đánh dấu và chú thích rõ vị
trí di tích, đường đến di tích từ nơi đặt trung tâm hành chính của tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương đó.
Điều 8. Bản
vẽ kỹ thuật di tích
1. Bản vẽ kỹ thuật di tích phải
đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật theo quy định sau đây:
a)[6] Bản vẽ mặt bằng tổng thể tỷ lệ 1/500;
Đối với di tích lịch sử: bản vẽ
mặt bằng tổng thể phải thể hiện rõ vị trí các công trình, địa điểm, vết tích
còn lại liên quan đến sự kiện, nhân vật lịch sử gắn với di tích;
Đối với di tích khảo cổ: bản vẽ
mặt bằng tổng thể phải thể hiện đầy đủ các địa điểm khảo cổ thuộc di tích đã được
phát hiện, thăm dò, khai quật;
Đối với danh lam thắng cảnh: bản
vẽ mặt bằng tổng thể phải thể hiện được đường đồng mức và vị trí các công trình
xây dựng thuộc khu vực danh lam thắng cảnh, có chú thích về quy mô của công
trình xây dựng đó;
Trường hợp di tích có diện tích
lớn: bản vẽ mặt bằng tổng thể thực hiện theo tỷ lệ phù hợp, bảo đảm thể hiện được
toàn bộ phạm vi di tích.
b) Bản vẽ các mặt bằng, các mặt
đứng, các mặt cắt ngang, các mặt cắt dọc, kết cấu chi tiết kiến trúc có chạm khắc
tiêu biểu tỷ lệ 1/50;
Trường hợp chi tiết kiến trúc
có chạm khắc tiêu biểu nhưng kích thước nhỏ: bản vẽ kỹ thuật thực hiện theo tỷ
lệ phù hợp để thể hiện được rõ chi tiết chạm khắc;
Trường hợp di tích khảo cổ: sử
dụng lại (sao y bản chính) bản vẽ các mặt bằng, các mặt cắt của hố khai quật và
bản vẽ một số hiện vật tiêu biểu được thực hiện trong quá trình khai quật di
tích.
2.[7] Tập bản vẽ kỹ thuật được lập tại thời điểm lập hồ
sơ khoa học xếp hạng di tích, được đóng thành quyển khổ giấy A3, bìa mềm, có dấu
giáp lai và xác nhận của thủ trưởng đơn vị lập hồ sơ khoa học di tích.
Điều 9. Tập
ảnh màu khảo tả di tích, hiện vật thuộc di tích
1. Tập ảnh màu khảo tả di tích,
hiện vật thuộc di tích bao gồm: ảnh tổng thể di tích, ảnh các công trình xây dựng,
địa điểm, cảnh quan thiên nhiên cấu thành di tích, ảnh lễ hội, sinh hoạt văn
hóa tín ngưỡng gắn với di tích và ảnh các hiện vật thuộc di tích.
2. Tập ảnh màu khảo tả di tích,
hiện vật thuộc di tích phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Đối với ảnh chụp tổng thể di
tích: phải thể hiện rõ hình ảnh di tích ở các hướng nhìn khác nhau;
b) Đối với ảnh chụp công trình
xây dựng, địa điểm thuộc di tích: phải thể hiện rõ hình ảnh bên ngoài và chi tiết
kết cấu kiến trúc, các đề tài, họa tiết trang trí tiêu biểu ở bên trong của từng
công trình xây dựng, địa điểm thuộc di tích;
c) Đối với ảnh chụp danh lam thắng
cảnh: phải thể hiện rõ vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên, những dấu vết phản ánh
đặc điểm địa hình, địa mạo, những yếu tố địa lý khác và các động vật, thực vật
tiêu biểu phản ánh sự đa dạng sinh học cùng hệ sinh thái đặc thù của danh lam
thắng cảnh;
d) Đối với ảnh chụp lễ hội,
sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng gắn với di tích: phải thể hiện rõ những diễn biến
chính của lễ hội và các sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng gắn với di tích;
e) Đối với ảnh chụp các hiện vật
thuộc di tích: phải thể hiện đặc trưng riêng về kiểu dáng, hình khối, hoa văn của
từng hiện vật thuộc di tích; mỗi hiện vật phải chụp ít nhất 01 ảnh, có đặt thước
tỉ lệ.
3.[8]Ảnh khảo tả di tích, hiện vật thuộc di tích được
chụp tại thời điểm lập hồ sơ khoa học xếp hạng di tích, được in trên giấy ảnh,
cỡ ảnh từ 10cm x 15cm trở lên, được dán lên giấy bìa và đóng thành quyển khổ giấy
A4; phải đánh số thứ tự, chú thích đầy đủ nội dung, người chụp và thời gian chụp
ảnh, có dấu giáp lai và xác nhận của thủ trưởng đơn vị lập hồ sơ khoa học di
tích;
Ảnh tư liệu được sưu tầm để đưa
vào tập ảnh phải ghi rõ xuất xứ.
Điều 10. Bản
thống kê hiện vật thuộc di tích
1. Bản thống kê hiện vật thuộc
di tích phải ghi đầy đủ, chính xác các thông tin về tên gọi, mã số, nguồn gốc,
niên đại, loại hiện vật, chất liệu, kích thước của hiện vật theo Mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
2.[9] Bản thống kê hiện vật thuộc di tích được lập tại
thời điểm lập hồ sơ khoa học xếp hạng di tích, được đóng thành quyển, bìa mềm,
có dấu giáp lai và xác nhận của thủ trưởng đơn vị lập hồ sơ khoa học di tích.
Điều 11. Bản
dập, dịch văn bia, câu đối, đại tự và các tài liệu Hán Nôm hoặc tài liệu bằng
các loại ngôn ngữ khác có ở di tích
1. Việc dập, sao chép, dịch đối
với văn bia, câu đối, đại tự và các tài liệu Hán Nôm hoặc tài liệu bằng các loại
ngôn ngữ khác có ở di tích (sau đây gọi chung là dập, dịch chữ viết) quy định
như sau:
a) Phải dập toàn bộ chữ viết được
khắc trên công trình xây dựng, hiện vật thuộc di tích bằng giấy dó chất lượng tốt;
các bản dập phải được dán ghép theo đúng hình thức văn bản gốc;
Trường hợp không thực hiện được
việc dập do chữ viết khắc trên hiện vật có kích thước quá lớn hoặc ở vị trí
không dập được hoặc được viết trên các chất liệu đặc biệt (ví dụ: giấy, vải, lá
cây) thì tiến hành sao chép theo quy định tại điểm b khoản này;
b) Phải sao chép hoặc sao chụp
đầy đủ, chính xác toàn bộ các văn bản cần sao chép;
Trường hợp chữ viết được thể hiện
bằng các hình thức đặc biệt (ví dụ: chữ triện, chữ thảo) thì phải mô tả rõ.
2. Toàn bộ chữ viết đã dập và
sao chép phải được phiên âm, dịch nghĩa ra tiếng Việt và có chú thích đầy đủ để
làm rõ nội dung văn bản.
3. Việc tập hợp hồ sơ dập, dịch
chữ viết quy định như sau:
a) Bản dập được gấp theo khổ giấy
A4, đựng trong túi chống ẩm;
b) Bản sao chép, phiên âm, dịch
nghĩa phải đóng thành quyển khổ giấy A4, có xác nhận của người sao chép, phiên
âm, dịch nghĩa ở từng tài liệu, có dấu giáp lai và xác nhận của thủ trưởng đơn
vị lập hồ sơ khoa học di tích.
Điều 12.
Biên bản và bản đồ khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích
1. Biên bản khoanh vùng các khu
vực bảo vệ di tích phải ghi đầy đủ, chính xác các thông tin và có đủ xác nhận của
các cơ quan: Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện,
Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp huyện, đơn vị lập
hồ sơ khoa học di tích (Ban quản lý di tích danh thắng hoặc Bảo tàng cấp tỉnh),
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh (đối với hồ sơ di tích xếp hạng quốc gia và quốc gia đặc biệt) theo Mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
Trường hợp xác định di tích
không có khu vực bảo vệ II, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải có
văn bản giải trình kèm theo Biên bản khoanh vùng khu vực bảo vệ I của di tích.
2. Việc lập Bản đồ khoanh vùng
các khu vực bảo vệ di tích được quy định như sau:
a) Trích lục bản đồ địa chính ở
địa phương có di tích để thể hiện việc khoanh vùng bảo vệ di tích;
Đối với những diện tích thuộc
khu vực bảo vệ nhưng không nguyên thửa thì phải xác định các tọa độ cần thiết để
thể hiện rõ phần diện tích đó;
Đối với những di tích mà khu vực
bảo vệ nằm trên khu vực chưa có bản đồ địa chính và những di tích nằm trên địa
hình rộng lớn, phức tạp thì phải xác định các tọa độ cần thiết để thể hiện rõ
các khu vực bảo vệ;
b)[10] Đường bao quanh toàn bộ khu vực bảo vệ I của
di tích phải được thể hiện bằng màu đỏ, đường bao quanh toàn bộ khu vực bảo vệ
II của di tích phải được thể hiện bằng màu xanh trên bản đồ khoanh vùng các khu
vực bảo vệ di tích; trong khu vực bảo vệ I của di tích phải thể hiện rõ vị trí
các công trình, địa điểm, cảnh quan thiên nhiên, khu vực thiên nhiên có giá trị
lịch sử, văn hóa, khảo cổ, địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh
thái đặc thù;
c) Bản đồ khoanh vùng các khu vực
bảo vệ di tích phải có đầy đủ xác nhận của các cơ quan như quy định tại Biên bản
khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích.
Điều 13. Tờ
trình về việc xếp hạng di tích
1. Giám đốc Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch lập Tờ trình đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xếp hạng
di tích cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập Tờ trình đề nghị Bộ trưởng
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích quốc gia; Bộ trưởng Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch lập Tờ trình đề nghị Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di
tích quốc gia đặc biệt.
2. Nội dung Tờ trình phải nói
rõ quy trình lập hồ sơ và có đầy đủ, chính xác các thông tin theo quy định (Mẫu số 4 ban hành kèm theo Thông tư này).
Chương
III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH[11]
Điều 14.
Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi
hành từ ngày 01 tháng 9 năm 2011.
Điều 15. Tổ
chức thực hiện
Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị
liên quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện và tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện
đầy đủ và nghiêm túc các quy định trong Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu
cần phải sửa đổi, bổ sung, Cục trưởng Cục Di sản văn hóa trình Bộ trưởng Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, quyết định./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (để đăng Công
báo);
- Bộ Tư pháp;
- Bộ trưởng;
- Các Thứ trưởng;
- Cổng TTĐT của Bộ (để đăng tải);
- Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ;
- Các Sở VHTT; Sở VHTTDL;
- Lưu: VT, DSVH, KC.100.
|
XÁC THỰC VĂN BẢN
HỢP NHẤT
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Hoàng Đạo Cương
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ XẾP HẠNG DI TÍCH
Kính
gửi: Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh/thành phố …
Tôi là ………………………… (ghi rõ họ
và tên người làm đơn)………..
Địa chỉ thường trú ………… (số
nhà, đường phố, xóm, làng, xã/phường/thị trấn, huyện/quận/thị xã/thành phố trực
thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương)
..........................................................................................
Là ……………..(ghi rõ người làm
đơn là chủ sở hữu di tích hoặc người được giao quản lý di tích hoặc
là người đại diện tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc người đại diện
tổ chức được giao quản lý di tích):……. ……… (ghi rõ tên di tích)
.............. tại .……… (số nhà, đường phố, xóm, làng, xã /phường/thị trấn,
huyện/quận/thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố trực thuộc trung
ương) ............................................................................................................
Qua quá trình sở hữu, quản lý,
chúng tôi nhận thấy di tích có những giá trị tiêu biểu sau đây:
....................................................................................................
(ghi tóm tắt về giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ của di tích, tối
đa…….. không quá 300 từ)
....................................................................................
Vì vậy, chúng tôi làm đơn này
trân trọng đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu, lập hồ sơ khoa học
di tích để đề nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét quyết định xếp hạng
đối với di tích trên.
Chúng tôi cam kết sẽ phối hợp
chặt chẽ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình lập hồ sơ khoa học
di tích và thực hiện việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích theo đúng quy định
của pháp luật về di sản văn hóa và các quy định pháp luật khác có liên quan.
|
(Địa danh nơi
có di tích), ngày ... tháng ... năm ...
Người làm đơn
(ký và ghi rõ họ tên)
|
SỞ VĂN HÓA, THỂ
THAO VÀ DU LỊCH TỈNH/THÀNH PHỐ …
(ĐƠN VỊ LẬP HỒ SƠ DI TÍCH)
|
|
Mẫu số 2
|
|
BẢN THỐNG KÊ HIỆN VẬT *
THUỘC
DI TÍCH …
Xã
… huyện … tỉnh/thành phố …
STT
|
Tên hiện vật
|
Mã số
|
Nguồn gốc
|
Thời kỳ/niên đại
|
Loại hiện vật
|
Chất liệu
|
Kích thước, trọng lượng
|
Miêu tả hiện vật
|
Tình trạng bảo quản
|
Ghi chú
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
(7)
|
(8)
|
(9)
|
(10)
|
(11)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
..., ngày ...
tháng ... năm ...
Xác nhận của cơ quan/đơn vị lập Hồ sơ khoa học di tích
|
Chú thích:
* Bản thống kê hiện vật thuộc
di tích thống nhất thực hiện trên khổ giấy A3, cỡ chữ 13 hoặc 14.
(1) Số thứ tự hiện vật trong Bản
thống kê.
(2) Ghi rõ tên thường gọi của
hiện vật và tên gọi khác (nếu có).
(3) Mã số được quy định như
sau:
Mã số được cấu tạo từ 3 bộ phận
(A. B. C), viết theo hàng ngang, trong đó:
A: là chữ viết tắt của tên di
tích, ví dụ: Phủ Tây Hồ ghi PTH.
B: là chữ viết tắt của nơi đặt
hiện vật, ví dụ: Tiền đường - ghi: TĐ, sân vườn - ghi: SV.
C: Số ghi vị trí hiện vật trên
sơ đồ hiện vật thuộc di tích quy định tại khoản 7 Điều 6 Thông
tư này, ví dụ: 01.
Như vậy, mã số hiện vật số 01 tại
Tiền đường Phủ Tây Hồ sẽ ghi là: PTH.TĐ.01.
(4) Ghi rõ nguồn gốc hiện vật:
vốn có, hiến tặng, khai quật, trao đổi, thu hồi, mua, nguồn khác.
(5) Ghi rõ hiện vật thuộc thời
kỳ văn hoá nào, niên đại tương đối, niên đại tuyệt đối của hiện vật.
(6) Ghi rõ hiện vật là: di vật,
cổ vật, bảo vật quốc gia.
(7) Ghi rõ chất liệu, nhóm chất
liệu chính của hiện vật: gốm, sành sứ, kim loại và hợp kim, gỗ, tre, nứa, giấy,
phim, vải, len, lụa, da, lông thú, xương, sừng, vỏ động vật, vỏ nhuyễn thể, đá,
đá quý, thủy tinh, pha lê, xi măng, thạch cao, nhựa, cao su, vỏ, sợi thực vật,
...
(8) Ghi các kích thước cơ bản của
hiện vật theo đơn vị centimet, trọng lượng của hiện vật theo đơn vị gam (trường
hợp hiện vật có trọng lượng quá lớn hoặc để ở vị trí không thể cân, đo được thì
ước tính)
(9) Miêu tả hiện vật và nêu rõ
các dấu tích đặc biệt (nếu có).
(10) Ghi rõ hiện vật đang ở
trong tình trạng nào sau đây: nguyên, sứt, nứt, vỡ, hỏng men, méo, rỉ, gẫy, mọt,
thủng, xước, rách, sờn, bạc màu, ố bẩn, ...
(11) Các ghi chú khác (nếu có).
|
Mẫu số 3
|
UBND TỈNH/THÀNH PHỐ
…
SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
…, ngày
tháng năm 20…
|
|
|
|
BIÊN BẢN KHOANH VÙNG CÁC KHU VỰC BẢO VỆ DI TÍCH
...
(tên di tích) ...
Xã
… huyện … tỉnh/thành phố …
Căn cứ Luật di sản văn hóa ngày
29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn
hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật đất đai ngày 29
tháng 11 năm 2013[12];
Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP
ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn
hóa,
Hôm nay, ngày … tháng … năm …,
hồi … giờ...
Chúng tôi gồm:
+ … (họ và tên - Chức danh
người chủ trì Hội nghị)… : Chủ trì Hội nghị
+ … (họ và tên - Chức danh
thư ký Hội nghị)… : Thư ký Hội nghị
Cùng các đại biểu:
+ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
…(tên các đại biểu - Chức
danh)…
+ Sở Tài nguyên và Môi trường:
…(tên các đại biểu - Chức
danh)…
+ Ban Quản lý di tích/Bảo tàng:
…(tên các đại biểu - Chức
danh)…
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện … :
…(tên các đại biểu - Chức
danh)...
+ Phòng Tài nguyên và môi trường:
…(tên các đại biểu - Chức
danh) ...
+ Phòng Văn hóa và Thông tin:
… (tên các đại biểu - Chức
danh) ...
+ Ủy ban nhân dân cấp xã …:
…(tên các đại biểu - Chức
danh) ...
+ Đại diện tổ chức, cá nhân là
chủ sở hữu hoặc được giao quản lý di tích:
… (tên các đại biểu - Chức
danh) ...
Cùng đại diện các đoàn thể
trong ... (thôn, xóm, tổ dân phố) … họp tại địa điểm … để thống nhất về
việc khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích … (tên di tích) …
Sau khi nghe ………… (tên đơn vị
chủ trì lập hồ sơ khoa học di tích)…… trình bày tóm tắt nội dung, giá trị lịch
sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ của di tích và dự kiến khoanh vùng các khu vực bảo
vệ di tích, toàn thể đại biểu dự họp đã thống nhất khoanh vùng các khu vực bảo
vệ di tích … (tên di tích) … như sau:
I. KHOANH VÙNG CÁC KHU VỰC BẢO
VỆ DI TÍCH
Việc khoanh vùng các khu vực bảo
vệ di tích được áp dụng theo quy định tại khoản 13 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009 và Điều 13, 14 Nghị
định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 tháng 2010 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật di sản văn hoá, cụ thể:
1. Khu vực bảo vệ I: là
vùng có các yếu tố gốc cấu thành di tích, gồm:…………. (ghi rõ các công trình
xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia nằm ngoài các công
trình xây dựng thuộc khu vực bảo vệ I)…..............................
Khu vực này gồm:
- Thửa đất số … diện tích … m2
- Thửa đất số … diện tích … m2
- ...............
Thuộc Tờ bản đồ số … tỷ lệ ...
- Phía Bắc giáp: …;
- Phía Nam giáp: …;
- Phía Đông giáp: …;
- Phía Tây giáp: ….
(Đối với những diện tích thuộc
khu vực bảo vệ I nhưng không nguyên thửa, di tích nằm trên khu vực chưa có bản
đồ địa chính, di tích nằm trên địa hình rộng lớn, phức tạp, thì phái xác định
toạ độ các điểm cần thiết để thể hiện rõ Khu vực bảo vệ I. Ví dụ:
Khu vực này có diện tích ... m2
được xác định bởi các điểm A, B, C, D ...... có tọa độ như sau:
A (x:...; y:...);
B (x:...; y:...);
C (x:...; y:...);
D (x:...; y:...);
............................
- Phía Bắc giáp: …;
- Phía Nam giáp: …;
- Phía Đông giáp: …;
- Phía Tây giáp: ….).
2. Khu vực bảo vệ II: là
vùng bao quanh hoặc tiếp giáp khu vực bảo vệ I của di tích.
Khu vực này gồm:
- Thửa đất số … diện tích …m2
- Thửa đất số … diện tích …m2
..............................
Thuộc Tờ bản đồ số … tỷ lệ ...
- Phía Bắc giáp: …;
- Phía Nam giáp: …;
- Phía Đông giáp: …;
- Phía Tây giáp: ….
(Đối với những diện tích thuộc
khu vực bảo vệ II nhưng không nguyên thửa, di tích nằm trên khu vực chưa có bản
đồ địa chính, di tích nằm trên địa hình rộng lớn, phức tạp, thì phải xác định
toạ độ các điểm cần thiết để thể hiện rõ Khu vực bảo vệ II. Ví dụ:
Khu vực này có diện tích ... m2
được xác định bởi các điểm A', B', C', D' có toạ độ như sau:
A' (x:...; y:...);
B' (x:...; y:...);
C' (x:...; y:...);
D' (x:...; y:...);
..........................
- Phía Bắc giáp: …;
- Phía Nam giáp: …;
- Phía Đông giáp: …;
- Phía Tây giáp: …. ).
II. KIẾN NGHỊ
Căn cứ vào những nội dung đã
nêu trên, toàn thể Hội nghị nhất trí đề nghị các cấp có thẩm quyền xem xét xếp
hạng di tích ... (tên di tích) ... là … (loại và hạng di tích) ...
Biên bản này đã được thông qua
và các đại biểu dự họp nhất trí ký tên:
Chủ trì hội nghị
(ký và ghi rõ họ tên)
|
Thư ký hội nghị
(ký và ghi rõ họ tên)
|
III. XÁC NHẬN CỦA CÁC CƠ
QUAN
1. Uỷ ban nhân dân cấp xã
|
2. Phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện
|
3. Phòng Tài nguyên
và Môi trường cấp huyện
|
4. Uỷ ban nhân dân
cấp huyện
|
5. Ban Quản lý di
tích/Bảo tàng
|
6. Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch
|
7. Sở Tài nguyên và Môi trường
|
8. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
(đối với hồ sơ di tích xếp hạng quốc gia và quốc gia đặc biệt)
|
|
|
|
|
|
Mẫu số 4
|
(1)
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
/TTr- (2)
|
…,
ngày tháng năm
20…
|
|
|
|
TỜ TRÌNH
V/v xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh
lam thắng cảnh
Kính
gửi: …………………………(3)……………………………
- Căn cứ Luật di sản văn hóa
ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản
văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;
- Căn cứ Nghị định
98/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di
sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hoá;
- Căn cứ Thông tư số … ngày …,
tháng …, năm … của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về nội
dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh;
(1) đã hoàn thiện nội dung hồ
sơ khoa học để xếp hạng (4) (5), xã (phường) … huyện (quận, thị xã, thành phố
trực thuộc tỉnh) … tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương)… (Kèm theo Hồ sơ khoa
học di tích).
(1) trân trọng đề nghị (3) xem
xét, xếp hạng (6) cho di tích trên.
(1) trân trọng đề nghị./. (7)
Nơi nhận:
- Như trên;
- ...............;
- Lưu: VT, … (9), ...(10), …(11)…
|
(8)
(Chữ ký, dấu)
|
Chú thích:
(1) Cơ quan, đơn vị trình hồ sơ
(ví dụ: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh/thành phố…, Ủy ban nhân dân tỉnh/thành
phố…).
(2) Tên viết tắt của cơ quan,
đơn vị trình hồ sơ (ví dụ: Ủy ban nhân dân ghi: UBND, Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch ghi: SVHTTDL).
(3) Cơ quan, đơn vị nhận hồ sơ
(ví dụ: Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố…, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).
(4) Loại di tích đề xuất trong
hồ sơ (ví dụ: di tích lịch sử, di tích kiến trúc nghệ thuật).
(5) Tên di tích thống nhất trong
các thành phần hồ sơ (ví dụ: Phủ Tây Hồ).
(6) Hạng của di tích: di tích cấp
tỉnh/ di tích quốc gia/ di tích quốc gia đặc biệt.
(7) Vị trí ký tắt.
(8) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị
trình hồ sơ.
(9) Đơn vị soạn thảo và số bản
lưu tại đơn vị. Ví dụ: Cục Di sản văn hóa, lưu 3 văn bản thì ghi: DSVH(3).
(10) Ký hiệu người đánh máy, số
lượng bản người đánh máy lưu. Ví dụ: Nguyễn Văn A là người đánh máy văn bản và
lưu 01 văn bản thì ghi: NVA(1).
(11) Số lượng văn bản phát hành
(ví dụ: 6).
[1] Thông tư số 18/2022/TT-BVHTTDL ngày 28 tháng
12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một
số điều của Thông tư số 09/2011/TT- BVHTTDL ngày 14 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng
di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Luật Di sản văn hóa
ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản
văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số
98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Di sản văn hóa;
Căn cứ Nghị định số 79/NĐ-CP
ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban
hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 09/2011/TT-BVHTTDL
ngày 14 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định
về nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng
cảnh.”
[2]
Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Thông tư số
18/2022/TT-BVHTTDL ngày 28 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 09/2011/TT-BVHTTDL ngày
14 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về nội
dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh,
có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2023.
[3]
Đoạn mở đầu này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 1 của
Thông tư số 18/2022/TT-BVHTTDL ngày 28 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
09/2011/TT-BVHTTDL ngày 14 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch quy định về nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử -
văn hóa và danh lam thắng cảnh, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2023.
[4]
Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 1 của
Thông tư số 18/2022/TT- BVHTTDL ngày 28 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
09/2011/TT-BVHTTDL ngày 14 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch quy định về nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử -
văn hóa và danh lam thắng cảnh, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2023.
[5]
Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 1 của
Thông tư số 18/2022/TT- BVHTTDL ngày 28 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
09/2011/TT-BVHTTDL ngày 14 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch quy định về nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử -
văn hóa và danh lam thắng cảnh, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2023.
[6]
Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 1 của
Thông tư số 18/2022/TT- BVHTTDL ngày 28 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
09/2011/TT-BVHTTDL ngày 14 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch quy định về nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử -
văn hóa và danh lam thắng cảnh, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2023.
[7]
Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 1 của
Thông tư số 18/2022/TT- BVHTTDL ngày 28 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
09/2011/TT-BVHTTDL ngày 14 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch quy định về nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử -
văn hóa và danh lam thắng cảnh, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2023.
[8]
Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Thông tư số
18/2022/TT-BVHTTDL ngày 28 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 09/2011/TT-BVHTTDL ngày
14 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về nội
dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh,
có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2023.
[9]
Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Thông tư số
18/2022/TT-BVHTTDL ngày 28 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 09/2011/TT-BVHTTDL ngày
14 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về nội
dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh,
có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2023.
[10]
Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 6 Điều 1 của Thông tư số
18/2022/TT-BVHTTDL ngày 28 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 09/2011/TT-BVHTTDL ngày
14 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về nội
dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh,
có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2023.
[11] Điều 3 và Điều 4 của Thông tư số
18/2022/TT-BVHTTDL ngày 28 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 09/2011/TT-BVHTTDL ngày
14 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về nội
dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh,
có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2023 quy định như sau:
“Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. Cục Di sản văn hóa chủ
trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn, tổ chức kiểm tra
việc thực hiện Thông tư này.
2. Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có
trách nhiệm tổ chức triển khai, đôn đốc các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
thực hiện Thông tư này.
Điều 4. Điều khoản thi
hành
1. Thông tư này có hiệu lực
thi hành từ ngày 01 tháng 3 năm 2023.
2. Đối với hồ sơ khoa học để
xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được lập và gửi cơ
quan có thẩm quyền trước ngày Thông tư này có hiệu lực mà chưa có quyết định xếp
hạng di tích thì tiếp tục thực hiện theo quy định tại Thông tư số
09/2011/TT-BVHTTDL ngày 14 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch quy định về nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử -
văn hóa và danh lam thắng cảnh.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng
mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch (qua Cục Di sản văn hóa) để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù
hợp./.”
[12]
Cụm từ “Căn cứ Luật đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;” được thay thế bởi cụm từ
“Căn cứ Luật đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;” theo quy định tại Điều 2 của
Thông tư số 18/2022/TT-BVHTTDL ngày 28 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
09/2011/TT-BVHTTDL ngày 14 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch quy định về nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử -
văn hóa và danh lam thắng cảnh, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2023.