BỘ QUỐC PHÒNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 02/TTLTHN-BQP
|
Hà Nội, ngày 20
tháng 05 năm 2013
|
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
HƯỚNG
DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 38/2007/NĐ-CP NGÀY 15 THÁNG 3 NĂM
2007 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC TẠM HOÃN GỌI NHẬP NGŨ VÀ MIỄN GỌI NHẬP NGŨ THỜI BÌNH
ĐỐI VỚI CÔNG DÂN NAM TRONG ĐỘ TUỔI GỌI NHẬP NGŨ
Thông tư liên tịch số 175/2011/TTLT-BQP-BGDĐT ngày 13
tháng 9 năm 2011 của Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện
một số điều của Nghị định số 38/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2007 của Chính
phủ về việc tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ thời bình đối với công
dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 10 năm
2011, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Thông tư liên tịch số 13/2013/TTLT-BQP-BGDĐT ngày
22 tháng 01 năm 2013 của Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung
một số điều của Thông tư liên tịch số 175/2011/TTLT-BQP-BGDĐT ngày 13 tháng 9
năm 2011 của Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện một số điều
của Nghị định số 38/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về việc tạm
hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ thời bình đối với công dân nam trong độ
tuổi gọi nhập ngũ, có hiệu lực kể từ ngày 07 tháng 3 năm 2013.
Căn cứ Luật Nghĩa vụ quân sự năm 1981, Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 1990, năm 1994 và năm
2005;
Căn cứ Nghị định số 104/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng
9 năm 2008 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Quốc phòng;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng
3 năm 2008 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 38/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng
3 năm 2007 của Chính phủ về việc tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ thời
bình đối với công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ;
Liên Bộ Quốc phòng - Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng
dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 38/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2007
của Chính phủ về việc tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ thời bình đối
với công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ (gọi chung là Nghị định
38/2007/NĐ-CP) như sau:[1]
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối
tượng áp dụng
1. Thông tư này hướng dẫn thực hiện Khoản 4, Khoản
9, Khoản 10, Khoản 11 Điều 3 về việc tạm hoãn gọi nhập ngũ; Khoản 3, Khoản 4 Điều
7 về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc tạm hoãn gọi nhập ngũ và
miễn gọi nhập ngũ trong thời bình quy định tại Nghị định 38/2007/NĐ-CP .
2. Thông tư này áp dụng đối với công dân nam là học
sinh, sinh viên, học viên đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ và tương đương (sau đây gọi chung
là công dân) trong độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ mười tám tuổi đến hết hai mươi
lăm tuổi; các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan trong việc thực hiện xét
tạm hoãn gọi nhập ngũ thời bình đối với công dân.
Điều 2. Hướng dẫn Khoản 4, Khoản
9, Khoản 10, Khoản 11 Điều 3 Nghị định 38/2007/NĐ-CP
1. Đối tượng tạm hoãn gọi nhập ngũ:
a) Công dân có anh, chị hoặc em một là hạ sĩ quan,
binh sĩ đang phục vụ tại ngũ và học viên là hạ sĩ quan, binh sĩ đang học tập tại
các trường quân đội, trường ngoài quân đội theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng.
b) Công dân đang học tập tại các trường thuộc hệ thống
giáo dục quốc dân theo hình thức giáo dục chính quy tập trung gồm:
- Trường trung học phổ thông, trường phổ thông có
nhiều cấp học, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán
trú, trường chuyên, trường năng khiếu, dự bị đại học;
- Trường trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề,
cao đẳng nghề;
- Các đại học, trường cao đẳng, trường đại học;
- Học viện, viện nghiên cứu có nhiệm vụ đào tạo
trình độ thạc sĩ, tiến sĩ và tương đương;
- Các trường của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức
quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép đầu tư trên lãnh thổ Việt
Nam.
c) Học viên đang học tập trung theo chương trình
giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở hoặc cấp trung học phổ thông tại các
cơ sở giáo dục.
d) Công dân đi du học tại các trường ở nước ngoài
có thời gian đào tạo mười hai tháng trở lên.
đ)[2] Công dân đang học tập tại các trường quy định tại Điểm a,
Điểm b, Điểm c, Điểm d Khoản 1 Điều này được tính từ ngày công dân đã làm xong
thủ tục nhập học và đang học tập tại trường. Trường hợp công dân nhận được Lệnh
gọi nhập ngũ và Giấy báo nhập học vào các trường trong cùng một thời điểm thì
phải chấp hành Lệnh gọi nhập ngũ và không thuộc đối tượng được xét tạm hoãn gọi
nhập ngũ.
2. Công dân nêu tại Điểm b, Điểm c, Điểm d Khoản 1 Điều
này chỉ được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong một khóa đào tạo tập trung đầu tiên,
trường hợp tiếp tục học tập ở các khóa khác thì không được tạm hoãn gọi nhập
ngũ.
- Thời gian một khóa đào tạo tập trung được tính từ
ngày nhà trường quy định có mặt nhập học (ghi trong giấy báo nhập học) đến khi
tốt nghiệp khóa học.
- Một khóa học chỉ thực hiện ở một trình độ đào tạo,
trường hợp đào tạo liên thông phải liên tục không gián đoạn.
3. Những công dân sau đây không thuộc diện được tạm
hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình:
a)[3] Theo học các loại
hình đào tạo khác ngoài quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Đang học nhưng bị buộc thôi học;
c) Tự bỏ học hoặc ngừng học tập một thời gian liên
tục từ sáu tháng trở lên mà không có lý do chính đáng;
d) Hết thời hạn học tập tại trường một khóa học;
đ) Chỉ ghi danh, đóng học phí nhưng thực tế không học
tại trường;
e)[4] Đang theo học khóa đào tạo tập trung đầu tiên, nhưng bỏ học
để chuyển sang học khóa đào tạo của trường khác.
4. Hàng năm, những công dân thuộc diện tạm hoãn gọi
nhập ngũ quy định tại Khoản 1 Điều này phải được kiểm tra, nếu không còn lý do
tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ. Công dân được tạm hoãn gọi nhập ngũ nếu tình
nguyện thì có thể được tuyển chọn, gọi nhập ngũ.
Điều 3. Hướng dẫn Khoản 3, Khoản
4 Điều 7 Nghị định 38/2007/NĐ-CP
1. Trách nhiệm của giám đốc các đại học, học viện;
hiệu trưởng các trường, viện trưởng các viện nghiên cứu:
a) Kiểm tra, tiếp nhận và bàn giao giấy chứng nhận
đăng ký nghĩa vụ quân sự của công dân cho ban chỉ huy quân sự cấp huyện nơi nhà
trường đặt trụ sở. Thời hạn bàn giao là ba mươi ngày kể từ khi nhà trường khai
giảng khóa học.
b) Thông báo cho ban chỉ huy quân sự cấp huyện nơi
nhà trường đặt trụ sở danh sách công dân ra trường trước sáu mươi ngày để chuyển
giao giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự về ban chỉ huy quân sự cấp huyện
nơi công dân cư trú hoặc làm việc sau khi ra trường.
c) Thông báo kịp thời cho ban chỉ huy quân sự cấp
huyện nơi công dân cư trú và nơi nhà trường đặt trụ sở những công dân hết thời
hạn học tập tại trường đối với hệ đào tạo chính quy tập trung, bị buộc thôi học,
tự bỏ học hoặc ngừng học tập liên tục quá sáu tháng để đưa ra khỏi danh sách những
công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ.
d) Trong thời hạn mười ngày kể từ ngày cán bộ, công
chức, viên chức và học sinh, sinh viên của nhà trường được cử đi công tác, học tập
ở nước ngoài có thời hạn từ mười hai tháng trở lên, đến ban chỉ huy quân sự cấp
huyện nơi nhà trường đặt trụ sở để đăng ký vắng mặt dài hạn cho công dân sẵn
sàng nhập ngũ; nếu thời hạn từ ba tháng đến dưới một năm thì đăng ký tạm vắng.
Trong thời hạn mười ngày kể từ ngày công dân đó về lại nhà trường, đến ban chỉ
huy quân sự cấp huyện nơi nhà trường đặt trụ sở để đăng ký lại.
đ) Không tiếp nhận công dân trong độ tuổi gọi nhập
ngũ đến trường nhập học mà không có giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự, giấy
xác nhận đăng ký vắng mặt của ban chỉ huy quân sự cấp xã.
e)[5] Tiếp nhận vào học đối với các công dân đã hoàn thành
nghĩa vụ quân sự tại ngũ có Giấy báo nhập học trước hoặc sau thời điểm nhập ngũ
theo quy định tại Khoản 4 Điều 56 Luật Nghĩa vụ quân sự.
5. Trách nhiệm của ban chỉ huy quân sự cấp xã:
Báo cáo cơ quan quân sự cấp huyện những công dân
thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ nêu tại Khoản 1 Điều 2 Thông
tư này để xét tạm hoãn gọi nhập ngũ; đăng ký và cấp giấy xác nhận đăng ký vắng
mặt cho công dân trúng tuyển nhập học vào các trường.
3. Trách nhiệm của ban chỉ huy quân sự cấp huyện
nơi công dân cư trú trước khi đến trường nhập học:
a) Cấp giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự cho
công dân đã trúng tuyển vào các trường.
b) Tiếp nhận, quản lý, đăng ký nghĩa vụ quân sự cho
công dân sau khi đã học xong tại các trường về lại nơi cư trú và số công dân bị
buộc thôi học, tự bỏ học hoặc ngừng học tập theo quy định tại Khoản
3 Điều 2 Thông tư này.
4. Trách nhiệm của ban chỉ huy quân sự cấp huyện
nơi nhà trường đặt trụ sở:
a) Tiếp nhận, quản lý các công dân thuộc diện phải
đăng ký nghĩa vụ quân sự đang học tập tại các trường thuộc địa bàn quản lý.
b) Chuyển giao giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ
quân sự của công dân đã tốt nghiệp về ban chỉ huy quân sự cấp huyện nơi công
dân cư trú hoặc nơi đến làm việc sau khi ra trường.
c) Thông báo, chuyển giao giấy chứng nhận đăng ký
nghĩa vụ quân sự của công dân hết thời hạn học tập tại trường đối với hệ đào tạo
chính quy tập trung, bị buộc thôi học, tự bỏ học hoặc ngừng học tập theo quy định
tại Khoản 3 Điều 2 Thông tư này về ban chỉ huy quân sự cấp
huyện nơi công dân cư trú.
d) Đăng ký, quản lý giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ
quân sự của công dân thuộc diện sẵn sàng nhập ngũ được cử đi công tác, học tập ở
nước ngoài.
đ) Thực hiện chế độ đăng ký hàng năm cho công dân
trong độ tuổi gọi nhập ngũ tại các trường theo quy định tại Nghị định số
83/2001/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ về đăng ký nghĩa vụ quân
sự.
5. Trách nhiệm của ban chỉ huy quân sự cấp huyện
nơi công dân đến làm việc sau khi ra trường:
Kiểm tra, tiếp nhận, quản lý giấy chứng nhận đăng
ký nghĩa vụ quân sự của công dân đến địa phương làm việc. Nếu công dân có địa
chỉ thường xuyên cư trú khác nơi làm việc thì ban chỉ huy quân sự cấp huyện nơi
công dân cư trú kiểm tra, tiếp nhận, quản lý giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ
quân sự của công dân.
6.[6] Trách nhiệm của công dân:
a) Công dân đến trường làm thủ tục nhập học phải
mang theo Giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự do Ban chỉ huy quân sự cấp
huyện cấp, Giấy xác nhận đăng ký vắng mặt do Ban chỉ huy quân sự cấp xã nơi cư
trú cấp;
b) Công dân đã nhập ngũ vào Quân đội, nếu có Giấy
báo nhập học vào các trường đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, trung cấp
chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề trước hoặc sau thời điểm nhập ngũ
thì báo cáo đơn vị quản lý biết để thông báo cho nhà trường (nơi phát hành Giấy
báo nhập học) bảo lưu kết quả trúng tuyển của thí sinh đến khi hoàn thành nghĩa
vụ quân sự tại ngũ theo quy định tại Khoản 4 Điều 56 Luật Nghĩa vụ quân sự.
7. Trách nhiệm của đơn vị quân đội đối với công dân
khi đã nhập ngũ có giấy báo trúng tuyển vào học tại các trường.
Đơn vị đang quản lý quân nhân (cấp trung đoàn, lữ
đoàn và tương đương) có trách nhiệm thông báo cho nhà trường (nơi phát hành giấy
báo nhập học) để bảo lưu kết quả trúng tuyển của thí sinh đến khi hoàn thành
nghĩa vụ quân sự theo quy định tại Khoản 4, Điều 56 của Luật Nghĩa vụ quân sự.
Điều 4. Tổ chức thực hiện
1. Các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo
dục và Đào tạo căn cứ chức năng, nhiệm vụ chịu trách nhiệm phối hợp chỉ đạo tổ
chức thực hiện và tiến hành thanh tra, kiểm tra quá trình thực hiện Thông tư
này của các tổ chức và cá nhân theo đúng quy định của pháp luật.
2. Các Quân khu, Bộ Chỉ huy quân sự các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương theo dõi chỉ đạo, hướng dẫn ban chỉ huy quân sự cấp
huyện phối hợp chặt chẽ với các nhà trường trong quá trình tổ chức thực hiện.
Điều 5. Hiệu lực thi hành
[7]
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30
tháng 10 năm 2011 và thay thế Thông tư liên tịch số 121/2007/TTLB-BQP-BGDĐT
ngày 07 tháng 8 năm 2007 của Bộ Quốc phòng - Bộ Giáo dục và Đào tạo Hướng dẫn
thực hiện Nghị định số 38/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về
việc tạm hoãn và miễn gọi nhập ngũ trong thời bình đối với công dân trong độ tuổi
gọi nhập ngũ.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp; giám đốc các đại
học, học viện, hiệu trưởng các trường, viện trưởng viện nghiên cứu, chỉ huy các
cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc
đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục và
Đào tạo để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Bộ trưởng (Để báo cáo);
- Các đồng chí Thứ trưởng;
- Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ;
- BHCQS các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cổng Thông tin điện tử BQP;
- Vụ Pháp chế BQP;
- Văn phòng BQP (NCTH);
- Lưu: VT, PC; Thông 150b
|
XÁC THỰC VĂN BẢN
HỢP NHẤT
Hà Nội, ngày 20
tháng 5 năm 2013
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ
|
[1] Thông tư liên tịch số
13/2013/TTLT-BQP-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số
175/2011/TTLT-BQP-BGDĐT ngày 13 tháng 9 năm 2011 của Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục
và Đào tạo hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 38/2007/NĐ-CP ngày
15 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về việc tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập
ngũ thời bình đối với công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ có căn cứ ban
hành như sau:
“Căn cứ Luật Nghĩa vụ quân sự năm 1981; Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 1990; Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 1994; Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 38/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng
3 năm 2007 của Chính phủ về việc tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ thời
bình đối với công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ;
Căn cứ Nghị định số 104/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng
9 năm 2008 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Quốc phòng;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng
3 năm 2008 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo ban hành Thông tư liên tịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông
tư liên tịch số 175/2011/TTLT-BQP-BGDĐT ngày 13 tháng 9 năm 2011 của Bộ Quốc
phòng và Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số
38/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về việc tạm hoãn gọi nhập
ngũ và miễn gọi nhập ngũ thời bình đối với công dân nam trong độ tuổi gọi nhập
ngũ (sau đây viết tắt là Thông tư số 175/2011/TTLT-BQP-BGDĐT)”.
[2] Điểm này được bổ sung theo quy định tại Khoản
1 Điều 1 của Thông tư liên tịch số 13/2013/TTLT-BQP-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một
số điều của Thông tư liên tịch số 175/2011/TTLT-BQP-BGDĐT ngày 13 tháng 9 năm
2011 của Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện một số điều
của Nghị định số 38/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về việc tạm
hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ thời bình đối với công dân nam trong độ
tuổi gọi nhập ngũ, có hiệu lực kể từ ngày 07 tháng 3 năm 2013.
[3] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định
tại Khoản 2 Điều 1 của Thông tư liên tịch số 13/2013/TTLT-BQP-BGDĐT sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư liên tịch số 175/2011/TTLT-BQP-BGDĐT ngày 13
tháng 9 năm 2011 của Bộ Quốc phòng và Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện
một số điều của Nghị định số 38/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2007 của Chính
phủ về việc tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ thời bình đối với công dân
nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ, có hiệu lực kể từ ngày 07 tháng 3 năm 2013.
[4] Điểm này được bổ sung theo quy định tại Khoản
3 Điều 1 của Thông tư liên tịch số 13/2013/TTLT-BQP-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một
số điều của Thông tư liên tịch số 175/2011/TTLT-BQP-BGDĐT ngày 13 tháng 9 năm
2011 của Bộ Quốc phòng và Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện một số điều
của Nghị định số 38/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về việc tạm
hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ thời bình đối với công dân nam trong độ
tuổi gọi nhập ngũ, có hiệu lực kể từ ngày 07 tháng 3 năm 2013.
[5] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định
tại Khoản 4 Điều 1 của Thông tư liên tịch số 13/2013/TTLT-BQP-BGDĐT sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư liên tịch số 175/2011/TTLT-BQP-BGDĐT ngày 13
tháng 9 năm 2011 của Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện
một số điều của Nghị định số 38/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2007 của Chính
phủ về việc tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ thời bình đối với công
dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ, có hiệu lực kể từ ngày 07 tháng 3 năm 2013.
[6] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định
tại Khoản 5 Điều 1 của Thông tư liên tịch số 13/2013/TTLT-BQP-BGDĐT sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư liên tịch số 175/2011/TTLT-BQP-BGDĐT ngày 13
tháng 9 năm 2011 của Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện
một số điều của Nghị định số 38/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2007 của Chính
phủ về việc tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ thời bình đối với công
dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ, có hiệu lực kể từ ngày 07 tháng 3 năm 2013.
[7]Điều 2 của Thông tư liên tịch
số 13/2013/TTLT-BQP-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số
175/2011/TTLT-BQP-BGDĐT ngày 13 tháng 9 năm 2011 của Bộ Quốc phòng và Bộ Giáo dục
và Đào tạo hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 38/2007/NĐ-CP ngày
15 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về việc tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập
ngũ thời bình đối với công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ, có hiệu lực kể từ
ngày 07 tháng 3 năm 2013 quy định như sau:
"Điều 2. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
07 tháng 3 năm 2013.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp; giám đốc
các đại học vùng, đại học quốc gia, học viện, hiệu trưởng các trường, viện trưởng
viện nghiên cứu, chỉ huy các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện Thông
tư này.”