BỘ
THƯƠNG BINH
******
|
VIỆT
NAM
DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
47-TB-LS3
|
Hà
Nội, ngày 28 tháng 05 năm 1956
|
THÔNG TƯ
VỀ VIỆC TẶNG THƯỞNG BẰNG TỔ QUỐC GHI CÔNG
BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG
BINH
Kính gửi:
|
- Các Ủy ban hành chính liên khu, khu,
thành phố
- Các Ủy ban hành chính tỉnh, Ủy ban hành chính Vĩnh Linh
|
Thi hành Nghị định số 899-TTg
ngày 25/5/1956 của Thủ tướng Phủ, Bộ ấn định trong Thông tư này chi tiết về việc
tặng thưởng bằng “Tổ quốc ghi công”.
I. Ý NGHĨA CỦA
VIỆC TẶNG THƯỞNG
Trong thời gian qua Bộ Quốc
phòng cấp bằng “Tổ quốc ghi công” cho liệt sĩ quân đội hy sinh từ 01/4/1952 trở
đi, Bộ Thương binh cấp bằng “Tổ quốc ghi ơn” cho liệt sĩ hy sinh từ 01/4/1952
trở về trước. Ngoài ra có một số bằng ghi công khác do các đơn vị các địa
phương cấp. Do đó, mẫu bằng không thống nhất. Các mẫu bằng lại quá sơ sài, chưa
đạt được yêu cầu ghi công. Bằng lại chỉ xét và cấp cho một số liệt sĩ quân đội,
các liệt sĩ khác chưa được xét cấp.
Để bổ cứu những điểm chưa hợp lý
đó, Thủ tướng Phủ đã quyết định thống nhất bằng “Tổ quốc ghi công” và tặng thưởng
bằng mới cho các gia đình liệt sĩ quân đội, chính quyền, đoàn thể, thay thế cho
các bằng cũ đã cấp trước và cả cho các gia đình liệt sĩ đến nay chưa được tặng
bằng ghi công.
Việc tặng thưởng này nhằm để:
1) Ghi nhớ công ơn liệt sĩ và đề
cao vinh dự của gia đình liệt sĩ.
2) Tỏ lòng biết ơn của Chính phủ
và nhân dân đối với liệt sĩ và gia đình liệt sĩ.
3) Khuyến khích các gia đình liệt
sĩ hăng hái chấp hành mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ, động
viên quân đội, cán bộ và nhân dân hăng hái phấn đấu làm tròn mọi nhiệm vụ.
II. ĐIỀU KIỆN
ĐƯỢC TẶNG THƯỞNG
1) Các gia đình liệt sĩ Quân,
Dân, Chính, Đảng đều được tặng thưởng bằng “Tổ quốc ghi công”. Gia đình liệt sĩ
là gia đình của những người đã hy sinh quang vinh cho sự nghiệp đấu tranh cách
mạng của dân tộc chống đế quốc, chống phong kiến theo tiêu chuẩn liệt sĩ đã quy
định.
2) Gia đình liệt sĩ gồm những
thân nhân của liệt sĩ xếp theo thứ tự trước sau như dưới đây:
a) Vợ hay chồng.
b) Con (trai hay gái).
c) Cha hay mẹ.
d) Em dưới 16 tuổi (nếu không có
vợ chồng, còn cha mẹ).
e) Nếu không có những người kể
trên, người nào đã thực sự nuôi nấng liệt sĩ từ lúc bé đến lớn hay người mà liệt
sĩ có nhiệm vụ nuôi nấng, do dân chủ bình nghị công nhận được tính là gia đình
liệt sĩ.
Bằng “Tổ quốc ghi công” tặng thưởng
cho cả gia đình, những chỉ một người thân gần nhất của liệt sĩ theo thứ tự nói
trên được ra nhận bằng. Tên người thân nhân đứng nhận bằng được ghi vào giấy chứng
nhận gia đình liệt sĩ do Bộ Thương binh cấp theo bằng “Tổ quốc ghi công”.
Nếu liệt sĩ không có ai là thân
nhân theo đúng như quy định, thì bằng “Tổ quốc ghi công” liệt sĩ do Ủy ban hành
chính xã hay khu phố đứng lĩnh về treo ở trụ sở.
3) Đối với các gia đình liệt sĩ
hiện ở miền nam, tạm hoãn việc tặng thưởng đến khi thống nhất toàn quốc sẽ quy
định sau. Riêng đối với những gia đình liệt sĩ miền Nam
đã tập kết ra Bắc thì ở địa phương nào sẽ kê khai với Ủy ban hành chính địa
phương đó đề nghị tặng thưởng. Nếu chỉ có một, hai người là chú, bác, cô, dì,
anh em không đủ điều kiện là thân nhân của liệt sĩ như đã quy định, còn gia
đình chính vẫn ở trong miền Nam thì cũng tạm hoãn như trên.
Trường hợp đặc biệt vợ, con của
liệt sĩ ở trong Nam, mà bố, mẹ ra tập kết, thì bố, mẹ có thể xin cấp bằng “Tổ
quốc ghi công” và giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ, khi nào thống nhất sẽ điều
chỉnh lại.
4) Gia đình Việt kiều hiện trú tại
những nước ngoài có quan hệ ngoại giao với ta mà có thân nhân đủ tiêu chuẩn là
liệt sĩ cũng được xét tặng thưởng. Việc đề nghị tặng thưởng do các cơ quan Đại
sứ, Lãnh sự Việt Nam
tại các nước đó gửi về Bộ Thương binh. Gia đình Việt kiều hiện trú tại các nước
chưa có quan hệ ngoại giao với ta, có thân nhân là liệt sĩ thì tạm hoãn cho đến
khi có điều kiện sẽ xét tặng.
5) Gia đình ngoại kiều hiện trú
tại nước ta, nếu có thân nhân đủ tiêu chuẩn là liệt sĩ cũng được xét tặng thưởng.
III. NGUYÊN TẮC
ĐỀ NGHỊ VÀ XÉT TẶNG THƯỞNG
A. Nguyên tắc đề nghị tặng
thưởng:
Bằng “Tổ quốc ghi công” tặng thưởng
cho cả gia đình liệt sĩ do người chủ gia đình đứng đề nghị. Nếu gia đình liệt
sĩ gồm nhiều người, thì chỉ một người thân nhân gần nhất của liệt sĩ tính theo
thứ tự trước sau như đã quy định đứng tên đề nghị tặng thưởng. Người thân nhân
gần nhất của liệt sĩ là vợ hay chồng của liệt sĩ (vợ đã tái giá không được
tính) nếu không có vợ hay chồng, hay vợ đã tái giá, thì là con của liệt sĩ (nếu
không có con trai, thì con giá đứng tên). Nếu liệt sĩ không có con thì cha mẹ đứng
tên. Nếu cha mẹ chết cả rồi thì em dưới 16 tuổi của liệt sĩ, nếu không có em
thì người nào thực sự đã nuôi nấng liệt sĩ từ bé đến lớn như con đẻ, hay người
mà liệt sĩ có nhiệm vụ nuôi nấng đứng tên đề nghị tặng thưởng.
Gia đình có nhiều liệt sĩ thì mấy
liệt sĩ được cấp từng ấy bằng, mỗi bằng ghi công riêng một liệt sĩ, nhưng chỉ cấp
một giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ, trong đó ghi đủ tên các liệt sĩ đó.
B. Cơ quan phụ trách:
Việc tặng thưởng bằng “Tổ quốc
ghi công” do Ủy ban hành chính xã, khu phố dựa vào nhận xét của nhân dân, điều
tra lập danh sách liệt sĩ và gia đình gửi kèm hồ sơ lên Ủy ban hành chính tỉnh,
thành phố duyệt và đề nghị Bộ Thương binh xét định. Bộ Thương binh xét định rồi
đề nghị Thủ tướng Phủ tặng bằng.
Đối với liệt sĩ hy sinh từ nay
trở đi, việc đề nghị tặng thưởng do Ban Chỉ huy đơn vị (từ cấp trung ương đoàn
trở lên) hay Thủ trưởng cơ quan (từ cấp tỉnh trở lên) nhận xét và đề nghị Bộ
Thương binh xét định.
Đối với các gia đình liệt sĩ miền
Nam trú tại các cơ quan trung ương, thì Thủ trưởng cơ quan phối hợp với công
đoàn xét và đề nghị Bộ Thương binh xét định, nếu trú tại các cơ quan khu, tỉnh
thì do Thủ trưởng cơ quan đó phối hợp với công đoàn xét chuyển đến Ủy ban hành
chính tỉnh địa phương duyệt và đề nghị lên Bộ Thương binh.
C. Tiêu chuẩn xét tặng thưởng:
Việc xét tặng thưởng căn cứ vào:
1) Người đã hy sinh có đúng là
liệt sĩ theo tiêu chuẩn đã quy định hay không.
2) Thái độ chính trị của gia
đình, chủ yếu là người chủ gia đình. Xét thái độ chính trị cụ thể là xét gia đình
có đối lập lại chính quyền ta hay có chống phá cách mạng, kháng chiến, hoặc chống
lại chính sách của Đảng, Chính phủ hay không? Cụ thể là các gia đình mà chủ là
phản động rõ rệt đối lập với kháng chiến, với cách mạng, chống lại chính sách bị
phạt án tù, bị quản chế hay bị tước quyền công dân không được xét tặng thưởng.
Không nên lẫn lộn với những người vì hiểu lầm, vì mắc lừa, vì tư lợi mà chểnh mảng,
lừng chừng hay đôi khi có phát ngôn linh tinh.
Đối với những gia đình có liệt
sĩ nhưng lại có người trong gia đình như cha mẹ vợ con làm ngụy quân, ngụy quyền
tai sai cho địch, thì nếu thái độ của gia đình một lòng trung thành với Chính
phủ, hết sức kêu gọi giác ngộ người đã theo địch, hoặc cự tuyệt vì cầu an, bị
ép buộc, hoặc trong trường hợp đặc biệt đã được sự đồng ý của ta, giữ một chức
vụ thường, không có hành động phá hoại cơ sở, đàn áp nhân dân, từ ngày giải
phóng biểu lộ thái độ tốt thì được xét tặng thưởng. Trường hợp gia đình liệt sĩ
có người làm ngụy quân, ngụy quyền có sai lầm lớn, đến nay đã biết hối cải,
nhưng mặt khác người liệt sĩ đã có thành tích công trạng lớn, gia đình cũng được
chiếu cố xét tặng thưởng.
- Đối với gia đình liệt sĩ thuộc
thành phần địa chủ, nói chung tạm thời hoãn việc xét tặng thưởng cho đến sau cải
cách ruộng đất, tùy thái độ sẽ xét sau.
- Riêng đối với gia đình liệt sĩ
là nhân sĩ tiến bộ, địa chủ kháng chiến, đối với gia đình địa chủ thuộc thành
phần công thương nghiệp kiêm địa chủ, viên chức kiêm địa chủ, làm nghề tự do
kiêm địa chủ, nếu người đã chết đủ tiêu chuẩn liệt sĩ và gia đình về thái độ
chính trị có đủ điều kiện nói trên cũng được xét tặng thưởng.
Trường hợp những gia đình liệt
sĩ mà chủ là phản cách mạng, phản động bị phạt tù, tước quyền công dân hay bị
quản chế không đủ tiêu chuẩn để nhận tặng thưởng thì Ủy ban hành chính xã, khu
phố vẫn kê khai lĩnh bằng treo tại trụ sở. Khi thái độ chính trị của gia đình
đã khá, xã, khu phố sẽ báo cáo về Ủy ban hành chính tỉnh đề nghị Bộ Thương binh
duyệt y trao tặng bằng.
D. Thu hồi bằng:
Đối với những trường hợp đã tặng
bằng “Tổ quốc ghi công” không đúng điều kiện đã quy định trên, sau khi kiểm tra
phải thu hồi lại cùng giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ.
Trường hợp người chủ gia đình liệt
sĩ bị phạt án tù từ 5 năm trở lên hay bị tước quyền công dân, bị quản chế, Ủy
ban hành chính xét thái độ chính trị của các thân nhân khác của liệt sĩ trong
gia đình đó, nếu có thân nhân tiếp đó đủ tiêu chuẩn về thái độ chính trị sẽ đề
nghị lên Bộ Thương binh chuyển bằng cho người ấy, nếu không thì bằng phải thu hồi
lại cùng với giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ.
Việc thay đổi chủ gia đình liệt
sĩ và việc thu hồi bằng do Ủy ban hành chính xã, khu phố nhận xét báo cáo Ủy
ban hành chính tỉnh, thành phố duyệt và đề nghị về Bộ Thương binh xét định.
Những người chủ gia đình bị phạm
pháp, bị can án phải thu hồi bằng và giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ, nếu sau
này biết hối lỗi, biểu lộ thái độ chính trị tốt sẽ được xét và cấp lại, do người
chủ gia đình liệt sĩ đề nghị, Ủy ban hành chính xã, khu phố báo cáo lên tỉnh,
thành phố xét đề nghị Bộ Thương binh sẽ xét.
IV. THỂ THỨC
GIẤY TỜ
Các gia đình có thân nhân là liệt
sĩ muốn đề nghị tặng thưởng bằng cần lập một hồ sơ gồm có:
1. Đơn đề nghị cấp bằng trong
khai rõ:
Họ, tên, tuổi liệt sĩ, ngày,
tháng, năm sinh, ngày, tháng, năm tham gia cách mạng, ngày hy sinh của liệt sĩ,
trường hợp hy sinh của liệt sĩ, chức vụ, đơn vị hay cơ quan, tên, họ, tuổi của
chủ gia đình (là vợ, chồng, con hay cha mẹ), nghề nghiệp, thành phần, nguyên
trú quán, tên những người trong gia đình liệt sĩ theo như đã quy định, nói rõ từng
người về thành phần và quan hệ với liệt sĩ.
2. Các giấy tờ chứng nhận về liệt
sĩ: bản sao giấy báo tử, bằng “Tổ quốc ghi công” hay “Tổ quốc ghi ơn” cũ, thư
chia buồn, thư báo tin đã hy sinh, giấy chứng nhận của cơ quan, hay đơn vị cuối
cùng của liệt sĩ trước khi hy sinh. Nếu không có giấy tờ gì cả, thì gia đình
làm bản khai danh dự có 2 người biết rõ việc liệt sĩ chết hay mất tích ký tên
làm chứng và Ủy ban hành chính xã hay khu phố hoặc Thủ trưởng cơ quan (trường hợp
gia đình liệt sĩ công tác ở cơ quan) nhận thực.
Gia đình có nhiều liệt sĩ cần kê
khai riêng và đính theo đầy đủ giấy tờ vào đơn của mỗi người để tiện việc xét tặng
thưởng. Gia đình có bằng “Tổ quốc ghi công”, “Tổ quốc ghi ơn” cũ đều gửi bằng
đó theo (vì các bằng này đều thu lại cấp bằng mới).
Đơn xin cấp bằng, giấy khai danh
dự, các giấy tờ sao lục đều phải có thị thực của Ủy ban xã hay khu phố. Các hồ
sơ ghi công này do Ủy ban hành chính xã hay khu phố hướng dẫn giúp đỡ để gia
đình lập rồi Ủy ban hành chính đính theo danh sách liệt sĩ và gia đình liệt sĩ
gửi lên Ủy ban hành chính tỉnh, thành duyệt gửi về Bộ Thương binh.
Đối với liệt sĩ không có thân
nhân xin nhận bằng hoặc gia đình không đủ tiêu chuẩn về thái độ chính trị, Ủy
ban hành chính xã, khu phố vẫn kê khai vào danh sách liệt sĩ và gia đình liệt
sĩ đầy đủ theo mẫu danh sách Bộ sẽ quy định.
V. KẾ HOẠCH
TIẾN HÀNH
1. Ở xã, khu phố tổ chức thảo luận
trong cán bộ, nhân dân để hiểu rõ chủ trương về việc tặng thưởng bằng và tiêu
chuẩn liệt sĩ, để nhân dân liên hệ phát hiện liệt sĩ. Xã căn cứ vào sự phát hiện
của nhân dân, thẩm tra lại và giúp đỡ gia đình liệt sĩ lập hồ sơ cho từng liệt
sĩ. Sau đó xã lập danh sách đưa ra nhân dân nhận xét thông qua, chủ yếu là những
trường hợp không có giấy báo tử, không có tin tức, hay có giấy tờ mà quần chúng
thắc mắc cho không phải là liệt sĩ và những trường hợp chỉ được xét tặng danh
hiệu liệt sĩ.
Việc phát hiện làm chính là cho
trong xã, nhưng cần động viên nhân dân phát hiện ai đã chết mà là liệt sĩ ở xã
khác, huyện, tỉnh khác, xã tổ chức ghi chép thật cụ thể tên, tuổi, chức vụ,
đơn vị hay cơ quan, nơi hy sinh, trường hợp hy sinh, tên gia đình và sinh trú
quán rồi gửi về Ủy ban hành chính tỉnh địa phương có liệt sĩ, đồng thời gửi về
Bộ Thương binh một bản.
Sau khi nhân dân nhận xét, Ủy
ban hành chính xã, khu phố lập 2 danh sách:
- Một là danh sách những người
được nhân dân xác nhận là liệt sĩ trong đó ghi cả ý kiến đề nghị của nhân dân đối
với việc cấp bằng của gia đình.
- Hai là danh sách những người
đã chết nhưng thiếu tài liệu chứng cớ cụ thể để nhân dân xác nhận là liệt sĩ cả
những người mà ý kiến nhân dân chưa xác nhận là liệt sĩ, hay không phải là liệt
sĩ, số này cần ghi rõ ý kiến nhận xét của nhân dân. Danh sách này ghi các trường
hợp, mất tích, mất tin, nghi vấn đã chết, nhưng không có tin tức hay giấy tờ chứng
cớ cụ thể.
Trong 2 bản danh sách nói trên
thì kê lần lượt riêng từng loại, kê hết loại bộ đội chủ lực, địa phương, đến
dân quân du kích, rồi đến Dân, Chính, Đảng. Ngoài ra, nếu có liệt sĩ và gia
đình liệt sĩ miền Nam thì kê ra danh sách riêng và cũng phân loại như trên.
Các danh sách nói trên đều gửi
lên Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố đính theo đủ hồ sơ của mỗi liệt sĩ ghi
trong danh sách để Ủy ban hành chính tỉnh thành duyệt.
2. Ủy ban hành chính tỉnh, thành
phố xét duyệt các bản danh sách vào hồ sơ do xã, khu phố gửi lên, nhận xét và
ghi ý kiến đề nghị, chú trọng các trường hợp cần xét tặng danh hiệu liệt sĩ,
xong tập trung gửi lên Bộ Thương binh xét định, kèm với hồ sơ do xã hay khu phố
gửi lên (để riêng từng loại danh sách một như trên đã nói).
3. Bộ Thương binh xét các danh
sách và hồ sơ do tỉnh, thành đề nghị, dự thảo Nghị định cấp bằng “Tổ quốc ghi
công”, viết bằng cấp cho những người đủ tiêu chuẩn liệt sĩ, trình Thủ trưởng
ký, xong gửi về cho các Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố tổ chức trao tặng.
Những hồ sơ không hợp lệ, tùy
trường hợp Bộ sẽ nhận xét và trả lại tỉnh, thành phố bổ khuyết, hay Bộ sẽ trực
tiếp hỏi các địa phương, cơ quan, đơn vị liên quan để lấy thêm tài liệu cần thiết.
4. Ủy ban hành chính huyện, quận,
chịu trách nhiệm trao tặng bằng cho trọng thể vào các dịp kỷ niệm, do huyện,
xã, quận, khu phố tổ chức. Lễ trao tặng cần nêu bật ý nghĩa ghi công, vinh dự của
liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, lòng biết ơn của Chính phủ và nhân dân đối với gia
đình liệt sĩ, cuối cùng động viên khuyến khích gia đình liệt sĩ làm trọn nhiệm
vụ. Trường hợp cần thiết, huyện, quận có thể ủy quyền cho Ủy ban hành chính xã,
khu phố thay mặt trao tặng bằng. Ở các thành phố không có cấp quận, thì Ủy ban
hành chính thành chịu trách nhiệm trao tặng bằng, trường hợp thật cần thiết thì
quận có thể ủy quyền cho khu phố thay mặt trao tặng.
5. Các Ủy ban xã, huyện, tỉnh,
khu phố, thành đều lập danh sách các gia đình liệt sĩ được tặng thưởng bằng và
danh sách các liệt sĩ mà gia đình chưa được cấp bằng trong địa phương mình để
theo dõi giải quyết về sau và để theo dõi thực hiện chính sách ưu đãi đối với
gia đình liệt sĩ.
6. Đối với những trường hợp còn
sót lại chưa được tặng thưởng, Ủy ban hành chính xã, khu phố tiếp tục lập hồ
sơ, lấy nhận xét của nhân dân rồi lập danh sách gửi lên tỉnh, thành phố duyệt đề
nghị Bộ xét duyệt.
7. Việc cấp bằng “Tổ quốc ghi
công” không thể làm ngay một loạt, mỗi khi có một số bằng gửi về, các gia đình
liệt sĩ chưa được cấp dễ sinh ra sốt ruột. Vậy Ủy ban hành chính xã, khu phố cần
phải giải thích cho gia đình liệt sĩ đó rõ. Ủy ban hành chính xã, khu phố giải
thích cho gia đình hiểu là không phải xã kê khai đề nghị lên là nhất thiết là
có bằng, mà cấp trên phải xét cẩn thận, có đúng tiêu chuẩn, điều kiện mới được.
Nhất là trường hợp mất tin không có tài liệu gì thì Bộ phải thẩm tra, xét lâu mới
có thể giải quyết được.
Việc tặng thưởng bằng “Tổ quốc
ghi công” là một chính sách quan trọng của Chính phủ đối với liệt sĩ và gia
đình liệt sĩ. Nó quyết định vấn đề công nhận danh nghĩa liệt sĩ cho những người
đã vì sự nghiệp cách mạng dân tộc, dân chủ mà hy sinh và danh nghĩa cho gia
đình của những người đó để đề cao vinh dự và làm căn cứ thi hành các khoản ưu
đãi ở địa phương.
Các Ủy ban hành chính các cấp cần
nhận rõ như vậy, nghiên cứu thấu triệt Thông tư này, chấp hành thận trọng, chu
đáo để chính sách ghi công liệt sĩ của Chính phủ thực hiện được kết quả tốt.
|
BỘ
TRƯỞNG BỘ THƯƠNG BINH
Bác sĩ Vũ Đình Tụng
|