Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 37/2016/TT-BTTTT công bố số liệu đo lường khán giả đánh giá hiệu quả nội dung truyền hình

Số hiệu: 37/2016/TT-BTTTT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Thông tin và Truyền thông Người ký: Trương Minh Tuấn
Ngày ban hành: 26/12/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Thông tư 37/2016/TT-BTTTT quy định về quy trình, thủ tục công bố số liệu đo lường khán giả truyền hình phục vụ đánh giá hiệu quả nội dung truyền hình.

1. Quy định chung về công bố số liệu đo lường khán giả truyền hình phục vụ đánh giá hiệu quả nội dung truyền hình
 
Việc công bố số liệu rating truyền hình tại Thông tư 37/2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông phục vụ đánh giá nội dung truyền hình các kênh sau:
 
- Các kênh chương trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu và các kênh chương trình truyền hình trong nước khác;
 
- Các kênh chương trình truyền hình nước ngoài trả tiền; và
 
- Các chương trình chuyên đề.
 
2. Quy định về hoạt động, quy trình và trách nhiệm tổ chức thực hiện đo lường khán giả truyền hình
 
- Việc đo lường khán giả truyền hình gồm các hoạt động sau theo Thông tư 37:
 
+ Thu thập số liệu đo lường khán giả truyền hình đối với kênh chương trình truyền hình;
 
+ Thu thập rating khán giả truyền hình đối với chương trình trong kênh;
 
+ Phân tích số liệu đo lường khán giả;
 
+ Lập báo cáo.
 
- Cũng theo Thông tư 37/BTTTT, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ phải đo lường khán giả truyền hình 02 năm/ lần.
 
Hoạt động đo lường khán giả truyền hình ở các tỉnh khác, đo lường cấp vùng hay cả nước thực hiện 05 năm/lần.
 
Ngoài ra, còn thực hiện đo lường khán giả truyền hình đột xuất theo yêu cầu quản lý nhà nước.
 
- Việc đo lường định lượng khán giả truyền hình theo Thông tư số 37 năm 2016 theo trình tự các bước sau: Khảo sát; thiết kế mẫu đo lường và tuyển chọn hộ gia đình; thu thập dữ liệu đo lường khán giả; phân tích dữ liệu và lập báo cáo.
 
3. Quy định về phê duyệt, công bố và quản lý số liệu đo lường khán giả truyền hình
 
Theo Thông tư 37/2016, phải nộp báo cáo số liệu đo lường khán giả truyền hình chậm nhất ngày 15/3 năm đầu tiên kỳ tiếp theo. Số liệu đo lường khán giả được công khai trên trang web của Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử chậm nhất 15 ngày kể từ ngày được duyệt.
 
Việc công bố đo lường khán giả truyền hình Việt Nam gồm các kết quả sau: Báo cáo tổng hợp số liệu đo lường khán giả truyền hình; số liệu đo lường khán giả theo chuyên đề và Bảng chỉ số đo lường khán giả truyền hình cơ bản.
 
Thông tư 37/2016/TT-BTTTT có hiệu lực từ ngày 01/7/2017. Các cá nhân, đơn vị liên quan thực hiện đo lường và công bố số liệu đo lường khán giả truyền hình theo Thông tư này.

BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 37/2016/TT-BTTTT

Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2016

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ QUY TRÌNH, THỦ TỤC CÔNG BỐ SỐ LIỆU ĐO LƯỜNG KHÁN GIẢ TRUYỀN HÌNH PHỤC VỤ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ NỘI DUNG TRUYỀN HÌNH

Căn cứ Luật Báo chí ngày 05 tháng 4 năm 2016;

Căn cứ Nghị định số 132/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;

Căn cứ Nghị định số 06/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử,

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư quy định về quy trình, thủ tục công bố số liệu đo lường khán giả truyền hình phục vụ đánh giá hiệu quả nội dung truyền hình.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về hoạt động, quy trình, thủ tục, trách nhiệm tổ chức thực hiện và công bố số liệu đo lường khán giả truyền hình phục vụ đánh giá hiệu quả nội dung truyền hình trên các dịch vụ phát thanh, truyền hình được quy định tại Điều 4 Nghị định số 06/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình, gồm:

1. Các kênh chương trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của quốc gia và địa phương đã được quy định trong Thông tư số 18/2016/TT-BTTTT ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về danh mục kênh chương trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu quốc gia và của địa phương.

2. Các kênh chương trình truyền hình trong nước khác với Khoản 1 Điều này.

3. Các kênh chương trình truyền hình nước ngoài trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền.

4. Các chương trình chuyên đề trong kênh chương trình truyền hình trên dịch vụ phát thanh, truyền hình.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước về phát thanh, truyền hình, cơ quan báo chí có giấy phép hoạt động truyền hình và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động dịch vụ phát thanh, truyền hình và đo lường khán giả truyền hình.

Điều 3. Giải thích các từ ngữ

1. Chỉ số khán giả truyền hình là tỉ lệ phần trăm (%) số lượng hộ gia đình xem một kênh chương trình truyền hình hoặc một chương trình truyền hình trên tổng số hộ gia đình có máy thu tín hiệu truyền hình thuộc phạm vi đo lường khán giả truyền hình trong một khoảng thời gian xác định.

2. Chỉ số thị phần khán giả truyền hình là tỉ lệ phần trăm (%) số lượng khán giả của một kênh hoặc chương trình truyền hình trên số lượng khán giả của tất cả kênh hoặc chương trình truyền hình thuộc phạm vi đo lường khán giả truyền hình trong một khoảng thời gian xác định.

3. Chỉ số độ phủ khán giả truyền hình là số lượng khán giả không trùng lặp trong một kênh chương trình truyền hình hoặc một chương trình truyền hình thuộc phạm vi đo lường khán giả truyền hình trong một khoảng thời gian xác định.

4. Công bố số liệu đo lường khán giả truyền hình là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền công khai số liệu đo lường khán giả truyền hình định kỳ hoặc đột xuất đối với kênh chương trình truyền hình, chương trình trong kênh chương trình truyền hình để phục vụ công tác quản lý nhà nước.

5. Mẫu đo lường khán giả truyền hình là tập hợp những hộ gia đình được tuyển chọn làm mẫu đại diện trong phạm vi đo lường khán giả truyền hình.

6. Quy mô mẫu đo lường khán giả truyền hình là tập hợp những hộ gia đình có máy thu tín hiệu truyền hình được tuyển chọn làm mẫu đại diện trong phạm vi đo lường khán giả truyền hình.

7. Thành phần kinh tế - xã hội hộ gia đình là chỉ tiêu đánh giá và phân loại hộ gia đình theo mức sống và địa vị xã hội dựa trên thông tin được điều tra về thu nhập hàng tháng, số lượng tài sản lâu bền, học vấn, nghề nghiệp của người có thu nhập chính trong gia đình và được chia thành các mức khác nhau.

8. Thiết bị đo lường khán giả truyền hình là thiết bị chuyên dụng được lắp đặt và kết nối với các máy thu tín hiệu truyền hình của các hộ gia đình nhằm thu thập dữ liệu khán giả truyền hình.

9. Phạm vi đo lường khán giả truyền hình là phạm vi địa lý hoặc phạm vi cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình:

a) Phạm vi cả nước là phạm vi từ ba mươi (30) tỉnh, thành phố đến sáu mươi ba (63) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

b) Phạm vi cấp vùng là phạm vi từ hai (02) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến hai mươi chín (29) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liền kề có danh giới chung;

c) Phạm vi cấp tỉnh là phạm vi thuộc một (01) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Chương II

QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG, QUY TRÌNH VÀ TRÁCH NHIỆM TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐO LƯỜNG KHÁN GIẢ TRUYỀN HÌNH

Điều 4. Hoạt động đo lường khán giả truyền hình

1. Đo lường khán giả truyền hình gồm các hoạt động sau đây:

a) Thu thập số liệu đo lường khán giả truyền hình đối với kênh chương trình truyền hình hoặc nhóm kênh chương trình truyền hình;

b) Thu thập số liệu đo lường khán giả truyền hình đối với chương trình trong kênh chương trình truyền hình;

c) Phân tích, tổng hợp, đánh giá số liệu đo lường khán giả thu thập được theo Điểm a, b, Khoản 1 Điều này;

d) Lập báo cáo số liệu phục vụ đánh giá hiệu quả nội dung truyền hình.

2. Hoạt động đo lường khán giả truyền hình được thực hiện định kỳ hoặc thực hiện đột xuất theo nhiệm vụ, cụ thể như sau:

a) Các hoạt động đo lường khán giả truyền hình tại năm (05) thành phố trực thuộc Trung ương: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ thực hiện định kỳ hai (02) năm/ lần;

b) Các hoạt động đo lường khán giả truyền hình trên phạm vi cả nước, cấp vùng, cấp tỉnh ngoài năm (05) thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều này thực hiện định kỳ năm (05) năm/ lần;

c) Các hoạt động đo lường khán giả truyền hình đối với chương trình truyền hình được thực hiện đột xuất theo yêu cầu quản lý nhà nước về dịch vụ phát thanh, truyền hình khi có quyết định phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền.

Điều 5. Quy trình đo lường khán giả truyền hình

1. Thực hiện khảo sát cơ bản

Khảo sát cơ bản được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn trực diện, theo cấu trúc bảng hỏi để thu thập những thông tin cơ bản của các hộ gia đình tại khu vực điều tra. Khảo sát cơ bản phải tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc phân bổ mẫu, chọn mẫu ngẫu nhiên, quy mô mẫu đo lường khán giả truyền hình tối thiểu gấp năm (05) lần số lượng mẫu đo lường hộ gia đình trong phạm vi đo lường khán giả truyền hình để đảm bảo độ chính xác và tin cậy.

2. Thiết kế mẫu đo lường và tuyển chọn hộ gia đình

Thiết kế mẫu đo lường hộ gia đình để tính toán và phân bổ số lượng hộ gia đình đáp ứng được tiêu chí trong phạm vi đo lường khán giả truyền hình. Mẫu đo lường hộ gia đình được tuyển chọn phải đảm bảo được tính đại diện dựa trên các tiêu chí có ảnh hưởng đến mức độ và thói quen xem truyền hình của hộ gia đình, bao gồm các tiêu chí:

a) Quy mô hộ (số người trong hộ gia đình);

b) Thành phần kinh tế - xã hội của hộ gia đình;

c) Số lượng máy thu hình của hộ gia đình;

d) Loại hình dịch vụ phát thanh, truyền hình hộ gia đình sử dụng.

3. Thu thập dữ liệu đo lường khán giả phù hợp mẫu đo lường

a) Dữ liệu đo lường khán giả xem truyền hình từ hộ gia đình gồm các thông tin về hộ gia đình, thông tin về người xem tại hộ gia đình đó tương ứng với nội dung xem trên máy thu tín hiệu truyền hình và thời gian, thời điểm xem được cập nhật tự động, liên tục hàng ngày về trung tâm xử lý dữ liệu đo lường khán giả truyền hình để tổng hợp và phân tích;

b) Nguồn tín hiệu chuẩn để nhận dạng kênh chương trình truyền hình, chương trình truyền hình phải lấy từ tổng khống chế hoặc các điểm tiếp nhận tín hiệu từ đơn vị cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình để đảm bảo chất lượng tín hiệu.

4. Phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu đo lường khán giả

Dữ liệu đo lường khán giả truyền hình nhận được từ hộ gia đình phải được xử lý như sau:

a) Lọc dữ liệu để phát hiện, loại bỏ các dữ liệu không hợp lý ảnh hưởng đến kết quả đo lường khán giả truyền hình;

b) Dữ liệu sau lọc được kết hợp với các thông tin liên quan đến đặc điểm nhân khẩu học của hộ gia đình, thông tin về hạ tầng truyền dẫn và các thông tin cần thiết khác để phân tích khán giả truyền hình;

c) Bổ sung quy cách, hoàn chỉnh dữ liệu trước khi sử dụng phần mềm phân tích các chỉ số đo lường khán giả truyền hình trong phạm vi đo lường khán giả truyền hình.

5. Lập báo cáo số liệu

Báo cáo số liệu được lập bằng công cụ phần mềm phải đảm bảo có đủ các chỉ số theo kênh chương trình truyền hình, chương trình trong kênh chương trình truyền hình thuộc phạm vi đo lường khán giả truyền hình, như sau:

a) Chỉ số khán giả truyền hình;

b) Chỉ số thị phần khán giả truyền hình;

c) Chỉ số độ phủ khán giả truyền hình.

Điều 6. Trách nhiệm thực hiện đo lường khán giả truyền hình

1. Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử có trách nhiệm:

a) Xây dựng kế hoạch thực hiện đo lường khán giả truyền hình trên phạm vi cả nước, cấp vùng, cấp tỉnh và theo chuyên đề trình Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt;

b) Gửi kế hoạch đến các Sở Thông tin và Truyền thông có liên quan thuộc phạm vi đo lường khán giả trong bảy (07) ngày kể từ ngày kế hoạch được Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt;

c) Lựa chọn đơn vị có chuyên môn khảo sát, điều tra xã hội học, đo lường khán giả truyền hình ứng dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại tại Việt Nam để triển khai thực hiện đo lường khán giả truyền hình trên phạm vi cả nước, cấp vùng, cấp tỉnh và theo chuyên đề phục vụ đánh giá hiệu quả nội dung trên truyền hình;

d) Tổng hợp, hoàn chỉnh hồ sơ và trình Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt số liệu đo lường khán giả truyền hình của cả nước, cấp vùng, cấp tỉnh và theo chuyên đề;

đ) Xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm đảm bảo kinh phí để triển khai Điểm b, Khoản 1 Điều này trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt.

2. Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

a) Phối hợp với Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử triển khai kế hoạch thực hiện đo lường khán giả truyền hình trong phạm vi cấp tỉnh theo quy định tại Điểm a, Khoản 1 Điều này;

b) Xây dựng kế hoạch và kinh phí phối hợp với Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử trình cấp thẩm quyền phê duyệt đảm bảo triển khai kế hoạch đo lường khán giả truyền hình thuộc phạm vi cấp tỉnh.

Chương III

QUY ĐỊNH VỀ PHÊ DUYỆT, CÔNG BỐ VÀ QUẢN LÝ SỐ LIỆU ĐO LƯỜNG KHÁN GIẢ TRUYỀN HÌNH

Điều 7. Hồ sơ trình phê duyệt số liệu đo lường khán giả truyền hình

1. Tờ trình phê duyệt số liệu đo lường khán giả truyền hình phù hợp với kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Báo cáo tổng hợp số liệu đo lường khán giả truyền hình phục vụ đánh giá hiệu quả nội dung trên truyền hình; số liệu đo lường khán giả theo chuyên đề.

3. Bảng chỉ số đo lường khán giả cơ bản đối với kênh chương trình truyền hình, chương trình trong kênh chương trình truyền hình phục vụ công bố số liệu đo lường khán giả truyền hình.

Điều 8. Nội dung công bố số liệu đo lường khán giả truyền hình

Nội dung công bố số liệu đo lường khán giả truyền hình phải phù hợp với kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và bao gồm các kết quả đo lường sau:

1. Báo cáo tổng hợp số liệu đo lường khán giả truyền hình phục vụ đánh giá hiệu quả nội dung trên truyền hình; số liệu đo lường khán giả theo chuyên đề.

2. Bảng chỉ số đo lường khán giả truyền hình cơ bản đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 9. Thời điểm báo cáo, công bố số liệu đo lường khán giả truyền hình

1. Thời điểm nộp báo cáo số liệu đo lường khán giả truyền hình của kỳ trước chậm nhất vào ngày mười lăm (15) tháng ba (03) năm đầu tiên kỳ tiếp theo.

2. Thời điểm nộp báo cáo số liệu đo lường khán giả truyền hình theo chuyên đề được thực hiện theo yêu cầu cụ thể của kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3. Số liệu đo lường khán giả truyền hình được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử chậm nhất là mười lăm (15) ngày, kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.

Điều 10. Lưu trữ số liệu đo lường khán giả truyền hình

1. Số liệu đo lường khán giả truyền hình của cả nước, cấp vùng, cấp tỉnh và theo chuyên đề được lưu trữ hai (02) bộ (bản giấy và bản điện tử) tại Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử.

2. Hồ sơ lưu trữ số liệu đo lường khán giả truyền hình bao gồm các tài liệu theo quy định tại Điều 7.

Điều 11. Quản lý, sử dụng số liệu đo lường khán giả truyền hình

1. Số liệu đo lường khán giả truyền hình do cơ quan có thẩm quyền công bố thuộc sở hữu của Nhà nước.

2. Tổ chức, cá nhân được bình đẳng trong việc tiếp cận, khai thác, sử dụng thông tin số liệu đo lường khán giả truyền hình đã công bố công khai theo quy định tại Thông tư này.

3. Tổ chức, cá nhân trích dẫn, sử dụng số liệu khán giả truyền hình đã được công bố công khai phải đảm bảo tính trung thực và ghi rõ nguồn của số liệu đang sử dụng.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 12. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2017.

Điều 13. Tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng; Vụ trưởng các Vụ: Pháp chế, Kế hoạch - Tài chính; Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông; Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Tổng Giám đốc, Giám đốc các cơ quan báo chí có giấy phép hoạt động truyền hình; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.


Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án Nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Sở TTTT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các cơ quan báo chí có GP hoạt động truyền hình;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo; Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Bộ TTTT: Bộ trưởng và các Thứ trưởng; Các cơ quan đơn vị thuộc Bộ; Cổng thông tin điện tử Bộ TTTT;
- Lưu: VT, Cục PTTH&TTĐT.

BỘ TRƯỞNG




Trương Minh Tuấn

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 37/2016/TT-BTTTT ngày 26/12/2016 quy định về quy trình, thủ tục công bố số liệu đo lường khán giả truyền hình phục vụ đánh giá hiệu quả nội dung truyền hình do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.733

DMCA.com Protection Status
IP: 3.142.54.254
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!