PHỦ
THỦ TƯỚNG
******
|
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
18-TTg
|
Hà
Nội, ngày 09 tháng 01 năm 1958
|
THÔNG TƯ
VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN THI HÀNH BẢN ĐIỀU LỆ KHEN THƯỞNG GIA ĐÌNH VẺ
VANG, BẢNG VÀNG DANH DỰ, HUÂN CHƯƠNG KHÁNG CHIẾN CÁC GIA ĐÌNH CÓ NGƯỜI TÒNG
QUÂN, ĐÃ ĐƯỢC BAN HÀNH THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 017-TTG NGÀY 9-1-1958.
Trong cuộc hội nghị do Thủ tướng
phủ triệu tập ngày 25 và 26-10-1957, các đại biểu Uỷ ban Hành chính các khu, tỉnh
và thành phố đã góp nhiều ý kiến xây dựng cách tiến hành khen thưởng các gia
đình có người tòng quân. Nay Thủ tướng phủ xin gửi đến Uỷ ban Hành chính và cơ
quan các cấp bản thể lệ đã được xét duyệt kèm theo đây để thay thế cho các văn
bản cũ của Thủ tướng phủ và Bộ Quốc phòng về vấn đề này.
Sau đây là những điểm mà Uỷ ban
Hành chính các cấp cần chú ý trong khi thi hành việc khen thưởng các gia đình
quân nhân:
1) Uỷ
ban Hành chính các cấp cần nhận thức đầy đủ ý nghĩa chính trị của việc khen thưởng
các gia đình quân nhân, nắm vững nguyên tắc của bản điều lệ để phổ biến và giải
thích cho cán bộ và nhân dân, khắc phục những hiện tượng coi thường, qua loa,
những tư tưởng làm ban ơn, v.v… đồng thời nhận thức đầy đủ trách nhiệm của Uỷ
ban Hành chính các cấp trong việc khen thưởng này.
2) Cần
phân định rõ nhiệm vụ cụ thể của Uỷ ban Hành chính mỗi cấp trong việc chấp hành
chính sách khen thưởng như sau:
a) Đối với Uỷ ban Hành chính
xã, thị trấn, thị xã (không có khu phố) và khu phố (ở những thị xã có khu phố).
- Lập danh sách tất cả các gia
đình quân nhân, liệt sĩ, và gia đình có người là dân quân du kích có đủ điều kiện
để khen thưởng để báo cáo lên trên xét định. Mọi trường hợp không rõ ràng, khó
xét, xã, thị trấn, thị xã và khu phố đều phải báo cáo, không tự ý gạt bỏ
hoặc tạm hoãn. Riêng đối với những gia đình có từ 3 người tòng quân trở
lên thì Uỷ ban Hành chính xã , thị trấn, thị xã và khu phố cần hướng dẫn và
giúp đỡ cho những gia đình ấy làm tờ khai riêng theo mẫu đã quy định, kèm theo
giấy chứng nhận của các quân nhân và do Uỷ ban Hành chính xã, thị trấn, thị xã
và khu phố chuyển về Uỷ ban Hành chính huyện hoặc thị xã (có khu phố) hoặc Ban
Cán sự quận.
- Xác định danh nghĩa quân nhân
và gia đình quân nhân để chứng thực cho những gia đình có người tòng quân mà hiện
nay mất hết giấy tờ chứng nhận. Trong những trường hợp này cần dựa vào nhận xét
của cán bộ xóm mà hướng dẫn gia đình đó làm tờ khai, có hai người biết việc làm
chứng, xã, thị trấn, thị xã, khu phố chứng thực chữ ký của hai người làm chứng.
- Nếu trường hợp không có người
làm chứng thì chủ gia đình làm tờ khai danh dự.
- Lập danh sách những gia đình
đã được tặng thưởng Gia đình vẻ vang, Bảng vàng danh dự, Huân chương kháng chiến
của xã, thị trấn, thị xã, khu phố để đối chiếu và thi hành chính sách ưu đãi
các gia đình quân nhân.
- Báo cáo với Uỷ ban Hành chính
huyện, những trường hợp đã tặng sai, tặng trùng, và những trường hợp cần
phải thu hồi để cấp trên nghiên cứu và quyết định.
b) Đối với Uỷ ban Hành chính
huyện, thị xã, Ban Cán sự quận:
- Đôn đốc, hướng dẫn Uỷ ban Hành
chính cấp dưới lập sổ những gia đình đã được khen thưởng.
- Bước đầu xét duyệt những tờ
khai và danh sách các gia đình quân nhân để kịp thời hướng dẫn cho Uỷ ban Hành
chính cấp dưới làm lại hoặc bổ sung những điều thiếu xót và chuyển hồ sơ đề nghị
lên Uỷ ban Hành chính tỉnh, thành phố.
- Tổ chức trao tặng Bảng vàng
danh dự cho các gia đình quân nhân và hướng dẫn, nhắc nhở Uỷ ban Hành chính cấp
dưới trao tặng Gia đình vẻ vang.
c) Đối với Uỷ ban Hành chính
tỉnh, thành phố:
- Xét và quyết định tặng thưởng
bảng Gia đình vẻ vang, (tuyệt đối không gửi bảng Gia đình vẻ vang trắng cho các
Uỷ ban Hành chính cấp dưới xét tặng như một số tỉnh đã làm).
- Xét duyệt các đề nghị tặng Bảng
vàng danh dự và Huân chương kháng chiến, lập danh sách chung từng đợt và gửi
lên Thủ tướng phủ quyết định, đồng thời gửi một bản sao danh sách báo cáo Uỷ
ban Hành chính khu để theo dõi. Đối với những gia đình đề nghị thưởng Huân
chương kháng chiến, Uỷ ban Hành chính tỉnh hoặc thành phố phải có nhận xét và đề
nghị riêng kèm theo hồ sơ của từng gia đình.
- Theo dõi, hướng dẫn việc thi
hành đề nghị khen thưởng của Uỷ ban Hành chính các huyện, xã…
- Nhắc nhở các Uỷ ban Hành chính
các cấp dưới thủ tục và nghi thức trao tặng Bảng vàng danh dự và Gia đình vẻ
vang.
- Lập sổ các gia đình quân nhân
trong tỉnh, thành phố đã được tặng thưởng Gia đình vẻ vang, Bảng vàng danh dự,
Huân chương kháng chiến.
- Tổ chức trao tặng Huân chương
kháng chiến cho những gia đình quân nhân.
- Thường kỳ 3 tháng một lần báo
cáo việc khen thưởng của các gia đình quân nhân lên Uỷ ban Hành chính khu, Bộ
Quốc phòng - Tổng tư lệnh và Thủ tướng phủ.
Để chấp hành tốt chính sách khen
thưởng này, Uỷ ban Hành chính mỗi tỉnh, thành phố cần giao trách nhiệm cho một
đồng chí Ủy viên phụ trách theo dõi, đôn đốc việc tiến hành và báo cáo với Uỷ
ban về kế hoạch tiến hành từng thời kỳ và đặt trong chương trình công tác chung
của Uỷ ban.
d) Đối với Uỷ ban Hành chính
khu:
Kiểm tra, rung65,h ducacuđôn đốc
và hướng dẫn các tỉnh thi hành thể lệ và kế hoạch khen thưởng; về các việc đề
nghị khen thưởng, đề nghị bổ sung chính sách và giải thích chính sách… thì tỉnh,
thành phố sẽ trực tiếp làm việc với Thủ tướng phủ.
Như vậy khu cũng phải có phân
công cho một đồng chí cán bộ phụ trách theo dõi chung vấn đề khen thưởng này
trong toàn khu.
3) Về thời
hạn yêu cầu Uỷ ban Hành chính các tỉnh, thành phố hoàn thành việc tặng thưởng:
Xét thấy việc khen thưởng đã kéo
dài quá chậm trễ nên yêu cầu Uỷ ban hành chính từng tỉnh, thành phố tiến hành
thật khẩn trương. Tuỳ theo hoàn cảnh từng tỉnh định thời hạn trên tinh thần
càng sớm càng tốt và chậm lắm là hết năm 1958 phải hoàn thành.
Việc khen thưởng nên tổ chức vào
các dịp lễ kỷ niệm lớn: Tết, 1-5, 27-7, 2-9 v.v… nếu không, cũng phải tổ chức
trao tặng vào những buổi họp mặt đông đảo nhân dân do xã tổ chức. Không nên
trao tặng trong các cuộc họp xóm lẻ tẻ.
4) Thống
nhất tổ chức và cán bộ chuyên trách:
Ở khu, tỉnh và thành phố,
tổ chức khen thưởng phải thống nhất và giao khối nội chính phụ trách. Phải cử một
cán bộ có năng lực chuyên trách. Cán bộ này có thể kiêm nhiệm một việc nữa
nhưng không nên kiêm nhiệm quá nhiều việc để có thời gian đi sâu nghiên cứu vào
công việc chính. Cán bộ này có nhiệm vụ giúp việc Uỷ ban xét và quyết định tặng
thưởng nên phải hết sức thận trọng nghiên cứu điều tra để làm dự án trình Uỷ
ban quyết định; gặp trường hợp khó giải quyết phải báo cáo xin ý kiến của Uỷ
ban.
5) Tiến
hành việc khen thưởng theo điều lệ mới. Việc thi hành xét khen thưởng theo thể
lệ mới có 3 việc cần phải làm như sau:
- Xét tặng nốt cho những gia
đình chưa được khen.
- Thu hồi những bằng đã tặng
sai chính sách.
- Đối với một số bằng đã rách
nát hoặc viết sai tên, nhầm họ v.v…
Nhưng không phải làm 3 việc một
lúc mà phải tiến hành từng bước có trọng điểm và từng điểm:
- Tỉnh cần nắm lấy việc thứ nhất
làm trọng tâm để tập trung lực lượng xét khen thưởng cho xong hết.
- Tuỳ tình hình từng tỉnh, huyện
nào cần thiết thì tập trung giải quyết cho huyện đó trước và giải quyết gọn từng
vùng đồng thời vẫn xét thường xuyên cho các huyện khác.
6) Vấn đề
thu hồi và đổi:
- Vấn đề thu hồi đề ra lúc này
chỉ để Uỷ ban Hành chính tỉnh và thành phố nghiên cứu trước và nắm tình hình thật
đầy đủ. Khi xét thấy nơi nào căn bản đã hoàn thành việc khen thưởng và trên cơ
sở Uỷ ban cấp dưới đã nắm vững nguyên tắc của bản thể lệ thì tỉnh hướng dẫn kế
hoạch cụ thể cho xã đó thi hành. Không làm tràn lan.
- Khi tiến hành thu hồi sẽ chỉ
thu lại những bảng đã tặng sai với điều kiện người tòng quân đã quy định trong
thể lệ cũ. Các trường hợp sai với điều kiện người chủ gia đình, khi nào có người
khiếu nại mới nghiên cứu giải quyết.
- Phải tiến hành hết sức thận trọng,
có điều tra chính xác, vận động giải thích kỹ để người bị thu hồi không thắc mắc
và tự động mang trả lại bằng.
- Xã, thị trấn, thị xã, khu phố
chỉ có trách nhiệm báo cáo và đề nghị, không được tuyên bố trước việc thu hồi
cho gia đình đó biết và nhất là không được tự động thu hồi khi chưa có quyết định
của Uỷ ban Hành chính tỉnh, thành phố hay Thủ tướng phủ.
- Hiện nay nói chung cũng chưa đặt
vấn đề đổi lại nhưng bằng cũ rách nát trừ trường hợp do bão, lụt, cháy gây nên
và các trường hợp viết sai tên, họ, chức vụ.
7) Những
điểm cần chú ý:
a) Muốn bảo đảm cho việc
xét tặng cũng như thu hồi được chính xác,Uỷ ban Hành chính tỉnh, thành phố hết
sức quan tâm đến việc đả thông, phổ biến ý nghĩa chính trị của chính sách và thể
lệ khen thưởng. Cần phải tổ chức hội nghị ở cấp tỉnh và huyện để kiểm điểm tình
hình, chuyền đạt bản thể lệ khen thưởng mới cho cán bộ từ huyện đến xã xóm nhằm
đạt tới thống nhất nhận thức về tầm quan trọng và nội dung chính sách từ trên
xuống dưới, đặc biệt là cán bộ xã, xóm.
b) Trong khi tiến hành, cần
tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân ý nghĩa việc khen thưởng chú trọng giải
thích những điểm mới bổ sung, sửa đổi lại trong thể lệ. Giáo dục cho các gia
đình quân nhân nhận rõ vinh dự trách nhiệm của mình trong sản xuất và trong việc
động viên chồng con em tại ngũ. Đồng thời chú ý nêu cao các gia đình quân nhân
gương mẫu để động viên chung. Công tác này đòi hỏi Uỷ ban phải có sự kết hợp chặt
chẽ với các ngành tuyên huấn, văn hoá, tỉnh đội dân quân và các đoàn thể trong
Mặt trận Tổ quốc, đặc biệt là với thanh niên và phụ nữ.
c) Đặc biệt đối với việc khen
thưởng Bảng vàng danh dự, Huân chương kháng chiến vì đến nay tiêu chuẩn được mở
rộng, việc làm có phức tạp hơn nên hồ sơ khen thưởng nhất thiết phải đầy đủ giấy
tờ chứng nhận có xét nhận và đề nghị của Uỷ ban Hành chính tỉnh, thành phố.
d) Trước khi tổ chức hội nghị ở
tỉnh, nên cử cán bộ đi kiểm tra, nghiên cứu tận xã để nắm tình hình cụ thể và
ngay trong khi tiến hành, tỉnh hay thành phố cũng nên chọn 1, 2 xã trực tiếp chỉ
đạo để rút kinh nghiệm phổ biến chung,
Chú thích: Đối với các tỉnh
miền núi, Uỷ ban Hành chính khu tự trị Việt bắc và khu tự trị Thái Mèo sẽ
nghiên cứu đề nghị thêm những điểm cụ thể về nội dung chính sách cũng như về thể
thức để thi hành thể lệ khen thưởng được thích hợp, sát hơn.
|
T.L
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
THỨ TRƯỞNG THỦ TƯỚNG PHỦ
Phạm Văn Bạch
|
Xã:.......................................
Huyện:................................
Tỉnh:....................................
|
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
MẪU
|
TỜ KHAI
XIN TẶNG THƯỞNG BẢNG GIA ĐÌNH VẺ VANG ([1]) BẢNG VÀNG DANH DỰ, HUÂN CHƯƠNG KHÁNG CHIẾN
Tôi
là................................................... tuổi, cùng vợ
là:..................................................
tuổi , thành phần..................................
sinh trú quán........................................................
.............................................................
là bậc......................... trong gia đình có............
người tòng quân ghi dưới đây: ([2])
1).........................................................
tuổi, đơn vị.............................. nhập ngũ ngày....
...............................
và ([3]).....................
ngày......................................... là ([4])
...................
2)
........................................................ tuổi, đơn vị..............................
nhập ngũ ngày....
...............................
và (3) ....................
ngày......................................... là(4).....................
3)
........................................................ tuổi, đơn vị..............................
nhập ngũ ngày....
...............................
và (3) ....................
ngày......................................... là(4).....................
4)
......................................................................................................................................
Kèm theo những giấy chứng nhận
sau đây: ([5])................................................................
...........................................................................................................................................
UBHC
xã:..................................... ([6])
nhận thực lời khai của.....................
trên đây là đúng.
Ngày……tháng……năm
195…
(ký tên và đóng dấu,
Ghi rõ tên và chức vụ)
|
|
Ngày…tháng…năm…
(Chủ gia đình ký tên)
|
Chú
thích:
([1]) Nếu gia đình quân
nhân xin tặng thưởng Gia đình vẻ vang trú tại thành phố, thị trấn, cơ quan thì cũng
khai mỗi gia đình một tờ khai theo mẫu này.
([2])
Quân nhân đã giải ngũ, phục viên nhất thiết phải ghi rõ ngày nhập ngũ, ngày giải
ngũ, phục viên để tiện xét về thời gian tòng quân. Nếu biết rõ đơn vị thì ghi,
không thì ghi số hiệu hòm thư của đơn vị.
([3])
Nói rõ là giải ngũ, phục viên, chuyển ngành, hy sinh, mất tích, biệt tin, hay
còn tại ngũ.
([4])
Ghi rõ quân nhân này là con đẻ, con dâu, em hay cháu. Nếu là con gái hay con
dâu tòng quân thì phải nói rõ đã đề nghị tặng thưởng ở bên gia đình cha mẹ đẻ
hay cha mẹ chồng chưa. Nếu là em, cháu thì phải ghi rõ gia đình nuôi nấng từ
năm nào đến năm nào.
([5])
Kèm theo bản sao các giấy chứng nhận là quân nhân hay giấy báo tử, phục viên,
giải ngũ, v.v… hoặc tờ khai danh dự của chủ gia đình nếu không có giấy chứng nhận
của quân nhân.
([6])
Có thể thay chữ ký của UBHC xã bằng chữ ký của thủ trưởng cơ quan nếu chủ gia
đình hiện công tác và trú tại cơ quan.