Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 07/2006/TT-BLĐTBXH hướng dẫn hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công cách mạng

Số hiệu: 07/2006/TT-BLĐTBXH Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Người ký: Nguyễn Thị Hằng
Ngày ban hành: 26/07/2006 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:  07 /2006/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 26 tháng 7 năm 2006

 

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN VỀ HỒ SƠ, LẬP HỒ SƠ THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG

Căn cứ Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số Điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;
Sau khi thống nhất ý kiến với các cơ quan liên quan, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện khoản 1 Điều 37 của Nghị định như sau:

Phần I

THỦ TỤC HỒ SƠ, LẬP HỒ SƠ

I. NGƯỜI HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG TRƯỚC NGÀY 01 THÁNG 01 NĂM 1945 VÀ  NGƯỜI HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG TỪ NGÀY 01 THÁNG 01 NĂM 1945 ĐẾN TRƯỚC TỔNG KHỞI NGHĨA 19 THÁNG TÁM NĂM 1945

1. Hồ sơ gồm:

1.1. Quyết định công nhận cán bộ hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 (mẫu số 1-LT1 hoặc mẫu số 1-LT2) hoặc quyết định công nhận người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945 (mẫu số 2-TKN1 hoặc mẫu số 2-TKN2 hoặc mẫu số 2-TKN3) của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Thành uỷ hoặc Ban Đảng, Đảng Đoàn, Ban Cán sự Đảng Bộ, Ngành, Đoàn thể Trung ương.

1.2. Quyết định trợ cấp, phụ cấp ưu đãi của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh) nơi người hoạt động cách mạng cư trú (mẫu số 1-LT3 hoặc mẫu số 2-TKN4).

1.3. Phiếu trợ cấp của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội (mẫu số 1-LT4 hoặc mẫu số 2-TKN5).

2. Trách nhiệm lập hồ sơ:

Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Thành ủy, Vụ Tổ chức các Bộ, Ban, Ngành (gọi chung là cơ quan tổ chức) căn cứ hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương lập hồ sơ xem xét các trường hợp đủ điều kiện trình Thường vụ Tỉnh uỷ, Thành uỷ hoặc các Ban Đảng, Đảng Đoàn, Ban Cán sự Đảng các Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương xét ra quyết định công nhận và chuyển đến Sở Lao động - Thương binh Xã hội nơi người có công cư trú để đăng ký quản lý và ra quyết định trợ cấp, phụ cấp; lập phiếu trợ cấp, phụ cấp và thực hiện chế độ ưu đãi.

II. LIỆT SĨ VÀ THÂN NHÂN LIỆT SĨ

1. Hồ sơ gồm:

1.1.Giấy báo tử (mẫu số 3-LS1)

a) Thẩm  quyền cấp giấy báo tử:

- Người hy sinh là quân nhân, công nhân viên quốc phòng do Thủ trưởng Trung đoàn hoặc cấp tương đương trở lên cấp.

- Người hy sinh là công an nhân dân, công nhân viên công an cấp tỉnh do Giám đốc Công an cấp tỉnh cấp.

- Người hy sinh thuộc cơ quan Trung ương do Bộ trưởng hoặc cấp tương đương cấp.

- Người hy sinh thuộc cơ quan cấp tỉnh quản lý do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp.

- Người hy sinh thuộc cơ quan huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện) hoặc xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã) kể cả doanh nghiệp đóng trên địa bàn do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện cấp.

- Người hy sinh thuộc Tập đoàn kinh tế Nhà nước, Tổng Công ty 91 do Tổng giám đốc Tập đoàn, Tổng giám đốc Tổng Công ty 91 cấp.

b) Căn cứ cấp giấy báo tử: phải có một trong các giấy tờ sau:

- Trường hợp hy sinh quy định tại khoản 2, khoản 5 Điều 3 của Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 (sau đây gọi chung là Nghị định)  phải có Giấy xác nhận được giao đi làm nhiệm vụ quốc tế hoặc làm nhiệm vụ quy tập hài cốt liệt sĩ do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giao nhiệm vụ cấp.

- Trường hợp hy sinh quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 3 của Nghị định phải có Biên bản xảy ra sự việc do cơ quan quản lý người hy sinh hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự việc lập. Trường hợp dũng cảm đấu tranh chống tội phạm thì kèm theo bản án hoặc kết luận của cơ quan điều tra (nếu án không xử).

- Trường hợp hy sinh quy định tại khoản 5 Điều 3 của Nghị định phải có Giấy xác nhận hoạt động tại địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn do Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp người hy sinh cấp:

+ Bộ đội biên phòng do Đồn trưởng biên phòng cấp.

+ Công an do Trưởng Công an cấp huyện cấp.

+ Quân nhân do Chỉ huy trưởng quân sự cấp huyện cấp.

+ Các trường hợp khác do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện cấp.

- Trường hợp hy sinh quy định tại khoản 6 Điều 3 của Nghị định phải có Giấy xác nhận chết do vết thương tái phát của cơ sở y tế kèm theo hồ sơ thương binh, người hưởng chính sách như thương binh (gọi chung là thương binh) có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên (không áp dụng đối với thương binh B).

Đối với thương binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 21% đến 80% phải có Bệnh án điều trị và biên bản kiểm thảo tử vong do vết thương tái phát của Giám đốc bệnh viện cấp tỉnh trở lên kèm theo hồ sơ thương binh (không áp dụng đối với thương binh B).

1.2. Giấy chứng nhận thân nhân liệt sĩ (mẫu số 3-LS2) của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã.

1.3. Quyết định cấp giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ và trợ cấp tiền tuất (mẫu số 3-LS3) của Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội.

1.4. Phiếu trợ cấp tiền tuất thân nhân liệt sĩ (mẫu số 3-LS4) của Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội.

2. Trách nhiệm lập hồ sơ:

2.1 Bộ, Ban, Ngành Trung ương, các Tập đoàn kinh tế Nhà nước, Tổng Công ty 91 (gọi chung là cơ quan Trung ương), tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có người hy sinh có trách nhiệm:

a) Lập hồ sơ theo quy định tại điểm 1.1, 1.2 khoản 1 mục II phần I Thông tư này.

b) Lập tờ trình (mẫu số 3-LS5) kèm theo danh sách trình Thủ tướng Chính phủ cấp “Bằng Tổ quốc ghi công”  gửi Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.

c) Ban Thi đua- Khen thưởng Trung ương tiếp nhận, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định tặng Bằng “Tổ quốc ghi công” và chuyển đến cơ quan Trung ương, cấp tỉnh có người hy sinh.

d) Cơ quan có người hy sinh chuyển Bằng “Tổ quốc ghi công” kèm hồ sơ liệt sĩ đến Sở Lao động-Thương binh và Xã hội nơi thân nhân liệt sĩ cư trú.

2.2. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội:

a) Tiếp nhận hồ sơ liệt sĩ do các cơ quan chuyển đến.

b) Ra Quyết định cấp giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ và trợ cấp tiền tuất; lập phiếu trợ cấp tiền tuất thân nhân liệt sĩ và lưu trữ hồ sơ theo qui định.

c) Chuyển Bằng “Tổ quốc ghi công”, Quyết định cấp giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ và trợ cấp tiền tuất về Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Nội vụ-Lao động Xã hội (sau đây gọi chung là Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội) để phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức báo tử và thực hiện chế độ ưu đãi.

III. BÀ MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG

Hồ sơ thực hiện chế độ:

Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội căn cứ quyết định phong tặng, truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” ra quyết định trợ cấp hàng tháng (mẫu số 3a-AH) hoặc trợ cấp một lần (mẫu số 3b-AH).

IV. ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG, ANH HÙNG LAO ĐỘNG TRONG KHÁNG CHIẾN

1. Hồ sơ gồm:

1.1. Bản sao quyết định phong tặng, truy tặng danh hiệu Anh hùng hoặc Bản sao Bằng Anh hùng.

1.2. Quyết định trợ cấp hàng tháng (mẫu số 4a-AH) hoặc trợ cấp một lần (mẫu số 4b-AH) của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.

2. Trách nhiệm lập hồ sơ:

2.1. Người có công hoặc thân nhân (trong trường hợp được truy tặng) lập bản khai (mẫu số 4c-AH) kèm bản sao quyết định phong tặng, truy tặng danh hiệu Anh hùng hoặc bản sao Bằng Anh hùng.

2.2. Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội tiếp nhận hồ sơ, lập danh sách gửi Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.

2.3. Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội ra quyết định trợ cấp ưu đãi.

V. THƯƠNG BINH, NGƯỜI HƯỞNG CHÍNH SÁCH NHƯ THƯƠNG BINH (gọi chung là thương binh)

1. Hồ sơ gồm:

1.1. Giấy chứng nhận bị thương (mẫu số 5-TB1):

a) Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương:

- Người bị thương là quân nhân, công nhân viên quốc phòng do Thủ trưởng Trung đoàn hoặc cấp tương đương trở lên cấp.

- Người bị thương là công an nhân dân, công nhân viên công an cấp tỉnh do Giám đốc Công an cấp tỉnh cấp.

- Người bị thương thuộc cơ quan Trung ương do Bộ trưởng hoặc cấp tương đương cấp.

- Người bị thương thuộc cơ quan cấp  tỉnh quản lý do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp.

- Người bị thương thuộc cơ quan cấp huyện (kể cả các doanh nghiệp đóng trên địa bàn) hoặc thuộc cấp xã do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện cấp.

- Người bị thương thuộc Tập đoàn kinh tế Nhà nước, Tổng Công ty 91 do Tổng giám đốc Tập đoàn, Tổng giám đốc Tổng Công ty 91 cấp.

b) Căn cứ cấp giấy chứng nhận bị thương: giấy ra viện sau khi điều trị vết thương và một trong các giấy tờ sau:

- Trường hợp bị thương quy định tại khoản 3, khoản 6 Điều 11 của Nghị định phải có Giấy xác nhận được giao đi làm nhiệm vụ quốc tế hoặc làm nhiệm vụ quy tập hài cốt liệt sĩ do Thủ trưởng Trung đoàn hoặc cấp tương đương cấp.

- Trường hợp bị thương quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 11 của Nghị định phải có Biên bản xảy ra sự việc do cơ quan quản lý người bị thương hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự việc lập. Trường hợp dũng cảm đấu tranh chống tội phạm thì kèm theo bản án hoặc kết luận của cơ quan điều tra (nếu án không xử).

- Trường hợp bị thương quy định tại khoản 6, Điều 11 của Nghị định phải có Giấy xác nhận hoạt động tại địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn do Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp người bị thương cấp:

+ Bộ đội biên phòng do Đồn trưởng biên phòng cấp.

+ Công an do Trưởng Công an cấp huyện cấp.

+ Quân nhân do Chỉ huy trưởng quân sự cấp huyện cấp.

+ Các trường hợp khác do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện cấp.

1.2. Biên bản giám định thương tật của Hội đồng giám định Y khoa:

- Người bị thương đang phục vụ trong quân đội, công an nhân dân: theo quy định của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an (mẫu số 5-TB2a).

- Người bị thương không phục vụ trong quân đội, công an nhân dân: Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh (mẫu số 5-TB2b).

1.3. Quyết định cấp giấy chứng nhận và trợ cấp:

- Thương binh: theo quy định của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an (mẫu số 5-TB3a, mẫu số 5-TB3c).

- Người hưởng chính sách như thương binh: Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội cấp (mẫu số 5-TB3b, mẫu số 5-TB3d).

1.4. Phiếu trợ cấp thương tật:

- Thương binh: theo quy định của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an (mẫu số 5-TB4a).

- Người hưởng chính sách như thương binh: Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội cấp (mẫu số 5-TB4b).

2. Trách nhiệm lập hồ sơ:

2.1. Người bị thương đang phục vụ trong quân đội, công an nhân dân:

a) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương, giới thiệu giám định thương tật.

b) Hội đồng giám định y khoa căn cứ vào giấy chứng nhận bị thương để giám định, xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động.

c) Cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an căn cứ biên bản giám định thương tật để quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp thương tật, lập phiếu trợ cấp thương tật, cấp huy hiệu thương binh, giải quyết chế độ.

2.2. Người bị thương không phục vụ trong quân đội, công an nhân dân:

a) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương, chuyển hồ sơ đến Sở Lao động-Thương binh và Xã hội nơi nguời bị thương cư trú chính thức.

b) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp nhận hồ sơ và giới thiệu giám định thương tật.

c) Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh căn cứ vào giấy chứng nhận bị thương để giám định, xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động.

d) Giám đốc Sở Lao động - Thương binh Xã hội căn cứ biên bản giám định thương tật ra quyết định công nhận người hưởng chính sách như thương binh và trợ cấp thương tật, lập phiếu trợ cấp thương tật, thực hiện chế độ ưu đãi.

VI. BỆNH BINH 

1. Hồ sơ gồm:

1.1. Giấy chứng nhận bệnh tật (mẫu số 6-BB1):

a) Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bệnh tật: do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp như quy định cấp giấy chứng nhận bị thương với quân nhân, công an nhân dân tại tiết a điểm 1.1 khoản 1 mục V phần I Thông tư này.

b) Căn cứ cấp giấy chứng nhận bệnh tật: phải có giấy ra viện sau khi điều trị và một trong các giấy tờ sau:

- Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định: Giấy xác nhận được giao đi làm nhiệm vụ quy tập hài cốt liệt sĩ do Thủ trưởng Trung đoàn hoặc cấp tương đương cấp.

- Trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 17 của Nghị định: Giấy xác nhận hoạt động tại địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trước khi về nghỉ hưởng chế độ bệnh binh căn cứ vào hồ sơ, lý lịch và địa bàn hoạt động cấp.

- Trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 17 Nghị định: Trích sao lý lịch quân nhân, công an nhân dân có ghi đầy đủ quá trình công tác do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trước khi về nghỉ cấp.

- Trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 17 Nghị định: Giấy xác nhận được giao làm nhiệm vụ quốc tế do Thủ trưởng Trung đoàn hoặc tương đương cấp.

- Trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 17 Nghị định: Biên bản xảy ra sự việc có xác nhận của cơ quan quân sự địa phương, công an và Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự việc.

- Trường hợp qui định tại khoản 7 Điều 17 Nghị định thì trong hồ sơ phải có thêm các giấy tờ sau:

+ Đơn trình bày của thân nhân hoặc đề nghị của chính quyền địa phương về tình trạng bệnh tật kèm bản sao bệnh án điều trị hoặc giấy xác nhận của cơ quan y tế cấp xã.

+ Quyết định xuất ngũ.

Trường hợp không còn quyết định xuất ngũ thì phải có giấy xác nhận của cơ quan quân sự cấp huyện hoặc công an cấp huyện nơi cư trú về quá trình phục vụ trong quân đội, công an.

+ Biên bản họp và đề nghị của Hội đồng xác nhận cấp xã thành phần gồm đại diện: Đảng uỷ, Uỷ ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc (mẫu số 6-BB5).

1.2. Biên bản giám định bệnh tật của Hội đồng giám định y khoa quân đội hoặc công an (mẫu số 6-BB2)

1.3. Quyết định cấp giấy chứng nhận và trợ cấp bệnh binh (mẫu số 6-BB3); Phiếu lập trợ cấp bệnh binh (mẫu số 6-BB4) do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền theo quy định của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.

2. Trách nhiệm lập hồ sơ:

2.1. Trường hợp qui định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 17 Nghị định, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bệnh tật và giới thiệu giám định.

2.2. Trường hợp qui định tại khoản 7 Điều 17 Nghị định, Ban Chỉ huy quân sự, công an cấp huyện tiếp nhận và chuyển đến Bộ chỉ huy quân sự, công an cấp tỉnh kiểm tra, thống nhất với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, nếu đủ điều kiện thì cấp giấy chứng nhận bệnh tật và giới thiệu giám định.

2.3. Hội đồng giám định y khoa căn cứ vào giấy chứng nhận bệnh tật để giám định, xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động.

2.4. Cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an căn cứ biên bản giám định bệnh tật quyết định cấp giấy chứng nhận và trợ cấp,  lập phiếu trợ cấp bệnh tật.

2.5. Chuyển hồ sơ bệnh binh đến Sở Lao động-Thương binh và Xã hội nơi bệnh binh cư trú chính thức để thực hiện chế độ ưu đãi.

VII. NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÁNG CHIẾN BỊ NHIỄM CHẤT ĐỘC HOÁ HỌC

1. Hồ sơ gồm:

1.1. Giấy xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học (mẫu số 7-HH1) do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện cấp.

Căn cứ để cấp giấy xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học gồm:

a) Bản khai cá nhân (mẫu số 7-HH2)

b) Một trong các giấy tờ: lý lịch; quyết định phục viên, xuất ngũ; giấy X Y Z xác nhận hoạt động ở chiến trường; giấy chuyển thương, chuyển viện; giấy điều trị; Huân chương, Huy chương chiến sĩ giải phóng hoặc các giấy chứng nhận khác.

c) Giấy chứng nhận tình trạng vô sinh của Bệnh viện cấp tỉnh trở lên hoặc giấy xác nhận có con dị dạng, dị tật của Uỷ ban nhân dân cấp xã.

d) Biên bản họp và đề nghị của Hội đồng xác nhận người có công cấp xã (mẫu số 7-HH3) thành phần gồm đại diện: Đảng ủy, Uỷ ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, các tổ chức đoàn thể: Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ và Đoàn Thanh niên.

Biên bản đề nghị phải có chữ ký và đóng dấu của: Đảng uỷ, Uỷ ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc cấp xã.

1.2. Biên bản của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh xác định suy giảm khả năng lao động (mẫu số 7-HH6)

1.3. Quyết định trợ cấp của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội:

- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học (mẫu số 7-HH4a)

- Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học (mẫu số 7-HH4b).

1.4. Phiếu trợ cấp (mẫu số 7-HH5a và mẫu số 7- HH5b) của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Trách nhiệm lập hồ sơ:

2.1. Người hoạt động kháng chiến hoặc thân nhân làm bản khai cá nhân kèm một trong các giấy tờ qui định tại tiết b điểm 1.1 khoản 1 mục VII phần I Thông tư này chuyển đến Uỷ ban nhân dân cấp xã.

2.2. Uỷ ban nhân dân cấp xã:

a) Xác nhận các yếu tố trong bản khai cá nhân của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học hoặc thân nhân:

- Tình trạng sức khoẻ của người tham gia kháng chiến có con đẻ bị dị dạng, dị tật trên cơ sở ý kiến của y tế cấp xã.

- Tình trạng dị dạng, dị tật của con đẻ người hoạt động kháng chiến trên cơ sở ý kiến của y tế cấp xã.

- Trường hợp không có vợ (chồng) hoặc có con trước khi tham gia kháng chiến sau khi về địa phương không sinh con được và bị suy giảm khả năng lao động.

 - Trường hợp có vợ (chồng) nhưng vô sinh trên cơ sở Giấy chứng nhận tình trạng vô sinh của bệnh viện y tế cấp tỉnh.

b) Họp Hội đồng xác nhận người có công cấp xã để xem xét từng trường hợp và lập danh sách đề nghị xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.

 c) Chuyển các giấy tờ trên kèm danh sách đề nghị xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đến Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội.

Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học kể cả đối với quân nhân, công an nhân dân đang tại ngũ.

 2.3. Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội:

Kiểm tra, lập danh sách những người đủ điều kiện trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện cấp giấy xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, chuyển danh sách kèm các giấy tờ về Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.

2.4. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội:

a) Giới thiệu giám định tại Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh.

b) Quyết định trợ cấp và lập phiếu trợ cấp.

VIII.  NGƯỜI HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG, HOẠT ĐỘNG KHÁNG CHIẾN BỊ ĐỊCH BẮT TÙ ĐÀY

1. Hồ sơ gồm:

1.1. Bản khai cá nhân (mẫu số 8-TĐ1).

1.2. Bản sao một trong các giấy tờ: Lý lịch cán bộ; lý lịch Đảng viên; hồ sơ hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội hoặc giấy tờ hợp lệ khác có xác định nơi bị tù, thời gian bị tù.

1.3. Quyết định trợ cấp một lần (mẫu số 8-TĐ2) của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.

2. Trách nhiệm lập hồ sơ:

2.1. Người bị địch bắt tù đày làm bản khai kèm một trong những giấy tờ sau:

Bản sao một trong các giấy tờ: Lý lịch cán bộ; lý lịch Đảng viên; hồ sơ hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội hoặc giấy tờ hợp lệ khác có xác định nơi bị tù, thời gian bị tù.

2.2. Uỷ ban nhân dân cấp xã căn cứ các giấy tờ qui định tại điểm 1.2 khoản 1 mục VIII phần I Thông tư này để xác nhận vào bản khai của từng người, chuyển danh sách người đủ điều kiện kèm các giấy tờ trên về Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội.

2.3. Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội kiểm tra, lập danh sách kèm hồ sơ chuyển Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.

2.4. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội căn cứ hồ sơ quyết định trợ cấp một lần.

IX. NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÁNG CHIẾN GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

1. Hồ sơ gồm:

1.1. Bản khai cá nhân (mẫu số 9-KC1).

1.2. Bản sao Huân chương kháng chiến, Huy chương kháng chiến, Huân chương chiến thắng, Huy chương chiến thắng hoặc Chứng nhận về khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến và thời gian hoạt động kháng chiến của cơ quan Thi đua- Khen thưởng cấp huyện.

1.3. Quyết định trợ cấp một lần của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội (mẫu số 9-KC2).

2. Trách nhiệm lập hồ sơ:

2.1. Người hoạt động kháng chiến làm bản khai kèm Bản sao Huân chương kháng chiến, Huy chương kháng chiến, Huân chương chiến thắng, Huy chương chiến thắng hoặc Chứng nhận về khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến và thời gian hoạt động kháng chiến của cơ quan Thi đua - Khen thưởng cấp huyện.

2.2. Uỷ ban nhân dân cấp xã căn cứ các giấy tờ trên để xác nhận vào bản khai của từng người, lập danh sách kèm bản sao các giấy tờ chuyển Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội.

2.3. Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội kiểm tra, lập danh sách kèm bản sao các giấy tờ gửi Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.

2.4. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội kiểm tra, quyết định trợ cấp một lần.

X.  NGƯỜI CÓ CÔNG GIÚP ĐỠ CÁCH MẠNG

1. Hồ sơ gồm:

1.1. Bản khai cá nhân (mẫu số 10-CC1).

1.2. Bản sao giấy chứng nhận Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc “Bằng có công với nước” hoặc Huân chương, Huy chương kháng chiến.

Trường hợp người có công giúp đỡ cách mạng có tên trong hồ sơ khen thưởng nhưng không có tên trong Bằng “Có công với nước”, Huân chương, Huy chương kháng chiến của gia đình thì kèm theo giấy xác nhận của cơ quan Thi đua-Khen thưởng cấp huyện.

1.3. Quyết định trợ cấp hàng tháng (mẫu số 10-CC2) hoặc quyết định trợ cấp một lần (mẫu số 10-CC3) của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.

2. Trách nhiệm lập hồ sơ:

2.1. Người có công giúp đỡ cách mạng làm bản khai kèm bản sao giấy chứng nhận Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc “Bằng có công với nước” hoặc Huân chương, Huy chương kháng chiến. Trường hợp người có công giúp đỡ cách mạng có tên trong hồ sơ khen thưởng nhưng không có tên trong Bằng “Có công với nước”,  Huân chương, Huy chương kháng chiến của gia đình thì kèm theo giấy xác nhận của cơ quan Thi đua- Khen thưởng cấp huyện.

2.2. Uỷ ban nhân dân cấp xã căn cứ các giấy tờ quy định tại điểm 1.2 khoản 1 mục X phần I Thông tư này để xác nhận vào bản khai của từng người, lập danh sách kèm bản sao các giấy tờ gửi Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội.

2.3. Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội kiểm tra, lập danh sách kèm bản sao các giấy tờ chuyển Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.

2.4. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội kiểm tra, quyết định trợ cấp.

XI. NGƯỜI HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG, HOẠT ĐỘNG KHÁNG CHIẾN BỊ ĐỊCH BẮT TÙ ĐÀY VÀ NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÁNG CHIẾN GIẢI PHÓNG DÂN TỘC CHẾT TRƯỚC NGÀY 01 THÁNG 01 NĂM 1995

1. Hồ sơ gồm:

1.1. Bản khai của thân nhân hoặc đại diện người thừa kế theo pháp luật  (mẫu số 11).

1.2. Bản sao một trong những giấy tờ sau:

- Kỷ niệm chương người bị địch bắt tù đày.

- Huân chương, Huy chương Kháng chiến; Huân chương, Huy chương Chiến thắng; giấy chứng nhận khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến.

- Bằng “Tổ quốc ghi công” hoặc giấy báo tử hoặc giấy chứng nhận hy sinh đối với liệt sĩ hy sinh từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước.

1.3. Quyết định trợ cấp một lần của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội (mẫu số 11-QĐ).

2. Trách nhiệm lập hồ sơ:

2.1. Thân nhân hoặc đại diện người thừa kế theo pháp luật nộp các giấy tờ quy định tại điểm 1.1, 1.2  khoản 1 mục XI phần I Thông tư này cho Uỷ ban nhân dân cấp xã.

Thân nhân có trách nhiệm cung cấp bản chính những giấy tờ trên để Uỷ ban nhân dân cấp xã đối chiếu.

2.2. Uỷ ban nhân dân cấp xã kiểm tra, đối chiếu bản chính, xác nhận vào bản khai của từng người, lập danh sách kèm giấy tờ gửi Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội.

2.3. Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội tiếp nhận, kiểm tra, lập danh sách những hồ sơ hợp lệ chuyển Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.

2.4. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội:

- Kiểm tra hồ sơ, đối chiếu với danh sách của cấp huyện đã nộp để tránh trùng lặp đối với trường hợp được tặng thưởng Huân chương, Huy chương kháng chiến.

- Đối với liệt sĩ hy sinh từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước thì đối chiếu hồ sơ gốc đang lưu giữ tại Sở, kiểm tra những hồ sơ di chuyển đến, liên hệ với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội nơi nguyên quán để tránh việc giải quyết trùng lặp.

 - Quyết định trợ cấp một lần.

XII. HỒ SƠ NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TỪ TRẦN

1. Hồ sơ:

1.1              . Hồ sơ tuất từ trần:

a) Hồ sơ của người có công với cách mạng hưởng trợ cấp hàng tháng: người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945; thương binh (kể cả thương binh loại B), bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

b) Giấy khai tử do Uỷ ban nhân dân cấp xã cấp.

c) Bản khai của thân nhân người có công với cách mạng từ trần có chứng nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã (mẫu số 12-TT1).

d) Quyết định trợ cấp (mẫu số 12-TT2) của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.

1.2 Hồ sơ hưởng mai táng phí và trợ cấp một lần:

a) Hồ sơ người có công với cách mạng hưởng trợ cấp hàng tháng: thân nhân liệt sĩ; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động trong kháng chiến; thương binh (kể cả thương binh loại B), bệnh binh suy giảm khả năng lao động dưới 61%; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học và con đẻ của họ đang hưởng trợ cấp; người có công giúp đỡ cách mạng được tặng thưởng Bằng “Có công với nước”, Huân chương kháng chiến.

b) Các giấy tờ quy định tại tiết b, c, d điểm 1.1 khoản 1, mục XII, phần I Thông tư này.

1.3. Hồ sơ hưởng mai táng phí:

a) Hồ sơ người có công với cách mạng hưởng trợ cấp một lần gồm: người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày; người hoạt động kháng chiến được tặng thưởng Huân chương, Huy chương kháng chiến, Huân chương, Huy chương chiến thắng; người có công giúp đỡ cách mạng được tặng thưởng Huy chương kháng chiến.

b) Các giấy tờ quy định tại tiết b, c, d điểm 1.1 khoản 1, mục XII, phần I Thông tư này.

2.Trách nhiệm lập hồ sơ:

2.1. Thân nhân lập bản khai người có công với cách mạng từ trần kèm giấy khai tử.

2.2 Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận vào bản khai của từng người; chuyển bản khai kèm giấy khai tử về Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội.

2.3. Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội lập danh sách kèm giấy tờ chuyển Sở Lao động- Thương binh và Xã hội.

2.4. Sở Lao động- Thương binh và Xã hội:

a) Ghép hồ sơ người có công đang quản lý với bản khai, giấy khai tử để hoàn chỉnh hồ sơ tuất.

b) Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội quyết định trợ cấp.

XIII. HỒ SƠ HƯỞNG BẢO HIỂM Y TẾ

1. Hồ sơ gồm:

- Bản khai cá nhân (mẫu số 13) có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã.

- Hồ sơ người có công với cách mạng.

2. Trách nhiệm lập hồ sơ:

2.1. Người có công với cách mạng lập bản khai cá nhân.

2.2. Uỷ ban nhân dân cấp xã:

a) Kiểm tra và xác nhận vào bản khai của người có công với cách mạng.

b) Lập danh sách đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế tại địa phương và chuyển về Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội.

2.3. Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội:

a) Kiểm tra đối tượng thuộc diện được cấp thẻ bảo hiểm y tế.

- Mỗi người được cấp một thẻ bảo hiểm y tế.

- Người thuộc diện tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc thì không thuộc diện cấp thẻ bảo hiểm y tế theo Thông tư này.

b) Lập danh sách đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế chuyển Sở Lao động- Thương binh và Xã hội.

2.4. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội:

a) Kiểm tra hồ sơ người có công với cách mạng đang quản lý.

b) Lập danh sách người được cấp thẻ bảo hiểm y tế.

c) Đăng ký mua thẻ bảo hiểm y tế.

d) Chuyển Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội cấp theo danh sách.

Phần II

QUẢN LÝ HỒ SƠ  NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG

I. QUY ĐỊNH VỀ KÝ HIỆU HỒ SƠ

Ký hiệu hồ sơ ghi ở góc trên bên phải, viết bằng chữ in hoa. Ký hiệu địa phương ghi trước, gạch chéo rồi ghi tiếp ký hiệu từng loại hồ sơ đối tượng, tiếp đến số quản lý của địa phương và ký hiệu thời kỳ (phụ lục số 1,2 kèm theo).

II. QUẢN LÝ HỒ SƠ

- Theo phân cấp của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội có trách nhiệm hướng dẫn, xác nhận, kiểm tra, cho số quản lý, đăng ký quản lý hồ sơ, lưu trữ, bảo quản hồ sơ theo quy định.

- Bộ Quốc phòng và Bộ Công an có trách nhiệm quản lý hồ sơ người có công với cách mạng đang phục vụ trong quân đội, công an.

- Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội lưu trữ quyết định trợ cấp và phiếu trợ cấp của người có công với cách mạng do Sở Lao động-Thương binh và Xã hội chuyển đến.

III. THỦ TỤC DI CHUYỂN VÀ TIẾP NHẬN HỒ SƠ NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG

1. Hồ sơ người có công với cách mạng đang quản lý tại địa phương:

Hồ sơ của người có công với cách mạng được quản lý ở địa phương tại nơi có hộ khẩu thường trú. Trường hợp thay đổi chỗ ở thì hồ sơ được chuyển về nơi cư trú mới theo quy định như sau:

1.1 Nơi đi:

- Giấy đề nghị di chuyển hồ sơ của người có công với cách mạng.

- Bản sao hộ khẩu nơi cư trú mới.

- Phiếu di chuyển của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội kèm theo toàn bộ hồ sơ (bản gốc) của người có công với cách mạng. Hồ sơ được niêm phong và giao cho người có công (có ký nhận bàn giao hồ sơ). Mọi vướng mắc về chế độ và hồ sơ phải được giải quyết trước khi di chuyển. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký phiếu di chuyển người có công phải nộp hồ sơ tại Sở Lao động-Thương binh và Xã hội nơi đến.

1.2 Nơi đến:

Sở Lao động-Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, đăng ký quản lý đối tượng và thực hiện tiếp các chế độ ưu đãi theo quy định.

2. Hồ sơ người có công với cách mạng do quân đội, công an chuyển đến:

- Cơ quan quản lý có thẩm quyền theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cấp giấy giới thiệu di chuyển kèm 01 bộ hồ sơ bản gốc (trong đó có 02 quyết định trợ cấp, 02 phiếu trợ cấp) niêm phong giao cho người có công với cách mạng hoặc đơn vị trực tiếp bàn giao cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người có công với cách mạng có hộ khẩu thường trú (trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký giấy giới thiệu di chuyển) để được tiếp nhận, đăng ký quản lý và thực hiện tiếp chế độ ưu đãi theo quy định.

Riêng đối với thương binh trong quân đội, công an được xác nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1994 khi xuất ngũ mà hồ sơ không đủ theo quy định (do thất lạc) thì hồ sơ gồm:

+ 02 bản trích lục hồ sơ thương tật của thương binh (theo sổ hoặc danh sách hiện đang quản lý) do Thủ trưởng Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị-Bộ Quốc phòng (đối với quân nhân) hoặc Vụ Tổ chức Cán bộ - Bộ Công an (đối với công an nhân dân) ký tên và đóng dấu (mẫu số 5-TB5) thay cho hồ sơ thương binh.

+ 01 giấy chứng nhận thương binh do quân đội, công an cấp cho cá nhân giữ (xuất trình khi nộp hồ sơ cho Sở Lao động-Thương binh và Xã hội nơi chuyển đến).

+ 01 giấy giới thiệu di chuyển hồ sơ có xác nhận cụ thể mức trợ cấp và thời gian thôi hưởng trợ cấp ở quân đội (mẫu số 5-TB6)

Bộ Quốc phòng (Cục Chính sách), Bộ Công an (Vụ Tổ chức Cán bộ) lập danh sách những thương binh đang tại ngũ mà hồ sơ bị thất lạc hiện chỉ lưu trong sổ trích ngang gửi đến Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (Cục Thương binh Liệt sĩ và Người có công) để theo dõi, phối hợp thực hiện.

- Sở Lao động- Thương binh và Xã hội sau khi tiếp nhận hồ sơ, lập danh sách kèm 01 quyết định, 01 phiếu trợ cấp của từng người chuyển về Cục Thương binh Liệt sĩ và Người có công thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để lưu theo dõi.

- Mọi vướng mắc về chế độ và hồ sơ được cơ quan chính sách của quân đội, công an xem xét giải quyết trước khi di chuyển.

Phần III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các giấy tờ trong hồ sơ xác nhận người có công phải được xác lập theo đúng thủ tục và thẩm quyền quy định tại Thông tư này.

2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh:

- Chỉ đạo việc lập hồ sơ xác nhận người có công trên địa bàn và việc tiếp nhận kiểm tra hồ sơ của các cơ quan đơn vị chuyển đến; lập thủ tục giải quyết chế độ, quản lý, lưu trữ hồ sơ và kiểm tra việc thực hiện chính sách chế độ đối với người có công trên địa bàn.

- Chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan, ban, ngành phổ biến quy trình thủ tục hồ sơ theo hướng dẫn tại Thông tư này đến cán bộ và nhân dân biết để giám sát và thực hiện.

3. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.

Thông tư này thay thế Thông tư 22/LĐTBXH-TT ngày 29 tháng 8 năm 1995 và Thông tư số 25/LĐTBXH ngày 28 tháng 9 năm 1995 và những quy định về thủ tục hồ sơ quy định tại Thông tư Liên tịch số 16/1998/TTLT-BLĐTBXH-BQP-BCA ngày 25 tháng 11 năm 1998.

4. Hồ sơ người có công với cách mạng và thân nhân của họ đã được xác lập trước ngày Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ có hiệu lực thi hành thì không phải lập lại hồ sơ theo quy định tại Thông tư này.

Riêng đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hoá học đã được xác nhận theo Quyết định số 120/2004/TTg-QĐ ngày 05 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ đang hưởng chế độ thì Sở Lao động-Thương binh và Xã hội rà soát, hướng dẫn, bổ sung hồ sơ theo quy định tại Thông tư này.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc các địa phương phản ánh về Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội để hướng dẫn giải quyết./.

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các PTT Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ; cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao; 
- Toà án Nhân dân tối cao;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Cơ quan Trung ương các đoàn thể;
- Các Tổng công ty nhà nước;
- Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Bộ LĐTBXH: BT, các TT, các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ;
- Lưu VT

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Hằng

 

PHỤ LỤC SỐ 1

KÝ HIỆU HỒ SƠ NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG
(kèm theo Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 7 năm 2006 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội)

1- Ký hiệu hồ sơ các đối tượng:

- Hồ sơ người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945              : LT

   (cán bộ lão thành cách mạng)                                                                     

- Hồ sơ người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước

 Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945 (cán bộ tiền khởi nghĩa)                   : TKN

- Hồ sơ liệt sỹ                                                                                                        :  LS

- Hồ sơ anh hùng                                                                                                              :  AH 

- Hồ sơ thương binh                                                                                 :  AQ

- Hồ sơ thương binh loại B                                                                                               :  BQ

- Hồ sơ  người hưởng chính sách như thương binh                                              :  CK

- Hồ sơ bệnh binh                                                                                                             :  BB

- Hồ sơ người hoạt động cách mạng bị bắt và tù đày                                                       :  BT

- Hồ sơ người hoạt động kháng chiến                                                                              :  KC

- Hồ sơ có công giúp đỡ cách mạng                                                                     :  CC

- Hồ sơ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học                       :  HH

- Hồ sơ tuất từ trần                                                                                                            :  TT

2- Ký hiệu hồ sơ theo thời kỳ:

- Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945                                                                             : TCM

- Trong kháng chiến chống Pháp   (8/1945 - 20/7/1954)                                      : CP 

- Trong kháng chiến chống Mỹ  (21/7/1954 - 30/4/1975)                                    : CM

- Bảo vệ Tổ Quốc  (sau 30/4/1975)                                                                       : BV  

 

PHỤ LỤC SỐ 2

KÝ HIỆU CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

(kèm theo Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 7 năm 2006 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội)

 

STT

ĐỊA PHƯƠNG

KÝ HIỆU

 

STT

ĐỊA PHƯƠNG

KÝ HIỆU

1

An Giang

AG

 

33

Khánh Hoà

KH

2

Bắc Cạn

BC

 

34

Kiên Giang

KG

3

Bắc Giang

BG

 

35

Kon Tum

KT

4

Bắc Ninh

BN

 

36

Lâm Đồng

5

Bạc Liêu

BL

 

37

Lào Cai

LK

6

Bến Tre

BE

 

38

Lạng Sơn

LS

7

Bình Định

 

39

Lai Châu

LC

8

Bình Dương

BD

 

40

Long An

LA

9

Bình Phước

BP

 

41

Nam Định

10

Bình Thuận

BT

 

42

Nghệ An

NA

11

Bà rịa -Vũng tàu

BV

 

43

Ninh Bình

NB

12

Cà Mau

CM

 

44

Ninh Thuận

NT

13

Cao Bằng

CB

 

45

Phú Thọ

PT

14

Cần Thơ

CT

 

46

Phú Yên

PY

15

Gia Lai

GL

 

47

Quảng Bình

QB

16

Đà Nẵng

ĐA

 

48

Quảng Nam

QA

17

Đắk Lắk

ĐL

 

49

Quảng Ngãi

QN

18

Đắk Nông

ĐK

 

50

Quảng Ninh

QH

19

Điện Biên

ĐB

 

51

Quảng Trị

QT

20

Đồng Nai

ĐN

 

52

Sơn La

SL

21

Đồng Tháp

ĐT

 

53

Sóc Trăng

ST

22

Hà Giang

HG

 

54

Tây Ninh

TN

23

Hà Nam

HL

 

55

Thái Bình

TB

24

Hà Nội

HN

 

56

Thái Nguyên

TU

25

Hà Tây

HT

 

57

Thanh Hoá

TH

26

Hà Tĩnh

HI

 

58

Thừa Thiên Huế

TT

27

Hải Dương

HD

 

59

Tiền Giang

TG

28

Hải Phòng

HP

 

60

Trà Vinh

TV

29

Hậu Giang

HU

 

61

Tuyên Quang

TQ

30

Hồ Chí Minh

HM

 

62

Vĩnh Long

VL

31

Hoà Bình

HA

 

63

Vĩnh Phúc

VH

32

Hưng Yên

HE

 

64

Yên Bái

YB

                                               

 

 

 

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/07/2006 hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng do Bộ Lao động, thương binh và xã hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


25.447

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.89.181
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!