BỘ
LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số:
05/1998/TT-BLĐTBXH
|
Hà
Nội, ngày 15 tháng 4 năm 1998
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN BỔ SUNG QUY CHẾ QUẢN LÝ CÁC TRUNG TÂM XÃ HỘI BAN
HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 600/LĐTBXH-QĐ NGÀY 15 THÁNG 4 NĂM 1995 CỦA BỘ TRƯỞNG
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI.
Để thống nhất quản lý, chỉ đạo
và tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các đối tượng xã hội
trong việc thụ hưởng trợ cấp xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
(LĐTBXH) hướng dẫn bổ sung một số điểm về quy trình và thủ tục đối với đối tượng
cứu trợ xã hội nuôi dưỡng tập trung tại các cơ sở thuộc Ngành như sau:
I. Tiếp nhận
đối tượng vào cơ sở nuôi dưỡng, quản lý tập trung.
1/ Bản thân hoặc thân nhân đối
tượng phải làm đơn xin vào cơ sở nuôi dưỡng. Trong đơn phải có cam kết của gia
đình, xác nhận của chính quyền địa phương trong việc đón nhận đối tượng trở vệ
gia đình hoặc cộng đồng khi có đủ các điều kiện và có thông báo của cơ sở nuôi
dưỡng.
a/ Đối tượng tâm thần mãn tính
thì thân nhân làm đơn theo Mẫu 01/ LĐTBXH/BTXH ban hành kèm theo Thông tư này.
Trường hợp đối tượng tâm thần thường xuyên có hành vi nguy hiểm phải làm đẩy đủ
các thủ tục theo Thông tư số 06/TT-LB của Liên Bộ Nội vụ - Y tế - Thương binh
và xã hội ngày 29 tháng 6 năm 1986 hướng dẫn Chỉ thị số 14/CT ngày 16/01/1986 của
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về các biện pháp giải
quyết vấn đề cứu tế xã hội và tệ nạn xã hội. Hồ sơ bệnh án giám định kết luận của
Y tế do chuyên khoa tâm thần có thẩm quyền xác nhận.
b. Đối tượng là trẻ em mồ côi,
người già cô đơn không nơi nương tựa, người tàn tật làm đơn theo Mẫu số
02/LĐTBXH-BTXH ban hành kèm theo Thông tư này.
c. Đối với các trường hợp trẻ em
bị bỏ rơi, không có người nhận; người lang thang xin ăn, cấp xã, phường phải
thu gom thay cho việc làm đơn phải lập biên bản liên tịch ở cấp xã, phường theo
Mẫu số 03/LĐTBXH - BTXH ban hành kèm theo Thông tư này.
d. Đối với các trường hợp khẩn cấp
khác, cơ sở nuôi dưỡng trực tiếp giải quyết theo điều 5 của Quy chế ban hành
kèm theo Quyết định 600/LĐTBXH-QĐ ngày 15/4/1995 của Bộ trưởng Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội.
2. Phòng LĐTBXH huyện, quận, thị
xã (gọi chung là cấp huyện) phải tiến hành kiểm tra thực tế hoàn cảnh của đối
tượng, nếu đúng, đủ điều kiện thì hoàn thiện các hồ sơ để gửi Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội theo Mẫu số 04/LĐTBXH - BTXH ban hành kèm theo Thông tư
này.
3. Phòng Bảo trợ xã hội hoặc bộ
phận chuyên môn được phân công thuộc Sở có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và căn cứ
khả năng của cơ sở nuôi dưỡng, báo cáo đề xuất việc tiếp nhận đối tượng trình
lãnh đạo Sở quyết định. Trường hợp các tỉnh, thành phố chưa có Phòng Bảo trợ xã
hội, thiếu cán bộ chuyên môn thì chức năng thẩm định này giao trực tiếp cho
giám đốc cơ sở nuôi dưỡng tập trung đối tượng xã hội.
Sở LĐ- TBXH ra Quyết định tiếp
nhận khi xét thấy đã có đủ hồ sơ và các điều kiện cần thiết. Quyết định làm theo
Mẫu số 05/LĐTBXH - BTXH ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Một số địa phương phía Bắc
không có Trung tâm điều dưỡng người tâm thần mãn tính, khi thực sự có nhu cầu bức
xúc thì làm công văn gửi Bộ LĐ-TBXH (Vụ BTXH) theo Mẫu số 06/LĐTBXH - BTXH ban
hành kèm theo Thông tư này kèm hồ sơ như đối tượng vào cơ sở nuôi dưỡng tập
trung của địa phương. Khi có Quyết định tiếp nhận của Bộ, Sở và gia đình có
trách nhiệm đưa đối tượng vào cơ sở nuôi dưỡng.
II. Ngừng cấp
chế độ sinh hoạt phí nuôi dưỡng tập trung và đưa về cộng đồng.
1. Giám đốc Sở LĐTBXH ra quyết định
ngừng cấp chế độ sinh hoạt phí nuôi dưỡng tập trung theo Mẫu số 07/LĐTBXH -
BTXH ban hành kèm theo Thông tư này khi đối tượng ở vào một trong các trường hợp
sau:
- Người tàn tật đã phục hồi được
chức năng có thể cho về địa phương.
- Người già, trẻ mồ côi có người
nhận chăm sóc hợp pháp.
- Cá nhân, gia đình đối tượng có
đơn tự nguyện về địa phương.
- Trẻ em mồ côi đủ 15 tuổi, hoặc
18 tuổi nếu đang tiếp tục đi học phổ thông;
- Đối tượng chết.
- Bỏ đi khỏi trung tâm qúa một
tháng trở lên;
- Các trường hợp khác có đủ điều
kiện tái hòa nhập cộng đồng.
2. Khi đối tượng có điều kiện trở
về tái hòa nhập cộng đồng, người việc ra quyết định như trê, Giám đốc Sở LĐTBXH
cần có các biện pháp cụ thể kèm theo hỗ trợ thêm cho đối tượng như cấp khoản
kinh phí ban đầu, giúp đỡ giới thiệu học nghề hoặc đề nghị địa phương có các biện
pháp và hình thức hỗ trợ cụ thể khác. Mức kinh phí hỗ trợ căn cứ điều kiện cụ
thể của địa phương.
III. Tổ chức
thực hiện.
1. Giám đốc Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội căn cứ quy trình và thủ tục Mẫu của Thông tư này, tổ chức phổ biến
và sao gửi Thông tư cho các đơn vị trực thuộc thực hiện; đồng thời có kế hoạch
chỉ đạo các huyện rà soát, phân loại đối tượng cứu trợ xã hội thường xuyên thuộc
địa bàn; xử lý kịp thời các trường hợp xét trợ cấp sai quy định.
2. Đơn vị chức năng thuộc Bộ có
trách nhiệm chỉ đạo các cơ sở nuôi dưỡng đối tượng xã hội thuộc Bộ thực hiện
nghiêm túc, đầy đủ các quy định tại Thông tư này, tổng hợp báo cáo tình hình thực
hiện ở các địa phương. Các Sở LĐ-TBXH phải thực hiện chế độ báo cáo định kỳ 6
tháng, báo cáo năm và phản ánh về Bộ những vướng mắc để Bộ kịp thời điều chỉnh
cho phù hợp với tình hình thực tế.
3. Thông tư này có hiệu lực sau
15 ngày kể từ ngày ký, các quy định liên quan trước đây trái với các quy định của
Thông tư này đều bãi bỏ./.
Nơi nhận:
- Các Sở LĐ-TBXH
- Các đơn vị nuôi dưỡng tập trung trực thuộc Bộ;
- Lưu VP, BTXH, TH-PC
|
K/T.
BỘ TRƯỞNG
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI
THỨ TRƯỞNG
Đàm Hữu Đắc
|