VĂN
PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số:
133/TB-VPCP
|
Hà
Nội, ngày 24 tháng 05 năm 2010
|
THÔNG BÁO
KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG TẠI BUỔI LÀM VIỆC VỚI
LÃNH ĐẠO TỈNH NAM ĐỊNH
Ngày 10 tháng 5 năm 2010, Thủ tướng
Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã thăm và làm việc tại tỉnh Nam Định. Cùng dự làm việc
với Thủ tướng Chính phủ có Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh và đại diện lãnh
đạo các Bộ, cơ quan: Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Giao thông vận tải, Công
thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giáo
dục và Đào tạo, Lao động – Thương binh và Xã hội và Văn phòng Chính phủ. Sau
khi nghe Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội năm 2009, 4 tháng đầu năm 2010; mục tiêu, nhiệm vụ và giải
pháp thực hiện năm 2010 và một số đề nghị của Tỉnh; ý kiến của lãnh đạo các Bộ,
cơ quan, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kết luận như sau:
I. ĐÁNH GIÁ
CHUNG
Trong 5 năm qua, Đảng bộ, chính quyền
và nhân dân tỉnh Nam Định đã nỗ lực phấn đấu rất cao trong xây dựng và phát triển
kinh tế - xã hội nên đã đạt được những kết quả tích cực cả trong phát triển
kinh tế và trong bảo đảm an sinh xã hội. Kinh tế của Tỉnh đã có bước phát triển
khá, GDP tăng trung bình trên 10%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng
tích cực, công nghiệp – dịch vụ chiếm tỷ trọng trên 70% trong GDP; ngành công
nghiệp dược phát triển khá;
Năm 2009, GDP đạt 9.458 tỷ đồng,
tăng 7,1% so với năm 2008; giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng 2%; công
nghiệp tăng 13%; giá trị các ngành dịch vụ tăng 8,5%; thu ngân sách trên địa
bàn đạt trên 1.000 tỷ đồng; tổng nguồn vốn đầu tư xã hội đạt 8.800 tỷ đồng,
tăng 19,4%; giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội; công tác giáo dục và đào
tạo luôn được quan tâm và là một trong các địa phương dẫn đầu cả nước về lĩnh vực
này; lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân được cải thiện; làm tốt công
tác xóa đói, giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn hơn 6%, gắn với đó là thực hiện
tốt công tác cải cách hành chính; quốc phòng, an ninh được bảo đảm.
Tuy nhiên, so với các tỉnh trong
khu vực thì quy mô kinh tế của Tỉnh còn nhỏ bé, thu nhập bình quân đầu người thấp
(12 triệu đồng/người/năm), sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao, lao động trong
nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng lớn.
II. NHIỆM VỤ
TRONG THỜI GIAN TỚI
Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm
2010, trong thời gian tới Tỉnh cần chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Tập trung chỉ đạo quyết liệt để
hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra năm 2010, góp phần thực hiện
thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010. Tập trung chỉ
đạo sản xuất nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp và dịch vụ nhằm đạt mức tăng
trưởng GDP trên 10%.
2. Tăng cường công tác phòng, chống
lụt bão, giảm nhẹ thiên tai và công tác phòng, chống dịch trong nông nghiệp và
chăn nuôi, nhất là giám sát chặt chẽ dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm không
để dịch bệnh lây lan trên diện rộng; tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp đẩy
mạnh sản xuất kinh doanh, nhất là các mặt hàng xuất khẩu và quản lý tốt giá cả
các mặt hàng thiết yếu theo chỉ đạo của Chính phủ, đồng thời đẩy nhanh tiến độ
xây dựng, giải ngân vốn đầu tư năm 2010.
3. Tiếp tục khai thác tối đa tiềm năng,
lợi thế về nguồn nhân lực có số lượng và chất lượng cao để phát triển công nghiệp
công nghệ cao (công nghệ thông tin, cơ khí điện tử, hóa dược …); phát triển
công nghiệp đóng tàu, cơ khí chế tạo, chế biến thủy hải sản, tiểu thủ công nghiệp
và kinh tế biển; đồng thời huy động và sử dụng tốt nhất các nguồn lực để nâng
cao chất lượng tăng trưởng kinh tế; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
giảm dần tỷ trọng nông nghiệp và tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ trong GDP,
từ đó tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội. Trong quá trình phát
triển công nghiệp phải chú ý tiết kiệm đất và bảo vệ môi trường.
4. Làm tốt công tác xúc tiến, kêu gọi
đầu tư; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp có giá trị
gia tăng cao (lúa, thủy sản, rau quả, hoa, cây cảnh ..); phát triển công nghiệp,
dịch vụ và các sản phẩm có lợi thế để sớm xây dựng Nam Định tương xứng với vị
trí, vai trò trung tâm vùng Nam đồng bằng sông Hồng, đóng góp ngày càng nhiều
vào tăng trưởng chung của vùng và của cả nước.
Quá trình phát triển kinh tế phải gắn
với phát triển xã hội, xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, giảm chênh lệch về mức
sống giữa các khu vực. Đồng thời, phát triển kinh tế kết hợp chặt chẽ với việc
khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý và bảo vệ môi trường sinh
thái, đảm bảo phát triển bền vững, tạo cảnh quan cho phát triển du lịch.
5. Cùng với việc thực hiện các nhiệm
vụ kinh tế - xã hội đã đề ra, Đảng bộ, chính quyền các cấp tỉnh Nam Định cần tập
trung chỉ đạo chuẩn bị tốt việc tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp. Hai nhiệm vụ
trên phải gắn bó chặt chẽ với nhau. Trong đó, công tác chuẩn bị văn kiện Đại hội
phải đề ra các chỉ tiêu cụ thể, thiết thực, có tính khả thi cao, phát huy tốt
nhất tiềm năng, lợi thế, nhất là lợi thế vị trí trung tâm đồng bằng châu thổ
Nam sông Hồng để phát triển công nghiệp, dịch vụ, nâng cao chất lượng tăng trưởng
trong thời gian tới.
III. VỀ MỘT SỐ ĐỀ
NGHỊ CỦA TỈNH
1. Về việc đầu tư xây dựng Khu kinh
tế Ninh Cơ: Việc xây dựng khu kinh tế này để khai thác tiềm năng của Tỉnh phục
vụ yêu cầu phát triển là cần thiết. Đồng ý về chủ trương, trên nguyên tắc hạn
chế thấp nhất sử dụng đất lúa hai vụ, giao Tỉnh nghiên cứu kỹ về tiềm năng, lợi
thế để xác định lĩnh vực, loại sản phẩm chủ yếu để tạo khâu đột phá của khu
kinh tế này, trên cơ sở đó làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông vận
tải và các Bộ, ngành liên quan, xây dựng quy hoạch và trình duyệt theo quy định;
đồng thời có chính sách để thu hút được các nhà đầu tư ở các ngành, lĩnh vực có
năng lực và công nghệ cao, tạo giá trị gia tăng lớn đầu tư vào khu kinh tế, tạo
sự bứt phá mạnh trong phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.
2. Về hỗ trợ vốn đầu tư các dự án,
công trình đê, kè và các dự án, công trình giao thông:
- Đồng ý về nguyên tắc chưa thực hiện
việc thu hồi tạm ứng vốn các công trình đê, kè năm 2010 như đề nghị trong báo
cáo của Tỉnh, Tỉnh làm việc với Bộ Tài chính để xử lý cụ thể.
- Đối với các dự án, công trình đã
có trong danh mục (vốn trái phiếu Chính phủ, vốn ngân sách Trung ương năm 2010,
nguồn vốn ODA …), Tỉnh chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải ngân; trường hợp vốn kế
hoạch năm 2010 đã sử dụng hết, Bộ Tài chính xem xét ứng trước vốn kế hoạch 2011
để Tỉnh thực hiện đối với các công trình cấp bách, có thể hoàn thành trong năm
2010.
- Đối với các dự án mới, chưa có
trong danh mục, kế hoạch được duyệt, Tỉnh rà soát, sắp xếp thứ tự ưu tiên, chỉ
đạo lập dự án cụ thể và làm việc cụ thể với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xem xét, xử lý theo quy định.
3. Về ứng vốn năm 2011 để giải
phóng mặt bằng đường BT Mỹ Lộc – Hà Nam: Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài
chính xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ.
4. Về đầu tư dự án đường nối quốc lộ
21 với quốc lộ 10; dự án nâng cấp quốc lộ 482, đường 490C: Tỉnh phối hợp với Bộ
Giao thông vận tải chỉ đạo chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ, giải ngân số vốn đã được
bố trí; trường hợp đã giải ngân hết, Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính
cân đối, ứng trước vốn kế hoạch năm 2011 cho Tỉnh thực hiện theo nguyên tắc ứng
nêu tại điểm 2 trên đây.
5. Về đầu tư tuyến đường ven biển
thuộc địa phận tỉnh Nam Định: Tỉnh làm việc với Bộ Giao thông vận tải để lập dự
án và tổ chức thẩm định, trình duyệt theo hướng tuyến đường này phải kết hợp cả
yêu cầu về giao thông, chống bão lũ và đề phòng nước biển dâng.
6. Về ứng vốn nâng cấp quần thể văn
hóa Đền Trần, dự án bệnh viện trung tâm Vùng: Tỉnh làm việc với Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch, Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để xem xét xử lý
theo nguyên tắc những dự án, công trình đã có trong kế hoạch, đã được bố trí vốn,
cần đẩy nhanh để hoàn thành trong năm 2010 thì được ưu tiên bố trí vốn để thực
hiện.
7. Đối với việc cung cấp than cho
nhà máy nhiệt điện của Nam Định: Tỉnh chỉ đạo Chủ đầu tư làm việc với Tập đoàn
Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam để xem xét, giải quyết.
8. Về việc mở rộng địa giới hành
chính thành phố Nam Định: Tỉnh làm việc với Bộ Xây dựng để lập quy hoạch và
trình duyệt theo quy định.
9. Về công bố quy hoạch vùng trồng
lúa: Chính phủ đang chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn xây dựng
chính sách về quản lý đất trồng lúa trong phạm vi cả nước. Trước mắt, Tỉnh thực
hiện theo đúng chỉ đạo của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất lúa.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để
Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định, các Bộ, ngành có liên quan biết, thực hiện.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP;
- Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính, Giao thông vận tải, Xây dựng, Công
thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa, Thể
thao và Du lịch, Lao động – Thương binh và Xã hội, Y tế;
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Nam Định;
- Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, các Vụ: TH, KTTH, KTN, KGVX, TKBT, Cổng TTĐT;
- Lưu: VT, ĐP (5)
|
KT.
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM
Phạm Văn Phượng
|