ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
24/2016/QĐ-UBND
|
Sơn
La, ngày 05 tháng 10 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI VÀ QUY TRÌNH
ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI, THẨM ĐỊNH CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ; XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN; BẢN,
TIỂU KHU, TỔ DÂN PHỐ LIÊN QUAN ĐẾN MA TÚY
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Phòng, chống ma
túy sửa đổi số 16/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Căn cứ Quyết định số
1001/QĐ-TTg ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt
“Chiến lược Quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy ở Việt Nam đến năm 2020
và định hướng đến năm 2030”;
Căn cứ Quyết định số
3122/QĐ-BCA ngày 09 tháng 8 năm 2010 của Bộ Công an ban hành tiêu chí phân loại
và mức hỗ trợ kinh phí cho các xã, phường, thị trấn trọng điểm về tệ nạn ma túy
trong chương trình mục tiêu Quốc gia về phòng, chống ma túy;
Căn cứ Quyết định số
4060/QĐ-BCA-C41 ngày 26 tháng 7 năm 2013 của Bộ Công an về việc phê duyệt Dự án
“Xây dựng xã, phường, thị trấn không có tệ nạn ma túy”;
Căn cứ Nghị quyết số
128/2015/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2015 của HĐND tỉnh Sơn La về ban hành
chính sách phòng, chống và kiểm soát ma túy trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn
2016 - 2020;
Xét đề nghị của Ban Chỉ đạo
2968 tỉnh tại Tờ trình số 67/TTr-BCĐ ngày 28 tháng 9 năm 2016.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Quy định về tiêu chí đánh giá, phân loại
và Quy trình đánh giá, phân loại, thẩm định các cơ quan, đơn vị; xã, phường, thị
trấn; bản, tiểu khu, tổ dân phố liên quan đến ma túy (có tiêu chí đánh giá,
phân loại đơn vị liên quan đến ma túy kèm theo).
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Giao Thường trực Ban Chỉ đạo
2968 tỉnh chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể, Chủ tịch UBND huyện,
thành phố triển khai, thực hiện Quyết định này.
2. Quyết định này thay thế Quyết định
số 2733/QĐ-UBND ngày 14 tháng 10
năm 2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La về việc
ban hành Tiêu chí đánh giá, chấm điểm thực hiện công tác phòng, chống ma túy
trong năm thẩm định; Tiêu chí phân loại đơn vị trọng điểm về ma túy và quy trình rà soát, đánh giá, thẩm định, phân loại các cơ quan, đơn vị;
xã, phường, thị trấn; bản, tiểu khu, tổ dân phố liên quan đến ma túy trên địa
bàn tỉnh Sơn La.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo
2968 tỉnh; thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể; Chủ tịch UBND huyện, thành
phố và các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL-Bộ Tư pháp;
- Như Điều 3;
- Các Sở: Nội vụ, Tư pháp;
- Thường trực Ban Chỉ đạo 2968 tỉnh;
- Lãnh đạo VP, phòng NC; phòng KG-VX;
- Bộ phận Lưu trữ VP; Trung tâm Công báo;
- Lưu: VT. NC. BPCC 50b.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Cầm Ngọc Minh
|
QUY ĐỊNH
VỀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI VÀ QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ,
THẨM ĐỊNH, PHÂN LOẠI CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ; XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN; BẢN, TIỂU KHU,
TỔ DÂN PHỐ LIÊN QUAN ĐẾN MA TÚY
(Ban hành kèm theo Quyết định số 24/2016/QĐ-UBND ngày 05 tháng
10 năm 2016 của UBND tỉnh Sơn La)
Phần I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Quy định về trình tự các bước tiến hành đánh giá, phân loại,
thẩm định công nhận đơn vị đạt tiêu chuẩn: “không có tệ nạn ma túy”. Xác định
tình hình tệ nạn ma túy tại các cơ quan, đơn vị; các xã, phường, thị trấn theo
từng cấp độ: “có tệ nạn ma túy”, “trọng điểm loại I”, “trọng điểm loại II”, “trọng
điểm loại III”; bản, tiểu khu, tổ dân phố trọng điểm về ma túy.
Điều 2. Đơn vị được đánh giá, thẩm định để quyết định công nhận
“Đơn vị đạt tiêu chuẩn không có tệ nạn ma túy” gồm:
1. Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường
học, trạm y tế, hợp tác xã,… (Đơn vị có con dấu riêng, có tư cách pháp
nhân);
2. Xã, phường, thị trấn;
3. Bản, tiểu khu, tổ dân phố…
Phần II
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ, PHÂN
LOẠI
Điều 3. Tiêu chuẩn Quyết định công nhận, đánh giá phân loại
1. Đơn vị đạt tiêu chuẩn không có ma túy phải đạt
các tiêu chí sau:
- Không có người nghiện ma túy, không có tội phạm
về ma túy và các hành vi trái phép khác về ma túy (Không tính những người
nghiện ma túy đã hoàn thành chương trình cai nghiện đã được cấp Giấy chứng nhận,
hiện đang có mặt trên địa bàn và có tên trong “sổ theo dõi người nghiện ma túy
đã hoàn thành cai nghiện ma túy ở nơi cư trú”).
2. Đơn vị có tệ nạn ma túy
- Đối với cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường
học, trạm Y tế, Hợp tác xã có mọt trong các tiêu chí: Có người nghiện ma túy hoặc
có đối tượng phạm tội về ma túy bị bắt; các tiêu chí khác ở mức độ “không có”.
- Đối với bản, tiểu khu, tổ dân phố có một trong
các tiêu chí: Có từ 1 đến 3 người nghiện ma túy hoặc có từ 1 đến 2 đối tượng phạm
tội về ma túy bị bắt; không có diện tích trồng cây có chất ma túy; không có điểm
tệ nạn ma túy.
- Đối với xã, phường, thị trấn: Có dưới 20 người
nghiện ma túy, không có hoặc có nhưng ở mức thấp hơn so với các tiêu chí của
xã, phường, thị trấn trọng điểm loại III.
3. Đơn vị trọng điểm về ma
túy
- Đối với cấp bản, tổ dân phố, tiểu khu: Chỉ
đánh giá mức độ trọng điểm về ma túy khi có trên 3 người nghiện ma túy đang có
hồ sơ quản lý hoặc có trên 2 đối tượng phạm tội về ma túy bị bắt giữ trong năm
đánh giá.
- Đối với đơn vị xã, phường, thị trấn, có ba mức
độ đánh giá:
+ Trọng điểm về ma túy loại III, nếu có một
trong các tiêu chí sau:
Có từ 20 đến 59 người nghiện ma túy có hồ sơ quản
lý; có từ 1 đến 2 điểm tệ nạn ma túy; có diện tích trồng cây có chất ma túy đã
phát hiện triệt phá dưới 1.000m2; có tỷ lệ đối tượng phạm tội về ma
túy so với dân số dưới 0,1%.
+ Trọng điểm về ma túy loại II, nếu có một trong
các tiêu chí sau:
Có từ 60 đến 99 người nghiện ma túy có hồ sơ quản
lý; có từ 3 đến 4 điểm tệ nạn ma túy; có từ 1.000m2 đến dưới 2.000m2
diện tích trồng cây có chất ma túy đã phát hiện triệt phá; có từ 0,3% đến dưới
0,5% tỷ lệ đối tượng phạm tội về ma túy so với dân số.
+ Trọng điểm về ma túy loại I, nếu có một trong
các tiêu chí sau:
Có từ 100 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý
trở lên; có từ 5 điểm tệ nạn ma túy trở lên; có từ 2.000m2 diện tích
trồng cây có chất ma túy đã phát hiện triệt phá; có từ 0,5% tỷ lệ đối tượng phạm
tội về ma túy so với dân số.
Phần III
QUY TRÌNH ĐÁNH
GIÁ, PHÂN LOẠI, THẨM ĐỊNH
Điều 4. Nhiệm vụ của UBND tỉnh và các đơn vị liên quan
1. Ủy ban nhân dân tỉnh
Ban hành Kế
hoạch đánh giá, thẩm định, phân loại, quyết định công nhận: “Đơn vị đạt tiêu
chuẩn không có ma túy”; “Đơn vị có tệ nạn ma túy”; đơn vị trọng
điểm về ma túy theo từng cấp độ: “trọng điểm loại I”, “trọng điểm loại II”, “trọng
điểm loại III”, và ban hành các văn bản liên quan phục vụ việc đánh giá, phân
loại, xác định.
2. Trưởng Ban Chỉ đạo 2968 tỉnh
- Quyết định thành lập Hội đồng rà
soát, đánh giá, thẩm định, phân loại (sau đây gọi tắt là Hội đồng đánh giá,
thẩm định) của tỉnh và các đoàn công tác rà soát, đánh giá, thẩm định, phân
loại (sau đây gọi tắt là đoàn công tác) của tỉnh.
- Ban hành hướng dẫn thực hiện Quyết định của
UBND tỉnh.
- Giao cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 2968 tỉnh:
+ Chủ trì, phối hợp với các sở,
ngành liên quan chuẩn bị tài liệu, biểu mẫu tổng hợp, tổ chức tập huấn nghiệp vụ
rà soát, đánh giá, thẩm định, phân loại cho các đoàn công tác thẩm định, đánh
giá của tỉnh và một số thành viên Hội đồng đánh giá, thẩm định các huyện, thành
phố; Hội đồng đánh giá, thẩm định Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh và Đảng ủy khối
doanh nghiệp tỉnh.
+ Chủ trì, phối hợp với các ngành
thành viên Ban Chỉ đạo đôn đốc kiểm tra việc rà soát, đánh
giá, thẩm định, phân loại. Tổng hợp danh sách các đơn vị đủ điều kiện công nhận:
“Đơn vị đạt tiêu chuẩn không có ma túy”; “Đơn vị có tệ nạn ma túy” và phân loại đơn vị trọng điểm về ma túy
theo từng cấp độ, báo cáo Hội đồng đánh giá, thẩm định tỉnh.
3. Các đoàn công tác cấp tỉnh
- Phối hợp với Hội đồng đánh giá,
thẩm định các huyện, thành phố và Hội đồng đánh giá, thẩm định của Đảng ủy khối
các cơ quan tỉnh và Đảng ủy khối doanh nghiệp tỉnh. Tổ chức nghiệp vụ rà soát,
đánh giá, thẩm định, phân loại, tổng hợp báo cáo.
- Tổ chức kiểm tra việc thực hiện
các bước theo Quy trình rà soát, đánh giá, thẩm định, phân loại của các huyện, thành phố; Hội đồng đánh giá, thẩm định
của Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh và Đảng ủy khối doanh nghiệp tỉnh và một số
đơn vị trực thuộc những đơn vị nêu trên.
- Trưởng đoàn công tác cấp tỉnh tổng
hợp, đánh giá toàn bộ kết quả đánh giá, phân loại, xác định của đoàn đối với các
đơn vị của huyện, thành phố và cơ quan, đơn vị thuộc trách nhiệm
thẩm định báo cáo UBND tỉnh (qua cơ quan Thường trực
Ban Chỉ đạo 2968 tỉnh).
Trưởng đoàn công tác cấp tỉnh thẩm
định đơn vị nào thì ký biên bản thẩm định (Mẫu
B1) đối với đơn vị đó và chịu trách nhiệm trước UBND
tỉnh về kết quả rà soát, đánh giá, thẩm định, phân loại của mình.
Điều 5. Nhiệm vụ của các huyện, thành phố (gọi chung là
huyện)
1. Ủy ban nhân dân huyện
- Ban hành kế hoạch rà soát, đánh
giá, thẩm định, phân loại, công nhận: “Đơn vị đạt tiêu chuẩn không có ma túy”;
“Đơn vị có tệ nạn ma túy” và đơn vị trọng
điểm về ma túy theo từng mức độ.
- Quyết định thành lập Hội đồng
đánh giá, thẩm định cấp huyện, gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND huyện; lãnh đạo các phòng, đơn vị: Lao động - Thương binh và Xã hội; Văn hóa và Thông tin; Nội vụ; Công an huyện; Thường trực Ban Chỉ đạo
2968 huyện và một số thành phần khác do Chủ tịch UBND huyện quyết định. Mời:
Thường trực huyện ủy; Thường trực HĐND; Ủy ban MTTQ huyện tham gia. (Hội đồng
đánh giá, thẩm định cấp huyện do đồng chí Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch
UBND huyện làm Chủ tịch Hội đồng).
- Quyết định thành lập các đoàn
công tác của huyện (Thành phần đoàn tương tự như cấp tỉnh) số lượng đoàn
công tác do UBND huyện quyết định.
- Ban hành các văn bản liên quan
khác phục vụ việc rà soát đánh giá, thẩm định, phân loại.
2. Ban Chỉ đạo
2968 cấp huyện
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị
liên quan tổ chức tập huấn nghiệp vụ rà soát, đánh giá, thẩm định, phân loại
cho Hội đồng đánh giá, thẩm định cấp xã và các đoàn công tác của huyện.
- Giúp Chủ tịch UBND huyện đôn đốc, kiểm tra toàn bộ việc triển khai thực hiện công tác rà
soát, đánh giá, thẩm định, phân loại các địa phương, đơn vị liên quan đến ma
túy thuộc chức năng, nhiệm vụ của huyện.
3. Đoàn công tác cấp huyện
Tổ chức kiểm tra việc thực hiện
các bước theo quy trình đối với toàn bộ các xã, phường, thị trấn và một số bản,
đơn vị phức tạp về ma túy của huyện, thành phố. Tổng hợp kết quả đánh giá, thẩm
định, phân loại của cấp xã báo cáo Hội đồng đánh giá, thẩm định cấp huyện.
4. Hội đồng đánh giá, thẩm định cấp
huyện
- Trên cơ sở biên bản tự đánh giá,
thẩm định, phân loại của từng đơn vị và kết quả kiểm tra thực tế của các đoàn
công tác. Hội đồng đánh giá, thẩm định cấp huyện lập biên bản thẩm định đánh giá của cấp huyện (theo Mẫu
B2) xác định đơn vị đó được phân loại ở mức độ nào.
- Tham mưu cho Chủ tịch UBND
huyện báo cáo bằng văn bản kết quả thực hiện công tác phòng, chống
ma túy của huyện trong năm.
- Tổng hợp báo cáo kết quả việc rà
soát, đánh giá, thẩm định, phân loại đối với huyện và đối với các xã, phường,
thị trấn; các bản, tiểu khu, tổ dân phố, các đơn vị đóng trên địa bàn thuộc
trách nhiệm thẩm định của huyện, báo cáo Chủ tịch UBND
huyện để trình Ban Thường vụ huyện ủy xin ý kiến chỉ đạo.
- Tham mưu cho Chủ tịch UBND huyện
lập tờ trình đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh quyết định công nhận: “Đơn vị đạt tiêu
chuẩn không có ma túy”; “ Đơn vị có tệ nạn ma túy” cho những đơn vị đủ điều kiện
và công nhận các xã, phường, thị trấn; bản, tiểu khu, tổ dân phố trọng điểm về
ma túy. Tài liệu gửi theo Tờ trình gồm:
+ Danh sách các đơn vị đề nghị quyết
định công nhận: “Đơn vị đạt tiêu chuẩn không có ma túy” (mẫu H1) “Đơn vị
có tệ nạn ma túy ” (mẫu H2) và các xã, phường, thị trấn; bản, tiểu
khu, tổ dân phố trọng điểm về ma túy (mẫu H3, H4).
Điều 6. Nhiệm vụ của xã, phường,
thị trấn (gọi chung là xã)
1. Chủ tịch UBND xã quyết định thành lập
- Hội đồng đánh giá, thẩm định cấp xã gồm: Chủ tịch
UBND xã; lãnh đạo các đơn vị: Trưởng Công an; Chủ tịch Ủy ban MTTQ; Chủ tịch Hội
Cựu chiến binh; Chủ tịch Hội Nông dân; Chủ tịch Hội Phụ nữ; Bí thư Đoàn
TNCSHCM; Cán bộ Văn hóa thông tin; Cán bộ chuyên trách phòng, chống ma túy; Mời:
Thường trực Đảng ủy; Thường trực HĐND xã tham gia. (Hội đồng đánh giá, thẩm
định cấp xã do đồng chí Chủ tịch UBND xã làm Chủ tịch Hội đồng).
- Các đoàn công tác cấp xã gồm: 01 đồng chí
thành viên Hội đồng đánh giá, thẩm định cấp xã làm Trưởng đoàn và 2 đến 3 cán bộ
của xã làm thành viên.
- Hội đồng tự đánh giá của các bản, tiểu khu, tổ
dân phố, gồm: Trưởng bản; Trưởng Ban công tác MTTQ bản; Trưởng các chi hội, tổ
chức chính trị xã hội của bản. Mời đồng chí Bí thư chi bộ tham gia, (Hội đồng
tổ bản không có chức năng thẩm định).
2. Đoàn công tác của xã
- Có trách nhiệm phối hợp với Hội đồng đánh giá
tổ, bản, tiểu khu giúp tổ bản, tiểu khu tự đánh giá, phân loại đơn vị liên quan
đến ma túy của đơn vị theo (Mẫu A), báo cáo Hội đánh giá thẩm định cấp
xã.
3. Hội đồng đánh giá, thẩm định cấp xã
- Có trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ về đánh
giá, phân loại, tổng hợp báo cáo cho Hội đồng đánh giá cấp bản.
- Trên cơ sở biên bản tự đánh giá kết quả thực
hiện trong năm của từng bản, đơn vị và kết quả thẩm định kiểm tra thực tế của
các đoàn công tác, lập biên bản thẩm định của cấp xã theo (Mẫu B2) xác định
bản, đơn vị đó đạt tiêu chuẩn ở mức độ nào.
- Căn cứ kết quả đánh giá, chấm điểm của các bản
và kết quả tổ chức triển khai thực hiện công tác phòng, chống ma túy của xã, Hội
đồng đánh giá, thẩm định cấp xã tự đánh giá, phân loại cho xã (theo Mẫu
A) tổng hợp kết quả báo UBND xã.
- Tham mưu cho Chủ tịch UBND xã
báo cáo bằng văn bản kết quả thực hiện công tác phòng, chống ma túy
trong năm của xã.
- Tổng hợp báo cáo kết quả việc tự đánh giá của
xã và đối với các các bản, các đơn vị đóng trên địa bàn thuộc trách nhiệm đánh
giá, xác định của xã báo cáo Chủ tịch UBND xã để trình Ban Thường vụ Đảng ủy xã
xin ý kiến chỉ đạo.
- Lập danh sách các đơn vị đề
nghị được cấp Bằng công nhận “Đơn vị đạt tiêu chuẩn không
có ma túy” (Mẫu X1) hoặc “Đơn vị có tệ nạn ma túy ” (Mẫu X2) và
các đơn vị trọng điểm về ma túy (Mẫu X3).
- Tham mưu cho Chủ tịch UBND xã lập Tờ trình đề
nghị cấp có thẩm quyền quyết định công nhận: “Đơn vị đạt tiêu chuẩn không có ma
túy”; “ Đơn vị có tệ nạn ma túy” cho những đơn vị đủ điều kiện và công nhận xã;
Bản, tiểu khu, tổ dân phố trọng điểm về ma túy.
(Toàn bộ danh sách đề nghị và biên bản của
các tổ, bản và các đơn vị thuộc trách nhiệm đánh giá, thẩm định, phân loại của
xã gửi Hội đồng đánh giá, thẩm định cấp huyện).
Điều 7. Nhiệm
vụ của bản, tiểu khu, tổ dân phố (gọi chung là bản)
Hội đồng đánh giá cấp bản tổ chức
họp dân, triển khai, thực hiện các nội dung sau:
1. Trưởng bản (Chủ tịch Hội đồng
đánh giá) trình bày báo cáo kết quả thực hiện công tác phòng, chống ma túy
trong năm của bản.
2. Quán triệt các nội dung, quy trình
đánh giá, phân loại.
3. Tổng hợp ý kiến của nhân dân đối
với từng tiêu chí đánh giá vào biên bản họp dân (mẫu Biên bản họp dân) gửi
Hội đồng đánh giá, thẩm định xã.
Điều 8. Trình
tự thẩm định
Hội đồng đánh giá các cấp bản
và cấp xã xét theo Tiêu chí không có tệ nạn ma túy trước, tiếp
đến những đơn vị đủ điều kiện xác định là đơn vị có tệ nạn
ma túy, sau đó đến các đơn vị trọng điểm về ma túy theo các mức độ đánh giá.
Điều 9. Nhiệm
vụ của các cơ quan đơn vị cấp tỉnh (gồm cơ quan, đơn vị trực thuộc Tỉnh ủy;
HĐND; UBND tỉnh và các cơ quan, đơn vị thuộc các bộ, ngành Trung ương đóng trên
địa bàn Thành phố Sơn La)
Thực hiện các bước như sau:
1. Thủ trưởng đơn vị quyết định
thành lập
- Hội đồng đánh giá, thẩm định gồm:
Lãnh đạo đơn vị; đại diện Công đoàn và các tổ chức chính trị xã hội khác của
đơn vị. Mời Lãnh đạo Đảng ủy, chi bộ đảng của đơn vị tham gia (đồng chí Lãnh
đạo đơn vị là Chủ tịch Hội đồng).
- Hội đồng đánh giá của các đơn vị
cấp II trực thuộc (thành phần gồm: Lãnh đạo đơn vị, đại diện Công đoàn;
Thanh niên, Phụ nữ. Mời đồng chí phụ trách công tác đảng tham gia - Thủ trưởng
đơn vị làm Chủ tịch Hội đồng).
2. Hội đồng đánh giá, thẩm định có
trách nhiệm
- Hướng dẫn cho các đơn vị trực
thuộc xây dựng báo cáo kết quả thực hiện công tác phòng, chống ma túy trong năm
của đơn vị; họp đơn vị và lập biên bản tự đánh giá, xác định (Mẫu A).
- Trên
cơ sở biên bản tự đánh giá, xác định của từng đơn vị trực thuộc và kết quả kiểm
tra thực tế, lập biên bản đánh giá (Mẫu B2) xác định đơn vị trực thuộc đó đạt ở mức độ nào.
- Tổng hợp kết quả đánh giá, xác định
đối với các đơn vị trực thuộc báo cáo Đảng ủy, chi bộ và Thủ trưởng đơn vị;
- Căn cứ kết quả đánh giá, xác định
của các đơn vị trực thuộc và kết quả tổ chức triển khai thực hiện công tác
phòng, chống ma túy của đơn vị, Hội đồng đánh giá của đơn vị tự lập biên bản
đánh giá, xác định cho đơn vị mình (theo Mẫu A).
- Tham mưu cho Thủ trưởng đơn vị
báo cáo bằng văn bản kết quả thực hiện công tác phòng, chống ma túy trong năm của
đơn vị; Lập Tờ trình đề nghị UBND tỉnh quyết định công nhận
“Đơn vị đạt tiêu chuẩn không có ma túy” hoặc “Đơn vị có tệ nạn ma túy” cho các đơn vị trực thuộc.
Toàn bộ báo cáo, Tờ trình, danh sách đề nghị; biên bản thẩm định cho đơn vị cấp II và
biên bản tự đánh giá, phân loại của đơn vị gửi Hội đồng đánh giá, thẩm định Đảng
ủy khối các cơ quan tỉnh.
Biên bản tự đánh giá, phân loại của
04 đơn vị: Công an tỉnh; Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh; Bộ đội biên phòng tỉnh và Trường
Đại học Tây Bắc do đoàn công tác cấp tỉnh được phân công đánh giá, thẩm định.
Điều 10. Nhiệm
vụ của các doanh nghiệp.
Thực hiện các bước như
sau:
1. Thành lập Hội đồng đánh giá với
thành phần gồm: Lãnh đạo đơn vị, Công đoàn; Thanh niên, Phụ nữ. Mời đồng
chí phụ trách công tác đảng tham gia. (Thủ trưởng đơn vị làm Chủ tịch Hội đồng).
2. Hội đồng đánh giá tổ chức họp
cơ quan quán triệt các nội dung đánh giá, quy trình thẩm định, lấy ý kiến của
cán bộ, công nhân viên chức đối với từng tiêu chí đánh giá (có biên bản họp);
tự đánh giá, xác định (theo Mẫu A).
3. Gửi báo cáo kết quả thực hiện
công tác phòng, chống ma túy trong năm và biên bản tự đánh giá, xác định của
doanh nghiệp (hồ sơ) cho Hội đồng đánh giá cấp trên.
4. Giao nộp hồ sơ
- Doanh nghiệp trực thuộc Đảng ủy
khối doanh nghiệp tỉnh nộp hồ sơ cho Hội đồng đánh giá, thẩm định của Đảng ủy
khối doanh nghiệp tỉnh.
- Doanh nghiệp không trực thuộc Đảng
ủy khối doanh nghiệp tỉnh nộp hồ sơ cho Hội đồng đánh giá, thẩm định cấp huyện
nơi đặt trụ sở doanh nghiệp.
Các cơ quan đơn vị, doanh nghiệp,
trường học còn lại tự thành lập Hội đồng đánh giá của đơn vị và thực hiện các
bước đánh giá như đơn vị cấp II của các cơ quan đơn vị cấp tỉnh và nộp hồ sơ
cho hội đồng đánh giá, thẩm định quy định tại Điều 9
Quy định này.
Điều 11.
Trách nhiệm của các Hội đồng đánh giá, thẩm định
1. Hội đồng đánh giá, thẩm
định cấp tỉnh có trách nhiệm:
- Rà soát, kiểm tra kết quả đánh
giá, phân loại, xác định của các đoàn công tác cấp tỉnh.
- Xét duyệt danh sách tổng thể các
đơn vị đề nghị công nhận “Đơn vị đạt tiêu chuẩn không có ma túy”; “Đơn vị có
tệ nạn ma túy” đơn vị trọng điểm về ma túy
và đề nghị do Thường trực Ban Chỉ đạo 2968 tỉnh tổng hợp;
báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.
2. Hội đồng đánh giá, thẩm định
các huyện có trách nhiệm đánh giá, xác định cho các đơn vị đóng trên địa bàn gồm:
- Các xã, thị trấn.
- Đơn vị trực thuộc huyện.
- Đơn vị trực thuộc tỉnh; các đơn
vị thuộc bộ, ngành Trung ương đóng trên địa bàn.
- Các doanh nghiệp không thuộc Đảng
ủy Khối doanh nghiệp tỉnh quản lý.
3. Hội đồng đánh giá, thẩm
định thành phố Sơn La có trách nhiệm thẩm định cho các đơn vị đóng trên địa bàn
gồm:
- Các xã, phường.
- Đơn vị trực thuộc thành phố.
- Các doanh nghiệp đóng trên địa
bàn thành phố Sơn La không thuộc Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh quản lý.
- Cơ quan, đơn vị thuộc các bộ,
ngành Trung ương đóng trên địa bàn thành phố Sơn La không thuộc Đảng ủy Khối
các cơ quan tỉnh quản lý.
4. Hội đồng đánh giá, thẩm định cấp
xã có trách nhiệm thẩm định cho đơn vị đóng trên địa bàn xã gồm:
- Bản, tiểu khu, tổ dân phố.
- Trạm Y tế.
- Các trường mầm non, tiểu học,
trung học cơ sở.
- Hợp tác xã.
5. Đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
giao Hội đồng đánh giá, thẩm định của Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh thẩm định
cho các cơ quan, đơn vị do Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh quản lý; giao Hội đồng
đánh giá, thẩm định của Đảng ủy khối doanh nghiệp tỉnh thẩm định đối với toàn bộ
các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh do Đảng ủy khối doanh nghiệp tỉnh quản
lý.
6. Hội đồng đánh giá, thẩm định của
các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh có trách nhiệm đánh giá, phân loại cho các đơn vị
cấp II của mình.
7. Cơ quan Đảng ủy khối các cơ
quan tỉnh và cơ quan Đảng ủy khối doanh nghiệp tỉnh do đoàn công tác của tỉnh
được phân công đánh giá, thẩm định.
8. Trường hợp Hội đồng đánh giá,
thẩm định cấp trên xem xét và đưa ra kết luận khác với đề nghị của đơn vị được thẩm
định, đánh giá thì phải có trách nhiệm thông báo cho đơn vị được
thẩm định, đánh giá biết nguyên nhân có kết luận như vậy
trước khi tổng hợp báo cáo theo quy định.
(các Mẫu: A, B1, B2, H1, H2, H3, H4; X1, X2, X3 được ban hành kèm theo Quy định này)
Điều 12. Chủ
tịch Hội đồng đánh giá, thẩm định là lãnh đạo của đơn vị nào thì dùng dấu của
đơn vị đó.
Điều 13. Lưu
trữ hồ sơ thẩm định
1. Thường trực Ban Chỉ đạo 2968 huyện, thành phố lưu toàn bộ hồ sơ rà soát, đánh giá, thẩm
định, phân loại của các cơ quan, đơn vị và cấp xã, cấp bản gồm:
- Biên bản đánh giá, phân loại của
cấp xã, Tờ trình, danh sách đề nghị của cấp xã, cấp bản;
biên bản họp dân cấp bản.
- Biên bản tự đánh giá, phân loại
của cấp xã và cấp bản, đơn vị.
2. Thường trực Ban Chỉ đạo 2968 tỉnh lưu toàn bộ hồ sơ đánh giá, thẩm định, phân loại của cấp
tỉnh, huyện gồm:
- Biên bản đánh giá, phân loại của
cấp tỉnh.
- Tờ trình, danh sách đề nghị của
cấp huyện.
- Biên bản đánh giá, phân loại,Tờ trình, danh sách đề nghị của các cơ quan đơn vị trực thuộc Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và các cơ quan, đơn vị trực thuộc các
bộ, ngành Trung ương đóng trên địa bàn thành phố Sơn La; các doanh nghiệp đóng
trên địa bàn thành phố Sơn La.
- Tờ trình, danh sách đề nghị của
Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh và Đảng ủy khối doanh nghiệp tỉnh.
- Báo cáo đánh giá của các đoàn
công tác của tỉnh đối với các đơn vị được phân công đánh giá, xác định.
Điều 14. Việc
đánh giá, thẩm định, phân loại, công nhận: “Đơn vị đạt tiêu chuẩn không có ma
túy”; “Đơn vị có tệ nạn ma túy” và các đơn vị trọng điểm về ma túy theo từng cấp
độ: “trọng điểm loại I”, “trọng điểm loại II”, “trọng điểm loại III” mỗi năm tổ
chức thực hiện 01 lần vào cuối năm.
Phần IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 15. UBND tỉnh ban hành Quyết
định công nhận các đơn vị, địa phương đạt tiêu chuẩn: “Đơn vị đạt tiêu chuẩn
không có ma túy”; Quyết định xác nhận “Đơn vị có tệ nạn ma túy” và đơn vị trọng
điểm về ma túy.
Điều 16. Sở Tài chính có trách
nhiệm phối hợp với các ngành có liên quan xây dựng dự toán kinh phí trình UBND
tỉnh phê duyệt. Cấp kinh phí hỗ trợ cho các đơn vị được quyết định công nhận đạt
tiêu chuẩn không có ma túy các đơn vị khác liên quan đến ma túy hàng năm theo
Nghị quyết số 128/2015/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2015 của HĐND tỉnh Sơn La,
đồng thời hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đúng quy định của Luật Ngân
sách Nhà nước và quy định của UBND tỉnh theo Quyết định số 10/2016/QĐ-UBND ngày
20 tháng 5 năm 2016.
Điều 17. Thường trực Ban Chỉ đạo
2968 tỉnh chủ trì, phối hợp các ngành liên quan chỉ đạo thực hiện việc rà soát,
đánh giá, thẩm định, phân loại và tổng hợp báo cáo Thường trực UBND tỉnh kết quả
tổ chức thực hiện trước ngày 20 tháng 11 hàng năm. Tổng hợp những vướng mắc
trong quá trình triển khai thực hiện báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, giải
quyết./.
TIÊU
CHÍ ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI ĐƠN VỊ LIÊN QUAN ĐẾN MA TÚY NĂM........
(Đối với bản, tiểu khu, tổ dân phố)
(Ban hành kèm theo
Quyết định số 24/2016/QĐ-UBND ngày 05 tháng 10 năm 2016 của UBND tỉnh Sơn La)
STT
|
Nội dung
đánh giá
|
Tiêu chí
đánh giá, phân loại
|
Ghi chú
|
Không có tệ
nạn ma túy
|
Có tệ nạn ma
túy
|
Trọng điểm về
ma túy
|
1
|
Số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý
|
Không
|
Có từ 1 đến 3
người
|
Trên 3 người
|
|
2
|
Diện tích trồng cây có chất ma túy
|
Không
|
Không
|
Có
|
3
|
Số điểm tệ nạn ma túy
|
Không
|
Không
|
Có
|
4
|
Đối tượng phạm tội về ma túy bị bắt giữ trong
năm đánh giá
|
Không
|
Có từ 1 đến 2 đối
tượng
|
Trên 2 đối tượng
|
TIÊU
CHÍ ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI ĐƠN VỊ LIÊN QUAN ĐẾN TÚY NĂM......
(Đối với cơ quan, đơn vị, xã, phường, thị trấn)
(Ban hành kèm theo
Quyết định số 24/2016/QĐ-UBND ngày 05 tháng 10 năm 2016 của UBND tỉnh Sơn La)
STT
|
Nội dung
đánh giá
|
Tiêu chí
đánh giá, phân loại
|
Ghi chú
|
Không có tệ
nạn ma túy
|
Có tệ nạn ma
túy
|
Trọng điểm về
ma túy loại III
|
Trọng điểm về
ma túy loại II
|
Trọng điểm về
ma túy loại I
|
1
|
Số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý
|
Không có
|
Có dưới 20 người
|
Từ 20 đến 59
người
|
Từ 60 đến 99
người
|
Từ 100 người trở
lên
|
|
2
|
Số điểm tệ nạn ma túy
|
Không có
|
Không có
|
Từ 1 đến 2 điểm
|
Từ 3 đến 4 điểm
|
Từ 5 điểm trở
lên
|
3
|
Diện tích trồng cây có chất ma túy
|
Không có
|
Không có
|
Dưới 1.000m2
|
Từ 1.000 đến dưới
2.000m2
|
Từ 2.000 m2
trở lên
|
4
|
Tỷ lệ đối tượng phạm tội về ma túy so với dân
số (Đối tượng phạm tội bị bắt trong năm đánh giá)
|
Không có
|
Dưới 0,1%
|
Từ 0,1 đến dưới
0,3%
|
Từ 0,3 đến dưới
0,5%
|
Từ 0,5% trở lên
|