ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
2123/QĐ-UBND
|
Quảng Ninh, ngày 06 tháng 07 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ THÔNG TIN, BÁO CÁO VỀ TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC
HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND
ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày
04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về
xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;
Căn cứ Quyết định số 491/QĐ-TTg
ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí
Quốc gia về nông thôn mới;
Căn cứ Nghị quyết số
39/2010/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 về xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh giai
đoạn 2010-2020;
Xét đề nghị của Ban Xây dựng nông
thôn mới tại Văn bản số 348/TTr-BXD-NTM-HTCT ngày 04/7/2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định chế độ
thông tin, báo cáo về tình hình triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”.
Điều 2. Các ông (bà): Chánh văn phòng UBND tỉnh, Trưởng
Ban Xây dựng nông thôn mới, Giám đốc các sở, Ban, Ngành thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch
UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc Chương trình Xây dựng nông thôn mới căn
cứ Quyết định thi hành./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đặng Huy Hậu
|
QUY ĐỊNH
CHẾ ĐỘ THÔNG TIN, BÁO CÁO VỀ TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG
TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
(Kèm theo Quyết định số: 2123/QĐ-UBND ngày 06/7/2011 của
UBND tỉnh)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1. Phạm vi
và đối tượng điều chỉnh
Bản Quy định này quy định về chế độ
thông tin, báo cáo (nội dung, hình thức, thời gian) và trách nhiệm của Giám đốc
các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố,
thị xã thuộc tỉnh Quảng Ninh về Chương trình xây dựng nông thôn mới thuộc phạm
vi quản lý của sở, ngành, địa phương mình.
Điều 2. Yêu cầu
đối với công tác thông tin, báo cáo
Thông tin, báo cáo phải đảm bảo tính
chính xác, khách quan, đầy đủ, trung thực, thống nhất và kịp thời, đúng thời
gian quy định; phải kèm theo đầy đủ các loại biểu mẫu cho từng loại báo cáo.
Báo cáo được gửi về UBND tỉnh, Ban
Xây dựng Nông thôn mới và các sở, ngành liên quan để tổng hợp Báo cáo Ủy ban
nhân dân tỉnh; thời điểm nhận được báo cáo tính từ ngày văn bản báo cáo về đến
cơ quan có trách nhiệm nhận báo cáo hoặc dữ liệu đến hộp thư tiếp nhận.
Điều 3. Đánh giá
thi đua
Việc chấp hành các quy định về chế độ
thông tin, báo cáo là một trong các tiêu chí đánh giá kết quả công tác, xếp loại
thi đua hàng năm đối với các cơ quan, đơn vị, địa phương về thực hiện Chương
trình Xây dựng nông thôn mới.
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ
THỂ
Điều 4. Báo cáo định
kỳ
1. Thời gian báo cáo:
a) Báo cáo tháng: Là báo cáo tổng hợp
kết quả công tác trong tháng; thời điểm chốt số liệu tính từ ngày 11 tháng trước
đến ngày 10 của tháng báo cáo; thực hiện cho các tháng 1, 2, 4, 5, 7, 8, 10 và
11 trong năm.
b) Báo cáo Quý I: Là báo cáo tổng hợp
kết quả công tác trong quý I; thời điểm chốt số liệu tính từ ngày 11/12 năm trước
đến ngày 10/3 quý báo cáo.
c) Báo cáo 6 tháng đầu năm: Là báo
cáo tổng hợp kết quả công tác trong 6 tháng đầu năm; thời điểm chốt số liệu
tính từ ngày 11/12 năm trước đến ngày 10/6 năm báo cáo.
d) Báo cáo Quý III: Là báo cáo tổng hợp
kết quả công tác trong 9 tháng đầu năm; thời điểm chốt số liệu tính từ ngày
11/12 năm trước đến ngày 10/9 năm báo cáo.
e) Báo cáo tổng kết năm: Là báo cáo tổng
hợp kết quả công tác trong cả năm; thời điểm chốt số liệu tính từ ngày 11/12
năm trước đến ngày 10/12 năm báo cáo.
2. Nội dung cơ bản của báo cáo:
a) Công tác chỉ đạo điều hành Chương
trình:
- Các nội dung, văn bản do cơ quan, địa
phương chỉ đạo thực hiện Chương trình.
- Chế độ hội họp, các hội nghị triển
khai (nếu có).
b) Kết quả triển khai thực hiện: Đánh
giá theo các tiêu chí của Bộ Tiêu chí Quốc gia (phải có bảng biểu kèm theo đánh
giá kết quả thực hiện các tiêu chí).
- Công tác thông tin, tuyên truyền vận
động nhân dân.
- Công tác Quy hoạch và quản lý, thực
hiện quy hoạch.
- Công tác triển khai đầu tư hạ tầng
kinh tế - xã hội.
- Công tác tổ chức sản xuất, phát triển
kinh tế.
- Công tác văn hóa, xã hội và môi trường.
- Công tác xây dựng hệ thống chính trị.
c) Các khó khăn vướng mắc trong quá
trình triển khai và đề xuất ý kiến.
d) Phương hướng các nhiệm vụ trọng
tâm cần triển khai trong tháng, quý, năm sau.
3. Đối tượng thực hiện báo cáo.
- UBND cấp huyện, thị xã, thành phố
thuộc Chương trình Xây dựng nông thôn mới thực hiện đầy đủ các loại báo cáo quy
định tại khoản 1, Điều này.
- Các Sở, Ban, Ngành theo chức năng,
nhiệm vụ được giao tổng hợp các loại báo cáo tại mục b, c, d, e, Khoản 1, Điều
này.
Điều 5. Báo cáo đột
xuất, báo cáo chuyên đề
1. Báo cáo đột xuất là báo cáo do yêu
cầu quản lý đột xuất từ cấp Trung ương, cấp tỉnh.
2. Nội dung báo cáo: Do hướng dẫn cụ
thể của cơ quan chuyên môn đầu mối tổng hợp báo cáo.
3. Yêu cầu báo cáo:
- Nêu cụ thể, đầy đủ, trung thực, ngắn
gọn về nội dung được yêu cầu báo
cáo.
- Đảm bảo kịp thời về thời gian.
4. Đối tượng thực hiện báo cáo: Do
yêu cầu cụ thể của cơ quan được giao đầu mối, tổng hợp.
Điều 6. Hình thức
và nơi nhận báo cáo
1. Báo cáo phải được thực hiện bằng
văn bản hành chính; có dấu và chữ ký của lãnh đạo sở, ban, ngành, UBND cấp huyện.
2. Nơi nhận báo cáo:
- Ban Xây dựng nông thôn mới; trường
hợp cần thiết có thể gửi dữ liệu theo địa chỉ hộp thư điện tử:
[email protected] hoặc gửi bản Fax về Ban Xây dựng nông thôn mới theo số
máy 033 3533 561, sau đó gửi bản gốc về cơ quan Ban Xây dựng nông
thôn mới lưu trữ dưới dạng văn bản hành chính;
- Các Sở, Ban ngành theo lĩnh vực được
phân công.
Điều 7. Mối quan
hệ trong việc cung cấp thông tin
1. Các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND
cấp huyện và các cơ quan, đơn vị, tổ chức liên quan có trách nhiệm phối hợp,
cung cấp thông tin triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới.
2. Các Sở, ban, ngành cấp tỉnh trong
phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm cung cấp hướng dẫn các địa
phương triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới theo các tiêu chí.
3. Việc trao đổi thông tin phải được
thực hiện bằng văn bản hành chính, có chữ ký của lãnh đạo và dấu của cơ quan
cung cấp thông tin.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8. Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành cấp tỉnh
và Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm:
- Thực hiện đầy đủ thông tin, báo cáo
về thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới Điều 2 của Quy định này;
- Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc,
kiểm tra việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo về kết quả thực hiện Chương
trình xây dựng nông thôn mới trong phạm vi quản lý của mình;
Điều 9. Giao Ban Xây dựng nông thôn mới tỉnh:
1. Tổng hợp công tác triển khai
Chương trình xây dựng nông thôn mới; hướng dẫn các ngành, địa phương đề cương,
biểu mẫu báo cáo (nếu cần); lập báo cáo gửi Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng
nông thôn mới, UBND tỉnh, gửi các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định.
2. Theo dõi, đánh giá việc thực hiện
chế độ thông tin, báo cáo của các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện,
thành phố, thị xã và báo cáo UBND tỉnh theo quy định./.