ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 992/QĐ-UBND
|
Lâm
Đồng, ngày 29 tháng 5
năm 2020
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN GIẢM THIỂU TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ HÔN
NHÂN CẬN HUYẾT THỐNG TRONG VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM
ĐỒNG NĂM 2020
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 498/QĐ-TTg
ngày 14/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng
dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2025;
Căn cứ Quyết định số 439/QĐ-UBDT ngày 13/8/2015 của Ủy ban Dân tộc
về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn
nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số
giai đoạn 2015 - 2020 (giai đoạn I);
Căn cứ văn bản số 834/UBDT-DTTS
ngày 13/8/2015 của Ủy ban Dân tộc về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 498/QĐ-TTg
ngày 14/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 2175/QĐ-UBND
ngày 08/10/2015 của UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Kế
hoạch thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống
trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2015
- 2020;
Xét Tờ trình số 106/TTr-BDT ngày
14/4/2020 của Ban Dân tộc.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực
hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng
đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2020.
Điều 2. Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở,
ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch.
Điều 3. Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh; Thủ
trưởng các sở, ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Đà Lạt,
Bảo Lộc và các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành kể từ
ngày ký./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Dân tộc;
- Bộ Tài chính;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Như điều 3;
- LĐVP;
- Lưu: VT, VX3, TH1.
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm S
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “GIẢM THIỂU TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ HÔN NHÂN CẬN HUYẾT THỐNG
TRONG VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH LÂM ĐỒNG NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số: 992/QĐ-UBND ngày 29/5/2020 của UBND tỉnh)
I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục
đích
- Nâng cao nhận thức, ý thức trách
nhiệm của xã hội, cộng đồng và người dân trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số
(DTTS) trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình;
- Tạo sự đồng thuận trong xã hội nhằm
ngăn chặn và giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong
vùng DTTS, góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực vùng DTTS trên
địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu: Nội dung thực hiện phù hợp với tình hình thực tế tại các vùng đồng bào
DTTS và kinh phí được phân bổ năm 2020; trong đó, ưu tiên triển khai thực hiện
tại các xã có tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống tỷ lệ cao.
II/ PHẠM VI, ĐỐI
TƯỢNG
Triển khai thực hiện trên địa bàn các
xã vùng khó khăn và có đông đồng bào DTTS sinh sống, vùng có nguy cơ tảo hôn và
hôn nhân cận huyết thống cao; học sinh các dân tộc có phong tục tập quán liên
quan tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đang theo học tại các trường dân tộc nội
trú có xảy ra tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
III/ NỘI DUNG CÁC
HOẠT ĐỘNG
1. Hoạt động khảo
sát, điều tra, thu thập thông tin
UBND các huyện, thành phố chỉ đạo cơ
quan làm công tác dân tộc khảo sát, thu thập, thông tin, tổng hợp số liệu liên
quan về tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân
tộc thiểu số tại địa phương năm 2020; báo cáo Ban Dân tộc tổng hợp, gửi UBND tỉnh
và Ủy ban Dân tộc trước ngày 15/12/2020 theo quy định.
2. Tổ chức biên
soạn tài liệu, sản phẩm truyền thông phục vụ công tác tuyên truyền
a) In sao phim phóng sự “Nỗi buồn nơi
buôn, làng” [1]:
In sao phim phóng sự, cấp phát cho
479 thôn có trên 1/3 số hộ là dân tộc thiểu số và Ban Chỉ đạo của 53 xã có nhiều
đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, những xã có nguy cơ xảy ra tình trạng tảo
hôn, hôn cận huyết cao và 12 cơ quan làm công tác dân tộc cấp huyện, nhằm phục vụ công tác tuyên truyền trực quan qua hình ảnh.
b) In băng rôn tuyên truyền với 2 nội
dung (mỗi nội dung 1 băng rôn) [2]:
Cấp phát cho 28 UBND xã có nguy cơ xảy
ra tình trạng tảo hôn, hôn cận huyết cao, nhưng chưa được lắp đặt pa nô tuyên
truyền; treo tại trung tâm xã để tăng hiệu quả tuyên truyền.
c) In và tái bản tài liệu phục vụ tuyên truyền: Tái bản 30.000 tờ rơi và 600 sổ tay
tuyên truyền viên (có cập nhật số liệu năm 2020) đã được cấp phép năm
2019 để cấp phát cho nhân dân và đội ngũ cán bộ thôn, xã, phòng Dân tộc tham
gia thực hiện tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
d) Tuyên truyền
trên trang thông tin điện tử của Ban Dân tộc:
Phổ biến trên trang thông tin điện tử
của Ban Dân tộc các văn bản chỉ đạo của các ngành, các cấp trong công tác thực
hiện giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết trong vùng dân tộc thiểu
số giai đoạn 2015 - 2020; kịp thời đưa tin các hoạt động tuyên truyền, vận động
trong vùng dân tộc thiểu số; đồng thời biểu dương, động viên những cá nhân, tập
thể tiêu biểu trong thực hiện giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết
trên địa bàn tỉnh.
3. Duy trì và
xây dựng mô hình điểm (12 mô hình):
- Tiếp tục duy trì 04 mô hình tuyên
truyền thường xuyên, gồm: xã Đa Quyn và xã Liêng Sron; các Trường PTTH Dân tộc
nội trú tỉnh; Trường PTTH cơ sở và THPT huyện Di Linh;
- Nhân rộng 05 mô hình tuyên truyền
thường xuyên, gồm các xã: Đa Nhim, Pró, Bảo Thuận, Phước Lộc, Quốc Oai, Phước
Cát II;
- Xây dựng mới 03 mô hình tuyên truyền
luân phiên, gồm các xã: Lộc Bảo, Lộc Nam và Tà Nung.
3.1. Tiếp tục duy trì mô hình tuyên
truyền thường xuyên:
a) Mô hình 1: Xã Đa Quyn, huyện Đức
Trọng [3]:
- Năm 2018, xã Đạ Quyn có 20 cặp tảo
hôn và 01 cặp hôn nhân cận huyết thống, năm 2019, giảm 03 cặp tảo hôn và hôn
nhân cận huyết thống so với năm 2018; tuy nhiên, vẫn tồn tại phong tục tập quán
không phù hợp trong đời sống đồng bào dân tộc thiểu số, ảnh hưởng rất lớn đến sức
khỏe và kinh tế - xã hội, cần tiếp tục tuyên truyền, vận động đồng bào các dân
tộc thiểu số tại xã Đa Quyn thực hiện các biện pháp giảm thiểu tình trạng tảo
hôn, hôn nhân cận huyết.
- Hình thức thực hiện: Thường xuyên
tuyên truyền trực tiếp thông qua các buổi gặp mặt của dòng họ nhân dịp đám ma,
đám cưới; hội nghị của địa phương, tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh xã, tờ
rơi, ...
b) Mô hình 2: Xã Liêng S’rônh, huyện Đam Rông [4]:
- Năm 2019, xã Liêng S’rônh có 13 cặp tảo hôn được khai báo; nguy cơ xảy ra tình trạng tảo hôn,
hôn nhân cận huyết thống rất cao, đặc biệt trong đồng bào dân tộc H’Mông; vì vậy, cần thiết tiếp tục tuyên truyền, vận động đồng bào các dân
tộc thiểu số tại xã Liêng S’rônh thực hiện các biện pháp
giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết.
- Hình thức thực hiện: Thường xuyên
tuyên truyền trực tiếp thông qua các buổi gặp mặt của dòng họ nhân dịp đám ma,
đám cưới; hội nghị của địa phương, tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh xã,
tờ rơi, ...
c) Mô hình 3: Trường PTTH Dân tộc nội
trú tỉnh Lâm Đồng [5].
- Năm học 2019 - 2020, 01 học sinh có
thai bỏ học về địa phương lấy chồng; tình trạng tảo hôn vẫn xảy ra và có nguy
cơ xảy ra nhiều hơn nếu không được quan tâm tuyên truyền, vận động.
- Hình thức thực hiện: Thường xuyên
tuyên truyền thông qua các buổi chào cờ sáng thứ hai, thi tìm hiểu Luật hôn
nhân gia đình (hình thức sân khấu hóa), phát tờ rơi tuyên truyền,...
d) Mô hình 4: Trường THCS Dân tộc nội
trú huyện Di Linh [6].
- Phong tục tập quán tảo hôn, hôn
nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc Cơ ho còn tồn tại khá phổ biến, trường
học nội trú dễ thực hiện tuyên truyền, vận động xóa bỏ tập tục không còn phù hợp;
đồng thời mỗi giáo viên và mỗi học sinh là một tuyên truyền viên của việc triển
khai thực hiện giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong
vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Hình thức thực hiện: Thường xuyên
tuyên truyền thông qua các buổi chào cờ sáng thứ hai, thi tìm hiểu Luật hôn
nhân gia đình (hình thức sân khấu hóa), phát tờ rơi tuyên truyền,...
3.2. Nhân rộng mô hình tuyên truyền
thường xuyên:
a) Mô hình 1: Xã Đa Nhím, huyện Lạc
Dương [7].
- Qua kết quả điều tra, khảo sát giai
đoạn năm 2015 - 2018, toàn xã có 11 cặp tảo hôn (trong đó: tảo hôn là nữ giới
có 10 trường hợp và nam giới là 01 trường hợp) và 02 cặp hôn nhân cận huyết
thống. Tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vẫn còn xảy ra khá phổ biến
trong đồng bào dân tộc thiểu số; nguyên nhân chính là phong tục, tập quán không
còn phù hợp vẫn đang còn tồn tại trong đời sống đồng bào.
- Hình thức thực hiện: Thường xuyên
tuyên truyền trực tiếp thông qua các buổi gặp mặt của dòng họ nhân dịp đám ma,
đám cưới; hội nghị của địa phương, tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh xã,
tờ rơi, ...
b) Mô hình 2: Xã Pró, huyện Đơn Dương
[8].
- Qua kết quả điều tra, khảo sát giai
đoạn 2015 - 2019, ghi nhận 17 cặp tảo hôn và 01 cặp hôn nhân cận huyết thống;
nguyên nhân chính là phong tục, tập quán không còn phù hợp vẫn đang còn tồn tại
trong đời sống đồng bào.
- Hình thức thực hiện: Thường xuyên
tuyên truyền trực tiếp thông qua các buổi gặp mặt của dòng họ nhân dịp đám ma,
đám cưới; hội nghị của địa phương, tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh xã,
tờ rơi, ...
c) Mô hình 3: Xã Bảo Thuận, huyện Di
Linh [9].
- Qua kết quả điều tra, khảo sát giai
đoạn từ năm 2015-2019, ghi nhận 10 cặp tảo hôn và 06 cặp hôn nhân cận huyết thống;
nguyên nhân chính là phong tục, tập quán không còn phù hợp vẫn đang còn tồn tại
trong đời sống đồng bào.
- Hình thức thực hiện: Thường xuyên
tuyên truyền trực tiếp thông qua các buổi gặp mặt của dòng họ nhân dịp đám ma,
đám cưới; hội nghị của địa phương, tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh xã,
tờ rơi, ...
d) Mô hình 4: Xã Phước Lộc, huyện Đa
Huoai [10].
- Qua kết quả điều tra, khảo sát giai
đoạn 2015 - 2019, ghi nhận 12 trường hợp tảo hôn; nguyên
nhân chính là phong tục, tập quán không còn phù hợp vẫn đang còn tồn tại trong đời sống đồng bào.
- Hình thức thực hiện: Thường xuyên
tuyên truyền trực tiếp thông qua các buổi gặp mặt của dòng họ nhân dịp đám ma,
đám cưới; hội nghị của địa phương, tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh xã,
tờ rơi,...
Ban Dân tộc phân bổ kinh phí cho
Phòng Dân tộc huyện Đạ Huoai chủ động phối hợp với UBND xã
Phước Lộc tổ chức triển khai thực hiện tuyên truyền phù hợp với điều kiện thực
tế.
đ) Mô hình 5: Xã Quốc Oai, huyện Đạ Tẻh
[11].
- Qua kết quả điều tra, khảo sát giai
đoạn từ năm 2015 - 2019, ghi nhận 14 cặp tảo hôn, trong đó: năm 2019 có 02 cặp
tảo hôn; nguyên nhân chính là phong tục, tập quán không còn phù hợp vẫn đang
còn tồn tại trong đời sống đồng bào.
- Hình thức thực hiện: Thường xuyên
tuyên truyền trực tiếp thông qua các buổi gặp mặt của dòng họ nhân dịp đám ma,
đám cưới; hội nghị của địa phương, tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh xã,
tờ rơi,...
3.3. Xây dựng mô hình tuyên truyền luân
phiên
a) Mô hình 1: Xã Lộc Bảo, huyện Bảo
Lâm.
- Theo số liệu thống kê từ 2015 -
2019, ghi nhận 16 vụ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; là xã có đông đồng
bào dân tộc Mông sinh sống, sống tách biệt từng khu, có tỷ lệ tảo hôn cao.
- Hình thức thực hiện: Thường xuyên
tuyên truyền trực tiếp thông qua các buổi gặp mặt của dòng họ nhân dịp đám ma,
đám cưới; hội nghị của địa phương, tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh xã,
tờ rơi, ...
b) Mô hình 2: Xã Lộc Nam, huyện Bảo
Lâm.
- Số vụ tảo hôn, hôn nhân cận huyết
thống trong giai đoạn 2015 - 2019 là 15 vụ; tình trạng tảo hôn có nguy cơ tăng
cao trong những năm tới.
- Hình thức thực hiện: Thường xuyên
tuyên truyền trực tiếp thông qua các buổi gặp mặt của dòng họ nhân dịp đám ma,
đám cưới; hội nghị của địa phương, tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh xã,
tờ rơi, ...
c) Mô hình 3: Xã Tà Nung, thành phố
Đà Lạt [12].
- Năm 2015, có 01 trường hợp hôn nhân
cận huyết thống được ghi nhận; 2017, 05 trường hợp tảo hôn, năm 2019, 01 trường
hợp hôn nhân cận huyết thống; dự báo tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết
thống có nguy cơ xảy ra cao trong những năm tới.
- Hình thức thực hiện: Thường xuyên
tuyên truyền trực tiếp thông qua các buổi gặp mặt của dòng họ nhân dịp đám ma,
đám cưới; hội nghị của địa phương, tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh xã,
tờ rơi, ...
4. Tổ chức tập huấn,
bồi dưỡng, nâng cao năng lực và phổ biến kinh nghiệm tuyên truyền
4.1. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến
thức pháp luật và kỹ năng tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ
tham gia thực hiện Đề án “Giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong
đồng bào dân tộc thiểu số [13]:
a) Thành phần: Thành viên Ban Chỉ đạo
cấp xã; cán bộ chính quyền và đoàn thể thôn, xã; một số người dân có năng lực
và khả năng tham gia tuyên truyền, vận động cộng đồng tại các xã, thị trấn có
đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống và có nguy cơ xảy ra tảo hôn, hôn nhân
cận huyết thống.
b) Nội dung và giảng viên:
- Chuyên đề 1: Triển khai các văn bản
chỉ đạo của Chính phủ và UBND tỉnh; triển khai thực hiện kế hoạch năm 2020; mời
đại diện Ban Chỉ đạo cấp tỉnh chuẩn bị nội dung và giảng bài.
- Chuyên đề 2: Kiến thức pháp luật về
hôn nhân và gia đình; mời đại diện Sở Tư pháp chuẩn bị nội
dung và giảng bài.
- Chuyên đề 3: Các thông tin, bằng chứng
khoa học về những mặt trái, hệ lụy, hậu quả do tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
gây ra; mời đại diện Sở Y tế chuẩn bị nội dung và giảng bài.
- Chuyên đề 4: Vai trò phụ nữ dân tộc
thiểu số trong công tác thực hiện giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận
huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số; mời đại diện Hội Phụ nữ tỉnh chuẩn bị
nội dung và giảng bài.
- Chuyên đề 5: Một số kỹ năng tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; mời
lãnh đạo Ban Dân tộc chuẩn bị nội dung và giảng bài.
c) Thời gian: Thời gian 03 ngày/lớp,
thực hiện sau khi được công bố hết dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do Covid-19.
d) Địa điểm:
- Lớp thứ 1 (tại TP Đà Lạt), gồm các huyện:
Lạc Dương, Đơn Dương và thành phố Đà lạt.
- Lớp thứ 2 (tại huyện Đức Trọng), gồm
các huyện: Đam Rông, Đức Trọng và Lâm Hà.
- Lớp thứ 3 (tại thành phố Bảo Lộc),
gồm các huyện: Di Linh, Bảo Lâm và thành phố Bảo Lộc.
- Lớp thứ 4 (tại huyện Đạ Tẻh), gồm
các huyện: Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên.
4.2. Trao đổi, học tập kinh nghiệm: Tổ
chức hội nghị giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệm về triển khai thực hiện
các mô hình điểm trên địa bàn tỉnh:
a) Thành phần gồm 70 đại biểu: Lãnh đạo
và thư ký Ban Chỉ đạo tỉnh 02 đại biểu; thành viên Ban Quản lý Đề án 498/CP của
Ban Dân tộc 03 đại biểu; Lãnh đạo và chuyên viên phụ trách công tác tuyên truyền
của Phòng Dân tộc các huyện, thành phố 24 đại biểu; mô hình điểm 51 đại biểu.
b) Địa điểm: Trường PTTH Dân tộc nội
trú huyện Di Linh.
c) Nội dung:
- Ban Dân tộc tỉnh triển khai nội
dung kế hoạch thực hiện mô hình điểm năm 2020 và giải quyết các vướng mắc, kiến
nghị của các đơn vị được giao chủ trì thực hiện mô hình.
- Các đại biểu tham dự hội nghị, trao
đổi kinh nghiệm trong việc triển khai thực hiện mô hình điểm về nội dung tuyên
truyền; cách tổ chức tuyên truyền tại trường dân tộc nội trú, khu dân cư (đồng
bào dân tộc thiểu số và đồng bào Kinh).
- Phòng Dân tộc huyện Di Linh báo cáo
giới thiệu về sự chuyển biến trong phong tục, tập quán về hôn nhân gia đình của
đồng bào Nộp (dân tộc Cơ ho).
c) Thời gian thực hiện: Sau khi công
bố hết dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do Covid-19.
5. Hoạt động chỉ
đạo, quản lý, kiểm tra đánh giá, sơ kết
- Tổ chức hội nghị sơ kết tình hình
05 năm triển khai thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận
huyết trong đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 -
2025” giai đoạn I năm 2015 - 2020 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; đề xuất kế hoạch
triển khai thực hiện đề án giai đoạn 2021 - 2025; khen thưởng các cá nhân, đơn
vị có nhiều thành tích, tiêu biểu.
- Ban Dân tộc thường xuyên hướng dẫn,
kiểm tra, đôn đốc các đơn vị được giao chủ trì triển khai thực hiện các mô hình
điểm, kịp thời giải quyết xử lý những vấn đề liên quan; báo cáo UBND tỉnh, Vụ Địa
phương II, Ủy ban Dân tộc về kết quả triển khai thực hiện theo quy định.
IV. KINH PHÍ THỰC
HIỆN
Thống nhất đề xuất của Sở Tài chính tại
văn bản số 1038/STC-HCSN ngày 12/5/2020, cụ thể:
- Tổng số kinh phí thực hiện: 1.613.139.000
đồng (một tỷ sáu trăm mười ba triệu một trăm ba mươi chín mươi chín ngàn đồng).
- Nguồn kinh phí: Dự toán kinh phí thực
hiện Đề án Giảm thiểu hôn nhân cận huyết trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số
theo Quyết định số 2544/QĐ-UBND ngày 07/12/2019 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc
giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2020.
(Chi tiết theo phụ lục kèm theo
văn bản số 1038/STC-HCSN ngày 12/5/2020 của Sở Tài chính).
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
1. Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể liên quan và UBND các huyện,
thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các
huyện, thành phố phối hợp Ban Dân tộc tỉnh chỉ đạo các trường triển khai thực
hiện các Mô hình điểm.
3. Sở Tài chính hướng dẫn Ban dân tộc
tỉnh quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí thực hiện Đề án theo đúng
quy định./.
[1] Năm 2019,
Ban Dân tộc phối hợp với cơ quan Thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam khu vực Tây
nguyên (VOV) xây dựng phim phóng sự “Nỗi buồn nơi buôn, làng” với hai ngôn ngữ
tiếng Việt và tiếng dân tộc Cơ ho; về nội dung: hệ lụy của phong tục tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống đối với sức khỏe, kinh tế,
cộng đồng phổ biến chủ trương, chính
sách giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2025.
[2] Nội dung: “KẾT HÔN: Nam chưa đủ 20 tuổi, nữ chưa đủ 18 tuổi -
Là tảo hôn và vi phạm pháp luật” và “KHÔNG KẾT HÔN: Cận
huyết thống, giữa những người có dòng máu về trực hệ và giữa những người có họ
trong phạm vi 3 đời”.
[3] Năm 2019, tổng dân số trên địa
bàn xã 1.246 hộ/5.261 khẩu; trong đó, dân tộc thiểu số 1.126 hộ/4.642 khẩu chiếm
tỷ lệ 88,23% dân số toàn xã (chủ yếu là dân tộc Churu, Kơho, Rắclây, Chăm,
Hoa...); thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 14 đến dưới 20 tuổi 697 người (nam
406 người, nữ 291 người).
[4] Năm 2019, dân số 2.018 hộ/8.178
nhân khẩu, trong đó: DTTS 1.518 hộ/6.434 nhân khẩu, chiếm tỷ lệ 78,67% dân số;
dân tộc H’Mông 427 hộ/2.367 khẩu; thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 13 đến dưới 20 tuổi 961 người (nam 523 người, nữ
438 người);
[5] Năm học 2019 - 2020, tổng số học
sinh toàn trường là 449 học sinh với 15 lớp (trong đó khối lớp 10: 155 học
sinh, khối lớp 11: 150 học sinh, khối lớp 12: 144 học sinh).
[6] Năm học 2019 - 2020, tổng số học
sinh toàn trường 348 học sinh với 12 lớp (trong đó, khối lớp 6: 90 học sinh, khối
lớp 7: 89 học sinh, khối lớp 8: 88 học sinh và khối lớp 9:
81 học sinh; học sinh dân tộc Kơho 342 học sinh, chiếm 98% sĩ số toàn trường, nữ
dân tộc 248 học sinh).
[7] Năm 2019, toàn xã có 05 thôn với
tổng dân số 1.034 hộ/4.961 nhân khẩu, trong dó: DTTS 826 hộ/3.957
khẩu, chiếm 79,76% dân số chủ yếu là dân tộc Kơho.
[8] Năm 2019, toàn xã có 07 thôn
trong đó có 04 thôn là đồng bào dân tộc thiểu số gốc Tây
Nguyên với tổng dân số trên địa bàn xã 1.506 hộ/6.610 nhân khẩu, trong đó: DTTS
659 hộ/2.946 khẩu, chiếm 44,50 % dân số; số thanh thiếu niên trong độ tuổi từ
14 tuổi trở lên là 4.793 người.
[9] Năm 2019, tổng dân số trên địa bàn xã 1.752 hộ/12.512 nhân khẩu, trong đó: DTTS 1.630
hộ/11.410 khẩu, chiếm 91,2% dân số; gồm các dân tộc: Kơho
và Rơglai; số thanh thiếu niên trong độ tuổi tảo hôn 1.235 người, trong đó: nam
dưới 20 tuổi 640 người và nữ dưới 18 tuổi 545 người.
[10] Năm 2019, tổng dân số trên địa
bàn xã 735 hộ/3.060 nhân khẩu, trong đó: DTTS 594 hộ/2.618 khẩu, chiếm 85,55%
dân số; toàn xã có 06 thôn trong đó có 03 thôn dân tộc thiểu số sinh sống gồm các dân tộc: Mạ, kơho, Tày, Nùng, Hoa, Khơme, Mường;
số thanh thiếu niên trong độ tuổi tảo hôn 199 người, trong
đó: nam dưới 20 tuổi 92 người và nữ dưới 18 tuổi 107 người.
[11] Năm 2019, tổng dân số trên địa
bàn xã 1.001 hộ/4.036 nhân khẩu, trong đó: DTTS 372 hộ/1.470 khẩu, chiếm 36,42%
dân số; gồm các dân tộc: Mạ, Kơho, Tày, Nùng, Dao, Mường, Thái, Khome; số thanh
thiếu niên trong độ tuổi tảo hôn 165 người, trong đó: nam dưới 20 tuổi 85 người
và nữ dưới 18 tuổi 80 người...
[12] Toàn xã hiện có 1.130 hộ/
5293 khẩu trong đó có 653 hộ/2642 khẩu là đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm 50%
dân số toàn xã.
[13] 04 lớp/600 học viên (mỗi lớp 150 học viên).