Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 982/QĐ-UBND 2021 phê duyệt Đề án Chiến lược phát triển ngành văn hóa Hồ Chí Minh

Số hiệu: 982/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh Người ký: Võ Văn Hoan
Ngày ban hành: 22/03/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 982/QĐ-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 3 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH VĂN HÓA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2020 - 2035”

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyn địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết s33-NQ/TW ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước;

Căn cứ Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ về Ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết s33-NQ/TW ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bn vững đất nước;

Căn cứ Chương trình hành động s45-CTrHĐ/TU ngày 21 tháng 6 năm 2015 của Thành ủy Thành phố H Chí Minh về thực hiện Nghị quyết s33-NQ/TW ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Hội nghị ln thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước;

Căn cứ Quyết định số 2631/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thphát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025;

Căn cứ Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 18 tháng 8 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tng thphát triển văn hóa, gia đình, thdục thể thao và du lịch vùng Đông Nam Bộ và vùng Kinh tế trọng đim phía Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố H Chí Minh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025;

Theo đề nghị của Sở Văn hóa và Thể thao tại Tờ trình số 548/TTr-SVHTT ngày 26 tháng 02 năm 2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Chiến lược phát triển ngành văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 - 2035”.

Điều 2. Giao Sở Văn hóa và Thể thao là cơ quan thường trực, chủ trì triển khai Đề án đồng bộ, chất lượng và hiệu quả. Đồng thời, thường xuyên theo dõi, đôn đốc, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Đề án.

Điều 3. Giao Thủ trưởng các sở, ban, ngành Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, quận, huyện và các cơ quan, đơn vị có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ thuộc lĩnh vực phụ trách và địa bàn quản lý có trách nhiệm phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao thực hiện Đề án. Đồng thời căn cứ mục tiêu, giải pháp của Đề án cụ thể hóa và tổ chức thực hiện có hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tiễn và nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, đơn vị, gắn với việc thực hiện chương trình công tác hàng năm và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện của các cấp, các ngành, định kỳ hàng năm đánh giá kết quả thực hiện gửi Sở Văn hóa và Thể thao tng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao, Thủ trưởng các sở, ban, ngành Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, các quận, huyện và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Thường trực Thành ủy (để báo cáo);
- Thường trực HĐND (để báo cáo);
- TTUB: CT, các PCT;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam TP;
- Văn phòng Thành ủy;
- Ban Tuyên giáo Thành ủy;
- Ban VHXH - HĐNDTP;
- VPUB: Các PCVP;
- Phòng VX, TH;
- Lưu: VT (VX/LH)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Thành Phong

 

ĐỀ ÁN

“CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH VĂN HÓA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2020 - 2035”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 982/QĐ-UBND ngày 22 tháng 3 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố H Chí Minh)

I. MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết xây dựng chiến lược

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển của toàn bộ khu vực Nam Bộ cũng như cả nước. Cùng với vị trí, vai trò quan trọng về chính trị, kinh tế của khu vực và cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh còn là trung tâm văn hóa, nơi hội tụ của sự phong phú, đa dạng và đặc sắc các nn văn hóa dân tộc, là đầu mối giao lưu và hội nhập văn hóa thế giới. Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 10 tháng 8 năm 2012 của Bộ Chính trị khóa XI về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 đã khẳng định “Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế, là đầu tàu, động lực có sức thu hút và sức lan tỏa lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước”.

Sau hơn 45 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, các hoạt động trên lĩnh vực văn hóa của Thành phố Hồ Chí Minh đã có những bước phát triển, từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Đời sống và mức hưởng thụ văn hóa tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. Nhiều giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc được bảo tồn và phát huy, nhiều chuẩn mực đạo đức, văn hóa mới được hình thành. Sản phẩm văn hóa, văn học, nghệ thuật ngày càng phong phú, đa dạng; các phong trào, hoạt động văn hóa quần chúng đạt được nhiều kết quả cụ thể, thiết thực. Thành phố Hồ Chí Minh cũng là địa phương sáng tạo và đi đầu trong cả nước về việc hình thành các tụ điểm sinh hoạt văn hóa, thiết chế văn hóa bằng phương thức xã hội hóa, bước đầu phát triển các lĩnh vực mới như dịch vụ văn hóa, công nghiệp văn hóa, thị trường văn hóa; tạo ra nhiều phong trào, thực hiện nhiều cuộc vận động xây dựng môi trường văn hóa đô thị lành mạnh, văn minh, tôn trọng pháp luật, kỷ cương, tác phong công nghiệp; từng bước đưa nếp sống văn hóa đi vào chiều sâu của cuộc sống, dần hình thành nếp sống văn minh đô thị. Công tác quản lý nhà nước về văn hóa tiếp tục được tăng cường, thể chế văn hóa từng bước được hoàn thiện; đội ngũ làm công tác văn hóa, văn nghệ từng bước trưởng thành. Đội ngũ văn nghệ sĩ được tạo điều kiện phát huy quyền tự do sáng tạo, giao lưu và hợp tác quốc tế về văn hóa, nghệ thuật đạt được những thành tựu đáng k.

Bên cạnh những kết quả, thành tựu đạt được, nhìn trên bình diện văn hóa của Thành phố Hồ Chí Minh còn nhiều mặt bất cập, hạn chế. Sự phát triển và đầu tư phát triển văn hóa của thành phố trong thời gian qua chưa tương xứng với sự phát triển kinh tế - xã hội, chưa đủ để tác động mạnh, hiệu quả đến xây dựng con người và môi trường văn hóa tích cực. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong công chức, viên chức và đạo đức xã hội còn nhiều biểu hiện rất đáng lo ngại. Đời sống văn hóa tinh thn ở nhiu nơi còn hạn chế; khoảng cách hưởng thụ văn hóa giữa nội thành, ngoại thành và trong các tầng lớp nhân dân chậm được rút ngn. Môi trường văn hóa còn tn tại nhiu biểu hiện thiếu lành mạnh, ngoại lai, trái với thun phong mỹ tục; tệ nạn xã hội, tội phạm một số nơi có chiều hướng gia tăng. Hệ thống thiết chế văn hóa của Thành phố phát triển chậm, không đáp ứng quy mô và cơ cấu dân s, một số khu vực đang có dấu hiệu xuống cấp, hoạt động không hiệu quả như hệ thng nhà hát, rạp chiếu phim, khu vui chơi, giải trí... Thiết chế văn hóa dành cho những ngành nghthuật đặc thù, nhất là nghệ thuật dân tộc, nghệ thuật truyền thống và nghệ thuật hàn lâm, chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức. Đến nay, Thành phố còn thiếu những công trình văn hóa đạt chuẩn về biu din nghệ thuật đỉnh cao, công trình mang tính biu trưng hoặc đáp ứng yêu cầu giao lưu, hội nhập văn hóa, nghệ thuật quốc tế. Sự phát triển văn hóa chưa đáp ứng nhu cầu hoạt động văn hóa, thụ hưởng văn hóa rt phong phú và không ngừng tăng lên của các tầng lớp nhân dân. Các thiết chế văn hóa và sự hưởng thụ văn hóa không đu giữa nội thành và ngoại thành, giữa các tầng lớp nhân dân, nhất là công nhân, lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất còn chênh lệch khá lớn... Việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa trên địa bàn Thành phố còn thấp, một số di sản văn hóa có biểu hiện mai một, xung cấp, chưa kịp thời lưu giữ và tôn tạo. Còn quá ít những tác phm văn học, nghệ thuật có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật; hoạt động lý luận và phê bình văn học, nghệ thuật chưa theo kịp với yêu cầu hiện nay, một số tác phm chạy theo thị hiếu, chất lượng thấp, thậm chí có hại. Tình trạng nhập khu, quảng bá, tiếp thu thiếu chọn lọc sản phẩm văn hóa nước ngoài đã tác động tiêu cực đến đời sống văn hóa của một bộ phận nhân dân, nht là giới trẻ. Chưa đxuất được cơ chế, chính sách khuyến khích hữu hiệu đthu hút các nguồn lực xã hội đầu tư để phát triển văn hóa. Công tác quy hoạch, đào tạo, bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý văn hóa, nht là quy hoạch, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành văn hóa còn nhiều hạn chế, bất cập.

Việc xây dựng Chiến lược phát triển ngành văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 đến 2035 là điều hết sức cần thiết. Đặc biệt trong tình hình bối cảnh thế giới đang có những biến động phức tạp về chính trị, khủng hoảng kinh tế kéo dài, xung đột và mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên gay gắt, đặc biệt là trong thời đại công nghệ số; việc xác định các hướng phát triển văn hóa của Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay vừa mang tính chiến lược, vừa có ý nghĩa thiết thực. Các quan điểm, định hướng về văn hóa cần phải được cụ thể hóa thành những chiến lược, kế hoạch với những mục tiêu, giải pháp hành động ở các giai đoạn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn một cách thích hợp nhằm từng bước đưa văn hóa của Thành phố tiến lên ngang tm vị trí, chức năng của nó góp phần tích cực và có hiệu quả nht đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ, phát triển và hội nhập của đất nước trong giai đoạn mới.

2. Đối tượng, phạm vi và thời kỳ lập chiến lược phát triển

2.1. Đối tượng lập chiến lược phát triển

Chiến lược phát triển ngành văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 đến 2035, tập trung vào các đối tượng chính sau:

- Không gian văn hóa Hồ Chí Minh;

- Mạng lưới, cơ sở vật chất và hoạt động văn hóa, bao gồm: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở; Thiết chế văn hóa; Di sản văn hóa, khảo c, Bảo tàng; Lễ hội; Thư viện; Không gian văn hóa công cộng; Nhiếp ảnh, mỹ thuật, triển lãm, tượng đài và tranh hoành tráng; Karaoke, vũ trường; Quảng cáo; Điện ảnh, rạp chiếu phim; Sân khấu, rạp hát, trung tâm tổ chức biu din đa năng, sân khu thực cảnh...; Hoạt động nghệ thuật, trình diễn thời trang; Tuyên truyền cđộng trực quan và thông tin lưu động; Thực hiện quyn tác giả và các quyn liên quan;

- Nguồn lực văn hóa;

- Công tác quản lý Nhà nước về văn hóa.

2.2. Phạm vi về không gian và thời gian

- Phạm vi không gian: Các lĩnh vực nghiên cứu để xây dựng chiến lược ngành văn hóa chủ yếu là các lĩnh vực nằm trong khuôn khvà phạm vi mà Sở Văn hóa và Thể thao thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước và tác nghiệp chủ yếu về văn hóa, nghệ thuật thông qua các bộ phận chức năng của ngành trong mối quan hệ phối hợp với các ban, ngành, đoàn thtrên địa bàn Thành phố dưới sự lãnh đạo của Thành ủy, chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân Thành phố.

- Thời kỳ lập chiến lược: Giai đoạn thực hiện từ 2020 đến 2035.

- Địa điểm: Địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Nội dung chính cần giải quyết

- Đánh giá hiện trạng phát triển văn hóa của Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó, làm rõ các nội dung: Không gian văn hóa Hồ Chí Minh; Hiện trạng cơ sở vật chất; Hiện trạng bộ máy quản lý văn hóa (gồm tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực và công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực); Hiện trạng phát triển các lĩnh vực văn hóa (gồm các lĩnh vực văn hóa cụ thể: Xây dựng lối sống, đời sống và môi trường văn hóa đô thị; Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa (bao gồm hệ thống bảo tàng); Lễ hội; Không gian văn hóa công cộng (quảng trường, công viên, vườn hoa, phố đi bộ...); Thiết chế văn hóa, hệ thng thư viện; Phát triển điện ảnh, rạp chiếu phim, rạp hát; Nhiếp ảnh, mỹ thuật, triển lãm, tượng đài và tranh hoành tráng; Karaoke, vũ trường; Tuyên truyền cổ động trực quan và thông tin lưu động; Hoạt động nghệ thuật (hoạt động văn học nghệ thuật, hoạt động biểu diễn chuyên nghiệp, hoạt động biểu diễn quần chúng); Thực hiện quyền tác giả và các quyn liên quan; Hiện trạng hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật và quỹ đất phục vụ văn hóa; Đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân của thành tựu, hạn chế, yếu kém.

- Chính sách đầu tư phát triển, công tác xã hội hóa trên từng lĩnh vực văn hóa.

- Dự báo khả năng phát triển của từng lĩnh vực trong giai đoạn 2020 đến năm 2035.

- Đưa ra các căn cứ khoa học, lập luận và quan điểm phát triển của mỗi lĩnh vực trong bối cảnh phát triển mới.

- Xây dựng kế hoạch phát triển trên quan điểm xem xét đồng bộ giữa phát triển kinh tế và văn hóa, mang lại giá trị thụ hưởng văn hóa nhằm góp phần bảo tồn các loại hình nghệ thuật truyền thống và đáp ứng nhu cầu sáng tạo và thụ hưởng văn hóa của người dân ngày càng nâng lên.

- Đề xuất các định hướng mới làm cơ sở đề ra chính sách có tính đột phá cho mỗi lĩnh vực về quy hoạch, tổ chức, nhân lực, cơ sở vật chất, tài chính, chức năng quản lý về văn hóa.

- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển ngành văn hóa theo chiến lược ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH VĂN HÓA

1. Những thành tựu

1.1. Xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Năm 1990, Đại hội đồng của tchức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp quốc (UNESCO) khóa họp lần thứ 24 tại Paris đã thông qua Nghị quyết 24C/18.6.5 về kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư cách là “Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất”. Đây là sự kiện quan trọng, là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam và cnhân loại.

Nhằm nâng cao nhận thức, tuyên truyền, giới thiệu, tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15 tháng 5 năm 2016 về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Kết luận số 85-KL/TW ngày 19 tháng 8 năm 2020 của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường tuyên truyền, giới thiệu, tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới với cộng đồng quốc tế. Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố mang tên Bác đã đề ra trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 là “Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một không gian văn hóa Hồ Chí Minh, nơi tư tưởng, đạo đức, phong cách và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn hiện hữu thường xuyên, trở thành tài sản tinh thần, giá trị văn hóa đặc trưng của người dân, cán bộ, đảng viên của Thành phố mang tên Bác”.

Đxây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành không gian văn hóa Hồ Chí Minh, trong những năm qua, Thành phố đã triển khai việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người. Với hình thức và nội dung thiết thực, việc học tập và làm theo đã tạo nên sức lan tỏa rất lớn đến mọi tầng lớp nhân dân, hình thành nên những tấm gương người tốt, việc tốt, góp phần xây dựng chun giá trị văn hóa tốt đẹp; tạo các phong trào thi đua thiết thực, góp phần đưa thành phố phát triển...

Thành phố tổ chức nhiều đợt phát động hoạt động sáng tác, in ấn các ấn phẩm, tác phẩm, phim tư liệu, phóng sự, video clip. Sáng tác và quảng bá các tác phm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Ngành giáo dục triển khai các hoạt động mang tính thiết thực như cuộc thi, tham quan bảo tàng... trong các ngày Quốc khánh 2/9, Ngày sinh nhật Bác 19/5, Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước 05/6,...

Chú trọng công tác sưu tầm hiện vật gốc, hiện vật, hình ảnh về hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tu bổ, xây dựng và lưu giữ các cơ sở văn hóa gắn lin với Chủ tịch HChí Minh ở địa phương. Hiện nay, hai cơ sở văn hóa đặc biệt gắn với Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Thành phố Hồ Chí Minh là Bến Nhà Rồng (nay là Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh) và nhà số 5 đường Châu Văn Liêm, Phường 14, Quận 5 được xếp loại di tích cấp quốc gia và cấp thành phố. Thành phố đang đầu tư xây dựng quảng trường trung tâm tại khu đô thị Thủ Thiêm mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh.

1.2. Công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở

Phong trào đã gắn kết được với nhiều cuộc vận động và chương trình hành động cách mạng, đã phát huy vai trò tự quản của người dân gắn với vai trò chỉ đạo và tổ chức hoạt động của các cấp ủy Đảng, chính quyền và đoàn thcác cấp, qua đó, đã không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống và làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thn của người dân trên địa bàn; các nền tảng giá trị đạo đức được quan tâm gìn giữ, các quy tắc ứng xử văn hóa được hình thành, từng bước đy lùi các tệ nạn xã hội, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trên địa bàn dân cư.

Thông qua phong trào phát huy được sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần thực hiện thng lợi Nghị quyết của Đảng và hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, giữ môi trường văn hóa được lành mạnh, tạo điều kiện thuận lợi để người dân yên tâm làm ăn, phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

1.3. Xây dựng thiết chế văn hóa; cơ sở vật chất cho hoạt động văn hóa

Hiện nay, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 07 đơn vị nghệ thuật công lập và 01 Trung tâm Tổ chức biểu diễn và Điện ảnh, 01 Trung tâm Văn hóa và 07 Nhà văn hóa; 24 Trung tâm Văn hóa, Trung tâm Thể dục Thể thao; Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Nhà văn hóa Thiếu nhi thành phố Thủ Đức và quận-huyện; 17/24 quận huyện có Nhà văn hóa Lao động; cấp phường, xã: 88/319 Nhà văn hóa, Trung tâm Văn hóa - Thể thao phường, xã (có 03 phường của Quận 2 đã giải tỏa); trong đó có 68/256 Trung tâm Văn hóa - Thể thao, Nhà Văn hóa phường (liên phường); 20/58 Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã, liên xã, cụm.; Có 5/16 Khu công nghiệp, Khu chế xuất đã xây dựng thiết chế văn hóa - thể thao phục vụ người lao động; 13 bảo tàng (11 bảo tàng công lập, 2 bảo tàng ngoài công lập); 172 di tích có quyết định xếp hạng (02 di tích quốc gia đặc biệt). Ngoài ra, còn có 100 công trình, địa điểm được đưa vào Danh mục kiểm kê di tích lịch sử. Các Trung tâm Văn hóa, Trung tâm Thdục Thể thao, Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp quận, huyện đã định hình và hoạt động khá ổn định, đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ chính trị, phục vụ đa dạng nhu cầu học tập, sinh hoạt văn hóa, thể dục thể thao và nhu cầu vui chơi giải trí cho mọi tầng lớp nhân dân.

Các đơn vị nghệ thuật sân khấu xã hội hóa: 38 Rạp chiếu phim, 11 Sân khấu kịch tư nhân, có trên 900 doanh nghiệp có đăng ký chức năng tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp (trong đó có khoảng 100 đơn vị hoạt động thường xuyên)...có sự phát triển mạnh mẽ với những mô hình và phương thức hoạt động phong phú, đa dạng.

Việc xây dựng, tạo lập không gian mở công cộng như quảng trường, công viên văn hóa - ththao, vườn hoa, phố đi bộ, các khu thương mại, khu vui chơi cho trẻ em, thanh thiếu niên và người già được quan tâm đầu tư rất nhiều cùng với sự phát triển mạng lưới đô thị của Thành phố.

Hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng hoàn thiện đã phát huy hiệu quả, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, là công cụ tích cực tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đến quần chúng nhân dân; duy trì, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; thu hút mọi tầng lớp nhân dân đến tham gia hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục ththao, vui chơi giải trí và các sinh hoạt xã hội khác góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội và củng cố tinh thần đoàn kết trong cộng đồng dân cư.

Cơ sở vật chất khối văn hóa, bảo tàng: Chủ yếu là những công trình được xây dựng từ những năm 1975 trở về trước, đã tăng cường hiệu suất sử dụng theo mặt bằng hiện có nhưng hu như chưa được phát triển, mở rộng. Hiện nay, các mặt bằng hiện hữu đang dn xung cấp cn phải được đầu tư sửa chữa, xây dựng mới.

Cơ sở vật chất dành cho hoạt động nghệ thuật: Trên địa bàn Thành phố hiện có 04 Nhà hát đáp ứng yêu cầu hoạt động biểu diễn: Nhà hát Hòa Bình, Nhà hát Bến Thành, Nhà hát Thành phố và Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang mới đưa vào sử dụng. Hệ thống cơ sở vật chất các đơn vị nghệ thuật công lập hiện đã xung cấp nghiêm trọng, không đủ điều kiện tổ chức biu diễn phục vụ công chúng.

Các thiết chế phục vụ biểu diễn văn hóa nghệ thuật, điện ảnh trên địa bàn Thành phố được đầu tư phát triển và xây dựng mới chủ yếu từ nguồn kinh phí ngân sách, chưa đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ văn hóa càng ngày càng cao của nhân dân. Do vậy, chủ trương xã hội hóa đầu tư là giải pháp quan trọng thúc đẩy sự phát triển của các thiết chế văn hóa.

Các dự án đang thực hiện: Dự án Nhà hát Giao hưởng, Nhạc - Vũ kịch; Dự án xây dựng rạp Xiếc và biểu diễn đa năng Phú Thọ; Đầu tư xây dựng và nâng cấp các Bảo tàng; đang thực hiện Dự án trùng tu, tôn tạo Chùa Giác Viên; Dự án xây dựng Trung tâm biểu diễn nghệ thuật đa năng; Dự án Khu phức hp Trung tâm văn hóa nghệ thuật đa năng; Dự án Khu phức hp Trung tâm Văn hóa thiếu nhi đa năng, Rạp chiếu phim; Dự án Rạp Kim Châu; Dự án Trung tâm văn hóa Thành phố; Dự án xây dựng mới Trường Cao đng Văn hóa Nghệ thuật...

1.4. Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể

Hiện nay, Thành phố có 13 bảo tàng, trong đó có 11 bảo tàng công lập và 02 bảo tàng ngoài công lập1. Bảo tàng đã có những bước phát triển khá đa dạng, đổi mới cả nội dung và hình thức hoạt động, như tăng cường các hiện vật gốc, áp dụng các phương tiện khoa học kỹ thuật (màn hình cảm ứng, kỹ thuật 3D,...) đlàm phong phú và hấp dẫn nội dung trưng bày, thu hút khách tham quan; đổi mới hình thức phục vụ công chúng (xây dựng các chương trình giáo dục dành riêng cho học sinh, sinh viên, triển khai các chương trình giáo dục di sản văn hóa trong nhà trường, tại bảo tàng theo cách tiếp cận mới, tạo cho các em học sinh được trải nghiệm, tiếp thu được nhiều kiến thức về lịch sử, nội dung chương trình dễ học, dễ nhớ,...) góp phần đáng ktrong việc đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của đông đảo công chúng tham quan trong và ngoài nước. Trung bình mỗi năm các bảo tàng tổ chức trên 200 cuộc trưng bày, triển lãm tại chỗ và lưu động, đón tiếp trên 3.000.000 lượt khách tham quan. Tính đến nay, các bảo tàng trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao quản lý hiện đang lưu giữ khoảng 540.793 hiện vật, tài liệu (trong đó có 201.509 hiện vật gốc). Đặc biệt, Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương vinh dự có 15 Bảo vật Quốc gia được Thủ tướng Chính phủ công nhận (trong đó Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh: 12 bảo vật; Bảo tàng Mỹ thuật thành phố có 02 bảo vật và Bảo tàng Thành phố 01 bảo vật).

Thành phố có 172 di tích đã được quyết định xếp hạng, trong đó 02 di tích quốc gia đặc biệt (di tích lịch sử); 56 di tích quốc gia (02 di tích khảo cổ học, 30 di tích kiến trúc nghệ thuật, 24 di tích lịch sử); 114 di tích cấp thành phố (66 di tích kiến trúc nghệ thuật, 48 di tích - lịch sử). Công tác kim kê hiện vật thuộc di tích những năm qua được chú trọng thực hiện.

Công tác tu bổ di tích được quan tâm, thông qua Chương trình mục tiêu Quốc gia về văn hóa, Bộ Văn hóa, Ththao và Du lịch, Ủy ban nhân dân Thành phố đã bố trí kinh phí cho việc tu bổ, chống xuống cấp nhiều di tích. Trong thời gian qua, có 26 di tích lịch sử được đầu tư tu bổ, chỉnh lý trưng bày bổ sung tại di tích (Tòa án nhân dân Thành phố, Ủy ban nhân dân Thành phố, chùa Giác Viên, đình Hanh Phú, đình Tăng Phú, đình Phú Xuân, đình Thông Tây Hội...). Nguồn vận động xã hội hóa trong tu bổ di tích với 14 di tích được đầu tư tu b, chủ yếu là các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo.

Bảo tồn và từng bước nâng cao chất lượng của các lễ hội được công nhận di sản văn hóa phi vật thđại diện của nhân loại và của quốc gia gồm: Nghệ thuật đn ca tài tử Nam Bộ là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại do Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp quốc (UNESCO) công nhận năm 2014; Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận năm 2013; Tập quán xã hội và tín ngưỡng Tết Nguyên tiêu của người Hoa Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận năm 2020. Bên cạnh đó, ngành văn hóa đã tổ chức thực hiện đẩy mạnh công tác sưu tầm, nghiên cứu, giới thiệu văn hóa dân gian; nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học về các giá trị văn hóa truyền thng; khôi phục và nâng cao giá trị các lhội dân gian; tôn vinh các nghệ nhân và việc truyền dạy thông qua các lớp đào tạo và bi dưỡng về các loại hình nghệ thuật dân gian như: Đờn ca tài tử, dân ca, cải lương, hát bộ..., nhạc cụ dân tộc như đàn tranh, đàn bầu, đàn nguyệt, đàn guitar phím lõm, đàn cò,... nhằm bảo tn, phát huy các giá trị của phong tục, tập quán tại Thành phố Hồ Chí Minh.

1.5. Về phát triển văn học, nghệ thuật

Thành phố Hồ Chí Minh có 9 hội văn học, nghệ thuật chuyên ngành với gần 5.000 hội viên hoạt động trên các lĩnh vực sáng tác, biểu diễn, nghiên cứu, lý luận phê bình, mỹ thuật, kiến trúc... đã có nhiều đóng góp vào đời sống văn học - nghệ thuật của Thành phố và đất nước. Thành phố đã có chính sách đầu tư cho sáng tác, quảng bá của các hội chuyên ngành hàng năm; hỗ trợ văn nghệ sĩ lão thành hàng tháng; thành lập Quỹ hỗ trợ tài năng nghệ thuật nhằm hỗ trợ cho các tác phm âm nhạc, văn học, sân khấu, điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh... có những tìm tòi, sáng tạo mới. Tổ chức các Trại sáng tác kịch bản, tổ chức cho tác giả đi thực tế, hỗ trợ cho hoạt động lý luận - phê bình sân khấu...

Hoạt động lý luận phê bình được đẩy mạnh, nhiều cuộc tọa đàm, hội thảo về các đtài nóng bỏng trong đời sống văn học - nghệ thuật được đông đảo các nhà nghiên cứu, văn nghệ sĩ và công luận quan tâm, góp phần đấu tranh chống những biu hiện tiêu cực trong đời sống văn hóa - nghệ thuật Thành phố, đng thời xây dựng và định hướng thm mỹ cho công chúng, đặc biệt là giới trẻ.

Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật và các Hội Thành phố đã tổ chức nhiu hoạt động phong phú, đa dạng. Đkhuyến khích hoạt động sáng tạo văn học nghệ thuật, các Hội chuyên ngành cũng tổ chức trao giải cho nhng tác phẩm xuất sc nht hàng năm. Nhiu cuộc thi sáng tác chuyên ngành hoặc liên ngành về những đtài khác nhau được tổ chức thường xuyên. Ngoài ra, các Hội chuyên ngành còn tổ chức các cuộc liên hoan, hội diễn nhằm giao lưu, trao đổi kết quả tìm tòi, sáng tạo, phát hiện những tài năng trẻ, nâng cao chất lượng biểu diễn. Giải thưởng văn học nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh trước đây được trao 2 năm một lần cho các tác phẩm thuộc các lĩnh vực sân khu, điện ảnh, âm nhạc, kiến trúc, văn học, mthuật...được công btrong vòng 2 năm trước khi xét giải.

1.6. Công tác xã hội hóa hoạt động văn hóa

Thực hiện chủ trương về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa, Thành phố Hồ Chí Minh đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa, thể dục thể thao như xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, hoạt động lhội, hoạt động biểu diễn nghệ thuật, ca nhạc, điện ảnh, bảo vệ và phát huy giá trị di tích... Trong đó, hoạt động biểu diễn nghệ thuật - đặc biệt là nghệ thuật sân khu kịch nói và ca múa nhạc là một trong những hoạt động có những bước đột phá mạnh mẽ trong tiến trình xã hội hóa đã đóng góp tích cực vào đời sống tinh thn của nhân dân. Công tác vận động xã hội hóa trong công tác tổ chức lvà sự kiện cũng mang lại những giá trị thiết thực, tiêu biểu là công tác vận động xã hội hóa Chương trình trang trí ánh sáng nghệ thuật đường ph; Chương trình đếm ngược trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới (Countdown) nhân dịp tết Dương lịch tại Đường đi bộ Nguyễn Huệ; Trình chiếu ánh sáng nghệ thuật 3D (Mapping), các sự kiện được tổ chức tại Đường đi bộ Nguyễn Huệ và các hoạt động văn hóa, thdục thể thao khác....

Trong phát triển xã hội hóa, Thành phố hiện có trên 900 cơ sở hoạt động liên quan đến lĩnh vực nghệ thuật, cụ thể: trên 100 cơ sở đăng ký sản xuất và phát hành phim (trong đó khoảng 30 cơ sở hoạt động thường xuyên); 38 cụm rạp chiếu phim với trên 200 phòng chiếu (thuộc 05 doanh nghiệp; 11 sân khu kịch tư nhân, gần 700 doanh nghiệp có đăng ký chức năng tổ chức biu diễn nghệ thuật, 45 trung tâm băng đĩa nhạc,... do xã hội đầu tư tham gia vào thị trường sản phẩm văn hóa Thành phố và cả nước. Các hãng phim tư nhân, sân khấu kịch, sân khấu ca múa nhạc, trung tâm băng đĩa,... hoạt động có hiệu quả, tăng điều kiện chọn lựa hưởng thụ cho người dân do khối lượng, chất lượng các sản phẩm văn hóa đa dạng, phong phú tăng lên.

1.7. Giao lưu và hợp tác văn hóa

Mở rộng hợp tác giao lưu quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Tạo điều kiện thuận lợi về mặt thủ tục để các cơ quan ngoại giao đoàn tại thành phố tổ chức tốt các buổi diễn giao lưu văn hóa nghệ thuật và triển lãm. Thư viện Khoa học Tổng hợp luôn có mối quan hệ ngoại giao chặt chẽ với Lãnh sự quán Hàn Quốc và Thư viện Busan, Thư viện Quốc gia Đài Loan, Thư viện tỉnh Xiêng Khoảng - Lào,... Các bảo tàng cũng tổ chức nhiều hoạt động giao lưu, trao đổi học tập về lĩnh vực di sản văn hóa. Hàng năm Đoàn nghệ thuật của Thành phố đi biểu diễn tại các quốc gia như: Đức, Pháp, Bỉ, Thụy Đin, Sec, Hàn Quốc, Lào,... giao lưu và quảng bá văn hóa nghệ thuật, phục vụ kiều bào.

Phối hợp tổ chức thành công nhiều sự kiện giao lưu văn hóa tại các nước trên thế giới. Nổi bật như “Những ngày Thành phố Hồ Chí Minh tại Osaka” Nhật Bản, “Những ngày Thành phố HChí Minh tại Gyeongju” Hàn Quốc, “Những ngày Thành phố Hồ Chí Minh tại Viêng Chăn, Champasak, Xiengkhuang” Lào, ... Phối hợp với các đơn vị tổ chức các chương trình phục vụ các sự kiện đối ngoại trong nước như Lhội hoa anh đào; Thành phố Hồ Chí Minh - Phát triển và Hội nhập; phối hợp tổ chức Lễ đón nhận Huân chương vì sự nghiệp phát triển hạng nhất của Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trao tặng Thành phố Hồ Chí Minh; chương trình dâng hoa Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh của Đoàn lãnh đạo tỉnh Gyeongsangbuk, Hàn Quốc trong khuôn khLễ hội Văn hóa Thế giới Thành phố Hồ Chí Minh - Gyeongju 2017 tại Thành phố; phối hợp tổ chức lễ ra mt Ban đồng hành Tổ chức Lễ hội Văn hóa thế giới Thành phố H Chí Minh Gyeongju,...

2. Những hạn chế

Tuy đã đạt được những thành tựu đáng kể nhưng trong thời gian qua lĩnh vực văn hóa của Thành phố còn những hạn chế như Nghị quyết s16-NQ/TW của Bộ Chính trị đã nêu “Phát triển văn hóa chưa tương xứng với vai trò, vị trí của Thành phố là một trung tâm văn hóa lớn của vùng và cả nước”. Một số hạn chế, yếu kém được rút ra là:

- Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong xã hội. Những tác động từ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế và những tác động tiêu cực từ mặt trái của kinh tế thị trường, tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong xã hội với những biu hiện như: Lối sống ích k, thực dụng, chỉ quan tâm đến lợi ích của cá nhân mà không quan tâm đến lợi ích của tập thể; tình trạng đánh bạc, rượu chè, mê tín dị đoan vi phạm thuần phong, mỹ tục, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, chuẩn mực đạo đức gia đình và xã hội; Ý thức của cộng đồng vn còn hạn chế, ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường chưa cao, tình trạng xả rác nơi công cộng, ven sông, chợ, bến xe; tình trạng lấn chiếm đất, lòng lề đường để kinh doanh; tình trạng chen lấn, xô đẩy trong lễ hội; lộn xộn, vô nguyên tắc khi tham gia giao thông; tình hình ma túy, mại dâm, tội phạm ở thành phố vn còn tim n.

- Khoảng cách hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp dân cư. Ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, có thể nhìn nhận còn có khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa khu vực nội thành và các khu vực còn lại, nhất là các huyện ngoại thành. Những người lao động nghèo, công nhân, nông dân khó có điều kiện, cơ hội để được tiếp cận, tham gia các chương trình văn nghệ lớn, có các nghệ sĩ tên tuổi thì vé tham dự những chương trình này thường rất đắt tiền và số lượng thì hạn chế.

- Quá trình phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập với thế giới ngày càng sâu rộng. Bên cạnh tiếp thu, hấp thụ những giá trị, tinh hoa văn hóa của nhân loại, nước ta nói chung và Thành phố nói riêng đang phải đối mặt với nguy cơ, thách thức về tình trạng thiếu lành mạnh, ngoại lai, trái với thun phong mỹ tục của môi trường văn hóa.

- Sự thiếu hụt số lượng tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật; quá trình thương mại hóa và chất lượng tác phm yếu kém và hạn chế trong hoạt động lý luận, phê bình, nghiên cứu văn học, nghệ thuật.

- Do tác động của cơ chế thị trường và quá trình hội nhập, một số nét bản sắc văn hóa truyền thống như: Phong tục, tập quán, trang phục, văn hóa - văn nghệ dân gian... đang bị pha tạp và dần mai một. Nhiu lễ hội dân gian, một số nghề thủ công truyền thống, những làn điệu dân ca, nhạc cụ dân tộc và phương tiện sinh hoạt ngày càng bị thất truyền.

- Trên địa bàn Thành phố hiện nay hệ thống thiết chế văn hóa các cấp đang dần xuống cấp, đa số đều sử dụng cơ sở vật chất cũ có từ trước 1975, nhiều đơn vị nghệ thuật công lập không có rạp hát đúng chuẩn đphát huy hiệu quả hoạt động, thiếu trang thiết bị hiện đại hỗ trợ chuyên ngành, thiếu đội ngũ cán bộ có năng lực. Chính sách đào tạo và đãi ngộ nhân tài chưa được chú trọng, chế độ phụ cấp ngành nghề quá thấp... rất cần được sự quan tâm của các cấp, các ngành.

III. NHỮNG YẾU TTÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA THÀNH PH H CHÍ MINH

1. Dự báo các yếu tố quốc tế tác động đến phát triển văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh

- Các quốc gia, các dân tộc trên thế giới từng bước chú trọng và gắn văn hóa với phát triển, xem văn hóa là nhân tố đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, bên cạnh đó cũng là quá trình phát triển nhanh về hội nhập, tiếp biến. Sự phát triển kinh tế có nguy cơ dẫn đến xung đột với việc bảo tồn bản sắc và đa dạng văn hóa trên phạm vi toàn thế giới.

- Khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ và cách mạng công nghiệp 4.0 tác động trên nhiều phương diện thúc đẩy sự phát triển, tạo thời cơ và thách thức đối với phát triển văn hóa. Mạng xã hội đã trở thành một thuật ngữ phổ biến với những tính năng đa dạng cho phép người dùng kết nối, chia sẻ, tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng, hiệu quả; đồng thời đặt ra yêu cầu nhiệm vụ rất quan trọng đquản lý không gian mạng, những vấn đề về an ninh truyền thông...

- Các giá trị văn hóa được phát triển thành hệ thống, đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế, trở thành ngành công nghiệp văn hóa trọng yếu. Phát triển công nghiệp văn hóa đang là xu hướng lớn và quan trọng trong chính sách phát triển văn hóa của nhiều quốc gia trên thế giới.

- Sự phát triển kinh tế, công nghệ, khoa học, thông tin viễn thông và tri thức đã thay đi mới quan hệ gia cá nhân, cộng đồng và dân chủ xã hội. Việc thay đổi này làm cho mỗi cá nhân và cộng đồng phát triển theo xu hướng hoặc tác động mạnh vào sự phát triển của cộng đồng, hoặc biệt lập với cộng đồng. Điều này đòi hỏi phải có cách tiến cập mới từ nền tảng văn hóa để gắn kết cá nhân và cộng đồng, dung hợp tính đa dạng trong cách tiếp cận văn hóa của từng cá nhân trong cộng đồng.

2. Dựa báo các yếu tố trong nước tác động đến phát triển văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh

2.1. Thuận lợi

Tình hình chính trị - an ninh quốc gia ổn định và giữ vững, nền kinh tế quốc gia và Thành phố phát triển, Thành phố là một trong những địa phương thu hút vốn đầu tư đứng đầu cả nước, góp phần giải quyết việc làm ổn định cho dân cư tại chỗ và người lao động nhập cư, nâng cao chất lượng cuộc sng người dân, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội.

Thành phố triển khai thực hiện các nhiệm vụ then chốt của Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 10/8/2012 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020; thực hiện Nghị quyết số 54/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, đã tạo điều kiện thuận lợi để Thành phố thực hiện các mục tiêu phát triển văn hóa - xã hội.

Thành phố chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng đô thị, trong đó Thành phố đã triển khai kế hoạch, các dự án và các công trình văn hóa lớn của Thành phố được triển khai thực hiện. Trong giai đoạn này, nhiều công trình, thiết chế văn hóa được đưa vào hoạt động, đã giải quyết nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người dân và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế du lịch, dịch vụ...

2.2. Khó khăn

Trên thế giới, tình hình chính trị - an ninh thế giới thay đổi nhanh chóng, diễn biến phức tạp, khó lường; khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ và cách mạng công nghiệp 4.0 tác động trên nhiều phương diện thúc đẩy sự phát triển, tạo thời cơ và thách thức đối với công tác phát triển văn hóa. Mạng xã hội đã trở thành một thuật ngữ phổ biến với những tính năng đa dạng cho phép người dùng kết nối, chia sẻ, tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng, hiệu quả; đng thời đặt ra yêu cầu nhiệm vụ rất quan trọng để quản lý thông tin trên một không gian “mở” nhưng “ảo”.

Khu vực Đông Nam Á tiếp tục là trung tâm phát triển năng động, là khu vực cạnh tranh chiến lược giữa một số nước lớn, có nhiều nhân tố bất ổn. Tranh chấp lãnh th, chủ quyền bin, đảo trong khu vực và trên biển Đông tiếp tục diễn ra gay gt, phức tạp ảnh hưởng đến công tác quản lý xã hội và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Tỷ lệ phân chia các khoản thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương chưa hợp lý làm ảnh hưởng đến việc đầu tư xây dựng các công trình văn hóa, ảnh hưởng đến sự phát triển văn hóa mang tính bền vững.

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm văn hóa, khoa học, du lịch lớn nhất khu vực phía Nam, do đó, tình hình dân số biến động khá lớn, đặc biệt là dân nhập cư, dịch bệnh mới nổi trên thế giới diễn biến phức tạp là một vấn đề thử thách của nước ta cũng như tại Thành phố Hồ Chí Minh.

IV. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2035

1. Quan điểm

- Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực thúc đy kinh tế - xã hội phát triển, gắn với sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

- Phát triển văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh phải gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội khu vực trọng điểm phía Nam và cả nước.

- Phát triển văn hóa theo hướng văn minh đô thị và đô thị thông minh.

- Kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa trên địa bàn Thành phố.

- Tạo điều kiện cho tất cnhân dân đều có điều kiện tiếp cận, sáng tạo và thụ hưởng văn hóa. Nâng cao nhu cầu thụ hưởng văn hóa của Nhân dân ở ngoại thành, nông thôn.

- Đẩy mạnh xã hội hóa văn hóa, hoạt động văn hóa đối ngoại và coi trọng ngoại giao văn hóa đquảng bá, giới thiệu hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.

2. Mục tiêu phát triển

- Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh thành một trung tâm văn hóa, nghệ thuật, nghiên cứu khoa học và đào tạo nhân lực văn hóa, nghệ thuật và công tác gia đình lớn của cả nước, có thị trường mỹ thuật, sân khấu - điện ảnh và nghệ thuật biu diễn phát triển mạnh đứng đầu cả nước.

- Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị; gia đình tiến bộ, hạnh phúc.

- Hình thành không gian văn hóa Hồ Chí Minh, nơi tư tưởng, đạo đức, phong cách và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn hiện hữu thường xuyên, trở thành tài sản tinh thần, giá trị văn hóa đặc trưng.

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả của các chương trình, mục tiêu quốc gia về phát trin văn hóa.

- Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc, các giá trị văn hóa mang nét đặc trưng của nhân dân Thành phố.

- Nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của Nhân dân, giảm dần sự cách biệt về mức hưởng thụ văn hóa giữa đô thị và nông thôn, giữa các tầng lớp dân cư.

- Đi mới cơ chế quản lý văn hóa phù hợp với quản lý đa ngành, đa lĩnh vực.

- Tăng nhanh mức đầu tư của Nhà nước và có chính sách phù hợp để thu hút nguồn lực xã hội cho phát triển văn hóa.

- Phát triển mạnh các ngành văn hóa giải trí, kết hợp với du lịch, xây dựng Thành phố thành một trung tâm văn hóa giải trí lành mạnh với nhiều loại hình của cả nước và khu vực.

- Chủ động tiếp nhận chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý ở các lĩnh vực mới mẻ như dịch vụ văn hóa, công nghiệp văn hóa, thị trường văn hóa.

- Tăng cường và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước, xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy, cơ chế quản lý phục vụ phát triển xã hội hóa các lĩnh vực văn hóa.

- Ưu tiên đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho phát triển văn hóa, bảo tồn, tôn tạo các di tích văn hóa - lịch sử, giữ gìn các giá trị văn hóa dân tộc, các cơ sở đào tạo văn hóa, nghệ thuật, bảo tàng, thư viện, đội thông tin lưu động. Đồng thời, bổ sung, điều chỉnh chính sách nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế, các cá nhân, tổ chức xã hội hóa đầu tư phát triển các loại hình và các đối tượng này.

- Chú trọng việc đầu tư và nâng cao chất lượng sáng tác văn học, nghệ thuật và biu diễn nghệ thuật, đi đối với việc khuyến khích các đơn vị, cơ sở hoạt động và sản xuất sản phẩm về văn hóa, nghệ thuật ngoài công lập, các hãng phim và các đoàn nghệ thuật tư nhân nhằm tạo ra nhiều tác phẩm, sản phẩm văn hóa, nghệ thuật có giá trị cao về tư tưởng, nghệ thuật, phục vụ công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tquốc.

- Xác định cụ thể rõ ràng hơn về vị thế của ngành văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh so với tổng thể cả nước và khu vực đến năm 2035.

3. Nhiệm vụ phát triển các lĩnh vực văn hóa

3.1. Xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh

- Tuyên truyền, giới thiệu, tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân Văn hóa thế giới rộng rãi trong toàn thể Nhân dân, các tổ chức và cá nhân dân đang sinh sống và làm việc trên địa bàn Thành phố HChí Minh, các địa phương trên thế giới kết nghĩa với Thành phố Hồ Chí Minh bng những hình thức phong phú và đang dạng.

- Đẩy mạnh các hoạt động sáng tác, xuất bản ấn phẩm các tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí, phim tư liệu, phóng sự, video clip... về Chủ tịch HChí Minh, về kết quả học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, về các gương điển hình tiêu biểu, những mô hình mới, cách làm hay, hiệu quả trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách HChí Minh của các ngành, các giới và người dân Thành phố Hồ Chí Minh.

- Đẩy mạnh công tác sưu tầm tài liệu, hiện vật gốc, hiện vật liên quan đến hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Phối hợp với các cơ quan nghiên cứu, bảo tàng trong và ngoài nước thực hiện nghiên cứu, tổ chức hội thảo, tọa đàm về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Phát huy hiệu quả hệ thống thư viện, bảo tàng, Trung tâm Thông tin Triển lãm Thành phố thực hiện nhiều hoạt động, tổ chức truyền thông, tuyên truyền, giới thiệu tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Cải tạo, nâng cấp, xây dựng các di tích, địa chỉ gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh tại địa phương; Quy hoạch và phát triển các công trình văn hóa, các thiết chế văn hóa tiêu biểu; Xây dựng Quảng trường Hồ Chí Minh tại thành phố Thủ Đức...

3.2. Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở

- Xây dựng đời sống văn hóa và môi trường văn hóa lành mạnh gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với từng khu vực (đô thị, nông thôn, khu công nghiệp...).

- Xây dựng con người trong giai đoạn mới phát triển toàn diện, trọng tâm là bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống và nhân cách. Tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật, hướng tới xây dựng con người văn minh đô thị.

- Xây dựng gia đình đoàn kết, hòa thuận, bình đẳng, hạnh phúc, kỷ cương, nền nếp, đời sống kinh tế ổn định và phát triển; kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, tiếp thu có chọn lọc các giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội phát triển để mỗi gia đình thực sự là tấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh của xã hội.

3.3. Phát triển hệ thống thiết chế văn hóa

- Xây dựng đồng bộ hệ thống thiết chế văn hóa, đưa vào hoạt động có hiệu quả một số công trình văn hóa xứng tầm với thời đại. Đảm bảo nhu cầu sinh hoạt và hưởng thụ văn hóa của Nhân dân, từng bước khắc phục tình trạng chênh lệch về mức thụ hưởng văn hóa giữa khu vực nội thành và ngoại thành.

- Hoàn chỉnh và phê duyệt quy hoạch mạng lưới thiết chế văn hóa Thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến 2035. Xây dựng mới Trung tâm văn hóa Thành phố đa năng, hiện đại.

3.4. Công tác bảo tàng, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa

- Đến năm 2035 cơ bản hoàn thành nâng cấp, mở rộng các bảo tàng hiện có và đầu tư xây dựng đưa vào hoạt động Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh tại Khu công viên Lịch sử văn hóa các dân tộc; Tất cả các bảo tàng được trang bị và sử dụng công nghệ hiện đại trong bảo quản, trưng bày, giới thiệu và quảng bá hình ảnh, hiện vật. Đổi mới, đa dạng các hoạt động bảo tàng, đưa bảo tàng đến với công chúng, từng bước xây dựng và nâng cao thương hiệu của bảo tàng. Đi mới, mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ, đáp ứng nhu cầu đa dạng của công chúng; Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, quảng bá, xúc tiến du lịch.

- Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc, trong đó tập trung điều tra toàn diện, nghiên cứu, sưu tầm, kim kê các di sản văn hóa vật thvà phi vật th. Kết hp hài hòa việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa với các hoạt động phát triển kinh tế, du lịch bền vững.

3.5. Bảo tồn và phát triển lễ hội

- Bảo tồn và phát triển các lễ hội truyền thống, lễ hội dân gian; điều tra, sưu tầm toàn diện các giá trị văn hóa phi vật thtiêu biểu của các dân tộc trên địa bàn Thành phố, lựa chọn những giá trị văn hóa, lễ hội tiêu biu đề nghị đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thquốc gia.

- Hội nhập có chọn lọc và phát triển các loại hình lễ hội của quốc tế, lễ hội hiện đại làm tăng thêm tính đa dạng trong tiếp biến văn hóa, thường xuyên tổ chức các lễ hội văn hóa tạo thành sản phẩm văn hóa đặc sắc, tạo động lực phát triển kinh tế du lịch.

3.6. Phát triển không gian văn hóa công cộng

Tạo lập không gian văn hóa công cộng hài hòa, đảm bảo về mặt quy hoạch đô thị, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cộng đồng của nhân dân.

3.7. Phát triển lĩnh vực nhiếp ảnh, mỹ thuật, triển lãm, tượng đài và tranh hoành tráng

- Đưa mỹ thuật và nhiếp ảnh phát triển ngang tầm với khu vực và từng bước theo kịp các nước phát triển. Phát triển mỹ thuật cộng đồng, mỹ thuật tương tác khai thác năng động các dịch vụ, sản phẩm mỹ thuật, phát triển mạnh việc ứng dụng công nghệ hiện đại để sáng tác và phổ biến tác phẩm mỹ thuật tiệm cận trình độ quốc tế.

- Phát triển đa dạng, đồng bộ và hiện đại ngành triển lãm một cách bền vững, được ứng dụng công nghệ tiên tiến; đạt tiêu chun của các nước phát triển và tham gia sâu rộng vào chuỗi giá trị sản phẩm, dịch vụ văn hóa toàn cầu. Thành lập Trung tâm tổ chức triển lãm và sự kiện Thành phố đáp ứng việc tổ chức các hoạt động triển lãm và sự kiện trong nước và quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh.

- Quy hoạch và xây dựng tượng đài và tranh hoành tráng trong thời gian tới để xứng tầm với sự phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh.

3.8. Phát triển lĩnh vực điện ảnh, rạp chiếu phim

- Củng cố và phát triển lĩnh vực điện ảnh hiện đại, hiện đại hóa công nghiệp điện ảnh, hình thành trung tâm điện ảnh của cả nước. Nâng cao số lượng phim và chất lượng phim Việt Nam, tăng tỷ lệ chiếu phim Việt Nam tại rạp đạt ít nhất 45% số bui chiếu phim truyện Việt Nam trên tng số buổi chiếu phim tại rạp, 40% phim truyện Việt Nam trong tng số phim phát hành.

- Đầu tư xây dựng và hoàn thiện trung tâm chiếu phim hiện đại; hình thành trường quay với trang thiết bị kỹ thuật cao, trung tâm kỹ thuật tiền kỳ, hậu kỳ phục vụ việc sản xuất phim ảnh.

- Xây dựng đội ngũ các nhà biên kịch, đạo diễn, quay phim, thiết kế mỹ thuật, họa sỹ hóa trang, diễn viên, chuyên gia kỹ thuật công nghệ, nhà lý luận phê bình, nhà sản xuất phim, nhà phát hành phim, nhà quản lý điện ảnh được đào tạo chuyên sâu, có đủ trình độ và năng lực phát triển nền điện ảnh Thành phố, hiện đại, nhân văn. Đến năm 2035, điện ảnh Thành phố có đội ngũ sáng tác, sản xuất phim có trình độ chuyên môn cao trong khu vực Đông Nam Á và Châu Á, trong đó có những tài năng được quốc tế công nhận.

3.9. Phát triển hệ thống karaoke, vũ trường

- Phát triển hệ thống karaoke, vũ trường đảm bảo theo quy định, tiêu chuẩn, điều kiện để đáp ứng nhu cầu của người dân từng khu vực, đảm bảo phát triển theo xu hướng của đô thị thông minh.

- Tạo điều kiện doanh nghiệp kinh doanh, góp phần làm phong phú các hoạt động văn hóa, góp phần làm phong phú các hoạt động văn hóa, trở thành điểm sáng văn hóa, góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh.

3.10. Thực hiện bản quyền tác giả, tác phẩm nghệ thuật biểu diễn

- Nâng cao nhận thức, tri thức và ý thức chấp hành các quy định pháp luật về quyền tác giả và quyền liên quan trong cộng đồng, đặc biệt là đối với các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan. Xây dựng hệ thống thông tin, dữ liệu về quyền tác giả trên các phương tiện xuất bản, báo chí, internet.

- Củng cố và tăng cường năng lực và hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý và cơ quan thực thi quyền tác giả. Xác lập trật tự theo quy định pháp luật về quyền tác giả và quyền liên quan trên một số lĩnh vực có sự vi phạm nghiêm trọng.

3.11. Định hướng công tác xuất, nhập khẩu văn hóa phẩm

Xây dựng thị trường xuất, nhập khẩu văn hóa phẩm phong phú, đa dạng, hoàn chỉnh và đồng bộ. Thực hiện xã hội hóa công tác xuất, nhập khẩu văn hóa phm và nâng cao công tác kiểm định, kiểm duyệt đạt hiệu quả.

3.12. Hoạt động quảng cáo

- Quảng cáo Thành phố phát triển, đi đầu việc áp dụng quảng cáo số vào tất cả loại hình quảng cáo (từ ngoài trời đến báo chí, công cộng). Thí điểm hình thành khu vực quảng cáo công cộng lớn, mang tính điểm nhấn. Áp dụng công nghệ mới vào hoạt động quảng cáo trên tất cả lĩnh vực quảng cáo.

- Hình thành Hệ thống chuẩn mực quảng cáo đặc thù của Thành phố Hồ Chí Minh với định hướng quảng bá hình ảnh, thương hiệu của riêng Thành phố Hồ Chí Minh trong tổng thể quốc gia. Đến năm 2035, trở thành trung tâm quảng cáo của cả nước và khu vực Châu Á; Phát triển mạnh công nghệ quảng cáo số với các công nghệ hiện đại theo chuẩn tế.

3.13. Hoạt động nghệ thuật

- Khai thác tốt nhất tiềm năng, lợi thế của ngành nghệ thuật biểu diễn trên địa bàn Thành phố, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh trong lĩnh vực này. Phát triển thị trường cho các tác phẩm sân khấu, âm nhạc, các chương trình biểu diễn, bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống dân tộc kết hợp với các loại hình nghệ thuật đương đại. Hình thành một số thương hiệu có uy tín trong việc tôn vinh các tác phẩm nghệ thuật biu diễn.

- Nâng cao chất lượng nghệ thuật, phấn đấu tạo được nhiều tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao; đầu tư để có nhiều kịch bản, vở diễn có giá trị cao về nội dung tư tưởng và nghệ thuật. Xây dựng các chương trình nghệ thuật thành sản phẩm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.

- Xây dựng các đơn vị nghệ thuật nhà nước đúng theo quy chuẩn về tổ chức, chất lượng nghệ thuật, phương hướng nghệ thuật, đội ngũ diễn viên, khuyến khích và tạo điều kiện thành lập các đơn vị nghệ thuật ngoài công lập. Phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng hoạt động của các đội nghệ thuật quần chúng ở cơ sở.

3.14. Nguồn nhân lực quản lý và hoạt động trong lĩnh vực văn hóa

Phát triển nguồn nhân lực làm công tác quản lý văn hóa và hoạt động trong lĩnh vực văn hóa đảm bảo về chuyên môn, nghiệp vụ; phát hiện, khuyến khích, đầu tư đào tạo, bồi dưỡng những tài năng nghệ thuật; có chính sách đào tạo chuyên môn tại các nước có nền nghệ thuật phát triển...

3.15. Phát triển hệ thống cơ sở đào tạo, hoạt động lý luận, phê bình văn học - nghệ thuật, nghiên cứu khoa học, giao lưu và hợp tác quốc tế

- Phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật, tạo mọi điều kiện cho sự tìm tòi, sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sĩ để có nhiều tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật, thấm nhuần tinh thần nhân văn, dân tộc, dân chủ, tiến bộ, phản ánh chân thật, sinh động, sâu sắc đời sống, lịch sử dân tộc và sự phát triển của Thành phố. Đẩy mạnh sáng tác, quảng bá tác phẩm, công trình về đề tài cách mạng, kháng chiến, lịch sử dân tộc, công cuộc đổi mới đất nước. Từng bước xây dựng hệ thống lý luận văn học, nghệ thuật. Nâng cấp Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật thành phố thành Trường đại học...

- Chủ động mở rộng hợp tác văn hóa với các quốc gia, thực hiện đa dạng hóa hình thức văn hóa đối ngoại, đưa các quan hệ quốc tế về văn hóa đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả thiết thực; tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới, làm phong phú thêm văn hóa dân tộc. Xây dựng cơ chế, chính sách phát triển văn hóa đi ngoại; hỗ trợ quảng bá văn hóa nghệ thuật dân tộc và xuất khẩu các sản phẩm văn hóa ra nước ngoài.

V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Giải pháp nâng cao nhận thức tư tưởng, xây dựng con người Thành phố Hồ Chí Minh thanh lịch và văn minh

- Nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, Nhân dân và du khách nghiêm túc thực hiện các quy định của Nhà nước về văn hóa, nghệ thuật, bảo tồn di sản, tổ chức lễ hội, sự kiện.

- Hướng các hoạt động văn hóa vào việc xây dựng con người phát triển toàn diện, trọng tâm là bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống và nhân cách. Tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật, hiểu biết sâu sắc, tự hào, tôn vinh lịch sử, văn hóa dân tộc.

- Tăng cường giáo dục nghệ thuật, nâng cao năng lực cảm thụ thẩm mỹ cho Nhân dân, đặc biệt là thanh niên, thiếu niên. Phát huy vai trò của văn học - nghệ thuật trong việc bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm của con người. Bảo đảm quyền hưởng thụ và sáng tạo văn hóa của mỗi người dân và cộng đồng.

- Đấu tranh phê phán, đẩy lùi cái xấu, cái ác, chống các quan điểm, hành vi sai trái, tiêu cực ảnh hưng xấu đến xây dựng nền văn hóa, xây dựng con người Thành phố Hồ Chí Minh thanh lịch và văn minh.

- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thông tin nhanh chóng, đầy đủ những chính sách của Đảng và Nhà nước đến với người dân.

2. Giải pháp về cơ chế chính sách, quản lý nhà nước lĩnh vực văn hóa

Xây dựng, hoàn thiện các chính sách xã hội, mô hình phát triển văn hóa, chính sách xã hội hóa văn hóa, chính sách ưu đãi đầu tư phát triển, chất lượng đội ngũ quản lý và hoạt động, nghiệp vụ cung ứng dịch vụ văn hóa, cơ chế phối hợp.

3. Giải pháp về nguồn nhân lực

Xây dựng cơ chế, chính sách quản lý và sử dụng nguồn nhân lực, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để thu hút các chuyên gia giỏi hoạt động trong các lĩnh vực của ngành văn hóa. Thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu, nhân tài lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, quan tâm tập trung đào tạo, phát triển nguồn nhân lực các bộ môn nghệ thuật truyền thống như cải lương, hát bội, múa rối nước, múa dân gian,... nhằm bảo tn, duy trì giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc.

4. Giải pháp về đầu tư tài chính

Sử dụng và khai thác có hiệu quả các nguồn vốn hiện có, đồng thời xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích, huy động Nhân dân và các thành phần kinh tế trong xã hội tham gia vào các hoạt động đầu tư. Ngoài ra, có chính sách khuyến khích nhằm thu hút nguồn vốn FDI vào các lĩnh vực của ngành, đặc biệt là lĩnh vực văn hóa. Đảm bảo tốt nguồn vốn đầu tư để thực hiện phát triển ngành văn hóa.

5. Giải pháp về đa dạng hóa, nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa và cơ sở vật chất

- Đa dạng hóa các loại hình hoạt động văn hóa, nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và phát huy kho tàng văn hóa vật thể và phi vật thtrên địa bàn.

- Xây dựng các công trình quản lý dịch vụ; bảo vệ cảnh quan môi trường và nghiên cứu khôi phục và phát huy các giá trị văn hóa vật thvà phi vật thcủa di tích...) nhằm đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế, quá trình đô thị hóa với bảo vệ các di tích; Xây dựng mới những công trình văn hóa quan trọng, đặc sắc của Thành phố trên cơ sở các dự án ưu tiên.

- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đầy đủ và kịp thời. Đa dạng hóa, hiện đại hóa trang thiết bị, phương tiện hoạt động, kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia, đáp ứng tốt nhu cầu phát triển của ngành.

- Nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa hiện có, nghiên cứu phát triển các lĩnh vực văn hóa mà Thành phố có lợi thế để tập trung đầu tư phát triển, đưa các sản phẩm văn hóa Thành phố trở thành ngành kinh tế mũi nhọn góp phần tích cực thúc đy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.

- Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động văn hóa góp phần tích cực để phát triển kinh tế - xã hội nói chung và đưa ngành văn hóa lên tầm cao mới.

6. Giải pháp tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại trong phát triển sản phẩm văn hóa

Xác định nội dung ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại trong sáng tạo, sản xuất, phổ biến, lưu giữ các sản phẩm văn hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ văn hóa; nội dung, phương thức hoạt động của các ngành văn hóa (đặc biệt là các ngành công nghiệp văn hóa) gắn với ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại, chuỗi sản phẩm, dịch vụ của lĩnh vực văn hóa.

7. Giải pháp gắn phát triển kinh tế - xã hội với phát triển văn hóa; đảm bảo gắn kết phát triển văn hóa với đảm bảo an ninh, quốc phòng

Phát triển kinh tế tạo tiền đề vật chất cho sự phát triển văn hóa và con người, tạo điều kiện đcon người có thể tham gia vào quá trình sáng tạo, sản xuất, truyền bá và thụ hưởng các giá trị văn hóa ngày càng nhiều. Đồng thời phát triển văn hóa sẽ góp phần xây dựng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lao động, tạo lập môi trường văn hóa tinh thần lành mạnh, nâng cao trình độ dân trí, trình độ khoa học công nghệ, nâng cao kỷ cương, ý thức pháp luật và đạo đức, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Văn hóa và Thể thao

- Là cơ quan thường trực tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành các chủ trương, chương trình và kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, cơ quan đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch; xây dựng kế hoạch thực hiện trong từng giai đoạn; tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp báo cáo, sơ kết, tng kết việc thực hiện kế hoạch, đề xuất cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung nội dung kế hoạch nếu cần thiết.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao và các cơ quan có liên quan đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố các chủ trương, chính sách khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực văn hóa; Xây dựng cơ cấu vn ưu tiên phát triển cơ sở văn hóa trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt.

- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi đặc thù trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, phê duyệt.

3. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Xây dựng chương trình và đưa nội dung giáo dục lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, giáo dục gia đình vào trường học dưới nhiều hình thức sinh động, hấp dẫn, thích hợp.

- Xây dựng, tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh, sinh viên tham quan các bảo tàng, di tích lịch sử, di tích cách mạng; xây dựng, phối hợp với Sở Văn hóa và Ththao thực hiện kế hoạch sân khấu học đường.

- Chỉ đạo phát triển các trường ở các cấp đạt tiêu chuẩn trường văn hóa, thực hiện tốt các chỉ tiêu quy định về trang thiết bị, cơ sở vật chất thực hiện nhiệm vụ giảng dạy văn hóa, giá trị thẩm mỹ, đạo đức, lối sống cho học sinh đạt chất lượng.

4. Sở Nội vụ

- Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố phương án sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập đđáp ứng yêu cầu về tổ chức, bộ máy ngành văn hóa theo đúng quy định hiện hành; Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố về công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực.

5. Sở Ngoại vụ

Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao và Liên hiệp các Hội hữu nghị Thành phố tổ chức các hoạt động giao lưu, đối ngoại văn hóa trong và ngoài nước.

6. Sở Tài Nguyên và Môi trường

Nghiên cứu và đề xuất quỹ đất dành cho phát triển văn hóa trong thời kỳ thực hiện chiến lược phù hợp với các quy định hiện hành, trên cơ sở thống kê tổng quỹ đất dành cho văn hóa, phân chia quỹ đất cho các hạng mục công trình văn hóa theo các giai đoạn trong chiến lược phát triển.

7. Sở Quy hoạch - Kiến trúc

Xác định quy hoạch không gian văn hóa, thiết chế văn hóa và các công trình văn hóa trên địa bàn phục vụ chiến lược phát triển văn hóa.

8. Sở Xây dựng

Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao trong việc xây dựng và hoàn thiện các công trình văn hóa, đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng chuyên môn.

9. Sở Tài chính

Tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét bố trí nguồn kinh phí hàng năm từ ngân sách Thành phố để thực hiện và triển khai có hiệu quả kế hoạch

10. Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện

Xây dựng kế hoạch thực hiện theo từng giai đoạn, từng năm các nội dung, chỉ tiêu của chiến lược trên địa bàn thành phố Thủ Đức và các quận, huyện. Bố trí ngân sách, huy động nguồn lực để tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch, đẩy mạnh xã hội hóa phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.

11. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh và các tổ chức đoàn thể

Đy nhanh công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân, đoàn viên, hội viên tích cực thực hiện các nhiệm vụ phát triển sự nghiệp văn hóa nói chung và các nội dung nhiệm vụ của chiến lược nói riêng./.



1 07 bảo tàng cấp tnh trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao (Bo tàng Thành phố Hồ Chí Minh; Bo tàng Mỹ thuật Thành phố H Chí Minh; Bo tàng Lịch sử Thành phố HChí Minh; Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh; Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ; Bo tàng H Chí Minh và Bo tàng Tôn Đức Thng), 04 bo tàng trc thuộc bộ, ngành trung ương quản lý (Bo tàng Lc lượng vũ trang min Đông Nam bộ, Bo tàng chiến dịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng Không quân phía Nam và Bo tàng Địa chất Thành phố H Chí Minh), 02 bo tàng ngoài công lập (Bo tàng Áo dài, Bo tàng nghệ thuật Wada)

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 982/QĐ-UBND ngày 22/03/2021 phê duyệt Đề án “Chiến lược phát triển ngành văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020-2035"

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.361

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.171.136
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!