KẾ HOẠCH
KIỂM
TRA VIỆC THỰC HIỆN CÔNG TÁC DÂN TỘC, CHÍNH SÁCH DÂN TỘC NĂM 2021
Thực hiện Nghị định số 05/2011/NĐ-CP
ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về công tác dân tộc; Thông tư
số 07/2014/TTLT-UBDT-BNV ngày 22/12/2014 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về công tác dân tộc thuộc Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh, cấp huyện; chương trình kế hoạch công tác thanh tra, kiểm tra năm
2021 của Ban Dân tộc.
Ban Dân tộc tỉnh xây dựng Kế hoạch kiểm
tra việc thực hiện chính sách dân tộc, công tác dân tộc
năm 2021 trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Nhằm đánh giá kết quả công tác quản
lý về công tác dân tộc và triển khai thực hiện chính sách dân tộc tại các địa
phương trong thời gian qua. Qua kiểm tra nhằm phát huy những
kết quả đã đạt được, những kinh nghiệm hay, cách làm mới, đồng thời tìm giải
pháp khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện công tác dân tộc,
chính sách dân tộc tại các địa phương để tiếp tục chỉ đạo,
hướng dẫn công tác quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác
dân tộc, chính sách dân tộc trong thời gian tới.
2. Yêu cầu
Tiến hành cuộc kiểm tra phải tuân thủ
theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, công khai, dân chủ, không làm cản
trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân là đối tượng
kiểm tra.
Kiểm tra đúng nội dung, thời gian kiểm
tra theo kế hoạch, tập trung kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo tiến
độ và chất lượng kiểm tra.
II. NỘI DUNG KIỂM
TRA
1. Thực hiện
chính sách đầu tư phát triển bền vững
Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, kết
cấu hạ tầng thiết yếu vùng dân tộc thiểu số; thực hiện các chương trình, đề án
giảm nghèo, giải quyết việc làm, giải quyết cơ bản vấn đề
vốn, đất ở, đất sản xuất, công cụ sản xuất cho nông dân thiếu
đất, nhà ở, nước sinh hoạt, hỗ trợ phát triển kinh tế, giao đất cho hộ gia đình ở vùng dân tộc thiểu số, chuyển dịch
cơ cấu lao động, ngành nghề, theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát
triển bền vững.
Việc thu hút các nguồn lực từ vốn hỗ
trợ phát triển chính thức (ODA), tổ chức phi chính phủ (NGO) và trong cộng đồng
đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu
số.
2. Thực hiện
chính sách phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Phát triển trường mầm non, trường phổ
thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng, trường dạy nghề ở vùng dân tộc thiểu số;
hỗ trợ giáo viên giảng dạy tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn
và đặc biệt khó khăn; đào tạo giáo viên là người dân tộc
thiểu số và giáo viên dạy tiếng dân tộc; tổ chức việc dạy và học tiếng nói, chữ
viết của các dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ
thông và trung tâm giáo dục thường xuyên, trường phổ thông
dân tộc nội trú, trường dạy nghề dân tộc; việc dạy và học
chữ Khmer cho các sư sãi và con em Phật tử Khmer tại chùa
Khmer nhân dịp hè; việc tiếp nhận và phân công công tác
phù hợp với ngành nghề đào tạo nơi có con em dân tộc thiểu số thi đỗ vào Đại học, Cao đẳng và sinh viên được cử đi học hệ cử tuyển
sau khi tốt nghiệp; công tác xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Việc cung cấp thông tin thị trường
lao động, đẩy mạnh và mở rộng công tác tư vấn, hướng nghiệp, giới thiệu việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng cơ chế đào tạo nghề theo đơn đặt hàng và khuyến
khích doanh nghiệp đào tạo, sử dụng lao động người dân tộc thiểu
số.
Bồi dưỡng kiến thức dân tộc; tập huấn
nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình ở các cấp.
3. Thực hiện
chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa; du lịch, thể dục, thể thao
Hỗ trợ việc sưu
tầm, nghiên cứu, bảo vệ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống
tốt đẹp của các dân tộc thiểu số trong cộng đồng dân tộc Việt Nam; hỗ trợ việc
giữ gìn và phát triển chữ viết của các dân tộc có chữ viết;
hỗ trợ việc đầu tư, giữ gìn, bảo tồn các di tích lịch sử, văn hóa đã được Nhà
nước xếp hạng; hỗ trợ xây dựng, khai thác sử dụng có hiệu quả hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở ở vùng đồng bào dân tộc
thiểu số; bảo tồn, phát huy các lễ hội truyền thống tốt đẹp
của đồng bào các dân tộc, định kỳ tổ chức ngày hội văn
hóa - thể thao dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; bảo tồn và phát triển các
môn thể dục, thể thao truyền thống của các dân tộc; hỗ
trợ quảng bá, đa dạng hóa các loại hình, các sản phẩm du lịch, khai thác hợp lý
các tiềm năng, danh lam thắng cảnh, phát triển du lịch.
4. Thực hiện
chính sách y tế, dân số, bình đẳng giới
Việc hỗ trợ từ Quỹ khám, chữa bệnh
cho đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống ở các xã,
phường, thị trấn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn;
việc thực hiện dịch vụ tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn
nhân miễn phí cho thanh niên dân tộc, quản lý thai, khám thai định kỳ, bổ sung vi chất cần thiết cho bà mẹ người dân
tộc thiểu số trong giai đoạn mang thai; xây dựng cơ sở y
tế, khám chữa bệnh vùng dân tộc thiểu số; việc thực hiện
chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người
dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số; cấp
thẻ bảo hiểm y tế cho người dân tộc thiểu số đang sinh sống
tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều
kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Việc triển khai thực hiện Quyết định
số 1313/QĐ-UBND , ngày 05/6/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Kế
hoạch thực hiện Quyết định số 1898/QĐ-TTg ngày 28/11/2017 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng
dân tộc thiểu số giai đoạn 2018-2025” trên địa bàn tỉnh
Kiên Giang.
Việc triển khai thực hiện Quyết định
số 498/QĐ-TTg ngày 14/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Giảm thiểu
tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai
đoạn 2015-2025” trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
5. Thực hiện
chính sách cán bộ người dân tộc thiểu số
Bổ nhiệm vào các chức danh cán bộ chủ
chốt, cán bộ quản lý đối với cán bộ người dân tộc thiểu số có năng lực và đủ
tiêu chuẩn phù hợp quy định của pháp luật ở vùng dân tộc thiểu số; tỷ lệ hợp lý
cán bộ người dân tộc thiểu số, ưu
tiên cán bộ nữ, cán bộ trẻ tham gia vào các cơ quan, tổ
chức trong hệ thống chính trị các cấp; việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, sử dụng đội ngũ cán bộ người dân
tộc thiểu số; việc thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức,
người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có
điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; việc phát triển đảng viên cho cán
bộ, công chức, viên chức và đồng bào dân tộc thiểu số.
Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện
Kế hoạch số 167/KH-UBND ngày 22/11/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Đề
án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong
thời kỳ mới trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
6. Thực hiện
chính sách đối với người có uy tín ở vùng dân tộc thiểu số
Việc tổ chức lựa chọn, xây dựng
lực lượng, thực hiện chế độ, chính sách đối với người có uy tín ở
vùng dân tộc thiểu số; việc phát huy vai trò của Người
có uy tín trong đồng bào các dân tộc thiểu số trong việc thực hiện chính sách
dân tộc ở địa phương; Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến người có uy tín.
7. Truyền
thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào DTTS&MN. Kiểm tra, giám
sát đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình
Tổ chức tuyên truyền, quán triệt các
chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách; pháp luật của Nhà nước về công tác
dân tộc và chính sách dân tộc: Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội, Nghị
quyết số 120/2020/QH14 của Quốc hội và Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 15/02/2020 của
Chính phủ triển khai thực hiện Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng
đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; tuyên truyền, quán triệt
Kế hoạch số 160/KH-UBND ngày 21/10/2020 của Ủy ban nhân dân về thực
hiện Nghị quyết số 12/NQ-CP , trong đội ngũ cán bộ, công
chức, viên chức và đồng bào vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu
số. Triển khai; cụ thể hóa và tổ chức thực hiện Kết luận số
65-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày
12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) về công tác dân tộc.
Đầu tư phát triển thông tin - truyền
thông vùng dân tộc thiểu số, cung cấp một số phương tiện thiết yếu nhằm đảm bảo
quyền tiếp cận và hưởng thụ thông tin; về việc cấp ấn phẩm
báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn.
Việc thực hiện chính sách trợ giúp
pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tại xã đặc
biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, xã đặc biệt
khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, ấp đặc
biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số; việc
xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án “Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
và tuyên truyền, vận động vùng dân tộc thiểu số và miền
núi giai đoạn 2017 - 2021” thuộc vùng có đông đồng bào các dân tộc thiểu số
sinh sống.
Kiểm tra, giám sát, đánh giá, việc tổ
chức thực hiện Chương trình, đề án, dự án.
III. PHƯƠNG PHÁP,
ĐỊA BÀN, THÀNH PHẦN VÀ THỜI GIAN KIỂM TRA
1. Phương pháp
kiểm tra
- Đoàn kiểm tra trực tiếp nghe báo
cáo kết quả thực hiện bằng văn bản; tiến hành đi thực tế
tham vấn các đối tượng thụ hưởng để đánh giá mức độ tiếp cận và thụ hưởng dự án (nếu cần).
- Tại mỗi huyện, Đoàn kiểm tra đến thực
địa 01 mô hình giảm nghèo và 01 dự án duy tu, bảo dưỡng; tại mỗi xã Đoàn đến sẽ tiếp xúc, trao đổi từ 03-05 hộ gia
đình thuộc đối tượng hộ gia đình là hộ nghèo, hộ cận
nghèo và hộ mới thoát nghèo (Địa bàn, đối tượng Đoàn đến kiểm tra do UBND huyện,
xã xác định, lựa chọn).
- Đoàn kiểm tra xem xét gián tiếp
thông qua các báo cáo kết quả thực hiện bằng văn bản của UBND huyện gửi cho
đoàn.
2. Địa bàn kiểm
tra
- Kiểm tra trực tiếp các huyện: Giang
Thành, Giồng Riềng, Gò Quao, Vĩnh Thuận, U Minh Thượng và thành phố Hà Tiên.
- Kiểm tra gián tiếp các huyện: Kiên
Lương, Hòn Đất, Tân Hiệp, An Minh, An Biên, Kiên Hải,
thành phố Rạch Giá và thành phố Phú Quốc.
3. Thời gian,
thời kỳ kiểm tra
a) Thời kỳ kiểm tra: Từ năm 2020 đến
nay.
b) Thời gian kiểm tra:
- Kiểm tra trực tiếp tại huyện, xã
trong tháng 8 năm 2021 (Thời gian cụ thể, Đoàn kiểm tra
liên hệ trực tiếp với Thường trực UBND huyện).
- Dự kiến thời gian làm việc trong
ngày:
+ Buổi sáng: Làm việc với UBND xã và
các hộ gia đình.
+ Buổi chiều: Làm việc với UBND huyện và các phòng chuyên môn có liên quan.
4. Thành phần
đoàn kiểm tra
a) Đoàn kiểm tra tại các huyện: Giang
Thành và thành phố Hà Tiên.
- Đồng chí: Danh Phúc, Trưởng Ban -
Trưởng đoàn;
- Thành viên: Đại diện các Phòng
Chính sách Dân tộc, Phòng Thanh tra và Văn phòng Ban.
b) Đoàn kiểm tra tại các huyện: Vĩnh
Thuận, U Minh Thượng
- Đồng chí: Danh Lắm, Phó Trưởng Ban
- Trưởng đoàn;
- Thành viên: Đại diện các Phòng
Chính sách Dân tộc, Phòng Thanh tra và
Văn phòng Ban.
c) Đoàn kiểm tra tại các huyện: Giồng Riềng, Gò Quao
- Đồng chí: Danh Tha, Phó Trưởng Ban
- Trưởng đoàn;
- Thành viên: Đại diện các Phòng Chính sách Dân tộc, Phòng Thanh tra và Văn phòng Ban.
Ngoài các thành phần tham dự với các
đoàn nêu trên, Ban Dân tộc có mời thêm đại diện các sở, ngành, Mặt trận và đoàn
thể có liên quan trong việc thực hiện chính sách dân tộc.
5. Về kinh phí
thực hiện
Văn phòng Ban có trách nhiệm thực hiện
tham mưu cho các Đoàn kiểm tra về dự trù kinh phí quản lý các chương trình,
chính sách đã nêu cụ thể trong kế hoạch theo đúng quy định.
V. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Phòng Thanh tra Ban Dân tộc: chủ
trì phối hợp với các phòng chuyên môn tham mưu tổ chức thực hiện kế hoạch này.
Kết thúc đợt kiểm tra, chủ trì xây dựng báo cáo kết quả
kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc bằng văn bản và đề xuất kiến nghị (nếu có).
2. Đề nghị UBND huyện, thành phố
- Chỉ đạo Văn phòng HĐND-UBND; các
phòng, ban chuyên môn và UBND các xã được kiểm tra chuẩn bị
báo cáo kết quả tổ chức, triển khai thực hiện các chương
trình, dự án, chính sách dân tộc trên địa bàn năm 2020 - 2021 (có đề cương
kèm theo), gửi về Ban Dân tộc tỉnh chậm nhất trước ngày 30/6/2021, địa
chỉ số 533 đường Nguyễn Trung Trực, phường An Hòa, TP. Rạch
Giá, Kiên Giang, đồng thời gửi file mềm theo địa chỉ
email: thanhtra.bdt@kiengiang.gov.vn
- Chuẩn bị địa điểm, thành phần làm
việc (thành phần làm việc do UBND huyện và UBND xã xác định
và mời dự); phân công, cử cán bộ phối hợp với Đoàn công tác đi kiểm tra cơ sở.
3. Trách nhiệm của Đoàn kiểm tra
Tổ chức họp Đoàn để quán triệt kế hoạch
kiểm tra, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên
trong đoàn. Đoàn kiểm tra trao đổi với các đơn vị được kiểm
tra để thống nhất thời gian tiến hành cuộc kiểm tra.
Kết thúc đợt kiểm tra tại các địa
phương Đoàn tổng hợp kết quả kiểm tra đối với từng nội dung được giao đảm bảo về
bố cục, nội dung, số liệu chính xác; đánh giá về những ưu
điểm, những hạn chế, khó khăn của tập thể và cá nhân; xác
định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của những hạn chế; xây dựng báo cáo tổng
hợp chung để báo cáo lãnh đạo Ban.
Đề nghị lãnh đạo UBND huyện quan tâm
chỉ đạo thực hiện, tạo điều kiện để Ban Dân tộc hoàn thành tốt nhiệm vụ./.
Nơi nhận:
- Ủy ban nhân dân tỉnh
(b/c);
- Các sở, ban ngành, đoàn thể có liên quan;
- Trưởng Ban và các PTB;
- UBND các huyện, thành phố;
- Văn phòng HĐND-UBND các huyện trực tiếp kiểm tra;
- VP, P.CSDT, TTr;
- Lưu; VT,TTra.
|
TRƯỞNG BAN
Danh Phúc
|