Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 978/QĐ-UBND 2022 sinh kế người dân lưu vực hồ thuỷ điện Quảng Nam đến 2025

Số hiệu: 978/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam Người ký: Hồ Quang Bửu
Ngày ban hành: 13/04/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 978/QĐ-UBND

Quảng Nam, ngày 13 tháng 4 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH SINH KẾ CHO NGƯỜI DÂN LƯU VỰC CÁC HỒ THUỶ ĐIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM ĐẾN NĂM 2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 04/5/2021 của Tỉnh ủy về tiếp tục đẩy mạnh công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Kế hoạch số 3311/KH-UBND ngày 03/6/2021 của UBND tỉnh triển thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU của Tỉnh ủy về tiếp tục đẩy mạnh công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025;

Theo đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 543/TTr-SCT ngày 06/4/2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Chương trình sinh kế cho người dân lưu vực các hồ thuỷ điện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2025, với nội dung chủ yếu như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Cụ thể hóa, thực hiện đầy đủ, kịp thời, toàn diện các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đề ra trong các Nghị quyết, Chỉ thị, Kế hoạch của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, UBND tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội gắn với sinh kế của người dân, nhất là đối với người dân khu vực miền núi, lưu vực các hồ chứa thủy điện.

2. Tăng cường phối hợp đồng bộ của các Sở, Ban, ngành, Hội, đoàn thể, địa phương và cơ quan, đơn vị liên quan trong thực hiện Chương trình. Phân công trách nhiệm cụ thể để các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, cơ quan và đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả đề ra.

3. Việc triển khai thực hiện Chương trình phải quyết liệt, chủ động, thực chất và hiệu quả; phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc, đánh giá và định kỳ báo cáo kết quả về UBND tỉnh.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

- Huy động mọi nguồn lực nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho phát triển sinh kế người dân tại lưu vực các hồ chứa thủy điện góp phần thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh.

- Cùng với phát triển thủy điện, kết hợp đa dạng các loại hình, mô hình phát triển kinh tế, kêu gọi đầu tư để tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi, tạo công ăn việc làm, đảm bảo sinh kế lâu dài cho người dân.

2. Mục tiêu cụ thể

- Năm 2022:

+ Hoàn thành tối thiểu 01 mô hình phát triển sinh kế cho người dân lưu vực hồ chứa thủy điện trên địa bàn tỉnh. Ưu tiên thực hiện mô hình sinh kế cho người dân đối với các công trình thủy điện đã và đang hoạt động.

+ Tổ chức sơ kết rút kinh nghiệm.

- Năm 2023:

+ Mỗi huyện có hồ chứa thủy điện hoàn thành tối thiểu 01 mô hình phát triển sinh kế/01 thủy điện có hồ chứa thủy điện cho người dân lưu vực hồ chứa thủy điện trên địa bàn tỉnh (trường hợp trên địa bàn huyện có 02 thủy điện thì có tối thiểu 02 mô hình sinh kế).

- Năm 2024:

+ Mỗi huyện có hồ chứa thủy điện hoàn thành tối thiểu 02 mô hình phát triển sinh kế/01 thủy điện có hồ chứa thủy điện cho người dân lưu vực hồ chứa thủy điện trên địa bàn tỉnh (trường hợp trên địa bàn huyện có 02 thủy điện thì có tối thiểu 04 mô hình sinh kế).

- Đến năm 2025:

+ Tất cả các huyện có hồ chứa thủy điện đều có các loại mô hình sinh kế bền vững cho người dân.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Nâng cao nhận thức, năng lực cho chính quyền địa phương, người dân, cộng đồng người dân tại các lưu vực hồ chứa thủy điện

a) Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo tồn giá trị tài nguyên góp phần phát triển du lịch vùng lòng hồ bền vững

- Để phát triển du lịch bền vững vùng lòng hồ thủy điện, cần bảo tồn giá trị tài nguyên thiên nhiên vì hiện nay đang diễn ra tình trạng khai thác quá mức khiến các nguồn tài nguyên sinh thái đang có nguy cơ xuống cấp, làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái của vùng. Do vậy, cần nâng cao ý thức của cộng đồng trong việc bảo tồn giá trị tài nguyên góp phần phát triển du lịch vùng lòng hồ bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học và trách nhiệm bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tại lòng hồ thủy điện.

- Khuyến khích người dân vùng lòng hồ thủy điện bảo vệ môi trường sinh thái và cảnh quan, vì môi trường sinh thái và cảnh quan vùng lòng hồ là tài nguyên du lịch quan trọng để thu hút du khách.

- Khách du lịch không chỉ có nhu cầu trải nghiệm những vẻ đẹp tự nhiên của điểm đến mà còn mong muốn được khám phá những giá trị độc đáo của truyền thống văn hóa các dân tộc. Do vậy, cần khuyến khích người dân địa phương giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình, vừa góp phần bảo tồn vừa phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp để quảng bá với du khách.

b) Hệ thống chính trị ở địa phương (huyện, xã, thôn) cần tăng cường tuyên truyền, vận động người dân tính tự lực trong phát triển sản xuất và ổn định đời sống, tránh tư tưởng trông chờ, ỷ lại; cùng với toàn xã hội, không ngừng nâng cao mặt bằng dân trí cho người dân khu vực miền núi, trong đó có người dân tái định cư các dự án thuỷ điện.

2. Về thủy sản

a) Tiếp tục hỗ trợ phát triển các mô hình nuôi tại các huyện miền núi, đặc biệt là các lòng hồ thủy điện chưa triển khai mô hình nuôi cá lồng bè.

b) Thu hút các doanh nghiệp đầu tư liên kết tiêu thụ theo chuỗi giá trị để đầu ra được ổn định bền vững, giúp cho các hộ nuôi an tâm sản xuất và phát triển, ổn định cuộc sống.

c) Tăng cường công tác giám sát, dự báo và phòng ngừa dịch bệnh cũng như hướng dẫn kỹ thuật cho người dân xung quanh lòng hồ thủy điện để hạn chế thiệt hại cho người nuôi. Bên cạnh các đối tượng nuôi chủ lực (như cá điêu hồng), cần đa dạng các loại cá nuôi đặc sản có giá trị kinh tế cao như: cá lăng nha, cá chình, cá trắm đen, cá chép giòn, ... nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và phòng ngừa rủi ro.

d) Phát triển đồng thời các dịch vụ để hỗ trợ phát triển nghề nuôi cá lồng bè như: Dịch vụ cung cấp cá giống, dịch vụ tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ thức ăn và thú y thủy sản, ... Hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã nuôi cá lồng/bè để phát triển các vùng nuôi cá đủ quy mô, số lượng và chất lượng, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.

e) Hàng năm, các địa phương có lòng hồ thủy điện phối hợp với chủ sở hữu, đơn vị quản lý các công trình đập, hồ chứa thủy điện tăng cường thả cá giống để tái tạo nguồn lợi thuỷ sản khu vực lòng hồ, ưu tiên thả các loại cá đặc hữu lòng hồ, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi khai thác thủy sản vùng lòng hồ thủy điện mang tính hủy diệt như dùng vật liệu nổ, xung điện, ...

3. Về nông - lâm nghiệp

a) Thực hiện tốt công tác giao khoán rừng đến người dân tái định cư thủy điện để người dân có nguồn thu nhập ổn định từ nguồn thu thực hiện Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng nhằm giảm thiểu tác động vào rừng.

b) Đẩy mạnh phát triển kinh tế dưới tán rừng như nuôi gia súc, trồng dược liệu,... gắn việc sản xuất với việc bảo vệ môi trường rừng môi trường sinh thái; phát triển chương trình lâm nghiệp bền vững, trồng rừng sản xuất tại các địa điểm phù hợp với quy hoạch, phát triển nông nghiệp gắn với du lịch trải nghiệm nông nghiệp, nông thôn bản địa.

c) Phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi phù hợp với điều kiện và lợi thế của từng vùng, từng bước xây dựng hình thành chuỗi liên kết sản xuất, đem lại giá trị kinh tế cao.

d) Thực hiện nghiêm túc việc trồng rừng thay thế, đặc biệt là rừng đầu nguồn lưu vực sông của các công trình thuỷ điện, kiên quyết ngăn chặn xử lý nghiêm dưới mọi hình thức chặt phá rừng đầu nguồn; xây dựng quy chế tận thu các loại lâm sản phụ ngoài gỗ nhằm tạo thu nhập cho người dân ổn định đời sống, góp phần bảo vệ hệ sinh thái môi trường bền vững.

Đối với diện tích đất sản xuất nương rẫy của người dân xung quanh khu vực thủy điện, đặc biệt khu vực đầu nguồn thủy điện: Hỗ trợ 15 kg gạo/khẩu/tháng hoặc quy đổi bằng tiền để người dân mua gạo hoặc dùng để mua giống cây lâm nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu để trồng đảm bảo sinh kế bền vững.

e) Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức về môi trường đối với người dân sống gần khu vực thuỷ điện.

f) Thường xuyên theo dõi, hướng dẫn kỹ thuật, nâng cao kiến thức, phương thức tổ chức sản xuất và chuyển giao các tiến bộ KHKT trong chăn nuôi, trồng trọt, hoạt động sản xuất của người dân trong quá trình triển khai các mô hình sinh kế.

4. Về du lịch

a) Khảo sát, đánh giá tiềm năng, kêu gọi thu hút đầu tư

Tổ chức khảo sát, đánh giá và tìm ra những thế mạnh về du lịch của từng lòng hồ thủy điện. Trên cơ sở đó, lập quy hoạch chi tiết gắn với các quy hoạch tổng thể, quy hoạch kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh; đảm bảo quy mô về điểm phát triển du lịch được quy hoạch về trước mắt và lâu dài, đảm bảo tính bền vững. Sau đó, đề ra kế hoạch kêu gọi thu hút đầu tư phát triển du lịch gắn với tiềm năng về cảnh quan thiên nhiên vùng lòng hồ thủy điện.

b) Xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng lòng hồ thủy điện

- Đầu tư nghiên cứu phát triển các sản phẩm du lịch như: du thuyền ngắm cảnh dạo quanh lòng hồ, tham quan các thác nước, các đảo nổi, đua thuyền kayak, câu cá, đánh lưới, thưởng thức ẩm thực địa phương tại lòng bè thủy điện; phát triển các loại hình du lịch cộng đồng, du lịch thể thao, mạo hiểm, vui chơi giải trí cao cấp trên núi và trên mặt nước, … vừa để khai thác phát triển du lịch tại chỗ, vừa bảo vệ được môi trường sinh cảnh cho lòng hồ và đảm bảo an ninh, an toàn cho công trình thủy điện, cũng như du khách khi đi du lịch lòng hồ.

- Khai thác các lợi thế của du lịch trên hồ chứa thành sản phẩm đặc trưng, tạo sản phẩm đa dạng, có nhiều sự lựa chọn cho du khách. Khôi phục và phát triển các nghề thủ công truyền thống của cộng đồng dân cư quanh khu vực lòng hồ thủy điện phục vụ phát triển du lịch.

- Khai thác tối đa yếu tố về đặc điểm địa lý, lịch sử, văn hóa vùng lòng hồ để đưa vào trong những bài hướng dẫn, thuyết minh cho du khách.

c) Tăng cường quảng bá xúc tiến, liên kết hợp tác phát triển du lịch

- Thực hiện tốt liên kết giữa nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư để phát triển các loại hình du lịch khu vực lòng hồ thủy điện.

- Liên kết với các địa phương trong vùng để tạo thành tour, tuyến du lịch đặc sắc thu hút khách.

- Hợp tác, kết nối với các doanh nghiệp lữ hành, tổ chức các đoàn famtrip, presstrip khảo sát, quảng bá điểm đến.

5. Tăng cường công tác quản lý nhà nước tại các địa phương có khu vực lòng hồ thủy điện

a) Hoàn thiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển du lịch, thủy sản, lâm nghiệp, ... vùng lòng hồ thủy điện theo các nguyên tắc và tiêu chí bền vững. Quản lý và kiểm soát chặt chẽ các dự án đầu tư.

b) Cần phát huy vai trò của cộng đồng doanh nghiệp và dân cư; nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên.

c) Để phát triển bền vững, rất cần có sự phối hợp chặt chẽ của tất cả các bên liên quan (cơ quan quản lý nhà nước, người dân, doanh nghiệp....), trong đó vai trò của chính quyền địa phương là thật sự quan trọng.

6. Về kinh phí thực hiện

a) Nguồn kinh phí chủ yếu: Huy động xã hội hóa; các nguồn kinh phí chi phúc lợi, an sinh và hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị thủy điện cho chương trình sinh kế người dân lưu vực các hồ chứa thủy điện.

b) Các nguồn kinh phí lồng ghép từ các chương trình, dự án khác.

c) Nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách địa phương và các nguồn kinh phí hỗ trợ hợp pháp khác.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Công Thương

a) Là cơ quan chủ trì theo dõi, đôn đốc, giám sát việc triển khai thực hiện Chương trình này.

b) Tổng hợp tình hình và tham mưu UBND tỉnh sơ kết đánh giá kết quả thực hiện trong tháng 12 năm 2022 và định kỳ 06 tháng, hàng năm kể từ năm 2023 để rút kinh nghiệm, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc và thực hiện tốt hơn trong thời gian tiếp theo.

c) Ưu tiên lồng ghép việc hỗ trợ, phát triển sinh kế cho người dân vào các chương trình khuyến công theo quy định của pháp luật.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Chủ trì, phối hợp xây dựng các mô hình phát triển sinh kế cho người dân lưu vực các hồ chứa thủy điện: trồng rừng, cây dược liệu, cây ăn quả, nuôi cá lồng bè tại các lòng hồ thuỷ điện, chăn nuôi, du lịch trên hồ thuỷ điện, …

b) Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện lựa chọn hỗ trợ 01 mô hình về phát triển sinh kế cho người dân lưu vực các hồ chứa thủy điện để làm mô hình điểm; đánh giá, xem xét nhân rộng trên địa bàn tỉnh.

c) Lồng ghép việc hỗ trợ, phát triển sinh kế cho người dân vào các chương trình, kế hoạch phát triển của ngành; chủ động đề xuất hỗ trợ kỹ thuật, giống, tài chính để người dân có điều kiện phát triển sinh kế.

d) Chủ động rà soát các quy hoạch ngành; xem xét tham mưu điều chỉnh, bổ sung vào các quy hoạch ngành các nội dung liên quan đến sinh kế người dân lưu vực các hồ chứa thủy điện.

3. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan khảo sát, đánh giá tiềm năng phát triển du lịch của các lòng hồ thuỷ điện trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn, hỗ trợ phát triển các sản phẩm dịch vụ du lịch; quảng bá xúc tiến, liên kết hợp tác phát triển du lịch, hình thành tour, tuyến du lịch thu hút khách.

b) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong công tác kêu gọi thu hút đầu tư phát huy tiềm năng du lịch của vùng lòng hồ thủy điện trên địa bàn tỉnh.

4. Sở Tài nguyên và Môi trường

a) Phối hợp với UBND các huyện và Chủ sở hữu, đơn vị quản lý các công trình đập, hồ chứa thủy điện rà soát, đánh giá hiện trạng sử dụng đất vùng bán ngập và trong phạm vi bảo vệ hành lang nguồn nước của các hồ chứa thủy điện phục vụ cho phát triển sinh kế của người dân.

b) Phối hợp với UBND các huyện giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến việc sử dụng diện tích đất vùng bán ngập và trong phạm vi bảo vệ hành lang nguồn nước của các hồ chứa thủy điện cho phát triển sinh kế của người dân theo đúng quy định của pháp luật.

5. Các Sở, ngành, đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao chịu trách nhiệm phối hợp triển khai thực hiện Chương trình sinh kế cho người dân lưu vực các hồ chứa thuỷ điện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2025 theo đúng quy định của pháp luật; triển khai có hiệu quả Kế hoạch số 3311/KH- UBND ngày 03/6/2021 của UBND tỉnh triển thực hiện Nghị quyết số 06- NQ/TU của Tỉnh ủy về tiếp tục đẩy mạnh công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025.

6. UBND các huyện có đập, hồ chứa thủy điện

a) Thường xuyên tổ chức vận động, tuyên truyền người dân về ý thức, tinh thần và trách nhiệm về phát triển kinh tế gia đình, chuyển đổi mô hình kinh tế hộ gia đình, đảm bảo sinh kế bền vững, lâu dài.

b) Chủ trì, phối hợp với Chủ sở hữu, đơn vị quản lý các công trình đập, hồ chứa thủy điện và các Sở, ngành liên quan rà soát, đánh giá hiện trạng sử dụng đất vùng bán ngập và trong phạm vi bảo vệ hành lang nguồn nước của các hồ chứa thủy điện.

c) Tham mưu đề xuất khả năng sử dụng diện tích đất vùng bán ngập và trong phạm vi bảo vệ hành lang nguồn nước của các hồ chứa thủy điện cho phát triển sinh kế của người dân.

d) Rà soát, tổng hợp các hộ dân thuộc lưu vực các hồ chứa thủy điện và tình hình, nhu cầu của người dân phát triển các loại hình sinh kế trong phạm vi đập, hồ chứa thủy điện; đề xuất các mô hình phát triển sinh kế cho người dân lưu vực các hồ chứa thủy điện.

e) Chủ động định hướng và phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Công Thương và các chủ hồ, đập thuỷ điện xây dựng kế hoạch thực hiện các mô hình phát triển sinh kế bền vững cho người dân đảm bảo hiệu quả và sát với nhu cầu thực tế, điều kiện cụ thể của địa phương mình.

Chỉ đạo các phòng chuyên môn, đơn vị và các địa phương liên quan của huyện tổ chức triển khai hiệu quả các mô hình phát triển sinh kế bền vững cho người dân phù hợp với đặc thù địa hình, tập quán của địa phương; tham khảo, vận dụng triển khai các mô hình phát triển sinh kế cho người dân lưu vực các hồ chứa thủy điện đảm bảo thiết thực, hiệu quả; theo dõi, hướng dẫn kỹ thuật, nâng cao kiến thức, phương thức tổ chức sản xuất và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, trồng trọt, hoạt động sản xuất của người dân trong quá trình triển khai các mô hình sinh kế.

f) Nghiên cứu xây dựng và đề xuất Đề án phát triển du lịch sinh thái khu vực lòng hồ, gắn với du lịch cộng đồng, văn hoá, lịch sử, làng nghề truyền thống.

g) Lồng ghép việc hỗ trợ, phát triển sinh kế cho người dân vào các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn; hỗ trợ kỹ thuật, giống, tài chính để người dân có điều kiện phát triển sinh kế.

Chỉ đạo các phòng chuyên môn, đơn vị và các địa phương liên quan của huyện hướng dẫn người dân thực hiện các thủ tục, hồ sơ liên quan để được cấp phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa thuỷ điện theo quy định tại Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.

7. Chủ sở hữu, đơn vị quản lý các công trình đập, hồ chứa thủy điện

a) Phối hợp với UBND các huyện và các Sở, ngành liên quan rà soát, xác định lưu vực thuỷ điện và các hộ dân thuộc lưu vực của từng đơn vị; hiện trạng sử dụng đất vùng bán ngập và trong phạm vi bảo vệ hành lang nguồn nước của các hồ chứa thủy điện.

b) Chủ trì, tăng cường phối hợp hơn nữa với chính quyền địa phương (thôn, bản, xã, huyện) tổ chức triển khai hiệu quả các mô hình phát triển sinh kế bền vững cho người dân phù hợp với đặc thù địa hình, tập quán của địa phương; tham khảo, vận dụng triển khai các mô hình phát triển sinh kế cho người dân lưu vực các hồ chứa thủy điện đảm bảo thiết thực, hiệu quả.

c) Chủ động, thường xuyên phối hợp với các địa phương theo dõi, hướng dẫn kỹ thuật, nâng cao kiến thức, phương thức tổ chức sản xuất và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, trồng trọt, hoạt động sản xuất của người dân trong quá trình triển khai các mô hình sinh kế.

d) Tiếp tục thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, ổn định đời sống của người dân trên địa bàn; quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao sinh kế cho người dân lưu vực các hồ thuỷ điện: hỗ trợ xây dựng nhà ở; hỗ trợ cây trồng, vật nuôi, các dụng cụ sinh hoạt, học tập và các nhu yếu phẩm hằng ngày cho bà con, học sinh; hỗ trợ trang thiết bị cho các cơ quan, trạm y tế, trường học, ….

e) Tăng cường hỗ trợ, bố trí nguồn vốn, lồng ghép các nguồn kinh phí từ hoạt động sản xuất kinh doanh cho chương trình sinh kế người dân lưu vực các hồ chứa thủy điện.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tài nguyên và Môi trường; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, Hội, đoàn thể, cơ quan, đơn vị liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố liên quan và Chủ sở hữu, đơn vị quản lý các công trình đập, hồ chứa thủy điện căn cứ Quyết định thi hành.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Công Thương;
- TT TU, TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- CPVP;
- Lưu: VT, TH, KTTH, KTN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Hồ Quang Bửu

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 978/QĐ-UBND ngày 13/04/2022 về Chương trình sinh kế cho người dân lưu vực các hồ thuỷ điện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.921

DMCA.com Protection Status
IP: 3.15.10.117
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!