ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 951/QĐ-UBND
|
Lâm Đồng, ngày 04 tháng 5 năm 2019
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN GIẢM THIỂU TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ HÔN NHÂN
CẬN HUYẾT THỐNG TRONG VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
NĂM 2019
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 498/QĐ-TTg
ngày 14/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án giảm thiểu tình
trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn
2015 - 2025;
Căn cứ Quyết định số 439/QĐ-UBDT
ngày 13/8/2015 của Ủy ban Dân tộc về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án giảm
thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số
giai đoạn 2015 - 2020 (Giai đoạn I);
Căn cứ Văn bản số 834/UBDT-DTTS
ngày 13/8/2015 của Ủy ban Dân tộc về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số
498/QĐ-TTg ngày 14/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 2175/QĐ-UBND
ngày 08/10/2015 của UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án giảm
thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc
thiểu số trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2015 - 2020,
Xét Tờ trình số 103/TTr-BDT ngày
01/4/2019 của Ban Dân tộc,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực
hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng
đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2019.
Điều 2. Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các sở, ban,
ngành thuộc tỉnh; UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc triển khai thực
hiện Kế hoạch.
Điều 3. Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh; Thủ
trưởng các sở, ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Đà Lạt
và Bảo Lộc và các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành kể từ
ngày ký./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Dân tộc;
- Bộ Tài chính;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Như điều 3;
- LĐVP;
- Lưu: VT, TH1, TC.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm S
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “GIẢM THIỂU TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ HÔN NHÂN CẬN HUYẾT THỐNG
TRONG VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH LÂM ĐỒNG NĂM 2019.
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 951/QĐ-UBND ngày 04/5/2019 của UBND tỉnh)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Mục đích:
- Nâng cao nhận thức, ý thức trách
nhiệm của xã hội, cộng đồng và người dân trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số
(DTTS) trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình;
- Tạo sự đồng thuận trong xã hội nhằm
ngăn chặn và giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong
vùng DTTS, góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực vùng DTTS trên
địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu:
- Nội dung thực hiện phải phù hợp với
tình hình thực tế trong các vùng đồng bào DTTS và kinh phí được phân bổ năm
2019; trong đó, ưu tiên triển khai thực hiện tại các xã có tình trạng tảo hôn,
hôn nhân cận huyết thống tỷ lệ cao.
- Sơ kết đánh giá tình hình và kết quả
thực hiện 08 mô hình điểm (04 mô hình năm 2018 và 04 mô hình năm 2019) để rút
kinh nghiệm và nhân rộng tiếp tục thực hiện trong năm 2020.
II. PHẠM VI, ĐỐI
TƯỢNG:
1. Phạm vi: Triển khai thực hiện trên
địa bàn các xã vùng khó khăn và có đông đồng bào DTTS sinh sống, có nguy cơ tảo
hôn và hôn nhân cận huyết thống cao;
2. Đối tượng: Cơ quan, cán bộ và người
được phân công làm công tác dân tộc; đồng bào các DTTS; học sinh các dân tộc
đang theo học tại các trường dân tộc nội trú có xảy ra tảo hôn và hôn nhân cận
huyết thống.
III. NỘI DUNG CÁC
HOẠT ĐỘNG:
1. Khảo sát, điều tra, thu thập thông
tin: UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc chỉ đạo cơ quan làm công tác
dân tộc khảo sát, thu thập thông tin, tổng hợp số liệu liên quan về tình trạng
tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS tại địa phương năm
2019; gửi Ban Dân tộc tổng hợp, báo
cáo UBND tỉnh và Ủy ban Dân tộc trước ngày 30/10/2019.
2. Tổ chức biên soạn tài liệu, sản phẩm
truyền thông phục vụ công tác tuyên truyền:
Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các
sở, ngành, địa phương, cơ quan và đơn vị liên quan:
- Phối hợp với Đài truyền hình xây dựng
phim phóng sự chủ đề “Nỗi buồn nơi buôn, làng”,
với nội dung: Bằng các luận chứng khoa học nói lên hệ lụy của phong tục tảo hôn,
hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào các dân tộc, điển
hình như: Kơ ho, Mạ, Chu ru và H’mông trên địa bàn tỉnh; chủ trương của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nước nhằm làm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn
nhân cận huyết thống trong vùng DTTS giai đoạn 2015 - 2025.
- Tổ chức chỉnh sửa, hoàn thiện tài
liệu tuyên truyền (tờ rơi, pano) đã biên soạn các năm 2017, 2018 phù hợp với
tình hình thực tế của từng dân tộc, từng địa bàn dân cư, thành tài liệu tuyên
truyền chính thống của tỉnh.
- In và cấp phát 20.000 tờ rơi; in
520 sổ tay tuyên truyền viên, cấp phát cho học viên tham dự các lớp tập huấn và
cán bộ thôn, xã làm tài liệu tuyên truyền.
- Lắp đặt pano tuyên truyền tại 05 xã
có nguy cơ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cao (chi tiết theo Phụ lục đính
kèm); nội dung tuyên truyền, gồm:
KẾT
HÔN: Nam chưa đủ 20 tuổi, nữ chưa đủ 18 tuổi - Là
tảo hôn và vi phạm pháp luật.
|
KHÔNG
KẾT HÔN: Cận huyết thống, giữa những người có dòng máu về trực hệ và giữa những
người có họ trong phạm vi 3 đời.
|
- Thời gian thực hiện: Quý II/2019
3. Xây dựng mô hình điểm:
a) Sự cần thiết phải thực hiện mô
hình điểm: Thực tế trong những năm qua, tình trạng kết hôn sớm (tảo hôn) và hôn
nhân cận huyết thống có giảm, song vẫn diễn ra trong vùng đồng bào DTTS tại các
địa phương trong tỉnh; việc kết hôn sớm làm mất đi cơ hội về học tập, việc làm
tốt, cơ hội cải thiện điều kiện sống và chăm sóc sức khỏe của người trẻ tuổi,
bà mẹ và trẻ em; đặc biệt, việc kết hôn sớm, mang thai và sinh đẻ trong lứa tuổi
vị thành niên khi cơ thể người mẹ chưa phát triển hoàn thiện, thiếu hiểu biết,
kinh nghiệm và chưa sẵn sàng về mặt tâm sinh lý để mang thai và sinh con đã ảnh
hưởng lớn tới sức khỏe bà mẹ, sự phát triển bình thường của thai nhi và trẻ sơ
sinh. Do đó, việc xây dựng Mô hình điểm để triển khai thực hiện công tác tuyên
truyền trong nhân dân là rất cần thiết nhằm ngăn ngừa và
giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào DTTS.
b) Nội dung thực hiện:
- Thực hiện tuyên truyền thông qua các
hội nghị tuyên truyền, xây dựng pano, tờ rơi, tuyên truyền trên loa phát
thanh... tại các xã được chọn mô hình điểm.
- Thực hiện tuyên truyền thông qua
các buổi chào cờ sáng thứ hai, sân khấu hóa, xây dựng pano, áp phích, tờ rơi
tuyên truyền... tại các trường được chọn mô hình điểm.
3.3. Lựa chọn các mô hình điểm để thực
hiện:
Năm 2019, triển khai thực hiện 08 mô
hình, gồm:
a) Tiếp tục thực hiện 04 mô hình điểm
đã thực hiện trong năm 2018:
- Mô hình 1: Xã Đạ Quyn, huyện Đức Trọng:
+ Thực trạng: Đạ Quyn là xã đặc biệt
khó khăn của huyện Đức Trọng, kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp (trồng:
cà phê, bắp, lúa... và chăn nuôi đại gia súc), đời sống nhân dân còn nhiều khó
khăn. Năm 2018, tổng dân số trên địa bàn xã là 1.089 hộ/4.970 khẩu; trong đó, đồng
bào DTTS chiếm 83,1% (chủ yếu là dân tộc Churu, Kơho, Rắclây, Chăm, Hoa...); giai đoạn từ năm 2010 - 2017, số cặp tảo hôn 51/291 cặp,
chiếm 17,5% và năm 2018, có 20 cặp tảo hôn và 01 cặp hôn nhân cận huyết thống.
+ Cơ quan, lực lượng tham gia:
UBND xã Đa Quyn, huyện Đức Trọng trực
tiếp thực hiện; Ban chỉ đạo cấp xã, cán bộ thôn và người dân tham gia.
Ban Dân tộc phân bổ kinh phí cho UBND
xã chủ động tổ chức triển khai thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế.
- Mô hình 2: Xã Đồng Nai Thượng,
huyện Cát Tiên:
+ Thực trạng: Năm 2018, tổng dân số
trên địa bàn xã là 417 hộ/1.790 khẩu, trong đó, đồng bào DTTS chiếm 96,9% (401
hộ/1.734 khẩu); trong năm 2018, có 03 cặp tảo hôn được khai báo với chính quyền
địa phương; xã Đồng Nai Thượng là một xã có đông đồng bào DTTS.
+ Cơ quan, lực lượng tham gia:
UBND xã Đồng Nai Thượng, huyện Cát
Tiên trực tiếp thực hiện; Ban chỉ đạo cấp xã, cán bộ thôn và người dân tham
gia.
Ban Dân tộc phân bổ kinh phí cho UBND
xã chủ động tổ chức triển khai thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế.
- Mô hình 3: Trường Trung học cơ sở
và Trung học phổ thông Dân tộc Dân tộc nội trú liên
huyện phía Nam:
+ Thực trạng: Tình trạng tảo hôn vẫn còn xảy ra ở các trường phổ thông dân tộc nội
trú, nơi mà các em thường xuyên được bổ sung kiến thức về giới tính, sức khỏe
sinh sản, những hệ lụy của việc tảo hôn gây ra... Năm học 2018 - 2019, tổng số
học sinh toàn trường 451 học sinh (trong đó: khối 6: 57 học sinh; khối 7: 53 học
sinh; khối 8: 57 học sinh; khối 9: 48 học sinh; khối 10: 81 học sinh; khối 11:
78 học sinh và khối 12: 77 học sinh), có 03 học sinh bỏ học lập gia đình, 10 học
sinh bỏ học không rõ nguyên nhân.
+ Cơ quan, lực lượng tham gia:
Trường Trung học cơ sở và Trung học
phổ thông Dân tộc Dân tộc nội trú liên huyện phía Nam trực tiếp thực hiện; Ban
chỉ đạo trường và học sinh tham gia.
Ban Dân tộc phân bổ kinh phí trực tiếp
cho trường chủ động tổ chức tuyên truyền triển khai thực hiện phù hợp với điều
kiện thực tế.
- Mô hình 4: Trường Phổ thông Dân
tộc nội trú tỉnh Lâm Đồng:
+ Thực trạng: Năm học 2018 - 2019,
toàn trường có 447 học sinh (trong đó: khối 10: 156 học sinh; khối 11: 151 học
sinh; khối 12: 140 học sinh); năm học 2018 - 2019, có 05 học sinh bỏ học về quê
(trong đó, có 01 học sinh có thai bỏ học về lấy chồng).
+ Cơ quan, lực lượng tham gia:
Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh
Lâm Đồng trực tiếp thực hiện; Ban chỉ đạo trường và học sinh tham gia.
Ban Dân tộc phân bổ kinh phí cho trường
chủ động tổ chức triển khai tuyên truyền thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế.
b) Triển khai thực hiện 04 mô hình mới:
- Mô hình 1: Xã Liêng S’rônh, huyện Đam Rông:
+ Thực trạng: Xã Liêng S’rônh là một
xã đặc biệt khó khăn của huyện Đam Rông; năm 2018, tổng
dân số trên địa bàn xã 1.568 hộ/8.341 khẩu, trong đó: đồng bào DTTS 1.308 hộ/7.331
khẩu, chiếm 87,9% (riêng dân tộc H’Mông 427 hộ/2.367 khẩu);
thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 14 đến dưới 20 tuổi là 929 người (nam 510 người,
nữ 419 người); trong năm 2018, có 03 cặp tảo hôn được khai báo và nguy cơ xảy
ra nhiều trường hợp tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cao.
+ Cơ quan, lực lượng tham gia:
Phòng Dân tộc huyện Đam Rông thực hiện; Ban chỉ đạo cấp huyện, cấp xã, cán bộ thôn và người
dân tham gia.
Ban Dân tộc phân bổ kinh phí cho
Phòng Dân tộc huyện Đam Rông chủ động phối hợp với UBND xã Liêng S’rônh tổ chức triển khai thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế.
- Mô hình 2: Xã Lộc Bắc, huyện Bảo
Lâm:
+ Thực trạng: Năm 2018, tổng dân số
trên địa bàn xã 1.373 hộ/4.866 khẩu, trong đó: đồng bào DTTS 952 hộ/3.573 khẩu,
chiếm 73,4% (gồm các dân tộc: Mạ, H’Mông, Tày, Nùng); số thanh thiếu niên trong
độ tuổi tảo hôn là 671 người (nam dưới 20 tuổi: 376 người
và nữ dưới 18 tuổi: 295 người) đây là những trường hợp rất
dễ tảo hôn. Qua kết quả điều tra, khảo sát năm 2018, có 07 trường hợp tảo hôn
(tảo hôn cả vợ và chồng: 02 trường hợp; tảo hôn vợ hoặc chồng:
05 trường hợp).
+ Cơ quan, lực lượng tham gia:
Phòng Dân tộc huyện Bảo Lâm thực hiện;
Ban chỉ đạo cấp huyện, cấp xã, cán bộ thôn và người dân tham gia.
Ban Dân tộc phân bổ kinh phí cho
Phòng Dân tộc huyện Bảo Lâm chủ động phối hợp với UBND xã Lộc Bắc tổ chức triển
khai thực hiện tuyên truyền phù hợp với điều kiện thực tế.
- Mô hình 3: Trường Phổ thông Dân
tộc nội trú Trung học cơ sở huyện Đơn Dương:
+ Thực trạng: Năm học 2018 - 2019, tổng
số học sinh toàn trường 233 học sinh, trong đó: 100% học sinh dân tộc gốc Tây
Nguyên (có 179 học sinh nữ) và có 02 trường hợp học sinh bỏ học (01 trường hợp
bỏ học lấy chồng).
+ Cơ quan, lực lượng tham gia:
Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Trung
học cơ sở huyện Đơn Dương trực tiếp thực hiện; Ban chỉ đạo trường và học sinh
tham gia.
Ban Dân tộc phân bổ kinh phí cho trường
chủ động tổ chức triển khai thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế.
- Mô hình 4: Trường Phổ thông Dân
tộc nội trú Trung học cơ sở huyện Di Linh:
+ Thực trạng: Năm học 2018 - 2019, tổng
số học sinh toàn trường 345 học sinh, trong đó: học sinh dân tộc Kơho 338 học
sinh, chiếm 98% (có 223 học sinh nữ) và có 04 học sinh bỏ học về địa phương lấy
vợ, lấy chồng (01 học sinh lớp 8 và 03 học sinh lớp 9).
+ Cơ quan, lực lượng tham gia:
Trường Phổ thông Dân tộc nội trú
Trung học cơ sở huyện Di Linh trực tiếp thực hiện; Ban chỉ đạo trường và học
sinh tham gia.
Ban Dân tộc phân bổ kinh phí cho trường
chủ động tổ chức triển khai thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế.
4. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, nâng
cao năng lực và phổ biến kinh nghiệm tuyên truyền:
a) Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng:
- Tổ chức 02 lớp tập huấn (mỗi lớp
250 học viên) bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng tuyên truyền cho đội ngũ
tuyên truyền viên tham gia thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn
nhân cận huyết thống trong vùng DTTS giai đoạn 2015 - 2020 (giai đoạn I) theo
Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 14/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ;
- Thành phần: Thành viên Ban Chỉ đạo
cấp xã, cán bộ chính quyền và đoàn thể thôn, xã và đội ngũ tuyên truyền viên có
năng lực, khả năng tham gia tuyên truyền vận động cộng đồng tại các xã, thị trấn
có đông đồng bào DTTS sinh sống và có nguy cơ xảy ra tảo hôn, hôn nhân cận huyết
thống.
- Nội dung và giảng viên:
STT
|
Nội
dung
|
Giảng
viên
|
01
|
Chuyên đề 1: Triển khai các văn bản
chỉ đạo của Chính phủ và UBND tỉnh; triển khai thực hiện Kế hoạch năm 2019.
|
Ban
Chỉ đạo tỉnh.
|
02
|
Chuyên đề 2: Kiến thức pháp luật về
hôn nhân và gia đình.
|
Đại
diện Sở Tư pháp.
|
03
|
Chuyên đề 3: Các thông tin, bằng chứng
khoa học về những mặt trái, hệ lụy, hậu quả do tảo hôn và hôn nhân cận huyết
thống gây ra.
|
Đại
diện Sở Y tế.
|
04
|
Chuyên đề 4: Một số kinh nghiệm về
kỹ năng tuyên truyền trong vùng đồng bào DTTS.
|
Lãnh
đạo Ban Dân tộc.
|
05
|
Chuyên đề 5: Thảo luận và tổng kết,
đánh giá tình hình tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn tỉnh.
|
Ban
Tổ chức lớp tập huấn.
|
- Thời gian, địa điểm tập huấn: Tổ chức
tại thành phố Bảo Lộc và Đà Lạt; hoàn thành trước ngày 30/7/2019.
b) Trao đổi, học tập kinh nghiệm:
- Nội dung: Tổ chức giao lưu, trao đổi,
học tập kinh nghiệm về triển khai thực hiện các mô hình điểm trên địa bàn tỉnh
trong những năm qua.
- Thành phần: 41 đại biểu; gồm: lãnh đạo
và thư ký Ban Chỉ đạo tỉnh: 02 đại biểu; thành viên Ban Quản lý Đề án 498/CP của
Ban Dân tộc: 03 đại biểu; lãnh đạo 12 Phòng Dân tộc/cơ quan làm công tác dân tộc
của các huyện, thành phố: 12 đại biểu; đại biểu của 08 mô hình điểm: 24 đại biểu.
- Địa điểm: Trường Phổ thông Dân tộc
nội trú Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Liên huyện phía Nam.
- Thời gian: hoàn thành trước ngày
30/10/2019.
5. Hoạt động chỉ đạo, quản lý, kiểm
tra đánh giá, sơ kết (do Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương,
đơn vị có liên quan thực hiện):
a) Thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra,
đôn đốc (theo định kỳ hoặc đột xuất) các trường dân tộc nội trú, UBND các xã đã
được chọn làm mô hình điểm triển khai thực hiện các nội dung tại Kế hoạch này đảm
bảo kịp thời, có hiệu quả thực sự.
b) Tổng hợp báo cáo, tham mưu UBND tỉnh
tổ chức hội nghị sơ kết 05 năm triển khai thực hiện Đề án
“Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS giai
đoạn 2015 - 2020” trên địa bàn toàn tỉnh vào quý IV/2019.
IV. KINH PHÍ THỰC
HIỆN:
Tổng kinh phí thực hiện:
1.714.000.000 đồng (Một tỷ, bảy trăm mười bốn triệu đồng).
Nguồn kinh phí được phân bổ năm 2019
tại Quyết định số 2573/QĐ-UBND ngày 13/12/2018 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc
giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2019 và Thông báo số 3102/TB-STC
ngày 19/12/2018 của Sở Tài chính về dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm
2019.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với
các sở, ngành, địa phương, cơ quan và đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực
hiện nội dung Kế hoạch này đảm bảo kịp thời, có hiệu quả.
2. UBND huyện, thành phố phối hợp chặt
chẽ với Ban Dân tộc triển khai thực hiện Kế hoạch này.
3. Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối
hợp chỉ đạo các trường được chọn Mô hình điểm phối hợp chặt chẽ với Ban Dân tộc
trong việc triển khai thực hiện.
4. Sở Tài chính thẩm định, đề xuất
UBND tỉnh kinh phí thực hiện; hướng dẫn Ban Dân tộc quản lý, triển khai thực hiện
và thanh toán, quyết toán kinh phí thực hiện Đề án theo đúng quy định.
Trong quá trình thực hiện Kế hoạch
này, nếu thấy khó khăn, vướng mắc hoặc có nội dung phát sinh; các sở, ngành, cơ
quan, địa phương và đơn vị có liên quan gửi văn bản về Ban
Dân tộc tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.
DANH SÁCH
05 XÃ LẮP ĐẶT PA NÔ TUYÊN TRUYỀN THEO ĐỀ ÁN "GIẢM
THIỂU TÌNH TRẠNG TẢO HÔN, HÔN NHÂN CẬN HUYẾT THỐNG TRONG VÙNG ĐỒNG BÀO DTTS
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG NĂM 2019
(Kèm theo Quyết định số: 951/QĐ-UBND ngày 04/5/2019 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
TT
|
Đơn
vị hành chính
|
Số hộ
|
Số
khẩu
|
Tỷ lệ
% (DTTS)
|
GHI
CHÚ
|
Tổng số
|
Trong
đó DTTS
|
Tổng số
|
Trong
đó DTTS
|
01
|
Huyện Lạc Dương
|
|
|
|
|
|
|
|
Xã Đinh K’Nớ
|
467
|
403
|
2.078
|
1.963
|
94,47
|
|
02
|
Huyện Đức Trọng
|
|
|
|
|
|
|
|
Xã Tà Hine
|
878
|
674
|
3.464
|
2.689
|
77,63
|
|
03
|
Huyện Đam Rông
|
|
|
|
|
|
|
|
Xã Liêng S' Rônh
|
1.315
|
1.065
|
7.218
|
6.239
|
86,44
|
Đặt
tại thôn Đạ M’Pô
|
04
|
Huyện Di Linh
|
|
|
|
|
|
|
|
Thị trấn Di Linh
|
1.545
|
604
|
5.736
|
2.965
|
51,69
|
Đặt
tại Tổ Dân phố Ka Ming
|
05
|
Huyện Cát Tiên
|
|
|
|
|
|
|
|
Xã Phước Cát II
|
603
|
351
|
2.748
|
1.667
|
60,66
|
|