Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 936/QĐ-TTg 2017 phê duyệt Chương trình mục tiêu Phát triển văn hóa 2016 2020

Số hiệu: 936/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 30/06/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

Dự toán chi gần 7000 tỷ để bảo tồn, phát huy di sản văn hóa

Theo Quyết định 936/QĐ-TTg thì tổng kinh phí thực hiện dự án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa từ năm 2016 đến 2020 là 6.968 tỷ đồng, có thể điều chỉnh tăng thêm đên 8.590 tỷ đồng.

Nguồn kinh phí này nhằm thực hiện những mục tiêu chủ yếu sau:

- Đối với di sản văn hóa phi vật thể:

+ Bảo tồn và phát huy các di sản đã và sẽ được UNESCO ghi danh trong giai đoạn 2016 – 2020;

+ Nghiên cứu hồ sơ để trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới đại diện nhân loại và cần bảo vệ khẩn cấp;

+ Thực hiện các cam kết trong hồ sơ trình UNESCO công nhận di sản;

+ Hỗ trợ phục vụ dựng, bảo tồn lễ hội tiêu biểu của đồng bào, dân tộc thiểu số.

- Hỗ trợ tu bổ, tôn tạo tổng thể cho 20 di tích quốc gia đặc biệt, có giá trị tiêu biểu; chống xuống cấp khoảng 400 di tích cấp quốc gia.

- Bảo tồn làng, bản, buông truyền thống để khai thác và phát triển du lịch văn hóa; bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống của 16 dân tộc thiểu số có số dân dưới 10.000 người.

Quyết định 936/QĐ-TTg có hiệu lực kể từ ngày 30/6/2017.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 936/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN VĂN HÓA GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 1023/NQ-UBTVQH13 ngày 28 tháng 8 năm 2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ về phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình mục tiêu Phát triển văn hóa giai đoạn 2016 - 2020, bao gồm các nội dung chính sau:

1. Tên Chương trình và cơ quan quản lý Chương trình

a) Tên Chương trình: Chương trình mục tiêu Phát triển văn hóa giai đoạn 2016 - 2020 (sau đây viết tắt là Chương trình).

b) Cơ quan quản lý Chương trình: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

2. Mục tiêu của Chương trình

a) Mục tiêu tổng quát

Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa đặc sắc của dân tộc; phát triển các công trình văn hóa hiện đại, có ý nghĩa biểu tượng quốc gia, ý nghĩa chính trị, lịch sử, truyền thống đặc sắc hướng tới mục tiêu chiến lược xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

b) Mục tiêu cụ thể phấn đấu đến năm 2020

- Hỗ trợ tu bổ, tôn tạo tổng thể 20 di sản văn hóa thế giới, di tích quốc gia đặc biệt và một số di tích quốc gia có giá trị tiêu biểu; hỗ trợ đầu tư khu lưu niệm, nhà lưu niệm 05 đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước và lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của dân tộc.

- Htrợ nâng cấp, tu bổ cấp thiết khoảng 400 lượt di tích cấp quốc gia; thực hiện kiểm kê, sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, các lễ hội dân gian tiêu biểu của dân tộc, ưu tiên bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống của 16 dân tộc thiểu số có số dân dưới 10.000 người; bảo tồn 15 làng, bản, buôn truyền thống để khai thác phát triển du lịch văn hóa.

- Htrợ trang thiết bị hoạt động cho 15 trung tâm văn hóa cấp tỉnh, 30 trung tâm văn hóa cấp huyện; hỗ trợ trang thiết bị, sản phẩm văn hóa thông tin cho các đồn Biên phòng và các đội tuyên truyền văn hóa Bộ đội biên phòng để xóa các điểm trắng văn hóa tại vùng biên giới, ven biển, hải đảo; hỗ trợ khôi phục, bảo tồn các làng nghề truyền thống.

- Hỗ trợ trang thiết bị 20 điểm vui chơi giải trí cho trẻ em; cung cấp ấn phẩm văn hóa cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các đội thông tin lưu động cấp huyện khó khăn, các trường phổ thông dân tộc nội trú.

- Hỗ trợ đầu tư xây dựng 03 công trình văn hóa tại địa phương theo Quyết định số 88/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án quy hoạch và kế hoạch nâng cấp, xây mới các công trình văn hóa (nhà hát, rạp chiếu phim, nhà triển lãm văn học nghệ thuật) giai đoạn 2012 - 2020.

- Hỗ trợ trang thiết bị, nâng cấp 20 rạp truyền thống tại địa phương, 60 lượt trang thiết bị hoạt động cho các đoàn nghệ thuật truyền thống.

- Tiếp tục hỗ trợ đầu tư hoàn thành các công trình, dự án dở dang thuộc Chương trình hỗ trợ có mục tiêu và Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn 2011 - 2015.

3. Thời gian và phạm vi, đối tượng của Chương trình

a) Thời gian thực hiện Chương trình: Giai đoạn 2016 - 2020

b) Phạm vi Chương trình: Các Bộ ngành, cơ quan Trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có các dự án thuộc đối tượng đầu tư của Chương trình, trong đó ưu tiên hỗ trợ đầu tư cho các tỉnh khó khăn, không tự cân đối được ngân sách.

c) Đối tượng của Chương trình

- Các di sản văn hóa thế giới, di tích được công nhận di tích quốc gia đặc biệt, di tích cấp quốc gia; khu lưu niệm, nhà lưu niệm các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước; lãnh đạo tiền bối và danh nhân văn hóa tiêu biểu của dân tộc.

- Các di sản văn hóa phi vật thể được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận và một số di sản thuộc danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tiêu biểu.

- Làng, bản, buôn cổ tiêu biểu mang đậm bản sắc của dân tộc ít người.

- Các thiết chế văn hóa cấp tỉnh, cấp huyện; đội tuyên truyền lưu động; các đồn Biên phòng; các cơ sở, điểm vui chơi giải trí cho trẻ em.

- Các rạp biểu diễn nghệ thuật, các đoàn nghệ thuật truyền thống; các đơn vị sự nghiệp văn hóa tại trung ương và địa phương.

4. Tổng kinh phí thực hiện Chương trình

Tổng kinh phí thực hiện Chương trình là 10.620 tỷ đồng (điều chỉnh tăng thêm khi có nguồn nhưng không vượt quá 13.267 tỷ đồng), trong đó:

a) Ngân sách trung ương

- Vốn đầu tư phát triển: 2.217 tỷ đồng (điều chỉnh tăng thêm khi có nguồn nhưng không vượt quá 4.864 tỷ đồng);

- Vốn sự nghiệp: 503 tỷ đồng.

b) Ngân sách địa phương

- Vốn đầu tư phát triển: 3.000 tỷ đồng;

- Vốn sự nghiệp: 1.000 tỷ đồng.

c) Vốn huy động hợp pháp khác

- Vốn ODA: 300 tỷ đồng;

- Vốn tín dụng đầu tư phát triển: 1.600 tỷ đồng;

- Vốn huy động hợp pháp khác: 2.000 tỷ đồng.

5. Các dự án thành phần

a) Dự án 1: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa

- Mục tiêu:

+ Hỗ trợ tu bổ, tôn tạo tổng thể cho 20 di tích quốc gia đặc biệt, một số di tích quốc gia có giá trị tiêu biểu; hỗ trợ chống xuống cấp khoảng 400 di tích cấp quốc gia.

+ Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa phi vật thể đã và sẽ được UNESCO ghi danh trong giai đoạn 2016 - 2020; nghiên cứu lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể để trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới đại diện của nhân loại và cần bảo vệ khẩn cấp; thực hiện các cam kết trong các hồ sơ trình UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới; hỗ trợ phục dựng, bảo tồn lễ hội tiêu biểu của đồng bào dân tộc thiểu số.

+ Bảo tồn làng, bản, buôn truyền thống để khai thác phát triển du lịch văn hóa; bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống của 16 dân tộc thiểu số có số dân dưới 10.000 người.

- Nội dung, nhiệm vụ chủ yếu:

+ Đầu tư tu bổ, tôn tạo tổng thể cho 20 di tích quốc gia đặc biệt, một số di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, danh lam thắng cảnh cấp quốc gia có giá trị tiêu biểu; tiếp tục đầu tư thực hiện các dự án tu bổ di tích dở dang từ Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn 2011 - 2015.

+ Đầu tư tu bổ các di tích cách mạng kháng chiến tiêu biểu, khu căn cứ cách mạng quan trọng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ.

+ Hỗ trợ chống xuống cấp tu bổ cấp thiết khoảng 400 di tích cấp quốc gia. Kinh phí tu bổ, tôn tạo di tích cấp quốc gia chỉ mang tính chất hỗ trợ, cùng với nguồn vốn của địa phương, xã hội hóa để sửa chữa, bảo quản và gia cố các hạng mục nhỏ của di tích bị xuống cấp.

+ Hỗ trợ đầu tư bảo tồn các di tích văn hóa mang tính tôn vinh, có ý nghĩa chính trị; hỗ trợ đầu tư 05 khu lưu niệm, nhà lưu niệm các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước và lãnh đạo tiền bối tiêu biểu.

+ Thực hiện cam kết quốc tế về các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; hỗ trợ thực hiện 80 dự án sưu tầm, bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

+ Xây dựng danh mục kiểm kê quốc gia và thực hiện tổng kiểm kê di sản văn hoá phi vật thể theo địa giới hành chính và theo tộc người; xác định danh mục và tập trung nguồn lực sưu tầm lưu giữ và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể tiêu biểu quốc gia.

+ Bảo tồn và phát huy giá trị các làng, bản, buôn truyền thống tiêu biểu, để kết hợp với phát triển kinh tế du lịch; bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống của 16 dân tộc thiểu số có số dân dưới 10.000 người.

+ Phục dựng, bảo tồn 20 lễ hội tiêu biểu của đồng bào dân tộc thiểu số.

+ Tổ chức các lớp tập huấn, tham quan, khảo sát, nghiên cứu, học tập kinh nghiệm ở trong và ngoài nước về công tác bảo tàng, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích.

- Kinh phí thực hiện:

Kinh phí thực hiện dự án là 6.968 tỷ đồng (điều chỉnh tăng thêm khi có nguồn nhưng không vượt quá 8.590 tỷ đồng), trong đó:

+ Vốn đầu tư phát triển từ NSTW: 1.608 tỷ đồng (điều chỉnh tăng thêm khi có nguồn nhưng không vượt quá 3.230 tỷ đồng);

+ Vốn sự nghiệp từ NSTW: 250 tỷ đồng;

+ Vốn đầu tư phát triển từ NSĐP: 2.000 tỷ đồng;

+ Vốn sự nghiệp từ NSĐP: 510 tỷ đồng;

+ Các nguồn vốn hp pháp khác: 2.600 tỷ đồng.

b) Dự án 2: Tăng cường đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống thiết chế văn hóa

- Mục tiêu:

Hỗ trợ trang thiết bị một số trung tâm văn hóa cấp tỉnh, cấp huyện tại vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo, vùng bãi ngang; hỗ trợ đầu tư khôi phục một số nghề, làng nghề truyền thống; hỗ trợ trang thiết bị tại một số điểm vui chơi giải trí cho trẻ em; hỗ trợ kho sách luân chuyển của thư viện tỉnh.

- Nội dung, nhiệm vụ chủ yếu:

+ Hỗ trợ đầu tư xây dựng một số công trình văn hóa mang tính tôn vinh, có ý nghĩa chính trị được Bộ Chính trị, Ban Bí thư đồng ý chủ trương đầu tư.

+ Hỗ trợ trang thiết bị hoạt động cho 15 trung tâm văn hóa cấp tỉnh.

+ Hỗ trợ trang thiết bị cho 30 trung tâm văn hóa cấp huyện.

+ Khôi phục, gìn giữ và phát huy nghề tranh khắc gỗ, nghề sơn mài truyền thống chất liệu sơn ta.

+ Hỗ trợ kho sách luân chuyển của thư viện tỉnh.

+ Hỗ trợ trang thiết bị, sản phẩm văn hóa thông tin cho các đồn Biên phòng và các đội tuyên truyền văn hóa Bộ đội biên phòng để xóa các điểm trắng văn hóa tại vùng biên giới, ven biển, hải đảo.

+ Hỗ trợ ấn phẩm cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các đội thông tin lưu động cấp huyện khó khăn, các trường phổ thông dân tộc nội trú.

+ Hỗ trợ trang thiết bị 20 điểm vui chơi giải trí cho trẻ em.

+ Xây dựng và dàn dựng các chương trình hoạt động văn hóa cho các đối tượng thiếu nhi. Lồng ghép các hoạt động vui chơi, giải trí, sinh hoạt văn hóa cho thiếu nhi trong thiết chế văn hóa các cấp.

+ Đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ công tác tại trung tâm văn hóa các cấp.

- Kinh phí thực hiện:

Kinh phí thực hiện dự án là 2.157 tỷ đồng (điều chỉnh tăng thêm khi có nguồn nhưng không vượt quá 2.557 tỷ đồng), trong đó:

+ Vốn đầu tư phát triển từ NSTW: 454 tỷ đồng (điều chỉnh tăng thêm khi có nguồn nhưng không vượt quá 854 tỷ đồng);

+ Vốn sự nghiệp từ NSTW: 153 tỷ đồng;

+ Vốn đầu tư phát triển từ NSĐP: 600 tỷ đồng;

+ Vốn sự nghiệp từ NSĐP: 250 tỷ đồng;

+ Các nguồn vốn hợp pháp khác: 700 tỷ đồng.

c) Dự án 3: Phát triển các loại hình nghệ thuật biểu diễn

- Mục tiêu:

+ Hỗ trợ đầu tư xây dựng, nâng cấp và trang thiết bị hoạt động cho các rạp biểu diễn nghệ thuật tại địa phương.

+ Hỗ trợ trang thiết bị hoạt động cho trung tâm biểu diễn nghệ thuật, các đoàn nghệ thuật.

- Nội dung, nhiệm vụ chủ yếu:

+ Hỗ trợ đầu tư xây dựng 03 công trình văn hóa tại địa phương theo Quyết định số 88/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án quy hoạch và kế hoạch nâng cấp, xây mới các công trình văn hóa (nhà hát, rạp chiếu phim, nhà triển lãm văn học nghệ thuật) giai đoạn 2012 - 2020.

+ Hỗ trợ nâng cấp 20 rạp truyền thống tại địa phương.

+ Hỗ trợ 60 lượt trang thiết bị hoạt động cho đoàn nghệ thuật truyền thống.

+ Hỗ trợ đào tạo và đào tạo lại cán bộ, diễn viên theo từng loại hình nghệ thuật, đặc biệt là các nghệ nhân, diễn viên không hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

+ Đào tạo bồi dưỡng lại diễn viên chuyên ngành biểu diễn nghệ thuật.

+ Xây dựng các chương trình nghệ thuật có giá trị theo từng loại hình để chuyển giao cho các đơn vị nghệ thuật tổ chức dàn dựng biểu diễn phục vụ công chúng.

- Kinh phí thực hiện:

Kinh phí thực hiện dự án là 1.495 tỷ đồng (điều chỉnh tăng thêm khi có nguồn nhưng không vượt quá 2.120 tỷ đồng), trong đó:

+ Vốn đầu tư phát triển từ NSTW: 155 tỷ đồng (điều chỉnh tăng thêm khi có nguồn nhưng không vượt quá 780 tỷ đồng);

+ Vốn sự nghiệp từ NSTW: 100 tỷ đồng;

+ Vốn đầu tư phát triển từ NSĐP: 400 tỷ đồng;

+ Vốn sự nghiệp từ NSĐP: 240 tỷ đồng;

+ Các nguồn vốn hợp pháp khác: 600 tỷ đồng.

6. Nhiệm vụ chi của các nguồn vốn và nguyên tắc phân bổ nguồn vốn thực hiện Chương trình

a) Nhiệm vụ chi của các nguồn vốn

- Ngân sách trung ương thực hiện các nội dung, nhiệm vụ sau:

+ Vốn đầu tư phát triển: Thực hiện theo Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020:

∙ Hỗ trợ tu bổ, tôn tạo tổng thể di sản văn hóa thế giới, di tích quốc gia đặc biệt và một số di tích quốc gia có giá trị tiêu biểu;

∙ Hỗ trợ đầu tư một số công trình văn hóa mang tính tôn vinh, có ý nghĩa chính trị; hỗ trợ đầu tư khu lưu niệm, nhà lưu niệm đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước, lãnh đạo tiền bối và danh nhân văn hóa tiêu biểu của dân tộc;

∙ Hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình văn hóa tại địa phương theo Quyết định số 88/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ.

+ Vốn sự nghiệp:

∙ Hỗ trợ chống xuống cấp, tu bổ cấp thiết 400 di tích cấp quốc gia;

∙ Hỗ trợ thực hiện 80 dự án sưu tầm, bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể;

∙ Bảo tồn và phát huy giá trị các làng, bản, buôn truyền thống tiêu biểu để kết hợp với phát triển kinh tế du lịch; bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống của 16 dân tộc thiểu số có số dân dưới 10.000 người; hỗ trợ phục dựng, bảo tồn 20 lễ hội tiêu biểu của đồng bào dân tộc thiểu số;

∙ Hỗ trợ trang thiết bị hoạt động cho 15 Trung tâm văn hóa cấp tỉnh, 30 Trung tâm văn hóa cấp huyện; khôi phục, gìn giữ và phát huy nghề tranh khắc gỗ, nghề sơn mài truyền thống chất liệu sơn ta;

∙ Hỗ trợ trang thiết bị, sản phẩm văn hóa thông tin cho các đồn Biên phòng và các đội tuyên truyền văn hóa Bộ đội biên phòng để xóa các điểm trắng văn hóa tại vùng biên giới, ven biển, hải đảo;

∙ Hỗ trợ cung cấp ấn phẩm cho các các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, đội thông tin lưu động cấp huyện khó khăn, các trường phổ thông dân tộc nội trú;

∙ Htrợ trang thiết bị cho điểm vui chơi giải trí cho trẻ em;

∙ Hỗ trợ đầu tư nâng cấp rạp truyền thống tại địa phương; hỗ trợ trang thiết bị hoạt động cho đoàn nghệ thuật truyền thống.

- Ngân sách địa phương thực hiện các nội dung, nhiệm vụ sau:

+ Vốn đầu tư phát triển:

∙ Kết hợp với ngân sách trung ương để đầu tư tu bổ, tôn tạo tổng thể di sản văn hóa thế giới, di tích quốc gia đặc biệt và một số di tích quốc gia có giá trị tiêu biểu;

∙ Đầu tư khu lưu niệm, nhà lưu niệm các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước, lãnh đạo tiền bối và danh nhân văn hóa tiêu biểu của dân tộc;

∙ Đầu tư xây dựng công trình văn hóa tại địa phương theo Quyết định số 88/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ;

∙ Đầu tư nâng cấp và cung cấp trang thiết bị cho các trung tâm văn hóa cấp tỉnh, cấp huyện;

∙ Đầu tư nâng cấp các nhà triển lãm, rạp chiếu phim, rạp hát phục vụ các loại hình biu diễn nghệ thuật địa phương.

+ Vốn sự nghiệp:

∙ Xây dựng và dàn dựng các chương trình hoạt động văn hóa cho đối tượng thiếu nhi. Lồng ghép các hoạt động vui chơi, giải trí, sinh hoạt văn hóa cho thiếu nhi trong thiết chế văn hóa các cấp;

∙ Đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ công tác tại trung tâm văn hóa các cấp; đào tạo và đào tạo lại cán bộ, diễn viên theo từng loại hình nghệ thuật, đặc biệt là các nghệ nhân, diễn viên không hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đào tạo bồi dưỡng diễn viên chuyên ngành biểu diễn nghệ thuật;

∙ Xây dựng các chương trình nghệ thuật có giá trị theo từng loại hình để chuyển giao cho các đơn vị nghệ thuật tổ chức dàn dựng biểu diễn phục vụ công chúng;

∙ Tổ chức các lớp tập huấn, tham quan, khảo sát, nghiên cứu, học tập kinh nghiệm ở trong và ngoài nước về công tác bảo tàng, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích.

- Vốn ODA, vốn tín dụng đầu tư phát triển và các nguồn vốn huy động khác:

Kết hợp với các nguồn hỗ trợ từ ngân sách trung ương, nguồn cân đối ngân sách địa phương để thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình, trong đó ưu tiên nguồn vốn ODA, vốn tín dụng đầu tư cho công tác bảo tồn di sản văn hóa dân tộc

b) Nguyên tắc phân bổ nguồn vốn ngân sách trung ương

- Vốn đầu tư phát triển: Thực hiện theo Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020.

- Vốn sự nghiệp:

+ Tập trung phân bổ kinh phí cho các nhiệm vụ trọng tâm của từng Dự án; không phân bổ kinh phí phân tán, dàn trải.

+ Ưu tiên phân bổ cho các địa phương tập trung nhiều di tích văn hóa, di sản văn hóa; có tiềm năng phát triển văn hóa cơ sở và các loại hình nghệ thuật truyền thống; các địa bàn miền núi, biên giới, biển đảo; các tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long.

7. Các giải pháp chủ yếu để thực hiện Chương trình

a) Về cơ chế huy động vốn:

- Thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn để triển khai thực hiện Chương trình, bảo đảm huy động đầy đủ, kịp thời theo đúng cơ cấu đã được quy định; tăng cường huy động vốn từ ngân sách địa phương, các nguồn vốn đóng góp hợp pháp của doanh nghiệp và vận động tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

- Tăng cường phối hợp, lồng ghép với các Chương trình khác của các Bộ, ngành trung ương để triển khai thực hiện các dự án tu bổ, tôn tạo di tích và danh lam thắng cảnh có sức thu hút khách tham quan.

- Khuyến khích các nguồn vốn hợp pháp tham gia đầu tư các rạp biểu diễn nghệ thuật và các dịch vụ khác liên quan đến việc phát huy giá trị nghệ thuật truyền thống.

b) Hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách: Phối hợp các Bộ, ngành liên quan xây dựng các văn bản hướng dẫn, đặc biệt các văn bản chính sách về quy định quản lý và sử dụng kinh phí nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện Chương trình.

c) Tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện Chương trình: Chủ chương trình có kế hoạch thường xuyên phối hợp các Bộ, ngành liên quan tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá giám sát việc thực hiện Chương trình tại địa phương.

d) Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn cán bộ làm công tác văn hóa tại địa phương: Tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo cán bộ làm công tác văn hóa, đặc biệt ưu tiên đào tạo nghệ nhân, cán bộ văn hóa xã, cán bộ làm công tác thư viện, quản lý di tích...

đ) Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức cho cán bộ các cấp, người dân trong quá trình tổ chức thực hiện chương trình: Đẩy mạnh hơn nữa cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội đối với sự nghiệp phát triển văn hóa để động viên khuyến khích, thu hút được nhiều nguồn lực cho phát triển văn hóa.

8. Tổ chức thực hiện

a) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm:

- Chủ trì tổ chức triển khai thực hiện Chương trình.

- Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện Chương trình.

- Tổng hợp, xây dựng kế hoạch trung hạn và hằng năm đối với các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp theo quy định của Luật đầu tư công, Luật ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật liên quan.

- Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Chương trình; định kỳ tổ chức sơ kết, tng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình.

- Chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới các chính sách, bảo đảm cho việc thực hiện các mục tiêu đề ra của Chương trình.

- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính trong việc phân bổ nguồn lực, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các dự án thuộc Chương trình.

- Chịu trách nhiệm về việc quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí phần trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình, dự án theo quy định, đảm bảo đúng mục đích, hiệu quả, không thất thoát, lãng phí.

b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm:

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và chủ Chương trình cân đối, bố trí vốn đầu tư phát triển theo kế hoạch trung hạn và hằng năm để thực hiện Chương trình; thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu chính phủ, vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài thuộc Chương trình.

- Phối hợp với chủ Chương trình kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện Chương trình.

c) Bộ Tài chính có trách nhiệm:

- Chủ trì, phối hợp vơi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và chủ Chương trình phân bổ, bố trí vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình

- Hướng dẫn sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình.

- Phối hợp với chủ Chương trình kiểm tra, giám sát, kết quả thực hiện Chương trình.

d) Các Bộ, ngành khác theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc thực hiện Chương trình.

đ) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:

- Chủ trì tổ chức triển khai thực hiện Chương trình tại địa phương.

- Xây dựng mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ của Chương trình theo kế hoạch trung hạn và hằng năm của địa phương gửi chủ Chương trình, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính theo quy định của Luật đầu tư công, Luật ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật liên quan.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan liên quan thẩm định, phê duyệt và bố trí vốn thực hiện các công trình, dự án, hoạt động của Chương trình thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương;

- Chủ động huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện Chương trình.

- Quản lý, đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện các dự án thuộc Chương trình do địa phương quản lý; định kỳ báo cáo chủ Chương trình tiến độ thực hiện Chương trình tại địa phương; tổ chức sơ kết và tổng kết Chương trình ở địa phương theo quy định.

- Chịu trách nhiệm về việc quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình, dự án theo quy định, đảm bảo đúng mục đích, hiệu quả, không thất thoát.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: KTTH, CN, TH, QHĐP, TKBT;
- L
ưu: VT, KGVX (3b).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 936/QĐ-TTg ngày 30/06/2017 phê duyệt Chương trình mục tiêu Phát triển văn hóa giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


8.066

DMCA.com Protection Status
IP: 3.15.31.27
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!