ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
906/QĐ-UBND
|
Bắc
Kạn, ngày 23 tháng 6 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG KHẮC PHỤC HẬU QUẢ CHẤT ĐỘC
HÓA HỌC DO MỸ SỬ DỤNG TRONG CHIẾN TRANH Ở VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN,
GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số:
942/QĐ-UBND ngày 24 tháng 6 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về ban
hành Kế hoạch hành động khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong
chiến tranh ở Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đến năm 2015 và định hướng đến
năm 2020;
Căn cứ Công văn số:
02/CV-BCĐ33 ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Ban Chỉ đạo Quốc gia khắc phục hậu quả
chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam về việc xây dựng kế
hoạch hành động khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến
tranh ở Việt Nam;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số: 758/TTr-LĐTBXH ngày 17 tháng
6 năm 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết
định này Kế hoạch hành động khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng
trong chiến tranh ở Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2016 - 2020.
Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban
nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Thủ trưởng các cơ
quan, tổ chức có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm Duy Hưng
|
KẾ HOẠCH
HÀNH ĐỘNG KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
CHẤT ĐỘC HÓA HỌC DO MỸ SỬ DỤNG TRONG CHIẾN TRANH Ở VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC
KẠN, GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Kèm theo Quyết định số:906/QĐ-UBND ngày 23 tháng 6 năm 2016 của Ủy ban nhân
dân tỉnh)
I. MỘT SỐ THÔNG TIN CHUNG
Tỉnh Bắc Kạn
không phải vùng Mỹ rải chất độc màu da cam/dioxin nên không bị ảnh hưởng chất độc
từ môi trường. Hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt
Nam ảnh hưởng con người trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn chủ yếu là những người trực
tiếp tham gia chiến đấu tại vùng Mỹ rải chất độc hóa học.
Chất độc
màu da cam, không chỉ gây ra hậu quả y học và sinh học lâu dài đối với những
người tham gia trực tiếp trong cuộc chiến tranh chống Mỹ mà còn ảnh hưởng đến
các thế hệ sau của họ. Chiến tranh đã kết thúc hơn 30 năm nhưng những triệu chứng
liên quan tới dioxin vẫn xuất hiện. Trẻ em sinh ra từ các gia đình có người bị
nhiễm độc (thuộc thế hệ thứ 03, thứ 04) vẫn bị các dị dạng, dị tật có thể kết
luận là do ảnh hưởng của dioxin. Chất màu da cam/dioxin đã có ảnh hưởng lớn về
di truyền sinh thái, đặc biệt gây ra tình trạng sảy thai, lưu thai hoặc có con
bị dị dạng, dị tật bẩm sinh như hở hàm ếch, thiếu hoặc thừa ngón chân, ngón
tay, não úng thủy, vô sọ, thoát vị não - màng não, thoát vị tủy - màng tủy...
II. MỤC TIÊU
1. Mục
tiêu chung
Giải quyết
cơ bản hậu quả chất độc hóa học (CĐHH) do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt
Nam đối với nạn nhân CĐHH trên địa bàn toàn tỉnh.
2. Mục
tiêu cụ thể
- 100% người
hoạt động kháng chiến và con, cháu của họ bị nhiễm CĐHH da cam/dioxin có đủ điều
kiện theo quy định của nhà nước, được hưởng trợ cấp theo Pháp lệnh Ưu đãi người
có công với cách mạng.
- 100% người
hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH da cam/dioxin đang ở nhà tạm hoặc nhà ở bị
hư hỏng nặng được hỗ trợ xây mới nhà ở hoặc sửa chữa khung tường hoặc thay mới
mái nhà ở.
- 100% đối
tượng khuyết tật là nạn nhân bị nhiễm CĐHH da cam/dioxin không đủ điều kiện hưởng
trợ cấp theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, có đủ điều kiện theo
quy định của Luật Người khuyết tật được hưởng trợ cấp hàng tháng tại cộng đồng.
- 100% thân nhân của người hoạt động kháng chiến bị
nhiễm CĐHH đủ điều kiện theo quy định được cấp thẻ bảo hiểm y tế.
- Đến năm
2020, có 90% người khuyết tật trong độ tuổi lao động có khả năng lao động được
học nghề và tạo việc làm phù hợp.
- Quản lý
khám, xác nhận và cùng tham gia điều trị những bệnh tật, dị dạng, dị tật... trên cơ thể của con người
có liên quan đến phơi nhiễm với các loại CĐHH do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở
Việt Nam.
- Thực hiện
quản lý thai nghén cho 100% thai phụ của các nạn nhân có liên quan đến CĐHH do
Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam.
III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
1. Quán
triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị số: 43-CT/TW ngày
14 tháng 5 năm 2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tác giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong
chiến tranh ở Việt Nam. Tiếp tục thực hiện tốt các hoạt động tuyên truyền nhằm
nâng cao nhận thức và trách nhiệm của toàn xã hội trong việc tham gia nghiên cứu
và khắc phục hậu quả CĐHH trên địa bàn tỉnh. Xây dựng chuyên mục,
chuyên đề về khắc phục hậu quả CĐHH.
2. Thực hiện
tốt chính sách trợ cấp hàng tháng, chế độ khám chữa bệnh, phục hồi chức năng,
điều dưỡng luân phiên, trợ cấp ưu đãi giáo dục, thăm và tặng quà vào các dịp lễ
tết... đối với người nhiễm CĐHH theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.
3. Tiếp tục
rà soát gia đình người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH đang ở nhà tạm, nhà
bị hư hỏng nặng để hỗ trợ về chính sách nhà ở theo Quyết định số:
22/2013/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ, hỗ trợ người
có công với cách mạng về nhà ở.
4. Thực hiện
tốt chính sách trợ giúp đối với đối tượng khuyết tật là nạn nhân bị nhiễm CĐHH
không đủ điều kiện hưởng trợ cấp theo Pháp lệnh Ưu đãi người
có công, có đủ điều kiện theo quy định của Luật Người khuyết tật được hưởng
trợ cấp hàng tháng tại cộng đồng. Tổ chức thăm hỏi, động viên, trợ cấp đột xuất
cho gia đình nạn nhân CĐHH thuộc diện hộ nghèo gặp hoàn cảnh khó khăn trong cuộc
sống...
5. Mua thẻ
bảo hiểm y tế cho thân nhân hộ gia đình của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm
CĐHH suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
6. Tổ chức
dạy nghề, tạo việc làm phù hợp cho người khuyết tật còn khả năng lao động.
7. Tuân thủ
quy trình xác định nạn nhân nhiễm/phơi nhiễm CĐHH và các tiêu chí xác định bệnh,
tật, dị dạng, dị tật... do nhiễm CĐHH được nhà nước ban hành.
8. Tổng điều
tra số lượng nạn nhân bị nhiễm CĐHH trên địa bàn toàn tỉnh. Xây dựng chương
trình kế hoạch và tổ chức thực hiện việc kiểm tra sức khỏe, bệnh tật, dị dạng,
dị tật., của các nạn nhân CĐHH do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam trên
địa bàn toàn tỉnh.
9. Tăng cường
năng lực, cơ sở vật chất cho các cơ sở bảo trợ xã hội để đảm bảo việc tiếp nhận,
nuôi dưỡng nạn nhân nhiễm CĐHH. Tăng cường năng lực và cơ sở vật chất cho các
cơ sở khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, tư vấn di truyền, chuẩn đoán dị dạng,
dị tật bẩm sinh trước khi sinh... cho các nạn nhân bị phơi nhiễm CĐHH. Đào tạo
và nâng cao năng lực truyền thông, tư vấn sinh sản, di truyền... cho cán bộ y tế
cơ sở.
10. Xây dựng
các mô hình chăm sóc nạn nhân CĐHH do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam tại
cộng đồng. Tổ chức khám, chăm sóc sức khỏe, truyền thông và tư vấn cho các nạn
nhân CĐHH ở các địa phương. Phát triển Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tới
các cơ sở.
11. Vận động
các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia đóng góp, ủng hộ cho các nạn
nhân CĐHH về vật chất, tinh thần để cải thiện đời sống và sức khỏe.
12. Lồng
ghép việc thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này với các chương trình, đề án và kế
hoạch khác của các ngành có liên quan trên địa bàn toàn tỉnh.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Phân công nhiệm vụ
1.1. Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội
- Phối hợp
với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Y tế hoàn chỉnh hồ sơ ra quyết định cho các đối
tượng tham gia kháng chiến và con cháu của họ bị nhiễm CĐHH có đủ điều kiện
theo quy định của nhà nước, được hưởng trợ cấp theo Pháp lệnh Ưu đãi người có
công với cách mạng. Phối hợp với Sở Xây dựng triển khai hỗ trợ về nhà ở cho gia
đình người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH.
- Tổng điều
tra số lượng nạn nhân bị nhiễm CĐHH trên địa bàn toàn tỉnh.
- Hướng dẫn,
tổ chức dạy nghề, hỗ trợ tạo việc làm cho người khuyết tật còn khả năng lao động.
- Chỉ đạo
về chuyên môn (Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thành phố) thực
hiện tốt các chế độ, chính sách đối với các đối tượng khuyết tật là nạn nhân CĐHH
do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam trên địa bàn toàn tỉnh.
- Phối hợp
với Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin xây dựng chuyên trang về nạn nhân chất
độc da cam trên Website của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để thuận tiện
trong việc phát động các phong trào ủng hộ, giúp đỡ các nạn nhân và gia đình.
1.2. Sở Y
tế
- Hướng dẫn
danh mục bệnh, tật và các tiêu chí giúp cho chuẩn đoán bệnh, tật, dị dạng, dị tật...
có liên quan đến CĐHH theo quy định của Bộ Y tế và các Bộ, Ngành liên quan.
- Xây dựng,
triển khai kế hoạch chữa trị, chăm sóc sức khỏe, điều trị bệnh, tật, dị dạng, dị
tật cho các nạn nhân CĐHH. Xây dựng các chương trình phát hiện sớm, tư vấn sinh
sản và phục hồi chức năng cho nạn nhân CĐHH.
- Thực hiện
các quy trình, thủ tục giám định để khám giám định đúng đối tượng, xác định
đúng bệnh, tật và mức độ bệnh, tật theo quy định của pháp luật, đảm bảo công bằng,
chính xác.
- Phối hợp
với Sở, Ngành có liên quan tham mưu cho Hội đồng nhân dân tỉnh bố trí ngân sách
hỗ trợ chế độ bảo hiểm y tế, các hoạt động kiểm tra, khám, chăm sóc sức khỏe,
truyền thông và tư vấn... cho các nạn nhân CĐHH ở các địa phương và kinh phí để
tăng cường năng lực và cơ sở vật chất cho các cơ sở khám, chữa bệnh trong toàn
tỉnh.
1.3. Sở
Khoa học và Công nghệ
- Phối hợp
với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn các cơ quan, tổ chức có điều
kiện thực hiện nghiên cứu khoa học về CĐHH.
- Khuyến
khích các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp lồng ghép việc thực hiện nghiên cứu, ứng
dụng các đề tài khoa học, dự án có hiệu quả gắn với Kế hoạch hành động khắc phục
hậu quả CĐHH do Mỹ sử dụng trong chiến tranh trên địa bàn toàn tỉnh.
1.4. Sở Tư
pháp
Phối hợp với
các Sở, Ngành của tỉnh thực hiện Kế hoạch hành động; tăng cường công tác phổ biến,
hướng dẫn, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội trong việc khắc phục
hậu quả CĐHH.
1.5. Sở
Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì,
phối hợp với Sở, Ban, Ngành của tỉnh tăng cường các hoạt động tuyên truyền,
giáo dục nâng cao nhận thức trách nhiệm của toàn xã hội đối với việc khắc phục
hậu quả CĐHH thông qua các cơ quan thông tin đại chúng.
- Tổ chức
các cuộc thi tìm hiểu về ảnh hưởng của CĐHH đối với nhân dân Việt Nam và cách
khắc phục hậu quả CĐHH.
- Chỉ đạo
xây dựng các chuyên mục, chuyên đề về khắc phục hậu quả CĐHH trong đó đi sâu
tuyên truyền về các điển hình trong công tác khắc phục hậu quả CĐHH và thân
nhân của những người đã hi sinh, nạn nhân bị ảnh hưởng CĐHH; tuyên truyền công
tác xã hội hóa khắc phục hậu quả sau chiến tranh, tôn vinh những anh hùng liệt
sỹ đã hy sinh trong thực hiện nhiệm vụ, những người có công với công tác khắc
phục hậu quả CĐHH.
1.6. Bộ Chỉ
huy Quân sự tỉnh
- Phối hợp
với các đơn vị liên quan thực hiện tốt nội dung Kế hoạch.
- Giải mã
phiên hiệu, ký hiệu, thời gian và địa bàn hoạt động đối với các đối tượng là
quân nhân tham gia thời kỳ kháng chiến chống Mỹ để làm chế độ CĐHH.
- Chỉ đạo
các Ban Chỉ huy Quân sự huyện, thành phố thực hiện tốt chính sách đối với người
có công với cách mạng, đặc biệt là các đối tượng bị nhiễm CĐHH trong kháng chiến
chống Mỹ.
1.7. Ủy
ban nhân dân các huyện, thành phố
- Xây dựng
và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch hành động về khắc phục hậu quả CĐHH đảm
bảo phù hợp với Kế hoạch này cùng với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của
địa phương.
- Lồng
ghép việc thực hiện kế hoạch khắc phục hậu quả CĐHH với các chương trình, đề án
và kế hoạch khác có liên quan; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch.
Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, hằng năm theo quy định.
- Chỉ đạo
Phòng Lao động - Thương binh và xã hội:
+ Rà soát,
hoàn chỉnh hồ sơ ra quyết định hưởng trợ cấp hàng tháng đối với các đối tượng
khuyết tật là nạn nhân bị nhiễm CĐHH có đủ điều kiện theo quy định của Luật Người
khuyết tật được hưởng trợ cấp hàng tháng tại cộng đồng.
+ Phối hợp
với các cơ quan, Ban, Ngành, đoàn thể có liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân
huyện, thành phố xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khắc phục hậu
quả CĐHH tại địa phương mình.
+ Hướng dẫn
Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tổ chức điều tra, thống kê gia đình
người bị nhiễm CĐHH nói riêng, người có công với cách mạng nói chung trên địa
bàn có nhu cầu hỗ trợ nhà ở, báo cáo cấp tỉnh để làm cơ sở lập và có kế hoạch hỗ
trợ kịp thời.
1.8. Hội Nạn
nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh
- Phối hợp
với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai Kế hoạch hành động của tỉnh.
- Tham gia
điều tra, khảo sát hộ gia đình có người nhiễm CĐHH trên toàn tỉnh.
- Trên cơ
sở vận động các nguồn tại trợ, tổ chức thăm hỏi động viên các nạn nhân chất độc
da cam/dioxin.
- Tổ chức
thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ theo quy chế của Hội.
2. Cơ chế tài chính
- Ủy ban
nhân dân tỉnh đảm bảo các nguồn lực cần thiết, vận động sự tham gia đóng góp của
cộng đồng, tạo hành lang pháp lý thuận lợi để thu hút sự tham gia của các cá
nhân, tổ chức trong và ngoài nước tham gia thực hiện Kế hoạch hành động.
- Việc
phân bổ kinh phí cho Kế hoạch hành động được thực hiện theo quy định của Luật
Ngân sách.
3. Chế độ báo cáo
- Các Sở,
Ban, Ngành, đoàn thể, các đơn vị nêu tại Kế hoạch này có trách nhiệm báo cáo
theo định kỳ hằng năm (vào ngày 15 tháng 12) về kết quả thực hiện nhiệm vụ, gửi
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổng hợp các báo cáo về tình hình thực
hiện Kế hoạch hành động của các đơn vị, định kỳ vào ngày 25 tháng 12 hàng năm,
báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
Trên đây
là Kế hoạch hành động khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong
chiến tranh ở Việt Nam của tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016 - 2020./.