ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
888/QĐ-UBND
|
Đồng
Nai, ngày 25 tháng 3 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH ĐỀ ÁN TẬP TRUNG, GIẢI QUYẾT ĐỐI TƯỢNG LANG THANG,
XIN ĂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 68/2008/NĐ-CP
ngày 30/5/2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt
động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội;
Căn cứ Nghị định số
136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội
đối với đối tượng bảo trợ xã hội;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số
29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24/10/2014 của liên Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số
136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai tại Tờ trình số 04/TTr-LĐTBXH
ngày 07 tháng 01 năm 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án tập trung, giải quyết
đối tượng lang thang, xin ăn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định
số 885/QĐ.CT-UBT ngày 27/3/2003 của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai về việc phê duyệt
Đề án giải quyết người lang thang xin ăn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội, Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã
Long Khánh và thành phố Biên Hòa chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Hòa Hiệp
|
ĐỀ ÁN
TẬP TRUNG, GIẢI QUYẾT ĐỐI TƯỢNG LANG THANG,
XIN ĂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 888/QĐ-UBND ngày 25/3/2016 của UBND tỉnh)
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ
1. Căn cứ Luật Người cao tuổi ngày 23/11/2009;
2. Căn cứ Luật Người khuyết tật ngày 17/6/2010;
3. Căn cứ Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày
30/5/2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động
và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội;
4. Căn cứ Nghị định số 81/2012/NĐ-CP ngày
08/10/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ; Thông tư số 07/2009/TT-BLĐTBXH ngày
30/3/2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều
của Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ;
5. Căn cứ Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21
tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối
tượng bảo trợ xã hội;
6. Căn cứ Thông tư Liên tịch số
29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24/10/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 136/2013/NĐ-CP
ngày 21/10/2013 của Chính phủ.
II. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH ĐỀ
ÁN
1. Khái quát tình hình
Đồng Nai là tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam, trong những năm qua, dù chịu ảnh hưởng chung của sự suy thoái kinh tế
toàn cầu nhưng tỉnh đã tập trung quyết liệt trong việc chỉ đạo điều hành và đã
đạt được hầu hết các chỉ tiêu, kế hoạch phát triển của tỉnh hàng năm; đồng thời
giữ vững được an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, chăm lo tốt chính sách
an sinh xã hội và có nhiều chuyển biến tích cực. Bên cạnh những mặt tích cực đạt
được còn một một số hạn chế như tình trạng người lang thang không có nơi cư trú
ổn định, người lang thang xin ăn sinh sống nơi công cộng làm mất mỹ quan đô thị,
trật tự xã hội, là môi trường cho các tệ nạn xã hội nảy sinh làm ảnh hưởng đến
tình hình an ninh trật tự, đồng thời nguy cơ cao về xâm hại đặc biệt là trẻ em,
phụ nữ. Để giải quyết tình trạng người lang thang không có nơi cư trú ổn định,
người lang thang xin ăn sinh sống nơi công cộng ngày 27/3/2003 Chủ tịch UBND tỉnh
Đồng Nai đã ban hành Quyết định số 885/QĐ.CT-UBT về việc phê duyệt “Đề án giải
quyết người lang thang, xin ăn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”.
2. Kết quả thực hiện Đề án giai đoạn
2003 - 2015
a) Kết quả tập trung người lang thang, xin ăn: Từ
khi triển khai thực hiện Đề án đến nay, toàn tỉnh đã tập trung giải quyết 2.297
người lang thang, xin ăn gồm 1.138 nữ, 1.159 nam; trong đó có 921 trẻ em, 127
người tâm thần, 201 người cao tuổi, 1.048 người trong độ tuổi lao động.
b) Kết quả giải quyết sau khi tập trung như sau
- Đối với người lang thang, xin ăn là người
trong tỉnh:
Đã tập trung 248 lượt người, gồm 87 nữ, 161 nam
(trong đó, có 20 trẻ em, 02 người tâm thần và 52 người cao tuổi và 174 người
trong độ tuổi lao động); đã giải quyết 144 người, được gia đình làm đơn bảo
lãnh về địa phương ổn định cuộc sống, 53 người không có người thân nhưng còn
trong độ tuổi lao động, giải quyết cho về tự túc sau khi làm cam kết không tái
diễn lang thang, xin ăn; 06 trường hợp người cao tuổi, người khuyết tật không
xác định được gia đình chuyển các cơ sở bảo trợ xã hội để tiếp tục quản lý,
chăm sóc và nuôi dưỡng, 43 người tự ý trốn khỏi Trung tâm Bảo trợ Huấn nghệ Cô
nhi Biên Hòa, hiện đang quản lý 02 người.
- Đối với người lang thang, xin ăn là người
ngoài tỉnh:
Đã tập trung 853 lượt người (369 nữ, 484 nam),
trong đó có 129 trẻ em, 136 người cao tuổi và 123 người tâm thần, 465 người
trong độ tuổi lao động; đã giải quyết 445 người có gia đình làm đơn bảo lãnh về
địa phương ổn định cuộc sống, 109 người không có người thân nhưng còn trong độ
tuổi lao động cho về tự túc sau khi làm cam kết không tái diễn lang thang, xin
ăn; chuyển 121 trường hợp là trẻ lang thang, người khuyết tật, người tâm thần,
người cao tuổi không xác định nhân thân vào các cơ sở bảo trợ xã hội trong tỉnh
để tiếp tục quản lý và chăm sóc nuôi dưỡng, 159 trường hợp tự ý trốn khỏi Trung
tâm Bảo trợ Huấn nghệ Cô nhi Biên Hòa, 07 trường hợp tử vong do bệnh, hiện đang
quản lý 12 người.
- Đối với người lang thang, xin ăn là người có
quốc tịch nước ngoài:
+ Người có quốc tịch Campuchia: Đã tập trung
1.193 lượt người (682 nữ, 511 nam). Đã tổ chức bàn giao Vương quốc Campuchia
qua cửa khẩu Mộc Bài: 854 trường hợp (trong đó có 668 trẻ em); phối hợp Trung
tâm Hỗ trợ Xã hội trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ
Chí Minh để bàn giao Vương quốc Campuchia 75 trường hợp; 264 trường hợp tự ý trốn
khỏi Trung tâm Bảo trợ Huấn nghệ Cô nhi Biên Hòa.
+ Người có quốc tịch Trung Quốc: Có 03
trường hợp là người Trung Quốc, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với
Sở Ngoại vụ, Công an tỉnh liên hệ Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Thành phố Hồ
Chí Minh để xác minh nhân thân, hiện đã bàn giao 03 trường hợp trên cho gia
đình bảo lãnh về nước.
- Hiện nay, số đối tượng còn lại Phòng Hỗ trợ xã
hội ban đầu - Trung tâm Bảo trợ Huấn nghệ Cô nhi Biên Hòa tiếp tục quản lý và
xác minh nhân thân.
c) Những thuận lợi, khó khăn và hạn chế
- Thuận lợi:
+ Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ
đạo sâu sát của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa
các ngành, các cấp cùng với sự tham gia và hưởng ứng tích cực của các hội, đoàn
thể, tổ chức xã hội, cộng đồng trong việc tuyên truyền tập trung người lang
thang, ăn xin.
+ Việc thực hiện đồng bộ các
chính sách an sinh xã hội đã góp phần giúp những người có hoàn cảnh khó khăn có
điều kiện ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng và góp phần làm giảm số lượng
người lang thang, xin ăn trên địa bàn.
- Khó khăn, hạn chế
+ Đồng Nai là tỉnh có nhiều khu
công nghiệp, có địa bàn giáp ranh Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu, tình trạng người nhập cư cao, trong đó có tình trạng người
lang thang, xin ăn dẫn đến khó kiểm soát, quản lý.
+ Một số địa phương chưa quan
tâm đúng mức và chưa có biện pháp giải quyết xử lý kịp thời các đối tượng người
lang thang, xin ăn.
+ Đối tượng lang thang, ăn xin
thường tập trung nhiều vào các ngày lễ lớn, ngày Tết…, chủ yếu ở các chùa, các
chợ phần đông là người cao tuổi, trẻ em và một số người trong độ tuổi lao động
nhưng sức khỏe yếu, không có nghề nghiệp, lười lao động và học tập chỉ muốn đi
xin ăn, xem xin ăn là một nghề để kiếm sống. Do đó, sau khi tập trung, giải quyết
đưa về địa phương, số người tái phạm từ 02 đến 03 lần còn nhiều, đây là một
trong những vấn đề khó xử lý trong công tác giải quyết người lang thang, ăn
xin.
+ Hiện nay, một số nội dung trong Đề án không
còn phù hợp với tình hình thực tế như: Quy trình, tập trung và xử lý người lang
thang, xin ăn và kinh phí quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng đối tượng theo quy định
của Đề án kèm theo Quyết định số 885/QĐ.CT-UBT ngày 27/3/2003 của Chủ tịch UBND
tỉnh Đồng Nai.
Từ những khó khăn, hạn chế nêu trên trên, để
không còn tình trạng người lang thang, xin ăn trên địa bàn tỉnh cần thiết phải
xây dựng mới Đề án tập trung, giải quyết người lang thang xin ăn trên địa bàn tỉnh
thay thế Đề án đính kèm Quyết định số 885/QĐ.CT-UBT ngày 27/3/2003 của Chủ tịch
UBND tỉnh Đồng Nai.
III. NỘI DUNG ĐỀ ÁN
1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
a) Phạm vi điều chỉnh: Đề án này quy định việc tập
trung, quản lý và nuôi dưỡng tạm thời người lang thang, xin ăn; phân loại, giải
quyết người lang thang, xin ăn sau khi tập trung trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
b) Đối tượng áp dụng:
- Người lang thang xin ăn, người kết hợp công việc
khác với việc xin ăn.
- Người tâm thần lang thang không xác định được
thân nhân.
- Người dẫn dắt hoặc mang theo trẻ em; dẫn dắt
người khuyết tật, bệnh tật, người cao tuổi để bán hàng rong hoặc lợi dụng để
xin ăn.
- Các đối tượng xã hội khác sống lang thang
không có nơi cư trú ổn định.
2. Mục tiêu
a) Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ của các cấp, các
ngành trong việc giải quyết tình trạng người lang thang, xin ăn trên địa bàn,
góp phần đảm bảo an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội và mỹ quan đô thị của tỉnh.
Có giải pháp tích cực để đưa người lang thang, xin ăn về lại địa phương, hòa nhập
cộng đồng và hạn chế tình trạng tái diễn lang thang, xin ăn.
b) Tập trung, giải quyết kịp thời người lang
thang, xin ăn; hạn chế mức thấp nhất tình trạng người lang thang, xin ăn trên địa
bàn tỉnh.
3. Quy trình tập trung, giải quyết
a) Quy trình tập trung đối tượng
- UBND xã, phường, thị trấn phối hợp Phòng Lao động
- Thương binh và Xã hội tổ chức tập trung đối tượng là người lang thang, xin ăn
và lập hồ sơ ban đầu của đối tượng gồm:
+ Biên bản ghi nhận tiếp xúc ban đầu người lang
thang, xin ăn của xã, phường, thị trấn nơi tập trung đối tượng.
+ Danh sách trích ngang đối tượng.
+ Biên bản bàn giao đối tượng của Phòng Lao động
- Thương binh và Xã hội bàn giao cho Phòng Hỗ trợ Xã hội ban đầu trực thuộc
Trung tâm Bảo trợ Huấn nghệ Cô nhi Biên Hòa (gọi tắt Trung tâm).
- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp
UBND xã, phường, thị trấn tổ chức đưa đối tượng (kèm theo hồ sơ đối tượng theo
quy định) bàn giao cho Trung tâm.
b) Quy trình giải quyết sau tập trung
- Sau khi tiếp nhận đối tượng do Phòng Lao động
- Thương binh và Xã hội bàn giao, Trung tâm có trách nhiệm lập hồ sơ quản lý, mỗi
đối tượng gồm một túi đựng hồ sơ, trường hợp đối tượng đi chung cả gia đình thì
lập chung một túi lưu hồ sơ để thuận tiện cho việc theo dõi và giải quyết hòa
nhập.
- Trung tâm có văn bản đề nghị và danh sách đối
tượng gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để ra quyết định tiếp nhận tạm thời
vào Trung tâm.
- Phân loại và giải quyết đối tượng sau khi tập
trung theo các giải pháp đã đề ra.
- Hồ sơ quản lý cá nhân, hộ gia đình người lang
thang, xin ăn gồm có:
+ Biên bản ghi nhận tiếp xúc người lang thang,
xin ăn của xã, phường, thị trấn nơi tập trung đối tượng.
+ Danh sách trích ngang đối tượng.
+ Biên bản bàn giao đối tượng của Phòng Lao động
- Thương binh và Xã hội bàn giao cho Trung tâm.
+ Hình toàn thân của cá nhân, gia đình để lưu hồ
sơ.
+ Quyết định tiếp nhận tạm thời của Giám đốc Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội.
+ Quyết định giải quyết hòa nhập của Trung tâm.
+ Quyết định tiếp nhận vào các cơ sở bảo trợ xã
hội của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (trường hợp người cao tuổi,
tâm thần, trẻ em, người không còn khả năng lao động không xác định được thân
nhân).
4. Thẩm quyền tiếp nhận đối tượng vào Trung
tâm và thẩm quyền giải quyết cho đối tượng ra khỏi Trung tâm
Thực hiện theo quy định tại Điều 24 Nghị định số
68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập,
tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội.
a) Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
ra quyết định tiếp nhận đối tượng tạm thời vào Trung tâm.
b) Giám đốc Trung tâm ra quyết định giải quyết
hòa nhập cộng đồng, cắt giảm đối tượng.
5. Giải pháp thực hiện
a) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp
luật
- Thông tin, tuyên truyền thường xuyên và liên tục
về chủ trương của tỉnh Đồng Nai về mục đích tập trung người lang thang, xin ăn;
gắn mục tiêu giải quyết người lang thang, xin ăn với cuộc vận động xây dựng khu
phố, ấp văn hóa, gia đình văn hóa của tỉnh, trách nhiệm của các cấp chính quyền
trong việc ngăn ngừa giải quyết tình trạng lang thang xin ăn trên địa bàn.
- Tổ chức tuyên truyền trong cộng đồng trên các
phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền bằng pa nô, áp phích về tác hại của
hành vi lang thang, xin ăn ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị và trật tự an toàn xã hội;
môi trường có nguy cơ cao bị trấn lột, xâm hại thân thể.
- Làm tốt công tác giáo dục tư tưởng cho đối tượng
lang thang, xin ăn, để họ hiểu biết chủ trương của tỉnh, của địa phương, từ đó
có nhận thức đúng không đi lang thang, xin ăn; tham gia lao động sản xuất để có
thu nhập ổn định, góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp và giữ vững an ninh trật
tự.
b) Lồng ghép, giải quyết tốt các chính sách an
sinh xã hội nhằm giảm thiểu tình trạng người đi lang thang, xin ăn
- Trường hợp người lang thang, xin ăn là người
cao tuổi, người khuyết tật đặc biệt nặng, trẻ em, người không còn khả năng lao
động mà không xác định được thân nhân, thì sau khi tập trung sẽ tiến hành lập hồ
sơ đưa vào quản lý và chăm sóc, nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội.
- Trường hợp người lang thang, xin ăn là người của
tỉnh Đồng Nai, giao UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên
Hòa tạo điều kiện để đối tượng có việc làm, ổn định cuộc sống và cam kết không
tái diễn tình trạng lang thang xin ăn.
c) Phối hợp trong công tác quản lý và giải quyết
tập trung người lang thang xin ăn trên địa bàn tỉnh
- Trường hợp người lang thang, xin ăn là người
ngoài tỉnh, sau khi xác định được thân nhân, địa chỉ cư trú. Trung tâm lập danh
sách báo cáo Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có công văn gửi Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh phối hợp bảo lãnh đối tượng về nơi cư
trú.
- Trường hợp người lang thang, xin ăn là người
nước ngoài, sau khi tập trung, lập hồ sơ ban đầu, Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội phối hợp Sở Ngoại vụ, Công an tỉnh liên hệ Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí
Minh có Công hàm thông báo cho Tổng Lãnh sự quán các nước có công dân là đối tượng
lang thang, xin ăn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, để bảo lãnh theo quy định.
- Trường hợp người lang thang, xin ăn trong độ
tuổi lao động nhưng không xác định được thân nhân, địa chỉ; tổ chức tư vấn cho
đối tượng những tác hại của việc lang thang, xin ăn gây ảnh hưởng đến mỹ quan
đô thị và là môi trường phát sinh các tệ nạn xã hội, hết thời gian tập trung
theo quy định (không quá 03 tháng) Trung tâm hướng dẫn đối tượng làm cam kết
không tái lang thang và giải quyết cho đối tượng hòa nhập cộng đồng tự túc.
- Thường xuyên kiểm tra và tập trung người lang
thang không có nơi cư trú ổn định, người lang thang xin ăn, người tâm thần lang
thang trên địa bàn tỉnh đưa vào Phòng Hỗ trợ xã hội ban đầu - Trung tâm Bảo trợ
Huấn nghệ Cô nhi Biên Hòa để lập hồ sơ quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng và giải quyết
hồi gia hòa nhập cộng đồng theo quy định.
- Tăng cường công tác phối hợp trong việc tập
trung người lang thang, xin ăn giữa UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành
phố Biên Hòa.
d) Tăng cường công tác quản lý nhân khẩu, đăng
ký hộ khẩu trên địa bàn.
6. Cơ sở vật chất và nhân sự thực hiện
a) Cơ sở vật chất
Trước mắt, tiếp tục sử dụng Phòng Hỗ trợ xã hội
ban đầu - Trung tâm Bảo trợ Huấn nghệ Cô nhi Biên Hòa (nơi tiếp nhận người lang
thang, xin ăn của Đề án 885) để làm nơi tiếp nhận, phân loại, quản lý và chăm
sóc người lang thang, xin ăn. Lâu dài, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
tham mưu UBND tỉnh Đề án quy hoạch lại các cơ sở bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh,
trong đó đề xuất bố trí lại cơ sở vật chất thực hiện Đề án tập trung người lang
thang, xin ăn. Đầu tư cơ sở dạy nghề và tạo việc làm cho người lang thang, xin
ăn trong độ tuổi lao động, còn khả năng lao động.
b) Nhân sự thực hiện
- Củng cố lại Phòng Hỗ trợ xã hội ban đầu trực
thuộc Trung tâm Bảo trợ Huấn nghệ Cô nhi Biên Hòa thực hiện theo Đề án giải quyết
người lang thang được thành lập từ năm 2003 được giao chỉ tiêu là 05 biên chế.
Trường hợp đối tượng tập trung đông, hợp đồng tăng cường thêm nhân viên bảo vệ,
nhân viên chăm sóc phục vụ, người nấu ăn cho đối tượng, đảm bảo chăm sóc đối tượng
và an toàn, an ninh trật tự.
- Xây dựng lại quy chế hoạt động của Trung tâm,
quy định chức năng, nhiệm vụ của Phòng Hỗ trợ xã hội ban đầu.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Kinh phí thực hiện Đề án từ nguồn ngân sách
Nhà nước được phân cấp quản lý theo quy định hiện hành.
2. Giao Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội phối hợp Sở Tài chính xây dựng các nội dung chi, định mức chi và
hướng dẫn thực hiện theo quy định.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
a) Tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh thành lập Ban Chỉ
đạo thực hiện Đề án; là cơ quan Thường trực, phối hợp các sở, ban, ngành liên
quan triển khai thực hiện Đề án giải quyết tập trung người lang thang, xin ăn
trên địa bàn tỉnh.
b) Phối hợp Sở Nội vụ ban hành Quy chế hoạt động
Trung tâm Bảo trợ Huấn nghệ Cô nhi Biên Hòa, bổ sung chức năng nhiệm vụ của
Phòng Hỗ trợ xã hội ban đầu.
c) Phối hợp các sở, ban, ngành liên quan, Sở Ngoại
vụ Thành phố Hồ Chí Minh để làm việc với Lãnh sự quán các nước tổ chức đưa người
lang thang, xin ăn, là người nước ngoài hồi hương.
d) Phối hợp Sở Tài chính căn cứ các quy định hiện
hành xây dựng văn bản liên sở hướng dẫn thực hiện kinh phí Đề án.
e) Chỉ đạo Trung tâm Bảo trợ Huấn nghệ Cô nhi
Biên Hòa
- Tiếp nhận đối tượng vào Trung tâm theo đúng
quy định; tiến hành phân loại và giải quyết hòa nhập cho đối tượng theo các giải
pháp đã đề ra; bố trí kinh phí, tổ chức nơi ăn, ở cho đối tượng, xây dựng nội
quy sinh hoạt cho đối tượng.
- Phối hợp Công an địa phương làm công tác bảo vệ
an ninh trật tự trong thời gian tiếp nhận, quản lý và chăm sóc đối tượng tại
Trung tâm; liên hệ các địa phương có người lang thang, xin ăn để chuyển giao số
đối tượng về lại nơi cư trú.
2. Công an tỉnh
a) Chỉ đạo và hướng dẫn Công an các huyện, thị
xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa phối hợp Phòng Lao động - Thương binh và Xã
hội trong việc tập trung người lang thang, xin ăn. Chỉ đạo Công an các huyện,
thị xã, thành phố tăng cường công tác quản lý nhân khẩu, đăng ký hộ khẩu trên địa
bàn. Tổ chức điều tra, triệt phá các băng nhóm, cá nhân tổ chức chăn dắt người
lang thang xin ăn.
b) Làm việc với cơ quan an ninh, biên phòng thực
hiện thủ tục hành chính bàn giao đối tượng là người nước ngoài cư trú trái phép
(nếu có).
c) Hỗ trợ giải quyết kịp thời cho Trung tâm Bảo
trợ Huấn nghệ Cô nhi Biên Hòa khi xảy ra các vụ việc về an ninh trật tự.
3. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
Chỉ đạo và hướng dẫn Ban Chỉ huy Quân sự các huyện,
thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa chỉ đạo Ban Chỉ huy Quân sự các xã, phường,
thị trấn cử lực lượng dân quân, phối hợp hỗ trợ các ngành chức năng của địa
phương trong việc thực hiện kế hoạch tập trung người lang thang xin ăn.
4. Sở Tài chính
a) Phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội,
thẩm định và tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Đề án cho các cơ
quan, đơn vị được giao nhiệm vụ tập trung người lang thang, xin ăn. Hướng dẫn
các đơn vị quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí theo quy định hiện hành.
b) Phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
xây dựng văn bản hướng dẫn liên sở hướng dẫn thực hiện kinh phí Đề án.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội tỉnh tham mưu UBND tỉnh cân đối, bổ sung kinh phí thực hiện Đề án tập
trung người lang thang, xin ăn theo quy định.
6. Sở Ngoại vụ
Thông báo Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh biết
việc có công dân nước ngoài là đối tượng lang thang xin ăn trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai và đề nghị Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh có Công hàm gửi cho Tổng Lãnh
sự quán các nước có công dân là đối tượng lang thang xin ăn trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai; phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội lập các thủ tục đưa người nước
ngoài hồi hương theo quy định.
7. Sở Y tế
a) Phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
hỗ trợ khám, chữa bệnh và phân loại sức khỏe cho các đối tượng khi mới tiếp nhận
vào Phòng Hỗ trợ xã hội ban đầu.
b) Chỉ đạo các cơ sở y tế, tiếp nhận, khám và điều
trị các đối tượng là người lang thang tập trung được cơ quan chức năng chuyển đến.
8. Sở Nội vụ
Phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban
hành Quy chế hoạt động của Trung tâm Bảo trợ Huấn nghệ Cô nhi Biên Hòa.
9. Sở Giáo dục và Đào tạo
Tuyên truyền trong các cơ sở giáo dục, các trường
học chủ trương tập trung người lang thang, xin ăn của tỉnh, vận động học sinh,
sinh viên không cho tiền trực tiếp người lang thang xin ăn.
10. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
a) Chỉ đạo và hướng dẫn các đơn vị kinh doanh dịch
vụ du lịch, các điểm du lịch khi phát hiện các trường hợp xin ăn hoặc biến tướng
cần thông tin, phối hợp với chính quyền địa phương ngăn chặn, không để xảy ra
tình trạng người lang thang, xin ăn làm ảnh hưởng đến hình ảnh điểm du lịch.
b) Tuyên truyền bằng nhiều hình thức tại các điểm
du lịch các điểm tập trung nhiều người lang thang, xin ăn về hình ảnh không tốt
của hành vi lang thang, xin ăn; chủ trương của tỉnh để mọi người dân hiểu và tạo
sự đồng thuận cao của người dân.
11. Sở Thông tin và Truyền Thông
Phối hợp, định hướng các cơ quan báo, đài thực
hiện công tác tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng.
12. Sở Tư pháp
Phối hợp các sở, ban, ngành hướng
dẫn các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa thực hiện tốt công tác
tuyên truyền chủ trương của tỉnh việc thực hiện tập trung giải quyết người lang
thang, xin ăn. Hỗ trợ tư vấn trợ giúp pháp lý cho người lang thang, xin ăn
trong tỉnh khi có nhu cầu cần thiết.
13. Ban Tôn giáo tỉnh
Hướng dẫn, vận động chức sắc,
người đứng đầu các cơ sở tôn giáo trên địa bàn tỉnh, phổ biến đến các tín đồ mục
đích, ý nghĩa chủ trương của UBND tỉnh về tập trung giải quyết người lang
thang, xin ăn nhằm giúp người lang thang, xin ăn có cuộc sống bền vững và ổn định.
Vận động tín đồ, giáo dân không cho tiền trực tiếp người lang thang xin ăn.
14. Ban Dân tộc tỉnh
Phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
trong quá trình giải quyết tập trung đối tượng lang thang, xin ăn là người dân
tộc.
15. Đài Phát thanh Truyền hình Đồng Nai, Báo
Đồng Nai, Báo Lao động Đồng Nai
a) Xây dựng chương trình tuyên truyền thường kỳ;
phối hợp các đơn vị liên quan, xây dựng các phóng sự, tin bài tuyên truyền về
chủ trương tập trung người lang thang, xin ăn của tỉnh, tạo sự đồng thuận trong
Nhân dân hưởng ứng chủ trương của tỉnh.
b) Tuyên truyền để người dân hiểu, mục đích của
chủ trương giải quyết vấn đề lang thang, xin ăn của tỉnh là hỗ trợ lâu dài, bền
vững đối với bản thân người lang thang, xin ăn, nhằm giúp ổn định cuộc sống, đảm
bảo nhân quyền và mang tính nhân văn cao.
16. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam
tỉnh Đồng Nai, Tỉnh đoàn Đồng Nai, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh
a) Đẩy mạnh công tác vận động hội, đoàn viên và
Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của tỉnh về ngăn chặn, tập trung, giải
quyết người lang thang, xin ăn; gắn mục tiêu giải quyết người lang thang, xin
ăn tại địa bàn khu dân cư với việc thực hiện các tiêu chí xây dựng ấp, khu phố
văn hóa, gia đình văn hóa của tỉnh.
b) Vận động người dân phát hiện người lang thang
xin ăn trên địa bàn, báo cho ngành chức năng tập trung giải quyết và không cho
tiền người lang thang xin ăn, thể hiện nhân đạo bằng cách ủng hộ trực tiếp các
hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn hoặc các tổ chức, đơn vị có chức
năng làm công tác từ thiện - xã hội để hỗ trợ các đối tượng xã hội.
17. Nhà Thiếu nhi tỉnh
Phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong
việc tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho các đối tượng là trẻ em lang
thang, xin ăn tập trung tại các cơ sở; tổ chức các hoạt động nhằm tuyên truyền
những nguy cơ bị xâm hại, bị bóc lột sức lao động và những tác hại xấu đến đối
tượng lang thang, xin ăn là trẻ em.
18. UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành
phố Biên Hòa
a) Chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội
phối hợp các phòng, ban liên quan, tham mưu UBND huyện, thị xã và thành phố kế
hoạch tập trung người lang thang, xin ăn và triển khai thực hiện có hiệu quả kế
hoạch của địa phương.
b) Có trách nhiệm giải quyết, quản lý người lang
thang xin ăn có hộ khẩu của UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên
Hòa sau khi được hồi gia về địa phương; giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để đối
tượng ổn định cuộc sống, cam kết không tái lang thang, xin ăn; giáo dục và có
biện pháp xử lý những trường hợp người lang thang, xin ăn tái phạm nhiều lần.
c) Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn triển
khai, thực hiện tốt kế hoạch tập trung người lang thang, xin ăn đảm bảo không để
xảy ra có đối tượng lang thang, xin ăn trên địa bàn.
d) Chỉ đạo các phòng, ban liên quan phối hợp, hỗ
trợ UBND các xã, phường, thị trấn trong các đợt tập trung người lang thang, xin
ăn.
đ) Chỉ đạo Đài Truyền thanh (hệ thống phát thanh
cấp huyện, xã) trong công tác tuyên truyền trên phương tiện đại chúng về chủ
trương, mục đích của việc tập trung giải quyết người lang thang, xin ăn.
Trên đây là Đề án tập trung, giải quyết người
lang thang, xin ăn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai./.