ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số:
77/2006/QĐ-UBND
|
Phan
Thiết, ngày 26 tháng 9 năm 2006
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HÓA HOẠT ĐỘNG VĂN
HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN ĐẾN NĂM 2010
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã
hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao;
Căn cứ Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25/5/2006 của Chính phủ về chính sách
khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập;
Căn cứ Quyết định số 61/2005/QĐ-BVHTT ngày 04/11/2005 của Bộ Văn hóa - Thông
tin về việc ban hành Đề án Quy hoạch phát triển xã hội hóa hoạt động văn hóa đến
năm 2010;
Theo đề nghị của Sở Văn hóa - Thông tin tại Văn bản số 916/VHTT-NV ngày
12/9/2006,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án Phát triển xã hội
hóa hoạt động văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đến năm 2010.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa - Thông
tin, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND
các huyện, thị xã, thành phố căn cứ Quyết định thi hành./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Huỳnh Tấn Thành
|
ĐỀ ÁN
PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HÓA HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
BÌNH THUẬN ĐẾN NĂM 2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số 77/2006/QĐ-UBND ngày 26 tháng 9 năm 2006 của
UBND tỉnh)
Phần I
KẾT QUẢ THỰC HIỆN XÃ HỘI
HÓA HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA
Thực hiện chủ trương của Chính
phủ, trong những năm qua, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo Sở Văn hóa - Thông
tin, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch triển khai
tổ chức thực hiện công tác xã hội hóa hoạt động văn hóa, đạt được những kết quả
bước đầu như sau:
I. KẾT QUẢ THỰC
HIỆN XÃ HỘI HÓA HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TRÊN MỘT SỐ LĨNH VỰC CHỦ YẾU:
Thực hiện công tác xã hội hóa hoạt
động văn hóa, tỉnh Bình Thuận đã huy động các nguồn lực trong nhân dân hàng
trăm tỷ đồng, góp phần thiết thực tổ chức nhiều loại hình hoạt động văn hóa -
văn nghệ lành mạnh dưới nhiều hình thức, quy mô và cấp độ khác nhau, từng bước
đáp ứng nhu cầu chính đáng, đa dạng của nhân dân địa phương. Tuy chưa thật sự
trở thành một phong trào rầm rộ, nhưng việc xã hội hóa các hoạt động văn hóa đã
góp phần kích thích sự phát triển lành mạnh, đúng hướng của nhiều loại hình hoạt
động văn hóa nghệ thuật ở Bình Thuận trong thời gian qua, đem lại hiệu quả xã hội
khá tốt, tạo được sự đồng tình và nhất trí cao giữa Nhà nước và nhân dân.
1. Trên lĩnh vực bảo tồn, bảo tàng:
Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng
300 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 24 di tích đã được Bộ Văn hóa - Thông
tin cấp bằng công nhận di tích lịch sử - văn hóa quốc gia và 03 di tích được
UBND tỉnh xếp hạng di tích cấp tỉnh. Thực hiện chủ trương xã hội hóa, trong những
năm qua, nhiều đơn vị, tổ chức và cá nhân trong tỉnh đã hiến tặng và trao đổi với
Bảo tàng tỉnh hàng ngàn hiện vật có giá trị về nhiều mặt, bao gồm nhiều chủng
loại khác nhau. Đối với việc trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, chỉ
tính riêng di tích Dinh Thầy Thím (xã Tân Tiến - thị xã La Gi), hàng năm Ban Quản
lý Dinh đã thu được từ 500 đến 800 triệu đồng. Ban Quản lý Dinh đã đầu tư trên
2,5 tỷ đồng để làm đường nhựa vào Dinh và sửa chữa Chánh điện, nhà Tiền hiền, Hậu
hiền và nhà Võ Ca, tạo bộ mặt khang trang cho di tích để phục vụ tốt nhu cầu
tham quan, thăm viếng của du khách.
Nhân dân các khu phố Xuân An,
Xuân Hội, thôn Bình Lễ (thị trấn Chợ Lầu, xã Phan Rí Thành, huyện Bắc Bình),
Phú Hội (xã Hàm Hiệp, huyện Hàm Thuận Bắc), xã Bình Thạnh (huyện Tuy Phong) đã
đóng góp hàng trăm triệu đồng để cùng Nhà nước chống xuống cấp các di tích Đình
Xuân An, Xuân Hội, Đông An, Phú Hội, Bình An. Một số xã khác trong tỉnh cũng đã
đóng góp kinh phí và ngày công lao động cùng Nhà nước làm bia ghi danh anh hùng
liệt sĩ ở địa phương, thiết thực giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.
2. Trên lĩnh vực xây dựng đời sống
văn hóa ở cơ sở:
Phong trào “Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa” đã trở thành một cuộc vận động cách mạng được đông đảo
cán bộ, nhân dân đồng tình và hưởng ứng mạnh mẽ. Tính đến cuối năm 2005, toàn tỉnh
đã có 534/649 điểm đang trong quá trình xây dựng Thôn - Khu phố văn hóa với quy
mô khá đa dạng, góp phần thiết thực tạo ra chuyển biến rõ nét trên tất cả các
lĩnh vực của đời sống xã hội ở nông thôn cũng như ở thành thị, ở miền núi, vùng
cao, hải đảo cũng như ở đồng bằng.
Tuy mức độ đóng góp dưới hình thức
xã hội hóa của các Thôn - Khu phố văn hóa trong tỉnh không giống nhau nhưng nét
nổi bật là hầu hết nhân dân trong các Thôn - Khu phố văn hóa đều tự nguyện đóng
góp sức người, sức của tham gia xây dựng cộng đồng nơi mình cư trú, tạo sự chuyển
biến khá toàn diện về mọi mặt. Tính từ khi phát động (10/1996) đến nay, phong
trào đã huy động sự đóng góp của nhân dân lên đến hàng chục tỷ đồng.
Mặt khác, hoạt động xã hội hóa
đã tác động tích cực đến việc hình thành các “Sân chơi văn hóa” một cách tự
giác, hơn 30 tụ điểm ca nhạc “Hát với nhau” khắp nơi trong tỉnh với số vốn đầu
tư bình quân cho mỗi tụ điểm là hàng chục triệu đồng trở lên. Trong đó ở thị xã
La Gi có hơn 10 tụ điểm; đặc biệt có một hộ tư nhân đã đầu tư gần 01 tỷ đồng để
xây dựng điểm cà phê - ca nhạc với cơ sở khang trang, trang thiết bị âm thanh,
ánh sáng khá hiện đại phục vụ tốt nhu cầu ca hát lành mạnh của thanh niên địa
phương (mỗi tuần từ 03 - 05 đêm). Ở Thôn văn hóa Bình Lễ (xã Phan Rí Thành, huyện
Bắc Bình) một hộ tư nhân đã đầu tư 600 triệu đồng để xây dựng tụ điểm Câu lạc bộ
“Hát với nhau”, thu hút đông đảo thanh niên của 02 huyện Bắc Bình và Tuy Phong
đến tham gia sinh hoạt.
Hoạt động “Hát với nhau” do
Trung tâm VHTT tỉnh tổ chức hàng tuần đã nhanh chóng đáp ứng đúng nhu cầu yêu
thích ca hát của giới trẻ. Sân chơi ấy đã trở thành “Điểm hẹn văn hóa” quen thuộc,
không thể thiếu được của đối tượng thanh niên. Năm 1999, Trung tâm VHTT tỉnh tổ
chức được 65 buổi, thu hút 155.930 lượt khán giả, doanh thu 311.860.000 đồng.
Trung bình mỗi đêm có khoảng 3000 khán giả tham dự. Năm 2000, tổ chức được 52
buổi, thu hút 92.417 lượt khán giả, doanh thu 184.834.000 đồng. Đến nay, tuy lượt
người đến tham gia sinh hoạt “Hát với nhau” ở Trung tâm VHTT tỉnh có giảm nhưng
đây vẫn là một trong những tụ điểm sinh hoạt văn hóa thu hút sự tham gia của lực
lượng thanh niên yêu thích ca nhạc. Tại huyện đảo Phú Quý, dù cách xa đất liền
gần 120 km và còn khó khăn, thiếu thốn nhiều mặt nhưng nhờ áp dụng phương châm
“Xã hội hóa” nên hiện nay huyện đã xây dựng được 7 tụ điểm ca nhạc “Hát với
nhau” có chương trình hoạt động định kỳ hàng tuần với số vốn đầu tư bình quân từ
20 đến 50 triệu đồng cho mỗi tụ điểm.
Sôi nổi nhất là các hoạt động
Liên hoan, Hội thi, Hội diễn được tổ chức ở các cấp, các ngành trên cơ sở phối
hợp giữa ngành Văn hóa - Thông tin và các tổ chức đoàn thể - xã hội như Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Liên
đoàn Lao động, Đài Phát Thanh - Truyền hình và các sở, ngành như Giáo dục - Đào
tạo, Y tế, Bưu điện, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Thủy sản, Xây dựng, Giao thông vận tải. Bình quân mỗi cuộc Liên hoan, Hội
diễn, Hội thi ở các cấp, các ngành từ 70 đến 100 triệu đồng, trong đó phần đóng
góp của các đơn vị cơ sở để xây dựng chương trình về tham gia ở cấp tỉnh, cấp
ngành từ 20 đến 30 triệu cho mỗi chương trình. Đó là chưa kể đến các hoạt động
văn hóa nghệ thuật diễn ra hàng tháng, hàng quý dưới hình thức “Cây nhà lá vườn”
ở các Thôn - Khu phố văn hóa trên địa bàn toàn tỉnh, hàng năm đã huy động các cổ
động viên, các nhà mạnh thường quân đóng góp hàng chục triệu đồng ở mỗi địa bàn
cơ sở.
3. Trên lĩnh vực hội chợ - triển
lãm và tổ chức các lễ hội văn hóa:
Thời gian qua, nhiều đơn vị công
ty trong tỉnh, ngoài tỉnh phối hợp với ngành Văn hóa - Thông tin và các sở,
ngành hữu quan tổ chức các hội chợ - triển lãm, các lễ hội văn hóa nhằm quảng
bá, giới thiệu về tiềm năng phát triển kinh tế - văn hóa của Bình Thuận, bước đầu
thu hút được sự chú ý của các tỉnh bạn trong khu vực miền Đông Nam Bộ và cả nước
đến với Bình Thuận. Trong số này, các lễ hội Bình Thuận - Hội tụ xanh, lễ hội
Nghinh Ông của người Hoa ở Phan Thiết đã bước đầu tạo được ấn tượng tốt đẹp đối
với đông đảo khách tham quan du lịch đến với Bình Thuận.
4. Trên lĩnh vực bán và cho thuê
băng hình:
Vận dụng hình thức xã hội hóa
trên lĩnh vực kinh doanh băng hình, Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng tỉnh
(trước đây là Công ty Điện ảnh tỉnh) đã tổ chức liên kết và ký hợp đồng với hơn
20 cửa hàng, đại lý đã huy động vốn của tư nhân hơn 500 triệu đồng (trong đó vốn
lưu động chiếm khoảng 300 triệu đồng).
Đối với hoạt động phổ biến phim,
ngoài mạng lưới đội - rạp do Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng quản lý
kinh doanh, hiện nay toàn tỉnh có gần 200 điểm cà phê - video do tư nhân bỏ vốn
đầu tư với mức kinh phí mỗi điểm bình quân là 10 triệu đồng, đã thu hút một lượng
người xem đáng kể tại các địa bàn dân cư.
5. Trên lĩnh vực kinh doanh sách
- văn hóa phẩm, quảng cáo, in lụa:
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bình
Thuận không còn cơ quan phát hành xuất bản phẩm của Nhà nước. Hoạt động phát
hành xuất bản phẩm chủ yếu tập trung vào Công ty cổ phần Sách - Dịch vụ văn hóa
Bình Thuận, Công ty cổ phần Sách - Thiết bị trường học (chuyên phát hành sách
giáo khoa và đồ dùng dạy học là chủ yếu), Nhà sách Phương Nam - trực thuộc Công
ty cổ phần sản xuất kinh doanh vật phẩm văn hóa Phương Nam - thành phố Hồ Chí
Minh. Thời gian qua, các đơn vị nêu trên đã thiết thực góp phần phục vụ nhu cầu
đọc sách của cán bộ và nhân dân trong tỉnh, được đông đảo cán bộ, nhân dân đồng
tình.
Ngoài hoạt động của các đơn vị
nói trên, toàn tỉnh còn có gần 70 điểm kinh doanh sách - văn hóa phẩm của tư
nhân với số vốn đầu tư từ 25 - 30 triệu đồng/cơ sở (quy mô nhỏ) đến 100 - 150
triệu đồng/cơ sở (quy mô vừa). Nhờ vậy, đã góp phần chuyển tải đến đông đảo bạn
đọc một khối lượng sách, báo, văn hóa phẩm đáng kể.
Trong 3 cơ sở tráng rọi ảnh màu
do tư nhân đầu tư ở tỉnh ta, có 2 cơ sở có số vốn đầu tư lên đến 1 tỷ đồng. Thời
gian qua, các cơ sở ảnh tư nhân nói trên đã phục vụ tốt nhu cầu về ảnh của nhân
dân, đặc biệt là trong những dịp lễ, Tết cổ truyền của dân tộc.
Ngoài ra, toàn tỉnh có hơn 200 cửa
hàng và hàng trăm thợ chụp ảnh với số vốn đầu tư bình quân mỗi cửa hàng là 15
triệu đồng trở lên. Bên cạnh bộ phận hoạt động quảng cáo trực thuộc Công ty cổ
phần Sách - Dịch vụ văn hóa Bình Thuận, còn có một số cơ sở quảng cáo quy mô vừa
như Công ty TNHH quảng cáo Thanh Mai, Công ty TNHH quảng cáo dịch vụ tổng hợp
Thái Bình Dương với mức vốn đầu tư lên đến 300 triệu đồng đối với mỗi cơ sở. Đó
là chưa kể hàng chục điểm kẻ vẽ biển, bảng hiệu, in lụa... do các hộ tư nhân
đăng ký hoạt động trên phạm vi toàn tỉnh.
II. NHẬN XÉT
CHUNG:
1. Về ưu điểm:
Tình hình triển khai thực hiện
công tác xã hội hóa hoạt động văn hóa nghệ thuật trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
trong thời gian qua đã thu được những kết quả bước đầu đáng khích lệ, thể hiện
rõ trên các mặt sau đây:
- Nhận thức về chủ trương xã hội
hóa của các cấp, các ngành và trong các tầng lớp nhân dân đã được nâng lên một
bước, tạo chuyển biến tích cực ban đầu;
- Một số địa phương, đơn vị và
cá nhân có tâm huyết, năng động, sáng tạo trong quá trình vận dụng và thực hiện
chủ trương xã hội hóa hoạt động văn hóa nghệ thuật ở cơ sở;
- Bộ mặt đời sống văn hóa ở cơ sở
nhìn chung có nhiều chuyển biến rõ nét. Thông qua việc khai thác và huy động tiềm
năng của xã hội trên lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, bước đầu đã thiết thực góp phần
giảm bớt gánh nặng tài chính cho Nhà nước trên lĩnh vực đầu tư cho hoạt động
văn hóa ở cơ sở, mở ra nhiều triển vọng tốt đẹp trong những năm sắp tới.
2. Những mặt hạn chế, thiếu sót:
- Nhìn chung, hoạt động xã hội
hóa trên lĩnh vực văn hóa ở Bình Thuận thời gian qua còn mang nhiều yếu tố tự
phát, chưa có sự chỉ đạo thống nhất, chưa có định hướng chiến lược. Do đó, chưa
có nhiều tổ chức, cá nhân mạnh dạn bỏ vốn đầu tư xây dựng các thiết chế văn
hóa, phục vụ nhu cầu hưởng thụ nghệ thuật của đông đảo nhân dân trong tỉnh;
- Ở một số lĩnh vực kinh doanh
chuyên ngành do tư nhân bỏ vốn đầu tư cũng chỉ dừng lại ở mức vừa và nhỏ; đồng
thời, cũng chỉ mới chú trọng đến hiệu quả kinh tế, chưa tính đến và chưa quan
tâm một cách thật sự đến hiệu quả xã hội;
- Tâm lí trông chờ, ỷ lại, thụ động
vẫn còn tồn tại ở một số địa phương, đơn vị cũng là nhân tố chủ quan góp phần hạn
chế tính năng động, sáng tạo trong quá trình thực hiện xã hội hóa hoạt động văn
hóa ở địa bàn cơ sở.
3. Những bài học kinh nghiệm bước
đầu:
Từ những kết quả đã đạt được
trên một số lĩnh vực chuyên ngành cũng như những tồn tại và hạn chế, thiếu sót
cần phải ra sức khắc phục trong hoạt động xã hội hóa ở địa phương, có thể rút
ra một số bài học kinh nghiệm bước đầu như sau:
- Phải thường xuyên tăng cường đẩy
mạnh công tác tuyên truyền dưới nhiều hình thức phong phú và đa dạng để làm cho
cán bộ và nhân dân trong tỉnh nhận thức một cách đầy đủ và toàn diện về ý
nghĩa, tầm quan trọng và lợi ích thiết thực của chủ trương xã hội hóa hoạt động
văn hóa;
- Phải có chính sách ưu đãi một
cách rõ ràng, cụ thể đối với các tổ chức, cá nhân có tâm huyết, có khả năng
tham gia hoạt động xã hội hóa thông qua các chương trình kế hoạch có tính khả
thi, được phổ biến một cách công khai, minh bạch trên các phương tiện thông tin
đại chúng và các hình thức tuyên truyền khác;
- Phải đẩy mạnh cải cách hành
chính đối với việc xem xét các hồ sơ thủ tục liên quan đến hoạt động xã hội hóa
một số lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ văn hóa công cộng trên địa bàn toàn tỉnh.
Phần II
QUAN ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ
NHỮNG BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN XÃ HỘI HÓA HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA
I. QUAN ĐIỂM
CHỈ ĐẠO VÀ ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA:
- Thực hiện xã hội hóa hoạt động
văn hóa nhằm huy động mọi tiềm năng trí tuệ và vật chất của toàn xã hội, chăm
lo đến hoạt động văn hóa ngày càng đa dạng, phong phú của nhân dân; đồng thời,
tạo điều kiện để toàn xã hội, đặc biệt là các đối tượng chính sách được hưởng
thụ văn hóa ở mức độ ngày càng cao trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
và hội nhập quốc tế;
- Chuyển các cơ sở công lập đang
hoạt động theo cơ chế sự nghiệp mang nặng tính hành chính bao cấp sang cơ chế tự
chủ, cung ứng dịch vụ công ích không bao cấp tràn lan và không nhằm lợi nhuận
(gọi tắt là cơ chế cung ứng dịch vụ): có đầy đủ quyền tự chủ về tổ chức và quản
lý; thực hiện đúng mục tiêu và nhiệm vụ; hạch toán đầy đủ chi phí, cân đối thu
chi...; thường xuyên nâng cao hiệu quả và chất lượng dịch vụ, sản phẩm; bảo đảm
quyền lợi và cơ hội tiếp cận bình đẳng của người thụ hưởng;
- Nhà nước tiếp tục đổi mới cơ
chế quản lý văn hóa, đẩy mạnh hoàn thiện chính sách, thu hút nguồn lực đầu tư,
đồng thời đổi mới mục tiêu, phương thức, cơ cấu và nguồn vốn đầu tư; tập trung
đầu tư cho các mục tiêu ưu tiên, các chương trình quốc gia về phát triển văn
hóa. Tập trung hỗ trợ đầu tư cho các vùng miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa,
vùng căn cứ kháng chiến cũ, vùng bãi ngang, vùng đồng bào dân tộc thiểu số;
- Phát triển mạnh các cơ sở
ngoài công lập: cá nhân, gia đình, các tổ chức kinh tế - xã hội, đoàn thể được
đầu tư, tham gia vào hầu hết các hoạt động văn hóa (trừ việc thành lập nhà xuất
bản, cơ quan báo chí và Đội Thông tin lưu động). Nhà nước khuyến khích và có
chính sách ưu đãi khi đầu tư vào các hoạt động văn hóa then chốt góp phần định
hướng chính trị - tư tưởng, đạo đức, thẩm mỹ và giá trị xã hội; vào lĩnh vực bảo
tồn, phát huy các di sản văn hóa, các loại hình nghệ thuật truyền thống, dân
gian phù hợp với phong tục tập quán, thuần phong mỹ tục của dân tộc;
- Phát triển xã hội hóa các hoạt
động văn hóa phải đi đôi với việc tăng cường quản lý Nhà nước, đẩy mạnh việc
thanh tra, kiểm tra các hoạt động văn hóa, kinh doanh, dịch vụ văn hóa công cộng
để đảm bảo phát triển lành mạnh, đúng định hướng của Đảng;
- Quá trình thực hiện xã hội hóa
hoạt động văn hóa cần có bước đi thích hợp cho từng loại hình, từng vùng, miền;
trước mắt chú trọng phát triển mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa ở thành phố,
thị xã, thị trấn.
II. MỤC
TIÊU THỰC HIỆN XÃ HỘI HÓA HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA ĐẾN NĂM 2010:
1. Mục tiêu tổng quát:
Nhà nước tiếp tục đầu tư kinh
phí để xây dựng thêm các cơ sở công lập; nâng cấp, sửa chữa cơ sơ vật chất và đầu
tư trang thiết bị, phương tiện cho các đơn vị hiện có để nâng cao chất lượng hoạt
động; đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu
tư phát triển các cơ sở ngoài công lập với nhiều loại hình phong phú, nhằm đáp ứng
nhu cầu vui chơi, giải trí và hưởng thụ văn hóa của các tầng lớp nhân dân trong
tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể:
a) Từ nay đến năm 2010, toàn tỉnh
phấn đấu đạt một số chỉ tiêu cơ bản trên lĩnh vực văn hóa như sau:
- Từ nay đến năm 2007:
+ Ở cấp huyện: có 60% các huyện,
thị xã, thành phố có thiết chế Trung tâm VHTT;
+ Ở 11 xã dân tộc thiểu số vùng
cao và 04 xã thuần dân tộc Chăm đều có Nhà văn hóa.
- Từ năm 2007 đến năm 2010:
+ Ở cấp tỉnh: Nhà nước tiếp tục
đầu tư kinh phí xây dựng Khu vui chơi giải trí dành cho thanh thiếu niên, Trung
tâm văn hóa và Quảng trường Nguyễn Tất Thành;
+ Ở cấp huyện: 10/10 huyện, thị
xã, thành phố đều có Nhà văn hóa (hoặc Trung tâm VHTT-TT);
+ Ở cơ sở xã, phường, thị trấn :
65% số xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh có Nhà văn hóa;
+ Đến năm 2010 có trên 90% xã,
phường, thị trấn có phòng đọc sách.
b) Đến năm 2010, huy động các cơ
sở ngoài công lập và các lực lượng tham gia xã hội hóa, đảm bảo đáp ứng trên
30% nhu cầu văn hóa, dịch vụ văn hóa thiết yếu của nhân dân trong tỉnh trên một
số lĩnh vực văn hóa nghệ thuật cụ thể như:
- Hưởng thụ nghệ thuật (kể cả
chuyên nghiệp và không chuyên):
+ Cấp tỉnh: hình thành từ 02 đến
03 Đoàn Nghệ thuật tư nhân; từ 03 đến 05 cơ sở tư nhân đào tạo, bồi dưỡng nghiệp
vụ chuyên ngành về thanh nhạc, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật;
+ Cấp huyện: mỗi huyện, thị xã,
thành phố hình thành từ 01 đến 02 Đoàn Nghệ thuật tư nhân; 02 đến 03 cơ sở tư
nhân đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về thanh nhạc, nhiếp ảnh; từ 02 đến 03 ban -
nhóm ca nhạc hoạt động theo quy chế được chính quyền địa phương phê duyệt;
+ Tạo điều kiện thuận lợi trong
công tác phát hành phim đối với các hãng phim tư nhân thành phố Hồ Chí Minh và
các tỉnh bạn, để thu hút nhiều phim hay phục vụ nhân dân trong tỉnh.
- Hội chợ - triển lãm: khuyến
khích, kêu gọi các đơn vị trong và ngoài tỉnh hợp tác tổ chức hội chợ - triển
lãm dưới nhiều hình thức phong phú và đa dạng theo định kỳ ở cấp tỉnh và huyện,
thị xã, thành phố;
- Các lễ hội văn hóa dân gian
truyền thống: tạo điều kiện thuận lợi, mời gọi các đối tác trong và ngoài tỉnh
phối hợp khai thác, phát huy có hiệu quả các lễ hội dân gian truyền thống tiêu biểu
của địa phương dưới góc độ văn hóa - du lịch;
- Hoạt động thư viện: khuyến
khích, kêu gọi, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân xây dựng từ 03
đến 05 điểm đọc sách công cộng ở cấp tỉnh; từ 02 đến 03 điểm đọc sách công cộng
ở cấp huyện; khuyến khích phát triển thư viện trong các khu du lịch; khuyến
khích các hộ gia đình quan tâm xây dựng tủ sách gia đình, thư viện gia đình,
thường xuyên quan tâm bổ sung nguồn sách, báo.
III. NỘI DUNG
XÃ HỘI HÓA CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA ĐẾN NĂM 2010:
1. Nhà nước tiếp tục duy trì, đầu
tư nâng cấp, sửa chữa, mở rộng các hoạt động văn hóa nghệ thuật đóng vai trò chủ
chốt trong sự nghiệp phát triển văn hóa ở địa phương, cụ thể như sau:
a) Hoạt động nghệ thuật:
- Nghệ thuật chuyên nghiệp:
Tiếp tục giữ vững định hướng xây
dựng và phát triển Đoàn Ca múa nhạc Bình Thuận theo phương châm tiếp thu, chọn
lọc, cải biên, nâng cao vốn nghệ thuật truyền thống của các dân tộc trong tỉnh,
nhất là nghệ thuật đặc sắc của dân tộc Chăm, Raglai, K'ho ... Đồng thời, có kế
hoạch đào tạo một cách bài bản đội ngũ nghệ sĩ, diễn viên kế cận để không ngừng
trẻ hóa lực lượng diễn viên ca và múa của Đoàn. Tạo điều kiện để Đội Văn nghệ
dân tộc Chăm từng bước đi vào hoạt động phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị của
địa phương.
- Nghệ thuật quần chúng:
Tiếp tục duy trì, đổi mới nội
dung, phương thức đi đôi với việc định hướng hoạt động, nâng cao chất lượng các
liên hoan, hội thi, hội diễn nghệ thuật quần chúng ở các cấp và khu vực.
b) Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi
nhánh Bình Thuận:
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất,
sửa chữa nâng cấp, đổi mới đai trưng bày, nội dung hoạt động, mở rộng và chỉnh
trang khuôn viên cây xanh trong quần thể Khu Di tích Dục Thanh để tương xứng với
vai trò, vị trí đặc thù của một Bảo tàng danh nhân văn hóa ở địa phương.
Tiếp tục sưu tầm, bổ sung các hiện
vật, tư liệu, hình ảnh có liên quan đến giai đoạn Bác Hồ dạy học ở Trường Dục
Thanh - Phan Thiết năm 1910 - 1911.
c) Bảo tàng tỉnh:
Khẩn trương hoàn tất các thủ tục,
khởi công xây dựng Bảo tàng tỉnh theo quy mô và thiết kế đã được duyệt. Trong
khi chờ đợi xây dựng cơ sở một cách hoàn chỉnh, Bảo tàng tỉnh tiếp tục có kế hoạch
bảo quản tốt hiện vật trong các kho; đồng thời tiến hành sưu tầm, trao đổi với
các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh các chủng loại hiện vật có giá trị để
góp phần làm phong phú thêm hiện vật của Bảo tàng Bình Thuận.
d) Thư viện tỉnh và thư viện các
huyện, thị xã, thành phố:
Đầu tư kinh phí để chống xuống cấp
và mở rộng cơ sở thư viện tỉnh, đồng thời bảo đảm số lượng, chất lượng sách,
báo, tư liệu bổ sung hàng năm theo quy định hiện hành. Từng bước hiện đại hóa
việc lưu trữ, khai thác vốn tư liệu hiện có của thư viện để phục vụ ngày càng tốt
hơn nhu cầu của đông đảo bạn đọc. Chú trọng đúng mức đối với hoạt động thư viện
điện tử, hiện đại, đa dạng và tiện ích.
Tạo điều kiện về cơ sở vật chất;
nguồn tư liệu sách, báo, cán bộ nghiệp vụ chuyên môn đối với hoạt động của thư
viện các huyện, thị xã, thành phố để duy trì hoạt động thường xuyên, liên tục,
có chất lượng. Đẩy mạnh phát triển phòng đọc sách tại xã, phường, thị trấn.
e) Đội Thông tin lưu động tỉnh
và Đội Thông tin lưu động các huyện, thị xã, thành phố:
Tiếp tục đầu tư chiều sâu cho Đội
Thông tin lưu động tỉnh và Đội Thông tin lưu động các huyện, thị xã, thành phố
về tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất, trang thiết bị hoạt động.
f) Đội Chiếu bóng lưu động:
Tăng cường đầu tư đầy đủ trang
thiết bị, máy móc, nguồn phim cho các Đội Chiếu bóng lưu động ở các huyện trong
tỉnh, để phục vụ tốt nhu cầu xem phim của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, đồng
bào vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ kháng chiến cũ, phục vụ các đối tượng chính
sách đảm bảo đạt và vượt chỉ tiêu, kế hoạch hàng năm.
2. Nhà nước đầu tư kinh phí xây
dựng, thành lập mới các cơ sở công lập:
a) Từ nay đến năm 2007:
+ Ở cấp tỉnh: hoàn thành việc phê
duyệt thiết kế xây dựng Khu vui chơi giải trí thanh thiếu niên, Trung tâm văn
hóa và Quảng trường Nguyễn Tất Thành;
+ Ở cấp huyện: hoàn thành và phê
duyệt thiết kế xây dựng Nhà văn hóa (hoặc Trung tâm VHTT-TT) cấp huyện.
b) Từ năm 2007 đến năm 2010:
+ Ở cấp tỉnh: xây dựng và đưa
vào sử dụng Khu vui chơi giải trí thanh thiếu niên, Trung tâm văn hóa và Quảng
trường Nguyễn Tất Thành;
+ Ở cấp huyện: xây dựng xong và
đưa vào sử dụng Nhà văn hóa (hoặc Trung tâm VHTT-TT) cấp huyện.
3. Các loại hình hoạt động văn
hóa khuyến khích các tổ chức cá nhân đầu tư với hình thức ngoài công lập:
a) Hoạt động nghệ thuật: cho
phép thành lập các Đoàn Nghệ thuật Ca múa nhạc, cải lương, dân ca kịch.
+ Ở cấp tỉnh: hình thành từ 01 đến
02 Đoàn Nghệ thuật tư nhân cấp tỉnh; 03 đến 05 cơ sở tư nhân đào tạo nghiệp vụ
về chuyên ngành thanh nhạc, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật;
+ Ở cấp huyện: ở mỗi trung tâm
hình thành từ 02 đến 03 cơ sở tư nhân đào tạo nghiệp vụ về chuyên ngành: thanh
nhạc, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật; thành lập từ 01 đến 02 Đoàn Nghệ thuật tư
nhân hoặc các Câu lạc bộ Nghệ thuật hoạt động theo quy chế được chính quyền địa
phương phê duyệt.
b) Hội chợ - triển lãm: khuyến
khích, kêu gọi các đơn vị trong và ngoài tỉnh phối hợp tổ chức hội chợ theo định
kỳ ở cấp tỉnh và cấp huyện;
c) Các lễ hội văn hóa dân gian
truyền thống: trước mắt đưa vào khai thác tốt 05 lễ hội đã được UBND tỉnh chính
thức đưa vào quảng bá du lịch, bao gồm: lễ hội Trung Thu - thành phố Phan Thiết;
lễ hội Nghinh Ông của người Hoa thành phố Phan Thiết; lễ hội KaTê của đồng bào
Chăm huyện Hàm Thuận Bắc; lễ hội Ramưwan của đồng bào Chăm huyện Bắc Bình; lễ hội
Dinh Thầy Thím của thị xã La Gi;
d) Hoạt động thư viện: khuyến
khích, tạo điều kiện thuận lợi để hình thành các điểm đọc sách công cộng, các
thư viện gia đình ở cấp tỉnh và cấp huyện, khuyến khích phát triển thư viện
trong các khu du lịch;
e) Hoạt động điện ảnh: khuyến
khích các tổ chức, cá nhân liên kết hoặc bỏ vốn đầu tư xây dựng các rạp chiếu
phim phục vụ nhu cầu hưởng thụ nghệ thuật của cán bộ và nhân dân trong tỉnh.
IV. CHÍNH
SÁCH THỰC HIỆN XÃ HỘI HÓA HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA:
Các đơn vị, tổ chức, cá nhân
tham gia các hoạt động xã hội hóa lĩnh vực văn hóa được hưởng các chính sách
theo quy định tại Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25/5/2006 của Chính phủ về
chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập và
các quy định khác có liên quan.
V. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN:
1. Thành lập Ban Chỉ đạo:
Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án Phát
triển xã hội hóa hoạt động văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đến năm 2010 do
Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin làm Trưởng ban, thành viên gồm đại diện lãnh đạo
các sở, ngành liên quan. Ban Chỉ đạo có trách nhiệm chỉ đạo điểm, chỉ đạo nhân
rộng việc thực hiện Đề án trên địa bàn toàn tỉnh theo chủ trương xã hội hóa hoạt
động văn hóa của UBND tỉnh và Chính phủ.
Thành phần cụ thể của Ban Chỉ đạo
do Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin phối hợp với Sở Nội vụ trình Chủ tịch UBND tỉnh
xem xét, quyết định.
2. Xây dựng kế hoạch triển khai
thực hiện Đề án Phát triển xã hội hóa các hoạt động văn hóa đến năm 2010:
a) Giai đoạn 2006 - 2007:
- Phổ biến sâu rộng trên các
phương tiện thông tin đại chúng Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP của Chính phủ và
ban hành văn bản hướng dẫn, triển khai thực hiện Đề án Phát triển xã hội hóa hoạt
động văn hóa trên địa bàn toàn tỉnh;
- Ưu tiên hình thành các cơ sở
ngoài công lập hoạt động xã hội hóa về sản xuất sản phẩm văn hóa, đầu tư cơ sở
vật chất, trang thiết bị cho việc xây dựng các công trình văn hóa, các thiết chế
văn hóa ở các vùng, miền trong tỉnh;
- Cuối năm 2007 tổ chức Hội nghị
sơ kết đánh giá, rút kinh nghiệm công tác triển khai thực hiện Đề án.
b) Giai đoạn 2007 - 2010:
- Tiếp tục xây dựng, chỉnh lý, bổ
sung các văn bản pháp quy về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa và thực
hiện Đề án Phát triển xã hội hóa hoạt động văn hóa ở địa phương;
- Phấn đấu đến năm 2010 hoàn
thành 100% chỉ tiêu đề ra trong Đề án. Sau năm 2010, UBND tỉnh sẽ xem xét điều
chỉnh, định hướng xã hội hóa các hoạt động văn hóa trong giai đoạn tiếp theo bảo
đảm phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
3. Trách nhiệm của các cấp, các
ngành:
a) Sở Văn hóa - Thông tin:
- Bám sát sự chỉ đạo của Bộ Văn
hóa - Thông tin về xã hội hóa các hoạt động chuyên ngành, đồng thời xây dựng kế
hoạch cụ thể tổ chức thực hiện Đề án Phát triển xã hội hóa hoạt động văn hóa đến
năm 2010 do UBND tỉnh ban hành;
- Việc thành lập các Đoàn Nghệ
thuật tư nhân, các Câu lạc bộ Đờn ca tài tử cấp tỉnh do Sở Văn hóa - Thông tin
ra quyết định thành lập và ban hành quy chế hoạt động; đồng thời, theo dõi, kiểm
tra, đôn đốc, bảo đảm hoạt động lành mạnh, đúng định hướng, đúng mục đích.
b) Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp
chặt chẽ với Sở Văn hóa - Thông tin tham mưu, đề xuất UBND tỉnh ban hành các
văn bản hướng dẫn thực hiện xã hội hóa các hoạt động văn hóa trên địa bàn toàn
tỉnh, giải quyết tốt việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ văn
hóa;
c) Sở Tài chính, Cục Thuế Bình
Thuận phối hợp với Sở Văn hóa - Thông tin có văn bản hướng dẫn thực hiện ưu đãi
về đất đai, về thuế đối với các tổ chức, cá nhân tham gia xã hội hóa các hoạt động
văn hóa ở tỉnh theo tinh thần Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP và Nghị định số
53/2006/NĐ-CP ngày 25/5/2006 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển
các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập;
d) UBND các huyện, thị xã, thành
phố:
- Tăng cường công tác quản lý
Nhà nước trên các lĩnh vực hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa công cộng ở địa
phương; đồng thời, phối hợp với Sở Văn hóa - Thông tin triển khai tổ chức thực
hiện tốt Đề án Phát triển xã hội hóa hoạt động văn hóa của UBND tỉnh ban hành,
phù hợp với điều kiện thực tế và đặc điểm tình hình của từng địa phương;
- Việc thành lập các Đoàn Nghệ
thuật tư nhân, các Câu lạc bộ Đờn ca tài tử - Cải lương, các tụ điểm ca nhạc
“Hát với nhau”, các ban - nhóm nhạc ở cấp huyện do UBND cấp huyện ra quyết định
thành lập và ban hành quy chế hoạt động phù hợp với đặc điểm của từng loại
hình.
4. Công tác sơ kết, tổng kết :
a) Ở cấp tỉnh: hàng năm UBND tỉnh
tiến hành sơ kết việc thực hiện Đề án, báo cáo Văn phòng Chính phủ và Bộ Văn
hóa - Thông tin. Định kỳ 5 năm tiến hành tổng kết, rút kinh nghiệm trên địa bàn
toàn tỉnh;
b) Ở cấp huyện: hàng năm, UBND
huyện, thị xã, thành phố tiến hành sơ kết việc triển khai thực hiện Đề án, báo
cáo UBND tỉnh./.