UỶ
BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
Số:
761/2010/QĐ-UBND
|
Việt
Trì, ngày 25 tháng 3 năm 2010
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH TIÊU CHÍ XÉT CÔNG NHẬN LÀNG CÓ NGHỀ KHU VỰC NÔNG THÔN
TỈNH PHÚ THỌ
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành
nghề nông thôn;
Căn cứ Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về
Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006
của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 14/TTr- SNN
ngày 26/01/2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Quy định
tiêu chí xét công nhận làng có nghề khu vực nông thôn tỉnh Phú Thọ với những
nội dung chủ yếu sau:
1. Phạm vi điều chỉnh: Quyết
định này quy định tiêu chí xét công nhận làng có nghề; trình tự xét công nhận,
thu hồi quyết định công nhận làng có nghề khu vực nông thôn tỉnh Phú Thọ.
2. Đối tượng áp dụng: Tổ chức,
cá nhân trong nước và nước ngoài, các làng, thôn, bản, khu dân cư có các hoạt
động sản xuất, dịch vụ ngành nghề nông thôn tại địa bàn nông thôn tỉnh Phú Thọ
được quy định tại Điều 3 Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính
phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.
3. Giải thích từ ngữ.
a) Làng là một hoặc nhiều
cụm dân cư cấp thôn, bản, làng (ít nhất là một khu dân cư) trên địa bàn một xã.
b) Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành
phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã.
c) Ngành nghề nông thôn là những hoạt động kinh tế phi nông nghiệp ở
khu vực nông thôn, bao gồm:
- Chế biến, bảo quản nông, lâm,
thuỷ sản.
- Sản xuất vật liệu xây dựng, đồ
gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, cơ khí nhỏ.
- Xử lý, chế biến nguyên vật
liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn.
- Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.
- Gây trồng và kinh doanh sinh
vật cảnh.
- Xây dựng, vận tải trong nội bộ
xã, liên xã và các dịch vụ khác phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn.
- Tổ chức đào tạo nghề, truyền
nghề; tư vấn sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn.
4. Tiêu chí công nhận làng có
nghề: Làng được công nhận là làng có nghề khu vực nông thôn tỉnh Phú Thọ phải
đạt các tiêu chí sau:
a) Có 10% đến dưới 30% số hộ của
làng làm một hoặc nhiều nghề thuộc các hoạt động ngành nghề nông thôn hoặc có
doanh thu từ một hay nhiều nghề của các hộ trong làng đạt từ 20% đến dưới 55%
so với tổng doanh thu của làng.
b) Hoạt động sản xuất kinh doanh
ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận.
c) Chấp hành tốt chính sách,
pháp luật của Nhà nước.
5. Trình tự xét duyệt, công
nhận, thu hồi Quyết định công nhận làng có nghề.
a) Trình tự xét duyệt, công nhận
làng có nghề.
- Đối chiếu với các quy định về
tiêu chí làng có nghề, các làng tự đánh giá, nếu đủ điều kiện thì lập hồ sơ gửi
Uỷ ban nhân dân cấp xã.
- Sau khi nhận được hồ sơ đề
nghị công nhận làng có nghề của làng, Ủy ban nhân dân cấp xã thành lập tổ công
tác đánh giá kết quả thực hiện xây dựng làng có nghề, nếu đủ điều kiện lập hồ
sơ gửi UBND cấp huyện.
- UBND cấp huyện thành lập tổ
công tác thẩm định đề nghị của UBND cấp xã, nếu đủ điều kiện thì UBND cấp huyện
quyết định công nhận, cấp giấy chứng nhận làng có nghề cho làng đó.
b) Trình tự thu hồi Quyết định công
nhận làng có nghề.
Làng có nghề đã được công nhận
nhưng sau 03 năm không duy trì được các tiêu chí theo quy định thì UBND cấp xã
báo cáo UBND cấp huyện xem xét, quyết định thu hồi giấy chứng nhận làng có nghề
của làng đó.
Điều 2. Tổ chức thực hiện.
1. Sở Nông nghiệp và PTNT: Chủ
trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan hướng dẫn thủ tục, hồ sơ xét công
nhận; mẫu Giấy chứng nhận làng có nghề khu vực nông thôn của tỉnh.
2. UBND các huyện, thành, thị:
Xây dựng kế hoạch phát triển làng nghề, làng có nghề trên địa bàn. Căn cứ quy
định tiêu chí làng có nghề khu vực nông thôn nêu trên, tổ chức thẩm định, quyết
định cấp Giấy chứng nhận làng có nghề khu vực nông thôn trên địa bàn. Hàng năm
tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh qua Sở Nông nghiệp và PTNT về kết quả xây dựng,
phát triển làng có nghề trên địa bàn.
3. UBND các xã, phường, thị
trấn: Trực tiếp quản lý làng có nghề tại địa phương; tổ chức tuyên truyền, vận
động nhân dân xây dựng, phát triển nghề, làng có nghề theo đúng chính sách,
pháp luật của nhà nước gắn với văn hóa và các phong trào xã hội khác, góp phần
xây dựng kinh tế - xã hội ở địa phương phát triển. Thực hiện đăng ký xây dựng,
phát triển làng có nghề, tổng kết, báo cáo hoạt động, đề nghị công nhận và thu
hồi quyết định công nhận làng có nghề theo quy định.
Điều 3. Quyết định này có
hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở,
Thủ trưởng các ngành; UBND các huyện, thành, thị căn cứ Quyết định thực hiện./.
|
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Doãn Khánh
|