Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 661/QĐ-UBND 2020 Bảo tồn Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên

Số hiệu: 661/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Điện Biên Người ký: Mùa A Sơn
Ngày ban hành: 08/07/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 661/QĐ-UBND

Điện Biên, ngày 08 tháng 7 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT “ĐỀ ÁN BẢO TỒN, TÔN TẠO VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ QUỐC GIA ĐẶC BIỆT CHIẾN TRƯỜNG ĐIỆN BIÊN PHỦ ĐẾN NĂM 2030”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Công văn số 9003-CV/VPTW ngày 09 tháng 3 năm 2019 của Văn phòng Trung ương Đảng về chủ trương thực hiện Đề án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 26 tháng 02 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án tổng thể Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ, tỉnh Lai Châu;

Căn cứ Quyết định số 1272/QĐ-TTg ngày 12 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ;

Căn cứ Quyết định số 2367/QĐ-TTg ngày 23 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung 23 điểm thuộc di tích Quốc gia đặc biệt “Chiến trường Điện Biên Phủ”.

Căn cứ Quyết định số 1465/QĐ-TTg, ngày 24 tháng 8 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Điện Biên Phủ - Pá Khoang, tỉnh Điện Biên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Văn bản số 1220/TTg-KGVX ngày 02 tháng 10 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ;

Thực hiện Thông báo số 1059-TB/TU ngày 08/6/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chủ trương phê duyệt Đề án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ đến năm 2030;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Văn bản số 362/SKHĐT-VX ngày 23/3/2020.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Đề án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ đến năm 2030” với những nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu

Bảo tồn, tôn tạo, phục dựng để gìn giữ lâu dài di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ với các điểm di tích thành phần; đầu tư xây dựng đồng bộ các công trình liên quan cần thiết khác;... nhằm tái hiện lại những nét cơ bản cảnh quan lịch sử, hình ảnh chiến trường tại một số điểm di tích thành phần, tăng tính thuyết phục, hấp dẫn cho di tích. Qua đó, tôn vinh ý nghĩa, giá trị và ảnh hưởng mang tầm quốc tế của chiến thắng Điện Biên Phủ; giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ người dân đất Việt; thiết thực tri ân vong linh các liệt sỹ và tương xứng với tầm vóc vĩ đại của chiến thắng Điện Biên Phủ. Tạo ra sản phẩm du lịch mang đậm đặc trưng lịch sử và văn hóa vùng Tây Bắc, có sức hấp dẫn và cạnh tranh cao; từng bước đưa Điện Biên trở thành một trong những trung tâm du lịch trọng điểm về du lịch lịch sử, văn hóa, sinh thái, tâm linh và nghỉ dưỡng của khu vực Trung du miền núi phía Bắc, sớm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, thực hiện thành công công cuộc xóa đói, giảm nghèo và bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới vùng Tây Bắc của Tổ quốc.

2. Nhiệm vụ

2.1. Giai đoạn đến năm 2020

a) Hoạt động bảo tồn, tôn tạo Di tích

- Tổ chức lập nhiệm vụ Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi các điểm Di tích, làm cơ sở cho việc quản lý, bảo vệ, đầu tư tôn tạo và phát huy giá trị lâu dài.

- Tiếp tục tổ chức công tác nghiên cứu, điều tra, khảo sát khoa học nhằm thu thập chứng cứ, tài liệu, dữ liệu có liên quan để hoàn thiện hồ sơ khoa học các di tích thành phần còn thiếu; triển khai việc dữ liệu hoá toàn bộ hệ thống dữ liệu di tích làm cơ sở để các cơ quan chức năng quản lý, bảo vệ di tích cũng như phục vụ nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu, giáo dục truyền thống trong nhân dân.

- Tiếp tục thực hiện công tác sưu tầm tài liệu, hiện vật nhằm bổ sung các luận cứ phục vụ công tác trùng tu, phục dựng Di tích và gìn giữ lâu dài những tư liệu quý giá có liên quan đến cuộc chiến trên Chiến trường Điện Biên Phủ (tổ chức phát động các cuộc hiến tặng, trao tặng các tư liệu, tài liệu, hiện vật liên quan đến chiến dịch Điện Biên Phủ cho tỉnh Điện Biên, các cuộc phát động này sẽ được tổ chức tại nhiều địa phương khác nhau trong cả nước).

b) Hoạt động phát huy giá trị Di tích:

- Tổ chức nâng cao chất lượng hoạt động trưng bày, giới thiệu và các hoạt động liên quan nhằm phục vụ nhu cầu tham quan, nghiên cứu của các tầng lớp nhân dân và du khách Quốc tế về lịch sử, truyền thống dân tộc và bài học, kinh nghiệm, thành tựu trong lịch sử đấu tranh bảo vệ Tổ quốc của quân và dân ta.

+ Đầu tư nâng cấp và hiện đại hóa phòng trưng bày giới thiệu tổng thể về Chiến dịch Điện Biên Phủ trong công trình Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

+ Duy trì tổ chức các hoạt động triển lãm ảnh và tư liệu về chiến thắng Điện Biên Phủ tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ; phối hợp triển lãm chuyên đề về Điện Biên Phủ tại một số tỉnh, thành phố trong nước; nhằm tăng cường tuyên truyền, quảng bá về truyền thống lịch hào hùng của dân tộc Việt Nam đến mọi tầng lớp nhân dân.

- Cải tạo, sửa chữa Khu thờ tự Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Mường Phăng.

- Khởi công xây dựng công trình: Đền thờ Liệt sĩ tại Chiến trường Điện Biên Phủ trên Đồi F, để thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên đối với công lao, đóng góp của các Liệt sỹ trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc nói chung, chiến thắng Điện Biên Phủ nói riêng.

2.2. Giai đoạn 2021 đến năm 2025

a) Hoạt động bảo tồn, tôn tạo Di tích

- Tổ chức lập đồ án Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi các điểm Di tích.

- Tổ chức đo đạc, phân vùng, cắm mốc, giải tỏa, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho một số di tích thành phần nhằm xác định phạm vi cần bảo vệ, tránh nguy cơ xâm lấn.

- Tổ chức giải phóng các công trình, hộ dân sinh sống trong khu vực bảo vệ di tích, tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các điểm di tích.

- Tiếp tục thực hiện công tác sưu tầm tài liệu, hiện vật nhằm bổ sung các luận cứ phục vụ công tác trùng tu, phục dựng Di tích và nhằm minh họa rõ nét về chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử.

- Bảo tồn giai đoạn II đối với Di tích Đồi A1 và Trung tâm đề kháng Him Lam (phục dựng các trận địa, hầm hào, một số hạng mục tôn vinh chiến thắng,...), nhằm tái hiện chân thực cảnh quan của cứ điểm trọng yếu này, để du khách có được sự cảm nhận chân thực về trận đánh quyết liệt có tính quyết định tới cục diện cuộc chiến.

b) Hoạt động phát huy giá trị Di tích

- Tiếp tục đầu tư bổ sung các công trình:

+ Mở rộng không gian Bảo tàng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ: Giải tỏa một số công trình, tổ chức không gian trưng bày hiện vật ngoài trời (các hiện vật vũ khí có hình khối lớn của quân đội nhân dân Việt Nam và quân đội Pháp), để minh họa rõ nét tương quan về trang thiết bị quân sự giữa ta và địch.

+ Đầu tư bổ sung các hạng mục công trình tại Đồi E2 trở thành khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, để tưởng nhớ, tri ân đối với một vị lãnh tụ xuất sắc - một vị tư lệnh tối cao của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng; người đã lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong suốt chín năm kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược, kết thúc bằng chiến thắng "Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", đánh dấu sự sụp đổ thành trì của chế độ Thực dân kiểu cũ thiết lập tại Đông Dương cũng như trên toàn thế giới.

- Đầu tư xây dựng một số công trình phụ trợ (hệ thống vệ sinh, chiếu sáng, tạo cảnh quan,...nhằm giảm bớt sự khô cứng của di tích chiến trường);

- Đầu tư mở một số tuyến đường tránh hiện đang cắt ngang các điểm di tích, đồng thời điều chỉnh tuyến tham quan tại một số điểm di tích cho phù hợp.

- Tổ chức triển lãm; sản xuất các ấn phẩm, tài liệu phục vụ tuyên truyền, quảng bá.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về tài liệu, hiện vật liên quan đến chiến dịch Điện Biên Phủ hiện do Bảo tàng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và Bảo tàng Quân đội thuộc Bộ Quốc Phòng đang lưu giữ.

- Tổ chức tập huấn, nâng cao nghiệp vụ thuyết minh viên.

2.3. Giai đoạn 2026 đến năm 2030

a) Hoạt động bảo tồn, tôn tạo Di tích

- Tiếp tục thực hiện công tác sưu tầm các tài liệu, hiện vật; đầu tư nâng cao năng lực quản lý, công tác xử lý, bảo quản vốn tài liệu và hiện vật trước nguy cơ thất thoát và hư hỏng nhằm gìn giữ lâu dài những tư liệu quý giá có liên quan đến cuộc chiến trên chiến trường Điện Biên Phủ.

- Đầu tư, phục hồi các điểm di tích, trong đó tập trung triển khai một số dự án:

+ Triển khai đầu tư Bảo tồn, tôn tạo di tích Trung tâm tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ giai đoạn II (bao gồm việc đầu tư tôn tạo bổ sung khu vực Hầm chỉ huy Đờ Cát; bảo tồn vị trí xe tăng, Điểm pháo 105mm; các trại lính và hầm quân y, bệnh viện dã chiến; Khu hậu cần sân bay, hệ thống đường giao thông ; hệ thống đường hào, các lô cốt đất và ổ đề kháng; hệ thống hàng rào dây thép gai; lều trại quân sự, quân y, dù hàng các loại; hệ thống các vật tư thiết bị tạo cảnh quan; các trận địa pháo và hầm pháo thủ;...theo bản đồ quân sự của quân đội Pháp), nhằm tái hiện tương đối đầy đủ các hạng mục chính của khu trung tâm chỉ huy đầu não của quân Pháp tại Điện Biên Phủ.

+ Mô phỏng lại “Trận địa bao vây tấn công” của Bộ đội ta: Tìm giải pháp tái hiện lại kỹ thuật trận đánh lấn, đánh bao vây là kỹ thuật quân sự có một không hai trong lịch sử chiến tranh nhân loại, cùng với việc phát triển hài hòa Cảng hàng không Điện Biên Phủ.

+ Đầu tư phục dựng bản Thái Noong Nhai (là dự án nằm trong Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 26 tháng 02 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án tổng thể Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ), nơi ghi dấu vụ ném bom thảm sát của quân đội Pháp ngày 25 tháng 4 năm 1954.

+ Tiếp tục đầu tư bảo tồn các dấu tích còn lại ở các điểm di tích, trong đó tập trung phục hồi những khu vực, vị trí bố trí lực lượng, hỏa lực và hậu cần của Quân đội ta.

b) Hoạt động phát huy giá trị Di tích

- Đầu tư xây dựng "Tượng đài Thanh niên xung phong Điện Biên Phủ" tại Đèo Pha Đin, huyện Tuần Giáo - là nơi ghi nhận công lao to lớn của 14 ngàn thanh niên xung phong phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ và cũng là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân huyện Tuần Giáo nói riêng và nhân dân cả nước nói chung, xây dựng nơi đây thành trạm dừng nghỉ giao thông trên Quốc lộ 6 và là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn du khách tại điểm cửa ngõ của tỉnh.

- Bổ sung kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết tại một số điểm di tích tiêu biểu, đảm bảo đủ điều kiện công nhận là điểm du lịch địa phương, tiến tới đề nghị Chính phủ công nhận là điểm du lịch cấp quốc gia.

- Tổ chức triển lãm; sản xuất các ấn phẩm, tài liệu phục vụ tuyên truyền.

- Tổ chức tập huấn, nâng cao nghiệp vụ thuyết minh viên.

3. Giải pháp

a) Giải pháp về lãnh đạo, chỉ đạo

Nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành của UBND các cấp và các cơ quan liên quan trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích; Đẩy mạnh công tác quản lý, kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng nhằm phát hiện ngăn chặn kịp thời các hành vi hủy hoại, nguy cơ hủy hoại, lấn chiếm đất đai thuộc di tích; điều tra xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động xâm hại di tích theo pháp luật.

b) Giải pháp về quy hoạch

Để đảm bảo triển khai công tác bảo tồn, tôn tạo di tích theo đúng Luật di sản Văn hóa, tổ chức khảo sát, điều tra, sưu tầm tài liệu, tổng hợp dữ liệu, số liệu lịch sử, khảo cổ học, văn hóa, kinh tế-xã hội; đo, vẽ các hạng mục kiến trúc, cảnh quan di tích; khảo sát đo đạc địa hình từng điểm khu vực di tích. Trên cơ sở đó, tiến hành xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo, phục dựng và phát huy giá trị Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ - tỉnh Điện Biên

c) Giải pháp huy động nguồn vốn

Để đảm bảo kinh phí triển khai đề án, cần tập trung huy động từ các nguồn ngân sách Trung ương và chương trình mục tiêu; ngân sách địa phương trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm. Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động nguồn lực từ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước, các nguồn hợp pháp khác để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án.

d) Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực, sắp xếp bộ máy tổ chức

Chú trọng công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn làm công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích thông qua mở lớp tập huấn, đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên về kiến thức lịch sử, văn hóa, ngoại ngữ, quân sự, lối ứng xử với du khách và cộng đồng;

Tổ chức kiện toàn đơn vị trực tiếp quản lý các di tích trên địa bàn của tỉnh với chức năng quản lý, bảo tồn, tôn tạo, khai thác và phát huy giá trị của các di tích lịch sử - văn hoá, kiến trúc nghệ thuật, khảo cổ học và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh, phù hợp với từng giai đoạn phát triển.

đ) Tuyên truyền, quảng bá

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động đến mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn nâng cao ý thức, trách nhiệm, tự nguyện, tự giác chấp hành nghiêm túc các quy định của Nhà nước đối với công tác bảo tồn di sản văn hóa;

Chủ động phối hợp với các cơ quan báo, đài tuyên truyền, quảng bá tiềm năng phát triển du lịch từ giá trị di tích; triển khai các hoạt động tiếp thị, quảng bá, đặc biệt là quảng bá du lịch để xây dựng các tuyến, điểm du lịch đặc thù kết nối hệ thống di tích Điện Biên Phủ với các di tích trong vùng (cả các khu du lịch, những di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh khác), nhằm tạo ra sản phẩm du lịch mới.

e) Giải pháp về khoa học, kỹ thuật

Tiếp tục tổ chức nghiên cứu, điều tra khảo sát khoa học toàn diện sâu sắc đối với hệ thống các di tích thành phần nhằm bổ sung, chỉnh lý các hồ sơ khoa học nâng cao tính pháp lý của hồ sơ mà trước đây chưa được thể hiện đầy đủ, thiếu những thông tin quan trọng;

Tổ chức hội thảo, mời các chuyên gia, các nhà quản lý, các nhân chứng lịch sử đánh giá, rút kinh nghiệm quá trình tổ chức quản lý, bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị Di tích Chiến trường Điện Biên Phủ thời gian qua, đề ra các giải pháp phù hợp trong giai đoạn tới, đồng thời củng cố và hoàn thiện các tài liệu, chứng cứ khoa học để triển khai các dự án.

g) Hợp tác, liên kết

Tăng cường hợp tác, liên kết với các tỉnh Tây Bắc mở rộng trong việc xây dựng tuyến du lịch, chương trình du lịch; tăng cường liên kết với một số địa phương tạo ra các sản phẩm đặc trưng,...nhằm thu hút khách du lịch cũng như chia sẻ các kinh nghiệm quản lý, khai thác phát huy để phát triển du lịch;

Mở rộng hợp tác liên kết quốc tế để thu hút khách du lịch; khai thác khách du lịch từ thị trường Pháp trong khuôn khổ thị trường truyền thống và gắn với lịch sử. Hợp tác với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong khuôn khổ GMS qua cửa khẩu quốc tế Tây Trang và cửa khẩu Huổi Puốc - Na Son. Hợp tác với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) trong khuôn khổ hai hành lang một vành đai thông qua cửa khẩu đường bộ trên địa bàn.

4. Phân kỳ đầu tư và nhu cầu kinh phí:

4.1. Khái toán tổng nhu cầu kinh phí: 1.162.900 triệu đồng; dự kiến phân kỳ cụ thể các giai đoạn như sau:

- Giai đoạn đến năm 2020: 1.690 triệu đồng.

- Giai đoạn 2020-2025: 436.710 triệu đồng.

- Giai đoạn 2025-2030: 724.500 triệu đồng.

4.2. Nguồn kinh phí thực hiện:

- Kinh phí thực hiện Đề án được huy động từ các nguồn: Vốn đầu tư hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương cho ngân sách địa phương, vốn đầu tư cân đối từ ngân sách địa phương, vốn sự nghiệp trong dự toán hàng năm, các nguồn tài trợ, huy động hợp pháp khác (nếu có).

- Căn cứ vào khả năng nguồn lực huy động trong từng giai đoạn, danh mục phân kỳ đầu tư và kinh phí thực hiện sẽ được cụ thể hóa trong kế hoạch đầu tư trung hạn, kế hoạch đầu tư công và dự toán ngân sách hàng năm.

(Dự kiến phân kỳ đầu tư và khái toán kinh phí như phụ lục kèm theo)

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Trách nhiệm của các Sở, ngành tỉnh

a) Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch

- Tổ chức lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi các điểm Di tích Chiến trường Điện Biên Phủ, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, làm cơ sở cho việc quản lý, bảo vệ, đầu tư tôn tạo và phát huy giá trị lâu dài.

- Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án và khả năng khai thác nguồn lực để tham mưu xây dựng kế hoạch trung hạn, hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan tham mưu trình thẩm định, phê duyệt hồ sơ thiết kế, dự án đầu tư thuộc Đề án theo quy định của pháp luật.

- Hằng năm xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện; kiểm tra, giám sát thường xuyên; định kỳ tham mưu tổ chức sơ kết đánh giá tình hình thực hiện Đề án để kiến nghị cấp có thẩm quyền các nội dung cần điều chỉnh, bổ sung.

- Rà soát tham mưu trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư; trong đó ưu tiên các nhà đầu tư chiến lược đầu tư các dự án.

- Chủ trì phối hợp với Sở Ngoại vụ, các đơn vị liên quan tham mưu đề nghị Bộ Ngoại giao xử lý các vấn đề liên quan trong quá trình tiếp nhận, chuyển giao các tư liệu, tài liệu, hiện vật hiện phía Pháp đang lưu giữ về Việt Nam theo quy định của Công ước UNESCO.

- Tham mưu cho UBND tỉnh đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh, thành phố, tiếp tục trao đổi, chuyển giao các tư liệu, tài liệu, hiện vật có liên quan trực tiếp đến Chiến dịch Điện Biên Phủ cho tỉnh Điện Biên; giúp đỡ tỉnh Điện Biên trong quá trình bảo tồn, tôn tạo, trùng tu và phục chế các tài liệu, hiện vật.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành tỉnh có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch các nội dung liên quan đến việc triển khai thực hiện các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Văn bản số 1220/TTg-KGVX ngày 02/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ.

- Phối hợp với các Sở, ngành, tổ chức huy động các nguồn lực lồng ghép với vốn ngân sách để triển khai các nhiệm vụ.

b) Sở Kế hoạch và Đầu

- Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan liên quan, tổng hợp tham mưu trình cấp có thẩm quyền xem xét bố trí các nguồn vốn trong kế hoạch trung hạn và hàng năm cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Đề án Bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di tích theo quy định của pháp luật về: Quy hoạch, đầu tư, đầu tư công, xây dựng, ngân sách nhà nước, di sản văn hóa và các quy định pháp luật khác có liên quan.

- Chủ trì tham mưu cho UBND tỉnh xử lý các vấn đề có liên quan đến các nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện tại Văn bản số 1220/TTg-KGVX ngày 02 tháng 10 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ cũng như các nội dung khác có liên quan để thực hiện Đề án.

c) Sở Tài chính

- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch Đầu tư cân đối, tham mưu bố trí kinh phí sự nghiệp hàng năm thực hiện cắm mốc, sửa chữa, tu bổ cấp thiết và thường xuyên các Di tích; hướng dẫn việc sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện nhiệm vụ bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích theo đúng quy định.

- Chủ trì tham mưu cho UBND tỉnh xử lý các vấn đề có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính thực hiện tại Văn bản số 1220/TTg-KGVX ngày 02 tháng 10 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ cũng như các nội dung khác có liên quan để thực hiện Đề án.

d) Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

- Làm đầu mối giúp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch liên hệ với các bảo tàng, các quân binh chủng, trực thuộc Bộ Quốc phòng tiếp tục trao đổi, chuyển giao các tư liệu, tài liệu, hiện vật có liên quan trực tiếp đến Chiến dịch Điện Biên Phủ cho tỉnh Điện Biên.

- Tìm kiếm, giới thiệu các nhân chứng lịch sử để tham gia quá trình khảo sát, tìm kiếm, xác định chứng tích lịch sử của các đơn vị Quân đội ta trên Chiến trường Điện Biên Phủ.

đ) Sở Ngoại vụ: Hỗ trợ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong quá trình làm việc với Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội và Hội Hữu nghị Việt – Pháp đề nghị giúp tỉnh Điện Biên tiếp cận, khai thác, thu thập các tư liệu, tài liệu có liên quan đến toàn bộ Chiến dịch Điện Biên Phủ hiện nay phía Pháp đang lưu giữ; làm đầu mối đề xuất với Chính phủ Pháp, các Bảo tàng Pháp để tỉnh Điện Biên tiếp cận, khai thác phục vụ cho quá trình bảo tồn, phục dựng Di tích.

e) Các Sở, Ban, ngành có liên quan: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp chặt chẽ với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong quá trình tổ chức triển khai Đề án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Di tích trên địa bàn tỉnh.

g) Hội Cựu chiến binh tỉnh: Vận động hội viên hưởng ứng các đợt phát động hiến tặng tư liệu, tài liệu, hiện vật cho tỉnh Điện Biên do Trung ương Hội cựu Chiến binh tổ chức; tìm và giới thiệu các nhân chứng có liên quan đến Chiến dịch Điện Biên Phủ;…để củng cố cơ sở khoa học phục vụ công tác bảo tồn, phục dựng di tích và bổ sung tài liệu, hiện vật phục vụ trưng bày.

2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố

- Phối hợp chặt chẽ với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Đề án.

- Ủy ban nhân dân huyện Điện Biên, huyện Tuần Giáo và thành phố Điện Biên Phủ: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, vận động cộng đồng dân cư nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý di tích làm tốt công tác bảo vệ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích trên địa bàn.

Điều 3Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Mùa A Sơn

 


PHỤ LỤC

PHÂN KỲ ĐẦU TƯ VÀ NHU CẦU KINH PHÍ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 661/QĐ-UBND ngày 08/7/2020 của UBND tỉnh)

TT

DANH MỤC/ NỘI DUNG ĐẦU TƯ

Tổng cộng nhu cầu nguồn kinh phí đến 2030

Vốn đầu tư phát triển

Vốn sự nghiệp

Ngoài ngân sách

Tổng số

Phân kỳ

Tổng số

Phân kỳ

Tổng số

Phân kỳ

Năm 2020

Giai đoạn 2021-2025

Giai đoạn 2026-2030

Năm 2020

Giai đoạn 2021-2025

Giai đoạn 2026-2030

Năm 2020

Giai đoạn 2021-2025

Giai đoạn 2026-2030

 

Tổng số

1.162.900

1.042.900

200

349.700

693.000

20.000

1.490

12.010

6.500

100.000

0

75.000

25000

I

Hoạt động bảo tồn di tích

862.000

855.000

0

240.000

615.000

7.000

0

6.000

1.000

0

0

0

0

1

Dự án Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi các điểm Di tích thuộc Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ- tỉnh Điện Biên

10.000

10.000

 

10.000

 

0

 

 

 

0

 

 

 

2

Dự án Bảo tồn, tôn tạo di tích Trung tâm tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ giai đoạn II

325.000

325.000

 

 

325.000

0

 

 

 

0

 

 

 

3

Đầu tư bảo tồn giai đoạn II đối với Khu trung tâm đề kháng Him Lam (cứ điểm3)

50.000

50.000

 

50.000

 

0

 

 

 

0

 

 

 

4

Tiếp tục đầu tư bảo tồn giai đoạn II đối với Di tích Đồi A1

50.000

50.000

 

50.000

 

0

 

 

 

0

 

 

 

5

Công trình khôi phục bản Thái Noong nhai

70.000

70.000

 

 

70.000

0

 

 

 

0

 

 

 

6

Mô phỏng Trận địa bao vây tấn công của Bộ đội ta

150.000

150.000

 

 

150.000

0

 

 

 

0

 

 

 

7

Đầu tư bảo tồn, tôn tạo các điểm di tích khác còn lại

70.000

70.000

 

 

70.000

0

 

 

 

0

 

 

 

8

Đo đạc, cắm mốc, xd mốc giới đường truyền, thẩm định cấp giấy CNQSDĐ các điểm di tích

5.000

0

 

 

 

5.000

 

5.000

 

0

 

 

 

9

Giải phóng các công trình, hộ gia đình,... trong các khu vực bảo vệ di tích

130.000

130.000

 

130.000

 

0

 

 

 

0

 

 

 

10

Khảo sát, lập hồ sơ khoa học

2.000

0

 

 

 

2.000

 

1.000

1.000

0

 

 

 

II

Hoạt động phát huy giá trị di tích

300.900

187.900

200

109.700

78.000

13.000

1.490

6.010

5.500

100.000

0

75.000

25000

1

Đầu tư nâng cấp và hiện đại hóa phòng trưng bày giới thiệu tổng thể về Chiến dịch Điện Biên Phủ trong công trình Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

14.900

14.900

 

14.900

 

0

 

 

 

0

 

 

 

2

Cải tạo, sửa chữa Khu thờ tự Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Mường Phăng

2.000

0

 

 

 

2.000

1.490

510

 

 

 

 

 

3

Triển khai mở rộng không gian Bảo tàng chiến thắng Điện Biên Phủ (XD khu trưng bày hiện vật ngoài trời)

25.000

25.000

 

25.000

 

0

 

 

 

0

 

 

 

4

Đầu tư xây dựng công trìnhTượng đài Thanh niên xung phong Điện Biên Phủ tại Đèo Pha Đin- huyện tuần giáo

83.000

58.000

 

 

58.000

0

 

 

 

25.000

 

 

25.000

5

Xây dựng Đền thờ tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ trong chiến dịch Điện Biên Phủ tại Đồi F

105.000

50.000

200

49.800

 

0

 

 

 

55.000

 

55.000

 

6

Đầu tư bổ sung hạng mục công trình tại Đồi E2

20.000

0

 

 

 

0

 

 

 

20.000

 

20.000

 

7

Hoạt động tuyên truyền quảng bá: Tổ chức triển lãm; sản xuất các ấn phẩm, tài liệu phục vụ tuyên truyền.

10.000

0

 

 

 

10.000

 

5.000

5.000

0

 

 

 

8

Đầu tư một số tuyến đường tránh và công trình phụ trợ và điều chỉnh tuyến tham quan tại một số điểm di tích

40.000

40.000

 

20.000

20.000

0

 

 

 

0

 

 

 

9

Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực

1.000

0

 

 

 

1.000

 

500

500

0

 

 

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 661/QĐ-UBND ngày 08/07/2020 về phê duyệt “Đề án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ đến năm 2030”

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.202

DMCA.com Protection Status
IP: 3.139.236.93
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!