ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------------
|
Số:
6377/QĐ-UBND
|
Hà
Nội, ngày 07 tháng 12 năm 2009
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH NĂM DU LỊCH QUỐC
GIA 2010 TẠI HÀ NỘI
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Chỉ thị số 30/2008/CT-TTg ngày 10/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về kỷ
niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội;
Căn cứ Quyết định số 1470/QĐ-TTg ngày 10/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt đề cương các hoạt động tiến tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội
và Đại lễ kỷ niệm;
Căn cứ Chỉ thị số 04-CT/TU ngày 27/10/2008 của Thành ủy Hà Nội về việc đẩy mạnh
các hoạt động kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội và Đại lễ kỷ niệm;
Căn cứ Kế hoạch số 17/ KH-UBND ngày 27/10/2008 của UBND thành phố về việc thực
hiện các hoạt động kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội và Đại lễ kỷ niệm;
Xét đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt Chương trình
Năm Du lịch Quốc gia 2010 tại tờ trình số: 1809/TTr-VHTT ngày 6/8/2009,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt Chương trình Năm Du lịch Quốc gia 2010 tại
Hà Nội (Có nội dung chương trình chi tiết kèm theo).
Điều 2.
Trách nhiệm của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và
các cơ quan liên quan:
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
Là đơn vị thường trực giúp UBND
Thành phố, Ban Chỉ đạo, Ban tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2010 tại Hà Nội triển
khai các công việc có liên quan; Là đầu mối liên hệ với các cơ quan liên quan của
Trung ương và các địa phương để tiếp nhận thông tin, đề xuất giải quyết các nhiệm
vụ được phân công đảm bảo kịp thời, hiệu quả.
Phối hợp với sở, ban, ngành;
UBND các quận, huyện tổng hợp kế hoạch chung của toàn Thành phố, tham mưu chỉ đạo
tổ chức triển khai các hoạt động phục vụ đúng thời gian, tiến độ và chất lượng
các nhiệm vụ được giao.
Xây dựng kế hoạch, chương trình,
kịch bản, triển khai các hoạt động của Năm Du lịch Quốc gia 2010 tại Hà Nội; Chủ
trì triển khai các công việc liên quan đến hoạt động trong chuỗi sự kiện; Tuyên
truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng theo chỉ đạo của Tiểu ban Tuyên
truyền thuộc Ban Chỉ đạo 1000 năm Thăng Long – Hà Nội và Ban Tuyên giáo Thành ủy.
2. Các sở, ban, ngành, UBND quận,
huyện, thị xã và các đơn vị có liên quan: Chủ động phối hợp với Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ được giao trong Năm Quốc gia
Du lịch 2010.
Điều 3.
Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Giám đốc các Sở: Văn
hóa, Thể thao và Du lịch; Kế hoạch Đầu tư; Tài chính, Thủ trưởng các sở, ban,
ngành, đoàn thể có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Các PTTg Chính phủ (để báo cáo);
- Các Bộ: VHTT&DL, Ngoại giao, KH&ĐT, TC, TTTT (để báo cáo);
- Tổng cục Du lịch (để báo cáo);
- TTTU, TT HĐND TP (để báo cáo);
- Đ/c CT UBND TP (để báo cáo);
- Các đ/c PCT UBND TP;
- Các Sở, Ban, Ngành, UBMTTQ và Đoàn thể TP;
- UBND quận, huyện, thị xã;
- CPVP, các phòng CV;
- Lưu.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Ngô Thị Thanh Hằng
|
CHƯƠNG TRÌNH
NĂM DU LỊCH QUỐC GIA 2010 TẠI HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 6377/QĐ-UBND ngày 07 tháng 12 năm 2009 của
UBND Thành phố Hà Nội)
A. MỤC
ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Tổ chức Năm Du lịch Quốc gia
2010 là sự kiện du lịch lớn với chủ đề: “Thăng Long – Hà Nội – Hội tụ
ngàn năm”, được tổ chức xuyên suốt trong cả năm, nhằm quảng bá điểm đến
du lịch cho quốc gia với mục đích thu hút khách du lịch quốc tế và thúc đẩy thị
trường du lịch nội địa; Các hoạt động của Năm Du lịch Quốc gia 2010 được tổ chức
gắn liến với quá trình triển khai chương trình phát triển kinh tế, xã hội của
Thủ đô và cả nước. Việc tổ chức Năm Du lịch Quốc gia cũng để khẳng định với du
khách trong và ngoài nước một Hà Nội – thành phố Hòa Bình, điểm đến an toàn từ
nhiều năm nay.
2. Năm Du lịch Quốc gia 2010 góp
phần làm chuyển biến và nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, của nhân dân
Thủ đô về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của ngành du lịch.
3. Các hoạt động của Năm Du lịch
Quốc gia 2010 được tổ chức gắn liền với các hoạt động của Chương trình kỷ niệm
1000 năm Thăng Long – Hà Nội năm 2010. Với tinh thần tập trung cao nhất sự lãnh
đạo, chỉ đạo, sự phối kết hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành của thành phố Hà
Nội, của Trung ương và các tỉnh, thành phố trong cả nước, các tổ chức trong và
ngoài nước với phương châm “Hội nhập – Hợp tác – Phát triển”.
4. Hoạt động thiết thực kỷ niệm
50 năm ngày thành lập Ngành Du lịch Việt Nam (09/7/1960 – 09/7/2010)
B. NỘI
DUNG CÁC HOẠT ĐỘNG
I. CÁC HOẠT ĐỘNG
CHÍNH CỦA NĂM DU LỊCH QUỐC GIA
1. Tổ chức Lễ công bố Năm Du
lịch Quốc gia 2010 tại Hà Nội.
2. Đầu tư, xây dựng, nâng cao
chất lượng sản phẩm du lịch và hoàn thành các dự án, công trình về du lịch chào
mừng Đại lễ 1000 Thăng Long – Hà Nội và Năm du lịch Quốc gia 2010:
Đơn vị thực hiện: Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch Hà Nội.
Đơn vị phối hợp: Tổng cục Du lịch
Việt Nam, các Sở, Ban, Ngành, UBND các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội,
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh – thành phố, các doanh nghiệp du lịch
Hà Nội.
a. Các sản phẩm tập trung xây
dựng:
- UBND Thành phố chỉ đạo đầu tư
nâng cấp sản phẩm du lịch tại các điểm danh thắng trên địa bàn Hà Nội như: Khu
di tích Thành cổ Hà Nội, Khu di tích Cổ Loa, Khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử
Giám, di tích Chùa Hương, Khu di tích Làng cổ - Đường Lâm, chùa Tây Phương,
chùa Thầy…
- Tiếp tục phối hợp với Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh: Phú Thọ, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An và Thừa
Thiên Huế khảo sát và hoàn chỉnh việc xây dựng tour “Hành trình qua một số vùng
kinh đô Việt cổ”.
- Khảo sát và chuẩn hóa phần
thuyết trình du lịch cho khu vực trung tâm Hoàng thành Thăng Long (mời một số
nhà nghiên cứu lịch sử, nhà khảo cổ học, nhà Hà Nội học và chuyên gia Du lịch
tham gia).
- Khảo sát và xây dựng tour du lịch
chuyên đề các Bảo tàng ở Hà Nội, như các bảo tàng Lịch sử, bảo tàng Mỹ Thuật, bảo
tàng Lịch sử Quân sự, Bảo tàng Dân tộc học, bảo tàng phụ nữ, Bảo tàng Đường Trường
Sơn…
- Khảo sát và xây dựng các
chương trình du lịch sinh thái khu vực Ba Vì.
- Tiếp tục nâng cấp, phát triển
tuyến du lịch trên sông Hồng.
- Gắn biển một số cơ sở dịch vụ
du lịch đạt chuẩn trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Hỗ trợ phát triển du lịch gắn
với phố nghề - làng nghề (Bát Tràng, Vạn Phúc, Quất Động, Chuyên Mỹ…); làng cổ
- phố cổ (khu phố cổ Hà Nội, Cổ Loa, Thành cổ Sơn Tây, làng Việt cổ Đường
Lâm…).
- Nâng cấp, khai thác và đẩy mạnh
việc quảng bá du lịch văn hóa và ẩm thực đặc sắc của Hà Nội. Hỗ trợ việc gắn kết
các hoạt động nghệ thuật và ẩm thực truyền thống với du lịch như: rối nước
(Chàng Sơn, Thạch Xá, Bình Phú – Thạch Thất), chèo tàu (Tân Hội – Đan Phượng) …
cốm làng Vòng (Từ Liêm), bánh tẻ Phú Nhi (Sơn Tây), giò chả Ước Lễ (Thanh Oai)…
- Khảo sát và hoàn thành việc
xây dựng một số tour theo mô hình du lịch cộng đồng (homestay) tại một số huyện
ngoại thành của Hà Nội.
- Chỉ đạo và hỗ trợ Quận Hoàn Kiếm
xây dựng và triển khai chương trình du lịch tham quan thành phố (Hà Nội City
tour) bằng phương tiện sạch (xe chạy điện).
- Xây dựng tour võ thuật Hà Nội,
khai thác các nét tiêu biểu, đặc sắc và thế mạnh của võ thuật Việt Nam và Hà Nội
để kết hợp với phát triển du lịch.
Các sản phẩm du lịch cần mang đậm
ý nghĩa lịch sử của Thủ đô Hà Nội đồng thời cũng thể hiện được một Hà Nội mới, hiện
đại. Các sản phẩm cần khai thác được những lợi thế về bề dày lịch sử qua các di
tích, bảo tàng; nét tài hoa của người Hà Nội qua các làng nghề - phố nghề; cảnh
quan thiên nhiên tươi đẹp của các khu sinh thái…
(Việc xây dựng từng sản phẩm du
lịch nói trên có đề án riêng cụ thể)
b. Hoàn thành một số dự án du
lịch:
Dự án Cảng du lịch Bát Tràng.
Dự án Cải tạo đường chợ Sa đi Chợ
Tó (Cổ Loa – Đông Anh).
Dự án Cầu Suối Bơn và đoạn nối
đường Tản Lĩnh Yên Bài đến đường Láng – Hòa Lạc (Huyện Ba Vì);
Dự án hạ tầng du lịch đền Hai Bà
Trưng – Huyện Phúc Thọ.
Đơn vị thực hiện: Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch Hà Nội.
Đơn vị phối hợp: Các quận huyện
liên quan.
3. Liên hoan ẩm thực Hà
Thành:
Đơn vị thực hiện: Tổng Công ty
Du lịch Hà Nội.
Đơn vị phối hợp: Các đơn vị liên
quan.
Địa điểm: Công viên nước Hồ Tây,
Hà Nội.
4. Phát động các phong trào
“Người Hà Nội đón bạn thăm nhà”; “Năm Du lịch Xanh” tại Hà Nội:
Đơn vị thực hiện: Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch Hà Nội.
Đơn vị phối hợp: UBND các quận,
huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố.
Thời gian: Trong 2 năm 2009 –
2010.
Địa điểm: tại các quận, huyện,
thị xã của Hà Nội.
5. Tổ chức cuộc thi hướng dẫn
viên du lịch giỏi Hà Nội:
Đơn vị thực hiện: Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch Hà Nội.
Đơn vị phối hợp: Hiệp hội Du lịch
Việt Nam, Hiệp hội Du lịch Hà Nội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch một số tỉnh,
thành phố.
Thời gian: Cuộc thi sẽ diễn ra từ
tháng 4 đến tháng 7/2010 với các vòng sơ kết, bán kết và đêm chung kết của Hà Nội
dự kiến vào tháng 6/2010. Phối hợp với Tổng cục Du lịch tổ chức đêm Chung kết
cuộc thi hướng dẫn viên giỏi toàn quốc vào dịp 09/7/2010 (Chọn 10 thí sinh xuất
sắc nhất tham dự đêm Chung kết toàn quốc nhân Ngày Du lịch Việt Nam 09/7).
Địa điểm dự kiến: Cung Văn hóa
Lao động Hữu nghị Việt Xô.
6. Tổ chức Festival Du lịch
Quốc tế Thăng Long – Hà Nội 2010:
Đơn vị thực hiện: Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch Hà Nội.
Đơn vị phối hợp: Các đơn vị liên
quan.
Thời gian: Từ 02 đến 09/10/2010.
Địa điểm: Cung Văn hóa Lao động
Hữu nghị Việt Xô.
7. Lễ hội Áo dài ba Miền Việt
Nam:
Đơn vị thực hiện: Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch Hà Nội.
Đơn vị phối hợp: Tập đoàn Bảo
Sơn.
Thời gian: Trong tháng 10/2010.
Địa điểm: Khu du lịch Thiên đường
Bảo Sơn, An Khánh, Hoài Đức.
8. Tổng kết Năm Du lịch Quốc
gia 2010:
Đơn vị thực hiện: Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch Hà Nội.
Đơn vị phối hợp: Các đơn vị liên
quan.
Thời gian: Ngày 31/12/2010.
Địa điểm: Thành phố Hà Nội.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG
CỦA DU LỊCH LỒNG GHÉP VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NĂM ĐẠI LỄ 2010 - KỶ NIỆM 1000
NĂM THĂNG LONG – HÀ NỘI
1. Lồng ghép với các hoạt động,
sự kiện do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội chủ trì:
1.1. Lễ hội Phố Hoa.
1.2. Triển lãm “Nghề gốm Bát
Tràng – cổ truyền và hiện đại”, giới thiệu công trình nghệ thuật ghép gốm “Con
đường gốm sứ”.
1.3. Liên hoan thả diều 3 Miền.
1.4. Đêm Hội Văn hóa Nghệ thuật
kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội
2. Tuần lễ hàng thủ công mỹ
nghệ Hà Nội năm 2010 (HaNoi Craft Week 2010) do Sở Công Thương chủ trì tổ
chức với Chủ đề “Nghìn năm tinh hoa”.
3. Các hoạt động phối hợp với
các quận, huyện, thị xã tổ chức: Theo lịch sự kiện và các lễ hội do UBND
các quận, huyện, thị xã xây dựng cụ thể.
4. Các hoạt động phối hợp với
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch và các bộ, ngành Trung ương:
4.1. Chiến dịch tổng thể phát động
thị trường Nhật Bản (tại Osaka, Nagoya, Fukuoka, Tokyo) và tham dự Hội chợ JATA
– Nhật Bản (Hội chợ chuyên đề du lịch lớn nhất Châu Á). Tổng cục Du lịch chủ
trì. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham gia để giới thiệu Năm Du lịch Quốc
gia 2010 tại Hà Nội và Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội (từ 10-22/9/2009).
4.2. Hội thị Chế biến món ăn dân
tộc Việt Nam toàn quốc 12/2009 tại Công viên nước Hồ Tây (Tổng cục Du lịch chủ
trì).
4.3. Festival MeKong – Nhật Bản
tại Cần Thơ (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì).
4.4. Triển lãm VietHotel tại Hà
Nội tháng 12/2009 (Tổng cục Du lịch chủ trì).
4.5. Chương trình giới thiệu điểm
đến Việt Nam tại Bắc Kinh – Thượng Hải – Hồ Nam – Thâm Quyến (Trung Quốc) từ
22-30/8/2009 (Tổng cục Du lịch chủ trì).
4.6. Tổ chức Tour Du lịch Quốc tế
leo núi cắm cờ “Thăng Long – Hà Nội 1000 năm tuổi” trên đỉnh Fan xi păng (Tổng
cục Du lịch chủ trì)
4.7. Tham gia Hội chợ Travex
trong khuôn khổ Diễn đàn Du lịch Châu Á tại Brunei 01/2010 (Tổng cục Du lịch chủ
trì).
4.8. Tổ chức trưng bày triển lãm
Việt Nam trong Triển lãm Quốc tế Expor Thượng Hải 2010 với chủ đề “1000 năm
Thăng Long – Hà Nội”, từ tháng 5 – 10/2010 (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).
4.9. Hội nghị của Ủy ban Đông Á
– Thái Bình Dương và Ủy ban Nam Á của UNWTO (Tổ chức Du lịch Thế giới) lần thứ
22, và Hội nghị Tổng kết việc thực hiện Dự án Đào tạo Nguồn nhân lực cho ngành
Du lịch Việt Nam của EU được tổ chức tại Hà Nội khoảng tháng 6/2010 (Tổng cục
Du lịch chủ trì).
4.10. Các hoạt động Kỷ niệm 50
năm thành lập Ngành Du lịch Việt Nam (1960 - 2010) (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch và Tổng cục Du lịch chủ trì).
4.11. Triển lãm Thành tựu kinh tế
- xã hội Việt Nam và Thăng Long – Hà Nội (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ
trì).
4.12. Lễ hội làng nghề - phố nghề
Thăng Long – Hà Nội (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì).
5. Các hoạt động phối hợp với
các địa phương: (Có kế hoạch riêng).
5.1. Festival hoa Đà Lạt 2010
(do Tỉnh Lâm Đồng chủ trì).
5.2. Lễ dâng hương tưởng niệm
các Vua Hùng tại đền Hùng và chương trình nghệ thuật chào mừng 1000 năm Thăng
Long (do tỉnh Phú Thọ chủ trì).
5.3. Lễ dâng hương tại đền Đô và
Festival Văn hóa – Du lịch Bắc Ninh 2010 (do tỉnh Bắc Ninh chủ trì).
5.4. Lễ hội Đức Thánh Trần và
các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch nhằm tái hiện, tôn vinh lịch sử nhà Trần,
gắn với 1000 năm Thăng Long – Hà Nội (do tỉnh Nam Định chủ trì).
5.5. Lễ hội cố đô Hoa Lư và các
hoạt động văn hóa, nghệ thuật, du lịch tôn vinh lịch sử nhà Đinh, Tiền Lê và Lý
(do tỉnh Ninh Bình chủ trì).
5.6. Lễ hội Lam Kinh và các hoạt
động văn hóa, thể thao, du lịch tôn vinh anh hùng dân tộc Lê Lợi (do tỉnh Thanh
Hóa chủ trì).
5.7. Lễ hội làng Sen và các hoạt
động văn hóa, thể thao, du lịch kỷ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
(do tỉnh Nghệ An chủ trì).
5.8. Festival Huế 2010 gắn với kỷ
niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội (do tỉnh Thừa Thiên – Huế chủ trì).
5.9. Festival Tây Sơn – Bình Định
lần thứ II và Liên hoan Võ thuật cổ truyền Quốc tế tại Bình Định (do tỉnh Bình
Định chủ trì).
5.10. Hội thảo khoa học “1000
năm thương nhớ đất Thăng Long”; Lễ hội “Tự hào Thăng Long – Hà Nội 1000 năm”
(do TP Hồ Chí Minh chủ trì).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
HỢP TÁC QUỐC TẾ
1. Hợp tác với các Thành phố
tỉnh, thành phố có quan hệ với Hà Nội:
1.1. Các tỉnh thành phố của Trung
Quốc thuộc phạm vi “Hai hành lang – một vành đai kinh tế” bao gồm Quảng Tây,
Vân Nam, Quảng Đông, Hải Nam:
- Đề nghị các tỉnh, thành phố nước
bạn hỗ trợ Hà Nội trong việc xúc tiến quảng bá các sản phẩm du lịch và chương
trình Năm Du lịch Quốc gia 2010 để khách du lịch Trung Quốc tham gia.
- Mời tham gia Festival du lịch
quốc tế Thăng Long – Hà Nội tổ chức vào tháng 10/2010.
Đơn vị thực hiện: Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch Hà Nội.
1.2. Các thành phố hợp tác
trong mạng lưới ANMC21 (Mạng lưới các thành phố lớn Châu Á thế kỷ 21) và CPTA
(Hội đồng Xúc tiến Du lịch Châu Á):
- Đề nghị các thành phố thành
viên ANMC21 và CPTA hỗ trợ Hà Nội trong việc xúc tiến quảng bá các sản phẩm du
lịch và chương trình Năm Du lịch Quốc gia 2010 để khách du lịch từ các thành phố
thành viên tham gia chương trình.
- Đề nghị các thành phố thành
viên CPTA tham gia Festival du lịch quốc tế Thăng Long – Hà Nội tổ chức vào
tháng 10/2010.
Đơn vị thực hiện: Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch Hà Nội.
1.3. Các thành phố có ký kết
hợp tác song phương với thủ đô Hà Nội như Bangkok – Thái Lan, Viêng Chăn – Lào,
Fukuoka – Nhật Bản, Singapore.
- Đề nghị các tỉnh, thành phố nước
bạn hỗ trợ Hà Nội trong việc xúc tiến quảng bá các sản phẩm du lịch và chương
trình Năm Du lịch Quốc gia 2010 để khách du lịch quốc tế tham gia.
- Mời tham gia Festival du lịch
quốc tế Thăng Long – Hà Nội tổ chức vào tháng 10/2010.
Đơn vị thực hiện: Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch Hà Nội.
2. Hợp tác thông qua các Đại
sứ quán các nước tại Hà Nội:
- Đề nghị Đại sứ quán các nước tại
Việt Nam hỗ trợ thông tin tuyên truyền về Năm du lịch quốc gia tại mạng thông
tin của cơ quan ngoại giao nước bạn.
- Đề nghị Đại sứ quán các nước
có quan hệ mật thiết với Việt Nam như Lào, Campuchia hỗ trợ mời doanh nghiệp nước
bạn tham gia Festival du lịch quốc tế Thăng Long – Hà Nội tổ chức vào tháng
10/2010.
Đơn vị thực hiện: Sở Ngoại vụ phối
hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội và các đơn vị có liên quan tổ chức.
C. CÔNG
TÁC TUYÊN TRUYỀN QUẢNG BÁ CHO NĂM DU LỊCH QUỐC GIA 2010
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Hoạt động tuyên truyền quảng bá
cho Năm Du lịch Quốc gia 2010 là một trong những hoạt động chủ yếu nhằm quảng
bá hình ảnh Thăng Long – Hà Nội 1000 năm tuổi, xúc tiến và thu hút khách du lịch
quốc tế và trong nước đến với Hà Nội trong dịp này.
Công tác tuyên truyền quảng bá
thực hiện qua nhiều kênh thông tin khác nhau trong nước và quốc tế đảm bảo quảng
bá tốt nhất hình ảnh Thăng Long – Hà Nội nghìn năm văn hiến, điểm đến du lịch hấp
dẫn đối với khách du lịch quốc tế và trong nước nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng
Long – Hà Nội.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN
QUẢNG BÁ
1. Phát hành ấn phẩm quảng bá
du lịch Năm Du lịch Quốc gia 2010 tại Hà Nội:
Đơn vị thực hiện: Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch Hà Nội.
Thời gian: từ tháng 8 đến tháng
12/2009.
Ngôn ngữ thể hiện: tiếng Việt,
tiếng Anh và một số ngoại ngữ cần thiết khác.
- Phim quảng bá du lịch Hà Nội
(DVD) khoảng 30 phút bằng 5 thứ tiếng.
- Phát hành ấn phẩm quảng bá, giới
thiệu chung về Hà Nội, giới thiệu về các hoạt động kỷ niệm 1000 năm tại Hà Nội,
giới thiệu hệ thống doanh nghiệp Hà Nội và các thông tin về bệnh viện, ngân
hàng, Đại sứ quán, bưu điện…
- Tổ chức các chương trình giới
thiệu điểm đến, triển lãm du lịch, hội nghị - hội thảo ở trong và ngoài nước (Hội
chợ du lịch ITB Singapore 10/2009, Hội chợ ITE TP Hồ Chí Minh tháng 10/2009,
WTM tại Anh tháng 11/2009, ITB tại Đức tháng 3/2010…).
- Các hãng truyền thông, báo chí
có những bài viết chuyên đề, thường kỳ về các điểm đến và các hoạt động trong
chuỗi Hành trình 1.000 năm Thăng Long.
- Trang Thông tin điện tử
(website) của Trung tâm thông tin và xúc tiến du lịch Hà Nội, các Tổ chức hợp
tác quốc tế mà Du lịch Hà Nội là thành viên như CPTA, TPO.
- Các ấn phẩm tuyên truyền quảng
bá du lịch năm 2009 – 2010.
2. Xây dựng các biển quảng bá
tấm lớn chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long và Năm Du lịch Quốc gia 2010 trên
các trục đường vào cửa ngõ Thủ đô Hà Nội, 02 biển tấm lớn trên trục đường dẫn đến
sân bay Đà Nẵng và sân bay Tân Sơn Nhất.
Đơn vị thực hiện: Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch Hà Nội.
3. Xây dựng biển quảng bá tấm
nhỏ, tập gấp cho một số làng nghề du lịch.
Đơn vị thực hiện: Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch Hà Nội.
4. Tuyên truyền trên báo, đài
của Trung ương và địa phương về ý nghĩa mục đích, các hoạt động của Năm Du lịch
Quốc gia 2010.
Đơn vị thực hiện: Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông.
5. Tuyên truyền và vận động
sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, các cơ quan, đơn vị, trường học, các quận,
huyện, thị xã, các phường, xã, thị trấn, khu dân cư về: Ý nghĩa mục đích
Năm Du lịch Quốc gia 2010; xây dựng nếp sống văn minh đô thị, phong cách giao
tiếp, ứng xử lịch sự, văn minh nơi công cộng.
D. KINH
PHÍ THỰC HIỆN
1. Ngân sách Trung ương và nguồn
Chương trình hành động Quốc gia về du lịch cấp cho Thành phố Hà Nội thực hiện một
số sự kiện, hoạt động tiêu biểu nhất và công tác đầu tư, xây dựng sản phẩm du lịch
cho Năm Du lịch Quốc gia 2010 tại Hà Nội.
2. Ngân sách của thành phố Hà Nội:
cấp cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội và các sở, ban, ngành, quận, huyện,
thị xã liên quan để tổ chức, thực hiện các sự kiện, hoạt động của Năm Du lịch
Quốc gia trong 2 năm 2009 và năm 2010.
3. Nguồn kinh phí xã hội hóa:
Huy động các nguồn lực xã hội, đặc biệt từ các tổ chức, doanh nghiệp, các tổ chức
quốc tế tham gia các sự kiện Năm Du lịch Quốc gia 2010 tại Hà Nội, xây dựng sản
phẩm du lịch, đào tạo nguồn nhân lực nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ.
E. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO – TỔ CHỨC
1. Ban Chỉ đạo Nhà nước Năm
Du lịch Quốc gia: Đề nghị Ban Chỉ đạo Quốc gia Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long
– Hà Nội trực tiếp chỉ đạo Năm Du lịch Quốc gia.
2. Thành lập Ban Tổ chức gồm:
- Trưởng ban: Đồng chí Chủ tịch
UBND thành phố làm trưởng ban;
- Phó Trưởng ban: Đồng chí Thứ
trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đồng chí Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà
Nội phụ trách lĩnh vực Văn hóa Thể thao và Du lịch, Đại diện lãnh đạo Tổng cục
Du lịch;
- Ủy viên: Các đồng chí đại diện
Lãnh đạo các đơn vị có liên quan của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các sở,
ban, ngành thành phố, đại diện Ủy ban MTTQ thành phố và các đoàn thể, UBND quận,
huyện, thị xã; Tổng công ty Du lịch Hà Nội.
II. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
1. Ban Chỉ đạo Nhà nước Năm
Du lịch Quốc gia 2010 tại Hà Nội
Đề nghị Ban Chỉ đạo Quốc gia Kỷ
niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, chỉ đạo xuyên suốt quá trình hoạt động, tổ
chức sự kiện trong Năm Du lịch Quốc gia 2010 tại Hà Nội.
2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch Hà Nội
Là đơn vị thường trực giúp UBND
Thành phố, Ban Chỉ đạo, Ban tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2010 tại Hà Nội triển
khai các công việc.
Phối hợp với sở, ban, ngành;
UBND các quận, huyện, thị xã tổng hợp kế hoạch chung của toàn Thành phố, tham
mưu chỉ đạo tổ chức triển khai các hoạt động phục vụ đúng thời gian, tiến độ và
chất lượng các nhiệm vụ được giao.
Là đầu mối liên hệ với các cơ
quan liên quan của Trung ương và các địa phương để tiếp nhận thông tin, đề xuất
giải quyết các nhiệm vụ được phân công đảm bảo kịp thời, hiệu quả.
Xây dựng kế hoạch, chương trình,
kịch bản các hoạt động của Năm Du lịch Quốc gia 2010 tại Hà Nội; Chủ trì triển
khai các công việc liên quan đến hoạt động trong chuỗi sự kiện; Tuyên truyền
trên pano, khẩu hiệu, băng rôn… trên các trục tuyến phố chính, các khu vực diễn
ra sự kiện theo chỉ đạo của Tiểu ban Tuyên truyền thuộc Ban Chỉ đạo 1000 năm
Thăng Long – Hà Nội và Ban Tuyên giáo Thành ủy.
Là đầu mối liên lạc, phối hợp với
các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã liên quan thực hiện tốt các hoạt động
theo nhiệm vụ được giao; Tổng hợp tình hình, kịp thời nắm bắt khó khăn, vướng mắc
của các đơn vị, đề xuất phương án, báo cáo Ban Chỉ đạo giải quyết; Thực hiện
các công việc phát sinh liên quan.
3. Đề nghị Ban Tuyên giáo
Thành ủy
- Chỉ đạo công tác tư tưởng,
tuyên truyền triển khai đến các cấp ủy Đảng, chính quyền, nhân dân về sự kiện Năm
Du lịch Quốc gia 2010 tại Hà Nội.
- Chỉ đạo Sở Thông tin Truyền
thông và các cơ quan báo đài Hà Nội (Báo Hà Nội Mới, Kinh tế & Đô thị, An
ninh Thủ đô, Đài Truyền hình Hà Nội…) thực hiện tốt công tác tuyên truyền trong
suốt quá trình chuẩn bị, quá trình diễn ra và sau khi kết thúc Năm Du lịch Quốc
gia 2010 tại Hà Nội.
4. Sở Ngoại vụ
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch trong công tác tuyên truyền quảng bá Năm Du lịch Quốc gia qua
các kênh thông tin và các hoạt động đối ngoại.
- Phối hợp với các đơn vị Trung
ương và Thành phố chủ trì, phối hợp đảm bảo công tác Lễ tân và đối ngoại theo
nghi lễ ngoại giao.
5. Công an Thành phố
- Căn cứ chương trình Năm Du lịch
Quốc gia, phối hợp với các cơ quan liên quan của Bộ Công an xây dựng phương án
đảm bảo an ninh chính trị, và trật tự, an toàn xã hội trước, trong và sau Năm
Du lịch Quốc gia.
- Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho
các hoạt động của sự kiện (tại các địa điểm, các cơ sở lưu trú được lựa chọn
cho các hoạt động).
- Đảm bảo công tác an ninh, trật
tự, an toàn giao thông cho các hoạt động tại Thủ đô trong thời gian này.
- Đảm bảo an toàn, an ninh cho
khách trong nước và quốc tế, kịp thời xử lý các tình huống phát sinh.
6. Sở Tài chính
- Chủ động phối hợp với Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch, các đơn vị liên quan đảm bảo kinh phí phục vụ và hướng
dẫn các sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị lập dự toán phục vụ các hoạt động, hướng
dẫn thanh quyết toán theo quy định.
- Tổng hợp dự toán kinh phí chi
phục vụ tổ chức sự kiện, báo cáo Bộ Tài chính trình Chính phủ xem xét quyết định.
7. Sở Kế hoạch Đầu tư: Phối
hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Sở Tài chính trong công tác xét duyệt,
bổ sung kinh phí hoạt động xúc tiến đầu tư du lịch của Thành phố cho hoạt động
xúc tiến Năm Du lịch Quốc gia 2010.
Đôn đốc các dự án Du lịch trọng
điểm 2010 đảm bảo đúng tiến độ đưa vào phục vụ du khách.
8. Sở Giao thông vận tải: Đơn
vị thường trực công tác An toàn giao thông trên địa bàn Thành phố.
- Chủ trì phối hợp với Công an
Thành phố xây dựng và thực hiện kế hoạch phân luồng, sắp xếp giao thông, đảm bảo
không ùn tắc giao thông, thuận lợi cho các đoàn quan chức, các đoàn khách quốc
tế tham dự hội nghị, hội thảo, Lễ khai mạc, bế mạc.
- Thay thế, sửa chữa biển báo,
biển hiệu không đảm bảo tiêu chuẩn, mỹ quan Thành phố.
- Xây dựng phương án xe ô tô phục
vụ các đoàn đại biểu tham dự Hội nghị, Hội thảo, Lễ khai mạc, bế mạc, và các dự
kiện trong Năm Du lịch Quốc gia.
9. Sở Y tế: Chủ trì, phối
hợp với các đơn vị liên quan xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch đáp ứng
y tế, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn;
Kịp thời xử lý các tình huống xảy ra.
10. Sở Nội vụ: Phối hợp với
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các đơn vị có liên quan báo cáo UBND Thành phố
khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong các hoạt
động phục vụ sự kiện này.
11. Sở Xây dựng: Đơn vị
thường trực chỉnh trang, nâng cấp và tăng cường trật tự đô thị thành phố với
phương châm: Trật tự, kỷ cương, an toàn, xanh – sạch – đẹp (Kế hoạch số
37/KH-UBND ngày 7/4/2008 của UBND Thành phố).
- Tổ chức vệ sinh, bố trí cây
hoa, chỉnh trang đường phố, đảm bảo Thành phố xanh – sạch – đẹp trong Năm Du lịch
Quốc gia.
- Đảm bảo tốt công tác chiếu
sáng và trang trí đô thị. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc cung cấp đủ nước sạch
cho sinh hoạt, đảm bảo công tác thoát nước, môi trường, đô thị.
12. Công ty Điện lực Hà Nội: Có
kế hoạch đảm bảo cung cấp điện phục vụ các hoạt động trước, trong và sau sự kiện,
điện chiếu sáng, sinh hoạt của Thành phố; Có phương án dự phòng khi có sự cố mất
điện xảy ra, đặc biệt là nơi diễn ra các hoạt động hoặc nơi ở của các đoàn
khách quốc tế.
13. Sở Công Thương: Triển
khai chỉnh trang nâng cấp, chuẩn bị các nguồn hàng, xây dựng Trung tâm thương mại,
Chợ, Cửa hàng – Quầy hàng: an toàn, văn minh, hiệu quả. Khuyến khích tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp sản xuất và quảng bá tiêu thụ các sản phẩm quà tặng,
đồ lưu niệm mang dấu ấn Năm Du lịch Quốc gia; Chủ trì, phối hợp với các đơn vị
có liên quan tổ chức triển lãm làng nghề, phố nghề thủ công mỹ nghệ.
14. Đề nghị Báo Hà Nội Mới,
Báo Kinh tế Đô thị, Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội và các báo đài Hà Nội:
Phối hợp trong công tác thông tin, tuyên truyền trước, trong và sau sự kiện.
15. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc và các đoàn thể của Thành phố: Triển khai kế hoạch động viên các tầng
lớp nhân dân Thủ đô với phương châm xây dựng Thủ đô trật tự, kỷ cương, an toàn,
xanh, sạch đẹp để chào đón sự kiện trọng đại này. Duy trì thường xuyên và đẩy mạnh
cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nếp sống
văn hóa người Hà Nội thanh lịch văn minh. Vận động toàn thể nhân dân Thủ đô thực
hiện nếp sống, hành vi ứng xử văn hóa, thể hiện ở mọi lúc, mọi nơi, trong mọi
lĩnh vực đời sống hàng ngày, cụ thể theo từng ngành, từng lĩnh vực: Các cộng đồng
dân cư, cơ quan hành chính sự nghiệp thuộc Trung ương và Hà Nội, lực lượng vũ
trang, đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, trường học, bệnh viện … trung tâm
thương mại, chợ, cửa hàng, quầy hàng, tuyến phố…
16. Các sở, ban, ngành thành
phố: Phối hợp triển khai thực hiện các nhiệm vụ của sự kiện: Hướng dẫn thực
hiện tốt chương trình mục tiêu xây dựng văn hóa người Hà Nội; Vận động các
thanh niên và nhân dân Thủ đô có lời nói, cử chỉ đúng mực khi tiếp xúc với
khách quốc tế thể hiện lòng hiếu khách, trọng thị; Không nài, ép mua, bán tại
các khu vực, đặc biệt là nơi các đoàn khách quốc tế đến tham quan như các điểm
du lịch, danh thắng… Mời các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước tham gia các
sự kiện…
17. UBND Quận Hoàn Kiếm: Tham
gia công tác tổ chức Lễ công bố - Tổng kết Năm Du lịch Quốc gia và một số hoạt
động có liên quan khác diễn ra trên địa bàn.
18. UBND các quận, huyện, thị
xã:
Căn cứ yêu cầu, nội dung hoạt động
của Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã trực thuộc xây dựng kế hoạch tổng
thể, tổ chức thực hiện tại địa phương.
- Chủ động triển khai kế hoạch
tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị của các di tích lịch sử văn hóa, di tích cách
mạng kháng chiến, danh lam thắng cảnh trên địa bàn gắn với chương trình phát
triển du lịch của địa phương.
- Tuyên truyền sâu rộng trong mọi
tầng lớp nhân dân Thủ đô về ý nghĩa, mục đích của Năm Du lịch Quốc gia 2010 tại
Hà Nội bằng nhiều hình thức, nội dung phong phú, hấp dẫn.
- Đảm bảo an ninh chính trị, trật
tự an toàn xã hội, đẩy mạnh phòng ngừa và đấu tranh chống các loại tội phạm, giải
quyết các vấn đề dân sinh bức xúc.
- Xây dựng nếp sống văn minh đô
thị, phong cách giao tiếp văn minh, ứng xử lịch sự, văn minh nơi công cộng, chấp
hành pháp luật.
19. Tổng công ty du lịch Hà Nội:
- Xây dựng kế hoạch, đề án phát
triển du lịch gắn với văn hóa năm 2010 và những năm tiếp theo; Phát huy giá trị
các di tích lịch sử văn hóa, di tích lịch sử cách mạng, là tiềm năng để phát
triển các tua du lịch phục vụ du khách trong nước và quốc tế;
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch quy hoạch mạng lưới cơ sở của ngành du lịch, khách sạn, cơ sở
lưu trú trên địa bàn Thành phố; Mở rộng hoạt động phối hợp với các địa phương về
lĩnh vực du lịch trên địa bàn cả nước.
- Phát triển các hoạt động về lữ
hành, hoạt động vui chơi, giải trí; gắn du lịch với các hoạt động văn hóa, du lịch
gắn với làng nghề phố nghề; du lịch gắn với các di tích lịch sử, văn hóa.
20. Các Tổng Công ty, doanh
nghiệp trên địa bàn: Tham gia các hoạt động trong khuôn khổ Năm Du lịch Quốc
gia 2010, đầu tư cơ sở vật chất, cung cấp các sản phẩm du lịch phục vụ du khách
tới tham quan Thủ đô Hà Nội.
21. Đề nghị các tỉnh, thành
phố: Tham gia công tác tuyên truyền quảng bá cho chương trình Năm Du lịch
Quốc gia 2010, chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trực thuộc và các doanh
nghiệp trên địa bàn tham gia Liên hoan Du lịch Quốc tế Hà Nội 2010 để quảng bá
sản phẩm du lịch của địa phương tại Thủ đô Hà Nội.
22. Đề nghị Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao và các Bộ, Ngành có liên quan: Chỉ đạo các
đơn vị liên quan chủ động tham gia và hỗ trợ trực tiếp, phối hợp với Thành phố
Hà Nội tổ chức thành công Năm Du lịch Quốc gia 2010 tại Hà Nội.
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội
đề nghị Ban Tuyên giáo Thành ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, yêu cầu
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội, các sở, ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban
nhân dân các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan của thành phố Hà Nội
chủ động tổ chức triển khai các nội dung hoạt động liên quan đến Năm Du lịch Quốc
gia 2010 tại Hà Nội, định kỳ theo tháng báo cáo công tác triển khai và kết quả
hoạt động Chương trình Năm Du lịch Quốc gia 2010 về Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch Hà Nội để tổng hợp báo cáo UBND Thành phố.