ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC NINH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 63/2011/QĐ-UBND
|
Bắc Ninh, ngày 18
tháng 05 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH DẠY HÁT DÂN CA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG CÁC TRƯỜNG HỌC
GIAI ĐOẠN 2011-2015
UBND TỈNH BẮC NINH
Căn cứ luật tổ chức HĐND và UBND ngày
26/11/2003;
Căn cứ luật Ngân sách Nhà nước ngày 16/12/2002;
Thực hiện chương trình hành động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá Dân
ca Quan họ Bắc Ninh;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Ninh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành Kế hoạch dạy hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong trường học giai đoạn
2011-2015.
Điều 2. Giao
Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với các Sở, Ngành có liên quan; UBND
các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện.
Điều 3. Quyết
định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Thủ trưởng các cơ quan:
Văn phòng UBND tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, các Sở, Ngành ngành có liên quan
và UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành./.
|
TM. UBND TỈNH
CHỦ TỊCH
Nguyễn Nhân Chiến
|
KẾ HOẠCH
DẠY
HÁT DÂN CA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG CÁC TRƯỜNG HỌC GIAI ĐOẠN 2011 – 2015
(Kèm theo Quyết định số /2011/QĐ-UBND ngày tháng 5 năm 2011 của UBND tỉnh Bắc
Ninh)
I. Mục đích yêu cầu
- Dân ca Quan họ Bắc
Ninh - Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, một hình thức nghệ
thuật tiêu biểu, độc đáo và đặc sắc của cư dân đồng bằng Bắc bộ nói chung và của
tỉnh Bắc Ninh nói riêng. Giữ gìn và làm phong phú thêm giá trị văn hoá của Dân
ca Quan họ Bắc Ninh là trách nhiệm của các cấp, các ngành và mỗi người dân Bắc
Ninh.
- Nâng cao nhận thức
cho cán bộ giáo viên, học sinh về niềm tự hào với truyền thống và di sản Dân ca
Quan họ Bắc Ninh, từ đó xác định trách nhiệm gìn giữ, bảo tồn di sản và tuyên
truyền sâu rộng đến cộng đồng.
- Chương trình dạy hát
Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong các nhà trường tỉnh Bắc Ninh phải đảm bảo phù hợp
theo chương trình giáo dục chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, giúp học sinh bậc
phổ thông, thiếu niên và nhi đồng trong tỉnh từng bước tiếp cận với Dân ca Quan
họ Bắc Ninh nhằm gìn giữ và bảo tồn di sản văn hoá Dân ca Quan họ Bắc Ninh.
- Chương trình phải phù
hợp với khả năng và tâm, sinh lý từng lứa tuổi học sinh.
II. Thực trạng về đội
ngũ giáo viên, cơ sở vật chất chương trình bộ môn Âm nhạc trong Giáo dục
Trong kế hoạch giáo dục
hàng năm, Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành các quy định cụ thể cho từng môn học
và hoạt động giáo dục. Bộ môn Âm nhạc, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp;
các môn học có nội dung của địa phương chiếm một thời lượng nhất định, kèm theo
đó là đội ngũ giáo viên và cơ cơ sở vật chất đáp ứng cho từng lớp học, cấp học.
1. Giáo dục Mầm non
* Đội ngũ giáo viên:
Các giáo viên mầm non được đào tạo cơ bản về chuyên môn, trong đó có bộ môn Âm
nhạc.
* Cơ sở vật chất: 01
đàn oocgan, 01 bộ thiết bị âm thanh/trường mầm non
* Chương trình theo quy
định của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Hoạt động giáo dục Âm nhạc trong lĩnh vực thẩm
mĩ: 1tiết/tuần/lớp 5 tuổi.
2. Giáo dục Tiểu học
* Đội ngũ giáo viên:
Toàn tỉnh có 189 giáo viên (viên chức) Âm nhạc.
* Cơ sở vật chất: Các
trường tiểu học đều có thiết bị âm thanh, cả tỉnh có: 115 phòng học âm nhạc,
613 oocgan và piano điện tử.
* Chương trình theo quy
định của Bộ Giáo dục - Đào tạo:
- Môn Âm nhạc: 1 tiết/tuần/lớp
- Giáo dục hoạt động
ngoài giờ lên lớp: 4 tiết/tháng/lớp (tính 9 tháng).
3. Giáo dục THCS
* Đội ngũ giáo viên:
Toàn tỉnh có 118 giáo viên (viên chức) Âm nhạc.
* Cơ sở vật chất: Các
trường THCS đều có thiết bị âm thanh, cả tỉnh có: 44 phòng học Âm nhạc, 89 đàn
oocgan và 8 piano điện tử.
* Chương trình theo quy
định của Bộ Giáo dục - Đào tạo:
- Môn Âm nhạc: + Các lớp
6, 7, 8 học 35 tiết/năm học
+ Lớp 9 học 18 tiết/năm
học
- Giáo dục hoạt động
ngoài giờ lên lớp: 18 tiết/năm học/ lớp
- Nội dung địa phương ở
môn Âm nhạc chỉ được bố trí 01 tiết/năm ở lớp 9.
4. Giáo dục THPT
* Đội ngũ giáo viên:
Các trường THPT không có biên chế giáo viên bộ môn Âm nhạc.
* Cơ sở vật chất: Các
trường THPT chỉ có thiết bị âm thanh phục vụ hoạt động tập thể.
* Chương trình theo quy
định của Bộ Giáo dục - Đào tạo: Giáo dục Hoạt động ngoài giờ lên lớp: 18 tiết/năm
học/ lớp.
III. Nội dung kế hoạch
và các bước tiến hành
1. Chương trình dạy hát
Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong trường học
Căn cứ số tiết học và
hoạt động giáo dục trong nhà trường, chương trình dạy hát Dân ca Quan họ Bắc
Ninh được biên chế như sau:
a. Mầm non
* Tổ chức hoạt động
chính: 01 hoạt động vào buổi chiều (từ 25’ đến 30’)/tháng như hoạt động giáo dục
âm nhạc đang thực hiện.
* Tổ chức hoạt động lồng
ghép:
- Lĩnh vực phát triển
thẩm mĩ: Hoạt động tạo hình (vẽ, nặn, cắt - xé dán) về trang phục Quan họ.
- Lĩnh vực phát triển
ngôn ngữ: Kể chuyện, đọc thơ; làm quen với các chữ cái có cụm từ về nội dung
Quan họ.
- Hoạt động vui chơi và
hoạt động ngoài trời: Cho trẻ nghe và làm quen với các làn điệu Dân ca Quan họ
Bắc Ninh trong khi tổ chức các hoạt động vui chơi.
b. Tiểu học: Thời lượng
0,5 tiết/tuần/lớp, thực hiện trong 32 tuần.
* Nội dung:
- Tìm hiểu về Dân ca
Quan họ Bắc Ninh: 04 tiết/năm học/lớp (02 tiết đầu năm học và 02 tiết vào tuần
3 học kì 2 - dịp tết Nguyên đán).
- Học hát Dân ca Quan họ
Bắc Ninh: 12 tiết/năm/lớp (ứng với 03 buổi hoạt động ngoại khoá) với các bài
hát có giai điệu phù hợp với năng lực nhận thức của học sinh, ca từ phù hợp hoặc
đặt lời mới để phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh từ lớp 1 đến lớp 5.
- Hoạt động ngoại khoá
02 buổi /học kì với nhiều hình thức như thi hát Quan họ, đặt lời theo làn điệu
Dân ca Quan họ Bắc Ninh; liên hoan, giao lưu về Dân ca Quan họ Bắc Ninh...
c. Trung học sơ sở: Thời
lượng 0,5 tiết/tuần/lớp, thực hiện trong 34 tuần.
* Nội dung:
- Tìm hiểu về Dân ca
Quan họ Bắc Ninh: 04 tiết/năm học/lớp (02 tiết đầu năm học và 02 tiết vào tuần
3 học kì 2 - dịp tết Nguyên đán).
- Học hát Dân ca Quan họ
Bắc Ninh: 13 tiết/năm/lớp với các bài Quan họ có giai điệu phù hợp với năng lực
nhận thức của học sinh, ca từ phù hợp hoặc đặt lời mới để phù hợp với tâm lý lứa
tuổi học sinh từ lớp 6 đến lớp 9.
- Hoạt động ngoại khoá
03 buổi /học kì với nhiều hình thức như thi hát Quan họ, đặt lời theo làn điệu
Quan họ Bắc Ninh; liên hoan, giao lưu về Dân ca Quan họ Bắc Ninh...
d. Trung học phổ thông:
Thời lượng 1 tiết/tháng lồng ghép trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với
các nội dung tìm hiểu về Dân ca Quan họ Bắc Ninh và nghe, hát Quan họ; hoạt động
ngoại khoá 01 buổi/học kì với các hình thức như: thi, liên hoan, giao lưu về
Dân ca Quan họ Bắc Ninh.
2. Tăng cường cơ sở vật
chất, đầu tư kinh phí
a. Yêu cầu trước mắt (dự
toán): 1.991.200.000 đồng
* Tài liệu và trang thiết
bị gồm:
- Tài liệu, đĩa VCD và
DVD (bao gồm cả biên soạn), tổng số 480 bộ cho 468 trường, 8 phòng Giáo dục -
Đào tạo, 4 phòng chuyên môn.
- Đầu đọc đĩa VCD, DVD:
468 chiếc.
* Xây dựng và thẩm định
chương trình: 147.200.000 đồng, gồm:
- Xây dựng chương
trình: 368 tiết
- Thẩm định chương
trình và tài liệu: 368 tiết
* Tập huấn Bồi dưỡng
giáo viên: 200.000.000 đồng.
b) Trang bị các năm
sau.
Tổng số tiền dự toán
là: 50.120.400.000 đồng, trong đó:
- Đàn oocgan: 480 chiếc
- Thiết bị âm thanh:
468 bộ
- Máy tính xách tay và
projeter: 468 bộ
- Trang phục Quan họ:
468 trường; 30 bộ/trường.
3. Bổ sung đội ngũ giáo
viên: Bổ sung thêm (kể cả tuyển chính thức số đang hợp đồng) 46 giáo viên bộ
môn Âm nhạc, trong đó: Tiểu học: 21 người; Trung học cơ sở: 25 người.
4. Các bước tiến hành
Bước 1: Triển khai đồng
thời các nội dung Kế hoạch.
- Căn cứ chương trình
được duyệt, Sở Giáo dục - Đào tạo thành lập tổ tư vấn xây dựng nội dung, biên
soạn tài liệu, xong trong tháng 6/2011.
- Sở Giáo dục - Đào tạo
phối hợp với các ngành liên quan thành lập Hội đồng thẩm định tài liệu và phê
duyệt in phát hành nội bộ, xong trước ngày 10/7/2011.
- Phối hợp với sở Nội vụ
tổ chức tuyển chọn giáo viên Âm nhạc, thực hiện dần từng bước, bắt đầu từ kì I
năm học 2011-2012.
- Phối hợp với sở Tài
chính tổ chức đấu thầu mua sắm trang thiết bị phục vụ bộ môn Âm nhạc; in tài liệu,
đĩa VCD, DVD…, xong trước ngày 30/8/2011.
- Phối hợp với các cơ
quan chuyên môn giữa sở Giáo dục - Đào tạo, sở VHTT & DL tổ chức tập huấn bồi
dưỡng giáo viên, thực hiện từ ngày 20/8/2011 và trong năm học.
- Lập kế hoạch xây dựng
cơ sở vật chất đáp ứng giai đoạn 2011-2015, xong trước ngày 30/8/2011.
Bước 2: Thực hiện kế hoạch
tại các trường học.
- Thực hiện dạy hát Dân
ca Quan họ Bắc Ninh trong các trường học trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh bắt đầu từ
năm học 2011-2012.
- Lớp mầm non: Nghe,
xem thông qua phương tiện nghe nhìn kết hợp với các hoạt động bổ trợ khác.
- Các lớp Tiểu học và
THCS: Học theo chương trình, kết hợp với các hoạt động ngoại khoá.
- Các lớp THPT: Thông
qua các tiết học của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các hoạt động ngoại
khoá.
Bước 3: Tổng hợp báo
cáo UBND tỉnh định kì theo năm học.
IV. Tổ chức thực hiện
1. Tăng cường đội ngũ
giáo viên
a. Tuyển dụng: Sở Giáo
dục - Đào tạo phối hợp với Sở Nội vụ thống nhất với UBND các huyện, thị xã,
thành phố xây dựng kế hoạch tuyển dụng 46 giáo viên bộ môn Âm nhạc cho các trường
tiểu học và THCS, hoàn thành trong năm học 2011-2012.
b. Đào tạo, bồi dưỡng:
Sở Giáo dục - Đào tạo phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức tập huấn cho
100% giáo viên dạy môn Âm nhạc các trường tiểu học, THCS và đại diện giáo viên
mầm non, cán bộ Đoàn trường THPT. Tập huấn 05 đợt trong năm học 2011-2012, mỗi
đợt học 02 ngày (mỗi đợt tập huấn đảm bảo nội dung dạy trong 02
tháng).
2. Xây dựng nội dung
chuyên môn
a. Biên tập, Sở Giáo dục
- Đào tạo hợp đồng với các đơn vị nghệ thuật, các Nhạc sĩ, Nghệ sĩ, các nhà tổ
chức biểu diễn và sản xuất chương trình trong và ngoài tỉnh lựa chọn các làn điệu
phù hợp với năng lực nhận thức và tâm sinh lý các lứa tuổi học sinh, đặt lời mới
cho các bài Dân ca Quan họ Bắc Ninh đã lựa chọn. Đối với học sinh THPT, lựa chọn
các bài Quan họ gốc.
b. Sở Giáo dục - Đào tạo,
thành lập Hội đồng chuyên môn, thẩm định tài liệu giảng dạy ở các cấp học bao gồm
các nhà Khoa học Sư phạm, Tâm lý, Nhạc sĩ, Ca sĩ, Lịch sử, Quản lý Giáo dục,
Kinh tế, Du lịch,… để xây dựng phân phối chương trình cho từng khối lớp (chọn nội
dung tuyên truyền, chọn làn điệu, yêu cầu đối với việc đặt lời mới, chủ đề ngoại
khoá,…).
3. Sở tài chính: Thẩm định,
cân đối kinh phí, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xem xét quyết định.
Trong quá trình tổ chức
thực hiện nếu có gì vướng mắc cần phản ảnh kịp thời về UBND tỉnh và các Sở,
Ngành có liên quan để xem xét và giải quyết./.