ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
63/2007/QĐ-UBND
|
Lào
Cai, ngày 15 tháng 8 năm 2007
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HOÁ TRONG LĨNH VỰC
VĂN HOÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND
ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về việc đẩy mạnh
xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể thao;
Căn cứ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự
chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài
chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày
25/5/2006 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng
dịch vụ ngoài công lập; Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
Căn cứ Thông tư số 91/2006/TT-BTC ngày 02/10/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực
hiện Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25/5/2006 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị quyết số 06/2007/NQ-HĐND ngày 16/7/2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh
Lào Cai thông qua chính sách xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá,
thể thao;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hoá Thông tin, tại Tờ trình số 72/TTr-SVH ngày
07/8/2007,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều
1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định
chính sách xã hội hoá trong lĩnh vực văn hoá trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Điều
2. Giao Sở Văn hoá - Thông tin chủ trì, phối
hợp với các sở, ban, ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố tổ chức hướng
dẫn, triển khai thực hiện Quy định này.
Điều
3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở
Văn hoá - Thông tin; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể; Chủ tịch Ủy ban
nhân dân các huyện, thành phố và các đối tượng có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này.
Quyết định này
có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Nguyễn Hữu Vạn
|
QUY ĐỊNH
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HOÁ TRONG LĨNH VỰC VĂN HOÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
LÀO CAI
(Kèm theo Quyết định số 63/2007/QĐ-UBND ngày 15 tháng 8 năm 2007 của UBND tỉnh
Lào Cai)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Mục tiêu của chính sách
Phát huy tiềm
năng, trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo cho sự
nghiệp văn hoá; tạo điều kiện để toàn xã hội đặc biệt là các đối tượng chính
sách, người nghèo được hưởng thụ thành quả văn hoá.
Điều 2. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này áp
dụng về một số chính sách xã hội hoá trong lĩnh vực văn hoá gồm: Hoạt động văn
hoá nghệ thuật, đào tạo văn hoá nghệ thuật, điện ảnh, xuất bản - in - phát
hành, bảo tồn di sản văn hoá, mỹ thuật - nhiếp ảnh, thư viện, dịch vụ bảo hộ
quyền tác giả, hoạt động bảo tàng, xây dựng thiết chế văn hoá trên địa bàn tỉnh
Lào Cai.
Điều 3. Đối tượng áp dụng
1. Các cơ sở
công lập; bao gồm:
a) Đoàn Nghệ thuật
Dân tộc tỉnh; b) Bảo tàng Tổng hợp tỉnh;
c) Thư viện Tổng
hợp tỉnh;
d) Trung tâm Văn
hoá Thông tin tỉnh;
e) Trung tâm
Phát hành phim và Chiếu bóng tỉnh;
g) Trung tâm Đào
tạo cán bộ văn hoá nghệ thuật tỉnh;
2. Các cơ sở
ngoài công lập; bao gồm:
a) Cơ sở do tổ
chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân, nhóm cá
nhân, hộ gia đình hoặc cộng đồng dân cư thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất,
tự đảm bảo kinh phí hoạt động bằng nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước và hoạt động
theo quy định của pháp luật;
b) Cơ sở được
thành lập theo quy hoạch của Nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp văn hoá;
c) Cơ sở được
thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập,
có con dấu và tài khoản riêng được mở tại ngân hàng thương mại hoặc Kho bạc Nhà
nước;
d) Cơ sở hoạt động
trong lĩnh vực văn hoá được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép hoạt động.
Điều
4. Nguyên tắc hoạt động
a) Nhà nước, xã
hội coi trọng và đối xử bình đẳng đối với các sản phẩm và dịch vụ của cơ sở
ngoài công lập như cơ sở công lập.
b) Các cơ sở
công lập và ngoài công lập được tham gia các dịch vụ công do Nhà nước tài trợ,
đặt hàng; tham gia đấu thầu nhận các hợp đồng, dự án sử dụng nguồn vốn trong và
ngoài nước phù hợp với chức năng, nhiệm vụ hoạt động theo quy định của pháp luật.
c) Các đơn vị
công lập, ngoài công lập được liên doanh, liên kết với các tổ chức trong và
ngoài nước phù hợp với chức năng, nhiệm vụ hoạt động nhằm huy động vốn, nhân lực
và công nghệ, nâng cao chất lượng dịch vụ.
d) Đảm bảo các đối
tượng chính sách xã hội được hưởng ưu đãi trong việc cung ứng dịch vụ của các
cơ sở ngoài công lập.
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều
5. Đối với các cơ sở công lập
Chuyển dần các
cơ sở công lập sang cơ chế tự chủ cung ứng dịch vụ công ích.
Điều
6. Hoạt động của các cơ sở công lập sau khi chuyển sang cơ chế tự chủ cung ứng
dịch vụ
1. Hoạt động của
các cơ sở công lập sau khi chuyển sang cơ chế tự chủ cung ứng dịch vụ thực hiện
theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định về quyền
tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và
tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Các cơ sở
công lập sau khi chuyển sang cơ chế tự chủ cung ứng dịch vụ được hưởng ưu đãi:
a) Về đất đai:
Được giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất miễn thu tiền sử dụng đất
theo phương án cụ thể.
b) Về nhà và cơ
sở vật chất: Căn cứ quỹ nhà và cơ sở hạ tầng hiện có thuộc nhà nước quản lý, cơ
sở được tiếp tục sử dụng quỹ nhà và cơ sở hạ tầng theo hình thức thuê dài hạn với
giá ưu đãi.
c) Về chính sách
thuế: Khuyến khích các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực văn hoá hoạt động theo cơ
chế phi lợi nhuận.
Đối với các cơ sở
hoạt động theo cơ chế lợi nhuận được hưởng ưu đãi các loại thuế ở mức cao nhất
theo quy định hiện hành áp dụng trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
d) Về chính sách
huy động vốn: Tỉnh Lào Cai tạo mọi điều kiện thuận lợi để các cơ sở văn hoá tiếp
cận các nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước theo quy định hiện hành.
Điều
7. Đối với cơ sở văn hoá ngoài công lập thành lập mới
Nhà nước khuyến
khích phát triển các cơ sở ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực văn hoá. Các
cơ sở văn hoá ngoài công lập thành lập mới thực hiện theo Nghị định số
53/2006/NĐ-CP ngày 25/5/2006 của Chính phủ và Thông tư số 91/2006/TT-BTC ngày
02/10/2006 của Bộ Tài Chính.
Điều
8. Giao đất, cho thuê đất đối với cơ sở văn hoá ngoài công lập
1. Các cơ sở
ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực văn hoá được Nhà nước giao đất không
thu tiền sử dụng đất, giao đất miễn thu tiền sử dụng đất.
a) Các cơ sở
ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực văn hoá phục vụ lợi ích công cộng được
Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất.
b) Các cơ sở
ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực văn hoá không phục vụ lợi ích công cộng
mà chỉ đơn thuần cung ứng dịch vụ văn hoá được Nhà nước giao đất miễn thu tiền
sử dụng đất.
2. Các cơ sở ngoài
công lập hoạt động trong lĩnh vực văn hoá sử dụng đất hợp pháp được cấp giấy chứng
nhận quyền sở hữu nhà và tài sản theo quy định của pháp luật.
3. Các cơ sở
ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực văn hoá phải sử dụng đất đúng mục đích.
Trường hợp sử dụng không đúng quy hoạch, đúng mục đích thì cơ sở ngoài công lập
bị thu hồi theo quy định của pháp luật về đất đai đồng thời phải nộp lại toàn bộ
tiền thuê đất được miễn theo giá đất tại thời điểm bị thu hồi trong thời gian sử
dụng đất không đúng mục đích.
Điều
9. Cho thuê, xây dựng cơ sở vật chất văn hoá
Các cơ sở ngoài
công lập hoạt động trong lĩnh vực văn hoá được ưu tiên thuê nhà, cơ sở hạ tầng
dài hạn để cung cấp các sản phẩm dịch vụ phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương.
a) Căn cứ vào quỹ
nhà, cơ sở hạ tầng thuộc Nhà nước quản lý, các cơ sở ngoài công lập hoạt động
trong lĩnh vực văn hoá được ưu tiên thuê và thuê với mức giá ưu đãi.
b) Căn cứ vào
quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Ủy ban nhân
dân các cấp đầu tư xây dựng mới cơ sở vật chất ưu tiên cho các cơ sở ngoài công
lập hoạt động trong lĩnh vực văn hoá thuê dài hạn với mức giá ưu đãi.
c) Các cơ sở
ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực văn hoá khi xây dựng nhà, cơ sở vật chất
được miễn phí xây dựng.
d) Nhà nước hỗ
trợ một phần chi phí giải phóng mặt bằng theo từng dự án cụ thể; khuyến khích
các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp xây dựng cơ sở vật chất cho các cơ sở ngoài
công lập hoạt động trong lĩnh vực văn hoá thuê.
đ) Nhà nước tạo
điều kiện thuận lợi về các thủ tục hành chính, cấp phép xây dựng để các cơ sở
ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực văn hoá thực hiện đầu tư xây dựng, sửa
chữa cơ sở vật chất theo quy hoạch.
e) Được tạo mọi
điều kiện thuận lợi về hồ sơ, thủ tục để xét hưởng ưu đãi thuê nhà, cơ sở hạ tầng
thuộc sở hữu Nhà nước, hỗ trợ chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng cho cơ sở ngoài
công lập hoạt động trong lĩnh vực văn hoá theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều
10. Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu
Khuyến khích các
cơ sở hoạt động trong lĩnh vực văn hoá ngoài công lập hoạt động theo cơ chế phi
lợi nhuận. Đối với các cơ sở hoạt động theo cơ chế lợi nhuận được hưởng ưu đãi
các loại thuế ở mức cao nhất theo quy định hiện hành áp dụng trên địa bàn tỉnh
Lào Cai.
Điều
11. Huy động vốn
1. Các cơ sở
ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực văn hoá được vay vốn của các tổ chức
kinh tế, cá nhân để đầu tư phát triển cơ sở vật chất và có trách nhiệm sử dụng,
hoàn trả vốn vay theo thoả thuận. Khoản chi trả lãi được hạch toán vào chi phí
của cơ sở ngoài công lập.
2. Các cơ sở
ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực văn hoá được phép huy động vốn dưới dạng
góp cổ phần, vốn góp từ người lao động trong đơn vị huy động các nguồn vốn hợp
pháp khác thông qua hợp tác, liên kết với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ
chức tài chính, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư cơ sở vật chất.
3. Các cơ sở
ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực văn hoá được Nhà nước giao đất và miễn
thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất và miễn thu tiền thuê đất không được tính
giá trị đất đang sử dụng vào giá trị tài sản của mình và không được dùng đất
làm tài sản thế chấp.
4. Nhà nước hỗ
trợ chi phí xây dựng cơ bản để xây dựng nhà văn hoá thôn bản, tổ dân phố với mức
cụ thể:
a) Khu vực I: Hỗ
trợ 10.000.000 đồng/nhà/thôn, bản, tổ dân phố.
b) Khu vực II: Hỗ
trợ 15.000.000 đồng/nhà/thôn, bản.
c) Khu vực III:
Hỗ trợ 20.000.000 đồng/nhà/thôn, bản.
Tại thành phố
Lào Cai khuyến khích xây dựng nhà văn hoá theo khu dân cư, cụm dân cư (kinh phí
hỗ trợ thực hiện theo mức hỗ trợ xây dựng nhà văn hoá tổ dân phổ).
Điều
12. Đào tạo cán bộ
1. Các cơ sở
ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực văn hoá chủ động xây dựng kế hoạch, thực
hiện các hình thức đào tạo để nâng cao trình độ cho người lao động, đảm bảo đáp
ứng yêu cầu về nghiệp vụ chuyên môn.
2. Chi phí đào tạo
khi cử người lao động đi học tập ở trong và ngoài nước được tính vào chi phí hợp
lệ của cơ sở ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực văn hoá.
3. Nhà nước có
chế độ hỗ trợ trở lại kinh phí đào tạo, đào tạo lại cán bộ đối với các cơ sở
ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực văn hoá sau khi cơ sở ngoài công lập đã
thực hiện việc đào tạo, đào tạo lại cán bộ. Nội dung hỗ trợ bao gồm:
a) Chi thù lao
giảng viên; chi phí cho việc đi lại, ăn ở của giảng viên.
b) Chi tài liệu
học tập.
c) Chi tổ chức lớp
học gồm: Thuê hội trường, phòng học, thiết bị phục vụ học tập; biên soạn chương
trình, giáo trình giảng dạy; chi ra đề thi, coi thi, chấm thi; tiền điện, nước,
văn phòng phẩm.
4) Phương thức hỗ
trợ.
a) Căn cứ vào số
chi đào tạo cán bộ của cơ sở ngoài công lập thực tế phát sinh theo yêu cầu,
hàng quý, hàng năm cơ sở ngoài công lập tổng hợp báo cáo gửi cơ quan tài chính
cùng cấp đề nghị hỗ trợ kinh phí.
b) Cơ quan tài
chính căn cứ đề nghị của cơ sở ngoài công lập tổng hợp vào nhu cầu đào tạo
chung của tỉnh trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
5. Căn cứ kế hoạch
đào tạo cán bộ cho các cơ sở ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực văn hoá,
cơ quan tài chính bố trí ngân sách và giao dự toán để hỗ trợ chi phí đào tạo
cho cơ sở ngoài công lập. Dự toán ngân sách hỗ trợ hàng năm cho cơ sở ngoài
công lập hoạt động trong lĩnh vực văn hoá được thực hiện công khai và thông báo
đến các cơ sở ngoài công lập được hỗ trợ.
Điều
13. Trách nhiệm của các cơ sở ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực văn hoá
1. Các cơ sở
ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực văn hoá thực hiện nhiệm vụ của mình
trên cơ sở định hướng, quy hoạch phát triển văn hoá trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
2. Các cơ sở
ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực văn hoá phải tuân thủ điều lệ hoạt động,
bảo đảm các điều kiện về chuyên môn, nghiệp vụ, nhân lực, cơ sở vật chất theo
quy định của pháp luật.
3. Các cơ sở
ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực văn hoá phải đăng ký nội dung hoạt động
với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
4. Các cơ sở
ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực văn hoá phải công khai hoạt động của cơ
sở và công khai tình hình hoạt động tài chính.
5. Các cơ sở
ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực văn hoá không được lợi dụng hoạt động
chuyên môn để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.
Điều
14. Xây dựng đời sống văn hoá cơ sở
1. Nhà nước khuyến
khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân xây dựng thiết chế văn hoá thôn bản,
thành lập đội văn nghệ thôn bản.
2. Nhà nước hỗ
trợ chi phí thành lập đội văn nghệ thôn bản. Mức hỗ trợ căn cứ vào điều kiện cụ
thể trong quá trình thành lập đội văn nghệ.
Điều
15. Sưu tầm, bảo tồn văn hoá truyền thống đặc sắc các dân tộc tỉnh Lào Cai,
phát triển nghề thủ công truyền thống
1. Nhà nước khuyến
khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia sưu tầm, bảo tồn văn hoá truyền
thống đặc sắc, phát triển nghề thủ công truyền thống của các dân tộc tỉnh Lào
Cai.
2. Nhà nước hỗ
trợ kinh phí sưu tầm văn hoá truyền thống đặc sắc, phát triển nghề thủ công truyền
thống theo nội dung từng dự án cụ thể được phê duyệt.
Điều
16. Trùng tu, tôn tạo di tích, tổ chức lễ hội truyền thống
1. Nhà nước khuyến
khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia việc trùng tu, tôn tạo các di
tích.
2. Ủy ban nhân
dân các cấp có cơ chế để lại các khoản thu từ hoạt động di tích để trùng tu,
tôn tạo, chống xuống cấp di tích. Tỷ lệ trích đầu tư trở lại theo quy định của
pháp luật.
3. Khuyến khích
các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia tổ chức lễ hội, tài trợ cho việc tổ
chức lễ hội. Quyền lợi của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân được hưởng tuỳ
theo mức độ tham gia, tài trợ cho từng lễ hội cụ thể.
Chương III
THANH TRA, KIỂM TRA VÀ XỬ
LÝ VI PHẠM
Điều
17. Quản lý Nhà nước đối với cơ sở hoạt động trong lĩnh vực văn hoá.
1. Nhà nước quản
lý thống nhất về nội dung hoạt động, hình thức hoạt động, chất lượng dịch vụ đối
với các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực văn hoá.
2. Nghiêm cấm
các hành vi lợi dụng việc cung cấp dịch vụ văn hoá để tuyên truyền chống phá
Nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, gây mất trật tự an ninh, chính trị,
xã hội địa phương.
Điều
18. Thanh tra, kiểm tra
1. Nhà nước tổ
chức các hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực
văn hoá theo quy định của pháp luật.
2. Thanh tra văn
hoá tổ chức thanh tra việc thực hiện chính sách xã hội hoá trong lĩnh vực văn
hoá trên địa bàn tỉnh Lào
Cai theo quy định
của pháp luật. Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ
quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm về thực hiện chính sách
xã hội hoá trong lĩnh vực văn hoá trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Điều
19. Xử lý vi phạm
1. Các cơ sở hoạt
động trong lĩnh vực văn hoá tuỳ theo mức độ của hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt hành
chính, đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự
theo quy định của pháp luật.
2. Các cơ sở
công lập, khi chuyển sang hình thức tự chủ cung ứng dịch vụ được Nhà nước có
thuê tài sản nếu sử dụng tài sản sai mục đích sẽ bị Nhà nước thu hồi tài sản mà
không được bồi thường.
Điều
20. Khen thưởng
1. Các cơ sở hoạt
động trong lĩnh vực văn hoá, tập thể và người lao động trong các cơ sở có thành
tích xuất sắc được Nhà nước khen thưởng theo quy định của pháp luật.
2. Các tổ chức,
doanh nghiệp, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc sưu tầm, bảo tồn văn
hoá truyền thống đặc sắc, phát triển nghề thủ công truyền thống, tham gia trùng
tu di tích, tổ chức lễ hội được Nhà nước khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều
21. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành
1. Sở Văn hoá
Thông tin Lào Cai.
a) Xây dựng đề
án chuyển các đơn vị công lập sang cung ứng dịch vụ trình Ủy ban nhân dân tỉnh
phê duyệt.
b) Xây dựng quy
hoạch phát triển văn hoá thông tin trên địa bàn tỉnh Lào Cai làm căn cứ cho các
cơ sở ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực văn hoá hoạt động theo định hướng
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
c) Thẩm định hồ
sơ, cấp giấy phép hoạt động cho các cơ sở ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực
văn hoá.
d) Phối hợp với
các ngành chức năng tổ chức thanh tra, kiểm tra hoạt động của các cơ sở ngoài
công lập hoạt động trong lĩnh vực văn hoá.
2. Sở Kế hoạch
và Đầu tư
a) Chủ trì lập
quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trình cấp có thẩm quyền phê duyệt
làm căn cứ cho các ngành, các đơn vị triển khai nhiệm vụ chuyên môn.
b) Thẩm định hồ
sơ và cấp phép đầu tư cho các cơ sở ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực văn
hoá.
3. Sở Tài chính
a) Hướng dẫn các
cơ sở ngoài công lập trong việc lập dự toán kinh phí được Nhà nước hỗ trợ.
b) Xét duyệt và
cấp kinh phí được hỗ trợ cho các cơ sở ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực
văn hoá.
4. Sở Tài nguyên
và Môi trường
Hướng dẫn và
giám sát việc sử dụng quỹ đất của các cơ sở ngoài công lập hoạt động trong lĩnh
vực văn hoá.
5. Cục Thuế tỉnh
Hướng dẫn các cơ
sở ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực văn hoá về việc thực hiện ưu đãi thuế
theo quy định của pháp luật.
Điều
22. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
Thực hiện chức
năng quản lý Nhà nước đối với các cơ sở ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực
văn hoá trên địa bàn.
Điều
23. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các sở, ban, ngành, UBND các
huyện, thành phố báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để kịp thời giải quyết.