ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 5674/QĐ.UBND.VX
|
Nghệ An, ngày 02 tháng 12 năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH TỔ CHỨC NUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC TRẺ VÀO CÁC NGÀY NGHỈ,
NGÀY HÈ TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND,
ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14/6/2005;
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Giáo dục ngày 25/11/2009;
Căn cứ Nghị định số
115/2010/NĐ-CP , ngày 24/12/2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà
nước về giáo dục;
Xét đề nghị của Sở Giáo dục và Đào
tạo tại Tờ trình số: 2324/TTr-SGDĐT, ngày 19 tháng 11 năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc
trẻ vào các ngày nghỉ, ngày hè
tại các trường mầm non công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An (có kế hoạch kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc
các Sở Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tư pháp, Nội vụ; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 2
- Bộ Giáo dục và Đào tạo (để b/c);
- Chủ tịch UBND tỉnh (để b/c);
- PCT VX UBND tỉnh;
- CVP, PVP VX UBND tỉnh;
- Đài PTTH tỉnh, Báo Nghệ An
- CV: VX, TH;
- Lưu VT.UB
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đinh Thị Lệ Thanh
|
KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC NUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC TRẺ VÀO CÁC NGÀY NGHỈ, NGÀY HÈ TẠI CÁC TRƯỜNG
MẦM NON CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
(Kèm theo Quyết định số
5674/QĐ.UBND.VX, ngày 02/12/2015 của UBND tỉnh Nghệ An)
I. Mục đích: Tổ chức nuôi dưỡng, chăm
sóc vào ngày nghỉ, ngày hè cho các
cháu tại các trường mầm non công lập nhằm đáp ứng nhu cầu của các bậc phụ huynh
đồng thời góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.
II. Yêu cầu và
đối tượng áp dụng.
1. Yêu cầu:
- Củng cố và nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại các trường vào các
ngày nghỉ, ngày hè.
- Đảm bảo các điều kiện cơ bản, tối
thiểu về cơ sở vật chất, đội ngũ nhà giáo
để tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng có chất
lượng; Thực hiện nghiêm túc công tác quản lý của nhà nước về mục tiêu, chương
trình nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ cũng như các điều kiện nuôi dưỡng trẻ.
- Các trường mầm non chỉ tổ chức chăm
sóc trẻ vào ngày nghỉ, ngày hè khi giáo viên có nhu cầu dạy và phụ huynh có
nguyện vọng và có đăng ký với nhà trường.
- Phụ huynh có nhu cầu gửi con vào
ngày nghỉ, ngày hè phải có đơn xin
học, nhà trường tùy theo điều kiện cụ thể về đội ngũ giáo viên, nhân viên, cơ sở
vật chất của đơn vị để xem xét việc tổ chức hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng hợp
lý.
- Cán bộ, giáo viên, nhân viên có nhu
cầu làm việc vào ngày nghỉ phải có
đơn đăng ký và được làm việc sau khi có thông báo của nhà trường (nhà trường phải đảm bảo
chế độ nghỉ theo quy
định đối với cán bộ quản
lý, giáo viên, nhân viên).
- Ban Giám hiệu phải xây dựng kế hoạch
và triển khai thực hiện khi được Phòng Giáo dục và Đào tạo đồng ý bằng văn bản.
2. Đối tượng áp dụng: Tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ vào ngày nghỉ, ngày hè tại các trường mầm non công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
III. Nội dung Kế hoạch.
1. Tổ chức các hoạt động.
- Ban Giám hiệu các trường cần phân
công cán bộ quản lý trực, bố trí giáo viên theo quy định của Điều lệ Trường mần
non, đảm bảo chất lượng và tuyệt đối an toàn cho trẻ.
- Xây dựng kế hoạch ôn tập và tổ chức
các hoạt động phù hợp với độ tuổi, không dạy trước chương trình dưới bất kỳ
hình thức nào. Kế hoạch ôn tập và tổ chức các hoạt động phải bám sát Chương
trình Giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chỉ đạo của Sở Giáo dục và
Đào tạo. Trên cơ sở đó, giao quyền tự chủ cho các nhà trường và giáo viên nhằm
phát huy sáng tạo, linh hoạt trong điều kiện cụ thể của địa phương;
- Đối
với những đơn vị có đủ điều
kiện về cơ sở vật chất nên tăng cường các hoạt động ngoại khóa (học võ, múa, vẽ, kể chuyện, làm quen
ngoại ngữ, kỹ năng sống...) phù hợp với từng độ tuổi của trẻ.
- Đối với trẻ 5 tuổi, để giúp trẻ chuẩn
bị tốt về tâm lý sẵn sàng vào học tốt chương trình tiểu học: Cần chuẩn bị cho trẻ về các mặt: Thể chất; trí
tuệ; tình cảm xã hội; ngôn ngữ, giao tiếp, kỹ năng sống và một số kỹ năng cần thiết cho hoạt động học tập (cách cầm bút, cầm sách, cách mở sách, tư thế ngồi học đúng...) giúp trẻ thích ứng tốt với việc học tập ở bậc giáo dục tiểu học.
Đối với giáo dục vùng miền núi, dân tộc:
Chú ý tăng cường thêm tiếng Việt nhằm phát triển năng lực giao tiếp
bằng tiếng Việt để giúp học sinh chuẩn bị tâm thế vào lớp 1.
2. Điều kiện đảm bảo an toàn: Thực hiện các quy định về bảo đảm trường học an toàn; Trong các ngày nghỉ và ngày hè, nhiều đơn vị có kế hoạch xây dựng, cải tạo, sửa chữa trường,
lớp do đó phải có giải pháp đảm bảo tuyệt đối an toàn và không ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ.
3. Chăm sóc nuôi dưỡng trẻ: Đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý chất lượng và dinh dưỡng bữa ăn cho trẻ theo
quy định, làm tốt công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, đặc biệt với mùa hè là thời điểm có những
diễn biến thời tiết khắc nghiệt,
phát sinh nhiều dịch bệnh, như bệnh tiêu chảy, tay - chân - miệng ...
Thường xuyên bố trí nhân viên y tế của trường theo dõi sức khỏe, phối hợp với giáo viên chăm sóc sức khỏe của trẻ.
4. Thực hiện xã hội hóa đối với tổ
chức nuôi dưỡng,
chăm sóc trẻ vào các ngày nghỉ và ngày hè.
Kinh phí đóng góp của cha mẹ học sinh
được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện tham gia và thỏa thuận mức đóng góp để chi trả cho giáo viên dạy thêm giờ, hợp đồng nhân viên và các chi phí đảm bảo
khác. Phụ huynh tự thỏa thuận đóng góp để nhà trường thực hiện một số nhiệm vụ
thay cha mẹ học sinh trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ như: Tiền ăn, tiền
học phí, tiền nước uống, tiền điện.
Thực hiện quản lý thu, chi học phí
vào ngày nghỉ theo đúng nguyên tắc
tài chính, đảm bảo công khai, công bằng.
5. Xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên, nhân viên.
Các trường mầm non công lập cần lập kế
hoạch sử dụng, vận dụng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên hiện có
phù hợp; có nhu cầu, tự nguyện làm thêm vào ngày nghỉ trên cơ sở mức thu nhập hợp lý theo thỏa thuận giữa Ban giám hiệu Nhà
trường, phụ huynh học sinh và giáo viên, nhân viên để tổ chức nuôi dưỡng, chăm
sóc trẻ đúng quy định.
Bố trí đội ngũ theo Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày
16/3/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định về danh mục khung vị
trí việc làm và định mức số lượng người
làm việc trong các trường mầm non công lập.
IV. Kinh phí thực
hiện kế hoạch: Kinh phí thực hiện kế hoạch tổ chức
nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ vào các ngày nghỉ được sử dụng từ nguồn kinh phí xã
hội hóa theo nguyên tắc tự nguyện, tự thỏa thuận giữa nhà trường và phụ huynh học sinh, mức thu thỏa thuận tối
đa thực hiện theo quy định của UBND tỉnh.
V. Tổ chức thực hiện.
1. Sở Giáo dục và Đào tạo:
- Chịu trách nhiệm triển khai kế hoạch
hiệu quả; chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh
trong công tác phối hợp với các sở, ngành liên quan và các địa phương, cụ thể
hóa nội dung kế hoạch để chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện; thực hiện công
tác tuyên truyền để tạo sự đồng
thuận trong nhân dân và toàn xã hội; kiểm tra, đánh giá, tổng hợp kết quả triển
khai thực hiện Kế hoạch trong toàn tỉnh trong từng năm, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo và UBND tỉnh.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các Phòng giáo dục
và Đào tạo các huyện, thành phố, thị xã triển khai việc thực hiện kế hoạch nghiêm túc, có kế hoạch kiểm tra, giám
sát việc tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ vào các ngày nghỉ của các đơn vị nhằm
đảm bảo chất lượng, hiệu quả và các quy định hiện hành.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổng
hợp các kế hoạch triển khai hoạt động và đầu tư thực hiện kế hoạch theo hàng
năm và từng giai đoạn để đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
3. Sở Tài chính:
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn việc quản lý thu, chi các nguồn thu này tại các trường mầm non công
lập theo đúng quy định của luật Ngân sách
nhà nước và các văn bản pháp luật hiện hành.
4. Sở Nội vụ:
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo
và các Sở ngành liên quan kiểm tra việc thực hiện các quy định hiện hành về cấp
học mầm non trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
5. UBND
các huyện, thành phố, thị xã:
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo
chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo triển khai việc thực hiện kế hoạch hiệu quả,
thường xuyên kiểm tra, giám sát việc tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ vào các
ngày nghỉ của các trường nhằm đảm
bảo chất lượng, hiệu quả và đúng quy định hiện hành;
Tổ chức chỉ
đạo việc kiểm tra thực hiện kế hoạch tuyển sinh của các trường trên địa bàn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm
quy chế về tuyển sinh và việc tổ chức dạy trước chương trình lớp 1 ở các trường mầm non; Kiểm tra việc bàn giao trẻ
5 tuổi lên lớp 1 của các đơn vị;
- Chỉ
đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan chức năng ở địa phương chịu
trách nhiệm phê duyệt kế hoạch và hình thức thỏa thuận của các trường vào đầu năm học; tăng cường công tác kiểm tra,
giám sát quá trình và kết quả thực hiện; định kỳ tổng
hợp báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã.
- Yêu cầu Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường mầm non trên địa bàn: Xây dựng
kế hoạch tổ chức hoạt động hè, phân công lãnh đạo trực bảo đảm thực hiện nghiêm
túc các quy định của trường mầm
non; Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất khi có vụ việc xảy ra với
các cơ quan quản lý cấp trên; Đảm bảo nguyên tắc tự nguyện tham gia của giáo
viên và thỏa thuận mức đóng góp của cha mẹ học sinh;
Đảm bảo sự giám sát các hoạt động
thu, chi với nguyên tắc “thu đủ bù chi”, thực hiện nghiêm túc công tác công
khai tài chính theo quy định của Thông tư
số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục
của hệ thống giáo dục quốc dân.
Trong quá trình thực hiện kế hoạch
này, nếu có vấn đề phát sinh, vướng mắc các đơn vị liên quan phản ánh về Sở
Giáo dục và Đào tạo để kịp thời tổng hợp,
báo cáo UBND tỉnh xem xét giải quyết./.